Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trƣờng
Mã số

: 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ KIM THOA

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Kim Ngân


TÓM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Võ Thị Kim Ngân

Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trƣờng

Mã số: 60.52.03.20 Khóa K30

Trƣờng Đại học Bách Khoa - ĐHĐN

Tóm tắt - Ứng dụng GIS trong công tác quản lý môi trƣờng nói chung và quản lý chất
thải rắn nói riêng đã và đang đƣợc nghiên cứu, áp dụng trên thế giới. Ở nƣớc ta, GIS cũng đã

đƣợc áp dụng quản lý ở một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Với mục
tiêu nhằm phục vụ công việc hiện tại, góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu, cải thiện hệ thống thu
gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở giúp nhà quản lý gi m s t tốt và n ng cao hiệu
quả công t c thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng, chúng tôi đã tiến hành đ nh gi hiện trạng, x c định các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
và kiến nghị một số giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, ứng
dụng GIS là một trong các giải ph p đƣợc tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đạt đƣợc
hiệu quả tối ƣu, t c giả đề xuất chính quyền địa phƣơng cần triển khai đồng bộ các giải pháp
quản lý và kỹ thuật, đầu tƣ kinh phí để cơ giới hóa trang thiết bị, phƣơng tiện thu gom. Mặt
khác, hoàn chỉnh chính sách, pháp luật và tăng cƣờng tuyên truyền kết hợp xử lý vi phạm
hành chính để nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của mọi ngƣời dân.
Từ khóa - GIS, thu gom, vận chuyển, chất thải rắn sinh hoạt, giải pháp

ASSESSING THE CURRENT SITUATION AND PROPOSING
SOLUTIONS TO IMPROVE THE COLLECTION AND TRANSPORTATION
OF DOMESTIC SOLID WASTE IN HAI CHAU DISTRICT, DANANG.
Abstract - The application of GIS in the environmental management generally and the
solid waste management particularly has been proved to be effective all over the world. In
Vietnam, however, GIS has been applied limitedly in some big cities such as Hanoi or HCM
City. With the aim of establishing the database and improving the collection and
transportation system, I have conducted the assessment of the current situation of domestic
solid waste in Danang, specifically in Hai Chau District, identified its shortcomings,
limitations, causes and proposed further solutions to improve the management. In this case,
GIS application in managing domestic solid waste has been decided as the focus of our
current research. On the other hand, to achieve the best possible outcome, I would suggest the
local government in Hai Chau District to implement widely and comprehensively managing
and technical solutions, invest efficiently in mechanizing collecting equipments and
transportation. Besides, perfecting laws and policies related, promoting the propaganda and
penalizing administrative offences should be paid attention to by the government so as to raise
the awareness of protecting the environment among the inhabitants.

Key words - GIS, collection, transportation, solid waste, solutions


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Phƣơng ph p nghiên cứu ....................................................................................3
5. Ý nghĩa đề tài ......................................................................................................3
6. Bố cục luận văn...................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ..............................................5
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt ...................................5
1.1.2. Phân loại CTR ...............................................................................................5
1.1.3. Nguồn phát sinh, thành phần và tính chất của CTRSH ................................7
1.1.4. Công tác quản lý quản lý CTR ở Việt Nam..................................................8
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ
THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH ..........................................................................12
1.2.1. Khái niệm về GIS .......................................................................................12
1.2.2. Các thành phần của GIS .............................................................................13
1.2.3. Chức năng của GIS .....................................................................................13
1.2.4. Giới thiệu phần mềm ArcGIS .....................................................................14
1.2.5. Ứng dụng ArcGIS trong quản lý thu gom, vận chuyển CTR .....................15
1.2.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR tại một số nƣớc trên

thế giới và ở Việt Nam ..................................................................................................16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....21
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................21
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................21
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................30
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................30
2.3.1. Phƣơng ph p nghiên cứu c c cơ sở lý thuyết .............................................30
2.3.2. Phƣơng ph p thu thập thông tin, số liệu, kế thừa .......................................30
2.3.3. Phƣơng ph p khảo sát thực địa ...................................................................31
2.3.4. Phƣơng ph p ph n tích và xử lý số liệu ......................................................31


2.3.5. Phƣơng ph p số hóa bản đồ ........................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................32
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU ...............................32
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh ...................................................................................32
3.1.2. Khối lƣợng phát sinh ..................................................................................33
3.1.3. Thành phần CTRSH tại quận Hải Châu .....................................................34
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU ..............................34
3.2.1. Hệ thống quản lý hành chính quản lý CTRSH tại quận Hải Châu .............34
3.2.2. Hiện trạng ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH tại quận Hải Châu .........35
3.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN
HẢI CHÂU ....................................................................................................................36
3.3.1. Mô hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu ..............................................36
3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực và trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công tác
thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu..........................................................37
3.3.3. Phƣơng thức thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu .................39
3.3.4. Trạm trung chuyển và c c điểm tập kết thùng rác ......................................41
3.3.5. Lộ trình xe thu gom, vận chuyển ................................................................44

3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN
CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU ................................................................45
3.4.1. Những thuận lợi ..........................................................................................45
3.4.2. Những khó khăn và hạn chế .......................................................................45
3.4.3. Nguyên nhân ...............................................................................................46
3.5. DỰ BÁO GIA TĂNG DÂN SỐ, KHỐI LƢỢNG CTRSH PHÁT SINH VÀ
PHƢƠNG TIỆN THU GOM CẦN TRANG BỊ ĐẾN NĂM 2030 ...............................46
3.5.1. Căn cứ .........................................................................................................46
3.5.2. Phƣơng thức tính .........................................................................................47
3.5.3. Kết quả dự báo ............................................................................................48
3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN
CHUYỂN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU ..........................................50
3.6.1. Ứng dụng GIS quản lý công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải
Châu ...............................................................................................................................50
3.6.2. Giải ph p đầu tƣ cơ giới hóa đồng bộ phƣơng tiện thu gom, vận chuyển
CTRSH tại quận Hải Châu ............................................................................................64
3.6.3. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức ngƣời dân và triển khai Phân
loại rác thải sinh hoạt tại nguồn .....................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
QUYẾT ĐỊNH GIA HẠN THỜI GIAN HỌC TẬP (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP
CTR
CTRSH
CTNH

GIS
GPS
KT-XH
NQ

UBND
XNMT

: Chính phủ
: Chất thải rắn
: Chất thải rắn sinh hoạt
: Chất thải nguy hại
: Geographic Information Systems Hệ thống thông tin địa lý
: Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
: Kinh tế - xã hội
: Nghị quyết
: Quyết định
: Ủy ban nhân dân
: Xí nghiệp Môi trƣờng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Tình hình dân số quận Hải Ch u năm 2016

24

2.2

Thống kê dân số, diện tích, mật độ d n cƣ 13 phƣờng năm 2016

24

3.1

Khối lƣợng trung bình CTRSH thu gom qua c c năm từ 2014– 2016

33

3.2

Khối lƣợng CTRSH ph t sinh điều tra đƣợc

34

3.3

Thành phần rác thải sinh hoạt

34


3.4

Thống kê phản ánh về ô nhiễm môi trƣờng từ 2014 - 2016

36

3.5

Phƣơng tiện thu gom, vận chuyển CTRSH

37

3.6

Số lƣợng thùng rác tại các tuyến đƣờng thu gom rác theo giờ

38

3.7

Hiện trạng địa bàn xe bagac thực hiện thu gom

39

3.8

Số lƣợng thùng rác tại c c điểm tập kết điều tra đƣợc

42


3.9

Số chuyến thu gom CTRSH quận Hải Châu

44

3.10

Dự b o gia tăng d n số quận Hải Ch u đến năm 2030

48

3.11

Dự b o khối lƣợng CTRSH ph t sinh đến năm 2030

48

3.12

Dự báo số lƣợng thùng rác cần đầu tƣ cho quận Hải Châu

49

3.13

Mô tả chi tiết cấu trúc các lớp dữ liệu

51


3.14

Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

55

3.15

Phân chia loại hình thu gom rác thải theo độ rộng kiệt, đƣờng

65

3.16

Số công nhân phục vụ thu gom r c khi đầu tƣ cơ giới hóa

65

3.17

Tổng kinh phí dự kiến đầu tƣ cơ giới hóa

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
hình


Tên hình

Trang

1.1

Rác hữu cơ dễ phân hủy

5

1.2

Rác thải khó phân hủy

6

1.3

Chất thải nguy hại

7

1.4

Sơ đồ hệ thống thu gom CTR đô thị ở Việt Nam

9

1.5


Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR

10

1.6

Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý

13

2.1

Bản đồ hành chính quận Hải Châu

21

3.1

Một số hình ảnh về nguồn phát sinh CTRSH

32

3.2

Một số hình ảnh về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng
mỹ quan

33


3.3

Hệ thống quản lý hành chính nhà nƣớc đối với CTRSH

35

3.4

Hệ thống quản lý CTRSH tại quận Hải Châu

36

3.5

Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận

40

3.6

Phƣơng tiện thu gom CTRSH tại quận Hải Ch u

40

3.7

Thống kế số vị trí tập kết thùng rác từ năm 2014 đến 2016

41


3.8

Một số hình ảnh tại các vị trí tập kết thùng rác

43

3.9

Dự báo khối lƣợng phát sinh và khối lƣợng thu gom

49

3.10

Cấu trúc lớp dữ liệu

50

3.11

Hộp thoại Add Field

53

3.12

Hiển thị thông tin phƣờng Hòa Thuận Tây bằng cửa sổ Identify

53


3.13

Kết quả chồng lớp bản đồ "Phuong xa quan hai chau" trên
ArcMap

54

3.14

Cửa sổ Create New Shapefile cho lớp“tuyen thu gom”

55

3.15

Thanh Editor dùng để biên tập dữ liệu

56

3.16

Tạo mới tuyến thu gom đƣờng Phan Châu Trinh

56

3.17

C c điểm khảo s t sau khi đƣợc đ nh dấu trên bản đồ

56


3.18

Bản đồ hiện trạng vị trí đặt thùng rác 240 lít thu gom rác thải
theo giờ tại 41 tuyến đƣờng chính

58

3.19

Bản đồ hiện trạng vị trí c c điểm tập kết thùng rác

59

3.20

Bản đồ hiện trạng các tuyến thu gom chính

60


Số hiệu

Tên hình

Trang

Bản đồ đề xuất vị trí đặt thùng 660 lít thay thế thực hiện thu gom

61


hình
3.21

rác thải theo giờ
3.22

Quy trình xây dựng bản đồ chuyên đề hiện trạng tuyến thu gom
điểm tập kết

62

3.23

Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ đề xuất vị trí

63

thùng rác thay thế
3.24

Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH

64

3.25

Quy trình phân loại rác thải tại nguồn ph t sinh trên địa bàn

67


quận


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Hải Châu là trung tâm kinh tế, văn ho , xã hội, chính trị giáo dục của thành
phố Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu của c c cơ quan hành chính nhà nƣớc, các
doanh nghiệp, các trung tâm thƣơng mại lớn và khu d n cƣ đông đúc. Quận Hải Châu
có tầm quan trọng trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt, trong
đó công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng luôn
đƣợc quan t m, đặt ra nhiều thách thức cũng nhƣ yêu cầu rất cao của ngƣời dân về một
môi trƣờng xanh, sạch, đẹp.
Trong thời gian qua, c c đơn vị phục vụ vệ sinh đã cùng với chính quyền địa
phƣơng nỗ lực nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và tồn tại nhƣ: công
tác thu gom chủ yếu là phƣơng pháp thủ công; sự ph n công địa bàn cho công nhân
thu gom rác trong một số trƣờng hợp vẫn chƣa hợp lý, do đó làm lãng phí sức lực, thời
gian của công nhân; phƣơng tiện thu gom còn thiếu chƣa đ p ứng đƣợc nhu cầu nên
chƣa thu gom triệt để lƣợng rác phát sinh trong các khu dân cƣ; thiếu vị trí tập kết
thùng rác chờ xe nâng gắp, mặt kh c c c điểm đặt thùng này là những điểm ô nhiễm
môi trƣờng cục bộ, có nhiều kiến nghị của ngƣời dân về tình trạng nƣớc rỉ rác chảy ra
do thùng nứt bể, mất nắp làm phát sinh mùi hôi, r c rơi vãi gây hình ảnh nhếch nhác,
phản cảm trong mắt khách du lịch. Hơn nữa, việc áp dụng giải ph p thí điểm đặt thùng
và thu gom rác theo giờ trong hơn hai năm gần đ y, cụ thể đặt thùng từ 17 giờ đến 21
giờ hàng ngày tiến hành thu gom, vận chuyển đã góp phần làm giảm số lƣợng và thời
gian đặt thùng tại một số tuyến đƣờng chính nhƣng cũng không hạn chế đƣợc tình
trạng rác tồn đọng, r c rơi vãi g y ô nhiễm môi trƣờng và mất mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, Hải Ch u đang và sẽ phát triển mạnh về dịch vụ và du lịch, trong
thời gian tới sẽ phát sinh lớn lƣợng rác thải song song với yêu cầu cần tiến hành cơ
giới hóa đồng bộ phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác thải kịp thời, hạn chế tối đa
tình trạng r c rơi vãi trên đƣờng phố, tồn lƣu trên vỉa hè…; mặt kh c công tác vạch
tuyến thu gom vẫn là phƣơng ph p thủ công, truyền thống, điều tra khảo sát các tuyến
đƣờng theo km đƣờng với chiều dài, chiều rộng tuyến đƣờng phù hợp với xe ép rác và
số hộ dân tại khu vực đó làm tốn nhiều công sức, tốn thời gian cho quá trình khảo sát
tuyến thu gom cũng nhƣ thời gian để thống nhất tuyến thu gom và khi thiết lập tuyến
thu gom nhà quản lý chỉ chú trọng đến tuyến đƣờng sẽ thu gom mà chƣa đề cập đến số
lƣợng c c phƣơng tiện, thùng rác, số chuyến thu gom cần phải bố trí.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Hải Ch u giai đoạn 2016 – 2020
cũng nhƣ c c chủ trƣơng của Quận ủy, UBND quận Hải Châu thông qua Nghị quyết
số 03/NQ-QU ngày 07/4/2011 về đảm bảo trật tự đô thị - vệ sinh môi trƣờng, Quyết
định số 1618/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 cũng đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020:


2

100% rác thải sinh hoạt đƣợc phân loại tại nguồn và thu gom triệt để; cơ giới hóa, xã
hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, đƣa quận Hải Châu trở thành
quận kiểu mẫu về vệ sinh môi trƣờng của thành phố, góp phần xây dựng Đà Nẵng –
thành phố môi trƣờng.
Với mong muốn phục vụ công việc hiện tại, góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu, cải
thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở giúp nhà quản lý gi m
s t tốt và n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
địa phƣơng, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạ ại ận ải
Châu, thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

- Đ nh gi hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Ch u,
thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải ph p nhằm n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận
chuyển CTRSH trên địa bàn quận Hải Ch u, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên cơ sở đó xác
định những tồn tại cần khắc phục, giải quyết trong công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn quận.
- Đề xuất một số giải ph p nhằm n ng cao công t c quản lý CTRSH trên địa bàn
quận.
- Ứng dụng GIS để thiết lập bản đồ chuyên đề: vạch tuyến thu gom, vận chuyển
CTRSH tại c c khu d n cƣ, bản đồ hệ thống sắp xếp các thùng rác, bản đồ vị trí các
điểm tập kết thùng rác.
- Dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh, số lƣợng thùng rác cần phải đầu tƣ hàng
năm và đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối ượng nghiên cứu
- Tình hình phát sinh CTRSH tại quận Hải Châu (nguồn phát sinh, thành phần,
khối lƣợng), tập trung tìm hiểu đối với CTRSH phát sinh từ hộ gia đình.
- Tình hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu (thu gom, vận chuyển, c c văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH).
- Cơ sở lý thuyết về công nghệ GIS (sử dụng phần mềm ArcGIS).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
13 phƣờng thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp h hập số liệ

h
Phƣơng ph p này nhằm tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên
cứu trƣớc đ y nhƣ c c b o c o đề tài nghiên cứu, c c b o c o có liên quan, c c quy
định hiện hành về công t c quản lý CTR, c c văn bản hƣớng dẫn thu gom, vận chuyển
CTRSH ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Các thông tin sẽ đƣợc xem xét lựa chọn phù hợp,
tin cậy để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài.
Dữ liệu nền đƣợc thu thập: điều kiện tự nhiên, khí tƣợng thủy văn, tình hình ph t
triển KT-XH, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng quản lý CTRSH tại khu vực. Từ
đó rút ra những kết luận khoa học.
Thiết lập dữ liệu không gian: xây dựng dữ liệu cơ sở từ nguồn dữ liệu bản đồ nền
hiện trạng sử dụng đất hoặc bản đồ cad của Ph ng Tài nguyên và Môi trƣờng hiện có
và dữ liệu thuộc tính: sử dụng số liệu thống kê (hiện trạng sử dụng đất, giao thông, khu
d n cƣ, khu công nghiệp, tuyến thu gom rác hiện có).
4.2. Phương pháp hả á h đ
- Khảo s t thực tế công t c thu gom, lộ trình vận chuyển r c, điểm đặt thùng
r c… cũng nhƣ công t c quản lý chất thải rắn.
- Tham khảo ý kiến của ngƣời d n, c c công nh n trực tiếp thực hiện việc thu
gom vận chuyển chất thải rắn và c c c n bộ quản lý môi trƣờng của địa phƣơng.
- Quan sát và chụp lại các hình ảnh sống động và cần thiết.
4.3. Phương pháp ph n h ổng hợp và
ố iệ
- Sử dụng c c phần mềm Word, Excel để tổng hợp, ph n tích và xử lý c c số liệu
đã thu thập đƣợc.
- Dựa vào các số liệu điều tra, khảo sát thực tế để đ nh gi hiện trạng và đề xuất
c c giải ph p n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận chuyển.
4.4. Phương pháp ố h á ản đ
Từ bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch quận Hải Ch u dùng phần mềm ArcGIS
để số ho lại c c lớp bản đồ (nhƣ: bản đồ giao thông, bản đồ ranh giới hành chính, bản
đồ mạng lƣới điểm thu gom…) phù hợp với mục tiêu của đề tài. Từ đó thiết lập mô
hình dữ liệu GIS để quản lý chất thải rắn, dự b o khối lƣợng r c ph t sinh, nhu cầu đầu

tƣ phƣơng tiện thu gom r c thải.
5. Ý nghĩa đề tài
5.1. Ý nghĩ h học
- Tạo cơ sở dữ liệu môi trƣờng để lƣu trữ có hệ thống số liệu về CTRSH trên địa
bàn quận Hải Châu.
- Làm cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý nhà nƣớc đ nh gi đƣợc hiện trạng
thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận.
- Nghiên cứu đƣa ra một số giải ph p nhằm n ng cao hiệu quả công t c thu gom,
vận chuyển CTRSH nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.


4

5.2. Ý nghĩ h c tiễn
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cao. Kết quả từ qu trình đ nh gi hiện trạng công
tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận giúp cơ quan quản lý môi trƣờng
hoạch định các chính sách, giải pháp quản lý trên lĩnh vực này tốt hơn.
Hiện tại, trên địa bàn quận Hải Ch u gồm 13 phƣờng, có 02 xí nghiệp môi trƣờng
thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Ph ng Tài nguyên và Môi
trƣờng là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận Hải Ch u có tr ch nhiệm quản
lý tình hình vệ sinh môi trƣờng tuy nhiên công t c quản lý chất thải rắn vẫn chủ yếu
dựa vào phƣơng thức thủ công: việc theo dõi, lƣu trữ thông tin tiến hành riêng lẻ, chƣa
hệ thống và chủ yếu thể hiện trên văn bản giấy tờ, bản đồ giấy, chƣa số ho dữ liệu do
đó quản lý không chặt chẽ, việc khai thác cập nhật, lƣu trữ, truy xuất, chia sẽ dữ liệu
gặp nhiều khó khăn g y bất lợi khi kết hợp giữa các ngành chức năng có liên quan.
Việc ứng dụng GIS trong quản lý công t c thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa
bàn quận Hải Ch u với mục đích so s nh giữa việc ứng dụng GIS để thiết lập tuyến
thu gom, vận chuyển với tuyến thu gom hiện tại, giúp cơ quan quản lý đ nh gi đƣợc
hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn; đƣa ra c c quyết định tối ƣu hóa
số lƣợng điểm đặt thùng r c, điểm tập kết thùng r c, trạm trung chuyển và lộ trình c c

tuyến vận chuyển r c hợp lý đồng thời tạo cơ sở dữ liệu nền về hệ thống quản lý CTR
với phƣơng ph p quản lý bằng công nghệ giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, đƣa ra
c c giải ph p quản lý tốt hơn trong tƣơng lai.
6. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng ph p nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Theo Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 th ng 4 năm 2015 của Chính
phủ về Quản lý chất thải và phế liệu thì CTR và CTRSH đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (c n gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc c c hoạt động kh c [7].
- CTRSH (c n gọi là r c sinh hoạt) là chất thải rắn ph t sinh trong sinh hoạt
thƣờng ngày của con ngƣời [7].
R c thải sinh hoạt ph t sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ c c khu d n cƣ, từ c c hộ gia
đình, chợ và c c tụ điểm buôn b n, nhà hàng, kh ch sạn, công viên, khu vui chơi giải
trí, trƣờng học...
1.1.2. Phân loại CTR
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

- Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTRSH đô thị, CTR xây
dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế.
- Nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy
hại và CTR thông thƣờng.
Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lƣợng và
thành phần CTR.
a) Phân loại chất thải rắn dựa vào tính chất
Có thể phân thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy.
- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi
trƣờng tự nhiên sau một thời gian ngắn, nhƣ: l cây, rau quả, vỏ tr i c y, x c động vật,
ph n động vật …

Hình 1.1 Rác hữu cơ dễ phân hủy
- Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lƣu trong môi trƣờng
tự nhiên rất l u, nhƣ: kim loại, cao su, nhựa, vải, đồ điện...


6

Hình 1.2 Rác thải khó phân hủy
b) Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia ra: [5].
- CTRSH: Bao gồm chất thải rắn từ các hộ gia đình, khu d n cƣ, cơ quan, trƣờng
học, khách sạn, nhà hàng, chợ... Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dƣ thừa, giấy,
cactong, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,...
- CTR xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đƣờng xá, dỡ bỏ
c c công trình cũ. Chất thải mang đặc trƣng riêng trong x y dựng: sắt thép vụn, gạch
vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, c c đồ dùng cũ không dùng nữa.
- CTR công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công, qu trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,...

- CTR nông nghiệp và làng nghề: Nguồn chất thải chủ yếu từ c c c nh đồng sau
mùa vụ, các trang trại, c c vƣờn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dƣ thừa, phân gia
súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm,
chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
- CTR y tế: chất thải phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế...
c) Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại
- Chất thải rắn thông thƣờng
Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại Hội nghị Môi trƣờng
toàn quốc tháng 9/2015 thì khối lƣợng CTRSH thông thƣờng phát sinh trong cả nƣớc
vào khoảng 63 nghìn tấn/ngày. Đối với các khu vực đô thị, lƣợng CTRSH phát sinh
tiếp tục gia tăng và có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng
trung bình 10%/năm.
- Chất thải nguy hại
Trong giai đoạn hiện nay, lƣợng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất lớn
đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia giai
đoạn 2011 - 2015, tổng lƣợng phát sinh CTNH khoảng 800 nghìn tấn/ngày. Phát sinh
CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn
yếu dẫn đến khó khăn trong công t c quản lý và xử lý.
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thƣơng mại tiêu
dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát
sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ,


7

hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý. Tùy theo
cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia
các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành các nguồn chính nhƣ: từ hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại, quân sự, y tế và sinh hoạt thƣờng ngày.


Hình 1.3 Chất thải nguy hại
1.1.3. Nguồn phát sinh, thành phần và tính chất của CTRSH
a) Nguồn phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong sinh hoạt thƣờng ngày của con
ngƣời, có thể phân thành các nhóm nguồn ph t sinh nhƣ sau:
- Khu d n cƣ;
- Trung t m thƣơng mại, chợ;
- C c cơ quan, trƣờng học, trung tâm nghiên cứu;
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
- Vệ sinh đƣờng phố, phát quang...
b) Thành phần CTRSH
Thành phần CRTSH ở mỗi đô thị phụ thuộc vào từng địa phƣơng, vào c c mùa
khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác 6.
c) Tính chất của CTRSH
- Tính chất lý học của CTRSH
Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khối
lƣợng riêng, độ ẩm, kích thƣớc hạt và sự phân bố của kích thƣớc, khả năng giữ nƣớc
và độ xốp (độ rỗng) của r c đã nén. Trong đó, khối lƣợng riêng và độ ẩm là hai tính
chất đƣợc quan tâm nhất trong công tác quản lý CTRSH.
- Tính chất hóa học của CTRSH
Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai tr
quan trọng trong việc đ nh gi , lựa chọn phƣơng ph p xử lý và tái sinh chất thải. Ví dụ
nhƣ khả năng đốt cháy CTR tùy thuộc vào thành phần hóa học của nó. Nếu CTR đƣợc
sử dụng làm nguyên liệu cho qu trình đốt thì các tiêu chí phân tích hóa học quan
trọng nhất sẽ là: điểm nóng chảy của tro, phân tích thành phần nguyên tố CTR, nhiệt
trị của CTR (năng lƣợng chứa trong rác).


8


Đối với phần rác hữu cơ dùng làm ph n compost hoặc thức ăn gia súc ngoài
thành phần những nguyên tố chính, cần phải x c định các thành phần vi lƣợng.
- Đặc tính sinh học của CTRSH
Tính chất quan trọng của CTRSH là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể đƣợc
chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ. Sự tạo mùi
hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong
CTRSH chẳng hạn nhƣ r c thực phẩm [13].
d) Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người
- Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí: Nguồn r c thải từ c c hộ gia đình
thƣờng là c c loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng r c thải ra. Khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho c c thành
phần hữu cơ ph n huỷ, thúc đẩy nhanh qu trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó
chịu cho con ngƣời. C c chất thải khí ph t ra từ c c qu trình này thƣờng là H2S, NH3,
CH4, SO2, CO2.
- Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc: Theo thói quen nhiều ngƣời thƣờng đổ r c tại
bờ sông, hồ, ao, cống rãnh, lƣợng r c này sau khi bị ph n huỷ sẽ t c động trực tiếp và
gi n tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực.
- Ảnh hƣởng của r c thải tới môi trƣờng đất: Trong thành phần r c thải có chứa
nhiều c c chất độc, do đó khi r c thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng thì c c chất độc x m
nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều
loài động vật không xƣơng sống, ếch nh i ... làm cho môi trƣờng đất bị giảm tính đa
dạng sinh học và ph t sinh nhiều s u bọ ph hoại c y trồng.
- Ảnh hƣởng của r c thải đối với sức khoẻ con ngƣời: Trong thành phần r c thải
sinh hoạt, thông thƣờng hàm lƣợng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại r c này rất dễ bị ph n
huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. R c thải không đƣợc thu gom, tồn đọng trong không
khí, l u ngày sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời sống xung quanh. Hàng năm, theo
Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu ngƣời chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc
c c bệnh có liên quan tới r c thải.
1.1.4. Công tác quản lý CTR ở Việt Nam
a) Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, ph n loại, đóng gói và lƣu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền chấp thuận.
- Vận chuyển chất thải rắn là qu trình chuyên chở CTR từ nơi ph t sinh, thu
gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, t i chế, t i sử dụng hoặc bãi chôn lấp.
- Có 02 loại hình thu gom: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp:
+ Thu gom sơ cấp là thu gom r c thải từ nguồn ph t sinh ra nó và chở đến bãi
chứa chung, c c địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp.


9

+ Thu gom thứ cấp là thu gom c c loại CTR từ c c điểm thu gom chung trƣớc
khi vận chuyển chúng theo từng thành phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung
chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp r c bằng c c loại phƣơng tiện chuyên dụng
có động cơ.
- Hệ thống thu gom có nhiều cách phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau,
thông thƣờng có 02 dạng:
+ Hệ thống xe thùng di động: là hệ thu gom trong đó có c c thùng chứa đầy rác
đƣợc chuyên chở đến bãi rác thải rồi đƣa thùng không về vị trí tập kết r c ban đầu. Hệ
thống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn,
cũng có thể nhấc thùng r c đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết. Hệ
thống thùng xe di dộng đ i hỏi các xe tải và các trang thiết bị nhƣ: xe n ng, xe kéo, xe
có tời kéo…
+ Hệ thống thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó c c thùng chứa đầy rác
vẫn cố định đặt ở nơi điểm tập kết rác, trừ khoảng thời gian rất ngắn để nhấc lên đổ rác
vào xe thu gom.
CTR nhà dân,
trong ngõ


Túi,
thùng

CTR nhà dân,
ngoài phố

Thùng
rác

Điểm tập kết

Xe ba gác

Xe trung chuyển

Xe cuốn ép
container

CTR chợ,
siêu thị
CTR công
cộng

CTR đƣờng
phố

Thùng
rác

Trạm trung chuyển


Khu xử lý

Thùng
rác

Thùng
rác

Xe cuốn ép

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống thu gom CTR đô thị ở Việt Nam
- Nguyên tắc x c định tuyến thu gom: Để hoạt động thu gom và vận chuyển CTR
cho từng khu vực đạt hiệu quả cao nhất, c c nhà quản lý phải nắm vững tình hình từng
khu vực cụ thể để có thể vạch tuyến thu gom hợp lý nhất, lịch trình cho từng tuyến thu
gom ngắn nhất. Cần xem xét c c yếu tố dƣới đ y khi chọn tuyến thu gom và vận
chuyển:


10

+ X c định những chính s ch, đƣờng lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ
thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom.
+ Khảo s t đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành nhƣ là: số ngƣời của đội thu
gom, loại xe thu gom.
+ Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải đƣợc bố trí để nó bắt đầu và kết thúc
gần đƣờng phố chính.
+ Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải đƣợc bắt đầu ở đỉnh dốc
và đi tiến xuống dốc khi xe đã thu gom đƣợc chất thải nặng dần.
+ Tuyến thu gom phải đƣợc bố trí sao cho container cuối cùng đƣợc thu gom trên

tuyến đặt gần bãi đổ nhất.
+ CTR ph t sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải đƣợc thu gom vào thời
điểm sớm nhất trong ngày.
+ C c nguồn có khối lƣợng CTR ph t sinh lớn phải đƣợc phục vụ nhiều lần vào
thời gian đầu của ngày công t c.
+ Những điểm thu gom nằm rải r c có cùng số lần thu gom, phải sắp xếp để thu
gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày.
- Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên tr ch về
CTR sinh hoạt trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất...).
- Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt là thiết yếu, có vai tr kiểm so t c c vấn đề liên
quan đến CTR bao gồm: sự ph t sinh; thu gom, lƣu giữ và ph n loại tại nguồn; thu gom
tập trung; trung chuyển và vận chuyển; ph n loại, xử lý và chế biến; thải bỏ CTR, một
c ch hợp lý dựa trên nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật,
bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, c c vấn đề môi trƣờng và dựa trên th i độ cộng đồng.
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại, lƣu trữ, tái sử dụng tại nguồn

Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý và
tái chế CTR

Trung chuyển và
vận chuyển
Tiêu hủy

Hình 1.5 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
- Các yêu cầu chung trong quản lý CTR đô thị:
+ Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải.



11

+ Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất
nhƣng lại thu đƣợc kết quả cao nhất.
+ Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những ngƣời lao động trực tiếp tham gia việc
xử lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí.
+ Đƣa đƣợc các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến
của c c nƣớc vào sử dụng trong nƣớc, đào tạo đội ngũ c n bộ quản lý và lao động có
đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, có trách nhiệm với vấn đề môi trƣờng. Phù hợp với cơ
chế chung của nhà nƣớc theo hƣớng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành
phần kinh tế.
b) Công tác quản lý CTR
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trƣớc, công tác quản lý CTR đƣợc các nhà
quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải
phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con ngƣời. Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý
khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý,
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đƣợc giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc
UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đƣờng phố là các công
nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân khu vực
đô thị. Chất thải sau đó đƣợc tập kết và đổ thải tại nơi quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc, các ngành kinh tế bắt đầu đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên ph t triển. Các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và c c ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng ph t triển
mạnh là nguyên nh n ph t sinh lƣợng chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên.
Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lƣợng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất.
Công tác quản lý CTR không c n đơn thuần là quản lý CTRSH mà còn bao gồm vấn
đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp...
Quá trình phát triển đ i hỏi công tác quản lý CTR phát triển tƣơng ứng về cơ chế,
chính sách, pháp luật và các nguồn lực. Nhằm đ p ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra,

công tác quản lý CTR đƣợc điều chỉnh bằng một hệ thống c c chính s ch, văn bản quy
phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR
bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tƣơng đối cụ thể; căn cứ theo chức
năng quản lý và nhiệm vụ đƣợc giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý
CTR phát sinh của ngành.
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom
và tập kết CTRSH đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện
nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử
lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các quy chuẩn và tiêu chuẩn đặt ra; không những đối với
CTRSH đô thị, nông thôn mà c n đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế.


12

Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chƣa thực sự đ p ứng đƣợc yêu cầu thực
tế nhƣng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hƣớng phát triển và hội nhập,
công tác quản lý CTR đã từng bƣớc đƣợc thay đổi, tăng cƣờng để ph t huy hơn nữa
vai trò và hiệu quả thực hiện.
Việc ứng dụng c c công nghệ t i chế CTR để t i sử dụng c n rất hạn chế, chƣa
đƣợc tổ chức và quy hoạch ph t triển. C c cơ sở t i chế r c thải có quy mô nhỏ, công
nghệ lạc hậu, hiệu quả t i chế c n thấp và qu trình hoạt động cũng g y ô nhiễm môi
trƣờng. Hiện chỉ có một phần nhỏ r c thải (khoảng 1,5 -5% tổng lƣợng r c thải) đƣợc
chế biến thành ph n bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh.
Giải quyết vấn đề CTR là một bài to n phức tạp từ kh u ph n loại CTR, tồn trữ,
thu gom đến việc vận chuyển, t i sinh, t i chế và chôn lấp.
Biện ph p xử lý CTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhƣng chƣa có bãi chôn lấp
CTR nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng. C c bãi chôn lấp CTR vẫn c n
g y ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Công t c quản lý CTR hiện nay c n nhiều hạn chế:

- Sự ph n công tr ch nhiệm quản lý CTR giữa c c ngành chƣa rõ ràng, chƣa có
một hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với từng loại chất thải.
- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTR vẫn c n mang nặng tính bao
cấp, mặc dù nhà nƣớc Việt Nam đã có chính s ch xã hội ho công t c này.
- Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia của
cộng đồng và của khu vực tƣ nh n vào việc thu gom và quản lý chất thải chƣa rộng rãi.
Đã có một số mô hình thu gom và xử lý r c thải đô thị của tƣ nh n và cộng đồng tổ
chức thành công, nhƣng do vốn đầu tƣ có hạn, nên số lƣợng và chất lƣợng của dịch vụ
vẫn chƣa đ p ứng yêu cầu ph t triển bền vững.
- Thiếu sự đầu tƣ thỏa đ ng và l u dài đối với c c trang thiết bị thu gom, vận
chuyển, ph n loại, x y dựng c c bãi chôn lấp đúng quy c ch và c c công nghệ xử lý
chất thải phù hợp.
- Chƣa có c c công nghệ và phƣơng tiện hiện đại cũng nhƣ vốn đầu tƣ để t i chế
chất thải đã thu gom, c n thiếu kinh phí cũng nhƣ công nghệ thích hợp để xử lý chất
thải nguy hại.
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN
LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH
1.2.1. Khái niệm về GIS
GIS là từ viết tắt của từ Geographic Information Systems - Hệ thống thông tin
địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống kết hợp giữa con ngƣời và hệ
thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lƣu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các
thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và quản lý nhất định [10]. Xét
dƣới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nƣớc, GIS có thể đƣợc hiểu nhƣ là một công


13

nghệ xử lý tích hợp các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu kh c để biến
chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.

Cơ sở dữ liệu

Phần cứng

Phần mềm

Chính sách

Cơ sở tri thức

Quyết định
Thực tiễn xã hội

Hình 1.6 Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý
Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nƣớc có tính đa dạng và phức tạp
xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đ y GIS
thƣờng đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống thông tin đa quy mô, đa ngành và đa tỷ lệ, tùy
thuộc vào nhu cầu của ngƣời sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở
nhiều mức kh c nhau, nói đúng hơn là ở các tỷ lệ khác nhau.
1.2.2. Các thành phần của GIS
a) Dữ liệu
Có hai loại cấu trúc dữ liệu: vector và raster, đƣợc sử dụng để lƣu trữ và hiển thị
thông tin địa lý. Trong đó, dữ liệu vector thể hiện thế giới thực bằng hệ thống tọa độ xy trên mặt phẳng chiếu dƣới dạng điểm, đƣờng và vùng; dữ liệu raster sử dụng lƣới
chiếu (đƣờng kẻ ô), c c ô này c n đƣợc gọi là ảnh điểm (pixels).
b) Phần cứng
Là một hệ thống m y tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Mỗi một GIS bao gồm
các phần cứng nhƣ: bộ xử lý trung tâm (CPU) và các thiết bị đầu vào, lƣu giữ, đầu ra.
c) Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và c c công cụ cần thiết để lƣu giữ, phân
tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

- Công cụ nhập và thao t c trên c c thông tin địa lý;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);
- Công cụ hỗ trợ hỏi đ p, ph n tích và hiển thị địa lý;
- Giao diện đồ hoạ ngƣời-m y (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
d) Nhân lực
Con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình vận hành và khai
thác GIS.
1.2.3. Chức năng của GIS


14

Mục đích chung của các hệ thống thông tin địa lý là thực hiện các nhiệm vụ
sau: nhập dữ liệu, thao tác dữ liệu, quản lý dữ liệu, hỏi đ p và phân tích, hiển thị. Cụ
thể nhƣ sau:
a) Thu thập, nhập dữ liệu
Trƣớc khi dữ liệu địa lý có thể đƣợc dùng cho GIS, dữ liệu này phải đƣợc chuyển
sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu
dạng số đƣợc gọi là quá trình số hoá. Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động
hoàn toàn quá trình này với công nghệ quét ảnh cho các đối tƣợng lớn; những đối
tƣợng nhỏ hơn đ i hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá) 7.
b) Thao tác dữ liệu
Có những trƣờng hợp các dạng dữ liệu đ i hỏi đƣợc chuyển dạng và thao tác theo
một số c ch để có thể tƣơng thích với một hệ thống nhất định. Công nghệ GIS cung
cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu
không cần thiết 7.
c) Phân tích
- Phân tích dữ liệu không gian: Đối với những dự án GIS nhỏ có thể lƣu các
thông tin địa lý dƣới dạng các file đơn giản. Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu đƣợc lƣu
trữ ở dạng các bảng. Các trƣờng thuộc tính chung trong các bảng khác nhau đƣợc dùng

để liên kết các bảng này với nhau [10].
- Phân tích xếp chồng dữ liệu: Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin
khác nhau.
- Kết hợp không gian và thời gian.
- Phân tích vị trí: Một khi đã có một hệ GIS lƣu giữ các thông tin địa lý, có thể
bắt đầu hỏi các câu hỏi đơn giản nhƣ: ai là chủ mảnh đất? hai vị trí cách nhau bao xa?
vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đ u 10.
d) Hiển thị
Kết quả cuối cùng đƣợc hiển thị tốt nhất dƣới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ
khá hiệu quả trong lƣu giữ và trao đổi thông tin địa lý. Bản đồ hiển thị có thể đƣợc kết
hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa
phƣơng tiện).
e. Xuất bản
Tạo thành bản đồ thể hiện c c đối tƣợng địa lý và các thông tin về đối tƣợng.
1.2.4. Giới thiệu phần mềm ArcGIS
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý
của Viện nghiên cứu hệ thống môi trƣờng (ESRI). Bộ phần mềm ArcGIS của ESRI có
khả năng khai th c hết các chức năng GIS trên c c ứng dụng kh c nhau nhƣ: desktop,
máy chủ (bao gồm web), hoặc hệ thống thiết bị di động [10].
Hệ phần mềm ArcGIS cung cấp những công cụ rất mạnh để quản lý và cập nhật,
phân tích thông tin tạo nên một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh.


15

a) ArcGIS cho phép:
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc
tính).
- Truy vấn dữ liêu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau.

- Hiển thị, truy vẫn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc
tính.
- Thành lập bản đồ chuyên dề và các bản in có chất lƣợng trình bày cao.
b) Khả năng làm việc của phần mềm ArcGIS
- Đọc vào tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm kh c nhƣ: ArcView,
Mapinfo, Microstation, AutoCAD, MS AccessData, DBASE file, Excel file …
- Nội suy phân tích không gian: Có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp
với nhau để tạo ra các mô hình chi tiết.
- Tạo ra những bản đồ với chất lƣợng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều
nguồn dữ liệu kh c nhau nhƣ: Bản đồ, bảng thộc tính, ảnh và các dạng file khác.
- Xếp chồng các lớp đối tƣợng: Khi xếp chồng các lớp đối tƣợng sẽ tạo ra lớp
thông tin mới. có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu nhƣng nhìn chung là kết hợp hai lớp
đối tƣợng có sẵn thành một lớp đối tƣơng mới.
1.2.5. Ứng dụng ArcGIS trong quản lý thu gom, vận chuyển CTR
Thông tin về thế giới thực đƣợc ArcGIS lƣu trữ, quản lý dƣới dạng tập hợp của
nhiều lớp chuyên đề riêng biệt. Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có
mối quan hệ về mặt địa lý với nhau. Đặc điểm này tuy đơn giản nhƣng nó có ý nghĩa
rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để ArcGIS thực hiện chức năng hỗ trợ
việc ra quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra nhƣ: tích hợp
nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến thu gom, xây dựng bản đồ hiện
trạng quan lý CTR…
Chức năng chồng ghép là thao t c không gian trong đó những lớp chuyên đề
đƣợc chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới.
Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao t c logic đƣợc vận dụng trên
những lớp dữ liệu kh c nhau đƣợc nhập vào. Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau
là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào đƣợc tổ hợp vào một lớp trung
gian, nó lại đƣợc tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian kh c. Điều này đƣợc
thực hiện cho tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều đƣợc chồng lên nhau. Chính
chức năng này làm cho ArcGIS có khả năng ph n tích không gian rất lớn, mang tính
tổng quát hóa cao mà ngoài thực tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phân tích

đƣợc, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và ra quyết định đối với các
vấn đề thực tế đã đặt ra.
Việc chồng lớp bản đồ nền (gồm lớp đƣờng giao thông, lớp hành chính…) lên
lớp điểm hẹn nhằm thể hiện c c điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên bản đồ


×