Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Điều tra tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phí của trẻ 2 5 tuổi tại trường mầm non hùng vương thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.46 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THU HẢI

ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG
VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA TRẺ 2 – 5 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG –
THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.s

Hà Nội – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THU HẢI

ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG
VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA TRẺ 2 – 5 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG –
THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Dinh dƣỡng trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS.

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học,
các thầy cô giáo khoa Sinh – Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, đã giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Ngô Thị Hải Yến –
Thạc sỹ - Giảng viên khoa Sinh – Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn em trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Trƣờng Mầm non Hùng
Vƣơng – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thu thập số liệu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hải


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc

sỹ Ngô Thị Hải Yến. Tôi xin cam đoan rằng:
Kết quả nghiên cứu của riêng tơi, hồn tồn khơng trùng với các kết
quả của các tác giả khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ......................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Khái quát về sự phát triển của trẻ 2 – 5 tuổi .............................................. 3
1.2. Dinh dƣỡng................................................................................................. 4
1.3. Các nghiên cứu về suy dinh dƣỡng và béo phì của trẻ em ...................... 10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 17
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 21
3.1. Kết quả các chỉ số nhân trắc học .............................................................. 21
3.2. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ................................................... 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện diễn biến suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5
tuổi trên toàn quốc (2007-2014)

15

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới
tính

22

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao đứng của trẻ em

23

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính

24

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới
tính
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính

24
26

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mức giảm BMI của trẻ em theo tuổi và giới
tính


27


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng theo các vùng
(năm 2014)

14

Bảng 2.1. Phân bố tham gia nghiên cứu

17

Bảng 2.2. Phân loại BMI đối với nam từ 2 – 5 tuổi

18

Bảng 2.3. Phân loại BMI đối với nữ từ 2 – 5 tuổi

18

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính

21

Bảng 3.2. Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính

23

Bảng 3.3. Chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính


25

Bảng 3.3. Tỷ lệ thiếu cân (W/A) của trẻ em từ 2 – 5 tuổi

27

Bảng 3.4. Tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao (H/A) của trẻ em từ 2 – 5
tuổi

29

Bảng 3.5. Tỷ lệ còi cọc (W/H) của trẻ em từ 2 – 5 tuổi

30

Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ mắc các thể suy dinh dƣỡng

31

Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của trẻ em từ 2 – 5 tuổi
(theo chỉ tiêu W/A)

32

Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng

33

Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì


34


DANH MỤC VIẾT TẮT
SDD – Suy dinh dƣỡng
WHO – Tổ chức Y tế Thế Giới
W/A – Cân nặng theo tuổi
H/A – Chiều cao theo tuổi
W/H – Cân nặng theo chiều cao


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trẻ em là
lứa tuổi đang lớn và đang trƣởng thành. Vì vậy, vấn đề dinh dƣỡng có vai trị
đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trƣởng và phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ.
Thập kỉ thứ 2 của thế kỷ XXI, Việt Nam là một trong những nƣớc đƣợc
đánh giá có mức tăng trƣởng kinh tế nhanh nhƣng cũng đang đối diện với nhiều
thách thức. Tình trạng sức khỏe và dinh dƣỡng của trẻ em đã đƣợc cải thiện
đáng kể. Tuy nhiên, việc tiếp tục hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng và hạ thấp
đồng đều giữa các vùng vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn. Bên cạnh đó, tình
trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dƣỡng đang
gia tăng tạo nên “gánh nặng kép” về dinh dƣỡng ở nƣớc ta [18].
Những rối loạn về dinh dƣỡng và sức khỏe của lứa tuổi học đƣờng Việt
Nam đã đƣợc xác định, bao gồm: suy dinh dƣỡng, thiếu vi chất dinh dƣỡng,
thừa cân, béo phì, mất an tồn vệ sinh thực phẩm,... đang góp phần khơng nhỏ
ảnh hƣởng tới sinh trƣởng, phát triển và gây suy giảm khả năng nhận thức,
năng lực và thành tích học tập của trẻ [1].

Hiện nay, việc nghiên cứu chỉ số thể lực ở trẻ 2 – 5 tuổi là cần thiết để
đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng, thừa cân và béo phì ở trẻ. Nó cung cấp
dẫn liệu cho cơng tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầm non, cũng nhƣ tạo cở sở
khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tƣơng lai
của đất nƣớc một cách tốt nhất.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra
tình trạng suy dinh dƣỡng và thừa cân, béo phì của trẻ 2 - 5 tuổi ở
Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thực trạng suy dinh dƣỡng, thừa cân và béo phì của trẻ 2 – 5
tuổi ở Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc có thể làm cơ sở để góp phần tìm hiểu,
đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng, thừa cân và béo phì của trẻ 2 – 5 tuổi tại
Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng, từ đó, có phƣơng pháp chăm sóc, giáo dục
phù hợp để trẻ em phát triển toàn diện.

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về sự phát triển của trẻ 2 – 5 tuổi
Mỗi giai đoạn phát triển của con ngƣời có những đặc điểm riêng về mặt
cấu tạo và chức năng. Dựa trên các đặc điểm này để xác định sự khác nhau

trong quá trình phát triển giữa các lứa tuổi [3].
Ở mỗi giai đoạn, trẻ em có những đặc điểm phát triển về thể lực khác
nhau nhƣ tầm vóc, trọng lƣợng và kích thƣớc cơ thể phát triển nhanh, đồng
thời các cơ quan có sự hồn thiện về chức năng [8].
Đặc điểm sinh học cơ bản trẻ dƣới 5 tuổi, tốc độ tăng trƣởng nhanh, nhất
là trong 3 tháng đầu, do đó, nhu cầu dinh dƣỡng cao, q trình đồng hóa mạnh
hơn q trình dị hóa. Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhƣng chƣa
hoàn thiện, đặc biệt là chức năng tiêu hóa. Đặc điểm bệnh lý thời kỳ này hay
gặp các bệnh dinh dƣỡng và chuyển hóa (suy dinh dƣỡng, thiếu máu, còi
xƣơng, tiêu chảy cấp,…) và các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải (viêm phổi, viêm
nhiễm đƣờng hô hấp trên, viêm màng não mủ) [16].
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển nên nhu cầu năng lƣợng bình
quân theo cân nâng cao. Tổng số năng lƣợng trong một ngày của trẻ em Việt
Nam dƣới 6 tuổi theo đề nghị của Viện Dinh Dƣỡng năm (1996):
- Từ 6 – 12 tháng tuổi: 820 kcal/ngày;
- Từ 1 – 3 tuổi: 1300 kcal/ngày;
- Từ 4 – 6 tuổi: 1600 kcal/ngày;
Thiếu năng lƣợng kéo dài sẽ suy dinh dƣỡng, cơ thể bị gày sút và cạn
kiệt. Các tổn thƣơng do thiếu năng lƣợng gây ra sẽ tồn tại lâu hay chóng phụ
thuộc vào lứa tuổi. Đối với các cơ thể đang phát triển thì tác hại vơ cùng to
lớn, suy dinh dƣỡng do thiếu nặng lƣợng và protein, dù tạm thời cũng để lại

3


hậu quả lâu dài. Ngƣợc lại cung cấp năng lƣợng vƣợt quá nhu cầu kéo dài sẽ
tích lũy năng lƣợng thừa dƣới dạng mỡ, dẫn đến tình trạng béo phì rất khó
điều chỉnh và tiềm ẩn hậu quả xấu cho sức khỏe [4].
Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi mầm
non là sinh trƣởng và phát triển [8].

1.2. Dinh dƣỡng
1.2.1. Khái niệm dinh dƣỡng
Dinh dƣỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đƣa vào cơ thể
những thức ăn cần thiết qua q trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp năng
lƣợng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể, tạo ra sự đổi mới các tế bào
và mô cũng nhƣ điều tiết các chức năng sống của cơ thể [6].
1.2.2. Vai trò của dinh dƣỡng
Dinh dƣỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con ngƣời. Đặc biệt là trẻ em
cần dinh dƣỡng để phát triển thể lực, trí tuệ. Nếu trẻ khơng đƣợc chăm sóc ni
dƣỡng tốt sẽ bị cịi cọc, chậm phát triển và có nguy cơ mắc bệnh cao [12].
1.2.3. Tình trạng dinh dƣỡng trẻ em
Tình trạng dinh dƣỡng là tập hợp tất cả các đặc điểm chức phận, cấu trúc
và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể. Tình trạng
dinh dƣỡng là kết quả của cá thể ăn uống và sử dụng các chất dinh dƣỡng vào
cơ thể. Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào
và tình trạng sức khỏe cơ thể [4].
Có nhiều cách để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ, Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân
nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. Các chỉ số
này sẽ đƣợc so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dƣỡng đƣợc WHO
khuyến cáo áp dụng năm 2006 [24].

4


Cụ thể nhƣ sau:
*Cân nặng theo tuổi: là chỉ số đƣợc dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ
số này đƣợc dùng để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của cá thể hay cộng
đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dƣỡng hiện tại. Chỉ
số cân nặng theo tuổi này có thể quan sát trong một thời gian ngắn.

*Chiều cao theo tuổi: phản ánh tiền sử dinh dƣỡng. Chiều cao theo tuổi
thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm
cho đứa trẻ bị còi.
*Cân nặng theo chiều cao: là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dƣỡng hiện
tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng suy dinh dƣỡng thấp hay còn gọi là
“Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay
giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao.
1.2.4. Suy dinh dƣỡng
Suy dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lƣợng và các vi
chất dinh dƣỡng cần thiết khác. Bệnh thƣờng xảy ra ở trẻ em, đặc biệt trẻ em
dƣới 5 tuổi [17].
1.2.5. Phân loại suy dinh dƣỡng trẻ em
*Phân loại theo Gomez (1956):
Là phƣơng pháp phân loại đƣợc dùng sớm nhất nó dựa trên chỉ số cân
nặng theo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo.
Tiêu chuẩn

Mức độ SDD

Từ 70% - 80% của cân nặng chuẩn

SDD độ 1

Từ 60% - 70% của cân nặng chuẩn

SDD độ 2

Từ dƣới 60% của cân nặng chuẩn

SDD độ 3


Cách phân chia này đơn giản nhƣng không phân biệt đƣợc SDD cấp hay
SDD đã lâu [17].

5


*Phân loại theo Wellcome (1970):
Phân loại này phù hợp để phân biệt gữa Marasmus (thể teo đét) và
Kwashiorkor (thể phù) [17]:
Phù
Cân nặng (%) so với chuẩn


Khơng

60% - 80%

Kwashiorkor

SDD độ I, II

< 60%

Marasmus + Kwashiorkor

Marasmus

*Phân loại theo Waterlow (1970):
Để khắc phục nhƣợc điểm phân loại Wellcome là không phân biệt

đƣợc: SDD hiện tại hay quá khứ.
Chiều cao theo tuổi

Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD)

(90% hay -2SD)

Trên

Dƣới

Trên

Bình thƣờng

SDD gầy cịm

Dƣới

SDD còi cọc

SDD nặng kéo dài

Suy dinh dƣỡng gầy còm là suy dinh dƣỡng cấp tính. Suy dinh
dƣỡng cịi cọc là biểu hiện suy dinh dƣỡng trƣờng diễn và chịu suy dinh
dƣỡng từ lâu [17].
*Phân loại theo WHO :
Suy dinh dƣỡng trong cộng đồng đƣợc chia thành 3 thể [1]:
+ Suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân (Cân nặng theo tuổi W/A).
+ Suy dinh dƣỡng thể thấp còi (Chiều cao theo tuổi H/A).

+ Suy dinh dƣỡng thể gầy còm (Cân nặng theo chiều cao W/H).
Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng để
đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao

6


theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dƣỡng
đƣợc ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (<-2SD)
so với quần thể tham chiếu NCHS (National For Health Statistics) của
Hoa Kỳ [24]. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các
mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Từ đó có thể
chia thêm các mức độ sau:
+ Từ dƣới -2SD đến -3SD: Suy dinh dƣỡng độ I;
+ Từ dƣới -3SD đến -4SD: Suy dinh dƣỡng độ II;
+ Dƣới -4SD

: Suy dinh dƣỡng độ III;

1.2.6. Giải pháp phịng chống suy dinh dƣỡng
Có nhiều ngun nhân gây suy dinh dƣỡng cho trẻ. Nhƣng dù là
nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lƣợng và chất dinh
dƣỡng làm chậm lớn và thƣờng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn nhƣ tiêu chảy
và viêm đƣờng hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học tập, năng suất lao động
kém khi trƣởng thành. Suy dinh dƣỡng trong năm đầu tiên của cuộc đời để
lại hậu quả khó hồi phục về sau, đặc biệt làm tăng nguy cơ bị các bệnh rối
loạn chuyển hóa và tiểu đƣờng. Vì vậy phịng, chống suy dinh dƣỡng cho
trẻ là vơ cùng cần thiết. Một số giải pháp quan trọng [2]:
Cải thiện trình độ học vấn của phụ nữ: Một số kết quả phân tích cho
thấy ở những nƣớc đang phát triển, trình độ học vấn của ngƣời mẹ đóng vai

trị quan trọng trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em.
Cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung: Tạo nguồn thực phẩm đa dạng
hóa bữa ăn, tăng lƣợng chất dinh dƣỡng ăn vào thông qua tạo nguồn thực
phẩm cải thiện chất lƣợng khẩu phần là một cách tiếp cận tƣ tƣởng.
Can thiệp nhằm làm giảm ảnh hưởng của nhiễm trùng lên tăng
trưởng: Đối với nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, cần phải điều trị hỗ trợ để làm giảm
mức độ trầm trọng của bệnh, đồng thời, phải tăng cƣờng chế độ dinh dƣỡng

7


trong khi bị bệnh nhiễm trùng và sau khi bị nhiễm trùng nhằm duy trì sự
tăng trƣởng. Tăng cƣờng sử dụng vacxin đối với bệnh có thể dự phịng
bằng vacxin, tăng cƣờng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng, tăng cƣờng
việc ni con bằng sữa mẹ phịng chống các bệnh kí sinh trùng.
Truyền thơng giáo dục dinh dưỡng: Đã có nhiều nghiên cứu và các
tác giả đề cập đến những hiệu quả thu đƣợc sau khi thực hiện chƣơng trình
giáo dục dinh dƣỡng tại cộng đồng. Giáo dục dinh dƣỡng rất phong phú
bao gồm cả việc nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn bổ sung, sản xuất
và tăng cƣờng sử dụng các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng dễ kiếm
tại địa phƣơng, phòng chống các bệnh thƣờng gặp cho trẻ em. Có lẽ đây là
biện pháp đơn giản, rẻ tiền, vừa có hiệu quả trực tiếp vừa đem lại hiệu
quả lâu dài.
Giám sát tăng trưởng: Biểu đồ phát triển của trẻ em đang đƣợc coi là
phƣơng tiện kỹ thuật đơn giản nhất để giúp cộng đồng theo dõi, phát hiện
sớm về quản lí trẻ suy dinh dƣỡng tại nhà, nên đƣợc khuyến khích sử dụng
ở nhiều nƣớc. Nhiều nơi đã kết hợp tốt giữa hỗ trợ thức ăn với giáo dục
dinh dƣỡng và sử dụng biểu đồ phát triển trẻ em.
1.2.7. Thừa cân, béo phì
Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì: là tình trạng tích lũy

mỡ q mức và khơng bình thƣờng tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến
mức ảnh hƣởng tới sức khỏe [23].
Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả
của sự mất cân bằng năng lƣợng, có nghĩa là năng lƣợng đƣa vào cơ thể vƣợt
quá năng lƣợng tiêu hao.
Trẻ bị thừa, cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lƣợng vƣợt quá nhu
cầu nhất là năng lƣợng từ chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đƣờng
cũng bị thừa cân, béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dƣ thừa đều có thể

8


chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Trẻ thừa cân, béo phì sẽ ảnh hƣởng xấu đến
sức khỏe khi trƣởng thành.
Hiện nay, nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt
với nguy cơ thiếu và thừa dinh dƣỡng. Thiếu sẽ làm cho trẻ bị suy dinh dƣỡng,
còn thừa sẽ làm cho trẻ bị thừa cân, béo phì. Đây là một trong những nguyên nhân
làm ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và nhất là đối với trẻ em.
Ở trẻ em, hai chỉ số thƣờng dùng nhất để đánh giá tình trạng thừa cân,
béo phì của trẻ là chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) và chỉ số BMI theo tuổi
và giới tính [7], [22].
Theo khuyến cáo của WHO, trong các điều tra sàng lọc nên sử dụng chỉ
tiêu cân nặng theo chiều cao để xác định tình trạng béo phì vì đa số cá thể có
cân nặng theo chiều cao vƣợt q giới hạn bình thƣờng đều béo. Giới hạn
“ngƣỡng” để đƣợc coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao trên
+ 2SD và đƣợc chia thành các mức độ sau:
+ Cân nặng theo chiều cao (W/H)từ +2SD đến +3SD: Thừa cân độ 1 (nhẹ)
+ Cân nặng theo chiều cao (W/H) từ +3SD đến +4SD: Thừa cân độ 2
(trung bình).
+ Cân nặng theo chiều cao (W/H) >= +4SD: Thừa cân độ 3 (nặng).

Trẻ có chỉ số cân nặng theo chiều cao trong giới hạn –2SD đến +2SD
là bình thƣờng.
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới đƣợc sử
dụng để đánh giá thừa cân, béo phì theo khuyến nghị của WHO với quần thể
tham khảo từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ [22].
BMI đƣợc tính theo cơng thức sau:
BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2

9


Ở trẻ em do sự phát triển của trẻ có khác biệt giữa hai giới nam và nữ
nên BMI đƣợc lập riêng thành hai bảng theo tuổi và giới nam, tuổi và giới nữ.
1.3. Các nghiên cứu về suy dinh dƣỡng và thừa cân, béo phì của trẻ em
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Suy dinh dƣỡng
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4
trẻ em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang
bị đe dọa. Dinh dƣỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một
nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm [11]. Hiện tại,
27% trẻ em ở các nƣớc đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ
em). Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên thế giới sống ở 10 quốc gia và hơn một
nửa số đó sống ở 3 nƣớc: Bangladet, Ấn Độ, Pakixtan. Năm 2004, tỷ lệ từ
0 – 59 tháng tuổi bị thiếu cân ở Bangladet là 48%, Ấn Độ là 47%. Pakixtan
là 38% [22]. Những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng.
Các cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ
SDD có sự chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị. Kết quả
cuộc khảo sát về tình hình kinh tế xã hội quốc gia ở Indonesia năm 2003
cho thấy, tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi ở vùng thành thị là 25%, trong khi
đó, ở nơng thơn là 30%. Tại Kenya, theo báo cáo chung 2003 tỷ lệ SDD ở

thành thị là 13%, nông thôn là 21%. Báo cáo của UNICEF năm 2000 cho
thấy, tỷ lệ dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi tại Iraq giữa vùng thành thị và
nông thôn cũng có sự khác biệt (thành thị là 15%, nơng thơn là 18%) [22].
Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang
đi đúng hƣớng đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm
đƣợc tỷ lệ trẻ em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribe, Đơng Á và
Thái Bình Dƣơng với tỷ lệ thiếu cân tƣơng ứng là 7% và 15% [22].
1.3.1.2. Thừa cân, béo phì

10


Tại các nƣớc phát triển, thừa cân, béo phì đang gia tăng đến mức
báo động và là một nạn dịch. Tại Mỹ, giai đoạn 1986 – 1998 có sự gia
tăng 50% tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì trong một thập niên và đạt đến tỷ
lệ 21,5% ở trẻ em da đen tại Mỹ. Đến năm 2002, một khảo sát ở trẻ 6 đến
19 tuổi tại Mỹ cho tỷ lệ thừa cân béo phì là 31%, trong đó béo phì là 16%.
Trong giai đoạn 2003 – 2004 tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 2 – 5 tuổi tại
Mỹ là 26,2%.
Từ năm 1999 đến 2006, tỷ lệ này không gia tăng nhiều, điều tra
năm 2007 – 2008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỷ lệ thừa cân, béo phì
là 31,7%. Thừa cân, béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công
cộng tại Mỹ. Tại Anh, con số tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em nƣớc này
tăng nhanh. Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998, số trẻ em thừa cân, béo
phì ở 3 – 4 tuổi tăng 60% và 70%. Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp
đôi trong 15 năm, đạt mức 10 – 12% trẻ bị thừa cân, béo phì. Tại Nhật, trẻ
6 – 14 tuổi có tỷ lệ béo phì là 5 – 11%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở ngƣời
lớn năm 2005 là 18,1% ở nữ, và 27,0% ở nam.
Dự báo đến năm 2015, tỉ lệ thừa cân, béo phì của Nhật ở nam và nữ
trƣởng thành (trên 15 tuổi) nhƣ sau: nữ 24,4%, nam 32,7%. Theo dõi thừa

cân béo phì tại Nhật trong 22 năm (1974 – 1995) cho kết quả 16,32% trẻ trai
béo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã trƣởng thành [22].
Béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và
mọi quốc gia, tạo nên gánh nặng to lớn đối với sự tiến bộ của toàn nhân
loại với gần 30% số dân toàn cầu bị thừa cân, béo phì. Đây là kết quả báo
cáo của Viện Thống kê và Đánh giá Sức khỏe thuộc Đại học Washington
ở Seattle công bố [19].
Trên thế giới, trong giai đoạn 1990 – 2000, sự gia tăng thừa cân,
béo phì tƣơng đối nhanh. Trên thế giới, hiện có 22 triệu trẻ từ 5 tuổi trở

11


xuống bị thừa cân. Theo một báo cáo công bố mới đây của Viện y tế Mỹ,
nếu xu hƣớng này vẫn tiếp tục, đến năm 2010, 1/5 trẻ em Mỹ sẽ bị béo
phì. Tỷ lệ trẻ béo phì cũng đang ở mức báo động tại châu Âu, nơi đang có
hơn 14 triệu trẻ thừa cân [22].
Năm 2008, theo số liệu của WHO, số ngƣời thừa cân, béo phì đã tăng
gấp đơi so với năm 1980, trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ ngƣời lớn từ 20 tuổi trở
lên bị thừa cân, béo phì; trong đó, có 500 triệu là béo phì (200 triệu ở nam giới
và 300 triệu ở nữ giới). Năm 2005, có 20 triệu trẻ dƣới 5 tuổi bị thừa cân, béo
phì (tăng lên 40 triệu theo số liệu năm 2011).
Dự đốn đến năm 2015, có khoảng 2,3 tỷ ngƣời lớn bị thừa cân, béo
phì; trong đó, hơn 700 triệu là béo phì. Sự gia tăng số ngƣời thừa cân, béo
phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm 2000, 400 triệu năm 2005 và
500 triệu năm 2008 cho thấy đây là một gánh nặng y tế trong tƣơng lai.
Ƣớc tính thừa cân, béo phì và các hậu quả của nó làm tiêu tốn khoảng 2%
đến 7% tổng chi tiêu y tế.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí điều trị cho thừa cân, béo phì
và bệnh liên quan ở trẻ em 6 – 17 tuổi gia tăng ba lần, từ 35 triệu đô la

Mỹ, chiếm 0,43% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1979 – 1981,
lên 127 triệu Đô la Mỹ, chiếm 1,70% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai
đoạn 1997 – 1999. Thừa cân, béo phì là đại dịch khơng chỉ giới hạn ở các
nƣớc công nghiệp, mà đến 115 triệu ngƣời thừa cân, béo phì là ở các nƣớc
đang phát triển, tốc độ gia tăng cao tại các thành thị. Tốc độ gia tăng thừa
cân, béo phì là đáng báo động. Tình hình gia tăng thừa cân,béo phì xảy ra
nhanh chóng khơng chỉ ở các nƣớc phát triển mà cịn ở các nƣớc đang
phát triển.
Năm 1997, chuyên gia tƣ vấn WHO nhận định tình hình thừa cân,
béo phì ở trẻ nhỏ là một vấn đề sức khỏe phát sinh mới cần đƣợc quan

12


tâm. Năm 2000, WHO xem thừa cân, béo phì là một dịch bệnh và kêu gọi
các nƣớc có hành động nhanh chóng đối phó nạn dịch này. Nghiên cứu tại
Nhật Bản cho thấy, khoảng 1/3 trẻ nhỏ thừa cân, béo phì sẽ tiếp tục thừa
cân béo phì đến khi trƣởng thành [22].
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.2.1. Suy dinh dƣỡng
Tháng 10 năm 1999, Trƣơng Thị Sƣơng và Cộng sự tiến hành khám
lƣu động cho 5.084 trẻ em, trong đó có 1.906 trẻ em dƣới 5 tuổi tại 18 xã
thuộc 9 huyện của tỉnh Quảng Nam cho thấy, tỷ lệ SDD là 42,47%, trong
đó, SDD nặng và rất nặng chiếm 11,38%. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp
nhất là từ 0 – 12 tháng, nhóm có tỷ lệ SDD cao nhất là từ 24 – 36 tháng
(56,0%) [10].
Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0 – 60 tháng tuổi của Đinh Văn
Thức và Cộng sự, tại 2 xã Đặng Cƣơng và Quốc Tuấn, huyện Hải An, Hải
Phòng năm 2000 cho thấy, tỷ lệ SDD thể còi cọc chiếm 42,32%, thể gầy
mòn là 4,41%, và thể phối hợp còi cọc và gầy mòn là 2,80%. Tỷ lệ SDD

cao nhất ở nhóm tuổi 13 – 24 tháng (42,76%), thấp nhất ở nhóm 0 – 12
tháng tuổi (23,42%) [14].
Năm 2003, các tác giả Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn đã
tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ
em dƣới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Ôn Lƣơng – Thái Nguyên, kết quả cho
thấy, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi dân tộc Tày là 41,9%, cao
hơn rất nhiều so với trẻ dân tộc Kinh cùng khu vực là 29,5%. Tỷ lệ SDD
chung ở đây là 39,1%, SDD thể thấp còi là 45,3%, SDD thể gầy còm là
9,4% [13].
Số liệu năm 2012 – 2013 cho thấy, tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi mức
cao hơn 16%. SDD về chiều cao/tuổi mức cao 26,7% [20].

13


Số liệu về tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi năm 2014 vừa đƣợc Viện
Dinh dƣỡng quốc gia công bố cho thấy, tình trạng SDD thể nhẹ cân giảm
từ 15,3% năm 2013 xuống còn 14,5% năm 2014; SDD thể thấp còi giảm
từ 25,9% xuống còn 24,9% (năm 2014). Tỷ lệ SDD trẻ em có sự khác biệt
giữa các vùng.
Bảng 1.1. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng theo các tỉnh
(năm 2014)
Tỉnh

Thể suy dinh dƣỡng
Thể nhẹ cân (%)

Thể thấp cịi (%)

Tây Ngun


22,6

34,9

Trung du và miền núi phía Bắc

19,8

30,7

Kom Tum

23,9

39,7

Gia Lai

24,3

35,4

Lai Châu

23,2

36,9

Hà Giang

23,1
35,2
Một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển, dân trí cao
thì tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi giảm, nhƣng tỷ lệ thừa cân, béo phì lại
đang gia tăng. Số tỉnh có tỷ lệ thừa cân, béo phì trên 10% là Bình Dƣơng
(13,4%), thành phố Hồ Chí Minh (12,6%), Quảng Nam (10,8%). Tại Hà
Nội tỷ lệ này chỉ chiếm 5,4% [24].

14


Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện diễn biến suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi
trên toàn quốc (2007-2014)
1.3.2.2. Thừa cân, béo phì
Tại Việt Nam, theo dõi tình trạng dinh dƣỡng trẻ tại các thành phố
lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng các tác giả đều thấy
khuynh hƣớng gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo, học
sinh tiểu học.
Điều tra năm 2006 trên 670 trẻ 4 – 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh của Huỳnh Thị Thu Diệu cho thấy ở lứa tuổi tiền học đƣờng tỷ lệ
thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3% [22].
Tại Huế, điều tra năm 2009 ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trƣờng
mầm non thành phố Huế cho tỷ lệ thừa cân, béo phì là 7,8% [5].
Đến năm 2011, trong Báo cáo tình hình dinh dƣỡng quốc gia đã
thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em dƣới 5 tuổi là 4,8% và có xu hƣớng gia

15


tăng, so với năm 2000 tỷ lệ này đã tăng gấp 6 lần, mức tiêu thụ chất béo

tăng từ 6,8g/ngƣời năm 2000 lên 8g/ngƣời năm 2010 [18].
Thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh trong cộng đồng, đặc biệt ở
các thành phố lớn. Tại Việt Nam, mức tăng hằng năm giai đoạn 2004 - 2011
là 5 - 11%/năm, giai đoạn 2011- 2013 tăng 15 – 21%/năm. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dƣới 5 tuổi là 11%, ở trẻ tiểu học
lên đến 38,5%.
Số liệu về tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi năm 2014 vừa đƣợc Viện
Dinh dƣỡng quốc gia công bố cho thấy, số tỉnh có tỷ lệ thừa cân, béo phì
trên 10% là Bình Dƣơng (13,4%), thành phố Hồ Chí Minh (12,6%),
Quảng Nam (10,8%). Tại Hà Nội tỷ lệ này chỉ chiếm 5,4% [21].

16


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tình trạng suy dinh dƣỡng và thừa cân, béo
phì của trẻ 2 – 5 tuổi Trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổng số trẻ tham gia nghiên cứu là 256, trong đó có 128 trẻ nam và
128 trẻ nữ thuộc các nhóm tuổi từ 2 – 5 tuổi.
Bảng 2.1. Phân bố tham gia nghiên cứu
Tuổi

Nam

Nữ

Tổng


2

30

30

60

3

30

30

60

4

33

30

63

5

35

38


73

Tổng

128

128

256

2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trƣờng mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp xác định các chỉ số nhân trắc
Chiều cao đứng: Trẻ đƣợc đo ở tƣ thế đứng thẳng trên nền phẳng,
hai gót chân áp sát nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm:
chẩm, lƣng, mơng, gót chạm vào thƣớc đo. Chiều cao đƣợc tính bằng đơn
vị centimet (cm). Thƣớc đo bằng polime có độ chính xác đến 0,1 cm do
Trung tâm thiết bị trƣờng học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất.
Cân nặng: Đƣợc xác định bằng cân đồng hồ của Nhật Bản, có vạch
chia đến 0,1 kg. Đo xa bữa ăn. Khi cân, đối tƣợng chỉ mặc quần áo mỏng,

17


×