Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN biện pháp dạy học có hiệu quả dạng BT dự án TS cho HS lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng môn TA ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC

Sáng kiến kinh nghiệm
BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ DẠNG BÀI TẬP
DỰ ÁN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP BỐN GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC

Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC

Sáng kiến kinh nghiệm
BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ DẠNG BÀI TẬP
DỰ ÁN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP BỐN GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC

Họ và tên: Đặng Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mai Thủy

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
2



Khi nhắc tới Tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn
ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của
EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc
và Tây Ban Nha (Trung quốc có số dân hơn 1 tỷ người). Các sự kiện quốc tế, các
tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp.
Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm
tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia),
những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng
thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, được dạy là môn học trong nhà
trường…
Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra
với cánh cửa toàn cầu hoá, việc dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường hết sức
quan trọng. Với các bạn học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước,
việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó,
hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế
nhà trường từ những năm tiểu học. Song song với việc chú trọng dạy học môn
Tiếng Anh cho học sinh thì việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức, phương pháp
dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
cũng là một yếu tố quan trọng.
Đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục “Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và
ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
3


kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Phương pháp dạy học dự
án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John
Dewey (1859 - 1952) khởi xướng. Với học thuyết “learning by doing” (học thông
qua hành động), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông
qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án
đến thành công. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện
thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản
phẩm của chính mình. Ngày nay, phương pháp dạy học theo dự án lại được vận
dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển và gần đây là ở Việt Nam. Trong
dạy học tiếng Anh thì phương pháp này được đánh giá là hiệu quả vì thông qua
việc thực hiện dự án (Project), học sinh được nắm bắt kĩ năng ngôn ngữ và sử dụng
ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.
Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi luôn đặt cho mình những câu hỏi: Giáo
viên cần chuẩn bị những gì cho một giờ dạy học dự án? Làm thế nào để các em
học sinh thực hiện được một dự án thực sự có hiệu quả? Những tiêu chí đánh giá
một dự án học tập của học sinh là gì? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy
học phù hợp và có hiệu quả ? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học có thể giúp học sinh học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao
tìm tòi khám phá; Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo, theo phương pháp khoa học; Học trong tương tác, trong việc hình thành
các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập? Việc
dạy dạy một bài tập dự án vẫn còn bộc lộ những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn
thiện để việc triển khai có hiệu quả sâu rộng góp phần nâng cao chất lượng dạy và

học bộ môn này. Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm trong dạy học, tôi xin
mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp dạy học có hiệu quả dạng bài
tập dự án Tiếng Anh cho học sinh lớp Bốn góp phần nâng cao chất lượng môn
tiếng Anh ở trường Tiểu học”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
4


Điểm mới của đề tài là tập trung mô tả, đánh giá, phân tích thực
trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đối với môn tiếng
Anh tiểu học.
Đề xuất cách hướng dẫn học sinh làm đề cương dự án và
cách đánh giá.
Lựa chọn, hình thành một hệ thống hướng dẫn và câu hỏi gợi ý làm dự án ở
các chủ điểm bài học trong chương trình tiếng Anh Tiểu học đạt mục tiêu về kiến
thức, kĩ năng và thái độ.
Bước đầu nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học dự án để đổi mới kiểm tra
đánh giá môn Tiếng Anh đối học sinh lớp 4. Ngoài ra các dự án học tập còn được
sử dụng trong các mục đích khác của môn học.
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Do quỹ thời gian hạn hẹp nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong việc dạy
học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, theo chương trình sách Tiếng Anh của Bộ
Giáo dục & Đào tạo ban hành, áp dụng tại trường Tiểu học mà tôi đang công tác.

5


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc dạy học các dạng bài tập dự án Tiếng Anh lớp Bốn ở
trường Tiểu học tôi đang công tác:

2.1.1. Những thuận lợi:
Trường Tiểu học tôi đang công tác hiện nay thuộc vùng tương đối thuận lợi
trên địa bàn huyện, trường được UBND Tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 2. Do vậy cơ sở vật chất nhà trường tương đối đảm bảo, có một phòng
ngoại ngữ riêng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học Tiếng
Anh nói chung và dạy học các bài tập dự án nói riêng. Ngoài ra trường còn có đủ
các thiết bị nghe nhìn khác như đài đĩa, máy chiếu, màn hình 52in,….
Ban giám hiệu rất quan tâm, chú trọng công tác dạy học Tiếng Anh trong nhà
trường. Ngoài việc tham mưu mua sắm cơ sở vật chất phục vụ dạy học Tiếng Anh,
ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho các giáo viên dạy Tiếng Anh trong nhà trường
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các đợt tập huấn do
PGD tổ chức; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng,….
Từ năm học 2016 – 2017 đến nay, nhà trường cũng đã tổ chức cho học sinh học
tăng cường Tiếng Anh để nâng cao kỹ năng nghe nói bổ trợ cho các bài học dự án
đạt hiệu quả.
Trường có 3 giáo viên tham gia dạy môn Tiếng Anh cho tất cả các khối lớp.
Các giáo viên đều đạt trình độ Đại học chuyên ngành Tiếng Anh, trình độ năng
lực Tiếng Anh cấp độ B2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Hầu
hết giáo viên đều yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi nhiều biện pháp
dạy học để nâng cao chất lượng; có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy
phù hợp với các đối tượng học sinh. Trong những năm qua, được nhà trường luôn
tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh được bồi dưỡng, tập huấn phương pháp
giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học nên tất cả giáo viên trong trường đều
được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, cùng với các thiết bị, đồ dùng
dạy học hiện đại đã được trang bị.
Trường có 100% số học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 tham gia học Tiếng
Anh. Phần lớn các em chăm ngoan, tích cực, tự giác trong học tập; thích học môn
6



Tiếng Anh, thích được trải nghiệm, sáng tạo trong các hoạt động….. Học sinh rất
hứng thú trong việc dạy học các bài tập dự ánTiếng Anh
Phần lớn phụ huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên
đã tạo mọi điều kiện cho con em như mua đầy đủ sách vở, đồ dùng phục vụ môn
học Tiếng Anh, cho con em tham gia đầy đủ các hoạt động liên quan đến môn
Tiếng Anh như tham gia ngoại khóa Tiếng Anh do nhà trường tổ chức, tham gia hát
múa, kể chuyện bằng Tiếng Anh do Liên đội tổ chức,….
2.1.2. Những khó khăn:
Ngoài những thuận lợi nêu trên thì việc dạy học các dạng bài tập dự án Tiếng
Anh lớp Bốn trong trường chúng tôi vẫn gặp không ít những khó khăn.
* Về phía giáo viên
Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc sử dụng bài tập dự án vào bài dạy
của mình theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ
áp dụng được một số bài, một số tiết dạy và một số bộ phận học sinh. Việc sử dụng
bài tập dự án trong giờ dạy là rất khó khăn và mất nhiều thời gian nên đầu tư vào
các tiết dạy bài tập dự án, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng
đối tượng học sinh còn ít nên chất lượng và hiệu quả dạy bài tập dự án chưa thực
sự như mong muốn. Nhiều hoạt động chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa
được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả
cao. Giáo viên ít có thời gian quan tâm đến các đối tượng học sinh còn yếu để tạo
điều kiện, hướng dẫn và hỗ trợ cho các em được tham gia vào hoạt động.
* Về phía học sinh
Ngoài những học sinh yêu thích, tự tin tham gia vào các hoạt động dự án vẫn
còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn khi thực
hiện bài tập. Một số em có biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em
khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê.
Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, chưa
thực sự tự giác, chủ động tích cực trong hoạt động.
Một bộ phận học sinh không nghiêm túc trong giờ học, ít tham gia thảo luận
nhóm cùng các bạn, một số em bị tác động bởi ngoài xã hội như: trò chơi điện tử,

chát … Học sinh chưa chăm học, chưa tự giác trong học tập, chưa có ý thức tự học.
7


* Về phía phụ huynh
Một số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi các môn như
Toán, Tiếng Việt là được, chứ chưa thực sự quan tâm đến việc học tiếng Anh của
con em mình.
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học bộ
môn tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức; ít quan tâm đến vấn đề học tập của
con em. Đa số phụ huynh học sinh không biết tiếng Anh nên con học được cái gì
và không học được cái gì bố mẹ cũng không biết. Thậm chí có phụ huynh không
cho con mua sách tiếng Anh để học, giấy và các thiết bị để thực hành bài tập dự án.
* Về phía nhà trường
Trong những năm qua, nhà trường cũng đã chú trọng nhiều đến việc dạy học
tiếng Anh. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh còn hạn
chế, sách tham khảo, các loại từ điển, tranh ảnh và các đồ dùng khác còn ít, chưa
tạo được cho các em sân chơi để phát huy hết hiệu quả các bài tập dự án.
2.1.3. Điều tra khảo sát:
Trước những thuân lợi, khó khăn như đã nêu ở trên, bản thân tôi tiến hành
điều tra, khảo sát như sau:
Qua tổ chức một hoạt động sử dụng bài tập dự án ở lớp 4A, 4B đầu năm học
với chủ đề “Make a birthday card. Then tell the class about it” ở Unit 4: When’s
your birthday?- Lesson 3 (Activity 6); sách Tiếng Anh 4, tôi nhận thấy kết quả như
sau:
Lớp

Học sinh thực hiện và trình

Học sinh chưa giới thiệu và trình


bày được nội dung về thiệp

bày được nội dung về thiệp sinh

TSHS sinh nhật mà mình tặng cho

nhật mà mình tặng cho bạn trong

bạn trong ngày sinh nhật.
ngày sinh nhật.
SL
%
SL
%
4A
31
9
29,1
22
70,9
4B
34
14
41,2
20
58,8
Từ kết quả trên cho thấy, số học sinh có kỹ năng lắng nghe, hợp tác nhóm tốt
còn ít.
2.1.4. Nguyên nhân của thực trạng:

8


Do giáo viên chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động dạy dạng bài tập dự
án Tiếng Anh như chưa có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng, khi tổ chức hoạt động chưa
hướng dẫn một cách cụ thể, giao việc rồi cho học sinh đem về nhà, thiếu sự kiểm
soát kết quả, thiếu sự động viên, khích lệ các em….
Do trình độ các em chênh lệch nhau dẫn đến những học sinh tiếp thu nhanh,
mạnh dạn chăm chỉ, tích cực được giáo viên quan tâm, còn các em rụt rè, nhút
nhát, chây lười ít được quan tâm. Một số học sinh thiếu chú ý trong giờ học, chưa
hợp tác một cách tích cực
Do điều kiện về CSVC chưa đảm bảo để học sinh thực hiện các bài tập dự án
Do sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ.
2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tập dự án Tiếng Anh trong
trường tiểu học.
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm
trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc
giải quyết vấn đề, mô phỏng những hoạt động có thật của đời sống xã hội. Hơn thế
nữa, học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng
hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế
cuộc sống từ đó giúp các em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp nhất là giao tiếp
với người nước ngoài. Qua đó nó cũng rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói,
và là hai kỹ năng quan trọng nhất trong chương trình tiếng Anh tiểu học. Vì vậy, để
dạy học các dạng bài tập dự án Tiếng Anh lớp Bốn đạt hiệu quả tôi đã thực hiện
một số giải pháp:
2.2. 1. Giáo viên đứng lớp, trực tiếp giảng dạy bài tập dự án phải chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện và tổ chức dạy học các hoạt động hợp lí:
Bước 1: Giáo viên cần lập dự án để học sinh thực hiện
Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh nhưng chủ yếu là
của giáo viên trước khi học sinh bắt tay vào thực hiện dự án. Bước này có vai trò

lớn trong việc quyết định đến sự thành công của toàn bộ dự án. Đa số giáo viên
đều nghĩ rằng khi dạy các bài tập dự án rất khó khăn và mất nhiều thời gian cho
nên có chăng thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy việc
lập kế hoạch dự án rất quan trọng.
9


Lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của dự án.
Khi xác định chủ đề và mục tiêu dự án, giáo viên phải hướng dẫn học sinh
xác định rõ cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này. Tổ
chức thực hiện dự án có thực sự là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình
hay không?
Ví dụ: Ở Unit 2: I’m from Japan.; sách Tiếng Anh 4, - Lesson 3 – Activity 6:
Project “ Select a country: Australia/ America/ England/ Japan/ Malaysia/
Vietnam. Make a name card and draw the flag. Then show it to your class
Name:______________________________________
Country:____________________________________
City:_______________________________________
Nationality:_________________________________
Flag:

Giáo viên phải hướng dẫn học sinh kiến thức các em cần đạt được là tên nước,
thành phố, quốc tịch và lá cờ của đất nước mà em cần trình bày vào giấy. HS phải
có kĩ năng chọn, đặt tên, vẽ và trình bày. Sau cùng là cảm nhận của các em về từng
đất nước mà các em đã được học.
Nhiệm vụ 2: Thiết lập ý tưởng dự án.
Mỗi chủ điểm được chọn sẽ là một bài tập tình huống mà người học phải
giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học và kinh nghiệm bản thân. Chủ
điểm đó phải là vấn đề hướng đến thế giới thật, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự

nỗ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập.Như ở ví dụ nêu
trên ở nhiệm vụ 1, học sinh phải định hướng trong đầu mình đất nước nào mà các
em muốn hướng đến để thực hiện nhiệm vụ của các em.
Nhiệm vụ 3: Định hướng dự án theo các câu hỏi.
Các câu hỏi định hướng sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn xuyên suốt dự
án, đồng thời giúp các em phát triển tư duy ở các cấp độ. Câu hỏi hướng dẫn triển
10


khai dự án tạo ra sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và việc khám phá
những ý tưởng hấp dẫn khiến việc học trở nên phù hợp với học sinh. Ở mức độ
thấp, giáo viên yêu cầu học sinh biết, nhớ, lập lại và liệt kê thông tin. Mức độ cao
hơn yêu cầu học sinh có thể phát triển kỹ năng đánh giá, phê bình, giải quyết, sáng
tạo và đề xuất. Mỗi một mức độ xây dựng trên tính phức tạp của mức độ trước đó.
Các câu hỏi được sử dụng giúp người học tư duy khác nhau ở mỗi mức độ.
Ví dụ: Câu hỏi định hướng làm dự án Bài 6 - Sách tiếng Anh 4.
Unit 6: Where’s your school?
Project: Make a card about your friend’s school and class.
What’s your friend’s name?
What the name of your friend’s school?
Where’s his/ her school?
What class is he/ she in?
Nhiệm vụ 4: Lập kế hoạch đánh giá.
Việc đánh giá cần tập trung vào các khâu cụ thể như:
- Học sinh hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào?
- Học sinh sử dụng những kĩ năng tư duy nào?
- Học sinh tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến mức nào?
- Điều gì thúc đẩy động cơ người học?
- Hiệu quả của các hoạt động can thiệp đặc biệt?
Bước 2: Giáo viên cần chuẩn bị tốt các điều kiện có thể để đánh giá sản phẩm của

học sinh
Tự mình thực hiện công việc (ví dụ: tạo một mẫu sản phẩm học sinh) để bạn
có thể xác định các kỹ năng cần được đánh giá, bảo đảm các kỹ năng mà bạn xác
định sẽ đáp ứng những mục tiêu của bạn.
Giới hạn số lượng kỹ năng, để bạn có thể quan sát tất cả trong quá trình làm
việc của học sinh hoặc đánh giá tất cả trên sản phẩm học sinh.
Nếu có thể, hãy nhờ các đồng nghiệp và học sinh giúp bạn suy nghĩ về
những kỹ năng quan trọng bao gồm trong quá trình làm việc hay trong sản phẩm.
Soạn thảo các mô tả về những hành vi học sinh hay những đặc điểm sản
phẩm có thể quan sát được bằng một ngôn ngữ dễ hiểu với học sinh. Tránh sử dụng
11


những từ mơ hồ có thể gây tối nghĩa cho phần mô tả. Ví dụ: Very good; Good job;
Nice job; Excellent; Well-done ...
Cân nhắc thứ tự của các kỹ năng và chắc chắn rằng thứ tự này phản ánh
được mức độ ưu tiên của bạn.
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh
Trước hết giáo viên phải phân công nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải là
những học sinh có khả năng quản lý và chỉ đạo nhóm làm việc tốt. Nhóm trưởng là
người chỉ đạo các thành viên trong nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên trong nhóm để tất cả các em đều tham gia một cách nhiệt tình và không
cảm thấy mình bị thừa ở trong nhóm.
Sau khi đã phân công cụ thể, giáo viên triển khai dự án, kế hoạch triển khai
dự án theo thời gian biểu: thời gian hoàn thành dự án, kế hoạch cho từng tuần ...
Giáo viên cung cấp mẫu đề cương dự án để các nhóm xây dựng dự án của chính
mình.
Ví dụ mẫu đề cương dự án tôi đã triển khai: (được phát cho các nhóm học sinh khi
làm project, các nhóm điền vào phiếu và nộp lại cho giáo viên khi trình bày sản
phẩm dự án).

PROJECT PLAN
Class:..............Group................. Members ................................................................
Topic: .........................................................................................................................
Individuals’ responsibilities: ......................................................................................
Project report (oral presentation, poster, video clip, talk show ...): ............................
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp và đánh giá
lẫn nhau
Hết thời hạn thực hiện dự án, giáo viên tổ chức để các nhóm học sinh trình
bày sản phẩm về dự án của mình, có thể trình bày vào đầu tiết hoặc cuối mỗi tiết
học. Sau khi các thành viên trình bày ở trong nhóm, các nhóm cử đại diện trình bày
kết quả thực hiện dự án của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, thảo
luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn đồng
thời đưa ra đánh giá. Giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau
12


bằng cách cho học sinh gắn những ngôi sao, bông hoa, ... vào nhóm nào mình thích
để tạo được không khí học tập hứng thú, thi đua lẫn nhau. Hoặc có thể thiết kế một
Rubbric để học sinh dựa vào các tiêu chí đánh giá mà giáo viên đưa ra để đánh giá
nhóm bạn.
Ví dụ:
TT
1
2
3
4
5
6

Tên nhóm

Group 1: Tigers
Group 2: Monkeys
Group 3: Lions
Group 4: Cats
Group 5: Dogs
Group 6: Bears

Đánh giá của học sinh







Tổng
5
4
5
5
3
4

Việc đánh giá lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ được tham gia nhiều
hơn vào các quá trình đánh giá, có thêm nhiều cơ hội để học tập và thực hành hơn.
Hơn thế nữa, khi tham gia vào quá trình đánh giá, học sinh sẽ được khích lệ, kiểm
soát được việc học, tự khẳng định thành công của bản thân.
Bước 5: Giáo viên cần có sự đánh giá thường xuyên và tổng thể dự án của học
sinh
Giáo viên đánh giá về kết quả thực hiện dự án của các nhóm, của từng học

sinh, đưa ra những nhận xét cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm làm tốt hơn cho dự
án khác, các nhận xét đánh của giáo viên cần tập trung vào các vấn đề như:
Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, các cá nhân trong quá
trình thực hiện dự án.
Nhận xét về chất lượng sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm. Công bố kết
quả của từng nhóm; thưởng cho những cá nhân xuất sắc, có đóng góp lớn cho
thành công của nhóm mình. Lựa chọn ra những sản phẩm của nhóm xuất sắc lưu
lại trong thư viện của trường để tham khảo và trình bày trước toàn thể học sinh
trong trường. Các phần thưởng có thể như một ngôi sao, mặt cười, logo tên lớp,
tên nhóm mình........ để động viên tinh thần của các em.
2.2.2. Giáo viên là người khơi dậy niềm đam mê, hứng thú cho học sinh
Để bài tập dự án đạt hiệu quả, giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự giác của
học sinh trong các hoạt động. Giáo viên cần khơi gợi, khuyết khích, động viên để
học sinh có thể:
13


* Xác định được chủ đề và mục tiêu của dự án.
Học sinh là chủ thể của các hoạt động dự án, vì thế học sinh phải xác định rõ
cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào trong dự án này.
Ví dụ: Ở Unit 2: I’m from Japan.; sách Tiếng Anh 4, - Lesson 3 – Activity 6:
Project “ Select a country: Australia/ America/ England/ Japan/ Malaysia/
Vietnam. Make a name card and draw the flag. Then show it to your class
Name:______________________________________
Country:____________________________________
City:_______________________________________
Nationality:_________________________________
Flag:

Dựa vào những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải biết kiến thức

các em cần đạt được là tên nước, thành phố, quốc tịch và lá cờ của đất nước mà em
cần trình bày trong bài tập dự án này. HS cần phải chọn, đặt tên, vẽ và trình bày.
Sau cùng là cảm nhận của các em về từng đất nước mà các em đã được học.
* Thiết lập ý tưởng dự án dựa trên câu hỏi gợi ý của giáo viên
Ở đây, học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ các
nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm
việc của các em.
Ví dụ: Dựa vào câu hỏi định hướng làm dự án Bài 6 - Sách tiếng Anh 4.
Unit 6: Where’s your school?
Project: Make a card about your friend’s school and class.
What’s your friend’s name?
What the name of your friend’s school?
Where’s his/ her school?
What class is he/ she in?
14


Học sinh sẽ biết, nhớ, lặp lại và liệt kê thông tin, từ đó các em có thể phát triển kỹ
năng đánh giá, phê bình, giải quyết, sáng tạo và đề xuất. Câu hỏi giúp mỗi học sinh
có mức độ tư duy khác nhau.
* Tham gia hoạt động nhóm tích cực, chủ động và sáng tạo
Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người
lớn thông qua việc học theo nhóm. Dựa vào sự phân nhóm của giáo viên. Nhóm
trưởng các nhóm chỉ đạo các thành viên trong nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên trong nhóm để tất cả các bạn đều tham gia một cách nhiệt tình
và không cảm thấy mình bị thừa ở trong nhóm. Học sinh hoàn thành bài tập dự án
theo sự ấn định thời gian của giáo viên
Ví dụ: Dự án Bài 6 - Sách tiếng Anh 4.
Unit 7: What do you like doing?
Project: Collect things that you like( e.g. stickers, stamps, candy wappers) and

show them to your classmates.
Nhóm trưởng phân công: HS1+2: collect stickers;
HS 3+4: collect stamps;
HS 5+6: collect candy wappers
*Mạnh dạn trình bày sản phẩm trước lớp và đánh giá lẫn nhau
Hết thời hạn thực hiện dự án, các nhóm học sinh trình bày sản phẩm về dự
án của mình. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm
mình trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý
kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn đồng thời đưa ra đánh giá dựa trên các tiêu
chí của giáo viên hoặc học sinh đã đưa ra. Khi học sinh tham gia vào quá trình
đánh giá, học sinh sẽ được khích lệ, kiểm soát được việc học, tự khẳng định thành
công của bản thân
2.2.3. Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
Đối với các bài tập dự án, chủ đề thường là những vật thật gắn với cuộc sống
hàng ngày, hoạt động các thành viên trong gia đình . Cha mẹ luôn là người khơi
gợi cảm hứng, tạo niềm yêu thích cho con mình với sự tìm hiểu, khám phá, kích
thích sự tò mò của con. Sau mỗi bài tập dự án, trẻ có thể chia sẻ những sản phẩm
mình đã làm được với bố mẹ. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn phối hợp chặt chẽ
phối phụ huynh học sinh trong việc hướng dẫn, động viên phụ huynh tham gia,
15


giúp đỡ các em để hoàn thành các bài tập dự án ở nhà, giúp các em mạnh dạn hơn
trong việc trình bày, chia sẻ các dự án với bố mẹ. Nhiều phụ huynh đã không còn
ngần ngại cho con mua sách tiếng Anh để học, giấy và các thiết bị để thực hành bài
tập dự án.
2.2.4. Giáo viên cần mạnh dạn đề xuất, góp ý với Ban Giám Hiệu nhà trường
để các sản phẩm hay, đẹp và có ý nghĩa của các em được nhân rộng trong toàn
thể học sinh, phụ huynh và các vùng trên địa bàn.
Bên cạnh thực hiện việc chỉ đạo dạy học chương trình hợp lý, hiệu quả (chú ý

đến các bài tập dự án), việc chỉ đạo phương pháp dạy học môn tiếng Anh trong nhà
trường Tiểu học theo tinh thần đổi mới: đổi mới soạn bài, đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh của trường tôi đang công tác. Tôi cũng đã mạnh dạn đề xuất nhà trường
mua sắm thêm các thiết bị, xây dựng CSVC đảm bảo dạy học các bài tập dự án,
trình bày các sản phẩm của các em đạt hiệu quả cao. Hiện nay, các sản phẩm dự án
của các em đã được trưng bày ở góc thư viện của trường, phòng ngoại ngữ, phòng
truyền thống của xã nhà
2.2.5. Tích cực bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ
Để thành công, dù dạy bất kì ở khối lớp nào, người giáo viên phải luôn luôn tự
học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp, nâng cao tay nghề cho bản thân. Có
nhiều cách học như học qua bạn bè đồng nghiệp, học qua sách báo, qua mạng
Internet, qua các chương trình dạy các bài tập dự án trên VTV7( kênh giáo dục của
đài truyền hình Việt nam)…. Qua đó, người giáo viên sẽ được mở rộng về kiến
thức, tiếp thu thêm nhiều phương pháp dạy học tích cực, mang lại hiệu quả cao.
2.3. Kết quả đạt được
Với những hướng giải quyết và những giải pháp mà tôi đã áp dụng kết hợp
với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa các thành
viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp cho từng
đối tượng học sinh, sau một học kỳ áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã thu
được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ
động, sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng linh hoạt hơn trong việc lĩnh
hội tri thức và phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói. Học sinh có cơ
hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Nhiều
em trước đây rất nhút nhát không dám nói trước lớp thì giờ đây đã tự tin giao tiếp
16


bằng tiếng Anh. Khi tham gia thực hiện và báo cáo dự án, học sinh rất hào hứng và
sôi nổi. Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt sau hơn một học kỳ.

Cụ thể ở lớp 4A và 4B qua hoạt động dự án “Add a photo of your family.
Then tell the class what your family members are doing in the photo.” ở Unit
9:What are they doing?; sách Tiếng Anh 4 .
Học sinh giới thiệu và trình

Học sinh chưa giới thiệu và chưa

bày được nội dung về các hoạt trình bày được nội dung về các
động mà các thành viên của
Lớp

4A
4B

TSHS gia đình mình làm ở trong

31
34

bức ảnh với bạn.
SL
28
31

%
90,3
91,2

hoạt động mà các thành viên của
gia đình mình làm ở trong bức

ảnh với bạn.
SL
3
3

%
9,7
8,8

Ngoài ra, các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn, kĩ năng nói của các
em được cải thiện rõ rệt. Các em học sinh trung bình - khá có thể tự tin trình bày
dự án trước lớp. Các em có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, học và rèn luyện
được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức; học tác phong làm
việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao; biết làm việc, hợp tác theo nhóm, hiểu được
vai trò của cá nhân và tập thể nhóm.
Sau sáng kiến này, tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thêm những giải
pháp thực hiện tốt hơn nhằm đem lại cho các em học sinh những tiết học sử dụng
bài tập dự án phong phú hơn, sinh động hơn.
* Một số sản phẩm của các em:

17


18


19


3. PHẦN KẾT LUẬN

3.1. Ý nghĩa của đề tài
Với việc sử dụng bài tập dự án trong lớp học tiếng Anh như thế nào cho có
hiệu quả và những giải pháp nêu trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử
dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật
của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh mạnh
dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Những học sinh yếu cũng có cơ hội được
luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược
điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ
hội để giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
Các dạng bài tập dự án Tiếng Anh rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ
năng nghe, nói cho học sinh, bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp
sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài tập cho phù
hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất
định. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chuẩn bị một cách chu đáo, kĩ lưỡng
cho dạng bài tập mà mình sắp dạy; tổ chức hoạt động theo quy trình đã chuẩn bị;
dự kiến các tình huống có thể xảy ra; kịp thời động viên, khuyến khích các em; tích
cực phối hợp với các lực lượng giáo dục khác; và một điều không thể thiếu đó là
phải luôn tìm tòi, học hỏi để tổ chức những giờ học hiệu quả. Ngoài ra cần quan
tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp học sinh đánh
giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh
có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực. Không gây áp lực học đối
với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học
sinh tự giác học. Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó
tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh. Đánh giá đúng thực lực của học sinh
để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ
khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên
nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm
giảm sút sự hứng thú của học sinh. Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế
việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
20



3.2. Những kiến nghị, đề xuất
Đối với học sinh: Các em cần phải có động cơ học tập đúng đắn hơn đối với
bộ môn tiếng Anh. Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám
phá. Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Cần
tìm cho mình một phương pháp học tập tiếng Anh phù hợp nhất. Mỗi ngày cần
dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng học tiếng Anh. Không nên quá ràng buộc mình
trong việc học, hãy coi nó như một sở thích, học một cách thoải mái, nhẹ nhàng sẽ
giúp việc học tiếng Anh không còn nhàm chán và áp lực, kết quả vì thế cũng được
nâng lên.
Đối với giáo viên: Để có chất lượng dạy học môn tiếng Anh tốt, theo tôi
người giáo viên phải tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng
nghiệp để có thể giảng dạy tốt hơn nữa. Bên cạnh những kiến thức được trau dồi,
giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh
của mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để học sinh có thể học tập
tốt hơn.
Đối với nhà trường: Cần đầu tư trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ
cho việc dạy học tiếng Anh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn, học hỏi
thêm những kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Đối với cha mẹ học sinh: Cần tạo điều kiện cho con em mình những điều
kiện về thời gian và môi trường để học tập. Dành thời gian gần gũi, nói chuyện
động viên các em, thường xuyên gặp gỡ cô thầy hỏi những vấn đề còn thắc mắc,
chưa hiểu rõ để củng cố thêm nội dung bài tập của con em mình.
Đối với Phòng giáo dục, Sở giáo dục: Tăng cường tổ chức các chuyên đề về
tiếng Anh để tất cả giáo viên tiếng Anh trong toàn huyện được học hỏi lẫn nhau.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp dạy học có hiệu quả dạng
bài tập dự án Tiếng Anh cho học sinh lớp Bốn góp phần nâng cao chất lượng
môn tiếng Anh ở trường Tiểu học” mà tôi đã mạnh dạn đề xuất. Rất mong được
sự đóng góp, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp để các giải pháp này được hoàn

thiện hơn và áp dụng vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học
tiếng Anh ở trường Tiểu học.
21


22



×