Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ y học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ LỆ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI ĐA KHÁNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ LỆ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI ĐA KHÁNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG HÀ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên

Nguyễn Thị Lệ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu và động viên của tất cả thầy cô,
bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Hà, Trưởng
Bộ môn Lao và Bệnh phổi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Người Thầy
hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô Bộ môn Nội đã
mang những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi vốn kiến
thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô Bộ môn Lao và Bệnh phổi,
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, nơi tôi đang công tác đã luôn động viên, an
ủi, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt kế hoạch học
tập trong suốt 2 năm vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Ban Giám Đốc, Các Khoa, Phòng Bệnh

viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin ghi nhớ công ơn của bố mẹ tôi. Sự hi sinh cao cả của bố mẹ
luôn là nguồn động lực thôi thúc tôi cần nỗ lực hết mình trong học tập.
Tôi xin cảm ơn người chồng cùng con trai thân yêu của tôi, điểm tựa vững
chắc, luôn động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Lệ


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFB

ADR

Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)

AFB

Acid Fast Bacilli (Vi khuẩn kháng acid)

BMI


Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BYT

Bộ Y tế

CTCLQG

Chương trình chống lao quốc gia

DOTS

Directly Observed Treatment Short course (Điều trị ngắn
ngày có giám sát trực tiếp)

E

Ethambutol

H

Isoniazid

HIV

Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người)

Km


Kanamycin

Lfx

Levofloxacin

MDR

Multi Drug Resistant (Đa kháng thuốc)

MDR -TB

Multi Drug Resistant -Tuberculosis (Lao đa kháng thuốc)

MGIT

Mycobacterial growth indicator tubes (Nuôi cấy vi khuẩn
trong ống nghiệm)

PAS

Acid para-aminosalicylic

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen)

Pto


Prothionamid

R

Rifampicin

S

Streptomycin

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TĐHV

Trình độ học vấn

VK

Vi khuẩn

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)

XDR

Extensively drug resistant (Kháng thuốc mở rộng)


XDR - TB

Extensively drug resistant – Tuberculosis (Lao đa kháng
thuốc mở rộng)

Z

Pyrazinamid


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................................3
1.1. Dịch tễ học bệnh lao.............................................................................................3
1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................................................. 3
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................................................. 4
1.1.3. Tình hình lao kháng thuốc hiện nay.......................................................................................... 5
1.3. Bệnh học lao đa kháng thuốc ...............................................................................8
1.3.1. Định nghĩa lao kháng thuốc ....................................................................................................... 8
1.3.2. Vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn Lao ..................................................................................... 9
1.3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi MDR [8] ................................................... 10
1.3.4. Các thuốc chống lao ................................................................................................................. 15
1.3.5. Chỉ định và phác đồ điều trị lao đa kháng ............................................................................. 16
1.4. Bệnh lao đa kháng và các yếu tố nguy cơ ..........................................................16

1.5. Một số nghiên cứu về lao đa kháng thuốc .........................................................18
1.5.1. Trên Thế giới .............................................................................................................................. 18
1.5.2. Tại Việt Nam .............................................................................................................................. 21
1.5.3. Tại Thái Nguyên ........................................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 24
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm .......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 24
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:............................................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................25


v

2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 26
2.2.4. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................31
2.3. Xử lý số liệu .......................................................................................................32
2.4. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................32
2.5. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 34
3.1.Thông tin chung của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ...........................................34
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao đa kháng thuốc .....................37
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng................................................................................................................ 37
3.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng......................................................................................................... 43
3.3. Một số yếu tố nguy cơ mắc lao đa kháng thuốc.................................................47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................................................. 51
4.1. Thông tin chung của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ..........................................51
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ..............53

4.2.1. Lý do vào viện của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ............................................................... 53
4.2.2. Đặc điểm tiền sử bệnh lao và bệnh phối hợp khác ............................................................... 53
4.2.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 55
4.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 56
4.3. Một số yếu tố nguy cơ mắc lao đa kháng ..........................................................59
4.4. Những hạn chế trong nghiên cứu .......................................................................63
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 65
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 67
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 63
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới dành cho người châu
Á ( IDI&WPRO) ....................................................................................................... 28
Bảng 2.2: Quy định ghi kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp tìm AFB ....................... 30
Bảng 2.3: Đánh giá kết quả công thức máu tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên ... 31
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ........................ 34
Bảng 3.2: Tiền sử một số thói quen sinh hoạt ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc....... 37
Bảng 3.3: Lý do vào viện của bệnh nhân lao đa kháng thuốc .................................. 37
Bảng 3.4: Tiền sử mắc lao của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ................................. 38
Bảng 3.5: Tiền sử mắc bệnh lao phối hợp ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc ............ 38
Bảng 3.6: Tiền sử mắc bệnh phối hợp khác ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc .......... 39
Bảng 3.7: Triệu chứng toàn thân của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ....................... 40
Bảng 3.8: Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ......................... 40
Bảng 3.9: Triệu chứng thực thể của bệnh nhân lao đa kháng thuốc ......................... 41

Bảng 3.10: Phản ứng có hại của thuốc trong quá trình điều trị lao đa kháng ........... 43
Bảng 3.11: Kết quả xét nghiệm đờm bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp của
MDR - TB.. ............................................................................................................... 43
Bảng 3.12: Đặc điểm tổn thương trên Xquang tim phổi thẳng của bệnh nhân MDR - TB .. 44
Bảng 3.13: Đặc điểm kết quả xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân lao MDR - TB .... 45
Bảng 3.14: Đặc điểm kết quả xét nghiệm sinh hóa máu của bệnh nhân lao MDR - TB ...... 46
Bảng 3.15: Yếu tố nguy cơ tuổi, giới tính của bệnh nhân với MDR - TB ................ 47
Bảng 3.16: Yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, TĐHV của bệnh nhân với MDR - TB ..... 47
Bảng 3.17: Yếu tố nguy cơ BMI, thu nhập của bệnh nhân với MDR - TB .............. 48
Bảng 3.18: Yếu tố nguy cơ tiền sử mắc lao với MDR - TB ..................................... 48
Bảng 3.19: Yếu tố nguy cơ tiền sử một số thói quen sinh hoạt với MDR - TB ....... 49
Bảng 3.20: Yếu tố nguy cơ mắc các bệnh phối hợp với MDR - TB......................... 49
Bảng 3.21: Yếu tố nguy cơ kết quả xét nghiệm đờm tìm AFB với MDR - TB........ 50


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân MDR - TB................................. 35
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm trình độ học vấn bệnh nhân MDR - TB .................................. 35
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm BMI của bệnh nhân MDR - TB............................................... 36
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm thu nhập của bệnh nhân MDR - TB ........................................ 36
Biểu đồ 3.5: Cách khởi phát bệnh của bệnh nhân MDR - TB ..................................... 39
Biểu đồ 3.6: Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh nhân MDR - TB........................ 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu.

Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo 1/3 dân số Thế giới nhiễm lao,
8,5 triệu người mắc lao và 1,5 triệu người chết vì bệnh lao [65]. Bệnh lao
kháng thuốc, đặc biệt là lao đa kháng thuốc (MDR - TB) vô cùng nguy hiểm
nếu không kiểm soát được lao đa kháng thì bệnh lao sẽ có nguy cơ quay lại như
thời kỳ chưa có thuốc lao.
Lao đa kháng là tình trạng vi khuẩn kháng đồng thời với 2 loại thuốc
điều trị lao thiết yếu là Rifampicin và Izoniazid [8]. Tình hình dịch tễ lao đa
kháng đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên
Thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (2017), mỗi năm trên thế
giới xuất hiện khoảng gần 153.119 trường hợp lao đa kháng. Tại Việt Nam,
Tỷ lệ lao lao đa kháng thuốc là 4,1% trong số bệnh nhân lao mới và chiếm
26,0% trong số bệnh nhân lao điều trị lại [65].
Sự bùng phát của bệnh lao đa kháng thuốc đang là mối đe dọa đối với
công tác phòng chống lao. Bởi đây là bệnh nặng, diễn biến lâm sàng phức tạp.
Việc điều trị lao thông thường đã khó, nay điều trị lao đa kháng càng khó
khăn hơn nhiều do thời gian điều trị kéo dài, giá thành điều trị gấp hàng trăm
lần so với điều trị lao thường, kết quả khó khỏi hơn và bệnh nhân có thể gặp
rất nhiều phản ứng có hại (ADR) cần xử trí kịp thời. [32], [34], [50], [54], [57].
Trước nguy cơ bùng nổ MDR - TB tại Việt Nam, năm 2014 Chương
trình chống lao Quốc gia đã tập trung nguồn lực và kỹ thuật trang bị hệ thống
xét nghiệm hiện đại chẩn đoán lao và MDR-TB bằng kỹ thuật phân tử cho
nhiều tỉnh trên toàn quốc trong đó có Thái Nguyên. Từ đó, Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi Thái Nguyên đã chẩn đoán được và bắt đầu thu nhận, điều trị bệnh
nhân lao đa kháng thuốc. Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái


2

Nguyên, MDR - TB đang không ngừng gia tăng trong những năm gần đây,
hàng năm phát hiện khoảng 20 - 30 bệnh nhân. Số lượng này được xếp vào

mức trung bình cao so với các tỉnh trong cả nước. Do đó, tình hình lao đa
kháng đang là thách thức lớn không chỉ riêng Y tế Thái Nguyên mà còn của
cả hệ thống Y tế Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu về vấn
đề này. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh
nhân lao đa kháng thuốc tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên” với
2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi đa
kháng thuốc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên;
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ mắc lao đa kháng thuốc ở bệnh
nhân lao phổi điều trị lại tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học bệnh lao
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh lao là một vấn đề lớn của sức khỏe toàn cầu. Trong năm 2008, có
khoảng 8,9 - 9,9 triệu ca mắc lao, 1,1 - 1,7 triệu người chết vì bệnh lao trong
nhóm người có HIV dương tính [61].
Bệnh nhân lao có ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới nhưng phần lớn
các trường hợp là ở châu Á (55,0%) và châu Phi (30,0%). Theo ước tính của
TCYTTG năm 2011 có khoảng 8,7 triệu người mắc lao mới trong đó có
13,0% có bệnh đồng mắc HIV, 1,4 triệu người đã chết vì căn bệnh này trong
đó có 430 ngàn người nhiễm HIV. Bệnh lao cũng nằm trong nhóm những
nguyên nhân đầu tiên gây tử vong ở phụ nữ với con số 500 ngàn người trong
đó gần 200 ngàn người có nhiễm HIV. Theo công bố của TCYTTG năm 2012
về tình hình dịch tễ của bệnh lao, thế giới nói chung đã có nhiều tiến bộ về
công tác chăm sóc, điều trị và quản lý bệnh nhân mắc lao ở nhiều vùng, nhiều

quốc gia và trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc lao mới đã giảm 2,2% trong vòng 1
năm từ 2010 đến 2011. Tỷ lệ điều trị thành công trên toàn thế giới luôn giữ
vững ở mức cao. Năm 2010, tỷ lệ điều trị thành công là 85,0% đối với các
trường hợp lao đã được chẩn đoán và 87,0% đối với lao phổi AFB dương
tính. Sự phân bố bệnh lao trên thế giới tồn tại một sự chênh lệch quá lớn giữa
các vùng địa lý và tạo ra 2 nhóm các nước khác nhau. Ở các nước phát triển,
bệnh lao được coi như không còn tồn tại, còn các nước đang phát triển thì vẫn
đang đánh vật với căn bệnh này [62].


4

Năm 2016, có khoảng 1,3 triệu người chết vì bệnh lao có HIV âm tính.
374.000 người chết vì bệnh lao dương tính [65]. Các chuyên gia y tế thế giới
kêu gọi TCYTTG cũng như các quốc gia mở rộng khuôn khổ pháp lý nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các loại thuốc điều trị lao mới đang
trong giai đoạn thử nghiệm để cứu sống các bệnh nhân lao nhiễm các chủng đã
hoàn toàn kháng tất cả các loại thuốc đồng thời kêu gọi việc ngăn chặn các khả
năng sử dụng sai có thể sớm làm mất hiệu lực điều trị của các loại thuốc này.
1.1.2. Ở Việt Nam
Năm 2006, tỷ lệ mới mắc các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc các
thể là 225/100.000 dân, tỷ lệ mắc AFB (+) là 145/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong
do lao là 23/100.000 dân [20].
Theo báo cáo của TCYTTG năm 2012, Việt Nam đứng thứ 12 trong số
22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Trong khu vực Tây Thái
Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philipin về số lượng
bệnh nhân lao lưu hành cũng như số lượng bệnh nhân lao mới mắc hàng năm.
Ở Việt Nam, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao còn gặp nhiều khó khăn do
trình độ dân trí thấp, do việc phát hiện vi khuẩn vẫn hầu hết dựa vào xét
nghiệm tìm vi khuẩn trực tiếp mà tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 44% số bệnh nhân

ước tính [63].
Trong những năm qua đươc sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Y tế, sự
nỗ lực của Chương trình chống lao Quốc gia, sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, bệnh lao ở nước ta đã giảm nhiều nhưng vẫn đang còn ở mức cao.
Ước tính hàng năm vẫn có tới 130.000 người mới mắc lao, 170.000 người
mới mắc lao lưu hành và 17.000 người tử vong do lao. Chiến lược quốc gia
phòng chống lao đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 là dấu mốc rất quan trọng
với những giải pháp mang tính hệ thống toàn diện và có tính đột phá nhằm đạt
được mục tiêu rất nhân văn nhưng cũng đầy tham vọng đó là sau 5 năm 2015


5

-2020 giảm 30,0% số mắc và giảm 40,0% số chết do lao, hướng đến mục tiêu
giảm tỷ lệ mắc lao xuống dưới 20 người trên 100.000 dân vào năm 2030 [5].
Về hệ thống chương trình phòng chống lao, ở nước ta có 4 tuyến từ cấp
trung ương đến tuyến xã. Càng xuống tuyến cơ sở, chương trình càng được
lồng ghép vào hệ thống y tế chung và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể được tiếp cận với chương
trình phòng chống lao chất lượng cao. Tại các tuyến, có sự lồng ghép với các
hệ thống y tế tư nhân, y tế nhà nước, các tổ chức xã hội, các đối tác cùng
tham gia phòng chống bệnh lao. Từ năm 1997, Việt Nam đã đạt chỉ tiêu của
TCYTTG về tỷ lệ phát hiện bệnh (>70,0%), tỷ lệ điều trị khỏi (>85,0%), và
điều trị thành công (gần 93,0%) trong nhiều năm, đạt mức độ bao phủ 100%
vào năm 2000 [4].
Tuy nhiên chương trình còn gặp phải rất nhiều khó khăn, những khó
khăn về kinh phí do các nguồn tài trợ quốc tế ngày càng giảm, sự gia tăng các
chủng kháng đa thuốc và đại dịch HIV và trên hết là khó khăn về sự thiếu
nhân lực ở các cấp cơ sở, giảm thiểu chất lượng ở vùng sâu vùng xa, thiếu
kinh nghiệm và tính chuyên khoa ở các cấp cơ sở.

1.1.3. Tình hình lao kháng thuốc hiện nay
1.1.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về tính nhạy cảm của thuốc điều trị MDR - TB được phân
tích từ 8902 trường hợp đã điều trị trước đó từ 66 quốc gia. Tỷ lệ trung bình
của sự kháng với bất kỳ thuốc nào là 18,6%. Tỷ lệ đa kháng thuốc ở các bệnh
nhân lao điều trị lại là 6,9%, với tỷ lệ cao nhất được báo cáo là ở Oman và
Kazakhstan [45].
Tỷ lệ lao mới được báo cáo là có đa kháng thuốc trong những năm 2007
- 2010 dao động từ 0,0% đến 28,9%. Tỷ lệ các ca bệnh đã điều trị trước đó có
MDR-TB dao động từ 0,0% đến 65,1%. Các quốc gia với tỷ lệ trên 50,0%


6

bao gồm Belarus (60,2%), Lithuania (51,5%), Cộng hòa Moldova (65,1%).
Quốc gia lớn nhất tiến hành điều tra toàn quốc trong giai đoạn báo cáo là
Trung Quốc, nơi có 5,7% trường hợp lao mới và 25,6% trường hợp được điều
trị trước đó có kháng đa kháng [44].
Trong năm 2008, ước tính có khoảng 390.000 - 510.000 trường hợp
MDR-TB xuất hiện trên toàn cầu. Trong số tất cả các trường hợp lao nhiễm
lao trên toàn cầu là 3,6% được ước tính có MDR-TB. Gần 50% số ca MDR TB trên toàn thế giới được ước tính xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong
2008, MDR - TB gây ra khoảng 150.000 ca tử vong [62].
Theo ước tính của TCYTTG (2012) trên thế giới có khoảng 3,7% các
trường hợp mắc lao mới và 20% các trường hợp lao đã được điều trị trước đó
có mang chủng lao kháng đa thuốc. Ấn độ, Trung Quốc, Liên bang Nga và
Nam Phi chiếm tổng cộng gần 60% các trường hợp lao kháng đa thuốc.
Nhưng Châu Phi và Đông Âu lại chiếm tỷ lệ mắc lao kháng đa thuốc cao nhất
tính trên tổng số bệnh nhân mắc lao. Năm 2011 đã phát hiện và điều trị được
hơn 60.000 ca MDR và hầu hết là ở các nước Châu Âu và Nam Phi. Số ca
MDR được báo cáo ở 27 quốc qia có gánh nặng lao đa kháng đã tăng gấp đôi

so với năm 2009 và 2011 [63].
Lao kháng thuốc đặt ra một mối đe dọa lớn đối với việc kiểm soát bệnh
lao trên toàn thế giới. Năm 2013, trên toàn cầu có khoảng 480.000 trường hợp
mắc lao đa kháng và có tới 210.000 trường hợp tử vong do lao đa kháng. Đến
cuối năm 2013, số liệu về kháng thuốc chống lao đã có ở 144 quốc gia, chiếm
95,0% dân số thế giới và các ca bệnh lao ước tính. Một nửa trong số này (72
quốc gia) có hệ thống giám sát liên tục, trong khi đó nửa còn lại dựa vào các
khảo sát đặc biệt. Trong năm 2013, sáu trong số 36 nước có gánh nặng MDRTB đã hoàn thành cuộc điều tra về kháng thuốc: Azerbaijan, Myanmar,
Pakistan, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam. Vào giữa năm 2014, các cuộc


7

khảo sát đang diễn ra trong 5 năm tiếp theo các quốc gia: Trung Quốc, Ấn
Độ, Kenya, Nam Phi và Ukraina. Trên toàn cầu, ước tính 3,5% các ca bệnh
mới và 20,5% các ca bệnh đã điều trị trước đó có MDR - TB. Trong năm
2013, có khoảng 480.000 (khoảng: 350.000 - 610.000) ca bệnh mới của MDR
- TB trên toàn thế giới, và khoảng 210.000 ca tử vong (từ 130.000 - 290.000)
MDR - TB. Trong số những bệnh nhân lao phổi không được điều trị vào năm
2013, khoảng 300.000 (khoảng 230.000 - 380.000) mắc MDR-TB. Hơn một
nửa số bệnh nhân này ở Ấn Độ, Trung Quốc và Liên bang Nga. Một phân tích
mới về xu hướng tập trung vào các năm 2008 - 2013 cho thấy, ở cấp độ toàn
cầu, tỷ lệ các trường hợp mới với MDR - TB vẫn không thay đổi. Tuy nhiên,
MDR - TB vẫn đang rất nghiêm trọng ở một số quốc gia [64].
1.1.3.2. Ở Việt Nam
Theo WHO, Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia có gánh nặng bệnh lao
cao nhất thế giới. Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ
ba sau Trung quốc và Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng
như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [63].
Kết quả điều tra kháng thuốc sau 3 lần cho thấy số bệnh nhân lao mới

kháng đa thuốc lần lượt 2,3% (năm 2000), 3,0% (năm 2003) và 2,7% (năm
2005).Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân lao điều trị lại là 19,0%.(năm
2005). Điều tra kháng thuốc lao lần thứ 3, (năm 2004 - 2005), kết quả cho
thấy: Tỷ lệ kháng thuốc chung là 30,9%, kháng đa thuốc là 2,7%. Tỷ lệ kháng
isoniazid là 19,2%, kháng Streptomycine là 23,3%. Nhưng riêng ở lô bệnh
nhân điều trị lại, tỷ lệ kháng thuốc chung rất cao: 58,9%, kháng đa thuốc là
19,3%, kháng Isoniazid: 43,5%, Streptomycine: 50,7%. Hiện nay chúng ta
đang tổ chức điều tra lần 4 [2] .
Mặc dù tỷ lệ MDR không tăng đáng kể trong suốt giai đoạn 10 năm (từ 1996
-2005), thậm trí còn giảm rõ rệt trong các trường hợp điều trị lại (từ 32,5% xuống


8

còn 19,0%), nhưng nếu không có hành động kịp thời để quản lý số bệnh nhân
MDR (ước tính 3.500 - 5.000 bệnh nhân) chắc chắn công tác chống lao sẽ gặp
rất nhiều khó khăn [21].
Việt Nam đứng thứ 14 trong 27 nước có tỷ lệ mắc lao kháng thuốc cao
nhất thế giới với con số khoảng gần 92 ngàn người và 2,7% những người mới
mắc có mang chủng lao kháng đa thuốc. Nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc là
nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tử vong. Vì vậy, việc phát hiện
và ngăn chặn sự lây lan của các chủng lao kháng thuốc là vấn đề quan trọng
nhất trong chiến dịch phòng chống bệnh lao hiện nay ở nước ta [63].
Theo ước tính của TCYTTG, ở Việt Nam năm 2011, tỷ lệ người mắc lao
kháng đa thuốc là 2,7%, tỷ lệ người mắc lao kháng đa thuốc trên các bệnh
nhân lao điều trị lại là 19,0%, số người mắc lao phổi kháng đa thuốc là 200
người trong số 601 trường hợp mắc lao kháng đa thuốc được khẳng định sau
nuôi cấy. Số người được điều trị theo phác đồ lao kháng đa thuốc là 578
người [62].
Các nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn lao cho thấy, rất hiếm

các chủng kháng rifampicin đơn thuần mà thường có ít nhất 90,0% các chủng
lao lâm sàng kháng rifampicin thì đồng thời cũng kháng Isoniazid. Như vậy
việc phát hiện các chủng lao kháng rifampicin cũng có nghĩa là xác định được
lao kháng đa thuốc [14], [22].
1.3. Bệnh học lao đa kháng thuốc
1.3.1. Định nghĩa lao kháng thuốc
WHO đưa ra các định nghĩa như sau [60]:
- Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc lao hàng một
khác Rifampicin.
- Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc lao hàng một trở lên mà
không cùng đồng thời kháng với Isoniazid và Rifampicin.


9

- Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là
Isoniazid và Rifampicin.
- Tiền siêu kháng thuốc: Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc
nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một trong ba thuốc hàng
hai dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin).
- Siêu kháng thuốc: Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào
thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất một trong ba thuốc hàng hai
dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin).
- Lao kháng Rifampicin: Kháng với Rifampicin, có hoặc không kháng
thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có thể là kháng đơn thuốc, kháng
nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc).
1.3.2. Vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn Lao
Kháng thuốc có thể là một đặc tính liên quan với một loài nguyên vẹn
hoặc do đột biến mắc phải hoặc do vận chuyển gen. Gen kháng thuốc mã hoá
thông tin theo những cơ chế đa dạng từ đó vi sinh vật sử dụng để chống lại

hiệu lực ức chế đặc hiệu của kháng sinh theo các kiểu sau:
- Giảm tính thấm của màng nguyên tương.
- Thay đổi đích tác động.
- Tạo ra isoenzym không có ái lực với kháng sinh nên vượt qua được tác
động của kháng sinh.
- Tạo enzym: các enzym do gen đề kháng tạo ra có thể biến ñổi cấu trúc
hoá học phân tử kháng sinh hoặc phá huỷ cấu trúc hoá học của kháng sinh.
Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao do đột biến gen hiện nay được đa
số các nhà khoa học khẳng định là con đường chính nhiều gen kháng thuốc đã
xác định như Isoniazid: katG, inhA, ahpC; Streptomycin: rrs, rpsL;
Rifampicin: rpoB; Pyrazinamid: pcnA; Ethambutol: embB.


10

Hiện tượng đột biến kháng thuốc lao xảy ra ngẫu nhiên với tần suất nhất
định, đối với Rifampicin là 10-10 và tỷ lệ ước tính kháng thuốc là 1 trong 108 vi
khuẩn lao trong môi trường tự do. Với Isoniazid tần suất này xấp xỉ 10-7 - 10-9.
Trong hang lao, quần thể vi khuẩn lao thường lớn hơn 107, như vậy sẽ có
khả năng một hoặc một số cá thể đột biến đề kháng với một thuốc này hoặc
một thuốc khác, nhưng số vi khuẩn lao đột biến bị lấn át bởi số lượng lớn vi
khuẩn lao nhạy cảm của quần thể. Kháng đồng thời Isoniazid và Rifampicin
là kết quả của hai đột biến độc lập nên sẽ có tần suất là tích của hai ñột biến
đơn độc, vì vậy thường có tỷ lệ rất thấp. Trên thực tế, quần thể vi khuẩn lao
kháng Isoniazid có thể xảy ra đột biến kháng Rifampicin khi điều trị bằng
Isoniazid + Rifampicin sẽ chọn lọc ra các cá thể kháng cả hai thuốc này. Quá
trình tương tự cũng có thể xảy ra với sự phối hợp các thuốc khác và có thể
dẫn đến kháng tất cả các thuốc lao [2].
1.3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi MDR [8]
1.3.3.1. Đặc điểm lâm sàng của lao phổi MDR

- Người bệnh khi đang điều trị lao nhưng các triệu chứng sốt, ho, khạc
đờm không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi lại xuất hiện trở
lại với các triệu chứng tăng lên, người bệnh tiếp tục sút cân.
- Tuy nhiên bệnh lao kháng thuốc có thể được chẩn đoán ở người chưa
bao giờ mắc lao và triệu chứng lâm sàng của lao đa kháng có thể không khác
biệt so với bệnh lao thông thường.
 Thời kỳ khởi phát
Trong thời kỳ này, đa số các trường hợp bắt đầu bằng các triệu chứng:
+ Dấu hiệu toàn thân: giảm khả năng làm việc, mệt mỏi, chán ăn, gầy
sút, sốt nhẹ về chiều, da niêm mạc nhợt…
+ Dấu hiệu cơ năng


11

Đau ngực: triệu chứng này không gặp thường xuyên, nhưng nếu có thì
thường đau ở vị trí cố định, không lan.
Khó thở: ít gặp ở thời kỳ khởi phát.
Ho khạc đờm kéo dài (thường trên 2 tuần cho đến khi đến khám). Triệu
chứng này hay gặp nhất và rất quan trọng. Đờm có thể nhày trắng, màu vàng
nhạt có thể màu xanh hoặc mủ đặc.Cần lấy được đờm sớm để làm xét nghiệm
và chẩn đoán sớm bệnh.
Ho máu: chỉ chiếm trên 10,0% tổng số các bệnh nhân lao khởi phát bằng
triệu chứng này nhưng thường nhẹ, có đuôi khái huyết.
+ Dấu hiệu thực thể: ở giai đoạn này các triệu chứng thực thể thường
nghèo nàn. Khi khám thường không phát hiện được triệu chứng gì rõ rệt, đặc
biệt là ở những tổn thương nhỏ. Một số trường hợp có thể thấy rì rào phế nang
giảm ở vùng đỉnh phổi hoặc ở vùng liên bả cột sống. Ran nổ cố định ở 1 vị trí
(nếu có dấu hiệu này thì rất có giá trị).
 Khởi bệnh cấp tính có thể có với các triệu chứng bắt đầu với sốt cao,

ho, đau ngực nhiều kèm khó thở. Hay gặp trong viêm phế quản do lao.
 Thời kỳ toàn phát
Các triệu chứng lâm sàng trên nặng dần lên và diễn biến theo đợt, có thời
kỳ giảm sau đó trở lại với mức độ nặng hơn. Nếu bệnh nhân không được điều
trị, bệnh sẽ này càng nặng lên.
+ Dấu hiệu toàn thân: suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về
chiều tối.
+Triệu chứng cơ năng: ho ngày càng tăng. Có thể có ho ra máu. Đau
ngực liên tục, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
+ Triệu chứng thực thể: nghe phổi có nhiều ran nổ, ran ẩm, có thể tiếng
thổi hang. Khi bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn, có thể thấy lồng ngực bị lép
ở bên tổn thương do các khoang liên sườn bị hẹp lại do xẹp phổi.


12

1.3.3.2.Đặc điểm cận lâm sàng [4], [5], [9]
 Xét nghiệm vi khuẩn học
Bao gồm:
- Xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp nhằm tìm vi khuẩn AFB trong
đờm , dịch phế quản
- Nuôi cấy xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ khi có kết quả nuôi
cấy dương tính.


Phương pháp nhuộm soi trực tiếp Ziehl - Neelsen:
Độ đặc hiệu cao, nhất là tại các nước có bệnh lao lưu hành ở mức

trung bình và cao. Tuy nhiên, kỹ thuật bị hạn chế do dương tính giả từ
Mycobacteria ngoài môi trường. Số lượng AFB đọc được rất quan trọng, cho

phép nhận diện nguy cơ lây nhiễm cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Vì
vậy, xét nghiệm không phải chỉ định tính mà còn là định lượng.


Phương pháp nuôi cấy

- Môi trường nuôi cấy lao cổ điển là môi trường rắn mà một trong các
môi trường rắn hay được sử dụng nhất là môi trường Lowenstein - Jensen.
Môi trường này nếu vặn chặt nắp, để nơi khô ráo và ở nhiệt độ thích hợp, sau
1 - 2 tháng vi khuẩn lao sẽ mọc và tạo thành các khuẩn lạc hình súp lơ, màu
trắng ngà, bề mặt lần sần. Sau 6 - 10 tuần nuôi cấy, phải nới lỏng nắp để thay
đổi không khí bên trong.
- Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn bằng môi trường lỏng MGIT
(Mycobacteria Growth Indicator Tube) bằng hệ thống tự động BATEC MGIT
960: vi khuẩn lao phát triển trên môi trường lỏng tạo thành hạt vụn có thể
nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phát triển bằng hệ thống máy nuôi cấy tự
động. Thời gian cho kết quả dương tính từ 4 - 14 ngày tùy thuộc số lượng vi
khuẩn có trong mẫu lâm sàng.
 Xét nghiệm GeneXpert MTB/RMP:


13

GeneXpert MTB/RIF là một hệ thống đóng, tự động hoàn toàn nhằm xác
định vi khuẩn lao và gen kháng Rifampicin trực tiếp từ bệnh phẩm. Trong đó
có một bộ phận (Cartridge) chứa tất cả các bước từ tách chiết AND, chạy
phản ứng nhân gen đặc hiệu (PCR) của vi khuẩn lao và đột biến kháng
Rifampicin từ mẫu bệnh phẩm sau thời gian 2 tiếng. Máy trả kết quả kép:
cùng một kết quả cho biết bệnh phẩm có vi khuẩn lao hay không và vi khuẩn
lao có kháng Rifampicin hay không [9].

 Xét nghiệm máu
Nhằm đánh giá số lượng các tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân. Đây là
xét nghiệm thường quy không chỉ đối với bệnh lao mà đối với mọi bệnh lý
khác khi bệnh nhân đến khám tại bệnh viện. Đối với bệnh lao, chỉ số cần được
quan tâm trong xét nghiệm này là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và công
thức bạch cầu.


Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Là các xét nghiệm chủ yếu nhằm xác định vị trí tổn thương, tính chất tổn
thương và tình trạng xâm lấn các mô lân cận xung quanh tổn thương. Có 3
phương pháp hay được sử dụng hiện nay là Xquang tim phổi chuẩn, CT ngực
và nội soi phế quản.


Xquang tim phổi chuẩn

Đây là phương pháp cơ bản để chẩn đoán lao phổi cũng như các bệnh lý
đường hô hấp khác. Phim Xquang tim phổi chuẩn là tài liệu khách quan nhằm
mục đích phân tích một cách tỉ mỉ các tổn thương và để theo dõi lâu dài tình
trạng tổn thương. Phim có thể được chụp với các tư thế khác nhau như phim
thẳng, phim nghiêng trái hoặc nghiêng phải. Kỹ thuật này đơn giản, dễ làm,
dễ áp dụng tại các cơ sở y tế.


14

Trên phim Xquang ta có thể xác định được vị trí tổn thương, kích thước
tổn thương, thể lao, giai đoạn tiến triển của bệnh và đặc biệt là cho phép ta so

sánh , đánh giá kết quả điều trị.
Không có hình ảnh đặc thù tuyệt đối của lao phổi mà chỉ có hình ảnh gợi
ý. Vì vậy khi đọc kết quả cần kết hợp với lâm sàng, cơ chế bệnh sinh, kết quả
vi sinh vật và hình ảnh trên các phim trước đó (đọc phim chuỗi).
Đặc điểm vị trí của các tổn thương lao thường gặp trên Xquang là vùng
hạ đòn và đỉnh phổi nhưng cũng có thể gặp ở các thùy phổi thấp như thùy
dưới. Khi nhìn thấymột tổn thương ở các thùy này, nghi ngờ lao vẫn chưa
được loại bỏ mà cần phải khẳng bằng các phương pháp chẩn đoán khác.
Thường thì có nhiều dạng tổn thương phối hợp, tiển triển bệnh trên phim
chậm hơn đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác.
Các tổn thương lao có thể gặp trên phim Xquang phổi bao gồm:
Tổn thương thâm nhiễm: có thể có kích thước từ 10mm trở lên, hình tròn
hoặc hình trái xoan, hoặc thành mảng, đám ở 1 hoặc nhiều thùy phổi, ở rãnh
liên thùy. Trong đám mờ có các nốt đậm hơn, bờ của các đám mờ không nét.
Tổn thương hình nốt: Nốt có thể nhỏ như hạt kê, đường kính từ 2 - 3mm,
hoặc nốt vừa đường kính từ 3 - 5mm, nốt lớn từ 5 - 10 mm đứng riêng hoặc
kết hợp với nhau ở 1 hoặc nhiều thùy phổi. Trường hợp lan tỏa ra cả 2 phổi
được gọi là lao kê.
Tổn thương đám mờ: đám mờ hình tam giác, có thể thấy ở bất kỳ vị trí
nào nhưng thường thấy nhất ở thùy trênvà thùy giữa. Đôi khi chỉ là các dải
mờ, đường mờ, thường là do các tổn thương của lao cũ để lại. Tổn thương u
cục: kích thước thường không đều, có thể có 1 hoặc nhiều u, nhưng ít gặp
trường hợp nhiều u, gọi là u lao.
Tổn thương hình hang: là tổn thương phá hủy nhu mô phổi. Có thể có 1
hoặc nhiều hang. Hang lao là 1 hình sáng, bờ khép kín, thành dày, lòng hang


15

có thể có chứa tổ chức bị phá hủy, dịch xuất tiết hoặc rỗng, kích thước to nhỏ

khác nhau, có thể chỉ 1 vài cm, 2 - 4cm hoặc > 4cm.
 Phim CT-Scanner ngực
Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ngày càng phổ biến
hiện nay. Khả năng phát hiện tổn thương rõ hơn trên phim Xquang tim phổi
chuẩn cho phép xác định vị trí tổn thương cụ thể và chính xác hơn.
Phim chụp cắt lớp vi tính giúp xác định rõ kích thước , vị trí tổn thương
cũng như tình trạng xâm lấn, chèn ép của trung thất đối với các cơ quan xung
quanh như hạch rốn phổi, hạch trung thất…
Phim chụp cắt lớp còn giúp định hướng cho kỹ thuật sinh thiết xuyên
thành ngực.
Các dạng tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính cũng tương tự như
trên phim Xquang tim phổi chuẩn. Các tổn thương hay gặp ở đỉnh phổi và các
phân thùy sau của 2 bên phổi.
1.3.4. Các thuốc chống lao [60]
Chương trình Chống lao chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, liên tục
thuốc chống lao có chất lượng.
- Thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1)
+ Các thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) là: Isoniazid (H), Rifampicin
(R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol (E). Ngoài ra,
+ Hiện nay TCYTTG đã khuyến cáo bổ sung 2 loại thuốc chống lao hàng 1
là Rifabutin (Rfb) và Rifapentine (Rpt). Các thuốc chống lao thiết yếu hàng 1
cần phải bảo quản trong nhiệt độ mát, tránh ẩm.
- Thuốc chống lao hàng 2:
Các thuốc chống lao hàng 2 chủ yếu có thể phân ra thành các nhóm
như sau:


16

+ Thuốc chống lao hàng 2 loại tiêm: Kanamycin (Km); Amikacin (Am);

Capreomycin (Cm);
+ Thuốc chống lao hàng 2 thuộc nhóm Fluoroquinolones như:
Levofloxacin (Lfx); Moxifloxacin (Mfx); Gatifloxacin (Gfx); Ciprofloxacin
(Cfx); Ofloxacin (Ofx);
+ Thuốc chống lao hàng 2 uống: Ethionamide (Eto); Prothionamide
(Pto); Cycloserine (Cs); Terizidone (Trd); Para-aminosalicylic acid (PAS);
Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na);
+ Các thuốc hàng 2 thuộc nhóm 5 bao gồm: Bedaquiline (Bdq);
Delamanid (Dlm); Linezolid (Lzd); Clofazimine (Cfz); Amoxicilline /
Clavulanate

(Amx/Clv);

Meropenem

(Mpm);

Thioacetazone

(T);

Clarithromycin (Clr).
1.3.5. Chỉ định và phác đồ điều trị lao đa kháng [7]
Phác đồ IV: Theo hướng dẫn Quản lý lao kháng thuốc
Z E Km(Cm) Lfx Pto Cs (PAS) / Z E Lfx Pto Cs (PAS)
- Hướng dẫn:
+ Giai đoạn tấn công: 8 tháng, gồm 6 loại thuốc Z E Km (Cm) Lfx Pto
Cs (PAS) - Cm, PAS được sử dụng thay thế cho trường hợp không dung nạp
Km, Cs, dùng hàng ngày.
+ Giai đoạn duy trì dùng 5 loại thuốc hàng ngày.

+ Tổng thời gian điều trị là 20 tháng.
- Chỉ định: Lao đa kháng thuốc.
1.4. Bệnh lao đa kháng và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh không tuân thủ đúng theo
điều trị: bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc lao hay dùng thuốc không đúng và
không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình
khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị


×