Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tranh chấp lao động và cách giải quyết tranh chấp lao động.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.4 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Lao động, theo Ph.Ăng-ghen “Là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời
sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng
lao động đã tạo ra chính bản thân con người”. Ngày nay, lao động được hiểu là
hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị
tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân
tố quyết định sự pháp triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền
nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao
động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
Vì vậy, lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong quan hệ
pháp luật của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới.
Vì thế, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, do có sự tác động
của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xảy ra
nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập
thể lao động với người sử dụng lao động. Chế định giải quyết tranh chấp lao động
là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và
người sử dụng lao động. Từ đó, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng
cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề
hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Tranh
chấp lao động và cách giải quyết tranh chấp lao động” cho bài tiểu luận của
mình.
Mặc dù, đã có sự chuận bị và chủ động trong việc lựa chọn đế tài nghiên
cứu. Nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho
nên bài viết của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, để cho bài tiểu luận của em
được tốt hơn.
1
CHƯƠNG I


LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

1. Nội dung về tranh chấp lao động :
1.1. Khái niệm tranh chấp lao động :
Theo bộ luật lao động (1994) thì tranh chấp lao động là những tranh chấp về
quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao
động khác ; về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình
học nghề.
1.2. Đặc điểm của tranh chấp lao động :
Do tính chất đặc biệt của quan hệ lao động mà các tranh chấp lao động cũng
có đặc điểm riêng giúp phân biệt nó với các tranh chấp khác, cụ thể bao gồm:
- Tranh chấp lao động phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động.
- Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà còn bao
gồm cả những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
- Tính chất và mức độ của tranh chấp của lao động luôn phụ thuộc vào quy mô và số
lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động.
- Tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình
người lao động, nhiều khi còn tác động đến an ninh công cộng và đời sống kinh tế,
chính trị xã hội.
1.3. Phân loại tranh chấp lao động :
* Căn cứ vào quy mô của tranh chấp:
Theo điều 157 Bộ luật lao động: “Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp
lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động và tranh chấp lao
động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”. Căn cứ vào quy
mô của tranh chấp lao động có thể phân chia thành :
+ Tranh chấp lao động cá nhân
+ Tranh chấp lao động tập thể
2
* Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:
Có thể chia tranh chấp lao động thành:

+ Tranh chấp về quyền
+ Tranh chấp về lợi ích
Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, tranh chấp lao động còn có thể được
phân loại căn cứ vào nội dung tranh chấp, tranh chấp về tiền lương, thời gian làm
việc, kỷ luật lao động, hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp (tranh chấp trong quan hệ
lao động, trong quan hệ học nghề, trong quan hệ bảo hiểm xã hội), hoặc khu vực
tranh chấp (tranh chấp trong khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư
nước ngoài).
2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động:
2.1. Về phía người lao động:
Tranh chấp lao động xảy ra thường do các yêu cầu chính đáng của người lao
động và những đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thoả
đáng, quyền lợi của họ không đáp ứng. Và cũng một phần do trình độ văn hoá của
người lao động còn rất hạn chế, đến quyền lợi của họ mà họ cũng không biết là
mình có quyền và nghĩa vụ gì, từ đó dẫn đến các tranh chấp xảy ra.
2.2. Về phía người sử dụng lao động:
Vì mục đích thu được nhiều lợi nhuận nên người sử dụng lao động tìm mọi
cách để tận dụng sức lao động của người lao động vượt qua giới hạn mà lao động
quy định, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
người lao động ( đây là nguyên nhân cơ bản ).
2.3. Về phía công đoàn:
Là một tổ chức có vai trò rất quan trọng, họ đại diện cho người lao động bảo vệ
quyền lợi một cách trực tiếp cho lao động. Với vai trò lớn như vậy nhưng họ lại
chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do hoạt động còn kém và còn một số
doanh nghiệp còn chưa có tổ chức công đoàn.
2.4. Về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
3
Do các cơ quan nhà nức có thẩm quyền không những không kiểm tra giám sát
một cách thường xuyên mà họ còn buông lỏng trong hoạt động, quản lý, không
thực hiện việc thanh tra lao động một cách sát sao thường xuyên nên không phát

hiện hoặc xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật.
3. Vấn đề đình công :
Đình công luôn liên quan đến tranh chấp lao động, nó vừa biểu hiện về mặt
hình thức của tranh chấp lao động tập thể vừa là hậu quả của quá trình giải quyết
tranh chấp lao động không thành.
- Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công và
tranh lao động cụ thể.
- Việc giải quyết các cuộc đình công và các vụ án lao động do Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội quy định.
4. Giải quyết tranh chấp lao động:
4.1. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động:
a. Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp
huyện:
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên từ 10 lao động trở lên. Hoà giải viên của cơ quan lao động cấp
huyện hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên dưới 10 lao động.
b. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh:
Hoà giải và giải quyết các tranh chấp lao động tập thể mà hội đồng hoà giải cơ
sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện đã hoà giải nhưng không
thành, các bên đương sự có đơn yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết.
c. Toà án nhân dân:
Đây là cơ quan duy nhất độc lập chỉ tuân theo pháp luật, có quyền nhân danh
quyền lực nhà nước giải quyết dứt điểm các vụ án lao động và có quyền quyết định
cuối cùng về những cuộc đình công.
4.2. Các nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp lao động:
4
a. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động:
* Thương lượng trực tiếp và tự giải quyết giữa các bên tại nơi phát sinh tranh
chấp.

Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên luôn phù hợp
với điều kiện của họ, vừa ngăn ngừa những hậu quả xấu xảy ra do tranh chấp lao
động phát sinh.
* Thông qua hoà giải để giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi
ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội.
Nếu các bên đã thương lượng không thành, và một trong hai bên, hoặc cả hai
bên gửi đơn yêu cầu giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền trước hết phải hoà giải
tranh chấp giữa các bên.
* Giải quyết tranh chấp lao động công khai, khách quan, nhanh chóng, đúng
pháp luật.
* Đảm bảo quyền tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh
chấp lao động.
Đại diện của các bên thường là người am hiểu pháp luật, hiểu điều kiện của các
bên, từ đó có thể giúp cơ quan có thẩm quyền có phương án giải quyết phù hợp.
b. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động:
* Đối với các tranh chấp lao động cá nhân:
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên
tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải thì lập biên bản
hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng
hoà giải lao động cơ sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong
biên bản hoà giải thành.
Trong trường hợp hoà giải không thành, Hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập
biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng,
có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng. Bản sao biên
5
bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày kể từ ngày hoà
giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp
huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà

giải không thành.
- Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội
đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành, khi
có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.
* Đối với tranh chấp lao động tập thể:
Bước 1: Hội đồng hoà giải
Bước 2: Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh
Bước 3: Toà án nhân dân
5. Mục đích và ý nghĩa:
- Giải quyết tranh chấp lao động là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm
duy trì và củng cố, đảm bảo sự hoà bình và ổn định trong quan hệ lao động.
- Giải quyết tranh chấp lao động giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên
trong quan hệ lao động. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm
việc nhiều hơn, kết quả lao động tốt hơn, động viên khuyến khích sản xuất phát
triển. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định dẫn đến đất nước có một
nền kinh tế bền vững.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động còn góp phần hoàn thiện pháp luật, nhằm
bảo đảm các quy phạm pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và đúng đắn
trên thực tế trong mọi thời điểm trên cả nước.
6

×