Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khóa luận tốt nghiệp:Thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ 3 – 5 tuổi tại trường mầm non xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐINH THỊ LAN ANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG BỆNH
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CHO TRẺ 3 – 5 TUỔI TẠI
TRƢỜNG MẦM NON XÃ SƠN THÀNH – HUYỆN NHO QUAN –
TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐINH THỊ LAN ANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG BỆNH
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CHO TRẺ 3 – 5 TUỔI TẠI
TRƢỜNG MẦM NON XÃ SƠN THÀNH – HUYỆN NHO QUAN –
TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. Trần Thị Phƣơng Liên

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành và thực hiện tốt nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này, tôi
vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo khoa sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Thị Phƣơng Liên, người đã
trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu khóa luận này.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể lãnh đạo Đảng
ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Sơn Thành và tập thể cán bộ
Trạm y tế xã Sơn Thành, các bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trong
14 thôn, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi để tôi hoàn thành tốt
khóa luận của mình.
Đề tài được hoàn thành là niềm vui rất lớn đối tôi. Hy vọng nó có ích
được cho địa phương xã Sơn Thành nói riêng hay địa phương khác nói chung
về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ 5 tuổi.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Đinh Thị Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi, các kết quả, số
liệu trong khóa luận là trung thực. Đề tài của tôi chưa được công bố tại bất kì
một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Đinh Thị Lan Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4
1.1. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT trên thế giới và tại Việt Nam........ 4
1.1.1. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT trên thế giới................................. 4
1.1.2. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT tại Việt Nam................................ 5
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5
tuổi. .................................................................................................................... 7
1.3. Khái quát về bệnh NKHHCT ................................................................. 8
1.3.1. Đặc điểm đƣờng hô hấp ở trẻ ............................................................... 8
1.3.2. Khái niệm NKHHCT ............................................................................ 8
1.3.3. Nguyên nhân NKHHCT. ...................................................................... 9
1.3.4. Yếu tố nguy cơ gây NKHHCT. .......................................................... 10
1.3.5. Triệu chứng NKHHCT. ...................................................................... 10
1.3.6. Phân loại NKHHCT ............................................................................ 11
1.3.7. Xử trí NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi..................................................... 13
1.3.8. Các biện pháp phòng bệnh. ................................................................ 13
1.4. Khái quát tình hình ở xã Sơn Thành. .................................................. 15
1.4.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 15
1.4.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................. 16
1.4.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ............................. 16

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 18
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. .......................................... 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 18


2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................. 18
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu. ..................................................................... 18
2.2.3. Chỉ số nghiên cứu. ............................................................................... 18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 20
3.1. Tình hình hiện mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn Thành 20
3.2. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo các yếu tố liên quan ............................. 23
3.3. Bàn luận .................................................................................................. 32
KẾT LUẬN .................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Phần viết tắt

Phần tên đầy đủ

1

NKHHCT

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính


2

WHO

(World Health Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới

3

CBCC

Cán bộ công chức

4

VA

Amidan vòm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình mắc bệnh NKHHCT trẻ từ 3 - 5 tuổi ở một số địa
phƣơng.............................................................................................................. 6
Bảng 2: Tình hình mắc bệnh NKHHCT trẻ dƣới 5 tuổi ở một số bệnh
viện .................................................................................................................... 6
Bảng 3: Tỉ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi ......................................... 20
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi theo giới tính ... 21
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi theo nhóm tuổi 22
Bảng 6: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi theo ngƣời

chăm sóc hàng ngày ...................................................................................... 23
Bảng 7: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi theo nghề nghiệp
của ngƣời chăm sóc hàng ngày .................................................................... 25
Bảng 8: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi theo tình trạng vệ
sinh nhà ở ....................................................................................................... 26
Bảng 9: Hiểu biết của ngƣời chăm sóc hàng ngày trẻ từ 3 – 5 tuổi về dấu
hiệu NKHHCT thƣờng gặp .......................................................................... 28
Bảng 10: Hiểu biết của ngƣời chăm sóc trẻ từ 3 – 5 tuổi về yếu tố nguy cơ
của bệnh về đƣờng hô hấp ở trẻ................................................................... 29
Bảng 11: Hiểu biết của ngƣời chăm sóc trẻ từ 3 – 5 tuổi về những biến
chứng của bệnh NKHHCT ........................................................................... 30
Bảng 12: Cách xử trí của ngƣời chăm sóc trẻ từ 3 – 5 tuổi khi trẻ mắc
bệnh NKHHCT.............................................................................................. 31
Bảng 13: Hiểu biết của ngƣời chăm sóc trẻ từ 3 – 5 tuổi về các biện pháp
phòng bệnh NKHHCT .................................................................................. 32


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn Thành...... 20
Biểu đồ 2: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn Thành theo
giới tính........................................................................................................... 21
Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn
Thành theo nhóm tuổi................................................................................... 22
Biểu đồ 4: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn
Thành theo ngƣời chăm sóc hàng ngày ....................................................... 24
Biểu đồ 5: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn
Thành theo nghề nghiệp của ngƣời chăm sóc trẻ....................................... 25


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Tài sản đầu tiên là sức khỏe”, sức khỏe rất quan trọng đối với mỗi
người đảm bảo được sức khỏe thì con người mới có thể làm tốt được mọi
việc, không chỉ riêng người lớn kể cả trẻ nhỏ khi trẻ có một sức khỏe tốt thì
việc học tập vui chơi ăn uống sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng giúp
trẻ phát triển hiệu quả nhất. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ là một việc
làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cùng với việc đất
nước đang ngày một phát triển, trẻ em ngày càng được bảo vệ, quan tâm
chăm sóc một cách toàn diện hơn.
“Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) Là nhóm bệnh nhiễm khuẩn
cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản,
khí quản, phế quản), cho đến phổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chia
làm 2 loại: NKHHCT trên và NKHHCT dưới, lấy nắp thanh quản làm ranh
giới. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên (Viêm đường hô hấp trên) gồm viêm
mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, Amidan. Ở trẻ em chủ yếu là NKHHCT
trên và thường là bệnh nhẹ. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới (viêm đường
hô hấp dưới) gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi” [11].
“Bệnh thường có biểu hiện ho không quá 30 ngày. Đây là bệnh phổ
biến nhất, là nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ
dưới 5 tuổi. Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị NKHHCT 4 – 9 lần mỗi
năm” [11].
“Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày.
Tuy nhiên, khoảng 20-25% trẻ bị NKHHCT sẽ diễn tiến thành viêm phổi, cần
điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong. Hiện nay, viêm
phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang
phát triển: ước tính có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày, cứ

1



mỗi 20 giây sẽ có một trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới và 90% là ở
các nước đang phát triển” [11].
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, thời tiết hay
thay đổi, kèm theo ô nhiễm môi trường do sự phát triển của công nghiệp, đây
là những lý do khiến cho tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp ngày càng tăng. Hằng
năm, tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh hô hấp cấp vào nhập viện tại các bệnh viện là rất
cao và tỷ lệ tử vong cũng rất lớn, xếp hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở
trẻ em.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được tốt
đòi hỏi các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ hàng ngày, các giáo viên mầm
non cần có hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ qua các thời kì phát triển,
cần trang bị cho bản thân những kiến thức, những kĩ năng cần thiết về bệnh
của trẻ từ đó bảo đảm an toàn cho trẻ thông qua các công tác phòng bệnh,
phòng chống tai nạn, phát hiện sớm để có những bước xử trí ban đầu giúp trẻ
giảm thiểu các bệnh từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ và chăm sóc trẻ
một cách tốt hơn.
Xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là một xã nhỏ thuộc
khu vực nông thôn, thanh bình và yên tĩnh, nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp với những đồng lúa mênh mông thẳng cánh cò bay, người dân chân
chất thật thà nhưng song song với đó thì trình độ dân trí còn thấp, không đồng
đều, với 14 thôn, sống chủ yếu dựa vào 2 vụ từ đồng lúa, nên điều kiện kinh
tế ở vùng quê vẫn còn chưa phát triển kéo theo cơ sơ vật chất cho hoạt động y
tế còn nghèo nàn, y tế thôn bản còn hạn chế chưa năng nổ. Do đó công tác
bảo vệ sức khỏe, giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là trong công tác phòng và
điều trị bệnh NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc
học tập vui chơi giải trí và phát thể chất của trẻ. Là một người con sinh ra và
lớn lên tại mảnh đất quê hương, lại theo ngành giáo dục mầm non tôi mong

2



muốn bản thân có thể đóng góp một phần nhỏ của mình để đầy lùi bệnh
NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Thực trạng kiến thức, thực hành
phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ 3 – 5 tuổi tại trƣờng
mầm non xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng kiến thức và thực hành phòng bệnh NKHHCT ở
trẻ 3 – 5 tuổi tại xã Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới NKHHCT ở trẻ 3 – 5 tuổi tại xã
Sơn Thành – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3 – 5 tuổi, giáo viên và các bà mẹ, người
trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày (ông bà), thuộc xã Sơn Thành - huyện Nho
Quan - tỉnh Ninh Bình.

3


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT trên thế giới và tại Việt Nam.
1.1.1. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT trên thế giới
“Ở các nước đang phát triển, NKHHCT là một trong những bệnh chủ
yếu gây tử vong ở những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Thống kê theo số liệu của tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc
NKHHCT từ 4-9 lần/trẻ/năm, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ
lượt trẻ mắc NKHHCT,trẻ mắc NKHHCT chiếm 19 – 20% số trẻ dưới 5 tuổi
tử vong toàn cầu” [1], [22].
“Nghiên cứu về nguyên nhân tử vong ở trẻ em theo báo cáo của WHO
năm 2005 cho thấy trên thế giới 73% các trường hợp tử vong của trẻ dưới 5

tuổi là do 6 nguyên nhân chính trong đó viêm phổi chiếm 19%, tiêu chảy
chiếm 18%, viêm phổi sơ sinh chiếm 10%, đẻ non chiếm 10% và tử vong do
ngạt thở lúc sinh chiếm 8%. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên
nhân đã được WHO xác định ở 6 khu vực trên thế giới cho thấy: 42% thuộc
về khu vực Châu Phi, 29% ở khu vực Đông nam Châu Á. Có thể thấy viêm
phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi” [1], [22].
“Báo cáo tử vong ở trẻ 5 dưới tuổi tại khu vực Đông Nam Á cho thấy
tử vong do trẻ mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 25% trong tổng số
trẻ tử vong trong khu vực, tiếp đến là tiêu chảy 14%, còn lại là các nguyên
nhân khác” [1].
“Nghiên cứu ở 19 điểm tại 16 nước đang phát triển đã cho thấy tỷ lệ tử
vong do NKHHCT chiếm khoảng 1/3 so với tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi,
dao động từ 21% - 62% và như vậy trung bình có khoảng 7 – 20 trẻ tử
vong/1000 trẻ/năm là do NKHHCT. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ
tử vong do viêm phổi chiếm 75,4% trong tổng số tử vong, tại Nepal tỷ lệ này
là rất cao 79,8%” [2].

4


“Trẻ càng nhỏ tuổi thì tử vong do NKHHCT càng cao. Thống kê hàng
năm tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do NKHHCT xảy ra ở trẻ dưới
2 tháng tuổi dao động từ 20 – 25%, ở trẻ dưới 1 tháng tỷ lệ tử vong dao động
từ 50 – 60%, rất ít tử vong xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi” [2].
“Theo Ruan I (2005), ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi trên
toàn cần trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: tỷ lệ mới mắc
các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ và trên 90%
các đợt viêm phổi ở trẻ em trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển”
[21].
“Năm 2004, Micheal Ostapchuck và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu

tình hình viêm phổi mắc phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia –
CAP) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em với số mới mắc
phải hàng năm là từ 30 – 40 ca/1000 trẻ. Mặc dù tỷ lệ tử vong do viêm phổi
mắc phải cộng đồng là hiếm gặp nhưng lại phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi”
[19].
1.1.2. Tình hình thực tế bệnh NKHHCT tại Việt Nam.
“Ở Việt Nam hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và
tử vong cao nhất ở trẻ em từ 0-5 tuổi. NKHHCT ở trẻ em hiện nay chiếm
khoảng 39,7 % ở tại cộng đồng và NKHHCT chiếm tỷ lệ cao nhất (40 - 50%)
trong tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế” [2].
“Theo niên giám thống kê y tế năm 2007 cho thấy: viêm phổi đứng đầu
trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc” [3].
“Năm 2007, bệnh viện Lao và bệnh viện Phổi Trung ương – Dự án
NKHHCT trẻ em đã tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch hoạt động dự án
NKHHCT trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007- 2010 cho
thấy tình hình mắc NKHHCT trong những năm qua của các tỉnh miền núi là
cao nhất chiếm 62,8%, sau đó đến miền trung chiếm 42,9% và đồng bằng
thấp nhất chiếm 34,8%” [5].

5


Bảng 1: Tình hình mắc bệnh NKHHCT trẻ từ 3 - 5 tuổi ở một số địa
phƣơng [13], [16], [17], [18].
Địa điểm

Tỉ lệ mắc bệnh

Tổng số trẻ điều


NKHHCT (%)

tra

45,93

418

63,5

386

40,03

356

66,9

426

39,7

309

68,2

371

Phường Hội Hợp - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Xã Mai Đình – Sóc Sơn – Hà

Nội
Vùng đồng bằng sông Cửu
Long
Xã Hồng Kỳ - Sóc Sơn - Hà
Nội
Thùy Dương - Hương Thủy Thừa Thiên Huế
Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội

Bảng 2: Tình hình mắc bệnh NKHHCT trẻ dƣới 5 tuổi ở một số bệnh
viện [2], [11], [13].
Địa điểm

Tỉ lệ nhập viện

Tỉ lệ Tử vong

NKHHCT (%)

(%)

Bệnh viện nhi trung ương

32,5

20,2

Bệnh viện đa khoa thành phố

45,6


32,5

Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La

75,4

63,2

Bệnh viện chiêm hóa tỉnh

92,8

88,9

Đà Nẵng

Tuyên Quang

6


1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh NKHHCT ở trẻ từ 3 – 5
tuổi.
“Nghiên cứu của WHO cho thấy nếu bà mẹ biết dấu hiệu của viêm phổi
và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời nếu trẻ được xử trí đúng thì sẽ
giảm được tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi ở trẻ. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã tiến hành phỏng vấn 222 bà mẹ, hầu hết các bà mẹ không nhận biết
được các dấu hiệu của viêm phổi bao gồm thở nhanh và rút lõm lồng ngực.
Một số các mẹ nhận biết được dấu hiệu này nhưng không phân tích lý giải
được tình trạng nặng của bệnh. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận bằng cách

đưa ra các khuyến cáo là cần tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho các
bà mẹ”.
Cùng với sự phát triển của xã hội, cuồng nhịp theo nhịp sống hiện đại
hối hả, nam nữ bình đẳng không chỉ còn là nam giới ra ngoài làm việc mà nữ
giới cũng có những công việc của mình, ngoài làm việc bên ngoài với những
công việc như ở công ty, cơ quan… nữ giới còn làm cả công việc nội chợ
trong gia đình. Với nhịp sống bận rộn, guồng công việc nhiều họ ít có thời
gian cho con mình hơn, ít có thời gian tìm hiểu kiến thức hay được trao dồi
kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Họ đơn giản nghĩ và nhận
biết những dấu hiệu thường thấy như: ho, hắt hơi, sổ mũi… là do thời tiết, bị
cảm cúm… và việc mua thuốc về tự chữa trị ở nhà cho con theo kinh nghiệm
mà bản thân họ có. Việc đến bệnh viện khám định kì của người dân Việt Nam
nói chung hay đưa trẻ đi khám nói riêng vẫn còn hạn chế, đến khi bệnh trở
nên nặng mới đưa tới bệnh viện để khám và điều trị. Họ không nhận biết,
phân biệt đúng những dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà trẻ mắc phải,
hay những kiến thức, thực hành kỹ năng biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ từ 3 – 5 tuổi là chưa có triệt để, đúng và hiệu
quả. Đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa hay những vùng nông thôn thì kiến
thức thực hành biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn chưa
7


có những chính sách, kế hoạch tuyên truyền về bệnh đến người dân, việc
chăm sóc trẻ từ 3 – 5 tuổi chưa được quan tâm nhiều.
Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ
em của cộng đồng nói chung và các bà mẹ có con từ 3 – 5 tuổi còn hạn chế.
Chưa có dự án về việc phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính kết
hợp với phụ huynh có con em 3 – 5 tuổi.
1.3. Khái quát về bệnh NKHHCT
1.3.1. Đặc điểm đƣờng hô hấp ở trẻ

“Đường hô hấp trẻ em kể từ mũi đến phế nang, chia làm 2 phần: Đường
hô hấp trên và đường hô hấp dưới, được giới hạn bởi nắp thanh quản” [11].
“Về sinh lí: Hệ hô hấp có chức năng giúp cơ thể hít thở khí trời để hấp thụ
khí oxi và thải ra khí cacbonic, phần hô hấp trên chuẩn bị điều kiện để phần
hô hấp dưới hoàn thành tốt chức năng: Mũi và các cuống mũi có tổ chức
cương, tự động điều chỉnh diện tích tiếp xúc với khí thở vào, nên không khí
vào phổi đã ấm bằng thân nhiệt cho dù không khí ngoài trời ở nhiệt độ nào.
Cũng nhờ hệ mạch và tổ chức cương ở mũi, không khí đi vào phổi đã được
bão hòa hơi nước, tạo điều kiện cho đường thở loại bỏ được vi khuẩn, virus,
bụi ra khỏi phổi. Mỗi khi đi xuống nước hay có vật gì va chạm vào thanh
quản thì hình thành phản xạ ho bật ra làm cho dị vật không rơi vào khí quản
và phổi được” [11].
“Ở họng có hệ thống limpho bao gồm các amidan vòm họng (VA), vòi
nhĩ, đáy lưỡi, khẩu cái (Amidan) và nhiều tổ chức limpho rải rác ở niêm mạc
họng, đó là hệ thống miễn dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch cho
cơ thể mỗi khi va chạm với virut và vi khuẩn, biểu hiện bằng các đợt viêm
mũi họng cấp tính tái diễn nhiều lần ở trẻ nhỏ. Đường thở trên ngoài chức
năng hô hấp còn có chức năng ngửi, nghe, nói, khi bị rối loạn cũng ảnh hưởng
đến cuộc sống con người” [11].
1.3.2. Khái niệm NKHHCT
8


“Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi,
họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi. Bệnh
thường có biều hiện ho không quá 30 ngày. Đây là bệnh phổ biến nhất,
nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị NKHHCT 5-8 lần mỗi năm” [11].
“Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày.
Tuy nhiên, khoảng 20 - 25% trẻ bị NKHHCT sẽ diễn tiến thành viêm phồi,

cần điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong. Hiện nay,
viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước
đang phát triển: ước tính có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày,
cứ mỗi 20 giây sẽ có một trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới và 90%
là ở các nước đang phát triển” [11].
1.3.3. Nguyên nhân NKHHCT.
NKHHCT gồm 2 nguyên nhân chính: Virus và vi khuẩn
1.3.3.1. Do virus.
“Bệnh NKHHCT ở trẻ em phần lớn là do virus vì đa số virus có ái lực
với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus dễ dàng hơn, tỉ lệ người lành
mang virus cao, khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu.
+ Virus thường gặp: Virus hợp bào hô hấp.
+ Virus hiếm gặp: Adenovirus, Virus cúm…” [11].
1.3.3.2 Do vi khuẩn.
“+ Các vi khuẩn thường gặp: Phế cầu, Hemophilus Influenzae, Tụ cầu,
liên cầu, và các vi khuẩn khác… đặc biệt là liên cầu Beta tan huyết nhóm A
gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
+ Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Haemophylus
influenza, là những vi khuẩn chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em” [11].
1.3.3.3. Nguyên nhân khác ít gặp.
“+ Mycoplasma, Pneumocystis Caryniis.
9


+ Một số ít do nhiễm kí sinh trùng hoặc do nấm Candida albicans gây
nên” [11].
1.3.4. Yếu tố nguy cơ gây NKHHCT.
“Yếu tố tuổi và cân nặng: Trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, trẻ không được
nuôi bằng sữa mẹ, trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ có hệ miễn
dịch yếu dễ có nguy cơ nhiễm bệnh” [15].

“Yếu tố thời tiết: lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột” [15].
“Yếu tố môi trường:
- Môi trường sống hiện nay ô nhiễm nặng nề, mật độ bụi, khí bẩn chứa vi
khuẩn, virus, hóa chất luôn ở mức độ báo động luôn là nguy cơ tiềm tàng đe
dọa sức khỏe đường hô hấp non yếu của trẻ” [15].
- “Ô nhiễm không khí trong nội thất (bếp củi, bếp than nấu nướng)” [15].
- “Đời sống kinh tế xã hội, sinh hoạt thấp, nhà ở trật trội, tối tăm, điều kiện
vệ sinh kém” [15].
- “Hút thuốc thụ động (tiếp xúc với người lớn hút thuốc lá, thuốc lào)” [15].
“Yếu tố dinh dưỡng: Trẻ em hay bị viêm đường hô hấp sẽ rất ốm yếu,
ăn uống kém, dễ bị suy dinh dưỡng. Khi trẻ ăn uống kém, cơ thể trẻ không
được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ lại là nguyên nhân khiến sức đề kháng của
trẻ bị suy yếu và đó là yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trở lại” [15].
“Do đặc điểm cấu tạo và giải phẫu ở vùng tai – mũi – họng có nhiều
khe kẽ và là cử ngõ đi vào cơ thể nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập” [15].
“Do cơ địa gặp ở những trẻ đẻ non suy dinh dưỡng” [15].
1.3.5. Triệu chứng NKHHCT.
“Triệu chứng thường thấy nhất là ho dưới 30 ngày có thể kèm theo sốt
hoặc không. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau
họng, nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè… triệu chứng sốt, ho nhiều thở nhanh
theo tuổi là triệu chứng gợi ý viêm phổi” [15].
10


1.3.6. Phân loại NKHHCT
1.3.6.1. Phân loại dựa trên vị trí giải phẫu học của tổn thương.
* Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính [15].
“Phần lớn nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên là bệnh nhẹ, là viêm nhiễm
vùng tai – mũi – họng, thường do virus, nếu chăm sóc tốt đa số trẻ sẽ tự khỏi.

Nhưng khi có viêm đường hô hấp trên thường ảnh hưởng đến đường hô hấp
dưới kể cả các trường hợp mãn tính. Ngoài ra còn gây các bệnh toàn thân
nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính bao gồm:
- Viêm mũi họng cấp
- Viêm xoang cấp
- Viêm tai giữa cấp
- Viêm tai xương chũm
- Viêm họng cấp
- Viêm Amidan” [15].
* Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính
“Viêm hô hấp dưới bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm từ thanh quản
trở xuống:
- Viêm phế quản do virus hoặc bạch hầu.
- Viêm nắpthanh quản do H.infuenzae.
- Viêm tiểu phế quản cấp.
Viêm phổi các loại (sưng phổi)…trong đó viêm phổi là nguyên nhân
nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ dưới năm tuổi. Vì vậy trẻ cần được phát
hiện sớm bệnh viêm phổi để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tử
vong” [15].
1.3.6.2. Phân loại dựa theo các tác nhân gây bệnh.

11


“Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus: có tiên lượng khả quan, ngoại
trừ một số bệnh nặng hơn như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do
adenovirus ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong” [15].
“Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do vi khuẩn: phần lớn đều nguy hiểm và
cần đến kháng sinh. Đặc biệt là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh

quản do H.influenza” [15].
1.3.6.3 Phân loại dựa theo dấu hiệu lâm sàng.
* Thể bệnh nhẹ:
“Trẻ có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, khò khè. Có thể kèm theo
số nhẹ dưới 38,5○C hoặc không. Trẻ không có nhịp thở nhanh, không bị rút
lõm lồng ngực, không có dấu hiệu của bệnh rất nặng, trẻ vẫn ăn và chơi bình
thường” [15].
* Thể bệnh vừa:
“Trẻ có các triệu chứng: ho, ho có đờm, nhịp thở nhanh. Có thể kèm
theo sốt trên 38,5○C hoặc không. Trẻ thở không bị rút lõm lồng ngực, không
có dấu hiệu của bệnh rất nặng” [15].
“Muốn xác định nhịp thở của trẻ nhanh hay chậm cần phải đếm nhịp
thở ta có 2 nguyên tắc đếm nhịp thở của trẻ:
+ Đếm khi trẻ yên tĩnh
+ Đếm trọn trong 1 phút
Cách đếm nhịp thở: dùng đồng hồ có kim dây hoặc đồng hồ cát, đếm
nhịp thở lúc trẻ nằm im hoặc đang ngủ, quan sát lồng lực và đếm nhịp thở
trong vòng một phút.
Ngưỡng nhịp thở nhanh theo tuổi:
+ Trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở 60 lần/phút trở lên.
+ Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng trở lên: nhịp thở 50 lần/phút trở lên.
+ Trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng: nhịp thở 40 lần/phút trở lên.

12


Lưu ý: đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, khi đếm lần 1 mà nhịp thở nhanh
phải đếm lại lần 2 và lấy kết quả lần 2” [18].
* Thể bệnh nặng và rất nặng:
+ Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:

“Thể viêm phổi nặng khi trẻ có 2 triệu chứng: ho, rút lõm lồng ngực,
tím tái, trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Ngoài ra, trẻ có thể sốt trên 38,5○C, nhịp thở
nhanh hoặc không” [15].
“Thể bệnh rất nặng: thể này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên hoặc
do hậu quả của nhiều bệnh, trong đó phần lớn là do nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính gây nên” [15].
+ Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi:
“Lứa tuổi này khác với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, chỉ cần trẻ có nhịp thở
nhanh thì đã có thể phân loại là trẻ bị viêm phổi nặng.Thể bệnh rất nặng khi
có một trong các dấu hiệu sau: bú kém hoặc bỏ bú, co giật, li bì khó đánh
thức, khò khè, thở rít khi nằm yên, sốt cao hoặc hạ nhiệt độ” [15].
1.3.7. Xử trí NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi.
* Thể nhẹ.
“Không cần dùng thuốc kháng sinh, ta chăm sóc tại nhà và điều trị triệu
chứng (để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không để trẻ bị lạnh và gió lùa, quấn tã
hoặc mặc quần áo rộng rãi để trẻ dễ thở)” [15].
“Cho trẻ bú mẹ và ăn đủ chất, uống đủ nước (nước sôi để nguội hoặc
nước ép hoa quả). Thông thoáng mũi cho trẻ dễ thở (lau chùi mũi, hút mũi,
nhỏ agryrol vào mũi ngày 2 lần). Giảm ho bằng mật ong, ho bổ phế hoặc
thuốc nam…” [15].
*Thể vừa và nặng.
“Khi thấy trẻ ho, sốt cao trên 38,5○C, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng
ngực, tím tái, cần chuyển trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất” [15].
1.3.8. Các biện pháp phòng bệnh.
13


1.3.8.1 Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ và cho con bú, là chất dinh
dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu, sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các

bệnh nhiễm khuẩn. Vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần
thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, hàm lượng sắt trong sữa
mẹ cao,giúp trẻ phát triển, lớn nhanh, phòng suy dinh dưỡng. Nên trẻ được bú
mẹ sẽ ít mắc các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp,
và một số bệnh khác. Chính vì nhiều lợi ích từ sữa mẹ, lại là nguồn sữa tự
nhiên vừa tốt cho cả mẹ và bé, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi
trẻ dưới 4 tháng tuổi và càng lâu càng tốt [15].
1.3.8.2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Ngoài sữa mẹ thì bổ sung dinh dưỡng, ăn bổ sung, ăn dặm, thức ăn, các
chất dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng cần thiết. Dinh dưỡng có ý nghĩa quan
trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ, nếu được chăm sóc tốt về
dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, giúp trẻ ít đau ốm, bệnh tật. Nhiều
vấn đề về sức khỏe, bệnh tật của trẻ có thể phòng ngừa và cải thiện được nếu
điều chỉnh dinh dưỡng đúng, kịp thời [15].
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ mỗi ngày ta nên
bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột, từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8, một ngày ta
cho trẻ ăn 2 bữa bột đặc, tháng 9 đến 12 tháng ta cho ăn 3 bữa, đến khi trẻ
tròn 1 tuổi thì ta cho trẻ ăn 4 bữa một ngày. Ta tập cho trẻ ăn quen dần với
thức ăn mới và cho trẻ ăn ít một, từ ít tới nhiều. Các nhóm thức ăn phải đầy
đủ trong mỗi bữa ăn bổ sung của trẻ như vậy mới cung các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cơ thể. Thức ăn của trẻ ta cần chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi,
khi chế biến đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng đểtránh
các rối loạn tiêu hóa. Ngoài bổ sung dinh dưỡng bằng các chất từ thức ăn
nước uống cần bổ sung cho trẻ uống thêm Vitamin A và các nguyên tố vi
lượng khác (sắt, kẽm, …) theo hướng dẫn [15].
14


1.3.8.3. Đảm bảo tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.
Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biện pháp phòng bệnh chủ

động hiệu quả nhất, tiêm chủng sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ cơ thể, tạo điều
kiện dể trẻ phát triển toàn diện, phòng tránh được các bệnh lây qua đường hô
hấp, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ, nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ
tử vong do các bệnh hô hấp gây nên [15].
1.3.8.4. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường cho trẻ.
Giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, mặc quần áo thoáng mát, rộng
rãi, thấm mồ hôi. Giữ cho trẻ ấm áp khi trời lạnh, đặc biệt giữ ấm vùng cổ,
ngực và hai bàn chân, hạn chế không cho trẻ ra ngoài trời lạnh[15].
Giữ vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ: rửa tay cho trẻ trước khi ăn sau khi đi
vệ sinh, vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ,
thường xuyên súc miệng bằng nước muối… [15]
Tránh tiếp xúc với khói thuốc: thuốc lá, thuốc lào làm tăng nguy cơ
NKHHCT và tăng nguy cơ viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ [15].
Giữ cho nhà cửa thoáng mát sạch sẽ có ánh sáng. Tránh cho trẻ tiếp xúc
với những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, ở trong nhà nên tránh đun nấu bằng
bếp than, củi [15].
Nên hạn chế cho trẻ gần gũi với người đang bị cảm ho [15].
Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ [15].
1.4. Khái quát tình hình ở xã Sơn Thành.
1.4.1. Vị trí địa lí
Phía Đông giáp xã Sơn Lai, Nho Quan.
Phía Nam giáp các xã Quỳnh Lưu và Phú Lộc huyện Nho Quan.
Phía Tây giáp xã Thanh Lạc, Nho Quan.
Phía Bắc giáp các xã Gia Phong và Gia Minh huyện Gia Viễn.
Xã Sơn Thành có chợ Lam, là một trong 9 chợ quê trên địa bàn Nho
Quan nằm trong danh sách 107 chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình năm 2008 [9].
15


1.4.2. Đặc điểm khí hậu

“Đó là khí hậu của cảnh quan rừng nhiệt đới: mùa hè, mùa thu có mưa,
mùa đông lạnh và khô. Song cũng mang tính chất khí hậu tiểu vùng, mùa
đông hay xuất hiện sương muối” [9].
1.4.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Kinh tế:
Xã Sơn Thành có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sản xuất lúa nước,
bên cạnh đó là chăn nuôi và buôn bán hàng hóa. Trong năm vừa qua xã đã có
chuyển biến về kinh tế nông nghiệp vượt mức kế hoạch đề ra 2.846 tấn/ 2.700
tấn kế hoạch,bình quân lương thực đầu người: 816 kg/người/năm. Thu nhập
bình quân đầu người: 39.100.000 đồng/người/năm. Giá trị canh tác đạt 85
triệu/ha. Chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm, đàn trâu, bò 249/ 160 con
kế hoạch, đàn lợn 4.900/4.800 con kế hoạch; đàn gia cầm 45.000/42.000 con
kế hoạch; nuôi cá vụ 120/110ha; đàn dê 120 con. Ngoài ra còn các con nuôi
khác [9].
Văn hóa – xã hội:
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi: tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào xuân, mừng ngày quốc khánh nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, tham gia giải bóng đá nhi đồng. Tổ chức
đêm giao lưu văn nghệ chào mừng xã Sơn Thành về đích xây dựng nông thôn
mới. Đảm bảo tốt giáo dục phổ cập. Sự nghiệp giáo dục đào tạo 3 trường học
có những chuyển biến tích cực, nhà trường chú trọng giáo dục toàn diện, xây
dựng nề nếp kỷ cương, chất lượng dậy và học. Công tác khuyến học, khuyến
tài, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục phát huy hiệu quả.
Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, làm tốt
công tác phòng chống dịch bệnh, phối hợp với các thôn giữ gìn vệ sinh môi
trường, không để sẩy ra dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám và điều trị tại
trạm, thực hiện tốt các chương trình y tế cơ sở [9].
16



×