Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang website của trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.64 KB, 14 trang )

SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) cùng với quá trình toàn cầu hóa
đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển
biến căn bản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
trên toàn thế giới. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nắm bắt được
cơ hội ứng dụng CNTT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo
nên những bước chuyển biến góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển.
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu
rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm
thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương
tiện để tiến tới một xã hội học tập”. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi
mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách
tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường
công nghệ thông tin.
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta luôn có sự đầu tư phát triển
cho ngành giáo dục đặc biệt là lĩnh vực CNTT. Do đó, ngành GD&ĐT đã đạt được
rất nhiều thành tựu về ứng dụng CNTT. Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều chính sách,
hướng dẫn ứng dụng CNTT trong giáo dục. Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định sử
dụng thống nhất bộ công cụ dành cho cán bộ quản lý. Về ứng dụng CNTT trong
giảng dạy, trước đây giáo viên thường dùng Powerpoint làm trình chiếu hỗ trợ
giảng bài. Hiện nay Bộ đang triển khai công nghệ e-learning trong toàn ngành,
hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Ngoài ra mỗi năm học, Bộ đều phát động
cuộc thi bài giảng trực tuyến e-learning nhằm tập hợp và phổ biến nguồn bài giảng
tốt nhất từ giáo viên tham gia đóng góp. Do đó mỗi trang Website (web) đóng vai
trò quan trong trong việc đưa các kiến thức, bài giảng đến cho mọi người.
Trang 1




SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Đứng trước các yêu cầu đó việc đầu tư cho giáo dục một cách có hiệu quả và
nhanh chóng là đầu tư CNTT cho các cơ sở giáo dục. Nhận thức rõ vai trò, tầm
quan trọng và hiệu quả của ứng dụng trang Web trong dạy học; được sự quan tâm
của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT, nhiều
trường trung học cơ sở (THCS) đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai
trang thông tin điện tử được gọi là trang Web trong nhà trường phục vụ cho công
tác dạy và học và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá
trình triển khai vận hành các trang web của các trường còn gặp nhiều khó khăn, thử
thách.
Với vai trò là người phụ trách hoạt động trang web của nhà trường hơn 5 năm
vừa qua, tôi đã đúc rút ra những kinh nghiêm cho bản thân mình để phát triển trang
web của nhà trường. Tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động trang website của trường THCS”.
Trước đây nhiều tác giả đã đề cập nhiều về vấn đề ứng dụng CNTT trong quản
lí và dạy học. Đối với SKKN này thể hiện tính mới, đó là trên cơ sở thực tế về sử
dụng trang web của nhà trường, với những kiến thức thực tế để đưa ra một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web. Trên cơ sở tìm ra những
vướng mắc khó khăn trong quá trình vận hành trang web để đưa ra những biện
pháp tối ưu nhằm khai thác hiệu quả các trang web trường học một cách có hiệu
quả nhất.
2. Phạm vi áp dụng của SKKN
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong các trang website của cấp THCS, chủ yếu
trên địa bàn huyện nhà nơi tôi công tác. Nghiên cứu công tác điều hành hoạt động
của các trang web cũng như tính hiệu quả khi sử dụng trang web.
Đề tài này có thể được áp dụng rộng rãi cho tất cả các đơn vị trường học có
trang web phục vụ quản lí và dạy học trên địa bàn tỉnh nhà cũng như toàn quốc.

Thông qua đề tài, bản thân muốn chia sẽ các kinh nghiệm trong quá trình tham gia
quản lí cũng như vận hành một trang Web của một đơn vị trường học hoạt động tốt.
Trang 2


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Thực trạng về hoạt động của trang Web của các trường THCS trên địa
bàn huyện
Chúng ta cần biết trang web là gì mà có vai trò to lớn trong việc ứng dụng
CNTT như vậy? Trước hết ta hiểu Web là một kênh thông tin của một chủ thể nào
đó (chủ thể ở đây có thể là doanh nghiệp, trường học, cá nhân,...) nhằm đưa đến
cho người xem hiểu rõ hơn về những vấn đề mà chủ thể muốn đưa ra. Cũng có thể
hiểu Web của trường học là một văn phòng ảo của nhà trường trên mạng Internet.
Web bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các hoạt động giáo dục mà
nhà trường muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Văn phòng ảo này khác với
văn phòng thật của nhà trường là nó hoạt động 24/7 (24h/ngày, 7 ngày/ tuần), khách
viếng thăm văn phòng này có thể ở trong hay ngoài nước và chi phí duy trì văn
phòng ảo này rất thấp.
Từ đó chúng ta thấy rằng, khai thác tốt hoạt động của trang web, đặc biệt là
trang web của trường học nếu khai thác hiệu quả, sử dụng đúng mục đính thì đem
lại hiệu quả to lớn trong công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện tại, các trang web của các trường học trên địa bàn huyện tôi đang công
tác có những điểm chung, đó là ban biên tập (BBT) của các trường đã có sự đầu tư
Trang 3


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”


về thời gian và công sức trong việc xây dựng trang web của mình ngày càng hoàn
thiện cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, đã thu hút khá đông những lượt độc giả
truy cập. Nhiều trang Web của trường học không ngừng có những bước tiến mới,
hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của độc giả xa gần. Nhưng do quy mô nhỏ nên các
đơn vị gặp nhiều khó khăn trong vận hành trang web của mình, đặc biệt là công tác
đầu tư cho viết tin bài, xây dựng các menu đặc trưng của cấp học. Ngoài ra việc
xây dựng một hình thức (form) chuẩn nhiều trang web còn chưa đạt được.
Đối tượng để tham gia tra cứu, sử dụng trang web của các nhà trường là giáo
viên, phụ huynh, học sinh. Nhưng trong thực tế, lực lượng phụ huynh, học sinh còn
gặp nhiều khó khăn trong việc trong việc truy cập vì không có phương tiện. Bởi vì
những gia đình học sinh có máy tính nối mạng trên địa bàn huyện chiếm tỉ lệ còn
thấp.
Nhiều trang web thành lập còn mang tính hình thức, chạy theo thời cuộc nên
nội dung nghèo nàn, nhiều menu không hoạt động và không mang lại hiệu quả như
mong muốn. Thậm chí có những trang web thành lập đã lâu mà chỉ vài nghìn lượt
truy cập, chứng tỏ tính quảng bá, tính hấp dẫn của tra web không có.
Đối với trường THCS nơi tôi quản lí, là một trường thuộc vùng khó khăn, nhà
trường có 16 lớp với 566 học sinh. Trong đó gần 85% học sinh là con em các gia
đình nông nghiệp thuộc các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của huyện.
Chính vì thế mà điều kiện được tiếp xúc với CNTT của đa số các em học sinh là rất
hạn chế.
Đội ngũ giáo viên: Khả năng viết tin bài và biên tập của một số giáo viên còn
hạn chế. Đa số là giáo viên trẻ mới ra trường hoặc từ nơi khác chuyển về. Nhiều
giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính, đặc biệt là kỹ năng khai thác
mạng Internet về đưa và lấy thông tin chưa thực hiện tốt.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc
dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều bất cập, đặc biệt là số

Trang 4



SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

máy nối mạng tại thư viên trường học không đáp ứng để học sinh truy cập (10
máy/566 học sinh).
Đối với trang Web của trường do tôi quản lí đã hoạt động hơn 5 năm với hơn
3500000 lượt truy cập và Ban biên tập (BBT) rất quan tâm, xây dựng cho trang
web. Nhưng trong quá trình hoạt động cũng gặp nhiều bất cập như số lượng người
tham gia viết bài có chất lượng còn hạn chế, đặc biệt là bài cho trang chủ. BBT
không có chuyên ngành Ngữ Văn nên cũng gặp nhiều khó khăn trong biên tập nội
dung. Việc truy cập vào trang web của nhà trường của nhiều phụ huynh còn hạn
chế vì do thiếu trình độ cũng như phương tiện.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trang Web trường
THCS
Căn cứ vào đặc điểm năm học và tình hình thực tế của đơn vị trên địa bàn
huyện nhà nói chung và trường THCS nơi tôi công nói riêng, đã xây dựng kế hoạch
dạy, học và ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 với ý thức sâu sắc rằng CNTT
là công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục. Trong đó xác
định mục tiêu đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là: Nâng
cao từng bước cơ bản chất lượng của trang Web của nhà trường, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao, tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri
thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của mỗi người.
Để thực hiện được mục tiêu đó, trong hệ thống các giải pháp, tôi xin đưa ra
một số giải pháp sau:
2.1. Công tác bồi dưỡng giáo viên
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành
công của trang Web trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do
đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc
biệt là các kỹ năng viết tin bài, các chuyên đề, các kế hoạch và khai thác các thông
tin trên mạng Internet cho đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ thực tế đó, cần tiến hành

bồi dưỡng bằng các giải pháp cụ thể:
Trang 5


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính
tất yếu của việc xây dựng trang Web trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy
thông qua việc triển khai, khai thác trang Web về ứng dụng CNTT trong dạy học;
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua
việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT, viết bài do Trường tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số bài viết cho
trang Web đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự
cần thiết của trang Web trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp
dạy học và quản lý.
2.1.2. Nâng cao trình độ cho đội ngũ
Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học để thuận tiện
cho việc sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác dạy học.
Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi
dưỡng cách viết bài cách sưu tầm các chuyên đề, tài liệu cần thiết phụ vụ cho công
tác dạy và học.
Chú trọng và bồi dưỡng cho cán bộ quản trị mạng trong việc biên tập và hoàn
thiện các chuyên mục cần thiết cho trang Web.
BBT cần nắm một số thao tác của một quản trị mạng như việc đưa tin bài, đưa
các nội dung lên một số menu cần thiết. Với một số thao tác như vậy BBT có thể
đưa kịp thời các tin, các thông báo “nóng” mà không thông qua quản trị mạng.
Trong biên tập bài BBT có thể đặt vị trí của mình như một đọc giả khó tính để cảm
nhận các bài viết và từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất.
2.1.3. Bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin trên trang Web.

Muốn ứng dụng và khai thác các kiến thức vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài
những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện
hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo khai thác các thông tin trên

Trang 6


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

trang Web. Nhận thức được điều đó, nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin
học những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi
giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng
trong quá trình soạn giảng và việc khai thác các thông tin từ trang Web.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm viết tin
bài và lập thêm các chuyên mục cần thiết phục vụ cho việc dạy và học.
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi tích cực.
Để làm được điều đó, BGH đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên
môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi - cùng làm với
giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp
đỡ gì trong việc xây dựng và hoàn thiện các chuyên mục trên trang Website của nhà
trường.
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trang Web THCS
2.2.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
Xây dựng kế hoạch hoạt động cho trang Web theo hàng tuần, hàng tháng và cả
năm là công việc đầu tiên của người đứng đầu đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch phải
căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, nắm rõ thế mạnh của từng tổ chuyên

môn, từng cá nhân.
Triển khai kế hoạch đến tận cán bộ giáo viên thông qua phiên họp hội đồng
của tháng. Do đó trong nội dung họp hội đồng ban giám hiệu nhà trường phải dành
một nội dung không thể thiếu là triển khai và đánh giá kế hoạch hoạt động của
trang web. Từ đó biểu dương các cá nhân tiêu biểu cũng như phê bình các cá nhân
không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
2.2.2. Nâng cao chất lượng tra Web.
Trang 7


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Trang Web là bộ mặt của nhà trường trước giáo viên, phụ huynh, học sinh
cũng như các đọc giả trong và ngoài nước. Chất lượng Web là yếu tố chính để giữ
chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của nhà
trường. Chất lượng Web được đánh giá thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết
kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn,
không có quá nhiều thông tin trên một trang...
Vì vậy Web cần:
- Thiết kế thẩm mỹ, tiện lợi: Xây dựng form phải chuẩn, form chuẩn cho một
trang web ở cấp độ trường học phải đáp ứng được tính thẩm mỹ, sư phạm; tính hữu
ích (góp phần tích cực vào việc đổi mới công tác quản lí, hình thành mạng giao lưu
giữa nhà trường, gia đình và học sinh), khoa học (dẽ khai thác, sử dụng) và có
phương tiện bảo mật thông tin nội bộ. Điều đó có nghĩa là ngoài hình thức đẹp bên
ngoài, các trang phải tạo được những tiện ích cho người dùng ở các liên kết, có đủ
các menu cần thiết; các menu được sắp xếp khoa học, tiện dụng.
- Tốc độ hiển thị nhanh: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không
người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng
điện thoại rất chậm. Không nên đưa các hình ảnh, flast, âm thanh có dung lượng
lớn làn ẩn hưởng đến tốc đọ của web.

- Địa chỉ dễ nhớ và ngắn gọn, sử dụng đúng tên miền giáo dục (.edu).
- Hỗ trợ nhiều tính năng khác như: email (hộp thư nội bộ), thống kê truy cập,
cập nhật dễ dàng và nhanh chóng . Web phải có các chức năng tiện ích phục vụ
người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm v.v... để tránh làm mất thời gian,
gây phiền phức cho người xem.
- Tính hấp dẫn người xem: Nếu người xem chỉ xem một lần rồi không bao giờ
vào xem nữa thì Web của nhà trường cũng thực sự không mang lại lợi ích nhiều.
Do đó, trên website của nhà trường cần phải có những thông tin đầy đủ, bổ ích, cập
nhật... đáp ứng đúng nhu cầu người xem.
2.2.3. Khai thác và sử dụng trang web.
Trang 8


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Phát huy khả năng của chính đội ngũ, nhà trường tự chủ động xây dựng và
hoàn thiện các chuyên mục cần thiết cho trang Web. Đưa vào trang Web một số
menu và các đường liên kết cần thiết cho người sử dụng. Ví dụ: Các menu về văn
bản chỉ đạo, phổ biến pháp luật...., các liên kết tra cứu điểm ở phần mềm quản lí
SMAS, liên kết đến trang web Violympic, Ioe,...
Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham
khảo trên Web của phòng, và các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên Web của
trường.
Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên trang Web phục vụ công tác quản lý
và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở
liên kết với trang web của trường.
Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu
quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký
một địa chỉ mail trên web của nhà trường để trao đổi thông tin cũng như tăng tín
bảo mật của trang web.

Trường cần mở thêm các chuyên mục tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ
soạn giảng và kỹ thuật thiết kế bài giảng e-Learning cho cán bộ giáo viên, đồng
thời thường xuyên giới thiệu các phần mềm hỗ trợ soạn giảng trong mục “tài
nguyên” tại trang Web của trường.
Thành lập được thư viện đề thi với tất cả các môn để học sinh tra cứu, thi thử,
tăng tính tiện ích của trang Web.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh và phụ huynh khai thác tốt nguồn
tài nguyên của web. Biến Web của nhà trường thành công cụng liên lạc hữu ích của
phụ huynh và nhà trường.
2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các thông tin trên trang Web
Nhà trường đã cống gắng công sức xây dựng và hoàn thiện trang Website cập
nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin của ngành cũng như của trường, đặc biệt là
các chuyên đề phụ vụ cho công tác quản lý và dạy học.
Trang 9


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Ban biên tập trang Web cần đầu tư công sức xây dựng nhiều chuyên mục cần
thiết cho trang Web.
Phân công rõ trách nhiệm viết các chuyên đề và hoàn thiện các chuyên mục
cho các tổ chuyên môn.
Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học các chuyên mục trên trang
Web để tạo điều kiện khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa các thông tin hiện có.
Bố trí các phòng làm việc của BGH, phòng chờ của giáo viên, phòng thư viện
đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên;
Phòng đọc của học sinh ở thư viện số máy tính nối mạng phải đáp ứng nhu cấu của
hoc sinh (tối thiểu 50 HS/máy).
Hoàn thành kết nối Internet tốc độ cao: ADSL, WiFi. Đặc biệt là sử dụng hện
thống cáp quang trong nối mạng Internet.

Thiết lập hộp thư nội bộ cho mỗi cán bô giáo viên trong nhà trường để tăng
nhu cầu sử dụng Web cho cá nhân. Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường
kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục.
3. Kết quả đạt được.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của
nhà trường, đến nay trang Web của nhà trường đã được cải thiện đáng kể và đã có
vị trí trong giáo viên và học sinh cũng như phụ huynh. Hiện tại số lượng truy cập
hơn 5000000 lượt. Số lượng người online bình quân 50 người/lần.
Giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc
ban đầu sang tâm thế thích thú với trang Web nhà trường. Từ yêu thích đến chủ
động học hỏi cho nên kỹ năng viết bài và khai thác thông tin của giáo viên không
ngừng được nâng lên, chất lượng trang Web cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn
nên số lượng truy cập trang Web ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, được sự hổ trợ của Viettel Quảng Bình với phần mềm vào điểm
SMAS rất tiện ích phục vụ tốt cho công tác quản lý điểm nên đã tạo sự đồng thuận
rất lớn cho các bậc phụ huynh và học sinh.
Trang 10


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Hoạt động của nhà trường và việc quản lý của ban giám hiệu đều được đăng
tải trên trang Web nên chất lượng dạy học, thông tin hai chiều được nâng lên rõ rệt.

III.

PHẦN KẾT LUẬN.

1. Ý nghĩa của SKKN
Vạn sự khởi đầu nan, việc xây dựng và hoàn chỉnh trang Website và khai thác

các thông tin ứng dụng vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên,
nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực
khi xây dựng trang Website nó mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều
hứng thú trong dạy và học. Với sự hỗ trợ của trang Website, giáo viên có thể khai
thác các thông tin của trường cũng như của ngành không chỉ mang hơi thở cuộc
sống hiện đại gần gũi hơn mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc
với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Với SKKN này đã đưa ra hệ thống giải pháp giúp cho BBT các trang web
trong các nhà trường có một cách nhìn về vận hành tốt một trang web của đơn vị
mình. Đó là phải chú trọng nhiều đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trách
nhiệm của độ ngũ trong vân đề xây dựng trang web của đơn vị. SKKN đã đưa ra
Trang 11


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

giải pháp trong nâng cao hoạt động của trang web của các đơn vị trường học với
những vấn đề chính như xây dựng cơ sở vật chất, cách tạo tính hấp dẫn, tính tiện
ích trong vận hành và vấn đề quan trọng là khai thác tối đa lợi ích mà trang web
mạng lại cho công tác quản lí, chỉ đạo dạy học.
2. Kiến nghị đề xuất
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT
Tăng cường công tác tập huấn về khai thác và sử dụng trang web của các đơn
vị. Chú trọng công tác tập huấn cho BBT, quản trị mạng về cách vận hành trang
Web, thiết kế form, tạo các hiệu ứng, liên kết,… Tổ chức tập huấn về viết bài đưa
tin cho BBT, lực lượng cốt cán các trường học để nâng cao chất lượng bài viết trên
trang web các trường.
Tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT để các đơn vị được tham gia trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Coi việc ứng dụng CNTT là chỉ tiêu thi đua
quan trọng của các đơn vị có điều kiện thuận lợi trên địa bàn huyện.

2.2. Đối với các đơn vi trường học
Thực hiện tốt công tác tập huấn tại đơn vị để nâng cao trình độ cho giáo viên
về khai thác có hiệu quả trang Web của nhà trường cũng như có những kĩ năng viết
tin và cung cấp tài liệu đăng lên các menu của trang web.
BBT của trang Web thường xuyên có những sáng tạo trong vận hành trang
web, đặc biệt là tăng cường kĩ năng của quản trị mạng trong thiết kế các menu hợp
lý và tạo những liên kết, hiệu ứng phù hợp với trang web của mình.
Tăng cường công tác quảng bá trang Web của nhà trường trên các phương tiên
thông tin. Để làm được điều đó thì các thành viên trong mỗi nhà trường đóng vai
trò rất quan trong trong việc tạo các đường link trên các mạng xã hội như
Facebook, Zalo, … để đưa đọc giả đến với các thông tin hữu ích của nhà trường.
Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm đang làm, đang thực hiện
trong quá trình xây dựng và vận hành trang web tại trường THCS nơi tôi công tác.
Trang 12


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

Đây là một đơn vị có thành tích và kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài không tránh
khỏi có phần thiếu sót, phiến diện; Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của
các đơn vị bạn, sự chỉ đạo của các cấp để nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục
tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra.
Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu xin được trình bày để đồng
nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn
góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Chân thành cảm ơn bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và
xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp.
Quảng Bình, tháng 05 năm 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các bài viết xây dựng trang web của một số đồng nghiệp trên web miền
.edu.vn
Trang 13


SKKN “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website của trường THCS ”

MỤC LỤC
Mục
I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.

1

2. Phạm vi áp dụng cảu SKKN.
II. PHẦN NỘI DUNG

2
3

1. Thực trạng về hoạt động

3

2. Một số giải pháp nâng cao chất lương trang web


4

2.1.

Công tác BD giáo viên.

5

2.2.

Nâng cao hiệu quả hoạt động trang Website THCS

6

2.3.

Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất và thông tin

8

3. Kết quả đạt được.

9

III. PHẦN KẾT LUẬN

10

1. Ý nghĩa cảu SKKN


10

2. Kiến nghị đề xuất

10

Trang 14



×