Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

KẾ HOACH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ KHO XĂNG DẦU, KHÍ GAS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 40 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ CÔNG THƯƠNG

KẾ HOACH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ
KHO XĂNG DẦU, KHÍ GAS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận, Tháng 09 năm 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ CÔNG THƯƠNG

KẾ HOACH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ
KHO XĂNG DẦU, KHÍ GAS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận, tháng 8 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….... 1
1. Khái quát về các sản phẩm lọc hóa dầu tồn chứa trên địa bàn tỉnh ………

1

2. Tổng quan về hoạt động tồn chứa, kinh doanh xăng dầu, khí gas trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận………………………………………………………….
1
3. Sự cần thiết phải lập Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí
gas ……………………………………………………………………………


4
CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ KINH DOANH, TỒN CHỨA XĂNG DẦU,
KHÍ GAS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN …………………………..

5

1. Quy mô tồn chứa xăng dầu, khí gas của các cơ sở kinh doanh …………..

5

2. Các quy trình vận hành ...........................................................................

5

3. Đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại sản phẩm ..............................

7

4. Mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi
loại xăng dầu, khí gas ….……………………………………………………… 11
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CỐ CHÁY NỔ VÀ CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ
CHÁY NỔ …………………………………………………………………….. 12
1. Các nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ ……………………………………..

12

2. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố cháy nổ ……. 13
3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố ............................................. 14
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ ………………… 15

1. Các Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ ……………………………………... 15
2. Cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý tham gia Lực
lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh ………………………………………...

17

3. Dự báo một số tình huống sự cố ...............................................................

21

4. Các phương án ứng phó sự cố theo từng cấp độ sự cố cháy nổ kho xăng
dầu, khí gas ....................................................................................................... 24
5. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các kho xăng dầu, khí gas ................................. 25
6. Nhân lực và trang thiết bị ứng phó sự cố cháy nổ thuộc Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH-Công an tỉnh …………………………………………………. 26
7. Số điện thoại liên hệ khi xảy ra sự cố ………………………………………

28

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………...

29

1. Kết luận ……………………………………………………………………..

29

2. Kiến nghị …………………………………………………………………… 29
Các Phụ lục ……………………………………………………………………. 31



Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

MỞ ĐẦU
1. Khái quát về các sản phẩm lọc hóa dầu tồn chứa trên địa bàn tỉnh:
Dầu mỏ khi khai thác lên là một hỗn hợp của nhiều chất (những chất này là
hydrocacbon). Dầu khi lấy lên khỏi mỏ có mầu đen giống như dầu mazut, có khi lỏng,
có khi sền sệt, có loại lại đông đặc. Khi đưa về nhà máy lọc dầu trước hết phải làm
sạch hết nước, tách loại muối và các tạp chất lẫn trong dầu rồi mới bắt đầu công đoạn
lọc dầu hoặc còn gọi là chế biến dầu thô. Lọc dầu thường bắt đầu bằng công đoạn
chưng cất dầu thô, thực chất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất để phân
tách chúng.
Sau khi chưng cất dầu thô hoặc crackinh dầu mỏ thành các phân đoạn sản
phẩm, các phân đoạn này phải trải qua các công đoạn chế biến tiếp theo, rồi pha trộn…
thành các thành phẩm lọc dầu như sau: khí nhiên liệu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG),
xăng, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, dầu diesel (DO), dầu đốt lò FO, dầu nhờn, parafin,
nhựa đường.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có các sản phẩm từ công nghệ lọc hóa dầu được
kinh doanh và tồn trữ là: khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), xăng (RON92, RON95), dầu
hỏa, dầu diesel (DO) và dầu nhờn (dầu động cơ, dầu phanh, dầu truyền động, dầu thủy
lực). Các sản phẩm khác không được kinh doanh hoặc không có kho tồn trữ mà chỉ
được sử dụng với lượng nhỏ tại các doanh nghiệp.
Do vậy, các sản phẩm thuộc phạm vi của Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho
xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh là: khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), xăng, dầu hỏa, dầu
diesel DO và dầu nhờn.
2. Tổng quan về hoạt động tồn chứa, kinh doanh xăng dầu, khí gas trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận:
Trên địa bàn tỉnh ta tồn tại các kho chứa các sản phẩm: xăng, dầu diesel, dầu
hỏa, dầu nhờn và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) với mục đích kinh doanh và được phân
chia làm 03 loại hình kinh doanh như sau:

- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu: bán các loại sản phẩm: xăng, dầu diesel, dầu
hỏa, dầu nhờn và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
- Trạm chiết nạp LPG vào chai: chiết nạp LPG vào chai để cung cấp cho các
nhà phân phối, các đại lý bán lẻ LPG.
- Cửa hàng kinh doanh LPG: các nhà phân phối, các đại lý bán lẻ LPG, các cơ
sở bán lẻ LPG.
2.1. Tổng quan về hoạt động tồn chứa, kinh doanh xăng dầu:
* Về địa điểm xây dựng và phân bố cửa hàng xăng dầu: Trên địa bàn tỉnh có
114 cửa hàng xăng dầu được phân chia như sau:
- Theo tuyến quốc lộ: Tổng chiếu dài tuyến quốc lộ 1A chạy qua tỉnh là 64,5km,
hiện có 34 cửa hàng xăng dầu, chiếm 30,36%; tổng chiều dài tuyến quốc lộ 27A chạy
tỉnh là 66km, hiện có 17 cửa hàng xăng dầu, chiếm 15,18%; tổng chiều dài tuyến quốc
1


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

lộ 27B chạy tỉnh là 44km, hiện có 03 cửa hàng xăng dầu, chiếm 2,69% tổng số cửa
hàng trên địa bàn tỉnh.
- Theo tuyến tỉnh lộ: Tổng chiều dài 11 tuyến tỉnh lộ (701-710 và tuyến đường
Kiền Kiền-Mỹ Tân) với tổng chiều dài là 322,54 km, hiện có 16 cửa hàng xăng dầu,
chiếm 12,5% tổng số cửa hàng trên địa bàn tỉnh (tỉnh lộ 701 và đường ven biển có 02
cửa hàng, tỉnh lộ 702 có 05 cửa hàng, tỉnh lộ 703 có 02 cửa hàng, tỉnh lộ 704 có 01 cửa
hàng, tỉnh lộ 708 có 05 cửa hàng, đường Kiền Kiền-Mỹ Tân 01 cửa hàng.
- Theo tuyến đường liên thôn, liên xã thuộc địa bàn các huyện: có 04 cửa hàng
xăng dầu, chiếm 3,57% tổng số cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
- Theo khu dân cư: có 25 cửa hàng xăng dầu, chiếm 22,3% tổng số cửa hàng
trên địa bàn tỉnh.
- Theo khu vực cảng, bến cá: có 14 cửa hàng xăng dầu, chiếm 12,5% tổng số
cửa hàng trên địa bàn tỉnh.

- Theo khu khai thác khoáng sản: có 01 cửa hàng xăng dầu, chiếm 0,9% tổng số
cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1. Số lượng trụ bơm, dung tích bể chứa của cửa hàng xăng dầu trên địa
bản các huyện, thành phố.
Số lượng cột bơm
Tổng
số

Cột 1
vòi

Cột 2
vòi

Dung tích
bể chứa
(m3)

26

101

84

17

1.305

Huyện Ninh Hải


18

62

58

04

734

3

Huyện Thuận Bắc

11

51

50

01

617

4

Huyện Ninh Phước

15


60

56

04

682

5

Huyện Thuận Nam

28

109

97

12

1.174

6

Huyện Ninh Sơn

14

56


53

03

621

7

Huyện Bác Ái

02

08

08

00

125

114

447

406

41

5.258


STT

Địa bàn kinh doanh

Số lượng
cửa hàng

1

TP. Phan Rang-Tháp Chàm

2

Cộng toàn tỉnh

* Về nguồn cung ứng xăng dầu:
Ninh Thuận không có doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến
xăng dầu, do vậy nguồn xăng dầu cung ứng cho nhu cầu của tỉnh do các doanh nghiệp
xăng dầu đầu mối ngoài tỉnh (Tổng công ty xăng dầu Việt Nam_Petrolimex, Công ty
TNHH một thành viên dầu khí TPHCM_SaigonPetro, Công ty Thương mại Kỹ thuật
và Đầu tư Petec, Tổng công ty dầu Việt Nam-PVOIL, Tổng công ty xăng dầu quân đội,
Công ty CP Dương Đông – Sài Gòn) cung ứng thông qua các doanh nghiệp đơn vị
thành viên và doanh nghiệp tổng đại lý của tỉnh. Việc cung ứng, giao nhận giữa các
2


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

cửa hàng bán lẻ với doanh nghiệp cung ứng được thực hiện thông qua hợp đồng đại lý,
đơn đặt hàng và lịch trình vận chuyển đảm bảo cho việc cung được thường xuyên, ổn

định
- Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên
thuộc hệ thống cung ứng xăng dầu của Tông công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
nên lượng hàng cung ứng cho thị trường Ninh Thuận luôn ổn định, đảm bảo chất
lượng. Hiện chi nhánh đang là nguồn cung ứng chủ yếu xăng dầu cho thị trường Ninh
Thuận chiếm 60%, có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của tỉnh
trong những thời điểm có sự biến động.
- Ngoài chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận, còn có các doanh nghiệp là thương
nhân phân phối Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận và các doanh
nghiệp tổng đại lý (Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bình Thuận tại
Ninh Thuận, Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 3 tại Khánh Hòa, Công ty TNHH
MTV Dương Đông – Miền Trung).
(Danh mục các Cửa hàng kinh doanh xăng dầu và quy mô sức chứa được lập
tại Phụ lục Ia và Phụ lục Ib kèm theo Kế hoạch này).
2.2. Tổng quan về hoạt động tồn chứa, kinh doanh LPG:
* Về chiết nạp LPG:
Trên địa bàn tỉnh có 02 Trạm chiết nạp LPG vào chai là:
- Trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) Thuận Bắc, tại địa chỉ: Quốc lộ
1A, thôn Ấn Đạt, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận của Công ty TNHH
một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh có quy mô sức chứa 40 tấn.
- Nhà máy chiết nạp gas TP, tại địa chỉ: Số 94, đường Hải Thượng Lãn Ông,
phường Tấn Tài, TP.PR-TC, tỉnh Ninh Thuận của Công ty TNHH TP. Nhà máy này
đang thực hiện dự án đầu tư di dời về Quốc lộ 1A, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh Thuận có quy mô sức chứa 36 tấn. Sau khi thực hiện xong việc di
dời, trạm chiết nạp này được gọi là Nhà máy chiết nạp Gas Ninh Phước.
(Danh mục các Trạm chiết nạp LPG vào chai được lập tại Phụ lục II kèm theo
Kế hoạch này).
* Về địa điểm xây dựng và phân bố cửa hàng kinh doanh LPG: Trên địa
bàn tỉnh có 117 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng chai với quy mô sức chứa
khoảng 51,8 tấn và được phân chia như sau:

- Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Trên địa bàn thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm có 43 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng chai với quy mô sức chứa
khoảng 31 tấn.
- Huyện Ninh Hải: Tổng số cửa hàng bán LPG chai trên địa bàn huyện Ninh
Hải là 18 cửa hàng được tập trung chủ yếu tại thị trấn Khánh Hải, các xã: Xuân Hải,
Tân Hải, Thanh Hải và Nhơn Hải với quy mô sức chứa khoảng 4,48 tấn.
- Huyện Ninh Sơn: Tổng số cửa hàng bán LPG chai trên địa bàn huyện Ninh
Sơn là 24 cửa hàng được tập trung chủ yếu tại thị trấn Tân Sơn, các xã: Lâm Sơn,
Nhơn Sơn và Quảng Sơn với quy mô sức chứa khoảng 8,4 tấn.
- Huyện Thuận Bắc: Tổng số cửa hàng bán LPG chai trên địa bàn huyện Thuận
Bắc là 06 cửa hàng với quy mô sức chứa khoảng 1,44 tấn.
3


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

- Huyện Thuận Nam: Tổng số cửa hàng bán LPG chai trên địa bàn huyện Thuận
Nam là 09 cửa hàng với quy mô sức chứa khoảng 2,3 tấn.
- Huyện Ninh Phước: Tổng số cửa hàng bán LPG chai trên địa bàn huyện Ninh
Phước là 16 cửa hàng được tập trung chủ yếu tại thị trấn Phước Dân với quy mô sức
chứa khoảng 4 tấn.
- Huyện Bác Ái: Bác Ái là địa bàn miền núi khó khăn với dân số tập trung chủ
yếu là người dân tộc Raglay nên việc sử dụng LPG chai trên địa bàn rất thấp với 01
cửa hàng bán LPG chai với sức chứa là 180kg.
(Danh mục các Cửa hàng kinh doanh LPG được lập tại Phụ lục III kèm theo
Kế hoạch này).
3. Sự cần thiết phải lập Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí
gas:
Xăng, dầu diesel, dầu hỏa và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là những sản phẩm dễ
cháy nổ khi tiếp xúc với ngọn lửa trần ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Dầu nhờn là

hóa chất không thuộc phân loại dễ cháy nổ nhưng sẽ cháy, không thuộc phân loại nguy
hiểm trong khi cung cấp và vận chuyển.
Hơi xăng dầu (gồm xăng, dầu hỏa, dầu diesel) khuyếch tán trong không khí ở
một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ. Hơi xăng dầu bắt cháy ở
nhiệt độ thấp. Điểm chớp cháy của xăng là -430C, điểm chớp cháy của dầu diesel là
550C, điểm chớp cháy của dầu hỏa là 380C. Do vậy ở bất kỳ điều kiện khí hậu nào ở
nước ta, xăng dầu đều bay hơi và có khả năng tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.
Khả năng cháy lan rất lớn với vận tốc lan truyền cực nhanh, vận tốc cháy lan của xăng
dầu là 20 – 30 m/phút, vận tốc cháy hoàn toàn rất lớn có thể đạt từ 2 – 2,7 kg/m 2 phút,
nhiệt lượng tỏa ra rất lớn. Do xăng dầu có ngậm nước trong quá trình chế biến nên khi
cháy xảy ra sẽ bị sôi trào và bắn tung làm cho diễn biến của đám cháy càng phức tạp.
Nhiệt độ ngọn lửa của xăng dầu là 1.100 – 1.200 0 C, xăng dầu khi cháy tỏa ra một
nhiệt lượng lớn từ 7.500 – 11.000 Kcal/kg do vậy lượng nhiệt này sẽ nung nóng vật
liệu xung quanh dẫn đến cháy lớn. Khi cháy tỏa ra nhiều khói đen đậm đặc và khí độc
gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động trực tiếp làm việc tại chỗ, môi
trường và cộng đồng xung quanh.
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ở nhiệt độ lớn hơn 00C trong môi trường không khí
bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể
hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi. Vận tốc
bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn
hợp cháy nổ. Tỉ trọng LPG nhẹ hơn so với nước là: Butane từ 0,55 – 0,58 lần, Propane
từ 0,5 – 0,53 lần; Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất
khí quyển, gas nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó
hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi
trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp… Nhiệt độ của LPG khi cháy rất cao từ
19000C ÷19500C, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất.
Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas là thật sự
cần thiết, không bị động, tránh những nguy cơ đáng tiếc, giảm thiệt hại đến mức thấp
nhất khi xảy ra sự cố cháy nổ.
4



Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG I
THÔNG TIN VỀ KINH DOANH, TỒN CHỨA XĂNG DẦU, KHÍ GAS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
1. Quy mô tồn chứa xăng dầu, khí gas của các cơ sở kinh doanh:
Trên địa bàn tỉnh không có nhà máy hoạt động sản xuất, pha chế các sản phẩm
xăng dầu, khí gas. Trên địa bàn tỉnh chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh mua bán xăng
dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai.
2. Các quy trình vận hành:
- Quy trình xuất, nhập xăng dầu: Xăng dầu được phương tiện chuyên dụng (xe
bồn) vận chuyển cung cấp đến Cửa hàng theo đúng số lượng quy định. Để giảm thiểu
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, Cửa hàng tổ chức nhập hàng vào thời điểm
vắng người, hệ thống van thở cao đúng theo quy định, để đảm bảo khuyếch tán nhanh
vào không khí. Theo quy trình thì xăng dầu sẽ được nhập từ xe bồn chuyên dụng vào
các bồn chứa chôn ngầm dưới mặt đất (hoặc bồn nổi) thông qua hệ thống ống kết nối
với họng nhập kín của bể chứa, có hệ thống ống điều tiết hơi (các bồn này được làm
bằng thép chuyên dụng, đảm bảo xăng dầu không rò rỉ và tuân thủ các điều kiện
nghiêm ngặt về PCCC). Các bồn chứa xăng dầu kết nối với cột bơm nhiên liệu bằng hệ
thống đường ống công nghệ bằng thép chuyên dụng, mỗi khi xuất bán xăng dầu sẽ
được bơm hút từ bồn chứa qua các cột bơm cung cấp xăng dầu vào bình chứa nhiên
5


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

liệu của phương tiện giao thông.
- Quy trình nhập LPG từ xe bồn vào bồn chứa: LPG được vận chuyển bằng xe

bồn chuyên dùng từ các xưởng LPG ngoài tỉnh về trạm nạp LPG trên địa bàn tỉnh,
trạm chiết nạp tiếp nhận xe và kiểm tra các chứng từ liên quan → đưa xe vào vị trí
dừng dỗ để nạp LPG → kiểm tra đường nạp lỏng, đường hồi lưu, các van lắp trên toàn
bộ hệ thống, kiểm tra đầu nối của bồn chứa, kiểm tra đồng hồ đo mực lỏng G và ống
thủy đo mực mực chất lỏng F của bồn chứa → thực hiện kẹp tiếp đất cho xe bồn → lắp
ống nối mềm của xe bồn vào khớp nối trên đường nạp lỏng và đường hồi lưu, tiến
hành kiểm tra các mối nối trên đường nạp phải kín → mở van đường hồi lưu của bồn
chứa và của xe bồn để cân bằng áp suất, chú ý khi mở van phải mở từ từ tránh mở
nhanh làm van vượt lưu lượng bị tác động (sẽ đóng lại) → mở van đường lỏng (để nạp
lỏng), trong lúc nạp phải theo dõi đồng hồ lưu lượng và đồng hồ mực chất lỏng G, ống
đo mực chất lỏng → khi đầy bồn thì ngưng bơm và lần lượt đóng các van bồn chứa,
đóng van xe bồn, tiến hành xả gió ở ống mềm của xe bồn trên cả hai đường lỏng và
đường hồi lưu đến khi không còn gas mới tiến hành tháo ống mềm đường lỏng và
đường hồi lưu.
- Quy trình chiết nạp LPG vào chai: Mở từ từ van chặn đường lỏng ra ở bồn
chứa (tránh mở đột ngột làm van duy trì mực trào bị tác động sẽ đóng lại) → mở van
đóng ngắt khẩn cấp, mở van chặn kiểm tra bộ lọc gas → mở từ từ van chặn đường ống
phụ và các van chặn trên đường ống phụ. Sau khi mở các van của bồn chứa, tiếp theo
là tiến hành vận hành bàn cân: Mở nguồn điện, van gas vào bàn cân, gắn súng nạp vào
miệng van. Nhập trọng lượng tổng chai gas (trọng lượng chai rỗng + trọng lượng gas)
→ đưa chai vào bàn cân, mở van chai gas → nhấn nút START để nạp gas, khi đủ
lượng gas, van tự động đóng lại → khóa van chai gas và gở súng nạp ra khỏi van →
đưa chai gas ra khỏi bàn cân. Sau đó lại tiếp tục đưa chai gas rỗng khác vào bàn cân để
nạp gas. Sau khi chiết nạp xong, đưa chai gas ra khỏi bàn cân, nhập trọng lượng tổng
chai gas về ”0” hoặc tắt nguồn điện đối với cân điện tử → khóa toàn bộ van đường ống
dẫn gas cũng như khí nén vào cân. Đóng các van của hệ thống bồn chứa (theo thứ tự
van nào mở trước thì đóng trước).

6



Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

3. Đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại sản phẩm:
Bảng 2. Kê khai tên hóa chất, khối lượng, mục đích, đặc tính hóa lý
ST Tên sản
T
phẩm

1

2

Đặc tính lý, hóa

Độc tính

- Xăng dễ bay hơi, dễ cháy nổ khi tiếp
xúc với ngọn lửa trần ở điều kiện nhiệt
độ bình thường. Xăng là chất cực kỳ dễ
cháy, nếu gặp nguồn lửa có thể gây có
Xăng là một hỗn hợp phức tạp
thể gây cháy ngược đến nguồn phát tán.
của các hydrocarbon khác
- Xăng các loại có thể gây kích thích hệ
nhau, hầu hết là bão hòa và
thần kinh hoặc bỏng da trong trường
chứa từ 4 đến 12 nguyên tử
hợp tiếp xúc trực tiếp lâu dài và thường
carbon trong một phân tử.

xuyên.
Xăng sử dụng trong xe cộ có
- Đường mắt: Có thể gây kích thích và
nhiệt độ sôi chủ yếu ở dải
các tổn thương cho mắt.
nhiệt giữa 30 đến 2000C, hỗn
- Đường thở: Hơi xăng gây kích thích
hợp được điều chỉnh để phù
đường hô hấp. Hít thở hơi xăng với
hợp với điều kiện sử dụng
nồng độ cao sẽ gây nên tức ngực, buồn
theo độ cao và theo mùa.
nôn, khó thở, loạn nhịp tim, đau đầu.
Trạng thái vật lý: Lỏng, màu
Tránh hít thở trực tiếp với hơi xăng.
sắc: trong, màu vàng hoặc
- Đường da: Tiếp xúc liên tục và thường
xanh tùy theo từng loại xăng,
Xăng
xuyên sẽ gây kích thích và viêm da
có mùi gắt, Áp suất hơi bão
- Đường tiêu hóa: gây buồn nôn, tức
hòa ở nhiệt độ 37,80C: 43ngực, đau đầu, khó thở, có cảm giác
75kPa, Tỷ trọng hơi (không
say, lú lẫn, hoa mắt, sung huyết phổi,
khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất
mất cảm giác.
tiêu chuẩn: 3 – 4, không tan
- Cấp tính: tiếp xúc với n-pentan với
trong nước, Khối lượng riêng:

nồng độ dưới 5.000ppm trong vòng 10
700 – 760 kg/m3, Nhiệt độ sôi
phút sẽ không có dấu hiệu ngộ độc
(0C): 30 – 2100C, Điểm chớp
nhưng với nồng độ trên 5.000ppm sẽ
cháy: <-430C, Nhiệt độ tự
gây kích thích mũi và cổ họng, đau đầu,
cháy: 246-2800C, Giới hạn nổ
choáng váng, mệt mỏi, khó thở. Nếu ở
dưới : 1,2%, Giới hạn nổ trên:
nồng độ rất cao sẽ gây buồn nôn, mất
7,6%, Tỷ lệ hoá hơi: 0,7kg/l.
thăng bằng, có cảm giác luôn ngửi thấy
mùi xăng và khó thở.
- Ngộ độc cấp tính qua đường miệng
đối với người: LDLO 50mg/kg
Dầu hỏa Dầu hỏa là hỗn hợp các
- Dầu hỏa rất dễ cháy nổ, cần để xa các
hydrocarbon có công thức cấu nguồn nhiệt, tia lửa và các nguồn có
tạo của chúng có từ 12 đến 15 khả năng kích ứng gây cháy nổ.
- Đường mắt: Có thể gây kích ứng với
nguyên tử carbon trong một
mắt và màng nhầy.
phân tử. Dầu hỏa được sử
- Đường thở: Hít sản phẩm ở nồng độ
dụng làm nhiên liệu cho
cao có thể gây nhức đầu, choáng váng,
chóng mặt, hôn mê.
các bếp dầu để nấu ăn ở các
- Đường da: Có thể gây kích ứng da.

nước chậm phát triển và làm
7


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

ST Tên sản
T
phẩm

2

Dầu
Diesel

Đặc tính lý, hóa
dung môi ở các xí nghiệp
công nghiệp. Dầu hỏa không
được làm tinh khiết tốt và còn
nhiều tạp chất. Trạng thái vật
lý: Lỏng; Điểm sôi: 1502870C; Màu sắc: sạch, trong,
xám nhạt; Mùi: mùi đặc trưng
của dầu hỏa; Áp suất hơi bão
hòa ở nhiệt độ 200C: 0,1kPa;
Tỷ trọng hơi (không khí = 1)
ở nhiệt độ, áp suất khí quyển:
4,5; không tan trong nước;
Khối lượng riêng: 780 – 830
kg/m3, Nhiệt độ sôi (0C): 150
– 2870C, Điểm chớp cháy:

380C, Nhiệt độ tự cháy:
2540C, Giới hạn nổ dưới :
0,7%, Giới hạn nổ trên: 5%.
Dầu Diesel là hỗn hợp các
hydrocarbon lỏng có công
thức cấu tạo của chúng có từ
10 đến 20 nguyên tử carbon
trong một phân tử.

Độc tính

Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài có thể
gây khô da, nứt nẻ da dẫn đến kích ứng
da hoặc viêm da.
- Đường tiêu hóa: Khi nuốt vào có thể
gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mất
ngủ. Khi nuốt một lượng nhỏ, chất lỏng
cũng có thể xâm nhập vào phổi gây
viêm phổi, phù phổi, xuất huyết phổi,
có thể gây tử vong.

- Đường mắt: Có thể gây kích thích và
các tổn thương cho mắt.
- Đường thở: Khi hít phải có thể gây ra
ảnh hưởng nhẹ. Nếu hít phải một lượng
lớn (quá mức) có thể gây khó thở, thở
khò khè, đau đầu, chóng mặt, khó tiêu,
buồn nôn. Da của nạn nhân tái xanh..
Hơi dầu diesel gây kích thích hệ hô
hấp.

- Đường da: Tiếp xúc thường xuyên và
liên tục có thể sẽ gây kích thích, dị ứng
da và hiện tượng gia tăng triệu chứng
bướu da dạng hạch.
- Đường tiêu hóa: gây độc nhẹ qua
đường tiêu hóa. Có thể tràn vào phổi
gây nôn mửa, viêm phổi.
- Ngộ độc mãn tính: Gây kích thích và
ức chế hệ thần kinh. - Ngộ độc đối với
thỏ: LD50: 9000mg/kg

Trạng thái vật lý: Lỏng; Điểm
sôi: 175-3700C; Màu sắc:
sạch, trong, vàng nhẹ; Mùi:
mùi đặc trưng của diesel;
Điểm bùng cháy (Flash
point): >520C; Áp suất hóa
hơi (mm Hg): < 1mmHg;
Nhiệt độ tự cháy: 2100C ;Tỷ
trọng hơi (Không khí = 1): 56; Giới hạn nồng độ cháy, nổ
trên (% hỗn hợp với không
khí): 7,5; Độ hòa tan trong
nước: không; Giới hạn nồng
độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp
với không khí): 0,6; Độ pH: - Nhiên liệu này chưa được nhận dạng

8


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận


ST Tên sản
T
phẩm

Đặc tính lý, hóa

Độc tính

không phù hợp; Tỷ lệ hoá hơi
như là một chất gây ung thư theo các
(kg/l): 0,70; Khối lượng riêng
tiêu chuẩn: NTP, IARC, OSHA.
(kg/m3) ở 15oC : 820 – 860.
Dầu nhờn không thuộc phân loại dễ
cháy nổ nhưng có thể cháy.
Trạng thái vật lý: chất lỏng.
Màu sắc: hổ phách. (Sáng).
Điểm chớp cháy: cốc kín:
210°C
(410°F)
[PenskyMartens.]
3

4

Dầu
nhờn

Khí dầu

mỏ hóa
lỏng
(LPG)

- Mắt: không có nguy cơ nghiêm trọng
nào đối với sức khỏe được nhận biết.
- Da: Phơi nhiễm thường xuyên và lâu
dài có thể làm da bị khử mỡ và dẫn đến
sưng rát hoặc viêm da

Độ nhớt: Động học: 173.7
mm2/s (173.7 đơn vị cSt) ở - Hít phải: không có nguy cơ nghiêm
40°C, Động học: 17.7 mm2/s trọng nào đối với sức khỏe được nhận
biết.
(17.7 đơn vị cSt) ở 100°C
Điểm ngừng chảy: -30°C Tỷ - Nuốt phải: không có nguy cơ nghiêm
trọng: 885 kg/m³ (0.885 trọng nào đối với sức khỏe được nhận
g/cm³) ở 15°C. Tính hòa tan: biết.
không tan trong nước.

- Hậu quả gây ung thư: chưa biết các
hậu quả nghiêm trọng hay các mối nguy
tai hại nào.

LPG được gọi là khí dầu mỏ
hóa lỏng vì các chất khí này
có thể được hóa lỏng ở nhiệt
độ bình thường bằng cách gia
tăng áp suất vừa phải, hoặc ở
áp suất bình thường bằng cách

sử dụng kỹ thuật làm lạnh để
làm giảm nhiệt độ. LPG là
hỗn hợp khí hydrocarbon với
thành phần chủ yếu là
Propane (C3H8) và Butan
(C4H10).

LPG cực kỳ dễ cháy, nổ, bỏng lạnh khi
tiếp xúc với LPG lỏng.

Trạng thái vật lý: LPG không
màu, không mùi nhưng vì lý
do an toàn nên LPG được pha
thêm chất tạo mùi để dễ phát

LPG được tồn trữ ở thể lỏng, có áp suất
hơi bảo hòa 900kPa ở nhiệt độ môi
trường. Thiết bị tồn chứa lớn phải có
van xả an toàn. Đường ống LPG lỏng
xuất từ bồn phải có van an toàn khống
chế lưu lượng. LPG lỏng dễ bay hơi,
khi rò rỉ ra môi trường sẽ bốc hơi dữ
dội và chuyển thành LPG hơi. Thể tích
LPG hơi gấp 250 lần thể tích lỏng,
khuyết tán hòa trộn vào không khí
thành hỗn hợp nguy hiểm, rất dễ cháy
nổ, hơi LPG nặng hơn không khí, tập
trung ở vị trí thấp nên khu vực tồn
chứa, sử dụng LPG phải luôn thông
9



Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

ST Tên sản
T
phẩm

Đặc tính lý, hóa

Độc tính

hiện khi rò rỉ. Trong điều kiện
nhiệt độ và áp suất không khí
thông thường, LPG thường ở
thể khí, tuy nhiên LPG có thể
được hóa lỏng khi nén lại (mà
không cần qua làm lạnh)
nhằm thuận tiện cho việc tồn thoáng và đặt cách xa rãnh, hố ga thoát
trữ và vận chuyển.
nước.
Áp suất hóa hơi: <1390mmHg
ở 250C. Áp suất hơi bão hòa
(ở 400C): 520kPa – 1530kPa.
Tỷ trọng riêng của gas ở nhiệt
độ, áp suất tiêu chuẩn: 1,522,01. Khối lượng riêng: 500600kg/m3. Điểm sôi: từ -420C
đến 00C. Điểm bùng cháy: từ
-1040C đến -600C. Nhiệt độ tự
cháy: 4940C đến 6000C. Giới
hạn nồng độ cháy, nổ trên (%

hỗn hợp với không khí):
9,6%. Giới hạn nồng độ cháy,
nổ dưới (% hỗn hợp với
không khí): 1,5%.

- Đường mắt: Mắt bị bỏng lạnh khi tiếp
xúc với LPG lỏng.
- Đường thở: Đau đầu, chóng mặt, khó
thở khi hít phải hơi LPG, gây ngạt thở
khi LPG rò rỉ trong không gian kín.
- Đường da: Da bị bỏng lạnh khi tiếp
xúc với LPG lỏng.

10


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

4. Mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loai xăng dầu, khí gas
Bảng 3. Điều kiện bảo quản hóa chất
Điều kiện bảo quản
STT Tên hóa chất

1

2

3

Hình thức lưu trữ


Nhiệt độ

Áp suất

Chống sét

Chống tĩnh điện
Cửa hàng được trang bị hệ
thống tiếp đất chống tĩnh điện
cho hệ thống bồn, phương tiện
nhập xăng dầu, cột bơm và mái
che, nhà khung thép.
Cửa hàng được trang bị hệ
thống tiếp đất chống tĩnh điện
cho hệ thống bồn, phương tiện
nhập xăng dầu, cột bơm và mái
che, nhà khung thép.

Xăng (xăng
RON 92,
RON95);
Dầu hỏa;
Dầu Diesel;

Lưu chứa trong bể chứa ngầm,
nữa ngầm, bể nổi trên mặt đất
Nhiệt độ Áp suất khí
(các kho dùng bể nổi trên mặt
không khí quyển

đất được xây dựng trước ngày
ban hành QCVN01:2013/BCT).

Tại từng cửa hàng
kinh doanh (kho
xăng dầu) có lắp
đặt hệ thống
chống sét

Dầu nhờn

Cất giữ trong thiết bị: thùng
chứa bằng thép (phuy), chai
nhựa, thùng nhựa/thép được
thiết kế riêng cho sản phẩm.

Tại cửa hàng có
lắp đặt hệ thống
chống sét

Khí dầu mỏ
hóa lỏng
(LPG)

Hệ thống nạp
Bồn chứa LPG phải đáp ứng
LPG, bồn chứa,
TCVN 6486:2008.
chai chứa LPG
Chai chứa LPG phải đáp ứng

Tại trạm nạp LPG Trạm nạp LPG vào chai được
có áp suất làm
QCVN 04:2013/BCT.
Nhiệt độ
vào chai, cửa hàng trang bị hệ thống tiếp đất
việc lớn nhất, áp
Trạm chiết nạp LPG vào chai không khí
có lắp đặt hệ thống chống tĩnh điện cho hệ thống
suất nạp chai
phải đáp ứng Nghị định
chống sét
chiết nạp và nhà xưởng.
lớn nhất, áp suất
107/2009/NĐ-CP và Thông tư
van an toàn là
41/2011/TT-BCT
17,6bar.

Nhiệt độ Áp suất khí
không khí quyển

11


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CỐ CHÁY NỔ
VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG
XẢY RA SỰ CỐ CHÁY NỔ

1. Các nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ:
1.1. Các nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ tại các cửa hàng kinh doanh
xăng dầu:
1.1.1. Nguyên nhân rò rỉ, tràn đổ xăng dầu:
- Rò rỉ tại bể chứa: Bể chứa chôn ngầm dưới lòng đất với thời gian dài, lớp bảo
vệ có thể bị bong tróc hoặc bị ăn mòn dẫn đến không thể bảo vệ tốt thành bể như lúc
ban đầu, khi đó nước ngầm thấm vào thành bể không có lớp bảo vệ, làm thành bể bị ăn
mòn hóa học cục bộ, dẫn đến hiện tượng bể chứa bị thủng, xăng dầu rò rỉ ra lòng đất.
Xăng dầu không hòa tan trong nước theo mạch nước ngầm thấm nhanh vào môi
trường xung quanh gây ra ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và có thể gây
cháy nổ.
- Rò rỉ đường ống công nghệ, bộ phận bầu bơm của cột bơm: Cửa hàng không
kiểm tra thường xuyên đường ống xuất xăng dầu, bộ phận bầu bơm của cột bơm, nên
không phát hiện đường ống bị nứt gãy do các tác động của ngoại lực bên ngoài, bầu
bơm bị hỏng ron không khít kín . . . dẫn đến xăng dầu trong đường ống bị rò rỉ ra môi
trường bên ngoài.
- Tràn đổ khi nhập xăng dầu: Do nhân viên làm việc tại CHXD không thực hiện
đúng quy trình nhập xăng dầu (kiểm tra số lượng tồn trong bể chứa trước khi nhập
xăng dầu; không kiểm tra lại các khớp nối, đường ống trước khi xả van . . . ), dẫn đến
nguy cơ xăng dầu tràn đổ ra môi trường bên ngoài.
- Tràn đổ khi xuất xăng dầu: Do nhân viên làm việc tại CHXD không thực hiện
đúng quy trình xuất xăng dầu, cò bơm hỏng bộ phận ngắt tự động, không thực hiện
kiểm tra các bộ phận của cột bơm (dây bơm, block bơm, bầu lường) trước khi thực
hiện thao tác bán hàng dẫn đến nguy cơ xăng dầu tràn đổ ra môi trường bên ngoài.
Khi xăng dầu rò rỉ, tràn đổ nếu gặp nguồn nhiệt (ngọn lửa trần) sẽ dẫn đến sự cố
cháy nổ.
1.1.2. Nguyên nhân có nguồn nhiệt:
- Do nhân viên tại cửa hàng không chấp hành nghiêm quy định về PCCC trong
quá trình sử dụng nguồn nhiệt, sơ suất bất cẩn gây cháy trong khu vực cửa hàng kinh
doanh.

- Sự cố cháy nổ từ các công trình lân cận cháy lan đến cửa hàng.
1.1.3. Nguyên nhân không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật:
- Thiếu ý thức khách hàng đến mua xăng dầu (kể cả nhân viên bán hàng) tại các
cửa hàng: để xe nổ máy khi bơm rót xăng dầu, hút thuốc, sử dụng các phương tiện
viễn thông trong cửa hàng xăng dầu,…
- Cửa hàng không chấp hành nghiêm quy định về an toàn của cửa hàng như: hệ
12


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

thống chống sét đánh thẳng, hệ thống tiếp đất cảm ứng không đảm bảo kỹ thuật.
1.2. Các nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ tại các trạm chiết nạp LPG và
cửa hàng kinh doanh LPG:
1.2.1. Nguyên nhân rò rỉ LPG:
- Rò rỉ tại bồn chứa, hệ thống đường ống: Bồn chứa để ngoài trời lâu ngày gas
có thể rò rỉ tại các vị trí sau: các gioăng tại các khớp nối, gioăng của mặt bích, các van
bồn, van hệ thống đường ống, …
- Rò rỉ trong quá trình nạp LPG vào bồn: Khớp nối giữa ống nối mềm của xe
bồn và khớp nối trên đường nạp lỏng và đường hồi lưu không kín.
- Rò rỉ chai chứa LPG: Do van bình chứa bị hỏng hoặc van đóng chưa được kín
làm LPG rò rỉ thoát ra ngoài.
LPG rò rỉ ra ngoài với lượng lớn sẽ tạo thành đám mây LPG bao phủ khu vực
rò rỉ và bay là là sát mặt đất tích tụ tại những chỗ trũng, trường hợp có gió thổi mạnh
hơi LPG sẽ bay và cuốn theo hướng gió thổi, khuếch tán vào trong không khí; trường
hợp có gió thổi nhẹ hoặc không có gió hơi LPG sẽ tích tụ lại thành hỗn hợp nguy hiểm
cháy nổ và gây ngạt thở cho người trong khu vực LPG tích tụ.
1.2.2. Nguyên nhân có nguồn nhiệt:
- Do nhân viên trạm nạp không chấp hành nghiêm quy định an toàn trong quá
trình chiết nạp sử dụng nguồn nhiệt, sơ suất bất cẩn gây cháy trong khu vực nạp LPG.

Hút thuốc, đốt lửa trong khu vực trạm nạp LPG, kho chứa LPG.
- Sự cố cháy nổ từ các công trình lân cận cháy lan đến trạm nạp hoặc cửa hàng.
1.2.3. Nguyên nhân không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật:
- Trạm nạp hoặc cửa hàng không chấp hành nghiêm quy định về an toàn như:
hệ thống chống sét đánh thẳng, hệ thống tiếp đất cảm ứng không đảm bảo kỹ thuật.
- Van an toàn không hoạt động trong quá trình vận hành gây nổ bồn chứa hoặc
vỡ đường ống dẫn LPG.
- Nổ chai chứa LPG do chai không đảm bảo quy định về áp suất.
2. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố cháy nổ.
2.1. Đối với cơ sở hạ tầng:
- Đặt biển cảnh báo “CẤM LỬA” tại khu vực có hơi xăng dầu, khí gas và
không lưu giữ những vật dễ bén lửa trong khu vực có hơi xăng dầu, khí gas.
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra thường xuyên bồn
chứa, đường ống xuất xăng dầu, bộ phận bầu bơm của cột bơm, phát hiện kịp thời bồn
chứa hao hụt do rò rĩ, đường ống bị nứt gãy do các tác động của ngoại lực bên ngoài,
bầu bơm bị hỏng gioăng không khít kín.
- Doanh nghiệp kinh doanh LPG, chiết nạp LPG phải tổ chức kiểm tra thường
xuyên toàn bộ hệ thống chiết nạp LPG: bồn chứa, các gioăng tại các khớp nối, gioăng
của mặt bích, các van bồn, van hệ thống đường ống, …, van chai chứa LPG. Hệ thống
chiết nạp LPG và chai chứa LPG phải được kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.
13


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

- Kho chứa xăng dầu, LPG phải bố trí thông thoáng.
- Thực hiện tiếp đất bồn chứa, mái che, nhà bao che bằng kim loại để phòng
ngừa sự tích tụ tĩnh điện, hệ thống điện phải được tiếp đất. Khi nhập xăng dầu, LPG
vào bồn phương tiện nhập phải được tiếp đất.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy theo quy định trong quá trình vận

chuyển, tồn chứa, xuất nhập xăng dầu, LPG.
- Toàn bộ khuôn viên cửa hàng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, trồng cỏ,
cây xanh, cây cảnh.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn lao động, trang phục bảo hộ
lao động.
2.2. Đối người lao động:
- Công nhân phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về an toàn lao động, an
toàn hóa chất theo quy định.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cho
nhân viên, bảo đảm thành thạo quy trình xuất nhập xăng dầu, LPG, phòng chống sự
cố.
- Công nhân không mặc quần áo nhiễm xăng, đưa quần áo nhiễm xăng dầu ra
xa nguồn phát sinh tia lửa trần.
- Doanh nghiệp tự tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất, phương
án phòng cháy chữa cháy mỗi năm 1 lần.
- Bảo vệ thân thể: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động.
- Bảo vệ tay: Khuyến cáo dùng găng tay không thấm các vật liệu để ngăn sự
tiếp xúc da
- Bảo vệ chân: Mang giầy bảo hộ lao động thích hợp.
- Các biện pháp vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng, làm vệ sinh sạch sẽ và giặt rửa
quần áo bị nhiễm lẫn xăng dầu trước khi dùng lại.
3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố
3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của Sở Công Thương
- Tổ chức Huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các cán bộ làm việc gián tiếp tại các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khí gas, đảm bảo tất cả các công ty liên quan đều
có cán bộ được đào tạo.
- Yêu cầu tất cả các công ty phải lập Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập kết hợp với diễn tập phòng cháy chữa cháy.
3.2. Nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố từ phía các doanh nghiệp
- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về xăng dầu, khí gas và hóa chất;

tăng cường, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật
trong kinh doanh, cất giữ, bảo quản và sử dụng xăng dầu, khí gas.
- Cần tổ chức và tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện về Kỹ thuật an toàn theo
đúng quy định.

14


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

- Xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù
hợp với quy định pháp luật. Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy
nổ theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố cháy nổ xảy ra.
- Tuân thủ và thực hiện tốt các điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị,
phương tiện vận chuyển, vận hành an toàn theo quy định. Kiểm tra, thực hiện và khắc
phục các điều kiện sản xuất, kinh doanh xăng dầu, khí gas.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân, ứng phó sự cố theo nội dung Kế
hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất. Khi có thay đổi quy mô, vị
trí sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến nội dung bản Kế hoạch hoặc Biện pháp cần
thông báo, xin ý kiến đơn vị thẩm định, xác nhận.
- Thông báo, phối hợp diễn tập với các cơ sở xung quanh đặc biệt là các cơ sở
nằm trong phạm vi chịu tác động của sự cố hóa chất của Công ty.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo theo các quy định của văn bản pháp
luật liên quan về xăng dầu, khí gas và hóa chất.

CHƯƠNG III
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ
1. Các Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ:
Khi có đám cháy nhỏ xuất hiện, lực lượng tham gia ứng cứu tại chổ của cơ sở
kinh doanh triển khai thực hiện ngay các phương án ứng phó sự cố tại cơ sở nhằm

khống chế đám cháy không để đám cháy phát triển lớn và lan rộng, cô lập và dập tắt
đám cháy. Trường hợp xảy ra đám cháy nhỏ, lực lượng tham gia ứng cứu tại chổ của
cơ sở kinh doanh là quan trọng nhất trong việc cô lập và dập tắt đám cháy không cho
đám cháy phát triển thành vụ nổ.
Khi đám cháy phát triển lớn mà lực lượng ứng cứu tại chổ không khống chế
được hoặc đám cháy chuyển sang trạng thái nổ, doanh nghiệp phải báo cáo và mời Lực
lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh.
Để công việc ứng phó sự cố cháy nổ hiệu quả phải xây dựng và hình thành
được 02 lực lượng ứng phó sự cố để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau như sau:
1.1. Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở:
Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở do Chủ doanh nghiệp thành lập và chịu sự
điều hành của Chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị ứng cứu sự cố cháy nổ ở mức độ
tương ứng với khả năng xảy ra sự cố do cơ sở mình gây ra, xây dựng phương án ứng
cứu sự cố tại chỗ và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng cứu sự cố theo sự
điều động của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh. Nhiệm vụ của Đội ứng phó
sự cố cháy nổ cơ sở:
15


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Trách nhiệm của Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở:
+ Trực và sẵn sàng ứng cứu sự cố cháy nổ tại cơ sở mình. Tham gia ứng cứu sự
cố cháy nổ chung khi được yêu cầu.
+ Khi xảy ra sự cố Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở là thành phần chính xử lý
sự cố. Những người lao động trong doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ Đội ứng phó
sự cố cháy nổ cơ sở theo sự điều hành của Lãnh đạo doanh nghiệp.
+ Tham mưu cho Lãnh đạo cơ sở các phương án phòng ngừa, dự báo sự cố, dự
báo diễn biến và các biện pháp khắc phục hậu quả do sự cố cháy nổ gây ra đối với con

người và môi trường.
+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các hoạt động trong cơ sở mình thực hiện
qui định về phòng chống cháy nổ liên quan đến sự cố cháy nổ. Xây dựng phương án,
tham mưu cho Ban lãnh đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ khi
có sự cố cháy nổ xảy ra.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phòng
ngừa sự cố cháy nổ cho các cán bộ, công nhân viên của cơ sở.
Trường hợp Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở không khống chế và dập tắt đám
cháy, Lãnh đạo doanh nghiệp phải mời Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh để
nhờ hỗ trợ.
1.2. Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh:
Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công
Thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Lực lượng hỗ trợ: Trong trường hợp xảy ra cháy nổ lớn trên diện rộng, ngoài
các Đơn vị thuộc lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh trên đây còn phải có sự
tham gia hỗ trợ của các đơn vị sau: UBND xã (phường), Bệnh xá xã (phường), Công
an huyện (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm), Bệnh viện tuyến huyện (thành phố Phan
Rang-Tháp Chàm).
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an tỉnh là lực lượng được trang bị đầy
đủ trang thiết bị để ứng phó sự cố cháy nổ, cấp cứu người bị nạn; là lực lượng chính
quyết định biện pháp ứng cứu và triển khai phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Khi
tiếp nhận thông tin sự cố từ cơ sở, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an tỉnh sẽ
điều động các trang thiết bị và các chiến sĩ tại đơn vị đưa đến nơi xảy ra sự cố. Tất cả
mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia cứu hộ, cứu nạn đều chịu sự chỉ đạo và điều hành
của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an tỉnh.
- Bệnh viện tỉnh: khi tiếp nhận thông tin sự cố (từ cơ sở xảy ra sự cố hoặc từ các
cơ quan: Công an tỉnh, Bệnh xá xã, Bệnh viện tuyến huyện), Bệnh viện tỉnh sẽ điều
động xe cứu thương, y bác sĩ đến khu vực xảy ra sự cố cháy nổ và thực hiện công tác
sơ cứu, cứu chữa, cấp cứu người bị nạn, đưa người bị nạn đi về Bệnh viện tỉnh.

- Phòng Cảnh sát Giao thông-Công an tỉnh tổ chức chốt chặn các ngã đường, sơ
tán người trong khu vực nguy hiểm.
- Lực lượng hỗ trợ: thực hiện sơ tán, di dời người (kể cả tài sản nếu thấy cần
thiết). Trong đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh là
hai lực lượng có nhiều nguồn nhân lực để hỗ trợ sơ tán, di dời người và tài sản, đây là
16


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

lực lượng hỗ trợ tốt nhất khi có tình huống sự cố lớn vì có nguồn nhân lực, trang thiết
bị vận tải kể cả xe cứu thương, nhân viên có chuyên môn cấp cứu (quân y). Chú ý: Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở doanh nghiệp thuộc địa
bàn các xã ven biển và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở doanh
nghiệp thuộc địa bàn các xã không có biển.
2. Cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý tham gia Lực
lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh:
Để Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh hoạt động có sự chỉ đạo, tỉnh
Ninh Thuận thành lập Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas cấp
tỉnh (sau đây gọi là Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh) với cơ cấu tổ chức
như sau:
* Chức năng
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas cấp tỉnh được thành
lập nhằm phối hợp các Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh, chỉ đạo thống nhất
các hoạt động ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas khi có tình huống cháy nổ
xảy ra vượt quá khả năng ứng cứu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas cấp tỉnh hoạt động
dưới sự điều phối của UBND tỉnh.
* Nhân sự
Thành phần chính của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí

gas cấp tỉnh bao gồm các thành viên kiêm nhiệm được cử ra từ các cơ quan ban ngành
của tỉnh, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh – Phó Chủ tịch UBND - Trưởng ban
- Sở Công Thương – Phó Giám đốc - Phó trưởng ban thường trực
- Công an tỉnh – Phó Giám đốc - Phó trưởng ban
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh – Chỉ huy trưởng
- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh – Chỉ huy trưởng
- Sở Tài nguyên và Môi trường - Phó Giám đốc
- Sở Y tế - Phó Giám đốc
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Chủ tịch
* Nguyên tắc hoạt động
- Trưởng ban – Phó Chủ tịch UBND tỉnh:
+ Lãnh đạo, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ban chỉ đạo.
+ Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban chỉ đạo.
- Phó Trưởng Ban Thường trực – Phó Giám đốc Sở Công Thương:

17


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

+ Giúp Trưởng Ban trực tiếp điều phối các hoạt động chung của Ban chỉ đạo
trong quá trình triển khai thực hiện quá trình ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí
gas.
+ Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các sở, ban
ngành, UBND các huyện, thị, thành và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc
triển khai ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas.
- Phó Trưởng Ban – Phó Giám đốc Công an tỉnh:

+ Nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH, cảnh sát
giao thông,... tham gia vào công tác ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas khi
được sự chỉ đạo của Trưởng ban.
+ Chỉ đạo lực lượng công an PCCC và CNCH xây dựng kế hoạch cụ thể về quy
trình Phòng cháy chữa cháy và công tác tìm kiến cứu nạn cứu hộ đối với các tình
huống cụ thể.
+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng
dầu, khí gas cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố và cứu nạn cứu hộ.
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng
tỉnh có cùng nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ huy động và chỉ đạo các lực lượng lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh
tham gia vào công tác ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas khi được sự chỉ
đạo của Trưởng ban.
+ Tổ chức lực lượng tham gia ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas.
+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban chỉ đạo.
+ Chỉ đạo lực lượng quân sự xây dựng kế hoạch cụ thể công việc khắc phục sự
cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas đối với các tình huống cụ thể.
+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng
dầu, khí gas cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố.
- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường:
+ Nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng Ban giải quyết các hậu quả của sự cố cháy
nổ kho xăng dầu, khí gas gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Thực hiện giám sát, kiểm tra môi trường làm việc và môi trường xung quanh
khu vực xảy ra sự cố trước khi doanh nghiệp tiến hành tái hoạt động.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:
Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực trên địa bàn tại địa phương tham gia vào
công tác ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas khi được sự chỉ đạo của Trưởng
ban.
Chỉ đạo UBND xã (phường) thực hiện sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng

đến các địa điểm an toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố, đồng thời chặn các tuyến
đường nhỏ.
- Phó Giám đốc Sở Y tế
18


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan y tế của tỉnh hỗ trợ ứng phó sự cố cháy nổ kho
xăng dầu, khí gas, đặc biệt là công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự
cố; Huy động lực lượng, phương tiện cùng các trang thiết bị y tế đến hiện trường, sẵn
sàng cứu chữa khi có thương vong xảy ra. Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện
huyện bố trí xe cứu thương thường trực ở khu vực sự cố và sẵn sàng tiếp nhận người bị
nạn trong quá trình ứng phó sự cố.
* Quy trình thông tin liên lạc
Người phát hiện
sự cố

Lãnh đạo
Doanh nghiệp

Ủy ban Qu
kiếm cứ

114
Công an
PCCC&CNCH

Thường trực BCĐ
(Sở Công Thương)


Trưởng Ban

Bộ Công

Các thành viê
trong BC

- Người phát hiện sự cố phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo doanh nghiệp, để Lãnh
đạo doanh nghiệp điều động Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở triển khai ứng phó, xử
lý sự cố. Tại nơi xảy ra sự cố, Lãnh đạo doanh nghiệp lập tức triển khai theo kế hoạch,
biện pháp ứng phó của đơn vị đã xây dựng; người trực tiếp chỉ huy sự cố phải nhanh
chóng khoanh vùng, cô lập nơi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn tránh xảy ra sự cố dây
chuyền và thông báo cho các hộ dân ở xung quanh. Trường hợp Đội ứng phó sự cố
cháy nổ cơ sở không khống chế và dập tắt đám cháy, Lãnh đạo doanh nghiệp lập tức
báo cho Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114. Cung cấp các thông
tin về:
+ Vị trí xảy ra sự cố.
+ Số lượng và chủng loại xăng dầu, khí gas của kho chứa.
+ Tình trạng hiện tại: rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ.
19


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

+ Số nạn nhân quan sát được.
Trường hợp có người bị nạn, Lãnh đạo doanh nghiệp phải gọi cho Bệnh viện
tỉnh theo số điện thoại 115 để cấp cứu kịp thời người bị nạn.
- Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thông báo cho Thường trực Ban chỉ đạo là
Sở Công Thương đồng thời điều động lực lượng có mặt tại hiện trường, tiến hành

khoanh vùng vùng cách ly. Thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại khu
vực xung quanh nằm trong khu vực cách ly tính từ nơi xảy ra sự cố, triển khai phương
án chữa cháy.
- Sở Công Thương có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho Trưởng Ban chỉ đạo và
các thành viên Ban chỉ đạo để triển khai kế hoạch ứng cứu.Trong trường hợp cần thiết,
Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ
chức, cá nhân để phục vụ công tác ứng phó sự cố tại hiện trường. Các đơn vị có liên
quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành và nhiệm vụ được phân công trong
Kế hoạch này, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân khi thực hiện nhiệm vụ, đồng
thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban chỉ đạo yêu cầu. Trường hợp sự cố lớn và
phức tạp, Sở Công thương có trách nhiệm thông báo và tham vấn ý kiến Ủy ban quốc
gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ Công Thương hoặc đề nghị hỗ trợ khi cần thiết.
- Sau quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường đã được xử lý an toàn, Sở Công
thương báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố kết thúc quá trình ứng phó. Công an tỉnh
tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự cố; chủ cơ sở xảy có trách nhiệm báo cáo về
Ban chỉ đạo nguyên nhân gây ra sự cố, tình hình thiệt hại, kế hoạch khắc phục sự cố tại
cơ sở, phương án bồi thường thiệt hại và chi phí khắc phục sự cố. Sở Tài nguyên và
Môi trường tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi trường, khắc phục sự cố môi
trường, đồng thời báo cáo cho Trưởng ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng thái
an toàn để xem xét việc kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người dân trở lại
hoạt động bình thường.
* Cơ chế phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh:
+ Trực tiếp nhận thông tin, thông báo cho Thường trực Ban chỉ đạo.
+ Huy động lực lượng, sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp trực tiếp
tiến hành xử lý sự cố tại hiện trường.
+ Trong trường hợp sự cố cấp quốc gia hoặc các tình huống bất ngờ có thể huy
động tất cả các lực lượng ứng cứu khác.
- Công an tỉnh:
+ Huy động các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Công an khu

vực và các lực lượng khác của địa phương sơ tán toàn bộ người dân trong vùng cách ly
ban đầu.
+ Tổ chức các trạm gác không cho người có phận sự xâm nhập vào vùng cách
ly.
- Sở Công Thương:
+ Liên lạc với các thành viên trong Ban chỉ đạo.
20


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

+ Xác định khu vực cần cách ly ban đầu, khu vực phát tán theo hướng gió đối
với từng sự cố để thông báo cho các lực lượng tại hiện trường.
+ Liên hệ với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất: 0422205057), Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn ( 0437342690 - 0437344273) để tham vấn các vấn đề về tính chất
nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong trường hợp sự cố cháy nổ cần có sự hỗ trợ
từ các lực lượng Trung ương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố sau
khi ứng phó, kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo cho Trưởng ban sau
khi môi trường đã an toàn cho người dân.
- UBND các huyện, thành phố:
+ Thông báo cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng cuối hướng gió để
có các giải pháp an toàn hoặc sơ tán toàn bộ cho đến khi sự cố được khắc phục hoàn
toàn.
+ Tổ chức các trạm gác không cho người có phận sự xâm nhập vào vùng cách
ly.
- Sở Y tế:
+ Nhận được thông báo từ Thường trực Ban chỉ đạo về thông tin sự cố hóa chất
xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế chuẩn bị phương án cấp cứu, sơ cứu nạn nhân.

+ Tổ chức trạm sơ cứu ban đầu tại khu vực sự cố ngoài phạm vi vùng cách ly
ban đầu và vùng chịu ảnh hưởng cuối hướng gió.
+ Tổ chức cấp cứu tất cả các nạn nhân, kiểm tra sức khỏe cho những người
được sơ tán khỏi vùng cách ly ban đầu, tiếp tục theo dõi những người nạn nhân hoặc
chịu các tác động khác đến sức khỏe do sự cố cháy nổ.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát sức khỏe những người có mặt
trong vùng cách ly ban đầu sau khi sự cố được khắc phục để đảm bảo phát hiện và cứu
chữa kịp thời tất cả các nạn nhân.
3. Dự báo một số tình huống sự cố:
3.1. Dự báo tình huống sự cố xăng dầu:
- Cấp cơ sở (cấp 1): Trường hợp sự cố nhỏ không gây nguy hại nhiều đối với
tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các
biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng
cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý.
Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các
tình huống sau:
+ Rò rỉ nhỏ tại bể chứa, đường ống công nghệ, bộ phận bầu bơm của cột bơm.
Xăng dầu không hòa tan trong nước theo mạch nước ngầm thấm nhanh vào môi
trường xung quanh gây ra ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và có thể gây
cháy nổ.
+ Tràn đổ khi nhập, xuất xăng dầu ra môi trường bên ngoài nhưng không gặp
nguồn nhiệt.
21


Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

+ Cháy nhỏ ở những vị trí xa khu vực đường ống công nghệ, bộ phận bầu bơm
của cột bơm, bồn chứa;
+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe được phát hiện kịp thời dễ dàng

khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;
+ Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;
+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến kho xăng
dầu.
- Cấp khu vực (cấp 2): Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất
định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này
và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố cấp cơ sở cần phải có sự phối hợp, chỉ
đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có
gần kề khu vực xảy ra sự cố và Lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh dưới sử chỉ đạo của
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh. Khi xảy ra sự cố các đơn vị tham gia thực
hiện công việc ứng phó theo Cơ chế phối hợp và trách nhiệm chung của các cơ quan
quản lý tham gia Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh được xây dựng trên đây.
Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ
tương tự các tình huống sau:
+ Do nhân viên tại cửa hàng không chấp hành nghiêm quy định về PCCC trong
quá trình sử dụng nguồn nhiệt, sơ suất bất cẩn gây cháy trong khu vực cửa hàng kinh
doanh.
+ Rò rỉ lớn từ bồn chứa, đường ống công nghệ và hậu quả là một lượng lớn
xăng dầu thoát ra trong nền đất;
+ Sự cố cháy nổ từ việc hút thuốc của khách hàng đến mua xăng dầu (kể cả
nhân viên bán hàng), từ các công trình lân cận cháy lan đến cửa hàng.
+ Cháy gần bồn chứa, đường ống công nghệ, cột bơm có nguy cơ cháy lan vào
các khu vực đó;
+ Cháy nổ lớn tại khu vực lân cận kho hoặc cửa hàng có nguy cơ cháy lan sang
vào kho hoặc cửa hàng.
+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho hoặc cửa hàng;
+ Đâm va xe bồn chở xăng dầu vào kho hoặc cửa hàng;
- Cấp quốc gia (cấp 3): Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả
năng ứng phó của các tỉnh, thành và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự
cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất thành phố chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo

để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức ứng phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ
tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ trong các kho xăng dầu lớn và có nguy cơ lan truyền sang các công
trình, khu dân cư trong vùng.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn xăng dầu từ các kho xăng dầu lớn do hậu quả của
thiên tai không kiểm soát được.
22


×