Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thủy đậu cho trẻ 3 5 tuổi tại trường mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
THỦY ĐẬU CHO TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG
MẦM NON MAI ĐÌNH A XÃ MAI ĐÌNH –
HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
THỦY ĐẬU CHO TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG
MẦM NON MAI ĐÌNH A XÃ MAI ĐÌNH –
HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Ts. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo trong
khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều
kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Phương Liên đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Mai Đình,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Ban giám hiệu cùng giáo viên trường Mầm
non Mai Đình A, cán bộ y tế trường Mầm non Mai Đình A xã và tất cả những
người đã giúp đỡ, hỗ trợ em.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công
bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngọc Mai


MỤC LỤC
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. Tình hình thực tế bệnh thủy đậu trên thế giới và ở Việt Nam ................... 4
1.1.1. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới .................................................4
1.1.2. Tình hình bệnh thủy đậu ở Việt Nam ..................................................4
1.2. Đại cương về bệnh thủy đậu ....................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm.............................................................................................5
1.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................6
1.2.3. Biểu hiện [3] ........................................................................................6
1.2.4. Biến chứng [2] .....................................................................................7
1.2.5. Điều trị .................................................................................................8
1.3. Biện pháp phòng chống bệnh thủy đậu ...................................................... 9
1.3.1. Khi có dịch thủy đậu ...........................................................................9
1.3.2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ ........................9
1.3.3. Tiêm chủng ..........................................................................................9
1.3.4. Tuyên truyền, giáo dục ..................................................................... 10
1.4. Giới thiệu về trường Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn
– thành phố Hà Nội.......................................................................................... 10
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 12
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12



2.2.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 12
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 12
2.3. Phương pháp điều tra ........................................................................... 13
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................... 13
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 14
3.1. Tình hình bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi trường Mầm non Mai Đình A xã
Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. ............................................ 14
3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5
tuổi của bà mẹ. ................................................................................................. 19
3.3. Bàn luận .................................................................................................... 23
3.3.1. Tình hình mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi tại trường mầm non Mai
Đình A, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ......................... 23
3.3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thủy đậu ở trẻ 3 5 tuổi của bà mẹ .......................................................................................... 26
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi ............................................. 14
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo nhóm tuổi .... 15
Bảng 3: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo mùa ............... 16
Bảng 4: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử tiêm
phòng của trẻ ..................................................................................................... 17
Bảng 5: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử tiêm
chủng của mẹ..................................................................................................... 18
Bảng 6: Thái độ của bà mẹ với bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi ....................... 19
Bảng 7: Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu thường gặp của bệnh thủy đậu
............................................................................................................................ 20

Bảng 8: Hiểu biết của bà mẹ về biến chứng của bệnh thủy đậu .................... 21
Bảng 9: Biện pháp xử trí khi trẻ mắc bệnh thủy đậu ...................................... 22
Bảng 10: Cách sử dụng thuốc khi trẻ mắc bệnh thủy đậu ............................. 22
Bảng 11: Thời gian tiêm phòng thủy đậu cho trẻ............................................ 23


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi ......................................... 14
Biểu đồ 2: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo nhóm tuổi ............... 15
Biểu đồ 3: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo mùa ........................ 16
Biểu đồ 4: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử tiêm chủng của
trẻ........................................................................................................................ 17
Biểu đồ 5: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử tiêm chủng của
mẹ ....................................................................................................................... 18


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non,
những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây
mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi
dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Trẻ em sẽ là người
quyết định tương lai, vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Bệnh thủy đậu là một bệnh dễ mắc và dễ lây lan, trẻ em là nhóm đối
tượng dễ bị lây bệnh thủy đậu nhất vì sức đề kháng còn yếu kém và thường
tiếp xúc với môi trường sống khá rộng. Theo số liệu thống kê trong năm 2013
đã có 140 triệu trường hợp mắc bệnh thủy đậu trên toàn thế giới, trong năm
2015 bệnh thủy đậu đã gây ra 6.400 ca tử vong trên toàn cầu [8].

Chỉ tính riêng năm 2017, nước ta có khoảng gần 39.000 ca mắc bệnh
thủy đậu, tăng 45,9% so với năm trước đó. Còn trong 2 tháng đầu năm 2018,
số ca mắc thủy đậu gia tăng với khoảng 3.000 người mắc/tháng [11]. Thủy
đậu tuy là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu
không được chăm sóc phù hợp như: nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da
trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh
viễn trên da. Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không
được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng viêm não, viêm
màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những di chứng
nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh… gây ra gánh
nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến
chứng viêm phổi nặng do virút thủy đậu…
1


Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do nhiễm vi rút Varicella zoster .
Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông
qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Trường mầm non Mai Đình A là trường mầm non thuộc xã Mai Đình,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Là một xã ngoại thành, thuộc khu vực
nông thôn, trình độ dân trí còn chưa cao và không đồng đều. Mật độ dân số
cao, kinh tế - xã hội còn ở mức trung bình do đó việc chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế đặc biệt là kiến thức, thực
hành phòng chống bệnh thủy đậu cho trẻ 3 - 5 tuổi còn chưa cao. Điều đó đã
ảnh hưởng đến việc vui chơi, phát triển thể chất của trẻ.
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh thủy đậu cho trẻ 3 - 5 tuổi tại trường mầm non Mai Đình A xã
Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh thủy đậu cho trẻ 3

- 5 tuổi tại trường Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn –
thành phố Hà Nội. Thông qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả trong việc phòng bệnh thủy đậu cho trẻ 3 - 5 tuổi trường Mầm non
Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ 3 - 5 tuổi, giáo viên và phụ huynh thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ 3 - 5 tuổi thuộc trường Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện
Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi trường Mầm non Mai
Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
2


Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh thủy đậu và các biện pháp
phòng chống bệnh thủy đậu tại trường mầm non.
Tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thủy đậu
tại trường mầm non.
Đề xuất biện pháp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh
thủy đậu tại trường mầm non.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình thực tế bệnh thủy đậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới
Thủy đậu có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, độ tuổi nào cũng có thể
mắc bệnh. Trong năm 2013, đã có 140 triệu trường hợp mắc bệnh trên toàn
thế giới. Trước khi chủng ngừa định kỳ, số trường hợp xảy ra mỗi năm tương

đương với số người sinh ra [8].
Mặc dù bệnh thủy đậu chủ yếu lành tính ở trẻ em nhưng các biến chứng
nghiêm trọng có thể phát triển, trong năm 2014 tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
ước tính có khoảng 4,2 triệu biến chứng nghiêm trọng dẫn đến nhập viện và
4200 ca tử vong liên quan xảy ra trên toàn cầu mỗi năm. Trong thời kỳ tiền
chủng ngừa, khoảng 30,9 /100.000 ca mắc đã được nhập viện tại Hoa Kỳ và
0,41/1.000.000 ca đã tử vong [11].
Trong năm 2015, bệnh thủy đậu đã dẫn đến 6.400 ca tử vong trên toàn
cầu. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em (tuổi từ 1–14) với thủy đậu
là khoảng 7 / 100.000 ở trẻ sơ sinh, và 1,4 / 100.000 ở trẻ em. Ở Úc, tỷ lệ tử
vong do thủy đậu là khoảng 0,5 đến 0,6 / 100.000 ở trẻ em từ 1 đến 11 tuổi và
khoảng 1,2 / 100.000 ở trẻ sơ sinh [7].
Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy tỷ lệ nhập viện vì thủy đậu cao
nhất ở trẻ 1 tuổi, tương tự như nghiên cứu tại Bỉ và Hà Lan cũng cho thấy tỷ
lệ nhiều nhất ở trẻ 1 tuổi [10].
Ở vùng khí hậu ôn hòa tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là vào cuối mùa đông và
đầu mùa xuân.
1.1.2. Tình hình bệnh thủy đậu ở Việt Nam
Không chỉ là căn bệnh dễ mắc, phổ biến trên thế giới mà bệnh thủy đậu
cũng là căn bệnh phổ biến đối với trẻ em ở Việt Nam.
4


Ông Trần Như Dương - Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho
biết: “ mỗi năm ở nước ta số người mắc bệnh thủy đậu luôn ở mức cao, dao
động 25.000 - 40.000 người. Cụ thể, năm 2011 là 40.596 bệnh nhân; năm
2012 là 28.286 bệnh nhân và năm 2013 là 24.620 bệnh nhân. Theo thống kê
của Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, chỉ tính riêng từ đầu năm 2014 đến tháng
5/2014, trên cả nước đã ghi nhận 16.380 trường hợp thủy đậu” [12].
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng: “số ca bệnh

thủy đậu hàng năm ở mức cao gần như khắp cả nước. Trong năm 2017, cả
nước ghi nhận gần 40.000 ca bệnh, tăng gần 50% so với năm 2016. Số bệnh
nhân bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 1, đạt đỉnh vào tháng 3 với 8.000 ca
trong khi trung bình các tháng dưới 3.000 người bệnh. Tại TP HCM, số bệnh
nhân thủy đậu cũng tăng 46%, trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn
biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%”. [13].
Thống kê của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy 90% bệnh nhân nhiễm
thủy đậu là trẻ trong độ tuổi 2-7 tuổi [14].
1.2. Đại cƣơng về bệnh thủy đậu
1.2.1. Khái niệm
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster
gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy
đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng,
thường diễn biến lành tính. [8].
Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền, tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những
người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi
đi học [2].

5


1.2.1. Nguyên nhân
1.2.1.1. Nguyên nhân
Tác nhân gây thủy đậu là virus Varicella zoster, thuộc họ Herpeviridae.
Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, nguồn lây lớn nhất là người bị
thủy đậu [2].
1.2.1.2. Yếu tố thuận lợi
- Xảy ra thành dịch ở những vùng tập thể dân cư đông.
- Xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin.
- Những trẻ sức đề kháng yếu: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sau khi mắc các bệnh

lây khác, HIV.
- Bệnh thường phát vào mùa đông xuân.
1.2.3. Biểu hiện [3]
1.2.3.1. Thời kì ủ bệnh
Là thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi có các triệu
chứng đầu tiên, thời kì này có virus trong cơ thể nhưng chưa có biểu hiện gì.
1.2.3.2. Thời kì khởi phát
- Sốt nhẹ (sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch). Sốt cao nói lên tình trạng
nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
- Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cơ.
- Phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nên da bình
thường, có kích thước vài mm, tồn tại khoảng 24 giờ trước khi thành bóng
nước, có thể ngứa.
1.2.3.3. Thời kì toàn phát
- Nổi bóng nước tròn trên nền viền da, màu hồng, đường kính 3-13mm
(thường dưới 5mm). Bóng nước xuất hiện ở da đầu, thân người, sau đó lan ra
tay chân. Trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi.
6


- Bóng nước có thể mọc trên niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, âm
đạo. Mức độ nặng nhẹ của bệnh thủy đậu liên quan đến số lượng bóng nước,
bóng nước càng nhiều bệnh càng nặng.
- Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có ngứa, đôi khi có hạch to đặc biệt là
trong những trường hợp nốt rạ bị bội nhiễm.
1.2.3.4. Thời kì lui bệnh
Các vết mụn đóng vẩy, sau 1-2 tuần, bệnh nhân có thể dần phục hồi,
giảm sốt, đỡ mệt mỏi, hết đau họng…Những vết mụn đóng vẩy cũng nhanh
chóng bay đi, nếu không có biến chứng sẽ không để lại sẹo.
1.2.3.5. Thời kì lại sức

Thường kéo dài, thời kì này sức đề kháng của trẻ thường giảm nên dễ bị
nhiễm các bệnh khác.
1.2.4. Biến chứng [2]
- Bội nhiễm vi khuẩn các nốt ban, thường liên quan đến tụ cầu vàng hoặc liên
cầu gây mủ.
- Biến chứng hệ thần kinh trung ương:
+ Rối loạn tiểu não và viêm màng não, thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện
khoảng 21 ngày sau khi phát ban, hiếm khi xảy ra trước khi phát ban. Dịch
não tủy có tăng protein và bạch cầu lympho.
+ Viêm não, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, và hội chứng
Reye.
- Viêm phổi: là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu, thường gặp ở người
lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; thường bắt đầu 3-5 ngày sau khi bắt đầu
phát ban, có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu. Phim X-quang phổi có tổn
thương nốt và tổn thương kẽ.
- Viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng xuất
huyết, viêm cầu thận cấp, và viêm gan.
7


- Thủy đậu xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc
trong vòng 48 giờ sau khi sinh, thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao
(có thể lên tới 30%). Thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện tổn thương sẹo trên
da và não nhỏ khi sinh rất hiếm gặp.
1.2.5. Điều trị [2]
1.2.5.1. Nguyên tắc đều trị
Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ
trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da. Điều trị kháng
virusVaricella có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh, đặc biệt có
chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.

1.2.5.2. Điều trị kháng virus
- Acyclovir uống 800 mg 5 lần/ngày trong 5-7 ngày; trẻ dưới 12 tuổi có thể
dùng liều 20 mg/kg 6 giờ một lần. Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu
sớm, trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban.
- Người bệnh suy giảm miễn dịch nặng, thủy đậu biến chứng viêm não: ưu
tiên acyclovir tĩnh mạch, ít nhất trong giai đoạn đầu, liều 10-12,5 mg/kg, 8
giờ một lần, để làm giảm các biến chứng nội tạng. Thời gian điều trị là 7
ngày. Đối với người bệnh suy giảm miễn dịch nguy cơ thấp có thể chỉ cần
điều trị bằng thuốc kháng virus uống.
1.2.5.3. Điều trị hỗ trợ
- Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol; tránh dùng aspirin để ngăn ngừa hội
chứng Reye.
- Điều trị kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.
- Chăm sóc các tổn thương da: làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày, bôi
thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát
khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat).
- Điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực khi người bệnh bị viêm phổi do thủy đậu.
8


- Điều trị kháng sinh khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn
thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác.
1.3. Biện pháp phòng chống bệnh thủy đậu
1.3.1. Khi có dịch thủy đậu
Trong thời gian có dịch, trường mầm non tránh tập trung đông trẻ. Cần
phát hiện sớm những trẻ có triệu chứng đầu tiên của bệnh để kịp thời cách li;
theo dõi những trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh đến hết thời gian ủ bệnh.
Với các nhóm trẻ ở trường mầm non, khi có trẻ bị bệnh trong nhóm,
không nên chuyển trẻ sang nhóm khác, phải chờ hết thời kì ủ bệnh, không có
trẻ nào phát bệnh mới cho trẻ tiếp xúc bình thường.

Tất cả đồ chơi bằng giấy phải đốt bỏ.
1.3.2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
Rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh
mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn
thông thường.
Thông thoáng phòng nhóm trẻ, thực hiện chế độ vệ sinh nền nhà, đồ
dùng trong phòng trẻ.
1.3.3. Tiêm chủng
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Trong
đó trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm 1 liều vắc xin ngừa thủy đậu,
thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên cần được tiêm 2 liều (cách nhau ít nhất 6
tuần)
Phụ nữ khi có kế hoạch sinh con, nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước
khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang
con.
9


1.3.4. Tuyên truyền, giáo dục
Tuyên truyền cho các bà mẹ và cộng đồng một cách thường xuyên, liên
tục cách phát hiện sớm trẻ bị mắc thủy đậu để đưa đi khám và có hướng xử
trí, chăm sóc kịp thời. Tránh những quan niệm sai lầm, lạc hậu về cách chữa
trị bệnh thủy đậu để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ: ăn, uống, ngủ, mặc ấm vào mùa
đông, không khạc nhổ bừa bãi…
1.4. Giới thiệu về trƣờng Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc
Sơn – thành phố Hà Nội
Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, với diện tích
30.651 km2 và dân số gần 300.000 người, gồm 1 thị trấn và 25 thị xã.

Xã Mai Đình nằm ở trung tâm của huyện Sóc Sơn. Tổng diện tích tự
nhiên toàn xã là 1375 ha, diện tích nông nghiệp là 595ha, tổng số hộ là 4225,
nhân khẩu là 17748 người.
Mai Đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần như tách biệt nhau, từ
Bắc xuống Nam gồm có: Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương Đình
Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài, Song
Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù, Đường 2.
Về tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường [5] [6]
Xã Mai Đình có kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,
một số tham gia kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ vật tư…Bên cạnh đó
các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng trên địa bàn xã đã thu hút một
lượng lớn lao động của địa phương.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và công tác vệ sinh môi
trường được quan tâm. Thực hiện có hiệu quả vai trò chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh; ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường của các hộ trong thôn ngày càng được nâng cao.

10


Công tác giáo dục – đào tạo từng bước được nâng cao, quan tâm tới tất
cả các bậc học, cấp học, đặc biệt là trong giáo dục mầm non.
Trường Mầm non Mai Đình A thuộc xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội. Trường là một trong hai trường đầu tiên của huyện Sóc
Sơn được công nhận đạt chuẩn. Năm học 2009 – 2010, trường mầm non Mai
Đình A cùng với trường mầm non Tiên Dược vừa đón bằng công nhận
“Trường đạt chuẩn quốc gia”. Trường Mầm non Mai Đình A được tách từ
trường Mầm non xã Mai Đình vào tháng 9/2008 với ba điểm trường có tổng
diện tích 7.107 m2 (trung bình 12 m2/1 trẻ), ngoài lớp học, sân chơi, trường
còn có vườn trồng rau cung cấp một phần rau ăn cho trẻ.

Năm học 2017 – 2018, nhà trường nuôi dạy 847 trẻ và được phân chia
trong 20 nhóm lớp. Trường gồm 87 cán bộ nhân viên, giáo viên, hiệu trưởng
là cô Nguyễn Thị Kim Cúc, 2 hiệu phó là cô Nguyễn Thị Ngoan và cô
Nguyễn Thị Hằng, đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn, gần 30% trên chuẩn,
chất lượng chăm sóc trẻ tốt, trường tổ chức cho 100% trẻ bán trú.
Bên cạnh đó trường vẫn còn một số khó khăn, tồn tại.
Số trẻ trong một nhóm lớp còn đông, gây khó khăn trong việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Trường được xây dựng bên cạnh các thửa ruộng canh tác nên khi vào
vụ mùa các vấn đề về vệ sinh còn nhiều bất cập: mùi thuốc sâu, mùi phân ủ,..
Công tác tuyên truyền có lúc còn chưa mang tính liên tục và chưa đi
vào thực tế chiều sâu. Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ chưa có
chiến dịch nào đi sâu vào nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh
thủy đậu cho trẻ 3 - 5 tuổi dành cho các bà mẹ.

11


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng: trẻ 3 - 5 tuổi, giáo viên và phụ huynh đang nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ 3 - 5 tuổi tại trường Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình, huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Địa điểm: trường Mầm non Mai Đình A xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội.
Thời gian: từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ 3 - 5 tiến hành nghiên cứu, thông qua danh sách của

học sinh của trường mầm non Mai Đình A, tổng số có 364 trẻ. Tiến hành điều
tra dựa trên danh sách trên, thu được 350 trẻ thuộc vào diện nghiên cứu
(chiếm 96,2%), các trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt hoặc
do sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Số liệu về bệnh:
- Tham khảo số liệu thống kê tình hình mắc bệnh thủy đậu tại trường mầm
non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
- Sử dụng phiếu điều tra phụ huynh đang nuôi con 3 - 5 tuổi thông qua
danh sách trẻ của trường mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn
– thành phố Hà Nội.
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng phiếu điều tra phụ huynh đang nuôi con 3 - 5 tuổi trong diện
điều tra.
12


2.3. Phương pháp điều tra
- Điều tra dưới dạng phiếu điều tra kín, là đưa ra những câu hỏi được
chuẩn bị trước dưới dạng văn bản và người điều tra chỉ cần lựa chọn
phương án phù hợp.
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học
đơn giản, tỷ lệ phần trăm… để phân tích tình hình mắc bệnh thủy đậu tại
trường mầm non Mai Đình A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà
Nội và kiến thức, thực hành của phụ huynh nuôi con 3 - 5 tuổi trong diện điều
tra.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng nhằm thu thập thông tin về những quan
niệm sai lầm còn tồn tại trong việc phòng chữa bệnh thủy đậu.
- Phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin: MS.Excel.


13


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi trƣờng Mầm non Mai Đình
A xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi
Nội dung

Số lƣợng trẻ

Tỉ lệ (%)

Trẻ đã từng mắc

115

32,9

Trẻ chưa mắc

235

67,1

Biểu đồ 1: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi
Trong tổng số 350 trẻ thuộc diện nghiên cứu, có 115 trẻ đã từng mắc
bệnh thủy đậu (chiếm 32,9%), có 235 trẻ chưa mắc thủy đậu (chiếm 67,1%).


14


Bảng 2: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Số lƣợng trẻ mắc

Tỉ lệ (%)

bệnh
3 tuổi

55

47,8

4 tuổi

37

32,1

5 tuổi

23

20,1

Biểu đồ 2: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo nhóm tuổi

Từ kết quả trên cho thấy trong những trẻ 3 - 5 tuổi đã từng mắc bệnh
thủy đậu, tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu cao nhất là những trẻ từ 3 tuổi với 55 trẻ, trẻ
4 tuổi với 37 trẻ (chiếm lần lượt 47,8% và 32,1 %), tiếp đó là trẻ 5 tuổi với 23
trẻ (chiếm 20,1%).

15


Bảng 3: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo mùa
Mùa

Số lƣợng trẻ mắc

Tỉ lệ (%)

bệnh
Giao mùa xuân – hè

58

50,4

Giao mùa hè – thu

11

9,5

Giao mùa thu – đông


19

16,5

Giao mùa đông – xuân

27

23,6

Biểu đồ 3: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo mùa
Có thể thấy rằng trẻ 3 - 5 tuổi mắc bệnh thủy đậu ở tất cả các mùa
trong năm. Giao mùa xuân – hè có 58 trẻ mắc bệnh (chiếm 50,4%) đây là mùa
có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, tiếp đó là giao mùa đông – xuân với 27 trẻ mắc
bệnh (chiếm 22,7%). Giao mùa thu – đông với 19 trẻ mắc bệnh (chiếm
16,5%) và ít nhất là giao mùa hè – thu với 11 trẻ mắc bệnh (chiếm 10,4%).
16


Bảng 4: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử
tiêm phòng của trẻ
Tiền sử tiêm chủng

Tổng số trẻ

của trẻ

Số lƣợng trẻ

Tỉ lệ (%)


mắc bệnh

Chưa tiêm

198

97

49,0

Có tiêm nhưng không

37

11

29,7

115

7

6,9

đúng lịch
Có tiêm đúng lịch

Biểu đồ 4: Tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ 3 - 5 tuổi theo tiền sử tiêm chủng
của trẻ

Trong 198 trẻ chưa tiêm phòng bệnh thủy đậu có 98 trẻ mắc bệnh
(chiếm 49%), 37 trẻ có tiêm phòng nhưng không đúng lịch có 11 trẻ mắc bệnh
(chiếm 29,7%) và 115 trẻ có tiêm phòng đúng lịch có 7 trẻ mắc bệnh (chiếm
6,9%).
17


×