Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận kinh tế lượng NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GDP của BA nước ĐÔNG DƯƠNG GIAI đoạn 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.58 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

----------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GDP CỦA BA NƯỚC
ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000 -2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 14 - Lớp: KTE309.2
Bùi Thị Hoài Thương
Nguyễn Thị Nhung
Trần Mỹ Linh
Phan Thị Vân Anh
Vũ Phương Linh
Trần Diệu Linh

:
:
:
:
:
:

Hà Nội, tháng 5năm 2019

1713310150
1713310127
1711110411
1713310017
1613330063


1613300069


BẢNG ĐÁNG GIÁ THÀNH VIÊN
Nguyễn

Bùi Thị

Trần

Thị

Hoài

Diệu

Nhung

Thương

Linh

10

Nguyễn Thị
Nhung



Phạm Thị


Trần Thị

Vân Anh

Mỹ Linh

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10


10

Phương
Linh

Bùi Thị
Hoài

10

Thương
Trần Diệu
Linh
Phạm Thị
Vân Anh
Trần Thị
Mỹ Linh
Vũ Phương
Linh
Tổng điểm

10

10

10

10


10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10


10

10


LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường
là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Bởi vậy, GDP là một
công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát
triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn
duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm
cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nỗ lực của chính
phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh
hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những
mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do nhận thấy được sự tương đồng về mặt kinh tế, văn hóa và lịch sử của 3
nước Đông Dương cũng như mong muốn áp dụng được những kiến thức đã học
cùng công cụ Stata12 trong việc phân tích mô hình hồi quy ở Kinh tế Lượng, nhóm
chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu : Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ
số GDP của ba nước Đông Dương giải đoạn 2000-2015.
Mục tiêu của nghiên cứu: Thông qua kiến thức môn Kinh tế lượng, đánh giá,
xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP của ba nước Đông Dương( Việt
Nam, Lào, Campuchia) giai đoạn 2000-2015. Từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải
pháp mang tính thời sự cho cả ba nước này.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài : là các yếu tố ảnh hưởng đến
GDP của ba nước Đông Dương trong giai đoạn 2000-2015. Xét về mặt kinh tế, GDP
bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, để dễ dàng phân tích, nhóm chỉ sử
dụng 6 biến quan trọng bao gồm: Tổng đầu tư trong nước (INVEST), giá trị xuất

khẩu hàng hóa và dịch vụ (EXPORTS), giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
(IMPORTS), chi tiêu chính phủ (GOV), lực lượng lao động (LABOR), tiêu dùng hộ
gia đình (CONSUMPTION).
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Định lượng dưới sự hỗ trợ của phần
mềm Stata
Cấu trúc tiểu luận gồm 3 chương:




Chương I: Cơ sở lý thuyết về GDP: trình bày tổng quan GDP nói
chung và GDP của ba nước Đông Dương nói riêng, tổng quan tình
hình nghiên cứu của các công trình đi trước về đề tài và thực hiện lấp
đầy những lỗ hổng nghiên cứu đó .Từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu
Chương II: Xây dựng mô hình: Tiến hành xây dựng mô hình, phân
tích dự đoán sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động.




Chương III: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê: Tiền hành hồi
quy trên phần mềm Stata, kiểm định và khắc phục các khuyết tật của
mô hình. Từ đó đưa ra các kiến nghị để góp phần khắc phục thực
trạng.

Những khó khăn, hạn chế khi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu với kiến
thức và kinh nghiệm còn hạn chế , nhóm em đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tìm số liệu, bởi ba nước Đông Dương đều là các nước đang phát triển, vừa bước ra
khỏi chiến tranh không lâu. . Tuy nhiên, cả nhóm em đã cố gắng hết sức để có thể

thu nhập được số liệu càng nhiều càng tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu này, chắc chắn chúng em còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất
mong được nhận được sự góp ý từ cô để có thể hoàn thiện hơn ở những bài tập tiếp
theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG CHI TIẾT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm lý thuyết:
- GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ
nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế,
trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức
giá cả của một quốc gia. Chỉ số GDP càng cao cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của
một quốc gia và ngược lại.
- GDP là số đo giá trị của các hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động như:
Tiêu dùng của hộ gia đình: tổng chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa và dịch
vụ trong nền kinh tế (xây nhà và mua nhà không được tính vào Tiêu dùng mà được
tính vào Đầu tư).
Đầu tư: là tổng đầu tư trong nước của tư nhân, chỉ sự gia tăng tư bản nhằm tăng
cường năng lực sản xuất tương lai.
Chi tiêu của chính phủ: Hoạt động chính phủ chi tiêu cho các hoạt động như
xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, giáo dục, y tế,…và không bao gồm các khoản
trợ cấp xã hội như trợ cấp cho người tàn tật hay người nghèo,…
Xuất khẩu ròng: được tính bằng khoảng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và
dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) trừ đi nhập khẩu (tiêu dùng của nền
kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản

xuất). Khi GDP tăng, nhập khẩu có xu hướng tăng. Xuất khẩu của nước này chính
là nhập khẩu của nước khác nên GDP tăng sẽ có tác động ngược lại với xuất khẩu.
Xuất khẩu ròng có tác động trực tiếp lên nền kinh tế, nó thúc đẩy sản xuất sản phẩm
nhiều hơn.


Vì thế, GDP bằng tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và
Xuất khẩu ròng (NX). Do đó, ta có:
Công thức: GDP = C + I + G + NX

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Các quốc gia đều cố gắng duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn
định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư và GDP là một chỉ số kinh tế có tính cơ
sở phản ánh sự tăng trưởng, quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia. Vì
vậy, vấn đề vĩ mô mà những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm đó
là các yếu tố ảnh hưởng đến GDP có thể giúp chính phủ thay đổi các chính sách để
đạt được mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy nền kinh tế hay không. Theo các nhà kinh tế
cổ điển thì các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế- tác động gián tiếp đến
GDP là đất đai, lao động, tư bản. Còn theo quan điểm hiện đại thì các yếu tố đó lại
là: vốn, khoa học công nghệ, thể chế chính trị, vai trò của nhà nước và cơ cấu kinh
tế. Còn những nhân tố tác động trực tiếp thưởng được cho là tiêu dùng hộ gia đình
(C), tổng đầu tư trong nước (I), giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X), giá trị
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M), chi tiêu chính phủ (G) và lao động (L).
Trên thực tế, giai đoạn 2000 -2015, sự tăng trưởng kinh tế GDP của 3 nước Đông
Dương diễn biến như sau:
-

Đối với Lào, minh chứng cho yếu tố đầu tư tác động đến GDP là tinh hình thực
tế năm 2015, GDP của Lào có khả năng đạt 7,5%; tính đến cuối tháng 8 vừa qua
đã huy động được khoảng 1.590 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số

vốn 2,9 tỷ USD, vượt mục tiêu 48%; tín dụng ngân hàng tăng 12,93% so cùng kỳ
năm 2014. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh
trên cả nước, hiện còn khoảng 7%; mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800
USD vào năm 2015. Việt Nam đã có 253 dự án được cấp phép đầu tư vào Lào,
với tổng vốn FDI hơn 5,1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam đã góp phần tăng thu
ngân sách cho Lào khoảng 200 triệu USD năm 2014 và ước đạt từ 240 đến 260
triệu USD năm 2015; tạo công ăn việc làm cho hơn 30 nghìn lao động.


-

Tại Campuchia là nước nông nghiệp (20% diện tích là đất nông nghiệp, 75% dân
số làm nghề nông), sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá…; có
nhiều tài nguyên quý hiếm như dầu mỏ, gỗ, đá quý, hồng ngọc, vàng, bô-xít….
Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 6,4%; năm
2005, đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 13,4%. Ngành công nghiệp của Campuchia
còn yếu kém, chủ yếu dựa vào đầu tư và viện trợ của nước ngoài. Hàng năm,

-

Campuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD.
Ở Việt Nam, vai trò của lao động cho tăng trưởng chưa nhiều, mà vẫn chủ yếu
phụ thuộc vào vốn. Những năm gần đây đóng góp vào tăng trưởng của vốn có xu
hướng giảm nhiều, thay vào đó là tăng vai trò của TFP. Nếu như năm 2001 đóng
góp của vốn cho tăng trưởng là 71,94%, của TFP là 14,64%, và của lao động là
13,42% thì đến năm 2015 tỷ lệ đóng góp của vốn giảm xuống còn 45,82%, TFP
tăng lên mức 32,95% và lao động tăng lên 21,23%. Tính theo giai đoạn, cơ cấu
đóng góp của các nhân tố có sự thay đổi không đồng nhất. Nếu như giai đoạn
2001-2005 đóng góp của vốn chiếm tỷ trọng trung bình 66,73%, của TFP là
11,89%, và lao động là 21,38% thì đến giai đoạn 2006- 2010 do tăng mạnh

nguồn vốn đầu tư, đóng góp của vốn tăng lên trung bình là 78,16%, của lao động
tăng nhẹ lên 26,36%, của TFP giảm mạnh và có giá trị âm 4,52%. Ngược lại, giai
đoạn 2011-2015 vai trò của TFP tăng mạnh lên trung bình 28,94%, của lao động
là giảm nhẹ còn 19,78% và đóng góp của vốn giảm mạnh còn 51,28%. Tỷ lệ
đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP còn ở mức thấp phản ánh trình độ, ý
thức tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh của lao động Việt Nam chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Vì vậy, để phát triển kinh tế,
trong Chiến lược Tứ giác, Chính phủ nhiệm kỳ 3 đề ra 4 nhiệm vụ là:
- Phát triển nông nghiệp;
- Khôi phục, phát triển hạ tầng cơ sở
- Tăng cường khu vực cá thể nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm;
- Phát triển nguồn nhân lực.

Tất cả những thực nghiệm trên đã xảy ra trên 3 nước ĐÔNG DƯƠNG giai đoạn
2000-2015 đã minh chứng rằng các yếu tố đầu tư, nguồn nhân lực, xuất khẩu, nhập


khẩu, chi tiêu chính phủ và tiêu dùng hộ gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp
đến GDP.

3. Giả thuyết nghiên cứu: các yếu tố có tác động trực tiếp đến GDP:
a) Chi tiêu hộ gia đình (C):
Có một điều dễ nhận thấy là khi GDP tăng và và duy trì ổn định thì làm cho
người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn vì GDP tăng là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự
tăng trưởng kinh tế và lòng tin của người tiêu dùng và ngược lại. Khi niềm tin thấp,
họ bắt đầu chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn và do đó ảnh hưởng đến tổng sản
phẩm quốc nội GDP.
b) Đầu tư (I):
Đầu tư hay nói cách khác là gia tăng vốn tư bản, nó là một nhân tố sản xuất. Đầu
tư trong nước là những hoạt động như sử dụng như là máy móc, thiết bị hay nâng

cao tay nghề cho lao động, … và để có tư bản thì chúng ta phải thực hiện đầu tư hay
nói cách khác là tiêu dùng cho tương lai. Tỷ lệ đầu tư tính trên GDP càng cao thì
quốc gia đó càng có sự phát triển bền vững về lâu dài.
Đế sản xuất hang hóa để mua máy móc thiết bị, để mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao tay nghề cho công nhân viên chúng ta cần có vốn đầu tư. Harod Doma đã
nêu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế với công thức Icor, đó là tỉ lệ
tăng đầu tư chia cho tỉ lệ tăng GDP.
c) Xuất khẩu (X)
Là hoạt động những hàng hóa được sản xuất ở trong nước và bán ra ở nước
ngoài. Xuất khẩu làm tăng GDP. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở,
tham gia vào nền kinh tế thế giới và có quan hệ với các nước thông qua thương mại
và tài chính. Chúng ta xuất khẩu hang hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất trong nước
và nhập khẩu những hang hóa mà các nước có lợi thế về chi phí. Khoản chênh lệch
giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng tác động trưc tiếp


nên tăng trưởng kinh tế, vì nó là một phẩn của hang hóa dịch vụ sản xuất ra. Xuất
khẩu ròng tăng sẽ thúc đẩy sản xuất sản phẩm nhiều hơn.
d) Nhập khẩu (M)
Hoạt động hàng hóa được sản xuất ra ở nước ngoài nhưng được phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại
thương, nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác.
Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp cho người cư trú
trong nước. Nhập khẩu không phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước,
vào tý giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của
hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Khi mà nhập khẩu tăng thì
lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nước giảm - làm giảm GDP.
e) Chi tiêu chính phủ (G)
Chi tiêu chính phủ bao gồm các hoạt động chi tiêu cho các cấp từ trung ương cho
đến địa phương, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ quan trọng như cơ sở hạ tầng,

giáo dục,…Toàn bộ những khoản chi tiêu này đều được tính vào GDP.
Nếu chi tiêu chính phủ quá lớn thì có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế hay GDP
giảm. Trong nhiều trường hợp, tăng chi tiêu chính phủ có tác động tích cực lên nền
kinh tế vì chính phủ thường chi tiêu cho những hoạt động cũng như mục tiêu lâu dài.
Sẽ rất khó khăn nếu như chính phủ không đầu tư để phát triển đất nước.
f) Lực lượng lao động (L)
Lực lượng lao động là một bộ phận không thể thiếu của phát triển kinh tế và là
bộ phận quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế bởi vì mọi của
cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do con người tạo ra. Một số quan điểm cho
rằng con người là cốt lõi của sự tăng trưởng kinh tế. Con người có sức khỏe, trí tuệ,
tay nghề cao, có nhiệt huyết động lực nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố
cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Lực lượng lao động chỉ tính những người ở trong độ
tuổi lao động như 18 và có khả năng lao động. Khi lực lượng lao động tăng thì
không làm GDP tăng và còn làm GDP sụt giảm. Chỉ khi chất lượng của lực lượng


lao động được cải thiện và nâng cao thì mới có tác động thuận chiều đến tăng trưởng
kinh tế.


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1.Phương pháp luận của nghiên cứu:
1.1 Mô hình hồi quy:
Hồi quy là phương pháp chính trong kinh tế lượng, lần đầu tiên phương pháp
được thực hiện do nhà khoa học Franisis Galton, năm 1886 ông sử dụng nghiên cứu
mối quan hệ giữa chiều cao người cha và người con trai. Thuật ngữ Regression to
mediocrity (quy về giá trị trung bình) do Galton dùng cho đến nay các nhà nghiên
cứu gọi là phân tích hồi quy.
Về toán học: Phân tích hồi quy nói lên mối quan hệ phụ thuộc giữa một biến với
một hay nhiều biến khác.

• Biến phụ thuộc vào biến khác được gọi là biến phụ thuộc: biến Y
• Biến xác định sẵn, giá trị cho trước: biến X
Về kinh tế: Phân tích hồi quy nói lên mối quan hệ giữa một yếu tố kinh tế bị tác
động bởi một hay nhiều nhân tố tác động.
• Yếu tố bị tác động: biến Y
• Các nhân tố tác động: biến X
Về kỹ thuật: Phân tích hàm hồi quy là:
• Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của
biến độc lập nhằm tìm ra các hệ số hồi quy.
• Kiểm định các kết quả hồi quy tìm được như kiểm định hệ số hồi quy,
kiểm định hàm hồi quy.
Mô hình hồi quy tổng thể cho biết giá trị trung bình của biến Y thay đổi khi các
biến X thay đổi. Hàm tổng thể có một biến X là hàm hồi quy đơn, nếu có nhiều biến
X được gọi là hàm hồi quy bội. Chúng ta sẽ xem xét mô hình hồi quy tuyến tính k
biến:
Yi = β1 + β2X2i + … + βkXki + Ui
Trong đó:
• β1: Hệ số hồi quy (hệ số chặn), nó chính là giá trị trung bình của biến Y
khi X2i = … = Xki = 0
• βj {j=2,k} : Các hệ số hồi quy riêng, chúng phản ánh ảnh hưởng của biến
giải thích đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi giá trị của biến
giải thích khác chứa trong mô hình không đổi.
• Ui: Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i
1.2 Phương pháp ước lượng OLS:
Mẫu nghiên cứu về GDP và các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của 3 nước Đông
Dương trong giai đoạn 2000-2013 . Các số liệu được lấy từ The Global Economy,
tính toán từ công thức. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên
cứu là phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu OLS. Phương pháp OLS được
sử dụng phổ biến vì nó đơn giản và cho ước lượng tối ưu khi thỏa mãn các giả thiết
sau:



• Giả thiết 1: Các biến giải thích là phi ngẫu nhiên, tức là các giá trị của
chúng được cho trước hoặc được xác định
• Giả thiết 2: Kỳ vọng của các yếu tố ngâu nhiên ui bằng 0
• Giả thiết 3: Các ui có phương sai bằng nhau
• Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các ui
• Giả thiết 5: Không có sự tương quan giữa ui và Xi
• Giả thiết 6: Mô hình được xác định đúng
• Giả thiết 7: Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến
độc lập
Với các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, đây là phương pháp
thông thường cơ bản, dễ áp dụng mà lại cho kết quả ước luợng tối ưu với các tính
chất tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất trong các lớp ước lượng
tuyến tính không chệch.
2. Xây dựng mô hình lý thuyết:
Để mô hình hóa đề tài kinh tế này, chúng ta cần sử dụng mô hình kinh tế lượng
với những tính toán và công thứ đại số khoa học dựa trên những cơ sở lý thuyết và
khoa học vững chắc.
Tiếp tục, để xây dựng được mô hình kinh tế lượng, cần xác định các biến liên
quan để từ đó xây dựng công thức phản ánh sự tác động qua lại. Vậy, phương pháp
thống kê được dùng trong hai lĩnh vực là ước lượng và kiểm định giả thiết.
Nhằm tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng qua lại đến GDP của ba nước
Đông Dương trong gai đoạn 2000-2015, nhóm đã sử dựng phương pháp phân tích
hồi quy mẫu thể hiện xu thế biến động về mặt trung bình giữa các biến độc lập đến
biến phụ thuộc.
Bài tiểu luận sẽ đi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đến GDP của ba
nước Đông Dương giai đoạn 2000- 2015:
Ta xét mô hình hồi quy kinh tế:


- Dự báo dấu của các hệ số vào lý thuyết kinh nghiệm thực tế:
• Do theo lý thuyết trong các ngành khác cũng như trong thực tế, ta thấy
đầu tư trong nước cùng chiều với giá trị GDP, tức là đầu tư càng lớn thì giá trị GDP
càng có xu hướng tăng. Do đó

mang dấu (+)

• Tương tự với biến số, xuất khẩu, chi tiêu chính phủ, lực lượng lao
động, chi tiêu hộ gia đình càng lớn thì giá trị GDP càng có xu hướng tăng. Do đó
các hệ số

,

mang dấu (+).


• Nhâp khẩu tỉ lệ nghịch với sự gia tăng giá trị GDP nên

mang dấu

(-).
- Ý nghĩa của các tham số hồi quy như sau:
: hệ số chặn
: mức thay đổi giá trị GDP theo đầu tư
: mức thay đổi giá trị GDP theo xuất khẩu
: mức thay đổi giá trị GDP theo nhập khẩu
: mức thay đổi giá trị GDP theo chi tiêu chính phủ
: mức thay đổi giá trị GDP theo lực lượng lao động
: mức thay đổi giá trị GDP theo chi tiêu hộ gia đình
: yếu tố ngẫu nhiên

- Giải thích các biến:
Tên biến

Diễn giải

GDP

Tổng sản phẩm
quốc nội GDP
của Mỹ

Tên biến

Diễn giải

INV

Tổng đầu tư
trong nước

EX

Tổng giá
xuất khẩu

trị

IM

Tổng giá

nhập khẩu

trị

GOV

Tổng chi tiêu
của chính phủ

Biến phụ thuộc
Đơn vị
Chi chú
Gross Domestic Product - giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
Tỷ USD
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một
lãnh thổ, một thời kỳ nhất định.
Biến độc lập
Đơn vị
Ghi chú
Khi được đầu tư nhiều hơn thì nền kinh tế
Tỷ USD
có xu hướng phát triển mạnh hơn và GDP
của nước ấy cũng cao hơn
Khi xuất khẩu tăng giúp làm gia tăng giá
Tỷ USD
trị xuất khẩu ròng mang lại cho nền kinh
tế.
Khi nhập khẩu nhiều chúng ta làm giảm
Tỷ USD

giá trị xuất khẩu ròng mang lại cho nền
kinh tế.
Khi chi tiêu chính phủ nhiều cho việc xây
Tỷ USD
dựng các cơ sở hạ tầng sẽ phục vụ cho
tăng trưởng


LAB

Lực lượng lao Triệu
động
người

CONS

Tổng chi tiêu
Tỷ USD
hộ gia đình

Một nước có lực lượng lao động đông thì
tiềm lực kinh tế của nước ấy rất lớn nên
tổng sản lượng quốc nội làm ra lớn hơn.
(Nhưng cũng có tình trạng nền kinh tế bị
trì trệ vì sự quản lý không tốt của nhà
nước)
Khi chi tiêu hộ gia đình tăng thì sẽ kích
thích nền kinh tế phát triển

3. Mô tả số liệu:

3.1 Nguồn số liệu:
Bộ số liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và được tổng hợp từ
website về các yếu tố ảnh hưởng đến GPD của 3
nước Đông Dương giai đoạn 2000-2015. Bộ số liệu bao gồm 48 quan sát.
3.2 Mô tả thống kế bộ số liệu:
3.2.1 Mô tả bằng lệnh sum:
Thống kê mô tả dữ liệu (hình 2 phụ lục) trích xuất từ Stata cung cấp cái nhìn
chung nhất về những yếu tố tác động đến GDP của 3 nước Đông Dương giai đoạn
2000-2015 thông qua các biến số. Lệnh sum cho biết số quan sát (Obs), giá trị trung
bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std.dev), cũng như giá trị lớn nhất (max) và giá trị nhỏ
nhất (min) của các biến.
Kết quả được mô tả lại trong bảng sau:
Biến
GDP

Số
sát
48

INV

48

EX

48

IM

quan Giá trị

bình

trung Độ
chuẩn

lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
nhất
nhất

37.81042

53.45714

1.73

193.6

11.24417

16.08118

0.25

53.58

26.95562

44.8286

0.5


173.81

48

28.31875

44.6599

0.65

172.28

GOV

48

2.329583

3.231549

0.12

12.26

LAB

48

19.66208


20.87321

2.42

54.32

25.35

35.39723

1.45

131.57

CONS 48

3.2.3 Ma trận tương quan và mối quan hệ tương quan giữa các biến:


Dùng lệnh corr để biểu diễn mỗi quan hệ tương quan giữa các biến, ta có ma trận
tương quan dưới đây:
GDP
Ex
Im
Gov
Inv
Lab
Cons
GDP

1.0000
Ex
0.9923
1.0000
Im
0.9961
0.9964
1.0000
Gov
0.9952
0.9920
0.9928
1.0000
Inv
0.9859
0.9626
0.9794
0.9756 1.0000
Lab
0.8624
0.8506
0.8313
0.8340 0.8952 1.0000
Cons
0.9990
0.9926
0.9976
0.9940 0.9865 0.8552 1.0000
Nhìn chung các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc khá cao, đặc
biệt là cons (0,999)

Tất cả các biến Ex, Im, Gov, Inv, Lab, Cons đều tác động cùng chiều lên GDP
và có sự tác động tương đối mạnh, trong đó Lab có tác động nhỏ nhất (0,8624)
Ngoài ra, ma trận hệ số tương quan còn giúp phát hiện đa cộng tuyến giữa các
biến giải thích. Thông qua ma trận tương quan, ta thấy sự tương quan giữa các biến
độc lập là khá cao, chứng tỏ rằng mô hình bị hiện tượng đa cộng tuyến.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
1. Kết quả ước lượng:
* Mô hình ước lượng:
Sử dụng lệnh reg để hồi quy mối quan hệ giữa biến độc lập và các biến phụ
thuộc, ta có kết quả sau ( sau khi đã tóm tắt ):
Biến
Sai số
T quan sát
P>|t|
Khoảng tin cậy
INV
EX
IM
GOV
LAB
CONS

chuẩn (Std.Err)
0.814331
0.7599266
-0.5460575
1.990485
0.142751

0.6230856

0.1712835
0.000
0.1156082
0.000
0.1238436
0.000
0.6575518
0.004
0.0266031
0.000
0.187097
0.000
( Hình 1 phụ lục )

4.75
6.57
-4.41
3.03
5.37
4.19

Phương trình hồi quy:
GDP = 0.3947687 + 0.814331*INV + 0.7599266*EX – 0.5460575*IM +
1.990485*GOV + 0.142751*LAB + 0.6230856*CONS
Phân tích kết quả
 Số quan sát Obs = 48
 Tổng bình phương sai số tổng cộng TSS =134313.801
 Tổng bình phương sai số được giải thích ESS = 134239.17

 Tổng bình phương các phần dư RSS = 74.3308384
 Hệ số xác định R2 = 99.94% thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu
là rất cao, độ chặt chẽ của mô hình cao. Ngoài ra, giá trị của R 2 còn cho biết
99.84% sự biến động GDP của ba nước Đông Dương giai đoạn 2000-2015
được giải thích bởi các biến độc lập: đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, chi tiêu
chính phủ, lực lượng lao động và chi tiêu hộ gia đình.
 Hệ số xác định điều chỉnh = 0.9994
 Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình
·

= 0.3947687 nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá

trị các biến độc lập Xi= 0 thì GDP trung bình của ba nước Đông Dương là
0.3947687 tỷ USD


= 0.814331 : GDP ở ba nước Đông Dương có mối quan hệ tỉ lệ thuận

·

với đầu tư. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Đầu tư tăng lên 1 tỷ USD
thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương tăng lên 0.814331 tỷ USD.
= 0.7599266 : GDP ở ba nước Đông Dương có mối quan hệ tỉ lệ

·

thuận với xuất khẩu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Xuất khẩu tăng
lên 1 tỷ USD thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương tăng lên 0.7599266 tỷ
USD.
·


= – 0.5460575 : GDP ở ba nước Đông Dương có mối quan hệ tỉ lệ

nghịch với nhập khẩu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Nhập khẩu
tăng lên 1 tỷ USD thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương giảm đi
0.5460575 tỷ USD.
·

= 1.990485 : GDP ở ba nước Đông Dương và chi tiêu chính phủ có

mối quan hệ tỉ lệ thuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Chi tiêu chính
phủ tăng lên 1 tỷ USD thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương tăng lên
1.990485 tỷ USD.
·

= 0.142751 : GDP ở ba nước Đông Dương và lực lượng lao động có

mối quan hệ tỉ lệ thuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Lực lượng lao
động tăng lên 1 triệu người thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương tăng lên
0.142751 tỷ USD.
·

= 0.6230856 : GDP ở ba nước Đông Dương và chi tiêu hộ gia đình

có mối quan hệ tỉ lệ thuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, Chi tiêu hộ
gia đình tăng lên 1 tỷ USD thì GDP trung bình ở ba nước Đông Dương tăng lên
0.6230856 tỷ USD.

2. Suy diễn thống kê:
2.1 Kiểm định khuyết tật mô hình:

a) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Để kiểm định mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không, nhóm đã sử dụng dấu
hiệu nhận biết sau:


Cách 1: Xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập:
Dựa vào kết quả bảng Ma trận tương quan giữa các biến độc lập của mô hình, ta
thấy hệ số tương quan giữa các biến đều lớn hơn 0.8. Vì vậy mô hình tồn tại đa cộng
tuyến.
Cách 2: Sử dụng thừa số tăng phương sai VIF (variance inflation factor):
Variable

VIF

1/VIF

IM

793.04

0.001261

CONS

718.34

0.001392

EX


696.31

0.001436

INV

196.69

0.005084

GOV

117.06

0.008543

LAB

7.99

0.125097

Mean VIF

421.57

( Hình 2 phụ lục )
Theo kết quả tính toán trên phần mềm Stada12, ta thấy VIF của các biến độc lập
hầu hết lớn hơn 10. Cho nên mô hình có đa cộng tuyến.
Mặt khác, ta thấy rằng tuy tồn tại đa cộng tuyến cao nhưng các se( ) là không

quá lớn so với

. Khi đó, các hậu quả do đa cộng tuyến xảy ra đều không quá

nghiêm trọng và chúng ta không phải bận tâm nhiều đến việc liệu mô hình có đa
cộng tuyến cao hay không, hay nói cách khác ta không cần tới biện pháp khắc phục.

b) Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi:
Cặp kiểm định : H0 : PSSS không thay đổi
H1 : PSSS thay đổi
Ta sử dụng kiểm định Breusch- Pagan để kiểm tra hiện tượng PSSS được kết quả
như sau:
Chi2(1)
8.96
Prob > chi2
0.0028
( Hình 3 phụ lục )


Vì P-value= 0.0028 < 0.05 nên ta bác bỏ H0 tức là có xảy ra PSSS thay đổi.
=> Biện pháp khắc phục: Ta có thể khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp bình
phương tối thiểu tổng quát (GLS- Generalied least square) hoặc phương pháp ước
lượng sai số chuẩn.

c) Kiểm định hiện tượng tự tương quan:
Ta sử dụng phương pháp kiểm định Breusch- Godfley để kiểm tra với số liệu dạng
chéo như sau với cặp giả thiết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
F ( 1, 2 )

Prob > F

29.275
0.0325

( Hình 4 phụ lục )
Vì P-value= 0.0325 < 0.05 nên bác bỏ H0 hay nói cách khác đã xảy ra hiện tượng tự
tương quan.
Biện pháp khắc phục: khi có tự tương quan, ta bắt buộc phải sử dụng mô hình ước
lượng với phương pháp cao cấp hơn (2SLS, 3 SLS) chứ không phải là OLS.
d) Kiểm định bỏ sót biến:
Sau khi chạy mô hình thu được kết quả hồi quy,ta thực hiện kiểm định bỏ sót
biến bằng kiểm định Ramsey.
Cặp giả thiết:
H0 : Các hệ số của
H1 : Có ít nhất một hệ số

,

, đồng thời bằng 0
bằng 0 hoặc

bằng 0

Bằng kiểm định Ramsey Reset ( hình 5 phụ lục ), ta thu được kết quả:
F( 6, 41 ) = 12337.57
P-value = 0.375
Ta thấy P-value= 0.375 rất lớn, suy ra không bác bỏ H0, mô hình ban đầu được
xác định đúng, không có biến nào bị bỏ sót
e) Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu:

Cặp giả thuyết:
H0: sai số có phân phối chuẩn.
H1: sai số không phân phối chuẩn.
Bằng kiểm định Skewness-Kurtosis:
Ta tạo nhiễu res
Sử dụng lệnh sktest trong Stata để kiểm định, ta có:


Variable

Obs

Myresiduals 48

Pr
(Skewness)

Pr(Kurtosis) Adj
chi2(2)

Prob>chi2

0.3537

0.5465

0.5271

1.28


( Hình 6 phụ lục )
Ta thấy P- value = 0.5271 > 0.05 => không bác bỏ H0, sai số phân phối chuẩn

2.2 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:
Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tức là kiểm định giả thuyết liệu toàn
bộ các biến độc lập trong mô hình có giải thích gì cho biến phụ thuộc hay không, tức
là các hệ số hồi quy có đồng thời khác 0 hay không.
 Phương pháp: Sử dụng kiểm định F
Cặp giả thuyết:

Source
Model
Residual
Total

ss
df
ms
134239.17
6
22373.195
74.3308384
41
1.81294728
134313.501
47
2857.73405
( Hình 7 phụ lục )
Kiểm định F thực hiện trên phần mềm Stata được kết quả như sau:
Giá trị kiểm định:

Với mức ý nghĩa α = 5% , ta có giá trị tới hạn Fc = F(6,41)= 2.329771
Ta thấy rằng F > Fc
Suy ra bác bỏ giả thuyết H0 -> Mô hình sử dụng là phù hợp.

3. Thực trạng và kiến nghị:
3.1 Thực trạng:
Vươn mình để trở thành “con hổ Châu Á” cũng đều là khát vọng của 3 quốc gia
Đông Dương. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy ước mơ khó trở thành hiện thực bởi
nhiều yếu tố:


- Yếu tố khách quan: Những nền kinh tế mới hoàn toàn bị nhấn chìm bởi cơn
khủng hoàn tài chính diễn ra khá gần nhau. Cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 với hậu quả nặng nề làm giảm các hoạt động giao dịch trong khu vực.
Hay Đại khủng hoảng năm 2008 làm suy sụp nhiều nền kinh tế. Cộng thêm nhiều
diễn biến chính trị phức tạp xung quanh lãnh thổ 3 nước…
- Yếu tố chủ quan: Ba nước Đông Dương vẫn còn rè rặt trong vấn đề hội nhập
và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế. Dẫn đến tốc độ tang trưởng kinh
tế còn thấp ở những năm đầu thế kỉ XXI. Ví dụ Việt Nam với 7,33% và Lào 6,29%
gai đoạn 2001-2005.
3.2 Kiến nghị:
- Về phía chính phủ:
Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, đạt mức tăng trưởng. Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt
bằng lãi suất hợp lý.
Hai là, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát
triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Hiệu quả hóa các giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh bằng chính sách giãn, hoãn, miễn,
giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng...

Ba là, triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu kinh tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng. Rà soát các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa, khuyến khích DN
thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ.
Bốn là, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cường phòng, chống
thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,
tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Sáu là, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng
cao hiệu quả công tác đối ngoại.
- Về phía doanh nghiệp:
Thực hiện các chính sách đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp, cải tiến khoa học
công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời chủ
động quan sát, theo dõi các biến động tài chính, kinh tế vi mô của doanh nghiệp để
có những biện pháp xử lý với những yếu tố gây suy thoái ảnh hướng phát triển
doanh nghiệp.


KẾT LUẬN
Nhìn vào kết quả nghiên cứu dựa vào mô hình hồi quy trên, chúng ta có thể giải
thích được tương đối chính xác và đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố: Lực lượng
lao đồng, tổng đầu tư trong nước, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, giá trị nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, chi tiêu chính phủ, tiêu dùng hộ gia đình. Đồng thời
chúng ta có thể dễ dàng nhận xét mối quan hệ giữa các biến độc lập đối với biến phụ
thuộc thông qua việc chạy mô hình và kiểm định các giả thiết.
Từ những kết quả thu được, chúng ta có thể nhận thấy biến duy nhất có quan hệ
nghịch biến với GDP là giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, 5 biến còn
lại có quan hệ đồng biến với GDP là lực lượng lao động, tiêu dùng hộ gia đình, chi
tiêu chính phủ, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trong ước. Tuy nhiên,
biến ảnh hưởng mạnh nhất tới tổng sản phẩm quốc nội là. Như vậy, có thể nói nếu

như chi tiêu chính phủ tăng để phục vụ các chính sách phát triển kéo tổng GDP của
quốc gia sẽ tăng trong năm đó và cả trong các năm tiếp theo.
Ba quốc gia Đông Dương là nền kinh tế nhỏ đang phát triển. Nhờ có những
chính sách mở cửa hợp thời cùng những động thái thực sự muốn phát triển nền kinh
tế của quốc gia, chính phủ 3 nước đang dần chứng minh cho người dân và quốc tế
biết được những khả năng tiềm ẩn, đủ sức vươn mình sánh vai với các quốc gia phát
triển khác trong khu vực và thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Kinh tế lượng, tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Đông, PGS.TS
Nguyễn Thị Minh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
• />• Báo Vietstock.vn bài viết “Những yếu tố tác động GDP Việt Nam về trung
hạn”.
• Giáo trình “Kinh tế học”, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.TS Vũ
Kim Dũng
• Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, bài viết “6 giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng
GDP”
• Giáo trình Kinh tế học vĩ mô cơ bản, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, TS
Hoàng Xuân Bình.
• Download economic data from


Phụ lục
. reg

GDP INV EX IM GOV LAB CONS
Source

SS


df

MS

Model
Residual

134239.17
74.3308384

6
41

22373.195
1.81294728

Total

134313.501

47

2857.73405

GDP

Coef.

INV

EX
IM
GOV
LAB
CONS
_cons

.814331
.7599266
-.5460575
1.990485
.142751
.6230856
.3947687

Std. Err.
.1712835
.1156082
.1238436
.6575518
.0266031
.1487097
.4394349

t
4.75
6.57
-4.41
3.03
5.37

4.19
0.90

Number of obs
F( 6,
41)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

P>|t|
0.000
0.000
0.000
0.004
0.000
0.000
0.374

[95% Conf. Interval]
.4684169
.5264511
-.7961647
.6625327
.089025
.3227602
-.4926882

Hình 1: Mô hình ước lượng

------------------------------------------------------------------

Hình 2: Sử dụng thừa số tăng phương sai VIF
----------------------------------------------------------------

=
48
=12340.79
= 0.0000
= 0.9994
= 0.9994
= 1.3465

1.160245
.993402
-.2959503
3.318438
.196477
.923411
1.282226


Hình 3: kiểm định Breusch- Pagan
-----------------------------------------------------------------

Hình 4: kiểm định Breusch- Godfley
-------------------------------------------------------------------

Hình 5: kiểm định Ramsey Reset
------------------------------------------------------------------------------------



×