Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.99 KB, 12 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI HỨNG THÚ THAM GIA VÀO
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khám phá khoa học là phương tiện để trẻ giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh. Giúp trẻ giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, đồng thời
hình thành và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh một cách rỏ ràng và cụ thể.
Qua đó giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và các sự vật
hiện tượng xung quanh. Đồng thời thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kỷ
năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa học với trẻ
mầm non còn là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự
nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân.
Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế
giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao
lạ lẩm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học
mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn
với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim ….) đến môi trường xã hội
(công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và
trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá,
tìm hiểu về chúng.
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì
vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…
nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết
quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí
nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ
những biểu tượng về chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
Là giáo viên Mầm non bản thân tôi hiểu rất rỏ tầm quan trọng của việc tổ
chức các hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo lớn. Chính
vì vậy tôi đã luôn trăn trở và đi sâu nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một
số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia hoạt động khám phá khoa
học”




2. Mục đích nghiên cứu:
Tạo sự hứng thú và lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa
học nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
3. Những điểm mới, kĩ năng áp dụng đề tài:
Đề tài đã đưa ra những biện pháp, những trò chơi cụ thể về hoạt động khám
phá khoa học và được áp dụng có hiệu quả tại lớp Mẫu giáo lớn C trường Mầm
non Hải Thành
II. NỘI DUNG:
1.Cơ sở lý luận:
Chúng ta cũng biết rằng: thông qua hoạt động học trẻ được lĩnh hội tiếp thu
kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh. Thông qua các trò chơi hoạt
động khám phá trẻ được trải nghiệm khám phá, tìm tòi sáng tạo. Trẻ được tự do
giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẻ dễ dàng và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Nhiệm vụ của cô giáo là tổ chức hoạt động khám phá như thế nào để trẻ lĩnh hội
được kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao. Tiếp tục thực hiện theo
quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của trẻ.
Trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Khơi dậy ở trẻ tính tò mò, tạo cho trẻ sự hứng
thú khi khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi sự việc hiện tượng quen thuộc.
Một vài mối quan hệ đơn giản giữa sự vật với môi trường xung quanh, cách chăm
sóc bảo vệ cây xanh và môi trường sống. Đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh
nhận xét phán đoán của trẻ, từ đó hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn với sự vật hiện
tượng sự vật xung quanh .
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi:
Ban giám hiệu Nhà trường đã luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ giáo viên
trong công tác bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ. Đặc biệt Nhà trường đã xây



dựng kế hoạch hoạt động về khám phá khoa học, giải đáp thắc mắc, tổ chức các
hoạt động mẫu cho giáo viên học tập.
Bản thân đã nhiều năm dạy mẫu giáo lớn nên có nhiều kinh nghiệm trong
công tác tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Hàng năm tôi được
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác chuyên môn do Phòng Giáo dục
và Đào tạo, Nhà trường, tổ chức nên luôn được cập nhật những kiến thức mới.
Trong thực tế tôi rất quan tâm và đã biết cách cho trẻ tham gia vào hoạt động
khám phá đạt được một số hiệu quả nhất định. Sĩ số trẻ trong lớp vừa phải không
đông, thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học. Đa số các các cháu
có ý thức học tập tốt, khả năng nhận thức khá đồng đều. Trẻ tại lớp đã hiểu biết
một số sự vật hiện tượng xung qanh như biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của sự vật
hiện tượng... Thông qua đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng nhằm phát triển toàn
diện về thể chất lẫn tâm hồn.
2.2 Khó khăn:
Hoạt động khám phá khoa học là một môn học khô khan, đồ dùng chuẩn bị
cho các hoạt động nhiều và khó tìm nên đa số giáo viên ngại tổ chức.
Trò chơi về các hoạt động khám phá khoa học chưa phong phú, giáo viên
chưa biết lựa chọn hình thức, cách tổ chức trò chơi chưa khơi gợi và tạo được sự
hứng thú cho trẻ.
Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động khám phá khoa học. Trẻ chưa có
thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm khám phá về thế giới xung quanh.
Bên cạnh đó phụ huynh đại đa số là buôn bán, bận rộn không giành nhiều
thời gian quan tâm đến trẻ, mọi hoạt động đều nhờ đến trường, ít có thời gian trò
chuyện quan tâm đến con trẻ.
Vì thế mà kiến thức của trẻ nắm bắt chưa được chắc chắn, hay quên, hay
nhẫm lẫn với sự vật hiện tượng,
Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đúc rút kinh nghiệm suy nghĩ,
tìm tòi để đưa ra những biện pháp thiết thực có hiệu quả như sau:



3. Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cho trẻ làm
quen với các hoạt động khám phá khoa học:
Môi trường trong và ngoài lớp là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ.
Môi trường trang trí lớp, môi trường học tập, môi trường vui chơi…có vai trò quan
trọng đến việc thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp. Chính vì
thế ở từng chủ đề tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học
sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ đang khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông
qua hình ảnh trang trí đó.
VD: Ở chủ đề ''Gia đình'' tôi sử dụng hình ảnh bố, mẹ cùng các con đang
quây quần bên bàn ăn, trên bàn ăn đó tôi đã lấy các sản phẩm của trẻ vẽ từ góc
nghệ thuật như bát, đũa, thìa, tôm cua, cá để trả cắt và dán trang trí lên, trông bức
tranh rất đẹp phù hợp với chủ đề. Nhờ có sự kết hợp đó mà tôi thấy trẻ rất hào
hứng hẳn và tạo ra những sản phẩm rất ngộ nghĩnh đáng yêu.
Bên cạnh đó. bản thân cũng chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự làm
ở các góc và sắp xếp đồ dùng sao cho thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải
nghiệm thông qua hoat động góc.


Ví dụ: Ở góc thiên nhiên chơi cát nước
Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi trẻ tham gia ở hoạt động
góc trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây. Chuẩn bị nhiều loại chai lọ có
hình dáng màu sắc khác nhau để trẻ được đong, đếm, so sánh…chuẩn bị nhiều
chậu để trẻ làm đất, gieo hạt …quan sát sự phát triển và phát triên của cây…


Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ
xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức

trách nhiệm trong công việc được giao.
Vào giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát về thời tiết, mùa lá rụng…
những sự thay đổi của từng ngày, từng mùa của năm
Chụp ảnh mùa lá bang rụng….
3.2 Biện pháp 2: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động trải
nghiệm
Chúng ta cũng biết rằng trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám
phá, tìm tòi, thích được sờ, ngửi, nắn…để cảm nhận và đưa ra những lời nhận xét
chính xác về đặc điểm cấu tạo cũng như các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.
Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất đối với
trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thực hành và trải nghiệm.
Thông qua các thao tác nhìn, sờ, ném, ngửi…trẻ dễ dàng lĩnh hội nắm bắt và khắc
sâu kiến thức. Khi tổ chức hoat động khám phá khoa học thiếu những thao tác thực
hành trải nghiệm thì trẻ không tập trung, chú ý và sẽ không khắc sâu được kiến
thức hoặc mau quên.
Trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ
còn ít nên tôi thường xuyên tìm kiếm vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc
với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng và
cụ thể nhất.
Ví dụ: Tìm hiểu con Rùa tôi đã sưu tầm 1 số con rùa thật cho trẻ quan sát về
đặc điểm cấu tạo, màu sắc, hình dáng…
ảnh bài dạy con Rùa của Lệ
Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm với sự vật hiện tượng chính là
cho trẻ luôn luôn làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp
như nhìn, sờ, nếm, ngửi…Thông qua đó trẻ được bộc lộ tính cách và được hình
thành phát triển tâm lý và phát triển thêm vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát và cho trẻ
nếm, ngửi. Sau đó đưa ra các câu hỏi:



Đây là quả gì? nhìn xem quả cam có hình gì? Màu gì?
Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết cam có mùi gì hãy đưa
lên mũi ngửi xem nào…
Tôi cắt quả cam và cho trẻ nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ về vị của cam
(có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa cam chưa chín có vị chua,
còn quả cam chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững
những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả cam tôi không những đã cho
trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả cam mà còn dạy trẻ kĩ năng bổ cam và bỏ
rác đúng nơi quy định.
Ví dụ: Khi dạy về các loại hoa. Cô cho trẻ quan sát hoa hồng, hoa cúc và
nhận xét được đặc điểm của mỗi loại hoa. Sau đó cô lần lượt cho trẻ ngửi hoa và
nhận xét mùi hương của mỗi loại hoa.
Ngoài việc tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với vật thật, tôi còn
thường xuyên cho trẻ tham gia trải nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thông qua hoạt
động thực hành thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ
tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm
tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ.
Ví dụ: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt.
Một vài hạt đậu xanh 2 chậu nhỏ, một ít đất, bình nước tưới.
*Tiến hành:
Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay
có sẳn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày.
Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây
trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới
sẽ không nảy mầm. Trẻ quan sát và nêu nhận xét theo ý của trẻ
Sau đó cô khái quát: Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh
sáng và tưới nước đầy đủ sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và
ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.



Tóm lại qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và
môi trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ
được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện
được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ
ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên
phong phú hơn khả năng diễn đạt tốt hơn.
.
3.3. Biện pháp : Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt
động khám phá khoa học:
Đối với trẻ mầm non thì việc “Chơi mà học- học mà chơi” sẽ giúp trẻ tiếp
thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Việc tổ chức trò chơi nhằm
ổn định và tạo sự hứng thú cho trẻ tập trung vào hoạt động khám phá là rất quan
trọng.
Chính vì vậy tôi cũng thường xuyên suy nghĩ để đưa ra những trò chơi mới
lạ, hấp dẫn trẻ. Tuy nhiên tôi cũng rất chú ý đến việc lựa chọn trò chơi có nội dung
phù hợp với chủ đề, với bài dạy cụ thể nhằm giúp trẻ tập trung vào giờ học cũng
như giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Trò chơi
càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ
càng nhớ lâu bấy nhiêu.
Ví dụ: Bài học: Tìm hiểu về sự phát triển của cây xanh
Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt nảy mầm”. Trẻ vừa làm động
tác minh họa như: Gieo hạt - Nảy mầm…Sau đó tôi cho trẻ biết cây lớn lên và phát
triển phải trải qua một quá trình dài từ khi gieo hạt được sự chăm sóc của con
người cây lớn lên cho ta nhiều hoa thơm, quả ngọt… Hôm nay cô cháu mình cùng
tìm hiểu về sự phát của cây nhé.
Bài học: Tìm hiểu con sư tử. Tôi đã tổ chức trò chơi “ Khu rừng bí ẩn”. Trên
màn hình xuất hiện những khu rừng khác nhau, cho trẻ gọi tên các con vật sống
trong mỗi khu rừng đó.Sau khi xem các hình ảnh về các con vật. Hỏi trẻ: Con thấy
trong tất cả các con vật như: Hổ, khỉ, sư tử…Các con thấy con vật nào có bờm và
hung dữ nhất. Trẻ trả lời: Con sư tử. Hôm nay cô sẽ cùng các con khám phá về đặc

điểm cấu tạo, cuộc sống, nơi ở của con sư tử nhé.
Ảnh


Với cách thức tổ chức như vậy, 100% trẻ lớp tôi hào hứng tham gia vào các
trò chơi và mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô đưa ra. Trẻ còn có cơ hội để bộc lộ
các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi.
Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các
tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt
động thực tiễn. Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan
trọng. Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng
sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu.
Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề động vật cô có thể tổ chức cho trẻ
chơi với các trò chơi sau đây:
* Trò chơi 1: “Cho cá ăn”
Cô cho 1 số trẻ ngồi xung quanh và cùng cho cá ăn
Nhận xét sau khi chơi: Về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, môi trường sống
cảu cá..
* Trò chơi 2: “Làm bè trôi trên sông” Sử dụng trong tiết: khám phá khoa học
“Vật nổi, vật chìm trong nước”
Chuẩn bị: Dọc mùng, Que xiên, chậu hoặc bể nước nhỏ
Cách chơi: Chia làm hai đội, số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau.
Lần 1: “Ai khéo hơn ai”
Khi có hiệu lệnh chơi trẻ làm những chiếc bè trong một thời khoản thời gian
đội nào làm được nhiều hơn thì đội đó chiến thăng vòng 1.
Lần 2: “Đội nào nhanh hơn”
Sau khi làm xong bè, hai đội về hai hang và thi đua xem đội nào thả được
nhiều bè hơn thì đội đó chiến thắng trong vòng 2
Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào thả đươc nhiều bè hơn thì đội đó
dành chiến thắng.

* Trò chơi ai nhanh hơn


- Chuẩn bị: Một số tranh về rau hoặc hoa, quả.
- Cách chơi: chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
- Cách 1: Cô sắp xếp 3-4 đối tượng trong đó có 1 đối tượng không cúng
nhóm với đối tượng còn lại .Trẻ phải tìm nhanh đối tượng không cùng nhóm với
đối tượng còn lại.
- Cách 2: Cô vẻ một số loại rau (quả) trong đó có một đối tượng không cùng
nhóm, trẻ chỉ ra và gọi được tên.
3.4 Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khám
phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại. Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối
tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò
mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh
ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa
ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm
quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về
vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng .
Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại … khi trẻ
quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối
tượng đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho
trẻ so sánh và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ.
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát bồn hoa của lớp có nhiều loại hoa khác nhau,
hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn. Đưa
hoa nên ngửi có mùi thơm .
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so
sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế

giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi
trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người,


về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường.
Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi
quy định, chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức bảo vệ môi trường xanh
sạch đẹp.
3.5 Phương pháp 5: Kết hợp với với phụ huynh để cùng tổ chức các
hoạt động khám phá cho trẻ:
Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non. Gia đình
cần phối hợp với cô giáo để quan tâm đến các hoạt động của trẻ. Cùng dạy trẻ cách
ứng sử đúng đắn, giáo dục lòng yêu thương con người và sự vật xung quanh mình.
Giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy
tính sáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám khá sự vật hiện tượng xung quanh ở
mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm nhỏ về sự nảy mầm của cây. Trẻ được tham gia
trải nghiệm và thực hiện công việc xong do thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu
được kết quả và có thể một số trẻ nghỉ, thông qua trao đổi với phụ huynh phụ
huynh nắm được từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện việc gieo hạt ở nhà, khi
được cô thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, khi chính trẻ
thực hiện và khám phá. Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí
ham học hỏi.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp nhưng vẫn còn
hạn chế. Tôi đã vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại
đồ dùng như: sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, các bậc phụ huynh
đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường
và góc thiên nhiên. Phụ huynh tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải như chai, lọ,
hộp…để cô tận dụng làm đồ chơi cho trẻ thực hiện hoạt động khám phá khoa học.
III. PHẦN KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Trong học kỳ 1 vừa qua, tôi đã đưa ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ với
giờ hoạt động khám phá khoa học và đã triển khai thực hiện trên trẻ tại lớp. Sau
thời gian tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả rất tốt. 100% thật sự hứng thú vào
hoạt động khám phá khoa học. Trẻ tự tin khi nói lên ý kiến của mình . Từ đó trẻ sẽ


lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân mình. Không chỉ có vậy,
thông qua các giờ trải nghiệm, khám phá khoa học tư duy của trẻ sẽ được kích
thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó giúp trẻ phát triển trí
tuệ của mình. Bản thân tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm cũng như vón kiến
thức chắc chắn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá kho học cho trẻ.
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh
nghiệm sau:
Luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tích cực tìm tòi học hỏi. Nhận
thức sâu sắc những nội dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào lớp
mình để dạy cho trẻ.
Khắc phục mọi khó khăn, hoàn thiện bản thân để thực hiện thành công ý
tưởng của mình.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh trong
công tác giáo dục và hình thành các kỹ năng trải nghiệm, khám phá cho trẻ.
Tổ chức nhiều hoạt động, tạo mọi cơ hội để trẻ được khám phá khoa học
nhằm tích lũy kiến thức về môi trường xung quanh.
Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp dụng
trong và ngoài tiết học, các thí nghiệm đơn giản nhưng tạo sự lôi cuốn, thích thú
cho trẻ.
2. Kiến nghị, đề xuất: Không
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình thực hiện các
buện pháp tổ chức các hoạt động khám phá khoa học. Quá trình tổ chức thực hiện
trong học kỳ vừa qua không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng

góp ý kiến bổ sung của quý cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn thiện, có chất
lượng và được áp dụng rộng rãi./.



×