Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LẶP
TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÕNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LẶP
TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

HẢI PHÕNG - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Phương Lan


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học
Hải Phòng đã tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Hải Phòng,
các cán bộ quản lí, các phòng ban đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Ngôn Ngữ Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm số liệu phục vụ cho đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng THPT Hải An đã tạo điều kiện về thời
gian,động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy hƣớng dẫn –
PGS.TS. Vũ Kim Bảng, thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp
đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự cố gắng và năng lực
của mình nhƣng chắc chắn luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Phương Lan


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................... 9
1.1. Khái niệm và đặc trƣng thơ ........................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm về thơ ..................................................................................... 9
1.1.2. Đặc trƣng của thơ .................................................................................. 11
1.2. Lí thuyết đồng quy trong thơ của R.Jakobson và Nguyên lí lặp lại trong

thơ của IU.M.Lotman ...................................................................................... 15
1.2.1. Quan niệm về thơ và lí thuyết đồng quy trong thơ của R. Rakobson ... 15
1.2.2. Nguyên lý lặp lại trong thơ của IU.M. Lotman .................................... 18
1.3. Tố Hữu – Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca .................................................. 22
1.3.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu...................................................................... 22
1.3.2. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu................................................................ 24
1.4. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA CẤU TRÚC LẶP TRONG THƠ TỐ HỮU30
2.1. Khái quát về cấu trúc lặp .......................................................................... 30
2.2. Biểu hiện của cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu ........................................... 33
2.2.1. Cấu trúc lặp từ trong thơ Tố Hữu.......................................................... 33
2.2.2. Cấu trúc lặp cụm từ trong thơ Tố Hữu .................................................. 37
2.2.3. Cấu trúc lặp dòng thơ trong thơ Tố Hữu ............................................... 40
2.2.4. Cấu trúc lặp đoạn thơ trong thơ Tố Hữu ............................................... 44
2. 3. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 47
CHƢƠNG 3. CHỨC NĂNG CỦA CẤU TRÚC LẶP TRONG THƠ TỐ HỮU
......................................................................................................................... 49
3.1. Chức năng của cấu trúc lặp trong chỉnh thể văn bản thơ Tố Hữu ........... 49


iv

3.1.1. Cấu trúc lặp trong quan hệ với tiêu đề bài thơ ...................................... 49
3.1.2. Cấu trúc lặp trong quan hệ với tứ thơ ................................................... 53
3.2. Sự lặp với việc xây dựng biểu tƣợng trong thơ Tố Hữu .......................... 56
3.2.1. Biểu tƣợng và biểu tƣợng trong tác phẩm văn học ............................... 56
3.2.2. Sự lặp với việc xây dựng biểu tƣợng "Hồ Chí Minh" trong thơ Tố Hữu ... 57
3.2.3. Sự lặp với việc xây dựng hình tƣợng "Miền Nam" trong thơ Tố Hữu . 60
3.3. Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Cấu trúc lặp từ trong thơ Tố Hữu

32

2.2

Các từ có tần số lặp lại cao

33

2.3

Các cụm từ có tần số lặp lại cao


37

2.4

Bảng các đoạn thơ lặp lại với tần số cao

44


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ trong một văn bản nghệ thuật là xét đến một
cách thức tƣ duy trên chất liệu ngôn ngữ của một tác giả. Sự tổ chức ngôn ngữ
trong một tác phẩm văn học là một kiểu hành chức mang tính đặc thù. Là chất
liệu để tạo nên nên các hình tƣợng nghệ thuật, ngôn ngữ văn học (ngôn ngữ
nghệ thuật) vừa là tinh hoa của ngôn ngữ toàn dân vừa là sản phẩm sáng tạo
của chính ngƣời nghệ sĩ và chịu sự chi phối mạnh mẽ của đặc trƣng thể loại
tác phẩm. Thông qua việc soi chiếu vào kết cấu ngôn từ của một văn bản nghệ
thuật cụ thể, ngƣời đọc có thể khám phá ra ý đồ nghệ thuật và quan niệm nhân
sinh của ngƣời viết ẩn chứa sau đó. Bởi vậy, việc nghiên cứu loại hình văn
bản nghệ thuật nói chung và nghiên cứu văn bản thể loại thơ nói riêng từ góc
nhìn ngôn ngữ là một hƣớng đi có thể khám phá đƣợc những điều mới mẻ.
1.2. Đã từ rất lâu, ngôn ngữ thơ là lĩnh vực luôn dành đƣợc sự quan tâm
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều khuynh hƣớng, trƣờng phái nghiên
cứu ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, ngƣời ta không thể không kể đến những đóng
góp to lớn của trƣờng phái Thi pháp học cấu trúc Nga với đại biểu là
R.Jakobson và trƣờng phái Ký hiệu học với đại biểu là IU.M.Lotman với lý
thuyết cấu trúc lặp trong ngôn ngữ thơ. Với nhiều công trình quan trọng, hai

tác giả trên đã trình bày những lí thuyết căn bản cho việc nghiên cứu ngôn
ngữ thơ mà sự lặp lại đã đƣợc chỉ ra nhƣ một phƣơng thức điển hình để tổ
chức văn bản thơ trên những biểu hiện đa dạng của nó ở tất cả các cấp độ
(ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Tiếp thu lý thuyết của R.Jakobson và IU.M.Lotman, một số tác giả Việt
Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu văn bản thơ nhƣ Đặng Tiến, Nguyễn
Hƣng Quốc, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Thụy Khuê... Theo hƣớng đi
này, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu sự lặp lại trong thơ Tố Hữu - một nhà thơ
cách mạng tiêu biểu - một phƣơng thức độc đáo trong nghệ thuật tạo lập văn
bản thơ mang tính phong cách.


2

1.3. Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, rất quen thuộc đối với
mọi thế hệ độc giả Việt Nam. Từ bình diện văn học, thơ Tố Hữu đã đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận với các góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chƣa
có công trình nào thực sự đi sâu khám phá cấu trúc ngôn ngữ thơ Tố Hữu,
phát hiện ra cơ chế tổ chức ngôn từ bên trong văn bản thơ, những thủ pháp
nghệ thuật độc đáo nhằm chứng minh đó là phong cách thơ riêng của tác giả.
Năm 2011, Nxb Văn học đã phát hành Toàn tập thơ Tố Hữu với tiêu đề
Tố Hữu Thơ. Toàn tập thơ Tố Hữu đăng tải đầy đủ 286 bài thơ của Tố Hữu
trong 7 tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946); Việt Bắc (1946 - 1954); Gió lộng (1955 1961); Ra trận (1962 - 1971); Máu và Hoa (1972 - 1977); Một tiếng đờn
(1979 - 1992); Ta với ta (1993 - 2001) đã thực sự gây đƣợc sự chú ý đặc biệt
của ngƣời đọc. Trong toàn bộ 7 tập thơ, ông đã sử dụng cấu trúc lặp nhƣ một
phƣơng thức nghệ thuật chủ đạo để tổ chức văn bản. Vì vậy, cấu trúc lặp
trong cấu trúc ngôn ngữ thơ Tố Hữu là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài cho luận văn là: Đặc
điểm cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu. Việc khảo sát thơ Tố Hữu theo giả
thuyết này cho phép chứng minh cấu trúc lặp là biện pháp tổ chức ngôn ngữ

tiêu biểu nổi bật và tạo nên phong cách điển hình của tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu sự lặp lại trong cấu trúc ngôn ngữ thơ
Có thể nói, vấn đề sự lặp lại đã đƣợc các nhà thi pháp học cấu trúc và
cấu trúc ký hiệu quan tâm đặc biệt khi chỉ ra đặc trƣng của ngôn ngữ thơ. Trả
lời cho câu hỏi “Yếu tố nào mà sự hiện diện của nó là tối cần thiết trong bất
kỳ tác phẩm thơ ca nào?”, R.Jakobson đã phát biểu: Chức năng thi ca chiếu
nguyên tắc tương đương của trục tuyển lựa lên trục của sự kết hợp. Sự tương
đương được nâng lên hàng biện pháp tạo tác của lớp ngôn ngữ [24, tr.24].
Tác giả đã dẫn định nghĩa của Gerard Manley Hopkins – ngƣời tiên phong vĩ
đại của khoa học ngôn ngữ thi ca – về câu thơ: “Một diễn từ lặp lại toàn bộ
hoặc từng phần cùng cái hình tượng âm thanh” và cho rằng hình tƣợng âm


3

thanh với tính lặp lại mà Hopkins nhìn thấy trong đó có tồn tại nguyên tắc tạo
tác của câu thơ [24, tr.26]. Không chỉ dừng lại trên phƣơng diện lý thuyết.
Jakobson đã sử dụng sự lặp nhƣ chiếc chìa khóa để khai thác cấu trúc các bài
thơ cụ thể: Sonnet của Joachim Du Beliay, Chán chường của tập Hoa ác,
Những con mèo của Charles Baudelaire...
Tác giả IU. M. Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật đã dành một
phần để giải thích “nguyên lý của sự lặp lại”. Theo đó, sự lặp lại ở đây “đƣợc
ý thức với tƣ cách là một tính điều chỉnh nào đó đối với cấp độ ngữ nghĩa của
văn bản” và đó là “sự điều chỉnh theo tính tƣơng đƣơng” [12, tr.196-197]. Tác
giả cũng đã lần lƣợt chỉ ra các đặc điểm của sự lặp lại trên nhiều cấp độ của
cấu trúc văn bản thơ: cấp độ ngữ âm, nhịp điệu, ý tưởng, ngữ pháp trong văn
bản thơ và các lặp lại siêu thơ. Có thể thấy, IU. M. Lotman là ngƣời đã quan
tâm một cách đặc biệt tới sự lặp lại trong thơ, tìm hiểu nó trên nhiều phƣơng
diện và từ đó xây dựng một khung lý thuyết cần thiết cho việc nghiên cứu sự

lặp lại trong một văn bản cụ thể.
Ở Việt Nam, có thể nói sự lặp lại trong văn bản thơ đƣợc chú ý đồng
thời với sự xuất hiện của Thi pháp học. Phê bình văn học ở nƣớc ta trƣớc
1980 chủ yếu theo hƣớng xã hội học, quan tâm đến mối quan hệ của văn học
trong việc phản ánh trung thành đời sống hiện thực, vấn đề ý thức hệ... và đi
vào trì trệ, giáo điều. Thi pháp học đƣợc du nhập vào Việt Nam bắt đầu từ
những năm 80 trở đi. Một số nhà thi pháp học tiên phong nhƣ Trần Đình Sử,
Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Đỗ Lai Thúy... đã thực sự thổi một luồng gió
mới vào hoạt động nghiên cứu phê bình văn học. Tác giả Trần Đình Sử trong
bài viết Toàn cảnh Thi pháp học mở đầu cuốn sách Dẫn luận Thi pháp học ở
Việt Nam đã đánh giá khái quát: Thi pháp học đã đem lại cách tiếp cận mới,
phương pháp mới nghiêng về tính nội tại. Nó tuy là nghiên cứu phương diện
nội tại, song không tách rời hiện thực, lịch sử, bởi đó vẫn là căn cứ để giải
thích mọi sự biến đổi văn học. Đó là một hiện tượng chưa từng có trong phê
bình, lí luận văn học Việt Nam trước những năm 80 [25, tr.30].


4

Trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học, tác giả Trần Đình Sử khi trình
bày về phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học đã nhấn mạnh: Các nguyên tắc
thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại và không lặp lại. Không tìm thấy tính
độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy tính lặp lại
trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc
tổ chức hình thức [25, tr.38].Sự lặp lại đƣợc ông vận dụng hiệu quả nhƣ một
mắt xích quan trọng khi tìm hiểu về các trƣờng hợp cụ thể nhƣ Truyện Kiều
của Nguyễn Du hay thơ Tố Hữu.
Khi bàn về vấn đề tƣ duy của nhà thơ trên chất liệu ngôn ngữ, tác giả
Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ thơ đã viết: Chính cái điều văn xuôi rất
kỵ lại là thủ pháp làm việc của thơ: trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị

ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các thông báo. Ông nhấn mạnh: Các
biện pháp tu từ đã được tổng kết và chấp nhận, từ điệp âm đến hình thức song
song, xét cho cùng không phải gì khác ngoài sự lặp, đi từ cấp độ thấp nhất là
âm vị, qua từ, đến câu và cho tới văn bản [5, tr.46].
Tác giả Phan Ngọc là ngƣời đề xƣớng mạnh mẽ hƣớng tiếp cận văn học
từ góc độ ngôn ngữ với những công trình tiêu biểu nhƣ Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều hay Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ
học. Trong tiểu luận Thơ là gì, tác giả đã lý giải tại sao văn xuôi không đƣợc
ngƣời ta nhớ nguyên vẹn và không biến thành nội cảm hóa đƣợc nhƣ thơ. Ông
viết: Cách tổ chức thơ lại có ưu thế hơn văn xuôi bởi tính chắp khúc (articule)
của nó... Một bài thơ chia ra từng đoạn, mỗi đoạn chia ra từng khổ, mỗi khổ
có một số câu như nhau, mỗi câu có một số chữ như nhau... ngay câu thơ
cũng đã là một sự lặp lại của những vế khác nhau [38].
Đỗ Lai Thúy cũng là ngƣời ủng hộ hƣớng nghiên cứu văn học từ ngôn
ngữ học, không chỉ trên phƣơng diện lý thuyết mà ông đã áp dụng nó vào việc
lý giải nhiều phong cách thơ Việt Nam. Công trình tiêu biểu theo hƣớng
nghiên cứu này của ông là Mắt thơ. Khẳng định điểm xuất phát cho hành trình
đi tìm những mắt thơ của mình là tác phẩm (chứ không phải là tác giả hay


5

hoàn cảnh xã hội) mà chính xác là ngôn ngữ tác phẩm “mã số của thơ chỉ có
thể cất giấu trong và bằng ngôn ngữ”, Đỗ Lai Thúy trên thực tế đã sử dụng sự
lặp lại nhƣ một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt để tìm ra chìa khóa đi vào thế giới
nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Tiếp cận thơ Hồ Xuân Hƣơng, Hoàng Cầm, Xuân
Diệu từ cái nhìn phân tâm học, ông cũng đã sử dụng sự lặp lại nhƣ một công
cụ ngôn từ để từ đó thiết lập nên hệ thống các biểu tƣợng đặc trƣng trong thơ
mỗi tác giả.
Đến nay, thi pháp học đã trở thành một hƣớng nghiên cứu hấp dẫn,

đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Có thể thấy, trong khi nghiên cứu thơ, các
nhà phê bình đã chú ý đến sự lặp lại nhƣ một dấu hiệu đặc biệt để chỉ ra
những đặc trƣng cơ bản của văn bản cũng nhƣ giúp nhận diện chân dung nhà
thơ. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này chỉ mới vận dụng sự lặp lại
nhƣ một công cụ, một cách thức trong khi khai thác những phƣơng diện cơ
bản của thi pháp nhƣ quan niệm nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, không gian
nghệ thuật... Một sự đi sâu tập trung nghiên cứu sự lặp lại nhƣ một phƣơng
thức tổ chức ngôn ngữ thơ của một tác giả cụ thể là vấn đề cần đƣợc triển khai
một cách toàn diện hơn.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Tố Hữu
2.2.1. Nghiên cứu thơ Tố Hữu từ góc độ văn học
Trong những năm qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một đối tƣợng nghiên
cứu lớn của giới học thuật, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình tên
tuổi. Những công trình nghiên cứu qui mô lớn viết về ông có nhiều. Các bài
viết về Tố Hữu tập trung làm nổi bật vai trò một tác giả văn chƣơng, một đỉnh
cao của thơ ca cách mạng Việt Nam với hàng loạt những sáng tác ghi dấu ấn
trong lòng ngƣời đọc trong một giai đoạn văn học hiện đại sôi động và vô
cùng phong phú, đa dạng. Trong những công trình biên khảo chuyên sâu về
thơ ông nổi bật nhất là ba công trình: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979),
Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí và Phong cách
nghệ thuật thơ Tố Hữu của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và Thi pháp thơ Tố


6

Hữu của Trần Đình Sử (1987). Tác giả Hà Minh Đức cũng là một ngƣời bền
bỉ, chuyên tâm nghiên cứu về thơ Tố Hữu qua hai Lời giới thiệu công phu cho
hai Tuyển tập thơ Tố Hữu vào các năm 1979 (Nxb Văn học) và 1995 (Nxb
Giáo dục). Đặc biệt, chuyên luận Tố Hữu - Cách mạng và thơ (Nxb ĐHQG
HN, 2004) đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả trong khoảng thời gian

gần 20 năm viết về con ngƣời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu khác của Trần Huy
Liệu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ ...và các nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Trung Thông, ... đối với thơ Tố Hữu. Tuy xuất phát từ những góc độ,
khía cạnh tiếp cận khác nhau, nhƣng các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống
nhất trong nhận định: Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của
nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tƣ tƣởng mà còn
đặc sắc về nghệ thuật trên các phƣơng diện phong cách và ngôn ngữ. Bằng
những hiểu biết sâu rộng và tài năng riêng, mỗi ngƣời theo một cách thức
riêng của mình đã chỉ ra thế giới nghệ thuật mới mẻ, phong phú, khác biệt
cùng các giá trị nhân văn và thẩm mĩ, sâu sắc, lâu bền của thơ Tố Hữu.
2.2.2. Nghiên cứu thơ tố Hữu từ góc độ ngôn ngữ học
Nghiên cứu thơ Tố Hữu từ góc độ ngôn ngữ học cho đến nay là mới và
chƣa có nhiều. Các công trình chủ yếu là các Luận văn cao học và các luận
văn này thƣờng giới hạn khảo sát góc độ sử dụng từ ngữ trong thơ Tố Hữu.
Trƣớc tiên cần kể đến là luận văn của Phạm Thị Thùy Dƣơng với đầu đề
Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu (ĐH Sƣ phạm,
ĐH Thái Nguyên, 2008). Tiếp theo là các luận văn của Trần Đình Thạo là
Đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng (ĐH Vinh 2011) và của
Trần Thị Tính là Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (Nhìn từ bình diện từ vựng) (ĐH
Sƣ phạm TP HCM, 2011). Nguyễn Thị Thơm đi sâu tìm hiểu một nhóm từ chỉ
không gian với luận văn Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu
(ĐH Sƣ phạm, ĐH Thái Nguyên, 2013). Gần đây nhất là luận án Tiến sĩ của


7

Phạm Thị Nhƣ Hoa với đầu đề Hành động ngôn ngữ qua câu hỏi tu từ trong
thơ Chế Lan viên và thơ Tố Hữu (Học viện KHXH, 2015).

Từ tình hình trên, việc tiếp tục khám phá cơ chế nội tại trong văn bản thơ
Tố Hữu là cấu trúc lặp (lặp từ, cụm từ, dòng thơ, khổ thơ) đƣợc coi là một thủ
pháp nghệ thuật đƣợc xem là một hƣớng đi mới. Với hƣớng đi này, chúng tôi
còn muốn chỉ ra giá trị của phƣơng thức lặp trong việc xây dựng chỉnh thể văn
bản thơ nói riêng và với việc tạo dựng một phong cách thơ Tố Hữu nói chung.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu qua
tuyển tập Toàn tập thơ Tố Hữu - Tố Hữu thơ, Nxb Văn học, năm 2011 bao
gồm 286 bài thơ trong 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và
Hoa, Một tiếng đờn và Ta với ta làm đối tƣợng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ:
- Trình bày khái niệm và đặc trƣng của thơ, quan niệm về thơ và “lí
thuyết đồng quy” trong thơ của R.Jakobson, “nguyên lý của sự lặp lại” của
IU.M.Lotman trong ngôn ngữ thơ và mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời,
chúng tôi vận dụng những lý thuyết đó vào nghiên cứu một hiện tƣợng thơ
tiêu biểu là Tố Hữu.
- Đi sâu phân tích những biểu hiện đặc sắc của cấu trúc lặp trong văn
bản thơ Tố Hữu.
- Chỉ rõ cấu trúc lặp nhƣ một phƣơng thức đặc biệt trong việc tổ chức
một văn bản thơ cụ thể và trong tính liên văn bản. Rút ra một số đặc điểm
phong cách thơ Tố Hữu qua việc sử dụng cấu trúc lặp đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống
kê và phân loại các hiện tƣợng lặp lại tiêu biểu làm cứ liệu minh xác cho việc
phân tích, đánh giá.


8


- Phƣơng pháp miêu tả: Từ số liệu, luận văn tiến hành mô tả đối tƣợng
nghiên cứu, nhằm chỉ ra những nét cơ bản, chủ yếu và thứ yếu của đối tƣợng.
- Phƣơng pháp phân tích: Luận văn triển khai phân tích, chỉ ra vai trò,
hiệu quả nghệ thuật của sự lặp lại trong thơ Tố Hữu.
- Phƣơng pháp so sánh: Để làm nổi bật phong cách thơ của Tố Hữu
trong việc sử dụng sự lặp lại, chúng tôi dự định so sánh thơ ông qua các giai
đoạn khác nhau thể hiện qua các tập thơ.
6. Đóng góp của đề tài
Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu
xét về mặt cấu trúc cũng nhƣ ngữ nghĩa do thủ pháp lặp tạo ra. Trên cơ sở
này, luận văn rút ra những đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Chƣơng 2: Biểu hiện của cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu
Chƣơng 3: Chức năng của cấu trúc lặp trong thơ Tố Hữu


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm và đặc trƣng thơ
1.1.1. Khái niệm về thơ
Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Thơ ra đời hầu nhƣ
cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật
thời nguyên thủy. Thoạt đầu, nghệ thuật ngôn từ nói chung đƣợc gọi là thơ
(thuật ngữ thi của Trung Hoa dùng chung ở vùng Đông Nam Á cổ và trung

đại, thuật ngữ poie `sis của Hy Lạp đƣợc dùng chung ở vùng châu Âu). Thời
cổ đại, trong cuốn sách mang tên Nghệ thuật thơ ca, Aristote đã nghiên cứu
sử thi, bi kịch và hài kịch. Sở dĩ nhƣ vậy, là bởi trên thực tế cho đến thời cận
đại, các hình thức ngôn từ có nhịp điệu của thơ hoặc gần với thơ vẫn chiếm
ƣu thế trong hầu hết các nền văn học. Văn xuôi (thuật ngữ văn ở Trung Hoa
và Đông Á và prosa gốc La Tinh đƣợc dùng ở châu Âu) thƣờng đƣợc dùng để
gọi chung những tác phẩm chữ viết không mang tính nghệ thuật nhƣ sử, triết,
chính luận, hành chính... Vào thời cận đại, hiện đại, thơ có nghĩa hẹp chỉ riêng
loại hình sáng tác cụ thể nhƣ thơ trữ tình, thơ tự sự, trƣờng ca ... Ở đây, chúng
tôi sử dụng khái niệm thơ theo nghĩa hẹp.
Tuy nhiên, định nghĩa về thơ nhƣ thế nào lại không phải là điều đơn
giản. Với nhan đề Đọc thơ như là thơ. Nhưng thơ là cái gì?, Nguyễn Hƣng
Quốc đã tóm gọn lại những quan niệm lớn về thơ trên thế giới. Bắt đầu là
Jakobson với luận điểm: Thơ là thứ ngôn ngữ tự quy chiếu, tự nó đầy đủ cho
nó. Ông bình luận thêm: ý nghĩa của bài thơ không chỉ ở cái được nói mà chủ
yếu còn ở cách nói. Ngôn ngữ không còn là phương tiện truyền thông mà là
nội dung của việc truyền thông. Với những mức độ khác nhau có thể nói hầu
hết các trường phái phê bình hiện đại đều tập trung vào một loại nội dung
đặc biệt trong thơ: bản thân hình thức của thơ [40, tr.83]. Từ đó, ông khái
quát: Là thơ, theo các nhà hình thức luận của Nga là kỹ thuật, theo các nhà


10

cấu trúc luận của Pháp là một hệ thống kí hiệu, theo các nhà Phê bình mới
của Mỹ là một cấu trúc của ý nghĩa [40, tr.85].
Thụy Khuê trong Cấu trúc thơ đã lần lƣợt điểm qua một số quan niệm
về thơ tại Việt Nam. Phạm Quỳnh đã đƣa ra một định nghĩa rất đơn giản về
thơ, chú ý tƣơng quan giữa thơ và họa: Ta coi thơ tức là vẽ, và vẽ tức là thơ;
thơ là vẽ bằng lời, bằng âm thanh, vẽ là thơ bằng hình ảnh, bằng màu sắc

[14, tr.33]. Nhà thơ Hàn Mặc Tử lại đƣa ra quan niệm về thơ dựa trên thánh
chúa: Thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao
trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy, vô chung, với những hạnh phúc
bất tuyệt... Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của
một cõi trời cách biệt [14, tr.35]. Năm 1949, Nguyễn Đình Thi viết Mấy ý nghĩ
về thơ đã trình bày sự khác biệt giữa văn và thơ, những nguyên nhân khiến
nghệ sĩ sáng tác và tác dụng tình cảm của thơ ca. Ông cho rằng: Tâm hồn
chúng ta có một rung động thơ khi nó thoát ra khỏi trạng thái bình thường.
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói – tức là chữ - để thể
hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường [14, tr.39]. Đƣợc coi
nhƣ ngƣời khai sinh ra phong trào thơ tự do miền Nam sau 1954, Thanh Tâm
Tuyền đã từ chối quan niệm thi nhân và thi ca cổ điển. Ông nhấn mạnh: Vần
của nó (thơ tự do) là vần ẩn dấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh),
nhịp điệu của nó ... là một thứ nhịp điệu rộng rãi, phức tạp ở một trình độ nghệ
thuật cao hơn đối với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn [14, tr.39].
Tiếp nhận tƣ tƣởng của Jakobson và Le'vi-Strauss, từ năm 1973, Đặng
Tiến đã có những bài viết giới thiệu và phân tích sắc sảo về một số vấn đề cốt
yếu của thi học: thơ khác ngôn ngữ chung ra sao, sự khác biệt giữa văn và
thơ, lời thơ và ý thơ ... Ông khái quát: Ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói
riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong cuộc sống hàng ngày. Thơ trái lại là
một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng [29, tr.26]. Nhƣng ông cũng đã lƣu
ý: Nói thơ là một ngôn ngữ tự tại không có nghĩa rằng thơ không cần có ý
nghĩa... Cũng không hàm ý rằng thơ không tương quan gì đến thực tế nhất là


11

thực tại xã hội ... Đây là hai điểm chính yếu ta không nên ngộ nhận [29,
tr.16]. Nắm bắt và sử dụng lí thuyết ấy một cách sáng tạo, Đặng Tiến đã có
nhiều bài phê bình đắc địa về các nhà thơ Việt Nam nhƣ Nguyễn Trãi, Bà

Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử...
Năm 1985, cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều
của Phan Ngọc đƣợc công bố đã thực sự khuấy động một hƣớng tiếp cận tác
phẩm văn học mới tại Việt Nam: nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ. Và
đến năm 1995, trong công trình Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học,
Phan Ngọc đã đƣa ra định nghĩa về thơ: Thơ là một tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do
chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này [21, tr.23]. Theo đó, ông khẳng định
thêm : Một khi đã nhìn theo quan điểm này thì từ, nhịp, vần, phách, thể loại,
trường phái ... cái gì cũng có nội dung của nó và nội dung ấy là những kiểu
quan hệ [21, tr.35]. Cùng với Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh đã đi sâu nghiên
cứu những đặc trƣng của thơ từ phƣơng diện ngôn ngữ trong tiểu luận Ngôn
ngữ thơ. Lĩnh hội tƣ tƣởng về thơ của Jakobson, Nguyễn Phan Cảnh đã có
những phân tích cụ thể về các đặc trƣng của thơ trong phân biệt với văn xuôi.
Từ góc độ lí luận, xem xét thơ trong mối quan hệ tổng hòa giữa nội dung
và hình thức, Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa thơ là: Hình thức sáng tác
văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh
mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [11, tr.309].
Có thể thấy, các quan niệm trên, đứng từ mỗi góc nhìn riêng đều chứa
đựng một hạt nhân hợp lý nào đó. Triển khai đề tài này, chúng tôi đặc biệt lƣu
ý đến đặc tính tự lấy mình làm cứu cánh của ngôn ngữ thơ.
1.1.2. Đặc trưng của thơ
1.1.2.1. Đặc trưng nội dung của thơ
Tính trữ tình là đặc trƣng nổi bật nhất của nội dung. Cũng giống nhƣ
truyện hay kịch, thơ là một hình thức sáng tác văn học để phản ánh cuộc sống.
Song, nếu nhƣ truyện quan tâm đến việc tái hiện một hiện thực rộng lớn với


12


nhiều biến động, nhiều câu chuyện; kịch chú trọng miêu tả các xung đột xã
hội thì lãnh địa đặc biệt của thơ là thế giới tinh thần con ngƣời với muôn vàn
cung bậc cảm xúc và những biến thái tinh vi, mơ hồ nhất. Dĩ nhiên, điều này
không có nghĩa là truyện hay kịch không thể hiện tình cảm, xúc động của con
ngƣời. Tác phẩm văn học nào, xét đến cùng cũng là một tiếng nói đối thoại
với cuộc đời về một quan niệm nhân sinh, gửi gắm một nỗi niềm, một tƣ
tƣởng hay một suy ngẫm sâu xa. Nhƣng với truyện hay kịch, tầng nội dung đó
thƣờng nằm ở bình diện thứ hai, đƣợc nói một cách gián tiếp thông qua bức
tranh cuộc sống đƣợc miêu tả, đƣợc kể lại. Còn với thơ, tình cảm đƣợc phô bày
trực tiếp, dồn nén trong từng con chữ và trở thành bình diện thứ nhất, quan
trọng nhất, không thể thiếu. Một bài thơ có thể không có cảnh vật, không có lời
thoại, không có nhân vật với đầy đủ dáng hình, tính cách, số phận... nhƣng
không thể không có tình cảm. Tình cảm vì thế là yếu tố trung tâm, chi phối mọi
yếu tố khác (nếu có) trong tác phẩm thơ. Trong Mĩ học, Hegel viết: Đối tượng
của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình
dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người ... Đối tượng của thơ là hứng
thú tinh thần... Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức
mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm
trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính [26, tr.256].
Thơ không chú trọng phản ánh cuộc sống bên ngoài mà hƣớng vào thế
giới nội cảm. Nhƣng thơ không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng,
dễ dãi. Tình cảm trong thơ là tình cảm đƣợc lắng đọng qua lăng kính thẩm mĩ,
là sự kết tinh của ý thức, của suy ngẫm về cuộc đời và chính mình đã đƣợc
thăng hoa cao độ. Tình cảm trong thơ bởi vậy, không chỉ là sự xúc động của
riêng cá nhân nhà thơ mà cao hơn là vƣơn tới tình cảm mang tính nhân loại.
Một bài thơ động chạm đến đƣợc góc khuất nào đấy của nhiều con ngƣời, nói
hộ đƣợc điều khó nói của muôn trái tim sẽ là một bài thơ bất tử với thời gian.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã từng nói, đại ý: Thơ làm ra là để cho người
đọc, mỗi người có thể tìm thấy một chút mình.



13

Có một điểm đặc biệt trong nội dung của thơ là chất thơ. Ngƣời xƣa
thƣờng nói ý tại ngôn ngoại. Thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà ở
những chỗ trống không viết ra, ở giữa khoảng lặng giữa các từ, các câu. Nhà
thơ Tố Hữu từng nói: Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta
lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng vang dội rất đa dạng và tinh tế.
Thơ phải chăng là điều ấy, mơ ở trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình.
Những màu sắc trong màu trắng. Đó là điều mà người ta gọi là sự tinh diệu
của ngôn ngữ và của tâm hồn [26, tr.265]. Tố Hữu đã nói rất đúng cái chất
thơ của thơ thể hiện qua ngôn từ. Trong thơ có ý nghĩa của các từ, ý nghĩa của
hình tƣợng, nhƣng đó không phải là cái ý nghĩa có tính thơ. Cái ý nghĩa có
tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợi lên.
Nhà mĩ học Pháp Jacques Maritain đã khẳng định: Cái giá trị ý niệm hàng
đầu, cơ bản nhất của thơ là cái ý nghĩa mang tính thơ. Bởi vì ý nghĩa mang
tính thơ gần gũi nhất với cội nguồn sáng tạo – một thứ ý nghĩa trong bầu trời
đêm của trực giác khi khái niệm biểu thị trực tiếp vào ý thức chủ quan của
nhà thơ [26, tr.266].
1.1.2.2. Đặc trưng hình thức thơ
Rapin đã phát biểu rằng: Ý nghĩa trong thơ của phần đông thi sĩ có
đáng kể gì, nếu bỏ hết lời thơ [26, tr.54]. Thụy Khuê cũng khẳng định: Giá trị
của văn nằm trong ý tưởng. Giá trị của thơ nằm trong mỗi chữ, mỗi vần,
không cần qua trung gian của ý tưởng [14, tr.55]. Nói điều này là để khẳng
định vai trò quan trọng đặc biệt của ngôn ngữ trong thơ. Vậy đặc trƣng của
ngôn ngữ thơ là gì?
Theo Shklovsky, ngôn ngữ thực dụng là ngôn ngữ tự động hóa, ngôn
ngữ thơ là ngôn ngữ được lạ hóa, do đó thực chất nó là sự bạo động có ý thức
với ngôn ngữ thực dụng [40, tr.120]. Phan Ngọc nhận xét tƣơng tự: Ở bất kì
ngôn ngữ nào, thơ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ quái gở, đối lập hẳn

với ngôn ngữ hàng ngày đến mức độ khó chịu [20, tr.25]. Và Đặng Tiến cũng
cho rằng: Thơ là sự nổi loạn thường xuyên, không phải của thi nhân, mà là


14

của ngôn ngữ [29, tr.77]. Đặng Tiến chia ra ba kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ của
thi nhân: một là, khai thác quy luật của ngôn ngữ để làm thơ; hai là, phải vi
phạm vào quy luật thông thƣờng mới tạo ra đƣợc một hệ thống kí hiệu tự tại
và ba là, niêm – luật đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp quy củ để phá vỡ khuôn
khổ bình thƣờng của ngôn ngữ. Trong bài giới thiệu Roman Jakobson và thi
pháp, Đặng Tiến đã nhắc lại quan niệm về ngôn ngữ thơ của Jakobson: trong
ngôn ngữ thi ca ký hiệu tự bản thân nó đã hoàn tất một giá trị độc lập [29,
tr.28]. Ông nhấn mạnh: Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Chức
năng thơ, trong ngôn ngữ, là tạo giá trị thẩm mỹ cho lời nói thường, để tăng
mức độ thuyết phục cho thông tin hay biểu cảm [29, tr.26)]
Phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, Nguyễn Phan Cảnh đã
chỉ ra rằng: Chính cái điều văn xuôi rất kỵ ấy lại là thủ pháp làm việc của
thơ: trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây
dựng các thông báo. Các biện pháp tu từ đã được tổng kết và chấp nhận, từ
điệp âm đến hình thức song song, xét cho cùng không gì khác ngoài sự lặp, đi
từ cấp độ thấp nhất là âm vị, qua từ, đến câu và cho tới văn bản [5, tr.46].
Thụy Khuê gọi đó là tính chất song song trong thơ và viết: song song không
phải là sự lặp lại tầm thường mà đó là một cấu trúc nghệ thuật có tổ chức, nằm
trong một tổ chức rộng lớn hơn : hệ thống ngôn ngữ [14, tr.133]. Đặng Tiến lại
dùng thuật ngữ biền lệ [29, tr.68]. và dẫn lời của Jean Cohen: thơ là một vòng
tròn, văn xuôi là một mạch thẳng... Thơ là cuộc trở về miên viễn, trái với văn
xuôi là cuộc đi tới không cưỡng lại được [29, tr.69]. Tuy nhiên, ông cũng lƣu ý:
Nhưng trong thơ, biền lệ chiếm ưu thế trong cấu trúc, cũng như trong thơ, thi
tính chiếm ưu thế, chứ không phải là thành tố duy nhất [29, tr.70].

Từ góc độ lí luận văn học, Nguyễn Xuân Nam đã nhận định: Ngôn từ
thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt [26, tr.267-269]. Ông chỉ ra ba đặc trƣng
của ngôn từ thơ:
- Thứ nhất, đó là ngôn từ có nhịp điệu
- Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích nhƣ ngôn từ


15

văn xuôi, ngƣợc lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng
lặng giàu ý nghĩa.
- Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ
trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách nhắt nhịp có giá trị gợi cảm.
Có thể thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng ngôn ngữ thơ là kiểu tổ
chức ngôn ngữ hết sức đặc biệt, khác xa với ngôn ngữ giao tiếp và cũng khác
hẳn với ngôn ngữ văn xuôi. Bản thân ngôn ngữ đã là một vẻ đẹp, một giá trị
cần phải kiếm tìm của thơ ca.
1.2. Lí thuyết đồng quy trong thơ của R.Jakobson và Nguyên lí lặp lại
trong thơ của IU.M.Lotman
1.2.1. Quan niệm về thơ và lí thuyết đồng quy trong thơ của R. Rakobson
Trong bài viết Thơ là gì, R.Jakobson đã phát biểu: Chúng tôi không hề nói
rằng nghệ thuật tự thỏa mãn cho bản thân nó, trái lại chúng tôi chỉ rằng nghệ
thuật là một phần của cơ cấu xã hội, một phần hợp thành có quan hệ với những
phần hợp thành khác, vì lẽ lĩnh vực thơ ca và mối quan hệ của thơ ca đối với
những khu vực khác của cấu trúc xã hội biến đổi không ngừng và biến đổi một
cách biện chứng. Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh, không phải là một thứ
chủ nghĩa phân lập của nghệ thuật mà là cái tính chất tự trị của chức năng mỹ
học [24, tr.77]. Nhƣ vậy, theo R.Jakobson, yếu tố để khu biệt nghệ thuật với các
lĩnh vực khác của xã hội chính là sự tồn tại của chức năng mỹ học.
Để khu biệt thơ ca với các thể loại văn học khác, R.Jakobson đƣa ra

khái niệm chức năng thi ca. Ông cho rằng khái niệm thơ là không ổn định, nó
biến đổi theo thời gian, nhƣng chức năng thi ca là một yếu tố đặc thù, một yếu
tố mà ngƣời ta không thể quy gián một cách máy móc vào những yếu tố khác.
Chức năng thi ca chỉ là một phần hợp thành của một cấu trúc phức tạp nhƣng
lại là một thành tố làm biến đổi một cách tất yếu những yếu tố khác, và cũng
với những yếu tố này, nó quy định cái tập tính của tập thể. Ông viết: Nếu một
chức năng thi ca có ý nghĩa quyết định, được xuất hiện trong một tác phẩm
văn chương thì chúng ta mới sẽ nói đến vấn đề thơ ca [24, tr.78]. Nhƣng tính


16

chất thi ca biểu lộ nhƣ thế nào? R.Jakobson trả lời: Chính trong cái ấy (trong
chức năng thi ca), từ mới được cảm nhận như là từ, chứ không phải là cái
thay thế giản đơn của đối tượng được gọi tên, cũng chẳng phải là sự bùng nổ
của cảm xúc [24, tr.78]. Ông nhấn mạnh, trong thơ ký hiệu không tự hòa vào
đối tƣợng mà có trọng lƣợng riêng và giá trị riêng của chúng. Vấn đề này đã
đƣợc R.Jakobson làm rõ trong bài tham luận Ngôn ngữ học và thi pháp học.
Trong bài viết này, trƣớc khi bàn về chức năng thi ca, R.Jakobson đã
đƣa ra cái nhìn bao quát về những yếu tố tạo tác sự vận hành ngôn ngữ của
mọi hành vi giao tế. Đó là 6 yếu tố: ngƣời gửi, ngƣời nhận, bối cảnh, thông
điệp, bản mã và tiếp xúc. Sau khi lần lƣợt điểm qua các yếu tố trong giáo tiếp
ngôn ngữ, R.Jakobson rút ra nhận xét: Việc nhấn mạnh vào thông điệp vì bản
thân nó chính là điều nói lên đặc trưng thi ca của ngôn ngữ [24, tr.21]. Ông
cũng lƣu ý rằng, chức năng thi ca không phải là chức năng duy nhất của nghệ
thuật ngôn từ. Trong thơ, nó là chức năng chi phối, quy định. Còn trong
những hoạt động khác, nó chỉ đóng vai trò bổ trợ, thứ yếu.
Vậy, dựa vào tiêu chuẩn nào mà ngƣời ta nhận biết một cách kinh
nghiệm chức năng thi ca? Đặc biệt, yếu tố nào mà sự hiện diện của nó là tối
cần thiết trong bất kỳ tác phẩm thi ca nào? Để trả lời cho câu hỏi đó, Jakobson

đã nhắc lại hai phƣơng thức cơ bản đƣợc sử dụng trong cách ứng xử ngôn từ:
sự tuyển lựa và sự kết hợp. Sự tuyển lựa đƣợc tiến hành trên cơ sở của sự
tƣơng đƣơng, của sự tƣơng tự, của sự đồng nghĩa và trái nghĩa. Trong khi ấy,
sự kết hợp tức xây dựng lớp, đặt trên tình trạng tiếp cận nhau. Ông phát biểu:
Chức năng thi ca chiếu nguyên tắc tương đương của trục tuyển lựa lên trục
của sự kết hợp. Sự tương đương được nâng lên hàng biện pháp tạo tác của
lớp ngôn ngữ... Khuôn nhịp của lớp âm thanh là một thủ pháp – ngoài chức
năng thi ca ra, không tìm thấy được sử dụng trong ngôn ngữ. Chỉ trong thơ
ca, bằng sự lặp lại đều đặn của những đơn vị tương đương với thời gian của
chuỗi ngôn từ đã mang lại một kinh nghiệm sánh bằng – để tạo ra một hệ
thống ký hiệu khác – kinh nghiệm về thời gian âm nhạc [24, tr.24-25]. Ông
dẫn lời của Gerard Manley Hopkins, câu thơ như là diễn từ lặp lại toàn bộ


17

hoặc từng phần cái hình tượng âm thanh.
Jakonson hoàn toàn đồng thuận với Hopkins khi cho rằng cấu trúc của
thơ ca đƣợc đặc trƣng bằng một thứ song hành liên tục và sức mạnh của sự
láy lại này nằm ở chỗ nó sinh ra một sự láy lại hoặc một sự song hành tƣơng
ứng trong các từ hoặc trong tƣ tƣởng. Ông chỉ rõ, trong thi ca, không chỉ
chuỗi âm vị mà tất cả các chuỗi đơn vị ngữ nghĩa đều hƣớng đến việc xây
dựng nên một đẳng thức. Việc chồng sự tƣơng tự lên trên sự tiếp cận nhau
mang đến cái bản chất của nó, từ bên này đến bên kia mang tính tƣợng trƣng,
phức hợp, đa nghĩa. Jakobson viết: Mọi yếu tố của chuỗi là một sự so sánh.
Trong thi ca, nơi mà sự tương tự được chiếu lên sự kế tiếp, mọi hoán dụ đều
phảng phất mang tính ẩn dụ và mọi ẩn dụ đều có màu sắc hoán dụ. Tính nhập
nhằng là một đặc tính nội tại, không thể tước bỏ được của mọi thông điệp tập
trung vào bản thân nó [24, tr.47].
Jakobson cũng chú ý rằng, thơ ca không phải là lĩnh vực duy nhất trong

đó ý nghĩa tƣợng trƣng của âm thanh bộc lộ ra hiệu ứng của chúng, nhƣng đó
là vùng đất mà mối liên hệ giữa âm thanh và ý nghĩa từ chỗ tiềm ẩn trở thành
hiển nhiên và đƣợc biểu hiện rõ rệt, đậm đà nhất. Trong văn xuôi, những thế
song hành rất ít rõ nét, ít đều đặn hơn trong thế song hành liên tục và nó
không có hình tƣợng âm thanh chủ đạo. Trong thơ ca, hình thức bên trong của
từ hay ngữ nghĩa của những thành tố của từ tìm thấy tính xác đáng của nó.
Jakobson khẳng định, trong thơ, mọi yếu tố ngôn ngữ học đều biến thành hình
tượng ngôn ngữ thi ca [24, tr.59].
Nhƣ vậy, theo R.Jakobson, đặc trƣng của thơ nằm ở chức năng thi ca
mà chức năng thi ca không gì khác là việc bản thân thông điệp tự hƣớng vào
nó. Nói cách khác, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh. Bản
thân ngôn ngữ trong thơ đã là một giá trị và trở thành những hình tƣợng nghệ
thuật. Yếu tố làm nên đặc trƣng ấy của thơ trong phân biệt với các loại thể
khác chính là sự lặp lại. Sự lặp lại trên nhiều cấp độ là nguyên tắc cấu trúc
nên văn bản thơ. Jakobson nhấn mạnh, vấn đề cơ bản của thi ca chính là sự
song hành [24, tr.43].


18

1.2.2. Nguyên lý lặp lại trong thơ của IU.M. Lotman
Bàn về những nguyến tắc kết cấu văn bản nghệ thuật, IU.M.Lotman
cho rằng: Văn bản nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở hai kiểu quan hệ, việc
đặt tương phản – tương đồng thành những yếu tố được lặp lại tương đương
và việc đặt tương phản – tương đồng thành những yếu tố kề cận (không tương
đương)... Có thể giải thích khuynh hướng hướng tới tính lặp lại được coi như
một nguyên lý mang tính cơ cấu của thi ca, còn khuynh hướng hướng tới tính
có thể hợp nhất được như là nguyên lý mang tính cơ cấu thuộc văn xuôi [12,
tr.125]. Nhƣ vậy, theo Lotman, nguyên lý cấu trúc nên văn bản thơ chính là
sự lặp lại. Ông cũng lƣu ý rằng, một khi mà bất cứ văn bản nào cũng đƣợc

thành thạo với tƣ cách là một sự kết hợp liên hoàn của một số lƣợng có hạn
các yếu tố thì sự hiện diện của những cái lặp lại là không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, những sự lặp lại trong văn bản không mang tính nghệ thuật có thể
không đƣợc ý thức với tƣ cách là một tính điều chỉnh nào đó đối với cấp độ
ngữ nghĩa của văn bản. Sự lặp lại một đơn vị nào đó trong văn bản thơ trái lại,
là một tính điều chỉnh nào đó đối với ngữ nghĩa của văn bản. Theo Lotman,
tính lặp lại đƣợc có ý nghĩa ngang bằng với tính tƣơng đƣơng, cái xuất hiện
trên cơ sở mối quan hệ của một sự cân bằng không trọn vẹn – tức là vào lúc
có sự hiện diện của các cấp độ mà trên đó sự cân bằng không tồn tại. Ông đã
lần lƣợt chỉ ra các cấp độ biểu hiện sự lặp lại trong văn bản thơ.
Những sự lặp lại đƣợc thuộc ngữ âm làm hình thành nên cấp độ cấu trúc
thấp nhất của văn bản thơ. Ông viết: Khi những sự lặp lại về âm trở nên là đối
tượng chú ý của nhà thơ thì cũng là lúc xuất hiện ý định gán cho chúng một ý
nghĩa khách quan nào đấy [12, tr.200]. Có thể thấy, Lotman luôn đặt mối quan
hệ giữa hình thức tổ chức văn bản và ngữ nghĩa của nó song hành với nhau.
Ông diễn giải thêm: Những cái lặp lại thuộc âm thanh có thể thiết lập nên
những mối liên hệ bổ túc giữa các từ, mang vào trong sự tổ chức ngữ nghĩa
của văn bản những cái đồng – đối – tịnh lập, được thể hiện ra ít rõ ràng hơn
hay nói chung vắng mặt ở cấp độ của ngôn ngữ tự nhiên [12, tr.201]. Cấu trúc


×