Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.04 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ ÁNH THI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng, Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ ÁNH THI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NĂNG ĐỊNH

Đà Nẵng, Năm 2017


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập. Và xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Lê Năng Định, người đã
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của gia
đình, các anh chị đi trước và tất cả bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt khóa học.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý
thầy cô và các bạn.
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ ÁNH THI


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH

CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
Học viên:Nguyễn Thị Ánh Thi. Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60 52 03 20. Khóa: K31. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức
khỏe cho con người. Trong những năm qua, trên địa bàn Đại Lộc đã xây dựng nhiều công trình cấp
nước sạch cho các cụm dân cư, nhờ đó tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
ngày càng được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bộc lộ một số
tồn tại, hạn chế: Nhiều công trình ngừng hoạt động, tỷ lệ người dân được dùng nước sạch còn thấp,
chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình chưa được đảm bảo, việc giám sát và kiểm tra chất lượng
nước chưa đúng quy định,.....Vì vậy đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý,
vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam” sẽ cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý ở địa phương, các ngành chức năng của huyện,
người dân sử dụng nguồn nước cấp từ các công trình cấp nước được biết được hiện trạng quản lý,
chất lượng nguồn nước để đề ra các giải pháp cải thiện phù hợp với điều kiện thực tế, nâng chất
lượng nguồn nước cấp đạt theo tiêu chuẩn quy định, góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí thứ 17
về xây dựng nông thôn mới của các địa phương trên địa bàn huyện Đại Lộc.
Từ khóa – Công trình cấp nước sạch; quản lý, vận hành; chất lượng nguồn nước; Đại Lộc.

ASSESSMENT OF THE STATUS AND PROPOSALS SOLUTION FOR
MANAGEMENT AND OPERATION OF CONCENTRATE DOMESTIC WATER SUPPLY
PROJECT IN THE DAI LOC DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
Abstract - Providing clean water fully is one of the basic conditions for protecting human health.
Over the past years, Dai Loc has built many clean water supply facilities for residential areas, so that
the proportion of rural population using hygienic water has been increasing significantly. However,
after a period of use has exposed a number of shortcomings: Many projects have stopped working, the
percentage of people using clean water is still low, the quality of water supplied to households is not
guaranteed, the supervision and inspection of water quality is not in compliance with regulations. So
the topic: “Assessing the current situation and proposing solutions to manage and operate the
concentrated water supply works in Dai Loc district, Quang Nam province” it will provide

information to local authorities, district authorities, people using water from the water supply facilities,
who are aware of the management status and quality of the water resources, to improve the water
quality to meet the prescribed standards, contributing to the effective implementation of criterion 17
on building new rural areas in the locality Dai Loc.
Key words - Clean water supplied project; management, operation; water source quality; Dai
Loc.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ....................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm ..........................................................................................4
1.1.2. Chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt ..........................................................6
1.2. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC ..................................................................................10
1.2.1. Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới ..............................................10
1.2.2. Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam ......................................................11
1.2.3. Tình hình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............12
1.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ............................14
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................14

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................21
2.1.1. Các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...21
2.1.2. Công tác quản lý và vận hành các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................21
2.1.3. Các hộ gia đình sử dụng nước cấp từ các công trình CNSHTT ................21
2.2. NỘI DUNG.............................................................................................................22
2.2.1. Điều tra, thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của các
CTCNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .........................................22
2.2.2. Phân tích mẫu nước tại các công trình còn hoạt động, một số hộ gia đình để
đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào và đầu ra của các CTCNSHTT ...................22
2.2.3. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành
các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ............22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................22


2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu thứ cấp ....................22
2.3.2. Phương pháp điều tra ..................................................................................23
2.3.3. Phương pháp quan sát trực tiếp ..................................................................24
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích và so sánh ..............................................24
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CTCNSHTT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM .................................................27
3.1.1. Khái quát đặc điểm của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên
địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ......................................................................27
3.1.2. Sơ đồ công nghệ về xử lý nước ngầm và nước mặt được áp dụng tại các
công trình trên địa bàn huyện Đại Lộc ..........................................................................30
3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình .........................32

3.1.4. Hồ sơ pháp lý của các CTCNSHTT ...........................................................35
3.1.5. Đánh giá việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường của các công trình cấp
nước theo quy định tại Thông tư 50/TT-BYT ngày 11/12/2015 ...................................37
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ NGUỒN NƯỚC CẤP ĐẦU VÀO CỦA CÁC
CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ......................................................................39
3.2.1. Các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước dưới đất .............................40
3.2.2. Các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước nước mặt ...........................41
3.3. CÁC SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG
VỀ QUẢN LÝ CỦA CÁC CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN .........................42
3.3.1. Công trình cấp nước xã Đại Cường ............................................................42
3.3.2. Công trình cấp nước xã Đại Lãnh ...............................................................46
3.3.3. Công trình cấp nước Đại Nghĩa ..................................................................48
3.3.4. Công trình cấp nước Đại Phong .................................................................49
3.3.5. Công trình cấp nước xã Đại Hòa ................................................................50
3.3.6. Công trình cấp nước Đại Quang .................................................................51
3.3.7. Công trình cấp nước Đại Thạnh..................................................................51
3.3.8. Hiện trạng Nhà máy nước Ái Nghĩa ...........................................................52
3.2.9. Công trình cấp nước xã Đại Hồng, Đại Sơn và Đại Đồng .........................56
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC HỘ
DÂN TỪ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG ........................................61
3.5.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC CTCNSHTT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC ...........................................................................62
3.6. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC CTCNSHTT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC ...........................................................................63
3.6.1. Công tác quy hoạch.....................................................................................63
3.6.2. Công tác xây dựng công trình .....................................................................64


3.6.3. Công tác quản lý, vận hành.........................................................................64
3.7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, VẬN

HÀNH CÁC CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG
NAM ..............................................................................................................................65
3.7.1. Nhu cầu cấp nước đến năm 2030 của các địa phương trên địa bàn huyện
Đại Lộc ..........................................................................................................................65
3.7.2. Giải pháp quản lý ........................................................................................66
3.7.3. Giải pháp về công nghệ ..............................................................................68
3.7.4. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn .........................................76
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ..........................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTC
BYT

: Bộ Tài chính
: Bộ Y tế

CCN
CSSX

: Cụm công nghiệp
: Cơ sở sản xuất


CP
CTCNSHTT
GHCP

: Chính phủ
: Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
: Giới hạn cho phép

HTX
LHQ

: Hợp tác xã
: Liên hợp quốc


NS&VSMT
QCVN

TCVN
TCXDVN
TTYT

: Nghị định
: Nước sạch và Vệ sinh môi trường
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
: Trung tâm y tế


UBND

: Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
bảng
1.1
Mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn
14
tỉnh Quảng Nam
3.1
Số hộ dân sử dụng các nguồn nước trên địa bàn huyện Đại Lộc
27
3.2
Nguyên nhân các CTCNSHTT không hoạt động
28
3.3
Loại hình và nguồn nước cấp đầu vào của CTCNSHTT trên địa
29
bàn huyện Đại Lộc
3.4
Mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn
32
3.5
Hồ sơ pháp lý về môi trường, tài nguyên nước và đất đai của các
36

CTCNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc
3.6
Kết quả kiểm tra ngoại kiểm các CTCNSHTT của Trung tâm y tế
38
huyện qua các năm 2016 và 2017
3.7
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước đầu vào của 03 công
40
trình sử dụng nước dưới đất
3.8
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước đầu vào tại 03 công
41
trình sử dụng nước mặt
3.9
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước tại công trình cấp nước xã
45
Đại Cường (04/5/2017)
3.10
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước đầu ra tại công trình cấp
46
nước xã Đại Cường (14/6/2017)
3.11
Các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước tại công trình cấp nước xã
47
Đại Lãnh
3.12
Kết quả phân tích chất lượng nước đầu ra và hộ gia đình của
49
công trình cấp nước Đại Nghĩa
3.13

Kết quả phân tích chất lượng nước sau xử lý và hộ gia đình sử
55
dụng nước từ nhà máy nước Ái Nghĩa
3.14
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước đầu ra của Nhà máy nước
56
Ái Nghĩa (24/7/2017)
3.15
Kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu nước của công trình cấp nước
59
Đại Đồng
3.16
Các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước tại công trình cấp nước
60
3.17
Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước tại
61
công trình cấp nước xã Đại Thắng (14/6/2017)
3.18
Dự báo dân số đến năm 2030 của của huyện Đại Lộc
65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.22

Tên hình

Trang

Hình ảnh một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa
bàn

Sự phân phối của nước trên trái đẩt
Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc
Bản đồ hình thể tự nhiên lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia
Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm
Sơ đồ công nghệ xử lý nước sông
Sơ đồ công nghệ xử lý nước suối
Sơ đồ mô hình hợp tác quản lý, vận hành
Sơ đồ mô hình UBND xã quản lý
Công trình cấp nước xã Đại Cường không đảm bảo vệ sinh
Sơ đồ nội dung nội kiểm do cơ sở cung cấp nước thực hiện
Sơ đồ nội dung ngoại kiểm do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước tại công trình cấp nước
xã Đại Cường
Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt của các bể tại công trình xã Đại Cường
Một số hình ảnh công trình cấp nước xã Đại Lãnh
Một số hình ảnh tại công trình cấp nước xã Đại Nghĩa
Một số hình ảnh công trình cấp nước Đại Phong
Một số hình ảnh công trình cấp nước Đại Hòa
Một số hình ảnh công trình cấp nước Đại Thạnh
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước Nhà máy nước Ái Nghĩa
Một số hình ảnh Nhà máy cấp nước Ái Nghĩa

5

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước của hệ thống cấp
nước tự chảy
Một số hình ảnh tại công trình cấp nước Đại Hồng
Hình ảnh công trình cấp nước Đại Sơn khai thác, sử dụng không
hiệu quả
Một số hình ảnh công trình cấp nước Đại Đồng

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước tại công trình xã Đại
Thắng
Giàn mưa được đề xuất bổ sung vào dây chuyền công nghệ hiện
có của công trình cấp nước xã Đại Cường

10
15
17
30
31
31
33
34
35
37
37
43
44
47
48
50
51
52
53
54
58
57
58
58
59

69


Số hiệu
hình
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36

Tên hình

Trang

Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước bổ sung tại công trình
xã Đại Cường
Mặt cắt B-B của công trình cấp nước sạch được đề xuất mới cho
công trình xã Đại Cường
Hàm lượng TSS trên thượng nguồn hệ thống sông Thu Bồn vào
Hàm lượng TSS trên thượng nguồn hệ thống sông Thu Bồn vào

Hàm lượng Fe trên thượng nguồn hệ thống sông Thu Bồn vào mùa
khô
Hàm lượng Fe trên thượng nguồn hệ thống sông Thu Bồn vào mùa
mưa
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước đề xuất cho Nhà máy
nước Đại Thắng – Đại Minh
Vị trí đặt Nhà máy xử lý và vị trí lấy nước
Hàm lượng Fe trên hệ thống sông Vu Gia vào mùa khô
Hàm lượng Fe trên hệ thống sông VuGia vào mùa mưa
Hàm lượng TSS trên hệ thống sông Vu Gia vào mùa khô
Hàm lượng TSS trên hệ thống sông Vu Gia vào mùa mưa
Công trình làm thoáng nước - giàn mưa kết hợp với bể lắng
Sơ đồ cấu tạo đập dâng

70
70
71
71
72
72
72
73
74
74
74
74
75
76



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước được coi là tài nguyên quý giá và vĩnh cữu, giữ vai trò hết sức quan trọng để
tạo nên sự sống của tất cả các sinh vật. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống tồn tại. Nước là
nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã
hội từ nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch và các vấn đề về sức khỏe. Do nhu
cầu sử dụng nước ngày càng nhiều con người không ngừng khai thác nước làm nguồn
nước cạn kiệt và ô nhiễm. Theo dự báo trong vòng 20 năm nữa, nhu cầu nước trên thế giới
sẽ tăng 40%, trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động.
Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện nay diễn
ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một
trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường,
nhất là các vùng nông thôn, vấn đề này luôn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Để góp phần cải thiện điều kiện sử dụng NS&VSMT nông thôn nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân, Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược
Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000. Một trong những mục tiêu của Chiến lược đến
năm 2020 là: “Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người-ngày” [1].
Được sự đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, các địa
phương, sự đóng góp của người dân và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đó có Quỹ
Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt về
cấp nước sinh hoạt nông thôn: đã nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh từ 32 % vào năm 1998, lên khoảng 75% vào cuối năm 2010 và
86% vào cuối năm 2015. Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia về NS&VSTMT nông thôn của Chính phủ thì một trong những khó
khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện đó là: “Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch cấp

nước an toàn còn chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng xây dựng và tính đồng bộ
của các công trình cấp nước còn chưa cao, chưa đảm bảo đủ nguồn lực để duy tu, bảo
dưỡng các hệ thống cấp nước trong quá trình khai thác, vận hành”.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia NS&VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng khoảng 490 công trình
cấp nước tập trung, nâng tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 83,54%.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo hiện trạng về cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh


2

Quảng Nam cho thấy rằng số lượng công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh tuy
tương đối nhiều nhưng số người dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập
trung là 266.075/1.422.549 người, chiếm tỷ lệ 18,7% trên tổng số dân sử dụng nước
HVS trong toàn tỉnh [2].
Cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam, huyện Đại Lộc nhận
được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp và sự hỗ trợ kinh phí các tổ chức quốc tế,
ngân sách tỉnh từ năm 2001 đến nay, đã đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập
trung tại các địa phương, nhờ đó tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ
sinh và nước sạch được tăng lên.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế hiện nay việc cấp nước sạch trên
địa bàn huyện Đại Lộc vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ người dân được
dùng nước sạch còn thấp, chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình chưa được đảm
bảo, quy mô các công trình còn nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến việc thất thoát nước lớn, ảnh
hưởng đến việc cung cấp nước cho người dân; thêm vào đó, việc giám sát và kiểm tra
chất lượng nước chưa đúng quy định, một số công trình mới xây dựng sau khi bàn
giao cho UBND xã quản lý đã không hoạt động được, công tác huy động các nguồn
lực đầu tư cho cung cấp nước sạch cho người dân còn hạn chế.....
Do đó việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý, vận hành các công trình
cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc là rất cần thiết nhằm đề ra

những giải pháp quản lý các công trình cấp nước tập trung đạt hiệu quả hơn, nâng cao
chất lượng nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn về cấp nước hợp vệ sinh và nước sạch theo
quy định đến các hộ dân sử dụng, qua đó hạn chế được các bệnh liên quan đến nước
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt góp phần đạt được mục tiêu “Xây
dựng huyện Đại Lộc thành huyện nông thôn mới” vào năm 2020.
Từ thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các
giải pháp quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của các công trình CNSHTT trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để nâng cao chất lượng nguồn nước xử lý đảm bảo theo
quy chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng
các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Chất lượng nguồn nước đầu vào, sau xử lý của các công trình CNSHTT trên địa
bàn huyện;
Các tổ chức, cán bộ, nhân viên quản lý và vận hành các công trình CNSHTT trên
địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Các hộ gia đình sử dụng nước cấp từ các công trình CNSHTT.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, độ đục, độ màu, độ cứng, Fe, Mn, độ kiềm, độ
oxy hóa (chỉ tiêu hữu cơ theo KMnO4), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Clo dư, chỉ tiêu vi
sinh vật coliform.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá tình trạng hoạt động, khả năng, hiệu suất xử lý và phương pháp vận
hành của các công trình CNSHTT dựa trên cơ sở lý thuyết về xử lý nước.
Đề xuất giải pháp cải tạo để nâng cao hiệu quả xử lý của các công trình nước tập
trung trên địa bàn huyện Đại Lộc.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đạt được của đề tài sẽ cung cấp thông tin cho các cán bộ quản lý ở địa
phương, các ngành chức năng của huyện, người dân sử dụng nguồn nước cấp từ các
công trình cấp nước được biết về hiện trạng quản lý, chất lượng nguồn nước để đề ra
các giải pháp cải thiện phù hợp với điều kiện thực tế, nâng chất lượng nguồn nước cấp
đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực để giải quyết các vấn đề quản lý, vận hành nhằm
đảm bảo chất lượng nguồn nước cho người dân khu vực nông thôn. Đồng thời còn góp
phần vào việc đánh giá tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch nhằm thực hiện có hiệu quả
tiêu chí thứ 17 về xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn huyện.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong luận văn gồm
có các chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nước sinh hoạt
Là nước được sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu
nướng, rửa, vệ sinh…. không sử dụng để ăn, uống trực tiếp. Nước sinh hoạt là nước
có nguồn gốc tự nhiên hoặc đã qua xử lý có các chỉ tiêu đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước sinh hoạt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Y tế ban
hành QCVN 02:2009/BYT.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật tài nguyên nước 2012 định nghĩa:
Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con
người.
1.1.1.2. Nước sạch
Là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất
và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp
ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Theo quy định tại Khoản 12, Điều 2, Luật Tài nguyên nước định nghĩa: Nước
sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
1.1.1.3. Nước hợp vệ sinh
Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Theo Quyết định 2750/QĐ-BNNPTNT-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn: Nước hợp vệ sinh là nước cấp từ các công trình cấp
nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn), các nguồn nhỏ lẻ (giếng đào hợp vệ sinh, giếng
khoan hợp vệ sinh, bể/lu chứa nước mưa hợp vệ sinh…) hoặc các nguồn nước hợp vệ
sinh khác được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thỏa mãn các điều kiện: trong,

không màu, không mùi, không vị.
1.1.1.4. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Là công trình được xây dựng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân trong
cụm dân cư, thôn, xã hoặc liên xã, không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng; gồm:
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung tự chảy khai thác từ nguồn nước mặt là
hệ thống công trình, bao gồm: cụm đầu mối bằng đập dâng nước, nhà vận hành, bể


5

lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển
và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ,
vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác;
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung trạm bơm nước mặt là hệ thống công
trình, bao gồm: trạm bơm; nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý
nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều
tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có
liên quan khác;
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung trạm bơm nước ngầm là hệ thống công
trình, bao gồm: giếng khoan, trạm bơm, nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc
tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt
áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng
mục công trình có liên quan khác.
Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài
chính, công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được hiểu là một hệ thống gồm
các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến
nhiều hộ gia đình hoặc cụm dân cư sử dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ
trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm
động lực, cấp nước bằng công nghệ hồ treo.


Hình 1.1. Hình ảnh một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn
huyện Đại Lộc


6

1.1.2. Chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt

1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung phân tích một số chỉ tiêu
để đánh giá chất lượng nguồn nước tại các CTCNSHTT, cụ thể như sau:
a. Các chỉ tiêu về lý học
- Độ pH của nước
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate
(do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc
axit.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là
nó làm hỏng men răng, pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống
dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử
trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu
cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước
uống là 6,5 – 8,5.
- Nhiệt độ (0C)
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh
học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào
thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi
lấy mẫu).
- Độ màu của nước
Đối với nước cấp, độ màu biểu thị giá trị cảm quan, độ sạch của nước. Nước

thiên nhiên sạch thường không có màu, màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước
(thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt…; một số
loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các
dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
Nước có màu vàng là hợp chất sắt và mangan; màu xanh là của tảo, hợp chất hữu
cơ.
Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể
làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ,
việc sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.
- Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện
diện của chất hòa tan và huyền phù như đất sét, bùn, chất vô cơ, sinh vật phù du, các vi
sinh vật khác, axít hữu cơ, chất màu trong chất lỏng. Độ đục thường được sử dụng như


7

là một chỉ số về chất lượng nước dựa vào sự trong suốt của nước và tổng số ước tính
chất rắn lơ lửng trong nước. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế –
turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric
Turbidity Unit).
Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước
uống chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ
đục của nước.
- Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả
những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô
tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy
rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).

b. Các chỉ tiêu về hoá học
- Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên.
Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như
pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho
việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống
ăn mòn.
Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe
của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn
100 mg/l.
- Độ cứng của nước: Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của
nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số
anion tạo thành kết tủa.
Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện tượng đóng
cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược
lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị.
Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với
nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l,
trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi
và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi
và magiê ở hàm lượng cao. Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion.
- Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp


8

phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất
hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước). Chất oxy hóa thường dùng
để xác định chỉ tiêu này là Kali pecmanganat (KMnO4), vì vậy độ oxy hóa chính là

COD theo KMnO4. Đơn vị mg/l.
- Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:
+ Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-,
SO42-, Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết
tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l.
Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi
giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá
trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5
mg/l.
+ Mangan (Mn): Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm
lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào
thành và đáy bồn chứa.
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15
mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước
sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.
+ Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức
nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn
hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng.
Đơn vị mg/l.
b. Các chỉ tiêu về sinh hoạt
- Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong
mẫu nước. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô
nhiễm.Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng
0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn/100 ml.
- Ecoli (Escherichia coli): hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong
những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm
chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là
thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của Ecoli trong nước là một chỉ thị thường
gặp cho ô nhiễm phân. Ecoli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử

dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước ăn uống và
sinh hoạt. Có nhiều loại Ecoli, nhưng phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên,
một số Ecoli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm Ecoli có hại này là


9

Ecoli O157:H7. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận,
thậm chí dẫn đến tử vong.
1.1.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước đầu vào
Để đánh giá, so sánh lựa chọn nguồn nước thô cho các dự án cấp nước sinh hoạt,
Bộ xây dựng ban hành TCXD 233:1999 Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt - nước
ngầm phục vụ cho hệ thống cấp nước sinh hoạt. Tiêu chuẩn này không áp dụng trong
các lĩnh vực cấp nước công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước khoáng.
Giá trị giới hạn các thông số, nồng độ các chất thành phần của nguồn nước mặt,
nước ngầm được quy hoạch dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt theo sự phân loại
được quy định (phụ lục 1 và phụ lục 2).
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng nước mặt, nước ngầm…. Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng
nước mặt, nước ngầm gồm: QCVN 08:2015/ BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt và QCVN 09:2015/ BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước dưới đất (thể hiện tại phụ lục 3 và phụ lục 4). Các quy chuẩn này áp
dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ
và sử dụng nước một cách phù hợp.
1.1.2.3. Tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt
Hiện nay chất lượng của nguồn nước sinh hoạt được đánh giá theo quy chuẩn của
Bộ y tế, cụ thể như sau:
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn này quy định giới hạn các chỉ tiêu chất lượng
đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt dùng thông thường không sử dụng để ăn
uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm

(Phụ lục 5).
Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh
doanh nước sinh hoạt bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích
sinh hoạt (công suất dưới 1000m3/ngày.đêm ).
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn này quy định giới hạn các chỉ tiêu chất lượng
đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (Phụ
lục 6).
Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh
doanh nước ăn uống bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh
hoạt (công suất 1000m3/ngày.đêm trở lên).
- Tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT: Áp dụng đối với nước dùng để uống trực tiếp.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì hầu hết các công trình cấp nước đều
thuộc đối tượng áp dụng của QCVN 02:2009/BYT, riêng đối với Nhà máy nước Ái
Nghĩa thuộc đối tượng áp dụng QCVN 01:2009/BYT. Mỗi chỉ tiêu quy định trong các


10

Quy chuẩn đều có mức độ đánh giá cụ thể. Trên các chỉ tiêu đó mà các cơ quan chức
năng có thể đánh giá và kiểm tra chất lượng nguồn nước và tiêu chuẩn xây dựng nhà
máy, trạm cấp nước, đồng thời là cơ sở để người tiêu dùng tự kiểm tra đánh giá chất
lượng nguồn nước mà gia đình mình đang sử dụng.
1.2. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC
1.2.1. Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là nguồn sống thiết yếu cho tất cả
các sinh vật trên quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất
hiện, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Tuy nhiên,
trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nguồn tài nguyên nước đang bị ô
nhiễm và dần cạn kiệt. Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa
bởi ô nhiễm. Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm

chất lượng nguồn nước trên toàn thế giới. Hoạt động của con người trong hơn 50 năm
qua là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước chưa từng có trong lịch sử.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ
vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước
quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc
tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Sự phân bố nước trên trái đất có 97 % nước mặn (Nước đại dương) và chỉ 3%
nước ngọt. Trong 3% nước ngọt chỉ có 0,3% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi
nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng trải rộng
ở Bắc và Nam cực. Trong 0,3% nước mặt đó có 87% nước ao hồ, 2% sông ngòi và
đầm lầy 11% ( Hình 1.2).

(Nguồn: Cục địa chất Mỹ (USGS))
Hình 1.2. Sự phân phối của nước trên trái đẩt


11

Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp,
20% cho công nghiệp và 10% cho sinh hoạt gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng nước
sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia tăng.
LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng thẳng và
khan hiếm nước vào năm 2025. Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu nước
sạch. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ
dùng từ 600 đến 800 lít nước. Tại các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150
lít/ ngày. Trong lúc đó, nhiều vùng ở Châu Phi, phần đông cư dân không có hơn một
lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân. Tại châu Á và châu Phi có 141 triệu dân cư ở các
thành phố lớn không được bảo đảm về nước ngọt và nước sạch.

Do sự gia tăng dân số của thế giới kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông
nghiệp, nên việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn
kiệt nguồn nước trong tương lai.
1.2.2. Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam
Việt Nam có nguồn nước tương đối dồi dào. Tổng sản lượng nước mặt trung bình
vào mùa mưa hàng năm là 800 tỷ m3, phần lớn do sông Hồng và sông Cửu Long cung
cấp. Tuy nhiên, vào các tháng khô hạn, lượng nước chỉ còn lại khoảng 15 – 30%. Về
lượng nước ngầm, theo ước tính Việt Nam chứa khoảng 48 tỷ m3/năm và trung bình
hàng năm, người dân sử dụng khoảng 1 tỷ m3. Nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp ở
Việt Nam hàng năm là 76,6 tỷ m3 chỉ đủ cung ứng cho 80% đất trồng trọt trên toàn
quốc (9,7 triệu hecta). Do đó, nhiều nơi tình trạng thiếu nước cho nhu cầu nông nghiệp
vẫn còn trầm trọng.
Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại các
vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên nhân
gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm đau, bị đi
ngoài do uống nước không sạch. Phần lớn nước ở các vùng nông thôn Việt Nam bị ô
nhiễm, chủ yếu là nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút. Người dân lấy nước từ
nguồn nước mặt, nước giếng đào nông.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế hiện chỉ có khoảng 60% dân số Việt Nam
được tiếp cận với nước sạch và nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày. Trong số
52% dân thành thị được tiếp cận với nguồn nước được cho là sạch và hợp vệ sinh thì
chỉ có 15% thực sự có nước sạch.
Tại các vùng nông thôn và vùng núi xa xôi của Việt Nam, người dân chủ yếu vẫn
dùng loại nước thứ hai là nước hợp vệ sinh được lấy từ sông, suối và nước giếng. Theo
số liệu của Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thônthì tính đến


12

hết năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn của cả nước được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt

85,7%, trong đó, 49% được sử dụng nước đạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.
Hiện trung bình mỗi người dân nông thôn Việt Nam chỉ được dùng khoảng từ 30
đến 50 lít nước một ngày, ít hơn 10 lần so với người dân tại các nước phát triển.
Thống kê tổng hợp của Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn cho biết, mặc dù nước ta thực hiện khá hiệu quả Chương trình nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, nhưng đến cuối năm 2015 chỉ 43,5% dân số nông thôn
được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, số còn lại từ công trình cấp
nước nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình do người dân tự trang bị. Tỷ lệ người dân nông thôn
được sử dụng nước sạch chưa cao là do các công trình cấp nước tập trung hoạt động
chưa hiệu quả. Trong số 16.342 công trình cấp nước tập trung, chỉ có 33,5% công trình
hoạt động bền vững; tỷ lệ hoạt động ở mức trung bình là 37,8%; kém hiệu quả là
16,7% và 12% công trình ngừng hoạt động.
1.2.3. Tình hình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.3.1. Tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam có hệ thống sông ngòi tương đối lớn với tổng chiều dài 900 km,
trong đó có 337 km đã đưa vào khai thác, bao gồm 9 con sông chính. Nguồn nước mặt
lớn với diện tích lưu vực và lưu lượng dòng chảy khá lớn. Có thể nói Quảng Nam là
địa bàn có điều kiện thuận lợi về cung cấp nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp và
các ngành kinh tế dân sinh khác. Các sông ở Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn thay
đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Thượng nguồn các
sông là những lợi thế để xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện vừa và nhỏ như
(thuỷ điện Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung, Đắc My...), nhằm
hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề
bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho
dân cư đô thị và nông thôn.
Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn tại Quảng Nam đã được
triển khai từ năm 2000, trong thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ
đạo các sở, ban ngành, cũng như UBND các thành phố, các huyện, xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện chương trình nước sạch và VSMT nông thôn. Chương trình đã đạt
được kết quả nhất định, nâng cao số hộ được sử dụng nước sạch, góp phần không nhỏ

vào cải thiện điều kiện sinh hoạt của cộng đồng dân cư đặc biệt là khu vực nông thôn,
phù hợp với chiến lược Quốc gia trong việc giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho
sinh hoạt và các nhu cầu vệ sinh trong gia đình. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như
vốn từ các tổ chức Quốc tế, từ ngân sách Trung ương, địa phương và người hưởng lợi
đã thu được những thành công, tăng nhanh tỷ lệ dân số có nước dùng cho sinh hoạt.


13

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam thì đến năm 2014, tỷ lệ số người dân sử
dụng nước HVS là 83,54% chưa đạt so với mục tiêu đề ra là 85%. Trong đó, số dân sử
dụng nước sạch đáp ứng QCVN:02/2009/BYT còn quá thấp, chỉ khoảng 39,5% chưa
đạt mục tiêu đề ra là 50%. Chưa đảm bảo cấp đủ nước cho người dân trong những năm
khô hạn. Nhiều công trình đã không đủ nước để xử lý cấp cho dân trong khi đó theo
tính toán mức đảm bảo là cấp 60l/người-ngày.
1.2.3.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua
Cùng với sự phát triển của xã hội, xu thế của người dân ngày càng có nhu cầu sử
dụng nguồn nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung. Theo thống kê và
đánh giá từ năm 2000 cho đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng khoảng
490 công trình cấp nước tập trung, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng trên 360 tỷ
đồng, trong đó có một số công trình có quy mô lớn hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tính đến
năm 2014 trên địa bàn toàn tỉnh tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là
83,54% [2].
Qua số liệu hiện trạng về cấp nước tập trung có thể nhận định rằng số lượng công
trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh cho đến nay tương đối nhiều nhưng số người
dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung là 266.075/1.422.549 người,
chiếm tỷ lệ 18,7% trên tổng số dân sử dụng nước HVS trong toàn tỉnh.
1.2.3.3. Tình hình quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập

trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Theo số liệu khảo sát của Trung tâm nước sạch và tư vấn thủy lợi tỉnh thì hiện
chỉ có 77 trên tổng số 490 hệ thống cấp nước được đánh giá hoạt động bền vững,
chiếm tỷ lệ 15,71%, số công trình này chủ yếu nằm ở các huyện đồng bằng như: Duy
Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An.
Các công trình cấp nước tập trung chủ yếu là công trình tự chảy với quy mô công
suất nhỏ, chưa có hệ thống xử lý nước theo tiêu chuẩn Quốc gia. Tình trạng hoạt động
của nhiều hệ thống công trình đã xuống cấp thậm chí có một số công trình đã ngừng
hoạt động.
Mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chủ
yếu là UBND xã hoặc HTX quản lý, còn lại Trung tâm nước sạch và tư vấn thủy lợi và
Công ty CP MTĐT trực tiếp quản lý (Bảng 1.1)


×