Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Các nhân tố tác động đến khởi sự kinh doanh thành công của nữ doanh nhân tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

MAI THỊ ANH ĐÀO

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHỞI SỰ KINH
DOANH THÀNH CÔNG CỦA NỮ DOANH NHÂN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

MAI THỊ ANH ĐÀO

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHỞI SỰ KINH DOANH
THÀNH CÔNG CỦA NỮ DOANH NHÂN TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 9340101



LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THÀNH HƯNG

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết
bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Mai Thị Anh Đào


ii

LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Lao động - Xã hội, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Vũ Thành Hưng người hướng
dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và
phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã
tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Tác giả

Mai Thị Anh Đào


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KSKD THÀNH CÔNG CỦA

NỮ DOANH NHÂN......................................................................................................................... 9
1.1. Khởi sự kinh doanh của doanh nhân............................................................................. 9
1.1.1. Khởi sự kinh doanh và doanh nhân............................................................................ 9
1.1.2. Các hướng nghiên cứu KSKD của doanh nhân..................................................... 12
1.2. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân........................... 14
1.2.1. KSKD thành công của doanh nhân.......................................................................... 14
1.2.2. Các lý thuyết nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân.....................17
1.3. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân.................... 23
1.3.1. KSKD của nữ doanh nhân.......................................................................................... 23
1.3.2. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân.30
1.3.3 Nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam................36
1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam.............................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................. 40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU VỀ KSKD THÀNH CÔNG CỦA NỮ DOANH NHÂN TẠI VIỆT NAM .. 41
2.1. Cơ sở lý thuyết về KSKD thành công của nữ doanh nhân................................... 41
2.1.1. Khái niệm và xác định KSKD thành công của nữ doanh nhân......................... 41
2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân ở Việt Nam.................................... 46
2.2.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 46
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 58
3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................... 58


iv

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 58

3.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi...................................................................................... 58
3.1.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................................ 59
3.1.4 Thang đo của các biến nghiên cứu............................................................................ 60
3.2. Nghiên cứu định tính......................................................................................................... 65
3.2.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu...................................................................................... 65
3.2.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu.................................................................... 66
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................................... 68
3.2.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo..................................................................................... 72
3.3. Nghiên cứu định lượng..................................................................................................... 75
3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ.................................................................................... 75
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức........................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................. 86
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 87
4.1. Đánh giá thang đo.............................................................................................................. 87
4.1.1 Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo
biến độc lập............................................................................................................................... 89
4.1.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc.................................................................................. 91
4.1.3 Kiểm định giá trị của thang đo................................................................................... 91
4.1.4 Kiểm định chất lượng thang đo cho các nhân tố tạo thành.................................. 94
4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 99
4.2.1 Kiểm định hệ số tương quan....................................................................................... 99
4.2.2 Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy........................................................... 102
4.3. Kiểm định sự khác biệt của các biến kiểm soát tới KSKD thành công của
nữ doanh nhân tại Việt Nam................................................................................................ 107
4.3.1. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo tuổi
................................................................................................................................108
4.3.2. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo nền
tảng gia đình........................................................................................................................... 110
4.3.3. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo tình
trạng hôn nhân........................................................................................................................ 111

4.3.4. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo trình
độ học vấn............................................................................................................................... 112
4.3.5. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo lĩnh
vực KD..................................................................................................................................... 114
4.3.6. Kiểm định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo địa
bàn hoạt động......................................................................................................................... 115


v

TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................................. 117
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 118
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu......................................................................................... 118
5.2. Kết luận nghiên cứu........................................................................................................ 120
5.3. Những đóng góp mới của luận án.............................................................................. 130
5.3.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận................................................. 130
5.3.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án .. 131

5.4. Một số kiến nghị............................................................................................................... 126
5.4.1. Các trở ngại của nữ doanh nhân tại Việt NamError!

Bookmark

not

defined.
5.4.2. Một số khuyến nghị chính sách đối với chính phủ............................................ 126
5.4.3. Một số kiến nghị đối với các nữ doanh nhân...................................................... 128
5.5 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo................................ 130
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 134

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 136
PHỤ LỤC.........................................................................................................................157


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

IFC

Công ty tài chính quốc tế

KD

Kinh doanh

KH

Khách hàng

KSKD


Khởi sự kinh doanh

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NL

Nguồn lực

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

XH

Xã hội


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP............................................ 41
Bảng 2.2. Một số định nghĩa về DN do phụ nữ làm chủ......................................................... 42
Bảng 2.3. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 56

Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 58
Bảng 3.2. Thang đo KSKD thành công....................................................................................... 61
Bảng 3.3. Thang đo Vốn nhân lực................................................................................................ 61
Bảng 3.4 Thang đo vốn tài chính.................................................................................................. 62
Bảng 3.5. Thang đo Tiếp cận tài chính........................................................................................ 62
Bảng 3.6 Thang đo Khả năng kết nối mạng lưới....................................................................... 63
Bảng 3.7 Thang đo định hướng KSKD....................................................................................... 64
Bảng 3.8 Thang đo Cấu trúc tổ chức............................................................................................ 65
Bảng 3.9 Đặc điểm mẫu doanh nhân trong trong nghiên cứu định tính.............................. 67
Bảng 3.10. Yếu tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân............................. 68
Bảng 3.11 Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo............................................................................ 69
Bảng 3.12. Các biến quan sát có vấn đề trong thang đo.......................................................... 72
Bảng 3.13. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa thang đo.............................................................. 73
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha.................................... 77
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha.................................... 79
Bảng 3.16. Kết quả thu thập phiếu điều tra................................................................................ 83
Bảng 3.17 Thống kê phiếu điều tra............................................................................................... 83
Bảng 3.18 Thống kê mô tả mẫu theo tuổi................................................................................... 84
Bảng 3.19. Thống kê mô tả mẫu theo người thân hoạt động KD.......................................... 84
Bảng 3.20 Thống kê mô tả mẫu theo tình trạng hôn nhân...................................................... 85
Bảng 3.21. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn........................................................... 85
Bảng 3.22. Thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực kinh doanh.................................................... 85
Bảng 3.23. Thống kê mô tả theo địa bàn hoạt động................................................................. 86
Bảng 4.1. Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập............................................................... 89
Bảng 4.2. Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc........................................................... 91
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA................................................................................... 93
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha.................................................. 94
Bảng 4.5. Các giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 98
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hệ số tương quan....................................................................... 100
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy......................................................................................... 104



viii

Bảng 4.8. Tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình hồi quy..................... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.9. Kiểm định Anova giữa tuổi và KSKD thành công.............................................. 109
Bảng 4.10. Giá trị bình quân KSKD thành công của nữ doanh nhân giữa các nhóm tuổi . 109

Bảng 4.11. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và KSKD thành công của nữ
doanh nhân....................................................................................................................................... 110
Bảng 4.12. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm theo nền tảng gia
đình.................................................................................................................................................... 111
Bảng 4.13. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm theo tình trạng hôn
nhân................................................................................................................................................... 112
Bảng 4.14. Kiểm định Anova trình độ học vấn và KSKD thành công của nữ doanh nhân
............................................................................................................................................................. 112

Bảng 4.15. Bảng mô tả giá trị bình quân KSKD thành công của nữ doanh nhân giữa
các nhóm trình độ học vấn........................................................................................................... 113
Bảng 4.16. Kiểm định sự khác biệt sâu giữa các nhóm trình độ học vấn và KSKD
thành công của nữ doanh nhân................................................................................................... 114
Bảng 4.17. Kiểm định Anova lĩnh vực KD và KSKD thành công của nữ doanh nhân. 114
Bảng 4.18. Giá trị bình quân KSKD thành công của nữ doanh nhân giữa các nhóm lĩnh
vực KD............................................................................................................................................. 115
Bảng 4.19. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm lĩnh vực KD và KSKD thành công
của nữ doanh nhân......................................................................................................................... 115
Bảng 4.20. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm theo địa bàn hoạt
động................................................................................................................................................... 116



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án.................................................................................... 6
Hình 1.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB........................................................................... 12
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa doanh nhân và thành công.......................................................... 45
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của luận án................................................................................. 50
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.................................................................................. 98


1

PHẦN MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
I. Sự cần thiết của nghiên cứu
Ngày nay, các nữ doanh nhân ngày càng có tầm quan trọng trong việc tạo ra, vận
hành và phát triển KD. Các DN thuộc sở hữu của nữ doanh nhân có xu hướng ngày càng
tăng trên thế giới (Davidson và Burke, 2004). Các nữ doanh nhân hành động như một
động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Mitchelmore và Rowley (2013) chỉ ra rằng
trong năm 2010, 104 triệu nữ doanh nhân trong 59 nền kinh tế đại diện cho hơn 52%
dân số thế giới và 84% GDP thế giới bắt tay vào việc tạo ra và phát triển DN mới.
Kamberidou (2013) chỉ ra rằng nữ doanh nhân sở hữu các DN đóng góp ngày càng quan
trọng cho nền kinh tế. Các nữ doanh nhân có tác động đáng kể đến nền kinh tế không
những trong khả năng tạo ra công ăn việc làm cho bản thân họ, mà còn trong việc tạo
việc làm cho người khác. Bosma và cộng sự (2007), Kelley và cộng sự (2010) nhận định
rằng rằng lợi nhuận thu được từ đầu tư cho nữ doanh nhân cao hơn nhiều so với nam
doanh nhân. Nữ doanh nhân có nhiều khả năng chia sẻ kết quả hoạt động với người
khác. Do đó, đầu tư vào nữ doanh nhân là một cách quan trọng để các nước tăng đáng kể
tác động của việc tạo ra DN mới.

Nữ doanh nhân có xu hướng tương đối cao hơn ở các nước đang phát triển. Theo
báo cáo của GEM năm 2005 "tỷ lệ nữ doanh nhân ở giai đoạn đầu KSKD ở các nước thu
nhập trung bình cao gần gấp đôi so với các nước thu nhập cao”. Ví dụ, nghiên cứu về
KSKD của nữ doanh nhân ở Mỹ Latinh và Caribean, cho thấy tỷ lệ nữ doanh nhân rất
cao ở các nước nghèo nhất trong khu vực - lên tới 35% ở Peru (Beatrice, 2012). Điều
này đã được giải thích bởi thực tế là ở các nền kinh tế đang phát triển, nữ phải đối mặt
với rào cản cao hơn để tham gia vào thị trường lao động chính thức và tìm đến đến
KSKD như một cách thoát khỏi tình trạng thất nghiệp và thường là thoát nghèo. Nhận
diện hoạt động KSKD và các nhân tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh
nhân luôn là cần thiết đối với các nước đang phát triển.
Việt Nam hiện có 95.906 DN được điều hành và quản lý bởi nữ doanh nhân chiếm
khoảng 21% tổng số DN đang hoạt động. Trong đó đa số là DNNVV. Tỷ lệ DN lớn của
nữ doanh nhân chỉ chiếm 1% tương đương với 854 DN (tổng cục thống kê 2014). Như
vậy phân khúc DN của nữ doanh nhân chủ yếu là DNNVV. DN của nữ doanh nhân Việt
Nam càng ngày càng có vai trò và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế
trong việc tạo việc làm, sử dụng các nguồn lực địa phương tạo đà tăng trưởng. Nhóm
DN của nữ doanh nhân được đánh giá sử dụng nhiều lao động nữ hơn so với DN do nam
giới làm chủ (lao động nữ chiếm 43,6% so với 36% của nam giới) và nộp ngân sách
bình quân lao động cao hơn so với DN do nam làm chủ (24,9 triệu


2

đồng/lao động so với 24,2 triệu đồng/lao động).
Nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam được tác giả đặc
biệt quan tâm vì vai trò của nữ doanh nhân đối với tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm,
cải thiện thu nhập cho xã hội. Nghiên cứu KSKD thành công của nữ doanh nhân cũng là
một lĩnh vực nghiên cứu rất có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, các
nhà quản lý giáo dục. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế dẫn tới việc
KSKD thành công từ đó xác định các giải pháp chính sách tác động phù hợp để phát

triển hệ thống DN trong nền kinh tế.
Qua tổng quan nghiên cứu tác giả nhận thấy các quan niệm về KSKD thành công
thay đổi theo bối cảnh nghiên cứu tùy thuộc vào lý do quyết định KSKD của doanh
nhân. Biện pháp xác định KSKD thành công cũng không có sự thống nhất giữa các
nghiên cứu khác nhau trên đối tượng doanh nhân, quy mô DN và bối cảnh nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân ở các nước phát triển
không giải thích được cho KSKD thành công của nữ doanh nhân ở các nước đang phát
triển và các nước chuyển đổi, nơi mà KSKD thành công của nữ doanh nhân diễn ra rất
mạnh mẽ. Các lý thuyết áp dụng cho phân tích trong nghiên cứu KSKD thành công cũng
có những bất đồng trong kết quả nghiên cứu khác nhau đối với bối cảnh nghiên cứu
khác nhau.
Qua tổng quan các nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt
Nam, tác giả nhận thấy có một số nghiên cứu về KSKD trên đối tượng là nữ doanh
nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu lựa chọn phạm vi nghiên cứu địa lý hẹp, chủ yếu là
nghiên cứu định tính. Các kết luận nghiên cứu trước cần được kiểm chứng bằng phương
pháp định lượng để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu.
Để hiểu rõ hơn về nữ doanh nhân ở Việt Nam và những nhân tố tác động đến
KSKD thành công của nữ doanh nhân, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
tác động tới KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam”. Đây là đề tài
nghiên cứu rất cần thiết đối với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Một nền kinh tế chuyển
đổi, năng động, có tinh thần KSKD rất cao. Kết quả của nghiên cứu sẽ là bức tranh toàn
cảnh về quá trình KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
II. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 1.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân có nhiều mục tiêu nghiên cứu khác
nhau. Có những mục tiêu xác định hình ảnh doanh nhân, các nghiên cứu tập trung vào các
nhân tố đặc điểm tính cách của doanh nhân. Mục tiêu các vấn đề về giới, các nghiên cứu tập
trung vào các nhân tố XH của doanh nhân như: vai trò của gia đình, định kiến XH,



3

nguồn vốn XH được tiếp cận... Mục tiêu về đạt được các NL cho KSKD và thành công,
các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố liên quan đến NL. Trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, tác giả lựa chọn tập trung vào mục tiêu nghiên cứu các NL cho KSKD
thành công của nữ doanh nhân.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
- Xác định những nhân tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân tại
Việt Nam.
- Xác định mức độ tác động và chiều hướng tác động của các nhân tố đến KSKD
thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
- Xác định sự khác biệt về KSKD thành công của nữ doanh nhân theo các đặc
điểm của nữ doanh nhân và đặc điểm DN như khác biệt theo độ tuổi, về tình trạng hôn
nhân, nền tảng gia đình, trình độ học vấn, lĩnh vực hoạt động và địa bàn hoạt động.
- Đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý của chính phủ, trong việc phát
triển KSKD của nữ doanh nhân nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
của đất nước. Luận án cũng đề xuất các khuyến nghị cho nữ doanh nhân trang bị nguồn
lực cho bản thân nhằm đạt được thành công trong quá trình KSKD.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải trả lài các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân
tại Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đến KSKD thành
công của nữ doanh nhân tại Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Có sự khác biệt về KSKD thành công giữa các nhóm nữ doanh nhân
theo các đặc điểm của doanh nhân và đặc điểm của DN không?
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở
trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về những nhân tố tác
động đến KSKD thành công của doanh nhân nói chung và nữ doanh nhân nói riêng.
Những nghiên cứu trước đây cùng với nghiên cứu định tính thực hiện tại Việt Nam sẽ là
cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức.
- Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của nữ doanh nhân ở
Việt Nam về những nhân tố tác động đến KSKD thành công.


4

- Kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến KSKD thành công
của nữ doanh nhân ở Việt Nam.
- Đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước
trong việc tạo ra môi trường KSKD thuận lợi. Đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với
doanh nhân trong việc trang bị các NL cần thiết cho quá trình KSKD đảm bảo đi đến
thành công.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm hai đối tượng chính: (1) Lý luận về các nhân tố
tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân đối với loại hình DNNVV (loại DN
chủ yếu của nữ doanh nhân) và (2) thực tiễn về các nhân tố tác động đến KSKD thành
công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
Cụ thể gồm những đối tượng sau:
(1) Cơ sở lý thuyết về KSKD thành công của doanh nhân
(2) Các nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân và nữ doanh nhân trên
thế giới và Việt Nam.
(3) Các nhân tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
KSKD thành công của nữ doanh nhân ở Việt Nam bị chi phối bởi nhiều nhân tố

khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, qua tổng quan các nghiên cứu về
KSKD thành công của doanh nhân và nữ doanh nhân trước đây, tác giả lựa chọn các
nhân tố về đặc điểm và các nhân tố liên quan đến NL của doanh nhân và DN trong
nghiên cứu. Các yếu tố thuộc về NL của doanh nhân như vốn nhân lực, vốn tài chính,
vốn XH. Yếu tố thuộc về NL của DN như chiến lược KSKD, cấu trúc tổ chức; Yếu tố
NL từ môi trường KSKD như tiếp cận vốn tài chính. Luận án cũng nghiên cứu các nhân
tố đặc điểm cá nhân của doanh nhân tuổi tác, nền tảng gia đình, tình trạng hôn nhân,
trình độ học vấn và đặc điểm của DN như lĩnh vực KD, địa bàn hoạt động.
- Về khách thể nghiên cứu: nữ doanh nhân KSKD tại Việt Nam (tập trung vào nữ
doanh nhân sở hữu và điều hành DNNVV tại Việt Nam).
- Về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai
đoạn 2010-2017. Các dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu chuyên gia và điều tra
khảo sát nữ doanh nhân được thực hiện trong giai đoạn 2017-2018.
IV. Khái quát phương pháp nghiên cứu


5

1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Để thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, luận án sử dụng phương pháp
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Nghiên cứu xuất phát từ những vấn đề mang tính chất thời sự của KSKD tại Việt
Nam. Nghiên cứu cũng xuất phát từ thực trạng hoạt động KSKD của nữ doanh nhân và
vai trò của KSKD của nữ doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh
đó, tác giả tổng hợp khái quát và xác định bản chất của vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu
các nhân tố tác động tới KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam. Từ đó, tác
giả tổng hợp và khái quát xu hướng KSKD thành công của nữ doanh nhân đối với nền
kinh tế của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Tác giả tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến
đề tài của luận án, để xem vấn đề này đã được nghiên cứu ở khía cạnh nào; sử dụng
phương pháp nghiên cứu như thế nào, kết quả chính của các nghiên cứu là gì, hạn chế
của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả đã tìm kiếm
những công trình nghiên cứu trước đây trong các cơ sở dữ liệu lớn, có độ tin cậy cao.
Thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu tổng quan được tổng hợp vào bảng
tổng quan tài liệu theo các cột, với các nội dung định sẵn.
Kết quả của giai đoạn này là lựa chọn được hướng nghiên cứu cho đề tài, làm rõ
các khái niệm KSKD, KSKD thành công, doanh nhân, nữ doanh nhân, tìm ra các yếu tố
tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân, từ đó hình thành nên mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sơ bộ.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa trên mô hình nghiên cứu sơ bộ được đề xuất ở bước trên, tác giả thực hiện
nghiên cứu định tính, thông qua phỏng vấn sâu một số chuyên gia, các nữ doanh nhân
trong điều kiện hoàn cảnh thực tế, các yếu tố nào phù hợp, yếu tố nào cần điều chỉnh
hoặc bỏ khỏi mô hình; kiểm tra mức độ phù hợp của thang đo các biến nghiên cứu.
Kết quả của giai đoạn này là đưa ra được mô hình và các giả thuyết nghiên cứu có
tính phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; điều chỉnh thang đo các biến, làm cho các thang
đo có tính tin cậy và tính giá trị cao hơn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phiếu điều tra để thu thập dữ liệu
trên diện rộng, với quy mô mẫu lớn, để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và


6

xem có giả thuyết nghiên cứu nào được ủng hộ hay không. Kết quả của giai đoạn này là
những số liệu, chứng cứ khoa học, chứng minh cho các giả thuyết đã được đề xuất.
2. Qui trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Cơ sở lý thuyết, Các nghiên cứu trước đây

Mô hình và thang đo

Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu
trên quy mô hẹp

Kiểm tra mô hình và thang đo

Nghiên cứu định lượng sơ bộ
(N=100)

Chuẩn hóa bảng hỏi

Nghiên cứu định lượng chính thức
(N=500)

Thu thập dữ liệu chính thức

Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ

số tin cậy Cronbach alpha
Phân tích hồi quy đa biến

Kiểm định giá trị các biến, đánh giá

độ tin cậy của thang đo chính thức

Kiểm định mô hình
và giả thuyết nghiên cứu


Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình, kiểm tra mô
hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thu
thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định
mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
V. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã thực hiện được những mục tiêu đề ra ban đầu trước khi nghiên cứu:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân và nữ
doanh nhân từ đó từ đó xây dựng được mô hình nghiên cứu về KSKD thành công của nữ
doanh nhân tại Việt Nam.
- Kiểm định mô hình nghiên cứu, khẳng định được các giả thuyết về mối quan hệ
giữa các nhân tố tác động với KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
- Đưa ra một số đề xuất cho nữ doanh nhân nhằm tăng cường khả năng thành


7

công của hoạt động KSKD của nữ doanh nhân tại Việt Nam và một số kiến nghị về
chính sách của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường KSKD thuận lợi cho nữ doanh nhân.
Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với nữ doanh nhân nhằm trang bị các NL cần
thiết cho quá trình KSKD đạt được thành công.
Cụ thể, luận án đã đạt được những đóng góp như trong các mục sau.
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Trên cơ sở lý thuyết nguồn lực cơ bản kết hợp với lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết
môi trường KSKD luận án đã đề xuất bổ sung thêm các nhân tố tác động đến KSKD
thành công, bao gồm Tiếp cận tài chính và Cấu trúc tổ chức. Cụ thể như sau:
- Nhân tố tiếp cận tài chính, các nghiên cứu trước đây chỉ khẳng định nữ doanh
nhân bị cản trở bởi tiếp cận vốn tài chính từ các ngân hàng thương mại, chưa khẳng định

chiều hướng và mức độ tác quan trọng của tác động tiếp cận tài chính đến KSKD thành
công của nữ doanh nhân. Luận án đã khẳng định dễ tiếp cận tài chính có vai trò quan
trọng đến KSKD thành công của nữ doanh nhân.
- Nhân tố cấu trúc tổ chức được xác định có liên quan đến khởi sự kinh doanh
thành công nhưng chưa được nghiên cứu đối với nữ doanh nhân. Luận án đã khẳng định
tác động của cấu trúc tổ chức hữu cơ có tác động đến KSKD thành công của nữ doanh
nhân.
- Luận án hoàn thiện nhân tố chiến lược KSKD của mô hình bằng nhân tố định
hướng KSKD với ba khía cạnh là định hướng đổi mới, định hướng chủ động và định
hướng mạo hiểm. Kết quả nghiên cứu của luận án này khẳng định vai trò của định
hướng KSKD và nhân tố định hướng KSKD được tách thành ba nhân tố độc lập, đó là
(1) Định hướng đổi mới; (2) Định hướng chủ động và (3) Định hướng mạo hiểm.
2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã xác định được những điểm mới so với các
nghiên cứu trước như sau:
- Luận án đã xác định các nhân tố tác động tới KSKD thành công của nữ doanh
nhân ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng
nhân tố. Luận án nhấn mạnh vốn tài chính và vốn nhân lực của nữ doanh nhân có vai trò
quan trọng nhất.
- Kết quả của luận án khẳng định về nhân tố Khả năng kết nối mạng lưới không có
tác động trực tiếp đến KSKD thành công của nữ doanh nhân ở Việt Nam. Kết quả này
khác biệt so với các kết quả nghiên cứu định tính trước về tác động của Khả năng


8

kết nối mạng lưới đến KSKD thành công của nữ doanh nhân.
- Luận án đã đưa ra các đề xuất các nữ doanh nhân vận dụng trong quá trình
KSKD Đồng thời luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô trong việc tạo ra môi

trường KSKD thuận lợi phát triển nữ doanh nhân Việt Nam.
- Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể hoàn thiện mô hình bằng cách bổ sung các
nhân tố khác tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân đối với các lĩnh vực
kinh doanh khác nhau, địa bàn khác nhau, tác động của môi trường KSKD khác nhau;
làm rõ sự tác động gián tiếp từ khả năng kết nối mạng lưới đến KSKD thành công thông
qua tác động vào các yếu tố thành công.
VI. Bố cục của luận án
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, bố cục của luận án được chia thành 5
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến KSKD
thành công của nữ doanh nhân nữ tại Việt Nam
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


9

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KSKD THÀNH CÔNG CỦA NỮ
DOANH NHÂN

1.1. Khởi sự kinh doanh của doanh nhân
1.1.1. Khởi sự kinh doanh và doanh nhân
1.1.1.1 Khái niệm KSKD (entrepreneurship)
Khởi sự theo nghĩa tiếng việt là bắt đầu hành động để thực hiện theo kế hoạch (một
việc quan trọng). KSKD theo nghĩa bắt đầu thực hiện một công việc kinh doanh. Khởi
sự kinh doanh có thể là mở một doanh nghiệp mới (start a new business) hoặc tạo ra một
liên doanh (new venture creation), hoặc tinh thần kinh doanh (entrepreneurship). Một

khía cạnh khác, KSKD được định nghĩa là tự làm chủ, tự kinh doanh (self-employment).
Trên giác độ nghiên cứu khác nhau, thì KSKD được gắn với các thuật ngữ khác nhau.
KSKD thường gắn với 2 thuật ngữ tương ứng với hai hướng nghiên cứu như sau:
- KSKD là một sự lựa chọn nghề nghiệp (self-employment). Theo hướng nghiên
cứu này KSKD là một sự lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm
chủ công việc kinh doanh của mình và thuê người khác làm công cho mình.
- Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, khởi sự kinh doanh gắn với thuật ngữ
“entrepreneurship – tinh thần kinh doanh” các nghiên cứu trong lĩnh vực này được nhiều
các nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau. Jennings (1994) định nghĩa KSKD
bao gồm bất kỳ nỗ lực nào của con người để thử một cái gì đó mới. Các định nghĩa về
KSKD của Schumpeter (1961) và Kirzner (1973, 1979) chú trọng đến sự đổi mới, xác
định cơ hội, tạo ra sự giàu có, tăng trưởng cho nền kinh tế. Phù hợp với ý tưởng KD của
Schumpeter và Kirzner, Murray (1938) cũng mô tả KSKD là một quá trình năng động
được tạo ra và quản lý bởi một cá nhân.
Vanderwerf và Brush (1989) trong việc xem xét 25 định nghĩa về KSKD cho thấy
rằng KSKD đã được định nghĩa là một hoạt động KD bao gồm một số hành vi con người
sau đây: thứ nhất là sáng tạo, đó là việc thành lập một DN mới; thứ hai là quản lý chung,
đó là hướng quản lý hoặc phân bổ NL cho một DN; thứ ba là đổi mới, đó là việc khai
thác thương mại một số sản phẩm, quy trình, thị trường, vật liệu hoặc tổ chức mới; thứ
tư là sự chấp nhận rủi ro cao không phổ biến từ những mất mát tiềm tàng hoặc thất bại
của một DN; và thứ năm là ý định thực hiện, đó là ý định nhận ra


10

mức tăng trưởng cao và/ hoặc lợi nhuận thông qua tạo lập một DN.
Hai khái niệm tự tạo việc làm và tinh thần kinh doanh có sự khác biệt. Tự tạo việc
làm là bắt đầu bằng một công việc kinh doanh tự làm và không làm thuê cho ai. Tinh
thần kinh doanh là tạo ra một DN nhưng có thể vẫn đi làm cho một tổ chức khác. Khái
niệm KSKD trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm với nghĩa tinh thần kinh doanh

(entrepreneurship) đó là tạo ra DN mới, sử dụng NL, sản xuất kinh doanh với mục tiêu
lợi nhận/tăng trưởng.
Từ những nghiên cứu trên về định nghĩa KSKD, trong phạm vi luận án này thuật
ngữ KSKD được định nghĩa là một hành động sáng tạo của con người. KSKD bắt đầu
bằng cách tìm kiếm NL và phương tiện tài chính cá nhân để bắt đầu thành lập và vận
hành một DN mới. KSKD là một quá trình sáng tạo đòi hỏi phải xác định và nắm bắt
được cơ hội KD, tổ chức các NL hiện có để chuyển đổi những cơ hội đó thành sản phẩm
hoặc dịch vụ và bán ra thị trường. Qua thời gian, nỗ lực và tài chính, KSKD làm tăng giá
trị, kỹ năng cá nhân và lợi ích của xã hội (XH).
1.1.1.2 Doanh nhân - Người KSKD (Entrepreneur)
Schumpeter (1954) cho rằng doanh nhân là người sáng tạo. Ông lập luận rằng
doanh nhân là người tạo ra sự đổi mới, tạo ra sự phát triển thực sự trong nền kinh tế.
Schumpeter là người chú ý nhiều nhất đến doanh nhân sáng tạo. Sự đổi mới ở những
doanh nhân làm cho nền kinh tế phát triển. Vì vậy doanh nhân là những người đóng góp
hơn so với những người khác vào nền kinh tế nhờ sự đổi mới và thực hiện các kết hợp
mới. Sự đổi mới này có thể là tạo ra một sản phẩm mới, một phương pháp sản xuất mới,
nắm bắt nguồn cung cấp mới hoặc một tổ chức công nghiệp mới. Wennekers và Thurik
(1999) nhận định những doanh nhân theo quan điểm Schumpeter chủ yếu sở hữu và điều
hành DN nhỏ.
Kirzner (1979), miêu tả các doanh nhân người Áo như một chuyên gia phân tích,
xác định cơ hội và tìm kiếm lợi nhuận. Kirzner cho rằng kiến thức phân bổ không đều
giữa các các doanh nhân, và kết quả là thị trường sử dụng NL không hoàn hảo. Sự
không phù hợp về kiến thức, thông tin và những khoảng trống mà những người khác
chưa nhận thức và khai thác trong hoạt động KD đã biến hành những cơ hội lợi nhuận
cho những cá nhân có kiến thức đặc biệt và độc đáo về sự khác biệt của thị trường. Theo
Kirzner, các doanh nhân là những người trong nền kinh tế khai thác những cơ hội lợi
nhuận này. Vì vậy doanh nhân là những người nhận ra các cơ hội mang lại lợi nhuận từ
những thay đổi không lường trước và thực hiện KSKD.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đầu tư thời gian và nỗ lực để tạo ra một bức tranh rõ nét



11

về đặc điểm và vai trò của doanh nhân. Một số đặc điểm của doanh nhân được xuất hiện
trong các nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro. Cantillon (1755) (trích dẫn
Murphy, 1989) nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nhân như là một chuyên gia phân
tích, người thực hiện tất cả các trao đổi và chịu rủi ro do mua ở một số mức giá nhất
định và bán ở những nơi không chắc chắn. Theo Cantillon, doanh nhân là người thông
thái, thông minh và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các nhà nghiên cứu của Mỹ, Carland và
Stewart (1996) cho thấy xu hướng giảm rủi ro vẫn là một khía cạnh quan trọng của tâm
lý doanh nhân, và cho rằng chấp nhận rủi ro là một yếu tố cơ bản trong hoạt động KD.
Thứ hai, doanh nhân là người sáng tạo. Quan điểm của Schumpeter về đổi mới KD
bắt nguồn từ các lý thuyết cổ điển của các nhà kinh tế như Say và Marshall. Trong các
nghiên cứu khác, đổi mới vẫn là một đặc điểm chức năng được xác định thường xuyên
của các doanh nhân (Brockhaus, 1982; Gartner, 1990, McClelland, 1961; Timmons,
1978). Timmons (1978) cho rằng sự sáng tạo và đổi mới là những điều kiện vốn có của
doanh nhân.
Thứ ba, doanh nhân là những người có nhu cầu thành tích cao. Nhu cầu thành tích
cao là một đặc điểm phổ biến khác đã được xác định để mô tả doanh nhân (McClelland,
1961). McClelland (1961) kết luận rằng nhu cầu thành tích cao sẽ ảnh hưởng đến việc tự
lựa chọn một vị trí KD. Nhiều nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy mối quan hệ tích cực
giữa nhu cầu thành tích cao và KSKD (Begley và Boyd, 1986; Davidsson, 1989). Tuy
nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy nhu cầu thành tích không phải là biến số quan trọng
nhất để dự đoán khả năng KSKD (Hull và cộng sự,1980).
Thứ tư, doanh nhân là những cá nhân tạo nên sự khác biệt (Baron và Shane, 2005;
Birley and Muzyka, 2000). Họ biến đổi một ý tưởng đơn giản, không rõ ràng thành một
hoạt động KD. Họ có những cách riêng để đối phó với những cơ hội, những trở ngại và
không chắc chắn để tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, các tổ chức mới và những
cách thức mới để thỏa mãn KH và làm tăng giá trị (Birley và Muzyka, 2000). Doanh

nhân tiếp thu và sử dụng các NL để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng được KH
và thị trường. Giá trị được tạo ra thông qua quá trình chuyển đổi. Doanh nhân biến
những ý tưởng của các nhà phát minh thành những sản phẩm thực tế để đáp ứng nhu cầu
thị trường. Điều mà các nhà phát minh không thể thực hiện.
Thứ năm, Doanh nhân là những cá nhân kết nối với nhau theo một mạng lưới
(Zimmerer và Scarborough, 2005) được gọi là mạng lưới XH. Hạn chế về NL, đặc biệt
là nguồn tài chính tạo cho doanh nhân sử dụng mạng lưới XH để có được thông tin, sự


12

ưu đãi, thỏa thuận và hành động. Mạng lưới XH giúp họ có sự hỗ trợ NL cho hoạt động
KD. Bên cạnh đó, mạng lưới XH giúp họ có được sự ủng hộ và tư vấn để có sự lựa chọn
cơ hội đúng.
Nhận thức về doanh nhân là tạo ra và phát triển một DN mới và thành công. Doanh
nhân là nhân tố trung tâm của quá trình KSKD. Quá trình KSKD của doanh nhân là quá
trình năng động, xuất phát từ ý chí của doanh nhân để nhận biết cơ hội, chấp nhận rủi ro,
tạo giá trị thông qua việc phân bổ các kỹ năng và NL cần thiết. Như vậy, doanh nhân là
người nhận ra cơ hội, có khả năng sáng tạo và các kỹ năng thực tiễn để biến cơ hội
thành hoạt động KD thông qua thành lập DN mới thành công.
1.1.2. Các hướng nghiên cứu KSKD của doanh nhân
Với ý nghĩa KSKD là cần thiết đối với tăng trưởng kinh tế, ngày nay có rất nhiều
nghiên cứu về KSKD với các mục tiêu và hướng nghiên cứu khác nhau. Có thể tổng hợp
các nghiên cứu KSKD của doanh nhân qua các giai đoạn của quá trình KSKD gồm các
giai đoạn sau: dự định KSKD, quyết định KSKD và KSKD thành công.
- Các nghiên cứu về dự định KSKD của doanh nhân
Các nghiên cứu về dự định KSKD của doanh nhân giải thích các nhân tố tác động
đến ý định KSKD. Các nghiên cứu này tập trung giải thích các nhân tố tác động tới nhận
thức và nảy sinh ý định KSKD của một cá nhân. Các mô hình nghiên cứu về ý định
KSKD được ứng dụng từ mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) – TPB. Lý

thuyết về hành vi có kế hoạch cho rằng hành vi của con người là kết quả của dự định
thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ. Mô hình đề xuất 3 nhân tố tác động tới
dự định KSKD là chuẩn mực xã hội, thái độ đối với hành vi và cảm nhận về khả năng
kiểm soát hành vi (Hình 1.1).
Thái độ đối với hành vi
Chuẩn mực xã hội

Dự định KSKD

Hành vi
KSKD

Cảm nhận về khả năng
kiểm soát hành vi

Hình 1.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
(Nguồn: Ajzen ,1991)
Sau đó, nhiều mô hình nghiên cứu về dự định KSKD được công bố nhằm hoàn


13

thiện và giải thích đầy đủ hơn các nhân tố tác động đến dự định KSKD của doanh nhân.
Mô hình KSKD của Shapero và Sokol (1982) đề xuất 3 nhân tố tác động đến ý định
KSKD là nhận thức về tính khả thi, khuynh hướng hành động, và nhận thức mong
muốn. Mô hình tiềm năng KSKD của Krueger và Brazeal (1994), được phát triển từ mô
hình về sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982), cho rằng một cá nhân có mong
muốn KSKD và có cảm nhận về tính khả thi KSKD thì sẽ có tiềm năng KSKD, sự kiện
chuyển đổi thì tiềm năng KSKD sẽ thúc đẩy cá nhân có ý định KSKD.
Các mô hình này được ứng dụng để giải thích ý định của một cá nhân về KSKD.

Ý định KSKD được sự hình thành từ nhận thức cá nhân. Nhận thức được hình thành
trên nền tảng về các yếu tố về văn hóa, ảnh hưởng bởi giáo dục và truyền thống gia
đình.... Điều này lý giải tại sao một quốc gia lại có nhiều người KSKD hơn so với quốc
gia khác.
- Các nghiên cứu về quyết định KSKD của doanh nhân
Các nghiên cứu về quyết định KSKD của doanh nhân tập trung giải thích lý do tại
sao một cá nhân quyết định trở thành doanh nhân. Nghiên cứu về quyết định KSKD của
doanh nhân khác nhau dựa trên các tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Gartner (1990) cho
rằng các cá nhân KSKD dựa trên tầm nhìn, mục đích và động lực của họ, chịu ảnh
hưởng của môi trường. Schick, Marxen, & Freiman (2002) cho rằng khi cá nhân có một
ý tưởng KD để được theo đuổi, cá nhân này sẽ nỗ lực để đạt được sự thành công.
Một trong những lý thuyết điển hình được các nhà nghiên cứu sử dụng để xác
định các lý do KSKD của doanh nhân là lý thuyết “kéo – đẩy” (Brush, 1990; Moore và
Buttner, 1997; Buame, 2000). Lý do KSKD của doanh nhân được chia làm hai nhóm
yếu tố: yếu tố “kéo” và yếu tố “đẩy”.
Yếu tố “kéo” là các yếu tố nội tại tác động đến KSKD của doanh nhân. Các yếu
tố kéo liên quan đến nhu cầu độc lập, nhu cầu thành tựu, lý do tài chính (mong muốn sự
giàu có-lợi nhuận) phát triển cá nhân, tự hoàn thành, địa vị XH và quyền lực
(Hansemark, 1998; Glancey, 1998), hoặc các yếu tố "kéo", như mong muốn trở thành
ông chủ của chính mình, tăng sự giàu có, thay đổi lối sống hoặc sử dụng kinh nghiệm và
kiến thức của mình (Birley và Westhead, 1994; Burke và cộng sự, 2002 ). Hoạt động
KSKD được thúc đẩy thông qua các yếu tố “kéo” được gọi là KSKD cơ hội.
Yếu tố “đẩy” xuất phát từ hoàn cảnh buộc cá nhân KSKD như là một nhu cầu cần
thiết. Các yếu tố “đẩy” bao gồm: công việc có thu nhập thấp và ít có tương lai, mong
muốn thoát khỏi sự giám sát (Moore và Buttner, 1997), thất nghiệp, trần thủy


14

tinh, sự không hài lòng với công việc hiện tại, sự linh hoạt … (Hansemark, 1998).

KSKD đối với trường hợp này gọi là KSKD bắt buộc.
Một số nghiên cứu cho rằng động cơ thúc đẩy KSKD của nam doanh nhân và nữ
doanh nhân là khác nhau. Theo nghiên cứu của Clain (2000) và Orhan và Scott (2001),
các nhân tố “đẩy” là động lực chính cho nữ doanh nhân, trong khi các nhân tố “kéo” tạo
thành động lực cho nam doanh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu Kirkwood (2009) được thực
hiện ở New Zealand lại cho rằng quyết định của nam doanh nhân và nữ doanh KSKD bị
ảnh hưởng bởi cả yếu tố “kéo” và “đẩy”. Nghiên cứu của Hisrich và Brush (1985) đã
khảo sát nữ doanh nhân và lý do chính là các yếu tố "đẩy" như sự thất vọng và chán nản
trong công việc trước và yếu tố “kéo” như sự độc lập là động cơ dẫn tới KSKD của họ.
Như vậy, nghiên cứu KSKD của doanh nhân cũng không đạt được sự thống nhất
về lý do doanh nhân quyết định KSKD. Nghiên cứu ở các nước đang phát triển, lý do
KSKD thông thường xuất phát từ yếu tố “đẩy” trong khi nghiên cứu ở các nước phát
triển là các yếu tố “kéo”. Nghiên cứu về KSKD được đặc trưng bởi bối cảnh nghiên cứu
khác nhau thì các kết quả nghiên cứu khác nhau. Bối cảnh nghiên cứu vẫn là khoảng
trống cho các nghiên cứu về KSKD tiếp theo.
- Các nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân
Trong khi các nghiên cứu về ý định KSKD và quyết định KSKD nhấn mạnh sự
khác biệt về đối tượng và bối cảnh nghiên cứu thì nghiên cứu KSKD thành công cũng có
kết luận tương tự. Nhiều nghiên cứu tập trung xác định định nghĩa về KSKD thành công
nhưng không đạt được sự thống nhất. Qua tìm hiểu tài liệu về KSKD thành công, tác giả
nhận thấy chưa có một mô hình chung và thống nhất được sử dụng trong nghiên cứu
KSKD thành công của doanh nhân. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng tập trung vào giải
thích các nhân tố tác động đến KSKD thành công của doanh nhân cũng khẳng định kết
quả khác nhau ở đối tượng doanh nhân khác nhau hoạt động ở bối cảnh nghiên cứu khác
nhau. Đây là khoảng trống nghiên cứu về bối cảnh để tiếp tục nghiên cứu về KSKD
thành công ở các nước khác nhau, đối tượng doanh nhân khác nhau. Vì vậy tác giả lựa
chọn hướng nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân. Tổng quan nghiên
cứu về KSKD thành công sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân
1.2.1. KSKD thành công của doanh nhân

1.2.1.1. Khái niệm KSKD thành công của doanh nhân


×