Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sản LƯỢNG bán ô tô của các nước TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.99 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ LƯỢNG I
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG BÁN Ô TÔ

CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thu Giang
Lớp tín chỉ

: KTE218. 2

Nhóm ( 4 thành viên ) :
Dương Thị Châm

MSSV: 1714420010

Vũ Thị Khánh Huyền MSSV: 1714420046
Trịnh Thị Linh
Nguyễn Thị Diệu Ly

MSSV:1714420057
MSSV : 1714420059

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2019

1


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
NỘI DUNG TRIỂN KHAI........................................................................................5
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 5
1. Các lý thuyết kinh tế liên quan và hỗ trợ nghiên cứu....................................5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................7
3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 8
II. Mô hình kinh tế lượng...................................................................................... 8
1.

Giải thích ý nghĩa các biến.........................................................................8

2. Mô tả thống kê.............................................................................................10
3.

Ước lượng phương trình.......................................................................... 11

4.

Mô tả sự tương quan................................................................................12

III. Kiểm định giả thuyết.........................................................................................17
1. Kiểm định giả thuyết...................................................................................17
2. Giải pháp cụ thể...........................................................................................20
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 23

2


LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp ô tô là một lĩnh vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Minh chứng rõ nét cho nhận
định này là các nền kinh tế hàng đầu đều có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển,
phục vụ giao thông vận tải trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.Trong cơ
chế thị trường nhiều biến động và thách thức như hiện nay, doanh nghiệp các quốc
gia cần phải có những định hướng riêng cho mình để tận dụng được các cơ hội và
loại trừ được mọi nguy cơ. Muốn làm được điều đó thì nghiên cứu, phân tích sự tác
động của môi trường vĩ mô đến ngành này là điều không thể thiếu. Những năm gần
đây các, yếu tố của môi trường vĩ mô có những ảnh hưởng rõ nét hơn bao giờ hết
đến ngành ô tô ở các quốc gia, tiêu biểu trong số đó là: dân số, thất nghiệp, thu
nhập GNI,…Chính vì thế việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới tổng sản
lượng đầu ra ô tô sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn. Để hiểu được những yếu tố
này tác động lên doanh nghiệp các quốc gia như thế nào, mức độ tác động của
chúng đến đâu, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng ô tô tại một số quốc gia năm 2016”.
Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Để nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng ô tô bán ra trong
năm 2016, ta thường thu thập những số liệu về nó. Sản lượng ô tô phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố, trong đó tiểu biểu nhất là: dân số, thất nghiệp,thu nhập GNI. Thu
nhập quốc dân GNI được hiểu là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một
quốc gia trong một thời gian. Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Để tìm hiểu
kĩ hơn những yếu tố ảnh hưởng này, xuất phát từ thực tế khách quan, tính cấp bách
này, nhóm chúng em tiến hành khảo sát mô hình hồi quy dể tìm ra sự ảnh hưởng
các yếu tố tác động đến sản lượng ô tô được bán ra tại một số các quốc gia trên thế
giới năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu

3



Trên cơ sở các đề tài nghiên cứu tiền nhiệm của các tác giảlớn trên thế giới,
nhóm tiền hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân hàng thế giới
(World Bank), Tổng cục thống kê số người thất nghiệp trên năm, Jato.
Thu thập số liệu và thông tin trên các phương tiện thông tin như: các bài báo,
tạp chí về kinh tế, các trang mạng…
Bài viết có sử dụng phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê,
bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng những thông số trong mô hình hồi quy
tuyến tính, và số liệu được thu thập từ World Bank và Jato.
So sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả chạy mô hình, sau khi phân tích thì nhóm đã cho ra kết quả
như sau: Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng ô tô bán ra năm 2016 nhiều nhất là thu
nhập GNI và thấp nhất là thất nghiệp, được so sánh với các nghiên cứu trước đó là
hoàn toàn khác, vì, vào khoảng thời gian năm 2008 – 2010 thì nhân tố ảnh hưởng
nhiều nhất là lạm phát.

4


NỘI DUNG TRIỂN KHAI
I. Cơ sở lý luận
1. Các lý thuyết kinh tế liên quan và hỗ trợ nghiên cứu

a. Lý thuyết về cung cầu và giá cả thị trường

Đây là lý thuyết cho thấy mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả hàng hóa. Đặc
biệt nó còn cung cấp lý thuyết về sự phụ thuộc của hàng hóa vào các yếu tố như
sau:
QDx= f(Px, Py, I, N)
Trong đó:
• Px : Giá cả bản thân hàng hóa


Hình 1: Mô hình minh họa mối quan hệ giữa Px và QDx

• Py: Giá cả của hàng hóa thay thế
• I: Thu nhập của người dân
• N: Quy mô thị trường, cụ thể là quy mô dân số.
• Thị yếu, sở thích của người tiêu dùng
• Lãi suất ưu đãi
• Tỉ lệ thất nghiệp
5


b. Hàm cầu Marshall
Phương trình hàm cầu: X = X (Px,Py,M)
Trong đó:
• X là lượng cầu về một mặt hàng
• Px là giá cả hàng hóa đó
• Py là giá cả hàng hóa thay thế
• M là thu nhập của người mua


• Py và M là biến ngoại sinh, Px là biến nội sinh
Điều kiệu cân bằng của Marshall

Theo lý thuyết của Marshall thì điều kiện để đảm bảo sẽ có một trạng thái cân
bằng là mức chênh lệch giá giữa giá của người bán và giá của người mua phải vận
động ngược với hướng thay đổi của lượng cung. Đó là lúc đường cầu dốc xuống
đồng thời đường cung dốc lên. Hoặc đó là khi đường cung và đường cầu cùng dốc
lên, nhưng đường cung có độ dốc lớn hơn (độ co dãn theo giá của cung nhỏ hơn).
Nếu cả hai đường cùng dốc lên mà đường cung lại có độ dốc nhỏ hơn, thì sẽ không

thể đạt được cân bằng.

Sự ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Marshall chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Theo ông trong
ngắn hạn thì cung, cầu tác động lên giá cả, còn trong dài hạn thì chi phí sản xuất tác
động lên giá cả. Ngoài ra, độc quyền cũng có tác động lên giá cả, vì nhà độc quyền
thì thường giảm sản lượng và nâng giá bán nhằm thu được lợi nhuận cao. Bên cạnh
đó, sự cân bằng giá cả còn chịu ảnh hưởng lớn vào độ co giãn của cầu – đó là sự
phản ánh cầu trước sự thay đổi của giá.
c. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Biến nội sinh (Endogenous variable)
Biến nội sinh là biến phụ thuộc vào các biến số khác trong cùng một phương
trình. Chẳng hạn, trong mô hình kinh tế thì chi tiêu của người dân luôn phụ thuộc
6


vào thu nhập của họ. Nếu họ có thunhập cao thì họ sẻ chi tiêu nhiều hơn (mua hàng
hiệu), nếu họ có thu nhập thấp thì sẽ chi tiêu ít hơn (mua hàng bình thường).


Biến ngoại sinh (Exogenous variable)

Biến ngoại sinh là biến không phụ thuộc vào các biến số trong cùng một
phương trình. Chẳng hạn, trong mô hình kinh tế thì nếu chính phủ tăng hay giảm
thuế về một mặt hàng nào đó thì người tiêu dùng sẻ bất lợi hay được lợi về mặt
hàng đó, nhưng điều này không tác động đến thu nhập của người tiêu dùng. Người
tiêu dùng vẫn mua mặt hàng kể trên nếu xét cần thiết và ngược lại. Nói khác đi,
biến ngoại sinh là biến độc lập, giống như người nông dân làm ruộng nhờ vào nước
"thủy lợi" hay là "kênh, rạch", còn việc trời có mưa thì đỡ hơn, không mưa thì

cũng chẳng sao.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước
Trên thế giới cũng nhưtrong nước đã có rất nhiều những nghiên cứu về các lĩnh
vực trong ngành công nghiệp ô tô của toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy để xây
dựng được một ngành công ghiệp ô tô hoàn chỉnh, Anh và Mỹ đã phải mất 70 - 80
năm; Nhật Bản, Hàn Quốc mất khoảng 30 – 40 năm. Như vậy chúng ta dễ nhận
thấy trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô trên thế giới thì các nước đi sau
bao giờ cũng tốn ít thời gian hơn so với các nước đi trước bởi có sự tiếp thu kinh
nghiệm, công nghệ sản xuất song song với quá trình đi tắt, đón đầu kỹ thuật tiên
tiến hiện đại. Đây là điều mà các chuyên gia kinh tế Việt Nam cần hết sức quan tâm
nghiên cứu, xây dựng và phát triển công nghiệp ô tô nước nhà.

Các nhóm nghiên cứu và các phát hiện khác nhau
Các khóa luận về “Ngành ô tô thực trạng và giải pháp phát triển” đã phân
tích được thực trạng của ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trên thế giới, từ
quá trình hình thành và phát triển, cho đến phân tích những cơ hội và thách thức
cũng như khó khăn tồn tại trong ngành công nghiệp ô tô.Ngoài ra còn các đề tài
nghiên cứu “Chính sách thuế đối với việc pháttriển ngành công nghiệp ô tô” đều
nghiên cứu về vấn đề thuế nhập khẩu ô tô.
7




Lỗ hổng của nghiên cứu

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều phân tích theo hướng của người
cung mà chưa đề cập đến nhu cầu tiêu dùng hay yếu tố nào thúc đẩy, ảnh hưởng

đến lượng ô tô được tiêu thụ. Bởi vậy, trong bài tiểu luận của chúng tôi sẽ nghiên
cứu các yếu tố quan trọng quyết định doanh thu, số lượng của ngành ô tô.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết đưa ra:Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng dân số,
tổng thu nhập quốc dân tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sản lượng ô tô bán ra có
tăng không ?

II. Mô hình kinh tế lượng
1. Giải thích ý nghĩa các biến
Sau khi nghiên cứu sản lượng bán ô tô của các nước trên thế giới, nhóm em đưa
ra những yếu tố quan trọng tác động đến sản lượng bán ô tô của các quốc gia trên
thế giới năm 2016:
car= f ( GNI, popul, unemp)
Trong đó:
car
: sản lượng bán ô tô của các nước trên thế giới
GNI
: tổng thu nhập cả nước
popul
: dân số của một nước
unemp
: tỷ lệ thất nghiệp
1.1 Tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross National Income)


Khái niệm: Thu nhập quốc gia GNI là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra
từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia
đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.





Kí hiêu: GNI
Đơn vị : USD

8




Cách tính :

*Theo giá thực tế: GNI (Thu nhập quốc gia) = GDP (Tổng sản phẩm trong
nước) + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi
về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra+ Chênh lệch giữa thu nhập
sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
* Theo giá so sánh:
Thu nhập quốc gia (GNI) theo giá so sánh = GNI theo giá thực tế năm báo
cáo / Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh.
✓ Ý nghĩa: Thu nhập ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa. Theo lý thuyết
cung cầu, thì thu nhập có thể tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với lượng cầu về hàng
hóa tùy theo hàng hóa đó là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp. Nếu là
hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa xa xỉ thì thu nhập tăng dẫn đến cầu tăng,
nếu là hàng hóa thứ cấp thì thu nhập tăng dẫn đến cầu giảm. Phụ thuộc vào mỗi
quốc gia mà xe ô tô được coi là hàng hóa xa xỉ hay thông thường, nhưng chủ yếu
trên các nước, ô tô được coi là hàng hóa xa xỉ. Khi thu nhập quốc dân tăng thì sản
lượng ô tô cũng tăng. Nhóm em đưa ra kì vọng là thu nhập quốc dân tăng kéo theo
thu sản lượng ô tô tăng ( tỷ lệ thuận với nhau )

Nguồn tài liệu

/>PCAP.CD&country=#
1.2 Dân số (popul)

Kí hiệu : popul


Đơn vị : người



Ý nghĩa : Trong bài tiểu luận này, quy mô nhóm e nghiên cứu quy mô là dân
số của môt quốc gia. Biến dân số được kì vọng có tác động cùng chiều với với
chiều tăng của sản lượng ô tô bán ra. Khi dân số của một quốc gia tăng nhanh thì
sản lượng bán ô tô của quốc gia đó tăng nhanh, và ngược lại, khi dân số của một
quốc gia tăng chậm thì sản lượng bán ô tô của một quốc gia tăng chậm.

Nguồn tài liệu

9


/>OTL&country=



1.3. Tỷ lệ thất nghiệp (unemp)
Kí hiệu : unemp
Đơn vị : phần trăm




Ý nghĩa: Tỉ lệ thất nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập quốc
dân.Tỷ lệ thất nghiệp tăng làm giảm thu nhập quốc dân và ngược lại. Tỷ lệ thất
nghiệp được kì vọng có tác động ngược chiều với sự tăng của sản lượng ô tô mới
bán ra. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học thì trong ngắn hạn do sự biến đổi
phức tạp của lạm phát nên không thể nghiên cứu được chiều ảnh hưởng.

Nguồn tài liệu: />source=2&series=SL.UEM.
TOTL.NE.ZS&country=
2. Mô tả thống kê
Ta có bảng số liệu sau đây: Bảng
1: Mô tả kết quả thu được

car

GNI

unemp

49

49

49

49

12485

582014


20040265486,73

0,94

25525730,00 1378665000

18968714000000,00

26,55

1275232801876,50

7,77

Số quan sát
min
max

popul

giá trị trung
bình

1598760

98238121

( Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm R )
Từ Bảng 1 ta thấy:



Biến thu nhập quốc dân có
• Giá trị lớn nhất là ~ 18968 tỷ USD (theo số liệu của WorldBank 2016)

• Giá trị nhỏ nhất là~20 tỷ USD (theo số liệu của WorldBank 2016)



• Giá trị trung bình là 127 tỷ USD
Biến tỉ lệ thất nghiệp có
10


• Giá trị lớn nhất là 26,55 (phần trăm)
• Giá trị nhỏ nhất là 0,94 (phần trăm)
• Giá trị trung bình là 7,77 (phần trăm)
Biến dân số có



Từ đó ta có bảng kết luận sau:


Giá trị lớn nhất là~1378 triệu người ( theo số liệu của WorldBank )

Giá trị nhỏ nhất là ~0,58 triệu người ( theo số liệu của WorldBank )
Giá trị trung bình là~ 98 triệu người

BIẾN


Tên biến

Đơn vị

Dấu kỳ

Ý nghĩa

vọng
popul

Dân số

Triệu người

+

Dân số tăng dẫn đến cầu oto
cũng tăng

unempl

Tỉ lệ thất

Phần trăm

-

Tỉ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến


nghiệp
GNI

cầu về oto giảm

Thu nhập

Nghìn USD tính

quốc dân

theo USD năm
2016

+

Thu nhập khả dụng tăng dẫn
đến cầu về oto cũng tăng lên.

3. Ước lượng phương trình
Ước lượng mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
Log car = + log popul+ .log GNI+ unemp + Ước lượng
mô hình hồi quy mẫu:
Log car= + . logpopul+ .log GNI+ . unemp +
̂̂

̂

̂


̂

Ta có bảng mô tả kết quả thu được biến trong mô hình:

11


Biến

Số quan sát

Trung bình

Min

Max

logcar

49

12,807

9,432

17,055

logpopul


49

16,82

13,27

21,04

logGNI

49

26,68

23,72

30.57

unemp

49

7.766

0.937

26,550

Ta có biểu đồ phân số của các biến độc lập:


4. Mô tả sự tương quan
Thực hiện mô tả sự tương quan các biến, ta có bảng kết quả sau :

12


Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến
logcar

logpopul

logGNI

logcar

1,000

logpopul

0,858

1,000

logGNI

0,965

0,840

1,000


unemp

-0,190

-0,138

-0,212

unemp

1,000

Dựa vào bảng 3, ta có những nhận xét:
Phân tích sự tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc :
• logpopul có hệ số tương quan cao là: 0,858 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc
• logGNI có hệ số tương quan rất cao là: 0,965 và có tác động dương lên biến
phụ thuộc
• unemp có hệ số tương quan thấp là: -0,190 và có tác động âm lên biến phụ
thuộc
• Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (giữa logcar và logGNI),
nhưng tương quan thấp (giữa logcar và unemp) vì unemp bị khuyết tật.
Tính hiệp phương sai ta có:
• Cov (car; logpopul)= 0,858 . Tương quan cùng chiều và tương đối mạnh.
Dấu tuân theo và phù hợp với lý thuyết kinh tế.
• Cov (car ; logGNI)= 0,965. Tương quan cùng chiều và tương đối mạnh. Dấu
tuân theo và phù hợp với lý thuyết kinh tế.
• Cov (car, unemp)= -0,190. Tương quan ngược chiều và tương đối mạnh. Dấu
tuân theo và phù hợp với lý thuyết kinh tế.

Dưới đây là đồ thì thể hiện sựphụ thuộc giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc

13


(Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm R)
Phân tích sự tương quan giữa các biến độc lập:
• r(logpopul, logGNI)= 0,840
• r(logpopul, unemp)= -0, 138
• r(logGNI, unemp)= -0,212
Kết luận: Từ bảng 3 cho thấy các hệ số tương quan giữa các độc lập đa sốđều
nhỏ hơn 0,8.Vậy điều cần lưu tâm ở đây là mối tương quan lớn giữa thu nhập
quốc dân và quy mô dân số, bởi giữa hai biến giải thích này có hệ số tương quan
là 0,840>0,8. Do đó mô hình có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến
này khi hồi quy.
Với số liệu đã có mẫu quan sát n=49, trong dataset bằng phầnmềm R ta
thu được ước lượng sau:

14


Call:
lm(formula = logcar ~ logpopul + logGNI + unemp)

Residuals:
Min

1Q


Median

3Q

-1.65654 -0.17305 0.03301 0.25044

Max
0.77825

Coefficients:

Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) -14.520303

1.279443

logpopul

0.158857

0.067330

logGNI

0.923295

0.076370

unemp


0.002854

0.012651

-11.349 8.53e-15 ***
2.359

0.0227 *

12.090 9.86e-16 ***
0.226

0.8225

--Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1

Residual standard error: 0.434 on 45 degrees of freedom
Multiple R-squared:

0.9393, Adjusted R-squared:

F-statistic: 231.9 on 3 and 45 DF,

p-value: < 2.2e-16

(Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm R)
Ta có được bảng kết quả sau đây :

15


0.9352


Bảng 3 :
Tên biến

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê t

p-value

Hệ số tự do

-14,520

1,279

-11,349

8,53e-15

logpopul

0,519

0,067


2,359

0,023

logGNI

0,923

0,076

12,090

9,86e-16

unemp

0,003

0,013

0,226

0,822

Theo kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phân mềm R ta có hàm hồi
quy mẫu (SRF) như sau:
logcar= -14,520 + 0,159logpopul + 0,923logGNI + 0.003unemp
(1,279)

(0,067)


(0,076)

(0,013)

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
14.52
̂̂

=-14,520: trong trường hợp cac biến độc lập đều bằng o thì sản lượng ô tô là -

̂̂

̂̂

=

0, 159: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi thì dân số tắng 1% thì sản

lượng ô tô tăng 0, 159%
̂̂

=

0, 923: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi thì tổng GNI tăng 1% thì

sản lượng ô tô tăng 0, 923%.
̂̂

=


0,003: Trong trường hợp các yếu tố khác không đỏi thì khi tỷ lệ thất nghiệp

tăng 1 đơn vị thì sản lượng ô tô tăng 0,3%.
Nhận xét:Dấu của hệ số góc của thu nhập quốc dân và dân số tuân theo kì vọng.
Còn dấu hệ số góc của tỉ lệ thất nghiệp không tuân theo kì vọng.

16


III. Kiểm định giả thuyết
1. Kiểm định giả thuyết
1.1 Kiểm định các tham số hồi quy (với mức ý nghĩa α = 5%)
1.1.1 Kiểm định hệ số β0
Đặt giả thiết H0: β0 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1:β0≠ 0

Cách 1: p-value = 8,53e-1< 0.05 => Với mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H 0, chấp
nhận H1, tức là hệ số chặncó ý nghĩa thống kê.



Cách 2:
̂̂

• Thống kê | t | = |

̂

0


|= 11,353

( 0)

•(45) Chọn mức ý nghĩa α = 5%, df = 45
.025=

0

2.021

| t | > 0(45).025 = 2.021 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1

• Khoảng tin cậy:
(̂0 ±



( ̂0))

= (-14,520

2,021* 01,279) = (-17,1048; -±

11,9351)


0 không thuộc (-17,1048; -11,9351)=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1




Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số
chặn có ý nghĩa thống kê.
1.1.2 Kiểm định hệ số β1
Đặt giả thiết H0: β1 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1:β1≠ 0

17





Cách 1: p-value = 0,023 < 0.05=>Bác bỏ H0, chấp nhận H1

Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% chấp nhận H 0, bác bỏ H1, tức là hệ số β1
có không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là Popul không ảnh hưởng tới tổng lao
động



Cách 2:
̂̂

• Thống kê | t | = |

1
̂


| = 2,359

( 1)

• Chọn mức ý nghĩa α = 5%, df = 45

(45)
0
.025=



(45)
.025

|t|>0

2.021

= 2.021 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1

• Khoảng tin cậy:
̂̂

(

± ∗

1


2.021*0.067) = (0,0235:0,2944)

̂̂

(

1))

= (0,519±

0 không thuộc (0,0235:0,2944)=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1


Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% Bác bỏ H 0, chấp nhận H1, tức là hệ số β1
có ý nghĩa thống kê, nghĩa là dân sốcó ảnh hưởng tới tổng sản lượng bán ô
tô.

1.1.3 Kiểm định hệ số β2

Đặt giả thiết H0 : β2 = 0( hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1:β2≠ 0




Cách 1: p-value = 9,68e-16<0,05=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1

Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số β2 có

ý nghĩa thống kê, nghĩa là là thu nhập quốc dân GNI có ảnh hưởng đến sản

lượng ô tô bán ra .



Cách 2:
̂̂

• Thống kê | t | = |

2
̂

| = 12,090

( 2)

18


(45)
0
.025=


(45)
0
.025

|t|>


(̂ ±

• Chọn mức ý nghĩa α = 5%, df = 45

= 2.021 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1

• Khoảng tin cậy:


0

( ̂)) = (0,923± 2.021*0,076) = (0,7694; 1,0766)
0

0 không thuộc (0,7694; 1,0766) => Bác bỏ H0, chấp nhận H1




2.021

Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% bác bỏ H 0, chấp nhận H1, tức là hệ số β2 có

ý nghĩa thống kê, nghĩa là thu nhập quốc dân GNI có ảnh hưởng đến sản
lượng ô tô bán ra .
1.1.4 Kiểm định hệ số β3
Đặt giả thiết H0: β3 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)





H1:β3≠ 0
Cách 1: p-value = 0.822> 0.05=>Chấp nhận H0, bác bỏ H1

Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% chấp nhận H0, bác bỏ H1, tức là hệ số β3
có không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là thất nghiệp không có ảnh hưởng

đến sản lượng ô tô bán ra
❖ Cách 2:

̂̂

(

3)

• Chọn mức ý nghĩa α = 5%, df = 45



|t|>0

(45)

(45)
0
.025=

.025


2.021

= 2.021=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1

• Khoảng tin cậy:
(̂3 ±





( ̂3))

= 0.003

2.021*0.013)=(-0,0232; 0,0293)±

0 thuộc )=(-0,0232; 0,0293)=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1

19




Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 5% chấp nhận H 0, bác bỏ H1, tức là hệ số β3
có không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là là thất nghiệp không có ảnh hưởng

đến sản lượng ô tô bán ra.
1.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
• Đặt giả thiết H0 : R2 = 0

H1:R2≠0
• Tính F =

=
2

( − )

(1−





2

)( −1)

= 172,386
2

0,9393 (49−3)

(1−0.93932)(3−1)

Có F > 0(2,46).05= 1,6774

Với mức ý nghĩa α = 5%, bác bỏ H 0, chấp nhận H1 , mô hình hồi quy phù
hợp, tức là các biến độc lập giải thích được 93,93% sự biến động của biến
phụ thuộc.


̂

2. Giải pháp cụ thể
Qua việc chạy mô hình trên, ta thấy “ thu nhập ”- một yếu tố có ảnh hưởng lớn
nhất đối với sản lượng ô tô bán ra trên thị trường.Theo kết quả của mô hình ta có:
2.

Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập (GNI) tăng 1% thì
tổng sản lượng bán ô tô bán ra 0.932%, lớn nhất trong tất cả các biến với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.Do vậy nhóm em có đề xuất rằng: các quốc gia cần đưa
ra những chiến lược điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp lí để
phát triển bền vững nền kinh tế ô tô của mỗi nước. Đồng thời việc sử dụng chính
sách cân bằng dân số cũng cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Dân số ảnh
hưởng rất lớn tới lực lượng lao động, khi ngành công nghiệp ô tô phát triển, mà
thiếu đi đội ngũ lao động thì đó cũng là một vấn đề hết sức lưu tâm.Việt Nam, một
quốc gia đang được xem là vùng đất màu mỡ cho những nhà sản xuất ô tô. Trong
khi thị trường xe ở các nước láng giềng đang đi dần vào bão hòa, như là một kết
quả của chính sách kích cầu vài năm trước đây thì Việt Nam lại đang trong thời kỳ
“ô tô hóa”, người dân đổ xô đi mua ô tô theo đúng quy luật cung cầu khi mà kinh tế
đất nước đã phát triển đáng kế.Vậy để phát triển và gia tăng sản lượng ô tô bán ra,
Việt Nam cần phải phát triển toàn diện nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các
20


ngành kinh tế mũi nhọn để gia tăng thu nhập bình quân ( GNI), thực hiện tốt các
chính sách về dân số, tránh tình trạng già hóa dân số,lạm phát, hiện tượng “ thừa
thầy, thiếu thợ”, tập trung thu hút nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam để phát
triển ngành công nghiệp ô tô, gia tăng sản lượng bán ra trong những năm tiếp theo.


21


KẾT LUẬN CHUNG
Sau quá trình nghiên cứu, ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy biến
“Lượng ô tô mới bán ra trong năm 2016”, dựa trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ
cung cầu, hàm cầu Marshall, lí thuyết hành vi người tiêu dùng và nguồn số liệu
trong bảng data trong phần mềm Gretl, dưới đây là những kết luận chính, cùng
những kiến nghị cũng như nhận định chung của nhóm nghiên cứu chúng em. Bản
báo cáo đươc hoàn thành trên cơ sở đóng góp ý kiến của các thành viên và vốn kiến
thức đã được đúc kết từ quá trình học và nghiên cứu môn Kinh tế lượng, thông qua
đó, nhóm hi vọng sẽ đem lại kiến thức bổ ích về cơ sở lý thuyết và kết luận được
những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng bán ra ô tô mới trên thị trường.
Kết quả nghiên cứu dựa trên biến chính: Thu nhập khả dụng bình quân GNI,
dân số, thất nghiệp. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên tới
lượng ô tô mới được bán ra được thực hiện qua mô hình hồi quy ước lượng bình
phương tối thiểu thông thường OLS (dựa vào số liêu sẵn có trong mô hình Gretl),
kiểm định kết quả khắc phục khuyết tật mô hình và kiểm định hệ số hồi quy. Về
mặt tổng quát, kết quả đo lường thu được từ nghiên cứu này khá phù hợp với cơ sở
lý thuyết kinh tế về cầu nói chung, có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế
của thị trường.
Kết quả kiểm định mô hình theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS
cho thấy độ tương thích giữa mô hình và dữ liệu, giả thiết đưa ra được chấp nhận.
Các biến đề ra giải thích được phần lớn sự thay đổi của biến lượng ô tô mới bán ra,
trong đó, có 2 biến thực sự tác động đến biến lượng cầu ô tô mới, đó là dân số và
thu nhập khả dụng bình quân đầu người. Các kết quả này có hàm ý về mặt ý nghĩa
cũng như thực tiễn.

22



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />GvtA_0a-fVCaWrj5viEZT4CirbNA-HjFO_DkllvWaYR7BCJ1phg
2. />3. />4. />5. />6. Tham khảo tiểu luận nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
bán ô tô trong giai đoạn 1975-1999
7. TS. Hoàng Xuân Bình, Giáo trình Kinh tế vĩ mô cơ bản, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 2015.
8. N. Gregory Mankiw, MACROECONOMICS, Chapter 6, 1991

23



×