PHÒNG GD&ĐT THUẬN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PÁ LÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số :KH – TrH Pá Lông, ngày 26 tháng 10 năm 2010.
KẾ HOẠCH
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THUẾ
VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Căn cứ quyết định số 246/QĐ-TCT ngày 4/02/2010 của Tổng cục thuế về
việc phê duyệt Đề án: “Phổ biến, giáo dục pháp luật thuế trong các cấp học
đường”;
Căn cứ quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 14/7/2010 của UBND Sơn La
về việc phê duyệt Đề án: “Phổ biến, giáo dục pháp luật thuế trong các cấp học
đường trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn II (2010-2013)”;
Thực hiện công văn số: 797/SGD&ĐT ngày 28/9/2010 của sở GD&ĐT về việc
thực hiện đề án phổ biến pháp luật thuế;
Thực hiện công văn số: 162/GD&ĐT – CM ngày 05/10/2010 của phòng
GD&ĐT về việc thực hiện đề án phổ biến pháp luật thuế trong các trường THCS năm
học 2010-2011;
Trường THCS Pá Lông xây dựng Kế hoạch hướng dẫn dạy học chính sách pháp
luật Thuế vào môn Giáo dục công dân năm học 2010 – 2011 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU GIÁO DỤC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THUẾ
1. Mục tiêu
Giáo dục chính sách, pháp luật thuế ở các lớp Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh:
- Học sinh có những hiểu biết ban đầu về những nội dung có tính chất cơ bản về
thuế: Thuế là gì ? Tại sao lại có thuế ? Thuế và cuộc sống của chúng ta. Nhìn từ góc
độ lý luận, đó là: các hình thức huy động nguồn tài chính của Nhà nước, khái niệm
thuế, những lợi ích mang lại từ thuế, hệ thống thuế hiện hành, quyền và nghĩa vụ của
công dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế.
- Học sinh biết liên hệ giữa kiến thức đã học với việc thu, nộp thuế, chính sách
thuế của Nhà nước, ý nghĩa của thuế tại địa phương.
- Học sinh biết liên hệ giữa trách nhiệm của bản thân mình với công tác thuế.
- Học sinh có thái độ đúng đắn với công tác thuế tại địa phương.
- Học sinh có ý thức trở thành tuyên truyền viên tích cực cho công tác thuế.
2. Yêu cầu
Gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ biết: Biết một số nội dung cơ bản về thuế.
- Cấp độ hiểu: Hiểu được ý nghĩa của thuế với cuộc sống của chúng ta.
- Cấp độ vận dụng: Liên hệ với thực tiễn địa phương, gia đình và bản thân.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
- Nhà trường phân công cán bộ quản lí và giáo viên tham gia tập huấn.
- Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ.
- Phân công chỉ đạo công tác giảng dạy lồng ghép và giảng dạy trong các tiết theo
phân phối chương trình.
- Chỉ đạo phối hợp với chuyên môn, Đoàn, Đội tổ chức tuyên truyền, công tác ngoại
khoá về phổ biến pháp luật thuế.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện.
- Danh sách ban chỉ đạo lồng ghép, tích hợp phổ biến pháp luật thuế vào môn Giáo
dục công dân
1 .Ông: Đinh Văn Tuy – Hiệu trưởng – Trưởng ban
2. Ông: Phạm Xuân Thủy – Phó Hiệu trưởng – Phó ban
3. Ông: Đặng Thị Thanh Phương - Giáo viên - Ủy viên
4. Ông: Vừ A Sò – Giáo viên - Ủy viên
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Lồng ghép vào bộ môn Giáo dục công dân:
- Lồng ghép vào bộ môn Giáo dục công dân theo phân phối chương trình đã biên
soạn.
- Giảng dạy vào bộ môn Giáo dục công dân vào tuần 15 và 18 theo phân chương
trình
2.Chương trình ngoại khoá:
- Hình thức tổ chức: Ngoại khoá “ Luật thuế với công dân Việt Nam”
- Quy mô: Toàn trường( từ lớp 6 đến lớp 9)
- Nội dung: Toàn bộ chương trình luật thuế từ lớp 6 đến lớp 9.
- Kinh phí do chi cục thuế chi trả.
III. CỤ THỂ NỘI DUNG
1. Chương trinh lồng ghép bộ môn Giáo dục công dân:
- Trong các tiết dạy môn Giáo dục công dân do giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn theo phân phối chương trình đã chỉ đạo.
- Trong các tiết dạy chính khoá trong bộ môn Giáo dục công dân.
TT Họ và tên cán bộ
giảng day
Khối/ lớp Số tiết dạy Thời gian thực
hiện
Ghi chú
1
Đặng T. Thanh
Phương
9A,9B 04 Tuần 15&18 ( tiết 15&18)
2 Vừ A Sò 8A,8B 02
Tuần18 ( tiêt
18)
7 01
Tuần18 ( tiêt
18)
6 01
Tuần18 ( tiêt
18)
Tổng 6lớp 8 tiết
2.Chương trình ngoại khoá:
- Thời gian tổ chức dự kiến vào 25 tháng 11 năm 2010
- Hình thức tổ chức: Ngoại khoá “ Luật thuế với công dân Việt Nam”
- Quy mô: Toàn trường
- Thời lượng khoảng 03 giờ.
- Nội dung: Toàn bộ chương trình luật thuế từ lớp 6 đến lớp 9 ( Chủ đề Luật thuế
với công dân Việt Nam).
- Chương trình:
+ Văn nghê
+ Thi tìm hiểu về luật thuế qua các nội dung
Thi phần chào hỏi
Ai nhanh hơn
Giao lưu với khán giả
Thi ghép thông tin về phí và lệ phí
Bế mạc trao giải
- Phối hợp thực hiện: Nhà trường, Đoàn, Đội và các lớp
3. Kinh phí tổ chức thực hiện:
- Dự kiến như sau:
*. Ban tổ chức
1. Ông: Đinh Văn Tuy – Hiệu trưởng – Trưởng ban
2. Ông: Phạm Xuân Thủy – Phó Hiệu trưởng – Phó ban
3. Ông: Lưu Quốc Khánh – Tổng phụ trách đội – Phó ban
4. Ồng: Vừ A Sò – Giáo viên - Ủy viên
5. Bà: Đặng Thị Thanh Phương – Giáo viên - Ủy viên
*. Dự trù ngân sách
TT Nội dung chi
Số lượng
(Người)
Số tiền
Ghi chú
1
Chi xây dựng kế hoạch, lập
chương trình
05 500.000
2 Ban cố vấn, ban giám khảo 03 300.000
3 ba đội thi ( Mỗi đội 04 HS) 12 X30.000/1HS 360.000
4 Văn nghệ ( 05 tiết mục) 05 x 20.000/1TM 100.000
5 Giải thưởng
+ 01 giải nhất 01 200.000
+ 01 giải nhì
+ 01 giải ba
01
01
150.000
100.000
6 Giải thưởng cho khán giả
03 ( 20.000/1
giải)
60.000
7
Băng rôn, khẩu hiệu, trang trí sân
khấu
+ Băng rôn
+ Khẩu hiệu
+ Tang trí sân khấu
02 ( 2 x 100.000)
05 ( 4 x 40.000)
01
200.000
200.000
200.000
8 Chi ban tổ chức chương trình
05
( 50.000/người)
250.000
9 Văn phòng phẩm, chè nước 140.000
Tổng
2.760.000
( Hai triệu bảy trăm sáu mươi nghìn
đồng chẵn)
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền về luật thuế với công dân
Việt Nam của trường THCS Pá Lông kính mong Phòng GD&ĐT, Chi cục Thuế huyện
Thuận Châu phê duyệt để bản kế hoạch được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
Xin chân thành cảm ơn !
TM. NHÀ TRƯỜNG
Nơi nhận; Phó Hiệu trưởng
- Phòng GD&ĐT Thuận Châu( Báo cáo);
- Chi cục Thuế huyện Thuận Châu( Báo cáo);
- Tổ TN, XH( Thực hiện);
- Đội TNTPHCM( Thực hiện);
- Các đồng chí dạy môn GDCD( Thực hiện);
- Lưu VT;
Phạm Xuân Thủy