Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tính mạch lạc trọng các văn bản chính luận trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.56 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

PHẠM THỊ PHỤNG

TÍNH MẠCH LẠC TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
_________________

PHẠM THỊ PHỤNG

TÍNH MẠCH LẠC TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hải Phòng, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Phụng


ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp, đề tài “ Tính mạch lạc trong các văn bản chính
luận trong chương trình Ngữ văn THPT” là kết quả của quá trình học tập

và nghiên cứu của học viên Phạm Thị Phụng tại trường Đại học Hải Phòng.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.
TS. Nguyễn Thị Hiên – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học
Hải Phòng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học, phòng
Quản lí khoa học và đào tạo sau đại học của trường Đại học Hải Phòng.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Hải Phòng, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Phụng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..........................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN..... 9
1.1. Mạch lạc.................................................................................................. 9

1.1.1. Khái niệm về mạch lạc ......................................................................... 9
1.1.2. Những biểu hiện của mạch lạc............................................................ 14
1.1.3. Phân biệt giữa mạch lạc và liên kết..................................................... 21
1.2. Văn bản chính luận và các tác phẩm văn chính luận trong chương trình
Ngữ văn THPT............................................................................................. 23
1.2.1. Một số vấn đề về văn bản chính luận .................................................. 23
1.2.2. Văn chính luận trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT ... 27
1.3. Tiểu kết chương 1.................................................................................. 29
CHƯƠNG 2: MẠCH LẠC XÉT THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỀ TÀI VÀ
CHỦ ĐỀ TRONG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT ................................................................................................... 31
2.1. Mạch lạc thể hiện trong sự thống nhất giữa đề tài và chủ đề.................. 31
2.1.1. Tác phẩm “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh............ 31
2.1.2. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh ............................ 33
2.2. Mạch lạc biểu hiện trong việc duy trì và phát triển đề tài....................... 34
2.2.1. Khảo sát các phép liên kết trong các văn bản chính luận trong chương
trình Ngữ văn THPT .................................................................................... 34
2.2.2. Hiệu quả của việc duy trì và triển khai đề tài qua các phép liên kết .... 36
2.3. Tiểu kết chương 2.................................................................................. 52
CHƯƠNG 3: MẠCH LẠC XÉT THEO MỐI QUAN HỆ LẬP LUẬN
TRONG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN THPT.................................................................................................. 54


iv
3.1. Khảo sát bố cục văn bản và các phương thức lập luận trong các tác phẩm
chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT ............................................. 54
3.1.1. Bố cục văn bản trong các tác phẩm văn chính luận trong chương trình
Ngữ văn THPT............................................................................................. 54
3.1.2. Phương thức lập luận trong các văn bản chính luận trong chương trình

Ngữ văn THPT............................................................................................. 56
3.2. Vai trò của lập luận ............................................................................... 58
3.2.1. Vai trò của các phương thức lập luận ................................................. 58
3.2.2. Sắp xếp và lựa chọn luận cứ ............................................................. 73
3.2.3. Thủ pháp lập luận.............................................................................. 75
3.3. Tiểu kết chương 3.................................................................................. 78
KẾT LUẬN.................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC .................................................................................................... 86


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

THPT

Trung học phổ thông

Đtđ

Đại tiền đề

Ttđ

Tiểu tiền đề

Kl


Kết luận


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Thống kê số lượng tác giả, tác phẩm văn chính luận

27

bảng
1.1

trong chương trình Ngữ văn THPT
2.1

Kết quả khảo sát các phép liên kết trong các văn bản

35

chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT
2.2


Thống kê các phép liên tưởng trong các văn bản chính luận

45

2.3

Mối quan hệ nhân quả trong “Hiền tài là nguyên khí của

50

quốc gia”
2.4

Mối quan hệ nhân quả trong văn bản “Về luân lí xã hội

51

ở nước ta”
3.1

Bố cục trình bày văn bản trong các văn bản chính luận

55

trong chương trình Ngữ văn THPT
3.2

Phương thức lập luận ở cấp độ văn bản trong các tác
phẩm chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT


57


vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

sơ đồ
1.1

Mạch lạc và liên kết trong văn bản

21

2.1

Sự thống nhất đề tài và chủ đề trong văn bản “Về luân lí

32

xã hội ở nước ta”
2.2

Sự thống nhất giữa đề tài và chủ đề trong văn bản


34

“Tuyên ngôn độc lập”
3.1

Lập luận về luận đề chính nghĩa cho cuộc khởi nghĩa

60

Lam Sơn
3.2

Lập luận về tội ác của giặc Minh

61

3.3

Lập luận về buổi đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh

63

3.4

Lập luận về quá trình phản công và chiến thắng của quân

64

ta.
3.5


Lập luận của toàn bộ văn bản “Đại cáo bình Ngô”

65

3.6

Lập luận về những cống hiến vĩ đại của Các Mác

67

3.7

Lập luận về thái độ của mọi người với Các Mác

68

3.8

Lập luận toàn văn bản “ Ba cống hiến vĩ đại của Các

68

Mác”
3.9

Lập luận về phần triển khai luận đề trong “Thông điệp

71


nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”
3.10

Lập luận toàn văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1-12-2003”

72


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. M. Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tuy
nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi thể loại văn học có đặc
điểm riêng. Văn nghị luận cũng vậy. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa
“Thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời
sống khác nhau: chính trị, xã hội, triết học, văn hóa. Mục đích của văn nghị
luận là bàn bạc, thảo luận, phê bình, truyền bá tức thời một tư tưởng, quan
điểm nào đó.” [ 22, 56]. Văn bản chính luận là một thể loại của nghị luận.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 11 thì “Phong cách ngôn ngữ chính luận là loại
phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng,
lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực nóng bỏng của đời sống,
đặc biệt trong lĩnh vực chính trị xã hội, những văn bản này gọi chung là văn
bản chính luận” [Tài liệu khảo sát, 3, tr.11]. Đặc điểm của ngôn ngữ chính
luận là thường sử dụng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, đa dạng về các phương
thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật. Vì vậy nắm được đặc trưng của
văn bản chính luận và từ đó rút ra các phương pháp dạy học văn bản chính
luận là điều vô cùng cần thiết.
Thế giới hiện nay đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh

mẽ. Xu thế hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho các
em học sinh, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh, chính trị. Việc tiếp nhận
các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ vào việc hình
thành cho học sinh hệ thống quan điểm tư tưởng, hình thành những phẩm chất
cao đẹp, bồi dưỡng phát huy những năng lực, giúp các em biết xử lí các vấn
đề đặt ra trong cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần của
thời đại, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.
1.2. Có thể nói mạch lạc là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn
học, đặc biệt là trong các văn bản chính luận. Có nhiều nhà nghiên cứu trong


2
và ngoài nước đã quan tâm đến vấn đề này như W. Dressler, P. Hartmann, G.
Kassai, Halliday & Hassan, Diệp Quang Ban, Trần Ngọc Thêm....tuy nhiên
vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ đang được chú ý khai
thác. Hai chữ “mạch lạc” trong Đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân
thể. Trong một văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần
của văn bản thống nhất lại. K. Wales cho rằng “Mạch lạc là một trong những
điều kiện ban đầu hay đặc tính ban đầu của văn bản, không có mạch lạc một
văn bản không phải là một văn bản đích thực”( dẫn theo [ 3, tr.135]). Có thể
khẳng định rằng dù văn bản có dung lượng dài ngắn khác nhau đều cần có
tính mạch lạc, văn bản càng mạch lạc thì nội dung giao tiếp càng hiệu quả.
Tính mạch lạc thể hiện tính khoa học, sự thống nhất và lối diễn đạt lôgic của
một văn bản.
Giảng dạy những tác phẩm chính luận như thế nào để đảm bảo tính
mạch lạc là một vấn đề còn để ngỏ. Vì thế cho nên, chúng tôi đã chọn “Tính
mạch lạc trong các văn bản chính luận trong chương trình Ngữ văn Trung
học phổ thông ( THPT)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản

Mạch lạc là một vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài
nước quan tâm. Khái niệm mạch lạc văn bản là một vấn đề hoàn toàn không
mới nhưng lại rất phức tạp, được đề cập trong những công trình nghiên cứu.
Năm 1989, G.M. Green là người xem xét mạch lạc trên cơ sở của
nguyên tắc cộng tác do H.P. Grice đề xướng. Năm 1993, Nunan đã định
nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp
nhận như là “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát
ngôn không có liên quan đến nhau” [ 3, tr.135].
Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu về mạch lạc có nhưng chưa
nhiều. Chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu đầu tiên là Hệ thống liên
kết văn bản tiếng Việt (1985) của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình này, tác


3
giả đề cập đến liên kết và hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt. Tác giả
cho rằng “văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử.
Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc
của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó
với những câu xung quanh nói riêng và toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là
mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [35, tr.19]. Khái niệm liên kết
của tác giả trong thời điểm lúc bấy giờ là một phương diện của tính mạch lạc
của nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay. Do vậy, công trình này có thể được
xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam có đề cập đến mạch lạc.
Trong công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Diệp
Quang Ban đã trình bày về vấn đề mạch lạc văn bản một cách khá chi tiết.
Năm 2005, với quyển Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, tác giả đã
dành hẳn chương tám để viết về Mạch lạc đối với văn bản với hai nội dung cụ
thể: mạch lạc đối với văn bản và những biểu hiện của mạch lạc. Trong cuốn
sách này, tác giả cho rằng “Mạch lạc là một khái niệm có ngoại diên bao quát
rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có bản chất khác nhau, liên

quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản” [6, tr.293]
Trong công trình nghiên cứu “Sơ thảo ngữ pháp chức năng tiếng Việt”
quyển 1, tác giả Cao Xuân Hạo cũng có đề cập đến vấn đề mạch lạc trong
ngôn bản và liên kết câu với quan niệm “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở
lên, giữa các câu có một quan hệ nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ
đối với nhau: giữa chúng có một mạch lạc” [23, tr.3] và sự mạch lạc giữa các
câu này được thực hiện bằng các phương tiện từ ngữ, ngữ pháp trong các câu
và bằng bố cục. Công trình nghiên cứu này đã bước đầu nghiên cứu một số
phương diện tạo nên tính mạch lạc.
Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu đến tính
mạch lạc của văn bản như Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du của
Trần Thị Vân Anh (2009) Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác
phẩm văn học hiện đại của Trần Thị Thu Hương ( 2009) , Những vấn đề về


4
mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh của Phan Thị Ai ( 2010) ,
Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng của Triệu Thị
Len ( 2012)...Những công trình nghiên cứu này cũng bước đầu nghiên cứu
tính mạch lạc trong một tác phẩm cụ thể.
Tóm lại, theo cách nhìn thống nhất hiện nay, mạch lạc là mạng lưới gắn
kết những nội dung được trình bày giữa các từ trong câu, các câu trong đoạn và
các đoạn trong văn bản một cách hợp lí, chặt chẽ trong một tổng thể có nghĩa.
Nhìn chung, trong những thập kỷ gần đây, lý thuyết về mạch lạc đã và
đang được các nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng như ở Việt Nam đề cập
đến khá nhiều, tuy nhiên, những công trình có tính ứng dụng vào thực tiễn
còn ít.
2.2. Những nghiên cứu về các tác phẩm chính luận trong chương trình
Ngữ văn THPT
Các văn bản chính luận trong chương trình ngữ văn THPT bao gồm 11

văn bản sau:
1) Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
2) Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của
Phạm Văn Đồng
3) Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu
4) Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 -12- 2003 của
Cô phi-an-nan
5) Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
6) Xin lập khoa luật - Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
7) Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
8) Ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác của Ăng-ghen
9) Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn
An Ninh
10) Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung
11) Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.


5
a) Trên phương diện tiếp nhận phê bình văn học, có khá nhiều tác giả
viết về các tác phẩm văn chính luận này.
Mấy năm gần đây có khá nhiều cây bút viết về các tác phẩm văn chính
luận này như Phan Danh Hiếu trong cuốn “Cẩm nang luyện thi Quốc gia”
hay Vũ Dương Quý – Lê Bảo trong cuốn “Tác phẩm văn chương trong
trường phổ thông - những con đường khám phá”, Phan Cự Đệ với “Tác phẩm
văn học – Bình giảng và phân tích” ... Các tác giả này đều tiếp cận tác phẩm
từ phương diện nội dung, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những áng văn chính
luận này trên phương diện tính mạch lạc của văn bản.
Một số bài báo của các nhà nghiên cứu như Ngày Quốc khánh nghĩ về
bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Khánh Văn hay
Những giá trị của bản “Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Trần Dân Tiên là

những bài báo viết về tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập”. Nguyễn
Đăng Na với bài “Đại cáo bình Ngô”, một số vấn đề về chữ nghĩa, Lê Công
Định với bài Đại cáo bình Ngô, sách lược của chúng ta... Các tác giả cũng chỉ
dừng lại trong việc nêu những giá trị tư tưởng của văn bản mang lại mà thôi.
b) Trên phương diện ngôn ngữ học văn bản cũng có một số công trình
nghiên cứu về các tác phẩm văn chính luận
Năm 2009, trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại từ góc
nhìn thể loại của Lã Nhâm Thìn đã có một chương tác giả dành để nghiên cứu
về văn chính luận trung đại Việt Nam.
Năm 2010, trong cuốn Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, tác giả
Phạm Tuấn Vũ đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm văn chính luận Việt Nam
thời trung đại và thực tế giảng dạy các tác phẩm văn chính luận thời trung đại
trong trường phổ thông. Đây được xem là công trình nghiên cứu khá đầy đủ
về văn chính luận thời trung đại.
Năm 2015, tác giả Vũ Thùy Dung với đề tài “Đọc hiểu văn bản nghị
luận trong trường phổ thông theo đặc trưng thể loại” mới chỉ dừng lại việc
nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết, chưa đi sâu vào từng văn bản cụ thể để chỉ rõ


6
hệ thống luận điểm, luận cứ của những tác phẩm chính luận.
Đề tài Dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại ở Trung học cơ sở
(2014) của Nguyễn Thị Hà đã chỉ rõ các phương pháp dạy học văn chính luận
và thiết kế một số bài dạy học văn chính luận nhưng đề tài này gắn với một số
văn bản chính luận ở cấp Trung học cơ sở và tác giả cũng chưa đi sâu vào tính
mạch lạc trong từng văn bản.
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về mạch lạc và các tác phẩm chính
luận được chúng tôi khái quát ở trên đã khẳng định một bước tiến quan trọng
trong lĩnh vực nghiên cứu tính mạch lạc trong các văn bản chính luận. Tuy
nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các công trình nghiên cứu trên mới

chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu văn bản chính luận một cách chung chung mà
chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về tính mạch lạc trong các
văn bản này. Như vậy, cần thiết phải có những công trình mang tính chất
chuyên luận đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn đề có liên quan đến
tính mạch lạc trong các tác phẩm chính luận.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài “Tính mạch lạc trong các văn
bản chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT” nhằm mục tiêu: vận dụng
lí thuyết về mạch lạc để phân tích, tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản thuộc
thể loại văn chính luận trên cứ liệu các tác phẩm chính luận được giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn THPT, từ đó có thể đề xuất và vận dụng những
biện pháp tiếp cận tác phẩm văn chính luận nói riêng, các tác phẩm văn học
trong nhà trường nói chung từ phương diện mạch lạc văn bản.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu
của luận văn gồm:
1. Hệ thống hóa các nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản, mạch lạc văn
bản, thể loại văn chính luận … làm căn cứ lý thuyết để có thể vận dụng vào


7
khảo sát, đánh giá tính mạch lạc của các văn bản văn chính luận trong chương
trình Ngữ văn THPT.
2. Khảo sát, phân tích một cách cụ thể, khoa học nguồn ngữ liệu - các
tác phẩm chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm xác định, chỉ ra
được các biểu hiện mạch lạc trong từng văn bản chính luận được khảo sát.
3. Đánh giá được những đặc điểm riêng, sáng tạo và hiệu quả nghệ
thuật của mỗi văn bản chính luận nhờ sự sử dụng các yếu tố, phương tiện đảm
bảo tính mạch lạc của chúng. Đưa ra những kiến nghị, đề xuất về cách tiếp

cận các tác phẩm chính luận từ phương diện mạch lạc văn bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với những lý do và mục đích như đã trình bày ở phần trên, luận văn
chọn mạch lạc trong văn bản nghị luận, cụ thể là mạch lạc trong các tác phẩm
chính luận thuộc chương trình Ngữ văn THPT làm đối tượng để tiếp cận và
nghiên cứu với hy vọng sẽ tìm được những giải thuyết tường minh hơn cho
vấn đề về mạch lạc trong các văn bản này cũng như vấn đề tổ chức cho học
sinh lí giải và tiếp nhận chúng trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Mạch lạc là vấn đề rất rộng và vô cùng phức tạp. Trong phạm vi của
luận văn, để việc nghiên cứu được tập trung, với điều kiện và khả năng có
hạn, chúng tôi vận dụng những thành tựu nghiên cứu về mạch lạc của các nhà
ngôn ngữ học trong và ngoài nước để khảo sát các tác phẩm chính luận trong
sách Ngữ văn THPT (ban cơ bản) trên hai phương diện đó là mạch lạc trong
quan hệ giữa đề tài chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận nhằm xác định
những tiêu chí về mạch lạc trong dạng văn bản này.
5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê


8
Phương pháp này sử dụng khi khảo sát, để thống kê các tác phẩm
chính luận trong sách Ngữ văn THPT, từ đó khảo sát tính mạch lạc trên hai
phương diện là các phép liên kết và các mối quan hệ, từ đó làm cơ sở phân
tích, nhận xét, đánh giá về những đặc điểm nổi bật về văn chính luận trong
sách giáo khoa Ngữ văn THPT
5.2. Phương pháp miêu tả

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tính mạch lạc trong các văn bản
chính luận, chúng tôi sẽ miêu tả những đặc điểm cơ bản về tính mạch lạc
trong văn chính luận trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ tổng hợp những đặc điểm về
tính mạch lạc trong các văn bản từ đó nhận xét, đánh giá về những đặc điểm
nổi bật về văn chính luận trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
5.4. Thủ pháp so sánh – đối chiếu
Thủ pháp so sánh được sử dụng để thấy rõ nét sự tương đồng và khác
biệt của các văn bản chính luận trong sách Ngữ văn THPT so với các tác
phẩm chính luận trong lịch sử xưa và nay, để từ đó thấy được sự sáng tạo, sự
cách tân, và bản sắc riêng của các tác giả trong văn chính luận THPT.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề liên quan
Chương 2: Mạch lạc xét theo mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề trong
các văn bản chính luận thuộc chương trình Ngữ văn THPT
Chương 3: Mạch lạc xét theo mối quan hệ lập luận trong các văn bản
chính luận thuộc chương trình Ngữ văn THPT


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Mạch lạc
1.1.1. Khái niệm về mạch lạc
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà ngôn ngữ học khi nghiên
cứu về văn bản đã sử dụng thuật ngữ liên kết để chỉ chung cả hai phương diện
liên kết nội dung và liên kết hình thức của văn bản. Theo đó, liên kết nội dung

sẽ bao gồm liên kết chủ đề và liên kết lôgic của văn bản; còn liên kết hình
thức chính là những dấu hiệu mang tính vật chất để hình thức hoá liên kết nội
dung vốn trừu tượng, thuộc lĩnh vực tinh thần của ngôn ngữ. Gần đây, hai mặt
liên kết này được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau để phản ánh đúng hơn
bản chất của từng vấn đề nghiên cứu. Phương diện liên kết nội dung trước đây
- bao gồm liên kết chủ đề và liên kết lôgic - được gọi là mạch lạc văn bản,
trong khi đó, phương diện liên kết hình thức vẫn được giữ nguyên tên gọi là
liên kết văn bản.
Liên kết những chuỗi câu có thể không làm thành một văn bản bởi vì
chuỗi câu đó không có mạch lạc. Nhưng những chuỗi câu vẫn có thể trở thành
văn bản bởi có được sự mạch lạc mà không cần liên kết. Điều đó cũng có thể
nhận thấy được tầm quan trọng có tính quyết định đặc biệt của mạch lạc trong
việc hình thành một văn bản. Trong văn bản, mạch lạc chính là chất keo, là
yếu tố không thể thiếu để gắn kết các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Do vậy, nghiên cứu mạch lạc trong văn bản viết, chúng tôi muốn làm rõ hơn
khái niệm, đồng thời góp phần tìm hiểu nội dung văn bản theo phương pháp
cấu trúc của ngôn ngữ học.
Mạch lạc (Coherence) là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu
tố trừu tượng không dễ xác định. Mạch lạc không chỉ được nghiên cứu trong
văn học, trong ngôn ngữ học mà cả trong tâm lí học. Trên thực tế đã tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “mạch lạc” này:
Năm 1989, G.M. Green là người xem xét mạch lạc trên cơ sở của


10
nguyên tắc cộng tác do H.P. Grice đề xướng. Ông cho rằng: “Mạch lạc của
văn bản không phải là vấn đề của những đặc trưng dành riêng cho văn bản,
mà là vấn đề của cái sự thật có thể coi là: việc những người tiếp nhận văn
bản có năng lực suy luận bằng mọi cách là việc cần thiết để chắp nối nội
dung của các câu cá thể lại với nhau”, và họ chắp nối “bằng cách làm rõ việc

suy ra một trình tự thực hiện cái dàn ý được suy ra để đạt đến cái mục tiêu
được suy ra” (dẫn theo [5, tr 57]). Đồng thời, G.M. Green thừa nhận có nhiều
cách tiếp cận khác nhau đối với mạch lạc. Do vậy, cách tiếp cận của ông đối
với mạch lạc có thể gọi là mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.
Năm 1993, Nunan đã định nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là tầm
rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là “mắc vào nhau” chứ không
phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan đến nhau” (dẫn
theo [3, 135]).
Khi bàn về mạch lạc trong văn học, K. Wales viết: “Để cho một văn
bản hoặc một diễn ngôn nào đó có tính mạch lạc thì nó phải có nghĩa và nó
cũng phải có tính chất của một chỉnh thể và phải được định hình tốt. Mạch
lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc những đặc trưng hàng đầu
của một văn bản: ngoài mạch lạc, một văn bản không đích thực là một văn
bản”. (dẫn theo [4, tr. 61]) Tác giả đã đưa ra ví dụ về một văn bản có sự liên
kết nhưng không có mạch lạc như sau:
“Một người đàn ông bước vào một quán “bar”. Các quán “bar” bán
bia ngon. Thứ bia này được chế biến ở Đức. Đức đã đi vào cuộc chiến với
Anh. ...”
Như vậy, với K. Wale, mạch lạc là yếu tố có tác dụng quyết định đối
với việc một chuỗi câu trở thành văn bản.
Tại Việt Nam, có một số định nghĩa về mạch lạc như sau:
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Mạch lạc là dây mạch chạy trong người,
nghĩa rộng là cái gì liên tiếp nhau không dứt.” (dẫn theo [4, tr.165]).
Theo Hoàng Phê, mạch lạc được xem là “Sự nối tiếp theo một trật tự


11
hợp lý giữa các ý, các phần trong nội dung diễn đạt.” [34, tr 585]
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7: “Văn bản cần phải mạch lạc. Một
văn bản mạch lạc là một văn bản mà chủ đề của nó được biểu hiện qua các

bộ phận theo một trình tự rõ ràng, hợp lý; nhờ thế, người đọc, người nghe
thấy dễ hiểu và hứng thú.” [35, tr.31]
Một số tác giả trong nước cũng đã nghiên cứu về mạch lạc. Chúng ta
phải kể đến công trình nghiên cứu đầu tiên là Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt (1985) của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình này, tác giả đề cập đến
liên kết và hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt. Công trình này có thể
được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam có đề cập đến mạch lạc.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”(1998) cho rằng:
“Một văn bản, một diễn ngôn (hay một đoạn văn) là một lập luận đơn hay
phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận
là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình
thức của văn bản, của diễn ngôn”. [7, tr174]
Trong công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Diệp
Quang Ban đã trình bày về vấn đề mạch lạc văn bản một cách khá chi tiết.
Theo ông “Mạch lạc không chỉ đơn giản thuộc về lôgic, nó còn thuộc về ngữ
nghĩa và ngữ nghĩa hiểu rất rộng thuộc về mối quan hệ quy chiếu, thuộc về
các từ ngữ và trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản và
thuộc về chức năng (hành động nói). Ngoài ra mạch lạc còn biểu hiện cả
trong cách tổ chức văn bản...” [4, tr.923]
Năm 2005, với quyển Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, tác
giả Diệp Quang Ban đã dành hẳn chương tám để viết về Mạch lạc đối với văn
bản với hai nội dung cụ thể: mạch lạc đối với văn bản và những biểu hiện của
mạch lạc. Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng “Mạch lạc là một khái niệm
có ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có bản
chất khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản” [6, tr.293]
Trong công trình nghiên cứu “Sơ thảo ngữ pháp chức năng” , tác giả


12
Cao Xuân Hạo cũng có đề cập đến vấn đề mạch lạc trong ngôn bản và liên kết

câu với quan niệm “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa các câu có một
quan hệ nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ đối với nhau: giữa chúng
có một mạch lạc” [25, tr.3] và sự mạch lạc giữa các câu này được thực hiện
bằng các phương tiện từ ngữ, ngữ pháp trong các câu và bằng bố cục. Công
trình nghiên cứu này đã bước đầu nghiên cứu một số phương diện tạo nên tính
mạch lạc
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu chưa đưa ra một quan điểm thống
nhất. Tuy nhiên, các tác giả đều coi mạch lạc là điều kiện và là đặc trưng cơ
bản nhất của một văn bản đích thực. Nói cách khác, mạch lạc là yếu tố quyết
định làm cho chuỗi câu trở thành văn bản.
Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể phân biệt ba cách nhìn nhận
về mạch lạc trong lí thuyết ngôn ngữ. Thứ nhất, mạch lạc là liên kết nội dung
của các phát ngôn bao gồm cả liên kết nội dung mệnh đề và nội dung dụng
học. Thứ hai, mạch lạc là phần bổ sung cho liên kết để lí giải tính văn bản,
phân biệt văn bản thống nhất trong một chỉnh thể với tập hợp của những phát
ngôn hỗn độn. Mạch lạc là những yếu tố thuộc ngữ cảnh (contex) và ngữ vực
(registes) góp phần gắn kết các thành tố cấu thành văn bản. Và thứ ba, mạch
lạc là sự gắn kết, bao trùm liên kết nội dung các phát ngôn. Liên kết nội dung
của các phát ngôn chỉ là biểu hiện của mạch lạc. Cách nhìn này xuất phát từ
chỉnh thể văn bản trong mối quan hệ với các thành tố cấu tạo của nó.
Có thể thấy, khi đề cập đến mạch lạc, các nhà nghiên cứu đều khẳng
định, mạch lạc là đặc trưng cơ bản nhất của một văn bản. Mạch lạc có thể
được hiểu là sự gắn kết của các yếu tố tạo nên nội dung văn bản; cũng có thể
được hiểu là sự hoạt động của một tập hợp các thao tác đảm bảo tính tích hợp
về nhận thức đối với văn bản được thể hiện trong cách xác lập những quan hệ
logic, chẳng hạn như những quan hệ về nguyên nhân - kết quả, không gian thời gian, tương phản, nhượng bộ... Mạch lạc là kết quả hoạt động tương tác
của nhận thức được thể hiện trong văn bản.


13

Vấn đề mạch lạc đã được đưa vào chương trình phổ thông và được xác
nhận là đặc trưng cơ bản nhất của văn bản. Khi nói về tính mạch lạc của văn
bản, sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 32 có ghi: “Một văn bản có tính
mạch lạc là văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một đề tài,
biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. Các phần, các đoạn, các câu phải
được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm
cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người
nghe)”.
Ở nhà trường phổ thông, tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ
thể qua những mặt chủ yếu như sau: Mạch lạc về đề tài, mạch lạc về chủ đề,
mạch lạc về lô –gic.
Tóm lại, việc nghiên cứu về mạch lạc văn bản của các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam, đã nêu bật một số quan điểm về
mạch lạc.
- Mạch lạc là một vấn đề khá trừu tượng và khó nắm bắt. Vẫn còn
nhiều quan điểm chưa đồng nhất về mạch lạc.
- Mạch lạc là yếu tố quan trọng và chủ yếu tạo nên văn bản. Khi gọi là
một văn bản thì cũng có nghĩa là chính chuỗi phát ngôn đó chắc chắn đã mạch
lạc. Và ngược lại, không có mạch lạc, chuỗi phát ngôn này sẽ không trở thành
văn bản.
- Mạch lạc và liên kết không phải là một. Mạch lạc thể hiện ở bề sâu
của quan hệ nghĩa, còn liên kết thể hiện ở bề mặt bằng các hình thức liên kết
khứ chỉ, hồi chỉ, v.v, và là một phương thức góp phần tạo nên mạch lạc trong
văn bản.
- Mạch lạc ở hội thoại khác mạch lạc trong văn bản viết. Mạch lạc hội
thoại thường gắn chặt với hoàn cảnh và tình huống phát ngôn; còn mạch lạc
trong văn bản viết gắn chặt với chủ đề và toàn cảnh của văn bản.
- Mức độ nhận định về mạch lạc của một văn bản chủ yếu tuỳ thuộc
vào khả năng tư duy, thái độ tình cảm, trình độ hiểu biết và kiến thức nền của



14
người đọc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố cơ bản khác giúp
người đọc/ người nghe xác định được chuỗi câu mạch lạc và chuỗi câu không
mạch lạc.
- Theo cách nhìn thống nhất hiện nay, mạch lạc là mạng lưới gắn kết
những nội dung được trình bày giữa các từ trong câu, các câu trong đoạn và
các đoạn trong văn bản một cách hợp lí, chặt chẽ trong một tổng thể có nghĩa.
Những hiểu biết khái quát trên đây về mạch lạc là cơ sở để chúng tôi
tìm hiểu mạch lạc trong việc tiếp cận và nghiên cứu sự mạch lạc trong tác
phẩm văn chính luận trong trường THPT.
1.1.2. Những biểu hiện của mạch lạc
Những cách hiểu về mạch lạc cho thấy mạch lạc là một khái niệm rất
phức tạp bởi trong nội hàm khái niệm có các yếu tố trừu tượng. Tuy vậy, tìm
hiểu những biểu hiện của mạch lạc sẽ làm rõ hơn, cụ thể hơn những sự trừu
tượng, phức tạp ấy… Trong cuốn sách “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của
văn bản” (2009) tác giả Diệp Quang Ban đã đề cập đến các biểu hiện sau đây
của mạch lạc:
1.1.2.1. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu
Trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, mạch lạc được biểu hiện
ở hai khía cạnh: một là trong quan hệ nghĩa giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc
trưng nêu ở vị ngữ, hai là trong quan hệ cú pháp giữa động từ và bổ ngữ.
Ví dụ : Cái bàn tròn này vuông
Về mặt ngữ pháp thì câu trên là đúng nhưng về mặt ý nghĩa thì chúng
không chấp nhận được do có sự mâu thuẫn giữa đặc trưng tròn vốn đã được
gán cho cái bàn trong cụm danh từ cái bàn tròn này với đặc trưng vuông được
dùng để miêu tả chính cái bàn tròn ấy. Hai đặc trưng tròn và vuông không thể
dung hợp được với nhau. Vì vậy câu này không mạch lạc.
1.1.2.2. Mạch lạc được thể hiện trong quan hệ giữa đề tài với chủ đề
Mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài của các câu được thực hiện theo hai

cách duy trì đề tài và triển khai đề tài


15
- Duy trì đề tài
Duy trì đề tài là trường hợp một vật, việc, hiện tượng nào đó được nhắc
lại trong những câu khác nhau với tư cách là đề tài của các câu đó. Phương
tiện ngôn ngữ để diễn đạt đề tài có thể là việc lặp lại hoàn toàn tên gọi, cũng
có thể là việc sử dụng những từ ngữ khác nhau để cùng chỉ, cùng quy chiếu về
một vật một hiện tượng.
Sự duy trì đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện
thuộc các phép liên kết như phép lặp phép thế, phép tỉnh lược.
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Ở đây nỗi niềm thương nhớ được gửi gắm qua những hình ảnh, đặc biệt
từ “nhớ sao” được lặp lại 3 lần trên tổng số 6 câu thơ, tác giả muốn nhấn
mạnh nỗi nhớ của mình đối với những kỷ niệm gắn với bản làng, với thiên
nhiên và con người Việt Bắc.
- Triển khai đề tài
Triển khai đề tài là trường hợp từ một đề tài nào đó trong một câu liên
tưởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác, theo một quan hệ nào đó làm
cho sự việc được nói đến phát triển thêm lên. Các đề tài được đưa thêm vào
phải có cơ sở nghĩa và cơ sở lô-gic nhất định. Cơ sở nghĩa thể hiện ở sự phù
hợp về nghĩa của các đề tài mới thêm vào với đề tài đã có và với tình huống

sử dụng nói chung. Cơ sở lô-gic là các kiểu quan hệ lô-gic thích hợp và số
lượng đề tài được triển khai thỏa mãn tính cần và đủ.
Triển khai đề tài có thể được thực hiện bằng các phương tiện thuộc các


16
phép liên kết là phép liên tưởng và phép so sánh.
Ví dụ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Đề tài của bài ca dao chính là nỗi nhớ quê nhà của chàng trai xa quê
được biểu hiện qua phép liên tưởng. Đi xa, anh nhớ những món ăn giản dị,
dân dã của quê hương, đó là món “canh rau muống”, là “cà dầm tương”. Đề
tài ấy được phát triển lên ở hai câu cuối, từ nhớ nhà, nhớ quê, nhớ hương vị
quê nhà anh nhớ tới người con gái thôn quê. Nỗi nhớ ấy tuy giản dị nhưng
sâu sắc, đằm thắm, thiết tha khiến người ra đi nhớ mãi không quên.
1.1.2.3. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các thành phần nêu đặc trưng
ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau
Quan hệ nghĩa giữa các câu (mệnh đề) phải phù hợp với nhau, tạo nên
một mạch chung trong văn bản. Nếu vi phạm điều này thì người tiếp nhận văn
bản thấy không mạch lạc.
Ví dụ: (1) Bố tôi là bộ đội. (2) Mẹ tôi là giáo viên.(3) Em tôi đang chơi bi.
Về ngữ pháp, các câu (1), (2), (3) là các câu đúng ngữ pháp. Tuy nhiên
các câu trên sẽ không đúng với logic nhận thức của con người khi câu (1) và
(2) nói về phạm trù nghề nghiệp còn câu (3) lại nói về phạm trù hoạt động.
Chính vì thế các câu trên không có sự mạch lạc.
1.1.2.4. Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lí giữa các câu (mệnh đề)
Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lí giữa các câu (mệnh đề) hoặc

theo trình tự của quan hệ lôgíc (như quan hệ nguyên nhân, quan hệ bổ sung)
hoặc quan hệ nghĩa (như quan hệ thời gian, quan hệ không gian).
a) Trình tự theo quan hệ nguyên nhân
Ví dụ:
Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì nó thôi ngay, nó không đả


×