Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN những giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí lớp 8 phần chuyển động cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.65 KB, 21 trang )

SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

A. PhÇn më ®Çu
1. Lý do cho đề tài
Đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ 21 trong ánh sáng của một thời
đại mới. Thời đại của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỷ thuật, hiện
tượng “Bùng nổ thông tin” và nhịp độ khẩn trương của cuộc sống xã hội ...
điều đó cũng đặt ra cho ngành giáo dục một nhiệm vụ lớn là phải kịp thời
đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, giàu tri thức, biết làm chủ,
thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn phát triển của xã hội.
Dạy - học không chỉ dừng lại ở phạm vi bó hẹp trong nhà trường mà
đòi hỏi người học có trình độ hiểu biết cao. Có khả năng tiếp cận nhiều mặt
để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn xã hội ngày nay và trong tương lai. Một
vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục là “Đào tạo con người trở thành nhân
tài cho đất nước”. Có kiến thức thực thụ, có khả năng tư duy sáng tạo, thu
nhận kiến thức, xữ lý tình huống để hoàn thiện hiểu biết của mình bằng
chính năng lực.
Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS
không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng
trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới
đào tạo một lực lượng lao động có phẩm chất, năng lực đặc biệt của xã hội,
lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác,
lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói
chung. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên .
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình phấn đấu trăn trở của ngành
giáo dục Lệ Thủy nói chung, của các trường THCS nói riêng mà trong đó
mỗi đồng chí lãnh đạo và đội ngũ bồi dưỡng đóng vai trò chủ đạo, định
hướng rất quan trọng. Bởi vì mọi vướng mắc trong quá trình bồi dưỡng đều
nảy sinh từ chính trường học và cách giải quyết tích cực nhất là mỗi tập thể


nhà trường tự thân vận động theo mục tiêu định hướng của ngành. Tuy thế,
khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, do điều kiện hoàn cảnh, do
nhận thức ở mỗi địa bàn có khác nhau nên nãy sinh nhiều vấn đề cần suy
nghĩ, bàn cãi. Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên không đồng đều về trình
độ, kinh nghiệm bồi dưỡng còn hạn chế, một số môn giáo viên chưa đáp
ứng đủ trình độ để bồi dưỡng.

1


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý
lớp 8 đạt được kết quả cao? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo
viên dạy ở trường THCS .Thực tế cho thấy kiến thức bồi dưỡng học sinh
giỏi vật lí 8 vượt rất xa kiến thức mà học sinh học trên lớp đặc biệt là kiến
thức bỗ trợ toán học do đó việc học sinh tiếp thu bài là rất khó khăn .
Trong nhiều năm tôi được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Vật Lý lớp 8. Mặc dù kết quả chưa thỏa mãn sự mong muốn,
song đó cũng là một thành công bước đầu cuốn hút hấp dẫn cho nên tôi
mạnh dạn đưa ra: "Những giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Vật Lí lớp 8 phần chuyển động cơ học". Qua đề tài này
tôi muốn trình bày những biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng
học sinh giỏi, và một phương pháp giải bài toán chuyển động mà học sinh ít
sử dụng kiến thức toán nhất có thể. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ
này phần nào giúp anh chị em đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và giải quyết các dạng bài toán ở phần
chuyển động cơ học trở nên nhẹ nhàng hơn.
2. Điểm mới của đề tài

Sáng kiến này chưa có ai nghiên cứu. Đề tài này có điểm mới là: Giải
quyết các bài toán chuyển động theo phương pháp “vận tốc tương đối”, để
học sinh có thể giải bài toán vật lí ít sử dụng kiến thức toán nhất, nhằm nâng
cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí lớp 8.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng HSG - HSNK trong những
năm qua ở trường THCS .
- Phân loại một số dạng của bài tập chuyển động sử dụng phương
pháp “vận tốc tương đối” để giải quyết các dạng bài tập này
- Trên cơ sở nắm vững kiến thức học sinh có thế tự tin giải bài tập
nhanh hơn, có hiệu quả cao.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện thời gian và phạm vi của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu
-Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 ở trường
THCS .
- Việc vận dụng phương pháp “ Vận tốc tương đối” trong việc giải
quyết một số dạng của bài tập chuyển động
2


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

B- PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong sự phát triển của xã hội, con người được xem là "vốn quý
nhất", là "nguồn lực hàng đầu" cần được coi trọng, nuôi dưỡng và phát triển
không ngừng. Mỗi con người là một cá thể có những nhu cầu hứng thú, thói
quen và năng lực riêng cần được tôn trọng và chú ý, nhất là trong việc giáo
dục để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, cần giáo dục thế hệ trẻ thành những con người năng động, sáng tạo,
có năng lực giải quyết vấn đề, có lòng tự tin và tinh thần trách nhiệm. muốn
thế cần phải nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Nâng cao chất lượng mũi nhọn của từng bộ môn là góp phần nâng cao
chất lượng toàn diện của trường học. đánh giá được năng lực dạy của thầy
và học của trò. Do đó việc nâng cao chất lượng phải thực hiện đồng đều, có
sự chuẩn bị khoa học hợp lý. Thể hiện từ khả năng truyền thụ của thầy và cơ
hội học tập , rèn luyện , tích lũy kiến thức của trò. Nhờ vậy mà họ có khả
năng vận dụng lâu dài.
Chất lượng qua hội thi học sinh giỏi là tiếng nói có tính thuyết phục
nhất trong việc nâng cao uy tín của nhà giáo và của nhà trường.
Nâng cao chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi nhằm kích thích, phát
huy được truyền thống hiếu học và thể hiện phong trào thi đua dạy tốt, học
tốt trong nhà trường, góp phần huy động được các lực lượng tham gia vào
công tác giáo dục.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh là nhiệm vụ của từng nhà
trường mà cụ thể là từng nhà quản lí, từng giáo viên giảng dạy. Năng khiếu
của học sinh nếu được phát hiện và bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển
và dần định hình trở thành những học sinh giỏi. Ngược lại, mầm móng năng
khiếu của các em bị thui chột và ít có khã năng trở thành học sinh giỏi. Tiến
sĩ Đào Duy Huân đã viết: “Chất xám là một tài nguyên quan trong bậc nhất
của đất nước nhưng thứ tài nguyên quan trọng này chỉ tồn tại trong một
khoảng thời gian nhất định của một đời người. Không sử dụng nó, không
phát huy nó rồi tự nó cũng biến mất.”
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN.
Thực tiễn cho thấy dạy - học bồi dưỡng là một hình thức chuyên sâu.
So với chương trình dạy đại trà trên lớp thì bồi dưỡng nhằm giúp học sinh
phát triển cao hơn kiến thức cấp học. Lĩnh hội và vận dụng kiến thức để làm
3



SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

các dạng bài tập nâng cao góp phần vào việc tư duy sáng tạo để tự khẳng
định mình.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm,
là công tác trọng tâm ở các nhà trường. Kết quả của bồi dưỡng học sinh giỏi
phản ánh trình độ quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu cũng như chất lượng
dạy và học của giáo viên và học sinh, nó tạo nên "thương hiệu" của mỗi mỗi
đơn vị.
Bằng phương pháp quan sát tôi đã nghi nhận được những nét cơ bản ở
các trường THCS nói chung và trường THCS tôi giảng dạy nói riêng về
tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đối với giáo viên:
Phần đông là giáo viên mới ra trường nên có ít kinh nghiệm giảng dạy
thực tế, do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên chưa đáp ứng
phần nào so với yêu cầu đặt ra. Hầu hết đội ngũ giáo viên bồi dưỡng ở các
trường là những hạt nhân tiêu biểu của các bộ môn. Ngoài việc phải đảm
nhận dạy đủ phần hành của mình 19 tiết/ tuần họ còn đựơc gắn trách nhiệm
bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì thế, quá trình bồi dưỡng không tránh khỏi
những vướng mắc, cụ thể: Giáo viên không có đủ thời gian để đầu tư cho
việc nghiên cứu tài liệu và vạch ra kế hoạch dạy học, Việc thống nhất nội
dung, phương pháp, giới hạn bồi dưỡng học sinh giỏi còn lúng túng, gặp
nhiều khó khăn về tài liệu và các văn bản hướng dẫn.Từ những nguyên nhân
đó dẫn đến việc day học bồi dưỡng khó có kết quả đồng đều.
Đối với học sinh:
Việc chọn học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng rất khó, số lượng học
sinh thì ít mà các môn thi lại nhiều.
Học sinh vẫn chưa tích cực tham gia để bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng

học sinh để dự thi các cấp quá nặng nề vì tính chất thời vụ mà gây ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe của học sinh.
Tài liệu tham khảo cũng ít, phương pháp học tập chưa phù hợp.
Kiến thức cơ bản của môn học bồi dưỡng nhiều em nắm chưa chắc do
vậy việc tiếp thu và rèn luyện kiến thức nâng cao còn chậm.
Kiến thức bỗ trợ toán học của học sinh thường chưa được tốt, một số
kiến thức toán học sử dụng cho vật lí vượt chương trình toán học lớp 8.
Một số bài toán chuyển động giải quyết theo phương pháp truyền
thồng (chọn trái đất làm vật mốc ) sử dụng quá nhiều kiến thức toán học xa
4


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

rời bản chất vật lí Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng nâng
cao chất lượng học sinh giỏi. Đồng thời đưa ra một cách giải các dạng toán
chuyển động vận dụng phương pháp “vận tốc tương đối” để giúp cho giáo
viên, học sinh giải quyết các dạng toán này một cách nhanh chống và hiệu
quả
III. Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường
THCS
1- Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh
Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi
giáo viên phải nắm được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: năng
lực diễn đạt, năng lực cảm nhận, năng lực sáng tạo...Công việc này được
tiến hành bằng cách giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp.
Sau khi đã có bài giáo viên chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân
loại chất lượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng
2- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản ở chương trình lớp 6,7.

Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải
nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần ''Nền’’ từ đó giáo viên bồi dưỡng
mới có cơ sở để nâng cao kiến thức cho các em. Ngoài việc kiểm tra kiến
thức cơ bản của chương trình vật lí 6,7 giáo viên cần phải nắm bắt lại kiến
thức toán của số học sinh được chọn này. Đây là biện pháp có tính phương
pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn
vật lí.
3- Chuẩn bị phương tiện dạy học.
Chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ học sinh và
khung chương trình: Các loại sách bài tập cơ bản, bài tập bổ trợ nâng cao
dưới nhiều hình thức , Sưu tầm các đề thi của những năm trước.
4- Quá trình dạy bồi dưỡng.
Trước lúc dạy bồi dưỡng
Đầu tư nghiên cứu trọng tâm chương trình. Vạch ra được mối liên hệ
giữa các phần để có định hướng trong phương pháp giảng dạy.
Tập trung nhiều thời gian nghiên cứu sách giáo khoa, sách nâng cao,
xây dựng các chuyên đề và các dạng bài tập cơ bản để giảng dạy cho phù
hợp.

5


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Giáo viên phải tìm ra các phương pháp giải bài toán phù hợp nhất với
đối tượng học sinh tham gia bồi dưỡng ( Đây cũng chính là yếu tố quyết
định đến thành bại của đội tuyển)
Ví dụ: Trong Phần chuyển động cơ học Cần phân tách ra các chuyên
đề , Tìm cách giải các bài toán trong chuyên đề một cách dễ dàng nhất để

phù hợp khả năng lĩnh hội của học sinh từ thấp lên cao
PHẦN I : CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG
A/ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU-VẬN TỐC
I/- Lý thuyết :
1/- Chuyển động đều và đứng yên :
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác
được chọn làm mốc.
- Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là
đứng yên so với vật ấy.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật
chọn làm mốc)
2/- Chuyển động thẳng đều :
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật đi được những
quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
- Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng
đều.
3/- Vận tốc của chuyển động :
- Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó
- Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn có giá trị không đổi
- Vận tốc cũng có tính tương đối. Bởi vì : Cùng một vật có thể chuyển
động nhanh đối với vật này nhưng có thể chuyển động chậm đối với vật
khác ( cần nói rõ vật làm mốc )
V = Trong đó :
V: là vận tốc. Đơn vị : m/s hoặc km/h
S: là quãng đường. Đơn vị : m hoặc km
t: là thời gian. Đơn vị : s ( giây ), h ( giờ )
II/- Phương pháp giải :
Một số công thức tính vận tốc tương đối cụ thể:
Chuyển động xe (tàu ) so với tàu:

Tàu (vật thứ 3)

Tàu thứ 2 (vật thứ 3)

Đường ray ( vật thứ 2)

Đường ray ( vật thứ 2)

Xe ( vật thứ 1)

tàu thứ 1 ( vật thứ 1)

Khi hai vật chuyển động ngược chiều:
6


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

vxt = vx + vt
Trong đó:
+ vxt là vận tốc của xe so với tàu
+ vxđ (hoặc vx) là vận tốc của xe so với đường ray
+ vtđ (hoặc vt) là vận tốc của tàu so với đường
Khi hai vật chuyển động cùng chiều:
vxt =

vxđ

- vtđ


hoặc

vxt = vx - vt ( nếu vxđ > vtđ ;

vtđ

- vxđ

hoặc

vxt = vt - vx

vx > vt)
vxt =

( nếu vxđ < vtđ ;

vx < vt)
BÀI TOÁN GẶP NHAU
a/- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều :
Ví dụ 1 : hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách
nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v 1 = 30km/h.
Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v 2 = 10km/h. Hỏi sau
bao lâu hai người gặp nhau ? Xác định chổ gặp đó ? ( Coi chuyển động của
hai xe là đều ).
Sử dụng phương pháp truyền thống ( chọn trái đất làm vật mốc) để
giải
Giải
Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe máy đi từ A đến

B
Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe đạp đi từ B về A
Gọi G là điểm gặp nhau. Gọi S là khoảng cách ban đầu của 2 xe.
Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động
t1 = t 2 = t
A
S
B
S1
Xe A

G

Xe B
S2

7


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

S = 60km
t1 = t 2
v1 = 30km/h
v2 = 10km/h
a/- t = ?
thì:
b/- S1 hoặc S2
=?


Ta có:

S 1 = V1 . t 1 ⇒
S2 = V2. t2

S1 = 30t
S2 = 10t

Do hai xe chuyển động ngược chiều nên khi gặp nhau
S = S 1 + S2
S = 30t + 10t
60 = 30t + 10t ⇒ t = 1,5h
Vậy sau 1,5 h hai xe gặp nhau.
Lúc đó : Quãng đường xe đi từ A đến B là :
S1 = 30t = 30.1,5 = 45km
Quãng đường xe đi từ B đến A là :
S2 = 10t = 10.1,5 = 15km
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A : 45km hoặc cách B : 15km.
Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối để giải bài toán gặp
nhau trên
Chọn xe xuất phát từ A đến B làm vật mốc (xe 1) thì vận tốc tương
đối của xe 2 đối với xe 1 là V2’ = V1 + V2 = 30 +10 = 40 km/h.
Khi đã chọn xe 1 làm vật mốc thì ta xem xe 1 đứng yên còn xe 2
chuyển động với vận tốc tương đối V 2’ đến gặp xe 1. Vậy thời gian mà xe 2
đến gặp xe 1 là
t = S/V2’ = 60/40 = 1,5 h
Lúc đó : Quãng đường xe đi từ A đến B là :
S1 = 30t = 30.1,5 = 45km
Quãng đường xe đi từ B đến A là :

S2 = 10t = 10.1,5 = 15km
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A : 45km hoặc cách B : 15km.
b/- Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều :
Ví dụ 1 : Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 400m chuyển động
cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với
vận tốc 36km/h. Vật thứ hai chuyển động đều từ B với vận tốc 18km/h. Sau
bao lâu hai vật gặp nhau ? Gặp nhau chổ nào ?
Sử dụng phương pháp truyền thống ( chọn trái đất làm vật mốc) để
giải
Giải
Gọi S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ A .
Gọi S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ B
Gọi G là điểm gặp nhau. Gọi S là khoảng cách ban đầu của hai vật.
Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thời gian chuyển động là :
t1 = t 2 = t
S1
S2
S= S1 - S2

V1 > V2
8


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

S = 400m
t1 = t2 =a/-Ta
t có :
v1 = 36km/h =

10m/s
v2 = 18km/h =
5m/s
------------------a/- t = ?s
b/- S1 hoặc S2 = ?

S 1 = V1 . t
S1 = 10.t (1)
S 2 = V2 . t

S2 = 5.t (2)
Do chuyển động cùng chiều nên khi gặp nhau :
S = S1 – S2 = 400
(3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được : t = 80s
Vậy sau 80s hai vật gặp nhau.
b/- Quãng đường vật từ A đi được là :
S1 = v1.t = 10.80 = 800m
Quãng đường vật từ B đi được là :
S2 = v2.t = 5.80 = 400m
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A : 800m hoặc cách B : 400m
Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối để giải quyết bài toán
gặp nhau
Chọn xe xuất phát từ B đến A làm vật mốc (xe 2) thì vận tốc tương
đối của xe 1 đối với xe 2 là V1’ = V1 - V2 = 36 -18 = 18 km/h = 5 m/s
Khi đã chọn xe 2 làm vật mốc thì ta xem xe 2 đứng yên còn xe 1
chuyển động với vận tốc tương đối V 1’ đến gặp xe 2. Vậy thời gian mà xe 1
đến gặp xe 2 là
t = S/V1’ = 400/5 = 80 s
b/- Quãng đường vật từ A đi được là :

S1 = v1.t = 10.80 = 800m
Quãng đường vật từ B đi được là :
S2 = v2.t = 5.80 = 400m
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A : 800m hoặc cách B : 400m
Ví dụ 2 : Hai người chuyển động đều, khởi hành cùng một lúc. Người
thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc V1, người thứ hai khởi hành từ B với
vận tốc V2 ( V2< V1), AB dài 20km. Nếu hai người đi ngược chiều thì sau 12
phút thì gặp nhau. Nêu đi cùng chiều thì sau 1h người thứ nhất đuổi kịp
người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người.
HD:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Chọn người hai làm vật mốc vận tốc tương đối của người 1 so với
người 2 sẽ là:
V1’ = V1 + V2 ( khi hai người chuyển động ngược chiều)
V1’’ = V1 - V2 ( khi hai người chuyển động cùng chiều )
Theo bài ra ta có
T1 = SAB/V1’ ⇒ V1’ = SAB/t1 = = 100 (km/h) ⇔ V1+ V2 = 100
T2 = SAB/V1’’ ⇒ V1’’ = SAB/t2 = = 20 (km/h) ⇔ V1 - V2 = 20
Giải hệ trên ta được V1 = 60km/h ; V2 = 40 km/h.

Ví dụ 3 :

9


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động đều với vận tốc không
đổi, xe 1 chuyển động với vận tốc 35km/h. Nếu đi ngược chiều thì sau 30
phút khoảng cách của hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau bao lâu

khoảng cách giữa chúng thay đổi 5km?
HD:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Chọn người hai làm vật mốc vận tốc tương đối của người 1 so với
người 2 sẽ là:
V1’ = V1 + V2 ( khi hai người chuyển động ngược chiều)
V1’’ = ( khi hai người chuyển động cùng chiều )
Theo bài ra ta có
T1 =S1/V1’ = ⇔ = ⇒ 35+V2 = 50⇒ V2 = 15 km/h.
Khi đi cùng chiều thì thời gian để khoảng cách giữa chúng thay đổi 5
km sẽ là :
T2 = S2 / V1’’ = = = 0.25h
BÀI TOÁN TÀU HỎA.
Ví dụ 1 : Một đoàn tàu thứ nhất dài 900m, chuyển động đều với vận
tốc 36km/h. Đoàn tàu thứ hai dài 600m, chuyển động đều với vận tốc 20m/s
chạy song song với đoàn tàu thứ nhất .Hỏi thời gian mà một hành khách ở
đoàn tàu này nhìn thấy đoàn tàu kia qua trước mắt mình ? Giải bài toán
trong hai trường hợp
a) Hai đoàn tàu chạy cùng chiều
b) Hai đoàn tàu chạy ngược chiều.
HD :(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Gọi V1, V2 lần lượt là vận tốc của tàu 1, tàu 2 khi chọn mặt đất làm
vật mốc.
V1= 36km/h = 10m/s ; V2 = 20m/s.
TH1: Người trên đoàn tàu 1.
Chọn tàu 1 làm vật mốc vận tốc tương đối của tàu 2 so với tàu 1 là
V2’ = V1+ V2 = 10+ 20 = 30 m/s ( Khi hai tàu chạy ngược chiều)
V2” = V2 - V1 =20-10 = 10 m/s ( Khi hai tàu chạy cùng chiều).
Vì đã chọn tàu 1 làm vật mốc ta xem tàu1 đứng yên còn tàu 2 chuyển
động với vận tốc tương đối V2’ và V2’’ so với tàu 1.
Quảng đường mà tàu 2 đi để vượt qua tầm mắt hành khách ngồi trên

tàu 1 chính là độ dài của tàu 2.
Khi hai tàu chuyển động cùng chiều
T = S2/V2” = = 60 (s)
Khi hai tàu chuyển động ngược chiều
T = S2/V2’ = = 20 (s).
TH2: Người trên đoàn tàu 2.
Chọn tàu 2 làm vật mốc vận tốc tương đối của tàu 1 so với tàu 2 là
V1’ = V1+ V2 = 10+ 20 = 30 m/s ( Khi hai tàu chạy ngược chiều)
V1” = V2 - V1 =20-10 = 10 m/s ( Khi hai tàu chạy cùng chiều).

10


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Vì đã chọn tàu 2 làm vật mốc ta xem tàu2 đứng yên còn tàu 1chuyển
động với vận tốc tương đối V1’ và V1’’ so với tàu 2.
Quảng đường mà tàu 1 đi để vượt qua tầm mắt hành khách ngồi trên
tàu 2 chính là độ dài của tàu 1.
Khi hai tầu chuyển động cùng chiều
T = S1/V1” = = 90 (s)
Khi hai tàu chuyển động ngược chiều
T = S1/V1’ = = 30 (s).
Ví dụ 2 : Trên sân ga, một đi bộ dọc theo đường sắt, bên một đoàn tàu.
Nếu người này đi cùng chiều với đoàn tàu thì đoàn tàu vượt qua người này
trong thời gian t1 = 160 giây, nếu người này đi ngược chiều với đoàn tàu thì
thời gian từ lúc gặp đầu tàu đến lúc gặp đuôi tàu là t 2 = 80 giây. Hãy tính
thời gian từ lúc gặp đầu tàu đến lúc gặp đuôi tàu trong các trường hợp:
a)Người đứng yên nhìn tàu đi qua

b)Tàu đứng yên, người đi bộ đi dọc bên đoàn tàu.
HD:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Gọi V1 , V2 lần lượt là vận tốc của người và tàu khi chọn sân ga làm vật
mốc.
Chọn người làm vật mốc khi đó vận tốc tương đối của tàu so với người sẻ
là:
V2’ = V1 +V2 Nếu tàu và người chuyển động ngược chiều
V2” = V2 -V1 Nếu tàu và người chuyển động cùng chiều.
Theo bài ra ta có:
S /V2’’ = = 160 (*)
S /V2’ = = 80
⇒ = 2 ⇒ V2 = 3V1 thế vào (*) ta được S= 320 V1.
a)Thời gian mà đoàn tau đi qua khi người đứng yên.
Ta = = = 106,6 (s).
b) Thời gian mà người đi qua đoàn tàu khi tàu đứng yên.
Tb = = = 320 (s)

BÀI TOÁN VẬT THAM GIA NHIỀU CHUYỂN ĐỘNG (chuyển động
cùng phương).

phương pháp truyền thống (chọn trái đất làm vật mốc)
- Áp dụng công thức hợp vận tốc: = + trong trường hợp , cùng
phương, cùng chiều (bài toán vật chuyển động xuôi dòng ) và vật chuyển
động cùng phương , ngược chiều ( bài toán vật chuyển động ngược dòng) để
lập hệ phương trình hai ẩn số.
- Dạng toán này có liên quan đến phần giải hệ phương trình nhưng
trong chương trình toán lớp 8 học sinh chưa được học nên trước khi cho học
sinh giải quyết loại toán này thì giáo viên cần bổ trợ kiến thức toán cho học
sinh lớp 8.Do đó rất nhiều học sinh tuy đã lập ra được hệ phương trình
nhưng không thể giải ra được kết quả sau cùng

11


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

- Loại bài toán chủ yếu trong dạng này là bài toán chuyển động của ca
nô trên dòng sông do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đặt vận tốc
của thuyền, nước theo vật mốc.
+ Vận tốc của ca nô so với dòng nước là V1
+ Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là V2
+ Vận tốc của ca nô so với bờ khi xuôi dòng Vx = V1 + V2
+ Vận tốc của ca nô so với bờ khi ngược dòng Vn = V1 - V2
* Lưu ý: - Khi canô tắt máy, trôi theo sông thì v1 = 0
Ví dụ 1 : Ca nô đang ngược dòng qua điểm A thì gặp một bè gỗ trôi
sông. Ca nô đi tiếp 40 phút, do hỏng máy nên bị trôi theo dòng nước. Sau 10
phút sữa xong máy, ca nô quay lại đuổi theo bè và gặp bè tại B. Cho biết AB
= 4,5km, công suất của ca nô không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
Tính vận tốc của dòng nước.
HD ( Giải theo phương pháp truyền thống )
+ Vận tốc của ca nô so với dòng nước là V1
+ Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là V2
+ Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng Vx = V1 + V2
+ Vận tốc của ca nô khi ngược dòng Vn = V1 - V2
Sau t1= 40 phút = 2/3h Bè trôi được 2/3V2 (km).
Ca nô ngược dòng được 2/3Vn = 2/3(V1 - V2 ) (km)
Vậy lúc hỏng máy ca nô cách bè : S = 2/3(V1 - V2 ) + 2/3V2 = 2/3 V1.
Trong thời gian sữa máy, chúng cùng trôi nên khoảng cách không đổi.
Sau khi sữa máy ca nô xuôi dòng với vận tốc Vx = V1+V2.
Thời gian ca nô đuổi kịp bè là t’ = = = = h.

Khoảng thời gian giữa hai lần ca nô gặp bè là t= + + = 1,5 h.
Vận tốc nước chảy : V2 = = 3 (km/h)
Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối để giải quyết bài toán
trên
Chọn nước làm vật mốc thì lúc đó bè luôn luôn đứng yên.
Gọi vận tốc của ca nô trên nước không chảy là V. Thời gian ca nô đi
ra xa bè về phía thượng nguồn là t1 = 40 phút, Lúc đó ca nô cách bè một
đoạn S1 = V.t Trong thời gian ca nô trôi theo dòng : t2 = 10 phút, khoảng
cách giữa ca nô và bè vẫn như cũ. Thời gian ca nô quay lại ( Đi về hạ lưu) dĩ
nhiên là 40 phút , tức t3= 40 phút.
Vậy tổng thời gian bè trôi t = t1+t2+t3= 40+10+40 = 90 phút = 1,5 h
Trong thời gian này bè trôi (so với bờ) V2 = = 3 (km/h)
BÀI TOÁN THANG CUỐN.
Ví dụ 1 Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu trong
siêu thị ( Khách đứng yên trên thang ) mất thời gian 1 phút. Nêu thang chạy
mà khách bước lên đều thì mất thời gian là 40 s. Hỏi nếu thang ngừng thì
khách phải đi lên lầu trong thời gian bao lâu?
HD:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Gọi S là quảng đường tử tầng trệt lên tầng lầu.
V1, V2 lần lượt là vận tốc của thang và người khi chọn trái đất làm vật
mốc.
12


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Theo bài ra ta có
S= V1.t1 = 60 V1 (*)
Khi thang và người cùng di chuyển ta chọn thang cuốn làm vật mốc

thì vận tốc tương đối của người so với thang cuốn là
V2’ = V1+V2 .
Theo bài ra ta có
S = V2’. T2’ = 40( V1 + V2 ) (**)
Từ (*) và (**) ta có 60 V1 = 40V1 + 40V2 ⇒ V1 = 2V2 ⇒ S = 120V2
Khi thang ngừng hoạt động thì hành khách đi lên lầu mất thời gian
T2 = = = 120 s
Ví dụ 2: Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu trong
siêu thị . Nếu khách đứng yên trên nó thì lên lầu trong thời gian t 1 = 1 phút.
Nếu thang không chuyển động thì người khách đó phải mất thời gian t 2 = 3
phút. Hỏi nếu thang chuyển động, đồng thời người khách đó cũng đi trên nó
thì phải mất bao lâu để người đó đi lên lầu.
HD:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Gọi V1, V2 lần lượt là vận tốc của thang cuốn, người khi chọn trái đất
làm vật mốc. S là quảng đường từ tầng trệt đến tầng lầu.
Theo bài ra ta có: ( Thang chuyển động , người đứng yên)
T1 = ⇒ S = V1.t1 = 1.V1 (*)
Thang đứng yên còn người chuyển động
T2 = ⇒ S = V2. t2 = 3.V2(**)
Từ (*) và (**) ta có
V1 = 3V2
Khi người và thang cuốn chuyển động cùng chiều, ta chọn thang cuốn
làm vật mốc thì lúc đó vận tốc tương đối của người đối với thang cuốn là
V2’ = V1 +V2 = 3V2 + V2 = 4V2
Khi cả người và thang cuốn cùng chuyển động thì thời gian đi lên lầu
sẻ là :
T3 = S/V2’= = (phút).
BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Ví dụ 1: Một người đi bộ và một vận động viên đi xe đạp cùng khởi
hành ở một địa điểm, và đi cùng chiều trên một đường tròn chu vi C =

1800m. vận tốc của người đi xe đạp là v 1= 22,5 km/h, của người đi bộ là v 2
= 4,5 km/h. Hỏi khi người đi bộ đi được một vòng thì gặp người đi xe đạp
mấy lần. Tính thời gian và địa điểm gặp nhau?
Giải:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Thời gian để người đi bộ đi hết một vòng là: t = 1,8/4,5 = 0,4 h
Coi người đi bộ là đứng yên so với người đi xe đạp. Vận tốc của
người đi xe đạp so với người đi bộ là:
V = v1 – v2 = 22,5 – 4,5 = 18 km/h.
Quãng đường của người đi xe đạp so với người đi bộ là:
S = Vt = 0,4. 18 = 7,2 km.
Số vòng người đi xe đạp đi được so với người đi bộ là:
n = = 7,2/1,8 = 4 (vòng)
13


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Vậy người đi xe đạp gặp người đi bộ 4 lần.
Khi đi hết 1 vòng so với người đi bộ thì người đi xe đạp gặp người đi
bộ 1 lần ở cuối đoạn đường.
Thời gian người đi xe đạp đi hết một vòng so với người đi bộ là:
t’ = = 1,8/18 = 0,1 h
Vậy:
Lần gặp thứ nhất sau khi xuất phát một thời gian là 0,1h cách vị trí
đầu tiên là
0,1.4,5 = 0,45 km
Lần gặp thứ hai sau khi xuất phát một thời gian là 0,2h cách vị trí đầu
tiên là
0,2.4,5 =0, 9 km

Lần gặp thứ ba sau khi xuất phát một thời gian là 0,3h cách vị trí đầu
tiên là
0,3.4,5 = 1,35 km
Lần gặp thứ tư sau khi xuất phát một thời gian là 0,4h cách vị trí đầu
tiên là
0,4.4,5 = 1,8 km
Các khoảng cách trên được tính theo hướng chuyển động của hai
người.
Ví dụ 2 : Lúc 4h30 phút hai xe đạp cùng xuất phát cùng một điểm trên
một vòng tròn đua bán kính 250m với vận tốc không đổi lần lượt là
32,5km/h và 35 km/h, hỏi :
a. Lần dầu tiên hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ? Khi đó mỗi xe đi được
quãng đường bao nhiêu km ?
b. Trong thời gian biểu diễn 1,5 km hai xe gặp nhau bao nhiêu lần ?
HD ( Giải theo phương pháp truyền thống)
a) Chu vi của một vòng đua
C= 2π R = 2.3,14.250 = 1570m = 1,57km.
Gọi t là thời gian từ khi xuất phát đến khi gặp lần đầu, thì quảng
đường đi được của mỗi xe là :
S1 = V1 t = 32,5t
S2 = V2t = 35t
Vì hai xe gặp nhau lần đầu tiên nên quảng đường đi được của xe thứ
hai sẻ lớn hơn xe thứ nhất đúng bằng chu vi của vòng đua , do đó ta có
S1 + C = S2 ⇔ 32,5t + 1,57 = 35t ⇒ t = 0,628 (h) = 38 phút
Vậy hai xe gặp nhau lúc 4h30 phút + 38 phút = 5h 8phút.
b) Số lần hai xe gặp nhau trong thời gian 1,5h
N = = 2,4 lần.
Do số lần gặp nhau của hai xe là số nguyên nên N = 2 (lần). Vậy
trong thời gian 1,5h hai xe gặp nhau 2 lần.
Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối để giải quyết bài toán

Chọn xe 1 thì vận tốc tương đối của xe 2 đối với xe 1 là
V2’ = V2 - V1 = 35 - 32,5 = 2,5 km/h
Khi đã chọn xe 1 làm vật mốc thì ta xem xe 1 đứng yên còn xe 2
chuyển động với vận tốc tương đối V 2’ đến gặp xe 1. Vậy thời gian mà xe 2
đến gặp xe 1 là
t = C/V2’ = = 0,628 (h) = 38 phút
14


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Vậy hai xe gặp nhau lúc 4h30 phút + 38 phút = 5h 8phút.
b) Số lần hai xe gặp nhau trong thời gian 1,5h
N = = 2,4 lần.
Do số lần gặp nhau của hai xe là số nguyên nên N = 2 (lần). Vậy trong thời
gian 1,5h hai xe gặp nhau 2 lần.
BÀI TOÁN NHIỀU VẬT THAM GIA CHUYỂN ĐỘNG CÙNG
PHƯƠNG

Ví dụ 1.
Ba người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất
và người thứ hai cùng xuất phát một lúc với vận tốc tương ứng là V 1 =
10km/h , V2 = 12km/h. Người thứ 3 xuất phát sau hai người trên 30 phút.
Khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau của người thứ 3 với hai người trước
là t = 1h. Tìm vận tốc của người thứ 3.
HD: (Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Quảng đường mà xe 1 và xe 2 đi được sau 30 phút.
S1 = V1 = .10 = 5 (km)
S2 = V2 = .12 = 6 (km).

Chọn xe 1 làm vật mốc vận tốc tương đối của xe 3 so với xe 1 sẽ là:
V3’ = V3 - V1
Thời gian mà xe 3 đuổi kịp xe 1 sẽ là: t1 = S1/V3’ =
Chọn xe 2 làm vật mốc vận tốc tương đối của xe 3 so với xe 2 sẽ là:
V3” = V3 - V2
Thời gian mà xe 3 đuổi kịp xe 2 sẽ là: t2 = S2/V3” =
Theo bài ra khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau là t= 1h hay
T = t 1 - t2 ⇔ 1 = ⇔ ( V3 - 12) (V3 - 10) = 6(V3 - 12)-5(V3 - 10)
⇔ V32 - 23V3 + 120 = 0.
Giải phương trình trên ta được V3 = 15 km/h .
Ví dụ 2 : Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía
thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V 1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô
tô đi từ B về phía A với vận tốc V2= 75km/h.
a. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?
b. Trên đường có một người đi xe đạp, lúc nào cũng cách đều hai xe
trên. Biết rằng người đi xe đạp khởi hành lúc 7 h. Hỏi.
-Vận tốc của người đi xe đạp?
-Người đó đi theo hướng nào?
Hướng dẫn giải: ( sử dụng phương truyền thống)
a/ Gọi t là thời gian hai xe gặp nhau
Quãng đường mà xe gắn máy đã đi là : S1= V1.(t - 6) = 50.(t-6)
Quãng đường mà ô tô đã đi là :
S2= V2.(t - 7) = 75.(t-7)
Quãng đường tổng cộng mà hai xe đi đến gặp nhau.
AB = S1 + S2
⇒ AB = 50. (t - 6) + 75. (t - 7)
⇒ 300 = 50t - 300 + 75t - 525
15



SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”
⇒ 125t = 1125
⇒ t = 9 (h)
⇒ S1=50. ( 9 - 6 ) = 150 km

Vậy hai xe gặp nhau lúc 9 h và hai xe gặp nhau tại vị trí cách A:
150km và cách B: 150 km.
b/ Vị trí ban đầu của người đi bộ lúc 7 h.
Quãng đường mà xe gắn mắy đã đi đến thời điểm t = 7h.
AC = S1 = 50.( 7 - 6 ) = 50 km.
Khoảng cách giữa người đi xe gắn máy và người đi ôtô lúc 7 giờ.
CB =AB - AC = 300 - 50 =250km.
Do người đi xe đạp cách đều hai người trên nên:
DB = CD =

CB 250
=
= 125km .
2
2

Do xe ôtô có vận tốc V2=75km/h > V1 nên người đi xe đạp phải
hướng về phía A.
Vì người đi xe đạp luôn cách đều hai người đầu nên họ phải gặp
nhau tại điểm G cách B 150km lúc 9 giờ. Nghĩa là thời gian người đi xe đạp
đi là:
t = 9 - 7 = 2giờ
Quãng đường đi được là:
DG = GB - DB = 150 - 125 = 25 km

Vận tốc của người đi xe đạp là.
V3 =

DG 25
=
= 12,5km / h.
∆t
2

Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối để giải quyết bài toán
Quãng đường mà xe gắn mắy đã đi đến thời điểm t = 7h.
AC = S1 = 50.( 7 - 6 ) = 50 km.
Khoảng cách giữa người đi xe gắn máy và người đi ôtô lúc 7 giờ.
CB =AB - AC = 300 - 50 =250km.
Do người đi xe đạp cách đều hai người trên nên:
DB = CD =

CB 250
=
= 125km .
2
2

Theo bài ra thì người đi bộ lúc nào cũng cách đều ô tô và xe máy và
V2 > V1 do đó người đi bộ phải đi ngược chiều với xe máy hay người đi bộ
có hướng đi từ B đến A.
Chọn người đi bộ làm vật mốc thì vận tốc tương đối của xe máy so
với người đi bộ sẽ là: V13 = V1 + V3
Vận tốc tương đối của ô tô so với người đi bộ sẻ là :V23 = V2 - V3.
Gọi t là thời gian mà xe máy đã đi đến khi gặp người đi bộ thì t cũng

là thời gian mà ô tô đã đi đến lúc gặp người đi bộ. theo bài ra thì người đi bộ
luôn cách đều ô tô và xe máy nên:
SCD = SBD ⇔ V13 .t = V23 .t ⇔ V1 + V3 = V2 - V3 ⇔ 2V3 = V2 - V1
⇒ V3 = = = 12,5 (km/h)
BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG LẶP.

16


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Ví dụ 1: Trên quãng đường dài 100 km có 2 xe 1 và 2 cùng xuất phát
và chuyển động gặp nhau với vận tốc tương ứng là 30 km/h và 20 km/h.
cùng lúc hai xe chuyển động thì có một con Ong bắt đầu xuất phát từ xe 1
bay tới xe 2, sau khi gặp xe 2 nó quay lại và gặp xe 1… và lại bay tới xe 2.
Con Ong chuyển động lặp đi lặp lại tới khi hai xe gặp nhau. Biết vận tốc của
con ong là 60Km/h. tính quãng đường Ông bay?.
Giải:(Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
Coi xe 2 đứng yên so với xe 1. thì vận tốc của xe 2 so với xe 1 là
V’ = V2 + V1 = 50 Km/h
Thời gian để 2 xe gặp nhau là: t = S/V’ = = 2 h
Vì thời gian Ong bay bằng thời gian hai xe chuyển động. Nên quãng
đường Ong bay là:
So = Vo t = 60.2 = 120 Km
Ví dụ 2: Tại hai đầu A và B của đoạn đường dài 5km có hai người
cùng khởi hành cùng một lúc chạy ngược chiều nhau với vận tốc V A =
12km/h , VB = 8km/h. Một con chó cùng xuất phát và chạy cùng chiều với
người A với vận tốc Vc = 16km/h. Trên đường đi nó gặp người B thì lập tức
quay lại và cứ chạy đi, chạy lại như thế cho đến khi cả ba cùng gặp nhau.

a) Tính tổng quảng đường mà chó đã chạy
b) Chổ gặp nhau của hai người cách A bao nhiêu
Giải: (Sử dụng phương pháp vận tốc tương đối)
a) Chọn người di chuyển tại B làm vật mốc . Vận tốc tương đối của
người A so với người B sẻ là: VA’ = VA + VB = 12+ 8 = 20 km/h
Thời gian để hai người gặp nhau khi di chuyển là
T= SAB /VA’ = = 0,25 (h).
Thời gian mà 2 người đã đi và gặp nhau chính là tổng thời gian mà
con chó đã chạy giữa hai người.
Vậy quảng đường mà con chó đã chạy là:
S = VC . T = 16 . 0,25 = 4 (km).
b) Vị trí gặp nhau của hai người cách A một đoạn:
SA = VA . T = 12 . 0,25 = 3 (km)
NHẬN XÉT:
Trong cơ học cổ điển của Niu Tơn thì thời gian và độ dài quảng
đường được xem là tuyệt đối trong các hệ quy chiếu chỉ có vận tốc là có thể
thay đổi được tùy thuộc vào việc chọn vật làm mốc (Vận tốc là tương đối).
Dùng vận tốc tương đối này để tính ra độ dài quảng đường hay thời gian
trong hệ quy chiếu mới sau đó lấy các đại lượng tìm được này vận dụng vào
bài toán truyền thống khi chọn trái đất làm vật mốc (Hệ quy chiếu trái đất)
Khi sử dụng phương pháp vận tốc tương đối chúng ta có thể giải
quyết dễ dàng bài toán hai vật chuyển động gặp nhau. Khi chọn một vật
làm vật mốc thì vật ta chọn đó được xem là đứng yên trong hệ quy chiếu
mới, vật còn lại chuyển động theo vận tốc tương đối di chuyển đến gặp vật
được chọn làm mốc. Như vậy từ hai vật chuyển động trong hệ quy chiếu
này trở thành một vật chuyển động trong hệ quy chiếu mới. Tương tự như
vậy khi sử dụng phương pháp vận tốc tương đối chúng ta củng có thể giải
quyết dễ dàng các bài toán nhiều vật cùng tham gia chuyển động. Việc sử
17



SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

dụng phương pháp vận tốc tương đối biến bài toán nhiều vật chuyển động
thành bài toán có ít vật chuyển động hơn.
Bài toán xe, tàu thì khi chúng chuyển động ngược chiều thì
V’ = V1 + V2 ; khi chúng chuyển động cùng chiều thì V”= V1- V2.
Bài toán thang cuốn thì khi chúng chuyển động cùng chiều thì
V’ = V1 + V2 ; khi chúng chuyển động ngược chiều thì V”= V1- V2.
Khi xét vận tốc tương đối ta nên chọn vật có vận tốc nhỏ làm vật mốc
mới để cho V” luôn không âm
Qua các ví dụ trên ta nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp vận tốc
tương đối bài toán giải một cách nhanh chống hơn và ít sử dụng kiến thức
toán hơn. Tuy nhiên với cách giải vận tốc tương đối chúng ta phải dùng
nhiều lời hơn nhưng đây là lời hay Ý đẹp mang đặc thù vật lí. Nếu ta dùng
cách giải truyền thống dùng lời ít , tính toán nhiều, xa rời bản chất vật lí.
Sau nhiều lần xa rời như vậy người ta dễ dẫn đến quan niệm rằng vật lí là
trường hợp riêng của một số loại bài toán nào đó.
Trong quá trình bồi dưỡng
Phân loại được đối tượng học sinh, xác định được khả năng lĩnh hội
và tập hợp kiến thức của từng học sinh.
Kiểm tra học sinh trong suốt quá trình dạy học.
Định lượng thời gian, đơn vị kiến thức sẽ học ở lớp và ở nhà.
Buổi 1 giáo viên truyền đạt lí thuyết và phương pháp giải dạng toán
và giải bài tập mẫu và ra một số bài tập cho học sinh tự giải trên lớp.
Kết thúc buổi học này giáo viên ra bài tập dạng này yêu cầu học sinh
về nhà làm
Buổi 2 giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả giải bài tập ở
nhà, giải đáp các thắc mắc của học sinh

Dạy theo từng mãng kiến thức và liên kết các mãng kiến thức đó
thành một hệ thống nhằm giúp các em có khả năng hệ thống lại kiến thức
chương trình.
Ví dụ: Sau một chuyên đề giáo viên cần có các bài khảo sát. Đó là
những bài tập tổng hợp có đầy đủ các dạng trong chuyên đề để cho làm
quen với nhiều dạng bài tập.
Học sinh nghiên cứu và tự làm bài.
Giáo viên và học sinh : Giải bài - bổ sung kiến thức mới - tập hợp
kiến thức .
Kiểm tra thường xuyên kiến thức truyền thụ, rèn luyện liên tục, không
gián đoạn để giúp các em hình thành kỷ năng học tập. Hình thức này có thể
kiểm tra viết trên giấy , kiểm tra trực tiếp trên lớp .
Tổ chức các cuộc khảo sát chất lượng trong suốt từng chuyên đề ( tối
thiểu ít nhất 3 lần khảo sát trên đợt bồi dưỡng)
Để quá trình bồi dưỡng thu hút được sự quan tâm, học hỏi của học
sinh thì thầy phải luôn luôn động viên khuyến khích , đồng thời nhắc nhỡ
những sai sót đó là một điều không thể thiếu.
Trước khi đi thi
- Cho học sinh rèn luyện giải một số đề thi của các năm trước
- Định hướng cho các em những dạng bài tập sẽ gặp trong bài thi.
18


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

- Rèn luyện bản lĩnh , tâm lí vững vàng cho học sinh

III. KÕT qu¶.
Qua 5 năm thực hiện đề tài 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 , 20122013, 2013- 2014 tôi đã thu được kết quả như sau:

Năm học
Kết quả
2009-2010
3 giải cá nhân (giải nhất đồng đội lí 8)
2010-2011

3 giải cá nhân ( giải ba đồng đội lí 8)

2011-2012

2 giải cá nhân (xếp thứ 5 đồng đội lí 8)

2012-2013

4 giải cá nhân (giải nhì đồng đội lí 8)

2013-2014

4 giải cá nhân (giải nhì đồng đội lí 8)

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tiễn áp dụng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong những
năm qua tôi đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể ngay từ đầu năm
học.
Quán triệt và nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi đối với học sinh.
Phối kết hợp với các giáo viên khác để nâng cao chất lượng giáo dục
đại trà.
Giáo viên bồi dưỡng phải là người có năng lực, có kinh nghiệm giảng

dạy, say mê nhiệt tình, tận tụy với học sinh, biết tổ chức, điều khiển hoạt
động dạy học hợp lí về thời gian và kiến thức, phải phát huy hết khả năng
chuyên môn, luôn luôn học hỏi, sưu tập các tài liệu có liên quan và đam mê
với công tác bồi dưỡng, có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cụ thể, tránh
dạy chay, thích gì dạy nấy, không ôm đồm trong các tiết dạy, biết khai thác
khả năng vốn có của người học, biết huy động sức mạnh tổng hợp của tập
thể, phụ huynh học sinh.
Tuyển chọn và xây dựng đội tuyển bộ môn phải phù hợp năng khiếu
và sở thích của học sinh.

19


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

C. KẾT LUẬN
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ trọng tâm ở các trường phổ
thông. Chất lượng học sinh giỏi không chỉ đánh giá năng lực học tập của
học sinh mà còn thể hiện năng lực, trình độ của mỗi giáo viên bồi dưỡng nói
riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Thành tích học sinh
giỏi là cái đích của việc nâng cao trình độ hiểu biết ở mỗi cấp học và góp
phần nâng cao chất lượng toàn phần.
Giúp người học tự tin hơn trong quá trình tìm kiếm tri thức, tích lũy
được nhiều kiến thức, phát triển trí thông minh là trách nhiệm chung của các
nhà giáo dục. Tuy nhiên việc bồi dưỡng học sinh giỏi không hề đơn giản, dễ
dàng, nó đòi hỏi sự nổ lực, quyết tâm cao của đội ngũ và cán bộ quản lý.
Qua đề tài này, tôi xin góp thêm một phần nhỏ vào tiếng nói chung của giáo
viên về "Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi".

Vì thời gian, năng lực có hạn nên đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết. Kính mong các đồng nghiệp lượng thứ và đóng góp bổ sung để đề
tài có tính khả thi cao. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của
mình.
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ.
Phòng giáo dục nên tổ chức thi học sinh giỏi thường xuyên qua hàng
năm cho các khối lớp.
Nhà trường phải quan tâm nhiều hơn công tác này, đầu tư thời gian,
kinh phí và động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng cả
về vật chất lẫn tinh thần.
Giao trách nhiệm cho các giáo viên có năng lực về chuyên môn trực
tiếp bồi dưỡng.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: mua tài liệu tham
khảo đầy đủ cho các bộ môn.

20


SKKN: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí
lớp 8 phần chuyển động cơ học”

Tổ chức chuyên đề, hội thảo theo cụm trường, liên trường để trao đổi
kinh nghiệm bồi dưỡng.

CÁC MỤC LỤC:
1.Tài liệu tham khảo:
Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1 - NXBGD-1979
Phương pháp giải bài tập vật lý – NXBGD
500 Bài tập vật lí trung học cơ sở- Phan Hoàng Văn- NXB ĐHQG HCM
Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập vật lí, tập 2- NXB ĐHQG

Bài tập chọn lọc và nâng cao vật lí- Lưu Đình Tuân- NXBTH HCM
350 Bài tập vật lí chọn lọc 8- Vũ Thanh Khiết- NXB HN
Tuyển chọn các đề thi vào lớp 10 chuyên lí-Nguyễn Hạnh Phúc- NXB
ĐHQG HCM
2. Mục lục tổng quát
Phần một: MỞ ĐẦU : Từ trang 1 đến trang 2.
Phần hai: NỘI DUNG: Từ trang 3 đến trang 20.
Phần ba: KẾT LUẬN: Từ trang 21 đến trang 21.

21



×