Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 23 trang )

Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------PHẦN MỞ ĐẦU

I . Lí do chọn đề tài :
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, là
phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp
của tư tưởng, không có ngôn ngữ, không có kiến thức về tiếng mẹ đẻ, giao
tiếp sẽ gặp khó khăn, tư duy khó phát triển. Không có khoa học nào mà
người học sinh sẽ nghiên cứu trong tương lai, không một phạm vi xã hội nào
mà không đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình độ trau dồi ngôn
ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng của
tâm hồn anh ta
Vì thế, môn Tiếng Việt ở trong trường Tiểu học có vai trò rất quan
trọng, nó không chỉ hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
cho học sinh, giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập,
giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội mà môn Tiếng Việt còn góp phần
cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu
thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước buồn vui, yêu,
ghét của con người. Đồng thời, môn Tiếng Việt còn góp phần hình thành
nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam
trong quan hệ với gia đình và xã hội .
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt, nhiệm vụ quan
trọng nhất của nó là hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc
diễn cảm cho học sinh. Ngoài ra, dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh.
Dạy đọc còn làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, giáo dục tư tưởng, đạo
đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
Việc đọc không chỉ giải bộ mã hai phần: Chữ viết và phát âm mà còn là
quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được.


Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt nói chung và phân
môn tập đọc nói riêng, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh
tiểu học và đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu là hết sức quan trọng trong quá trình
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

1


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------giáo dục. Bởi lẽ, tập đọc với vai trò là trao cho học sinh chiếc “chìa khoá ”
để vận dụng chữ viết khi học tập.
Nhưng trong thực tế, việc dạy đọc hiểu cho các em còn bị xem nhẹ. Vì
những lí do trên, tôi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy
“đọc hiểu ”ở tiểu học, để thực hiện tốt nhiệm vụ của phân môn tập đọc, góp
phần vào việc giáo dục toàn diện học sinh tiểu học.

II . Mục đích của đề tài :
Mục đích của đề tài này là đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
hiểu cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc ở tiểu học .

III. Giới hạn của đề tài :
Ở tiểu học, đọc hiểu có hai mức độ là: Tiếp nhận thông tin và cảm thụ
tác phẩm văn chương. Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đề cập đến
rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tiểu học ở mức độ “cảm thụ tác phẩm văn
chương ”.

IV. Phương pháp làm đề tài :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thống kê; phân tích

- Phương pháp nghiên cứu các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt tiểu
học

V. Lịch sử vấn đề :
Có nhiều ý kiến bàn về vấn đề dạy đọc hiểu ở tiểu học. Đặc biệt là Lê
Phương Nga - ĐHSP Hà Nội, đã đưa ra một số phương pháp rèn kĩ năng đọc
hiểu cho học sinh tiểu học ở nhiều mức độ khác nhau. Đọc hiểu không chỉ ở
mức độ tái hiện văn bản mà còn thâu tóm được tư tưởng, tình cảm, nghệ
thuật của tác phẩm .
Cũng là Lê Phương Nga, đã bàn về vấn đề xây dựng bài tập đọc hiểu
cho học sinh tiểu học và nêu cao tác dụng của bài tập là phát huy tính tích
cực, chủ động trong học tập của học sinh. Bài tập đọc hiểu là định hướng,
mục đích của dạy đọc hiểu, qua bài tập giúp giáo viên nắm được trình độ
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

2


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------đọc hiểu của học sinh vì bài tập hướng học sinh đến việc làm việc thực sự
với tác phẩm mình đọc.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Khái niệm về đọc:
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức
chữ viết sang lời nói có âm thanhvà thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các

đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm).
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần: chữ viết và
phát âm, nghĩa là nó không phải là sự “đánh vần ” lên thành tiếng theo đúng
kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông
hiểu những gì được đọc.
2 / Khái niệm về đọc hiểu:
Đọc hiểu là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các
đơn vị nghĩa (Tương ứng với hình thức đọc thầm). Hiệu quả của việc đọc
thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy
đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả của đọc thầm là giúp
học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì
được đọc.
“Hiểu” có nhiều tác giả gọi là cảm thụ tác phẩm văn chương, đó là sự
thông hiểu ở một tầng bậc khác, đó không chỉ là hiểu nghĩa của ngôn từ mà
còn là những gì đằng sau nó, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng, hiểu cách nói
bất thường, mặc dầu mới ở mức độ thấp.
3/ Các quan niệm khác nhau về dạy đọc hiểu :
Xung quanh vấn đề đọc hiểu, có nhiều quan niệm khác nhau:
* Dạy đọc hiểu như dạy văn ở cấp II, thông qua đọc để hiểu vấn đề nào
đó, phân tích vấn đề, lập luận vấn đề chứ không chú trọng đến vấn đề đọc
đúng, không quan tâm đến luyện đọc cho học sinh.

---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

3


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học

-------------------------------------------------------------------------------* Dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm bắt vấn đề để nhằm mục đích đọc
đúng, đọc diễn cảm theo ý đồ của tác phẩm dưa ra (tức là quan tâm đến đọc
thành tiếng)
* Dạy đọc hiểu là dạy đọc thầm và hiểu được những gì mình đọc, đồng
thời lột tả được ưu thế riêng của từng bài đọc, hiểu được nội dung của từng
câu, đoạn, cả bài ; ngoài ra còn hiểu được những gì đằng sau nó, hiểu được
cả những cách nói bất thường (quan niệm này xem đọc hiểu là cảm thụ tác
phẩm văn chương)
* Có ý kiến khác lại cho rằng, dạy đọc để hiểu và tái hiện lại văn bản đọc.
Tuy nhiên, các quan niệm đó được đưa ra khi họ đứng ở mỗi góc độ
khác nhau. Đối với mỗi giáo viên khi dạy đọc hiểu cần phải chú ý và xác
định đúng đối tượng dạy đọc hiểu vì ở mỗi lứa tuổi khác nhau có mức độ
nhận thức khác nhau và dạy đọc hiểu cũng ở mức độ tương ứng khác nhau.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐỌC HIỂU Ở TIỂU HỌC
1/ Các tài liệu dành cho việc dạy đọc hiểu :
Chương trình phân bố các bài tập đọc theo chủ đề, có nhiều chủ đề thực
hiện theo nguyên tắc đồng tâm.Nhìn chung các chủ đề và nội dung bài tập đọc
cụ thể có tính giáo dục, có giá trị về nghệ thuật. Bên cạnh những ưu điểm trên,
còn có một số hạn chế:
- Phong cách của các văn bản chưa phong phú, câu hỏi hướng dẫn tìm
hiểu nội dung bài tập đọc nặng về tái hiện văn bản, chưa khai thác hết vẻ đặc
sắc của từng bài, chưa quan tâm đến hình thức, cách thông báo. Hầu như
chưa có câu hỏi khai thác tính đa nghĩa từng bậc của tác phẩm.
Chẳng hạn bài “Mẹ ” của Bằng Việt, câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài
chủ yếu là tái hiện văn bản: “Anh thương binh nhớ gì ở ngôi nhà của mẹ
chiến sĩ? ”; “Khu vườn của bà mẹ có gì đặc biệt ? ”; “Bà mẹ chiến sĩ chăm
sóc anh như thế nào ?”. Chứ chưa khai thác hết ý nghĩa từ “ Mẹ ” mà nhà thơ
đã dùng. “Mẹ có phải là người sinh ra anh chiến sĩ hay không ? Tại sao anh
lại gọi là mẹ ?”. Phải chăng tiếng gọi thân thương ấy xuất phát từ tấm lòng

biết ơn vô bờ bến, từ sự kính trọng đối với mẹ, một người không sinh ra anh
mà là một người phụ nữ anh tôn làm mẹ, như một người đã sinh ra anh lần
thứ hai. Anh thương binh “nhớ” dáng mẹ “âm thầm”, “lặng lẽ”, nhớ khu
vườn che “bóng kín” sau nhà rồi đối lập với “Gió từng hồi trên mái lá ùa
qua” nói lên sự che chở, an toàn khi có mẹ . Qua chi tiết “canh tôm nấu khế
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

4


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------”, “khoai nướng ngô rang”, “khói ấm trong nhà” để ta nắm bắt được rằng mẹ
không giàu có về vật chất, sống rất giản dị nhưng đã đem lại cho anh chiến
sĩ sự ấm cúng, hạnh phúc, phải chăng sự ấm cúng đó xuất phát từ tình yêu
thương, sự đùm bọc, che chở về tinh thần.
Ngoài ra, một số câu hỏi thiếu chính xác như câu hỏi trong bài: “ Kho
báu” của Nguyễn Tú dịch: Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? Ở đây ý không
phải là chỉ do chăm chỉ cày xới mà còn nhờ thời tiết thuận lợi và kinh
nghiệm của người nông dân. Có một số câu hỏi mang tính áp đặt.
Một số câu hỏi cũng như hướng dẫn trả lời thiếu chính xác, không
phù hợp với thực tế như trong bài “Vương quốc vắng nụ cười ” của Trần
Đức Tiến, với một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó
không ai biết cười, nhưng ý nghĩa sâu sắc ở đây là muốn phê phán xã hội
đương thời đó là người dân quá sợ tầng lớp vua, quan nên thấy những
chuyện buồn cười cũng không dám cười .
Ngoài ra còn có một số bài khó hiểu vì không rõ xuất xứ.
2/ Thực trạng đọc hiểu của học sinh tiểu học :
Học sinh không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều

mình đọc. Hầu như toàn bộ sự chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận
ra mặt chữ . Còn “nghĩa” thì chưa đủ thì giờ và sức lực để mà nhận biết.
Nhiều khi các em đọc thầm nhưng lại đọc không có ý thức, mặt khác các em
chưa có khả năng, phương pháp, thói quen làm việc “thực sự ” với tác phẩm
văn chương.
Bên cạnh những hạn chế nêu trên, vốn từ ngữ, hiểu biết của các em
còn nghèo, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và
nhớ gặp khó khăn. Đôi khi các em không có định hướng để xác định vấn đề,
dẫn đến các em lười suy nghĩ.
Cảm thụ văn học cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, tư duy lô gíc, tưởng
tượng phong phú, ngoài ra cần có sự hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật
mà các tác giả hay sử dụng trong văn chương. Cho nên khi đọc những tác
phẩm yêu cầu các em phải sử dụng vốn hiểu biết, vốn từ ngữ, tính nhạy bén,
trí tưởng tượng thì các em sẽ bị “mắc kẹt”, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
học sinh chán đọc sách, làm mất hứng thú học tập.Trong khi đó, cảm thụ văn
học lại cần đến sự hứng thú, ham thích học tập, vì các em có yêu sách thì
mới làm việc hết mình với sách. Nói tóm lại, chất lượng đọc hiểu của học
sinh tiểu học chưa cao, nguyên nhân là học sinh không có phương pháp đọc
sách, vốn hiểu biết nghèo, tư duy lô gíc hạn chế ... những hạn chế trên của
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

5


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------học sinh một phần là do giáo viên giảng dạy, một phần là do tinh thần hướng
dẫn đọc hiểu ở chương trình môn Tiếng Việt tiểu học .
Chất lượng đọc hiểu Học kì I năm học 2012 - 2013 của trường tôi là:

Khá + Giỏi : 75,4% (Trong đó học sinh giỏi chưa nhiều)
Trung bình : 23,5 %
Yếu kém : 1,1%
3/ Thực trạng dạy đọc hiểu của giáo viên tiểu học:
Trong dạy đọc hiểu, chúng ta không thể yêu cầu các em hiểu, cảm
thụ tốt khi chúng ta không hiểu, không cảm thụ tốt một tác phẩm văn
chương nào đó. Vì vậy để hướng dẫn học sinh đọc hiểu tốt thì trước hết giáo
viên phải là người hiểu nội dung tác phẩm đó rồi sau đó mới đưa ra phương
pháp, dẫn dắt các em đi đến hiểu tác phẩm theo đúng ý đồ của tác phẩm. Tuy
nhiên, không phải bất kì giáo viên nào cũng có khả năng đó, thậm chí có khi
giáo viên còn hiểu sai lệch ý đồ của tác giả, cũng có khi phương pháp dẫn
dắt các em nắm bắt vấn đề chưa chính xác, điều này đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng đọc hiểu.
Những hạn chế nêu trên, nguyên nhân là do vốn hiểu biết của phần đa
giáo viên còn hạn chế, vốn từ ngữ cũng như năng lực cảm thụ của giáo viên
còn yếu. Bên cạnh đó, giáo viên ít dành thời gian để đọc sách, tìm tòi nghiên
cứu để thu thập kiến thức cũng như phương pháp hướng dẫn đọc hiểu nói
riêng và sách tham khảo khác có liên quan đến giảng dạy nói chung.
Hầu hết giáo viên chưa chú trọng đến rèn kĩ năng đọc hiểu cho các
em, nếu có chú trọng thì cũng chỉ bám vào sự hướng dẫn tìm hiểu bài theo
các câu hỏi gợi ý ở SGK học sinh và sự hướng dẫn chung chung của sách
giáo viên. Tất cả giáo viên cứ cho “Sách giáo khoa” là pháp lệnh cho nên
không có khai thác gì thêm ý đồ của tác giả để làm rõ nét riêng của từng tác
phẩm.

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1/ Yêu cầu đọc hiểu ở các lớp tiểu học :
Ở tiểu học có 5 lớp, trình độ nhận thức, đặc diểm tư duy của học sinh mỗi
lớp khác nhau, cho nên yêu cầu về đọc hiểu của mỗi lớp cũng khác nhau. Người

giáo viên khi dạy đọc hiểu cần nắm vững yêu cầu đọc hiểu của từng lớp để giảng
dạy cho phù hợp. Đây là một yêu cầu cơ bản hết sức quan trọng để đưa chất
lượng đọc hiểu cao hơn vì giáo viên dạy ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn khả
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

6


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------năng học sinh thì sẽ làm hạn chế đến chất lượng học tập của các em. Các yêu cầu
đọc hiểu của các lớp như sau:
* Lớp 1:
Yêu cầu đọc đúng tác phẩm văn chương là chủ yếu còn về đọc hiểu
thì yêu cầu ở mức độ thấp: các em chỉ hiểu nghĩa cơ bản của những bài thơ,
bài văn ngắn có nội dung đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Nêu được ý cơ bản
về nội dung của câu hay đoạn văn ngắn đã học, trả lời câu hỏi đơn giản, dễ
hiểu về nội dung bài đọc.
* Lớp 2:
Bước đầu đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp. Cụ thể: hiểu được
nghĩa của từ trong bài (từ ngữ có nghĩa tường minh, đơn giản), nắm được ý
chính của từng câu, nêu được ý chính của đoạn văn hay bài thơ đã học, trả lời
được câu hỏi về nội dung bài đọc .
* Lớp 3:
Đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc có trong chương trình, nêu được ý
chính của đoạn, bài đã học, trả lời được những câu hỏi về nội dung, nêu
được ý nghĩa của nội dung bài đọc.
* Lớp 4:
Đọc thầm khá nhanh, hiểu nội dung bài đọc ở lớp 4, nêu được ý chính

của từng đoạn, cả bài, trả lời được những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của
bài đọc. Đọc hiểu
những mẩu chuyện viết cho thiếu nhi
* Lớp 5:
Đọc thầm nhanh, hiểu nội dung bài đọc. Nêu được dàn ý bài đọc (Nêu
được ý đoạn văn, đặt tên cho đoạn văn), tóm tắt được ý chính của bài, trả lời
được câu hỏi về nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của câu văn, câu thơ,
đọc hiểu những quyển sách, những bài văn, bài thơ hay những tờ báo viết
cho thiếu nhi .
2/ Rèn kĩ năng nắm nghĩa của từ, câu, đoạn, bài đọc:
Để giúp học sinh hiểu bài đọc, trước hết giáo viên phải bắt đầu từ
việc giúp các em hiểu nghĩa của từ trọng tâm, sau đó hướng dẫn phát hiện
những câu quan trọng và hiểu nghĩa của câu, rồi mới hiểu đoạn và hiểu nội
dung bài đọc cũng như giá trị nghệ thuật, tư tưởng của bài đọc.
a. Ở mức độ từ :
Như các nhà tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra: để nhớ và hiểu những gì
được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như
nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khoá”, những
nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản, đó là những từ giúp ta hiểu nội dung của bài.
Trong bài “Mẹ ốm” - Tập đọc lớp 4, chúng ta có thể hình dung hình
ảnh một người con hết lòng chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm qua luồng cảm xúc
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

7


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------“quản gì” của em . Vì vậy từ “chìa khoá ” ở bài này là từ “quản gì ”, giáo

viên hướng dẫn các em khai thác xoay quanh từ “quản gì” để nắm bắt nội
dung bài đọc: Em bé không quản ngại những gì để mẹ nhanh chóng khỏi
bệnh và khoẻ người ?, cũng từ đây nhận biết được giá trị nội dung sâu sắc
của tác phẩm .
Trong những bài khoá văn chương, những từ “chìa khoá” là những từ
dùng “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Ví dụ với bài “Bến Nhà Rồng”,
nếu học sinh không hiểu nghĩa của từ “hoa tiêu” cả nghĩa đen và nghĩa bóng
thì không thể hiểu vì sao lại nói “Bác Hồ là người hoa tiêu tài giỏi nhất”, tức
là không thể hiểu nội dung bài đọc, cũng như nguyên nhân nổi tiếng của Bến
Nhà Rồng.
Nhiều khi hư từ cũng trở thành một tín hiệu thông báo quan trọng,
đồng thời có giá trị nghệ thuật. Với bài “Niềm vui ngày khai trường” - Tập
đọc lớp 2, nếu không cho học sinh lưu ý từ “càng thêm” trong câu “Nhận
được quà của bố, Lan càng thêm náo nức” thì khó mà làm rõ được “niềm vui
ngày khai trường” chứ không phải niềm vui vì “món quà của bố”.
Để dạy từ trong giờ tập đọc (Theo ý kiến của Lê Phương Nga - Đại
học sư phạm Hà Nội ) có thể dùng biện pháp đối lập để chỉ ra nét riêng đặc
sắc, để nói lên sự chính xác, đắc địa của việc dùng từ .Ví dụ: Để dạy từ
“gọi”, “bao nhiêu là” trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là
chim ” (Bài: Cây gạo - Tập đọc lớp 3), ta đặt trong thế đối lập với từ “có ”
và “rất nhiều ”. Để dạy từ “rắc” trong câu thơ “Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa
bưởi - Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương” (Mùa hoa bưởi), ta đặt
nó trong thế đối lập với từ “rơi , rụng”.
Ta cũng có thể chọn biện pháp dùng trường từ để làm nổi lên sự cộng
hưởng của từ trong bài. Biện pháp này sử dụng để dạy nghĩa của từ làm rõ
những nét nghĩa chung, sự hoà đồng, cộng hưởng của từ, tạo ra những giá trị
nghĩa mới của bài. Ví dụ trong một đoạn của bài “Đôi giày ba ta màu xanh Lớp 4”, nên chọn các từ: “run run, mấp máy, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng” để
tạo nên giá trị mới đó là “Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng
giày”. Hay cả một trường từ chỉ màu xanh trong bài “Tre Việt Nam - Tập
đọc lớp 4 ” thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già,

măng mọc.
Ngoài ra, giáo viên cần dạy cho học sinh biết nhận biết nghĩa đen,
nghĩa bóng của từ, tính đa nghĩa của từ và những từ gợi hình ảnh.
Ví dụ, trong hai câu thơ: Mùa xuân là tết trồng cây (1 )
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ( 2 )
Nếu như học sinh không nắm được nghĩa của từ “xuân” trong câu thứ hai
được dùng theo nghĩa bóng là : càng thêm tươi đẹp thì các em sẽ không hiểu
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

8


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------được ý nghĩa của hai câu thơ là trồng cây để làm cho đất nước ngày càng
thêm tươi đẹp .
Bên cạnh những biện pháp rèn kĩ năng nắm nghĩa của từ đã nêu trên,
khi dạy nghĩa của từ, giáo viên có thể nắm các kĩ năng giải nghĩa từ như sau:
- Giải nghĩa bằng trực quan
- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh: Để từ xuất hiện trong một nhóm từ, trong một
câu.
Ví dụ: Từ “náo nức ” giáo viên chỉ cần đưa ra câu “Chúng em náo nức đón
tết ”.
- Giải nghĩa từ bằng từ trái nghĩa, đồng nghĩa .
Ví dụ: “siêng học” tức là “chăm học”; Hay “ngăn nắp” là “không lộn xộn”.
- Miêu tả hiện thực được đề cập trong từ.
- Giải nghĩa từ bằng cách phân tích các từ tố (tiếng), những từ Hán Việt thì
nên đối chiếu với nghĩa gốc Hán.
b/ Ở mức độ câu :

Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc, giáo viên nên hướng dẫn
phát hiện ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài.
Với các bài khoá văn chương, học sinh cần nắm các hình ảnh, chi tiết nghệ
thuật tiêu biểu nhất.Ví dụ cách nói “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” trong
bài “Mẹ” của Trần Quốc Minh - Tập đọc lớp 2, ở đây tác giả so sánh “mẹ”
với “ngọn gió” nhằm nhấn mạnh công lao vất vẳ, sự chăm sóc, che chở của
mẹ cho con suốt đời. Nếu như chúng ta không khai thác hết giá trị biểu cảm
của câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” thì các em sẽ không thấy hết cái
hay, giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ và cũng không thấm thía được ý
nghĩa nội dung bài đọc, tình mẹ con thật là sâu nặng. Trong bài “Điều ước
của vua Mi - đát ” thì câu trọng tâm cũng là câu mang ý nghĩa nội dung, ý
nghĩa giáo dục là: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham
lam”. Hay là câu “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế
” trong bài “Sông Hưong - Tập đoc lớp 2”.
c/ Ở mức độ đoạn, bài :
Hướng dẫn học sinh đọc thầm, nắm đước nội dung từng đoạn văn,
thơ, nêu được ý khái quát của đoạn (đặt tên cho đoạn). Ngoài ra cần hướng
cho các em tìm được mối liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm
ẩn của nó chứ không phải ý nghĩa biểu hiện, tức là cần dạy cho học sinh biết
đọc hiểu các hàng chữ. Chẳng hạn, với những bài như “Bé Hoa - Tập đọc
lớp 2”, “Hai anh em - Tập đọc lớp 2” mà chỉ chú ý những gì biểu hiện trên
văn bản như “Em Nụ rất xinh, em Nụ rất ngoan”, “Họ rất đỗi ngạc nhiên khi
thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau” thì các em dễ ngộ nhận là Hoa yêu em Nụ
---------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2012 - 2013

9


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh


Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------vì em Nụ ngoan, em Nụ xinh. Hay hai đống lúa vẫn bằng nhau như không có
chuyện gì xảy ra, chứ không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu:
(Hoa yêu em Nụ vì em Nụ là em của Hoa, Hai đống lúa vẫn bằng nhau vì do
xuất phát từ tình yêu thương của hai anh em dành cho nhau) sẽ không làm rõ
giá trị đích thực ở đây là tình chị em, tình anh em.
Như vậy, để thâu tóm được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài đọc
thì chúng ta phải khai thác kĩ dựa trên dấu hiệu riêng của từng bài để phân
biệt với các tác phẩm khác, làm nổi bật nét riêng của bài đọc.
3. Tổ chức cho học sinh làm việc thực sự với sách giáo khoa và kết hợp
nhiều hình thức đọc khác nhau :
Tư tưởng, tình cảm của tác giả trong mỗi tác phẩm trong chương trình
tập đọc tiểu học đều thể hiện bằng ngôn ngữ dưới hình thức chữ viết. Để
cảm thụ được tác phẩm thì trước hết các em phải đọc tác phẩm, phải thâm
nhập vào tác phẩm, làm việc thực sự với tác phẩm đó. Cho nên , giáo viên
phải có phương pháp thích hợp để các em tập trung đọc, nâng cao hiệu quả
đọc hiểu.
- Trước hết, bản thân mỗi học sinh phải có đủ sách giáo khoa để đọc.
- Khi học sinh đã có sách, giáo viên phải định hướng cách đọc hiểu
cho các em bằng cách: Nêu tư tưởng, tình cảm, khái quát về tác phẩm, nêu
một số câu hỏi, bài tập gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu. Những câu hỏi,
bài tập gợi mở, dẫn dắt phải sinh động, kích thích tính tò mò, sự suy nghĩ
của học sinh. Từ đó học sinh mới đọc thực sự và tìm hiểu, suy nghĩ để trả lời
câu hỏi, làm bài tập mà giáo viên đưa ra. Không nên cứ hô hào các em đọc
khi không biết đọc như thế nào, đọc nhằm mục đích gì?
(Nghĩa là không để học sinh đọc vô ý thức mà đọc một cách có ý thức, có
mục đích)
- Tổ chức cho học sinh đọc thầm và kiểm tra việc đọc thầm của các
em.
Đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng, vì người đọc không phải

chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Vì
vậy, đọc thầm có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản
đọc. Khi giáo viên đưa ra những yêu cầu để định hướng cho học sinh tìm
hiểu bài nên cho các em đọc thầm là hợp lí nhất.
Có đôi khi, học sinh đọc thầm mà lại đọc “giả vờ ”, có nghĩa là các em
cũng liếc mắt, cũng mấp máy môi ... nhưng lại không biết mình đang đọc gì
(đọc vô ý thức). Cho nên, giáo viên phải kiểm tra việc các em có đọc hay
không cũng là vấn đề quan trọng để buộc các em phải đọc thực sự, suy nghĩ
thực sự. Kiểm tra bằng cách: Trong quá trình các em đọc, có thể hỏi đọc đến
đâu, bắt các em đọc to lên hoặc đọc xong có thể giơ tay lên hay gọi bất cứ
---------------------------------------------------------------------------------------- 10
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------em nào đó trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập về nội dung, nghệ thuật của
bài.
- Kết hợp đọc thầm với hình thức đọc thành tiếng, đặc biệt là đọc diễn
cảm.
Đọc diễn cảm biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với
tác phẩm. Đọc diễn cảm chỉ có thể được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc.
Cho nên để kiểm tra việc đọc hiểu, ngoài biện pháp đã nêu trên, giáo viên
nên cho các em đọc diễn cảm. Đọc lưu loát có hiệu quả cao khi các em
thông hiểu tác phẩm đọc, trên cơ sở đó để kiểm tra các em có hiểu bài hay
không, cũng có thể cho các em đọc thành tiếng.
Đọc diễn cảm tốt đồng thời cũng là tiền đề cho phép hiểu văn bản đọc
vì đọc diễn cảm tốt: ngắt nghỉ, nhấn giọng, thể hiện sự buồn, vui, giận hờn,
yêu ghét tốt cho phép các em nắm bắt được tư tưởng, tình cảm, thông điệp

mà mỗi tác giả, tác phẩm mang đến và gửi gắm vào từng tác phẩm đọc.
Vì vậy, để hỗ trợ cho vấn đề cảm thụ tốt tác phẩm văn chương thì giáo viên
không chỉ chú trọng đến hướng dẫn hiểu văn bản như thế nào mà phải đồng
thời kết hợp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát và đọc diễn cảm, chúng vừa
là tiền đề, vừa là kết quả của đọc hiểu.
4. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tiểu học trên cơ sở rèn kĩ năng
nhận biết một số biện pháp tu từ:
Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc phải dựa trên
những hiẻu biết về chủ đề, kết cấu, quan hệ giữa nội dung và hình thức, các
biện pháp thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm miêu tả, kể chuyện và biểu
hiện, các phương tiện, biện pháp tu từ. Trong các tác phẩm văn chương, các
nhà văn, nhà thơ thường hay sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ nhằm
tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ phong phú, bất ngờ, tạo sự chú ý
đến điều tác giả muốn nói, cũng có khi sử dụng các biện pháp tu từ để tạo
nên sự kì vĩ, trào phúng ... nhằm tạo nên sự liên tưởng phong phú, tinh tế, có
sự tư duy lô gíc và phải có những hiểu biết nhất định về các tác phẩm văn
chương, đặc biệt là kĩ năng nhận biết về các biện pháp tu từ hay sử dụng
trong tác phẩm và trong các bài tập đọc ở tiểu học.
- Dựa trên những dấu hiệu tương đồng của hai hiện tượng mà tác giả
làm nổi bật thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện
tượng kia.
Ví dụ: Qua bài “Mẹ” của Trần Quốc Minh, tác giả so sánh “mẹ” với “ngọn
gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã làm cho bài thơ toát lên
một vẻ đẹp, nó mang đậm tình cảm mẹ con.
- Cũng là một hình thức so sánh nhưng một vế được so sánh dấu đi rất
kín đáo nhằm làm cho cái được nói tới thêm được ý nghĩa bổ sung, nhấn
---------------------------------------------------------------------------------------- 11
Năm học: 2012 - 2013



Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------mạnh, biểu đạt được cảm xúc của người viết. Nhờ có sự liên tưởng tư duy lô
gíc để nhận biết được tác dụng của biện pháp tu từ này.
+ Ví dụ trong bài “Tre Việt Nam” - Tập đọc lớp 4, qua hình tượng cây tre
Việt Nam
(một hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam) để nhằm ca
ngợi phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay
thẳng, chính trực.
- Biện pháp nhân hoá cũng được sử dụng rất nhiều, làm cho chúng ta có
cảm tưởng các sự vật tưởng chừng như vô tri, vô giác mà lại có những hành
động, tính cách tình cảm giống như con người, có tác dụng làm cho tác phẩm
đọc thêm sinh động.
+ Trong bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ - Tập đọc lớp 4 , “trăng” được
nhân hoá
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”. Qua đây ta có cảm giác “trăng” và “Bác” như
hai người bạn thân thiết, cũng từ đây ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên
trong sáng của Bác.
- Để nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc về một điều gì đó,
tác giả văn chương thường hay sử dụng biện pháp điệp ngữ (lặp đi, lặp lại
một từ, cụm từ hay câu hoặc một đoạn) .
Trần Đăng Khoa đã lặp lại từ “có” trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”
nhằm nhấn mạnh, gây sự chú ý đến cái chất làm nên hạt gạo thơm ngon,
đồng thời muốn nói đến sự vất vả để làm nên hạt gạo thơm ngon đó.
- Ngoài ra, cần hướng dẫn cho các em nhận biết một số từ giàu hình
ảnh, màu sắc ... cùng với mối liên hệ của các từ ngữ đó trong tác phẩm.
+ Ví dụ trong bài: “Mẹ vắng nhà ngày bão - Tập đọc lớp 3”, có hình ảnh
“Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà”, từ hai hình ảnh trên cho
chúng ta nhận thấy sự quan trọng vô cùng của người mẹ trong gia đình, sự

gắn bó, tình cảm yêu thương tha thiết của mọi người trong gia đình.
5/ Dạy đọc hiểu cho học sinh bằng phiếu bài tập :
Để rèn cho học sinh kĩ năng nắm bắt nghĩa của từ, câu trọng tâm,
nắm bắt nghĩa khái quát của đoạn, bài đọc hay rèn kĩ năng nhận biết một số
biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn chương nhằm nâng cao hiệu quả đọc
hiểu cho học sinh tiểu học, không chỉ bằng lí thuyết suông, bằng sự hướng
dẫn chung chung mà phải thông qua các bài tập kết hợp chặt chẽ với hệ
thống câu hỏi lô gíc.
* Các câu hỏi tránh chung chung, áp đặt hay quá nặng nề, đồng thời
các câu hỏi phải định hướng đúng trọng tâm, phải lột tả được nội dung nghệ
thuật, tư tưởng
cũng như các yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm. Ngoài những câu hỏi
chính, cần có các câu hỏi gợi ý để các em dễ dàng hiểu vấn đề hơn. Đặc biệt
---------------------------------------------------------------------------------------- 12
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------câu hỏi phải kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú cho học sinh, tránh sự
nhàm chán vì câu hỏi nhàm chán sẽ làm giảm hứng thú học tập của các em.
Phải thay đổi cách hỏi, tránh hỏi “có”, “không” làm cho học sinh lười suy
nghĩ mà chỉ trả lời “có” hoặc “không”.
* Các bài tập đọc hiểu xác định cái đích mà việc đọc thầm của học
sinh hướng tới, đồng thời đó là phương tiện để đạt đến sự thông hiểu văn
bản của học sinh. Các bài tập đọc hiểu này có thể yêu cầu học sinh giải
nghĩa một từ, phát hiện ra những từ mình không hiểu, giúp nhớ và tái hiện
những chi tiết, hình ảnh của bài, cũng có thể yêu cầu các em nắm ý chung
của đoạn, lập dàn ý, tìm ý chung của bài hoặc hiểu giá trị nghệ thuật của một

số yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của bài.
Có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy đọc hiểu, tăng cường
chất lượng đọc hiểu bằng cách xây dựng hệ thống bài tập có kết hợp với câu
hỏi gợi ý phù hợp, sát nội dung, tư tưởng của bài đọc.Vì qua hệ thống bài tập
đọc hiểu rèn cho các em tính tích cực suy nghĩ, tìm hiểu, làm việc thực sự
với văn bản đọc để nhớ, hiểu và từ đó chọn, tô, nối, đánh dấu, vẽ, ghi đúng
yêu cầu bài tập đưa ra, cũng từ đó khắc sâu sự thông hiểu về bài đọc.
Qua hệ thống bài tập đọc hiểu rèn cho các em được tính độc lập, tự
chủ, sáng tạo và thói quen học tập tích cực nhằm giúp học sinh hiểu ra rằng
đọc rất quan trọng: đọc để sử dụng nguồn thông tin, đọc chính là học, học
nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời nên phải đọc một cách có ý thức.
Xây dựng bài tập đọc hiểu thể hiện một phương pháp dạy học mới;
như phương pháp dạy đọc hiểu truyền thống thì trò làm việc rất ít, thậm chí
còn bị thụ động, giáo viên làm việc rất nhiều, có khi cô còn làm thay việc
của trò; giáo viên đóng vai trò chủ động, giảng cho các em nghe, trả lời thay
cho các em khi chính cô nêu ra yêu cầu các em trả lời. Còn xây dựng bài tập
đọc hiểu thì yêu cầu các em phải thực hành (suy nghĩ, tìm hiểu để chọn, tô,
nối, vẽ ...) giảm năng suất làm việc của giáo viên mà hiệu quả của giờ tập
đọc lại cao.
Các bài tập đọc hiểu xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm yêu cầu
các em lựa chọn phương án trả lời đúng, loại bài tập này có ưu thế là giúp
các em làm nhanh, giảm độ khó của những câu hỏi trực diện, các em không
phải dùng lời nhưng lại hạn chế khả năng diễn đạt của các em.
(1) Bài tập dạy nghĩa từ :
Để dạy nghĩa của từ “trong” trong bài “Cảnh khuya”
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời giải thích đúng nghĩa của từ
“trong” trong câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”:
a. Tả tiếng suối hoà lẫn trong tiếng hát.
b. Tả dòng suối có nước trong.
c. Tả âm thanh của tiếng suối trong như tiếng hát.

---------------------------------------------------------------------------------------- 13
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------(2) Bài tập dạy nghĩa câu quan trọng trong bài :
Khi dạy bài “Cảnh khuya” cần xây dựng bài tập như sau:
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bác chưa ngủ vì:
a. Bác còn mãi ngắm cảnh đêm trăng đẹp.
b. Bác còn mãi lo việc nước .
c. Tiếng suối chảy rất ồn, gây khó ngủ.
(3) Bài tập dạy giải thích ý nghĩa của câu khái quát:
Trong bài “Cái trống trường em” - Tập đọc lớp 2
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Trống vui vì:
a. Được gặp lại thầy cô.
b. Mùa hè đã qua.
c. Được gặp lại các bạn học sinh đi học đông vui.
(4) Bài tập yêu cầu đặt tên khác cho bài đọc:
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Có thể chọn tên nào đúng thay cho tên bài “ Chị em tôi ” - Tập đọc lớp 4:
a. Cô chị biết hối lỗi .
b. Người cha yêu con.
c. Tình chị em.
(5): Bài tập yêu cầu khái quát ý của bài đọc ( Đại ý ):
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
* Đại ý của bài: “Ông Trạng thả diều - Tập đọc lớp 4” là:

a.Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ
Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
b.Ca ngợi Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao.
c.Nói lên chú bé Nguyễn Hiền là người công thành danh toại.
(6): Bài tập yêu cầu nhận biết nghĩa bóng của từ:
* Hãy xác định nghĩa của từ “ Xuân ” trong câu thơ thứ 2 và khoanh vào
chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Mùa xuân là tết trồng cây (1)
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)
a. Nói đến mùa xuân trong năm.
b. Sự trẻ trung.
c. Ý nói đất nước càng ngày càng tươi đẹp.
* Có loại bài tập không đưa ra các phương án trả lời để các em lựa chọn mà
yêu cầu các em sàng lọc để hoàn thành yêu cầu.
(7): Bài tập dạy nhận biết biện pháp nghệ thuật tu từ:

---------------------------------------------------------------------------------------- 14
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------* Hãy gạch chân những từ ngữ tác giả nói về cây tre như nói về một con
người trong đoạn thơ sau và cho biết rõ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì trong đoạn thơ đó:
“ ... Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người ...” .
(8): Bài tập tìm từ ngữ gợi tả âm thanh:
Trong bài “ Thợ rèn ” - Tập đọc lớp 4
- Hãy gạch chân từ gợi tả âm thanh trong bài và giải thích vì sao tác giả sử
dụng những từ gợi tả âm thanh đó?
* Để rèn khả năng dùng từ, diễn đạt câu văn, ý văn hay, ta có thể
dùng các bài tập nâng cao, yêu cầu học sinh viết lên ý tưởng và hiểu biết của
mình, bài tập này tốn nhiều thời gian:
(9): Bài tập nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của nó:
(Trích tạp chí giáo dục Tiểu học - Số 5 năm 2008 )
* Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết:
Tóc bà trắng tựa như bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
Hãy cho biết phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em
thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào?
Gợi ý:
+ Mái tóc bà được so sánh với hình ảnh “ đám mây bông ” trên trời cho ta
thấy: Bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý, đáng kính trọng, bà có dáng vẻ như một
bà tiên ...
+ Chuyện của bà (kể cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng
thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, không bao giờ hết, đó
là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ ...
(10): Bài tập nhận biết ý nghĩa giáo dục của tác phẩm:
Trong bài “ Tiếng ru ”- Tập đọc lớp 2. Nhà thơ Tố Hữu có viết:
“ Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi! ”.
---------------------------------------------------------------------------------------- 15
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------Qua đoạn thơ trên, nhà thơ muốn nói với ta điều gì?
(Gợi ý: Khuyên ta sống đoàn kết với tập thể, không nên tách rời tập thể, chỉ
nghĩ đến riêng mình và sống cho mình mà thôi. Sống như thế phải chăng chỉ
như “đốm lửa tàn” không hữu ích cho xã hội ... ).

THỰC NGHIỆM:

Bài tập đọc: Cây gạo - Lớp 3 (Tác giả: Vũ Tú Nam)
* Hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu bài cây gạo:
1/ Bài nói về cái gì?
2/ Hãy tìm những từ tác giả nói về cây gạo như nói về một con người?
3/ Những câu văn nào tác giả dùng để tả vẻ đẹp của cây gạo?
4/ Trong bài tác giả nói đến những loài chim nào?
5/ Hãy tìm những từ tả hoạt động của loài chim giống như tả người?
6/ Vì sao Vũ Tú Nam chọn cây gạo để tả? Chọn như vậy có ý nghĩa gì?
* Xây dựng phiếu bài tập dựa trên các câu hỏi đã nêu trên:
Khi phát phiếu bài tập này cho học sinh làm, yêu cầu các em phải có
sách giáo khoa, các em đọc thầm để trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập trong
phiếu.
+ Phiếu bài tập được phát cho các em sau khi các em đã được luyện đọc

đúng, đọc nhanh.
+ Sau khi làm xong những bài tập này, yêu cầu các em đọc diễn cảm để
khẳng định lại kết quả đọc hiểu vì nếu các em có đọc diễn cảm tốt thì chứng
tỏ các em đã khắc sâu sự cảm thụ của mình đối với bài đọc.
* Phiếu bài tập :
1.Ghi dấu nhân vào ý đúng:
- Bài văn nói về:
a.Những chú chim
b.Cây gạo
(x)
c.Những chùm hoa gạo
2. Đóng khung từ tác giả nói về cây gạo như nói về một con người trong câu
sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
(Học sinh đóng khung từ “gọi ”)
3. Nối ý bên trái với ý bên phải cho thích hợp để có những câu văn miêu tả
vẻ đẹp của cây gạo:
* Cây gạo
* là hàng ngàn ánh nến trong xanh
* Hàng ngàn bông hoa
* sừng sững như một tháp đền khổng lồ
* Hàng ngàn búp nõn
* là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
4. Khoanh vào chữ cái chỉ tên các loài chim có trong bài:
---------------------------------------------------------------------------------------- 16
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh


Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------a/ Chào mào
d/ Sáo đen
b/ Chích choè
e/ Chiền chiện
c/ Sáo sậu
5. Gạch chân những từ tả hoạt động của loài chim như tả người trong câu
sau:
Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi
nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.
(Gạch chân từ “gọi”, “trêu ghẹo”, “trò chuyện”)
6. Đánh dấu nhân vào ý em cho là đúng nhất:
Vũ Tú Nam chọn cây gạo để tả vì:
a/ Cây gạo có hoa nở suốt bốn mùa
b/ Cây gạo có hoa đẹp và gọi đến nhiều chim
c/ Cây gạo là một loài cây đẹp, gắn bó thân thiết với làng quê, quê
hương của Vũ Tú Nam. (x)

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* Chất lượng đọc hiểu cuối năm học 2012 - 2013 của trường tôi là:
- Trung bình : 100%. Trong đó:
+ Khá + Giỏi: 90,3% (Trong đó học sinh giỏi nhiều hơn học kì 1: 8,5% )
+ Trung bình: 9,7 %
+ Yếu kém : 0 %

PHẦN KẾT LUẬN:
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một
yêu cầu cần thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có năng lực
cảm thụ tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, được
phong phú hơn về tâm hồn, nói - viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh

động. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt, ngoài
những bài tập về luyện từ và câu, tập làm văn còn có các bài tập của bài tập
đọc. Nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là hết sức quan trọng để tạo
tiền đề cho việc đọc để học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời của
các em; rèn cho các em kĩ năng giao tiếp với các văn bản đọc.
Đồng thời khi dạy tiếp nhận văn chương, giáo viên không chỉ giúp
học sinh hiểu nội dung sự việc là cái làm nên chức năng thông báo sự việc
của văn bản mà còn giúp các em nắm nội dung liên cá nhân; giá trị biểu
hiện; chất trữ tình tức là thái độ, tình cảm sự đánh giá sự việc của tác giả,
cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản cũng là cái làm nên sắc vẻ riêng
của từng bài tập đọc. Có nghĩa là dạy đọc hiểu một bài thuộc phong cách văn
chương không chỉ dạy để thấy được bài đã ghi lại hiện thực gì mà trước hết
---------------------------------------------------------------------------------------- 17
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------phải cho thấy bài đọc là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ
những tình cảm, thái độ của nhà văn, nhà thơ trước hiện thực.
Trong dạy học nói chung và dạy đọc hiểu nói riêng, thầy giáo không
thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân anh ta không có, không thể
gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy,
trong dạy đọc hiểu, chúng ta không thể yêu cầu các em hiểu, cảm thụ tốt khi
chúng ta không hiểu - không cảm thụ tốt.
Để hướng dẫn các em cảm thụ tốt một tác phẩm văn chương nào đó thì
trước hết chúng ta phải cảm thụ tốt tác phẩm đó, điều này không phải ai cũng
dễ dàng làm ngay được mà điều quan trọng đối với bản thân mỗi giáo viên là
phải có vốn kiến thức nhất định, phải thường xuyên trau dồi, làm giàu thêm tri

thức, sự hiểu biết của mình để phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục nói chung
và dạy đọc hiểu cho học sinh nói riêng.
Giáo viên phải thường xuyên học hỏi, đọc sách báo, các tài liệu phục
vụ cho dạy đọc hiểu để nâng cao năng lực sư phạm của mình.Vì chất lượng
đọc hiểu - cảm thụ của các em về tác phẩm văn chương ảnh hưởng và phụ
thuộc đến sự định hướng đường đi và cách gợi mở của giáo viên. Chẳng hạn,
đặt câu hỏi phải làm sao cho các em dễ hiểu và tạo được hứng thú, kích thích
tính tò mò, năng lực sáng tạo của các em. Cho nên giáo viên phải có năng
lực sáng tạo trong dạy học để tránh cho học sinh sự nhàm chán, làm giảm
hứng thú học tập, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập. Đồng thời
giáo viên phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi cũng như năng lực đọc hiểu của
đối tượng học sinh để dạy học phù hợp.
Để tiến hành dạy một bài tập đọc, muốn giúp cho các em hiểu tốt bài
tập đọc đó thì giáo viên cần tổ chức cho mỗi cá nhân học sinh làm việc thực
sự với văn bản, tổ chức cho các em đọc thầm để đi đến hiểu bài đọc dựa trên
định hướng của giáo viên. Muốn hiểu bài đọc, trước tiên phải biết cách xác
định và nắm bắt nghĩa của từ
“chìa khoá”, câu quan trọng mang ý nghĩa cơ bản của bài đọc, sau đó mới
nắm được nội dung bài đọc cũng như nghệ thuật và ý nghĩa của bài đọc.
Ngoài việc hướng dẫn cho các em nắm bắt nghĩa của từ, câu quan
trọng, nắm bắt được ý nghĩa hàm ẩn, tư tưởng của bài đọc, cái làm nên chức
năng bộc lộ, cái làm nên sắc vẻ riêng của từng bài đọc; giáo viên cần rèn cho
các em kĩ năng nhận biết một số biện pháp tu từ và tác dụng của các biện
pháp tu từ đó. Trong các tác phẩm văn chương, các tác giả thường hay sử
dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ để biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ
của mình trước hiện thực. Nếu các em không có khả năng liên tưởng, tư duy
lô gíc và những kĩ năng cơ bản để nhận biết các biện pháp nghệ thuật đó thì
các em chỉ cảm thụ tác phẩm ở mức độ biểu hiện của tác phẩm đó.
---------------------------------------------------------------------------------------- 18
Năm học: 2012 - 2013



Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------Tuy nhiên, để dạy cho các em những vấn đề trên không phải bằng lí
thuyết suông, sự hướng dẫn chung chung mà phải bằng hệ thống bài tập.
Qua hệ thống bài tập dạy đọc hiểu kết hợp chặt chẽ với hệ thống câu hỏi gợi
ý, dẫn dắt các em nắm bắt và từng bước rèn các kĩ năng cơ bản để cảm thụ
tốt một tác phẩm văn chương hay bất cứ một văn bản nào khác mà các em
bắt gặp, tạo cơ sở để các em tự học, học lên các lớp cao hơn.
Việc dạy đọc hiểu bằng phiếu bài tập là một phương pháp dạy học
mới, phù hợp với mục tiêu giáo dục của thời đại hiện nay, đó là đào tạo con
người mới năng động, sáng tạo, độc lập, tự chủ, tích cực trong học tập và lao
động. Bởi yêu cầu của bài tập đọc hiểu là các em phải làm việc thực sự, suy
nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra. Trước mắt, nâng cao
chất lượng đọc hiểu và dần dần tạo cho các em có thói quen làm việc có ý
thức.
Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp. Dạy
Tiếng Việt ở tiểu học không chỉ dạy cho học sinh làm quen với ngôn ngữ,
với tiếng mẹ đẻ mà còn dạy cho các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp trong học tập ở nhà trường, gia đình và xã hội. Rèn các kĩ năng đọc hiểu
là tạo cơ sở cho các em học tập, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại,
những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của thế hệ đi trước, của cả những người đương thời mà phần
lớn được ghi lại bằng chữ viết. Vì thế, dạy đọc có ý nghĩa to lớn, nó bao gồm
nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển; góp phần đào tạo con người
toàn diện cho xã hội.
Tập đọc là một phân môn chiếm nhiều thời lượng trong chương trình
Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là một phân môn được nhiều giáo viên quan

tâm và băn khoăn trăn trở trong quá trình giảng dạy. Dựa trên nội dung,
chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân
môn, bài viết này chỉ có một vài kinh nghiệm nhỏ để bàn về biện pháp rèn kĩ
năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học qua phân môn Tập đọc. Do khả năng và
thời gian còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
gúp ý quý báu từ các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

---------------------------------------------------------------------------------------- 19
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
--------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Bài giảng “Phương pháp dạy học Tiéng Việt I ở tiểu học - Huế năm 2008
của Nguyễn Thị Xuân Yến”.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt II - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí. Nhà
xuất bản Giáo dục - 1999.
3. Tạp chí giáo dục tiểu học - Số 5 - năm 2008
4. Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5.
5. Sách giáo khoa các lớp 2, 3, 4, 5.

---------------------------------------------------------------------------------------- 20
Năm học: 2012 - 2013



Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
--------------------------------------------------------------------------------

MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành
một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học.Dạy đọc
không chỉ dạy cho học sinh làm quen với mặt chữ mà còn dạy cho
các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo. đọc để học, học nữa ,
học mãi; đọc để tự học, học cả đời.
Dạy cho các em kĩ năng, thói quen đọc có ý thức là điều quan
trọng để trau dồi trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy lô gíc của các
em.Thế nhưng, ở Tiểu học việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho các em
còn bị xem nhẹ .
Với lí do trên, tôi đưa ra một vài biện pháp“ Rèn kĩ năng đọc hiểu
cho học sinh Tiểu học”, nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu ở Tiểu
học.
Thời gian thực hiện đề tài rất hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu
sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện và hữu ích.
Một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn !

---------------------------------------------------------------------------------------- 21
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh


Tiểu học
--------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC :
PHẦN A : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I . Lí do chọn đề tài
II . Mục đích của đề tài
III. Giới hạn đề tài
IV. Phương pháp làm đề tài
V . Lịch sử vấn đề

PHẦN B : NỘI DUNG :
I . Cơ sở lí luận của vấn đề :
1 / Khái niệm về đọc
2 / Khái niệm về đọc hiểu
3 / Các quan niệm khác nhau về dạy đọc hiểu
II . Thực trạng đọc hiểu ở Tiểu học :
1 / Các tài liệu dành cho việc dạy đọc hiểu
2 / Thực trạng đọc hiểu ở học sinh Tiểu học
3 / Thực trạng dạy đọc hiểu của giáo viên Tiểu học
III . Biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học :
1 / Yêu cầu đọc hiểu ở các lớp Tiểu học
2 / Rèn kĩ năng nắm nghĩa của từ, câu, đoạn, bài đọc .......
a, Ở mức độ từ
b, Ở mức độ câu
c, Ở mức độ đoạn , bài
3 / Tổ chức cho học sinh làm việc thực sự với SGK và kết hợp
nhiều hình thức đọc khác nhau
4 / Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trên cơ sở rèn kĩ năng
nhận biết một số biện pháp tu từ

5 / Dạy đọc hiểu cho học sinh bằng phiếu bài tập
IV . Thực nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------- 22
Năm học: 2012 - 2013


Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh

Tiểu học
-------------------------------------------------------------------------------Soạn hệ thống câu hỏi và xây dựng phiếu bài tập đọc hiểu bài “Cây gạo”Tác giả :Vũ Tú Nam - Tập đọc lớp 3

PHẦN C : KẾT LUẬN :
Tài liệu tham khảo

---------------------------------------------------------------------------------------- 23
Năm học: 2012 - 2013



×