Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.85 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I
ĐỀ TÀI: Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017

Giáo viên giảng dạy:
Lớp tín chỉ :

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
KTE218(2-1819).1_LT

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trịnh Thị Tâm

1714410202

Nguyễn Thị Thùy Dung

1714410048

Nguyễn Thị Trang

1714410231

Hà Nội, tháng 6 năm 2019



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) .. 7

1.1. Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu.................................................... 7
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế................................................................................. 7
1.1.3. Chỉ số FDI.............................................................................................. 8
1.1.4. Chỉ số lạm phát....................................................................................... 8
1.1.5. Nguồn lao động....................................................................................... 9
1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến GDP..................9
1.2.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP............................................................... 9
1.2.2. Mối quan hệ giữa nguồn lao động và GDP.......................................... 10
1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP...................................................... 10
1.2.4 Lổ hổng trong nghiên cứu biến động GDP ở Việt Nam..........................11
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG..................................................... 12
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu............................................................ 12
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 12
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 12
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu............................................. 12
2.2. Xây dựng mô hình....................................................................................... 12
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát:................................................................. 12
2.2.2. Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:....................................................... 12
2.3. Mô tả các biến............................................................................................. 13
2.3.1. Nguồn số liệu...................................................................................... 13
2.3.2. Mô tả biến............................................................................................. 14
2.3.3. Mô tả thống kê biến có điều kiện:....................................................... 14
2.3.4. Biểu đồ phân bố của từng biến độc lập trong mô hình:........................15
2.4. Ma trận tương quan.................................................................................... 16
2.5. Biểu đồ tương quan giữa các biến:............................................................ 18
2.5.1. GDP và FDI.......................................................................................... 18

2.5.2. GDP và L.............................................................................................. 19
2.5.3. GDP và INF.......................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.............21

1


3.1 Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải thống kê.............................21
3.1.1 Kết quả ước lượng................................................................................. 21
3.2 Kiểm định..................................................................................................... 22
3.2.1 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển..............22
3.2.2. Kiểm định các hệ số hồi quy.................................................................. 23
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP............................................................. 25
4.1 Kiến nghị về chính sách............................................................................... 25
4.2. Kết luận....................................................................................................... 26
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................ 28
PHỤ LỤC............................................................................................................... 30
1.

Bảng số liệu:........................................................................................... 30

2.

Kết quả STATA:....................................................................................... 38

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn số liệu.......................................................................................... 13
Bảng 2.2: Mô tả các biến......................................................................................... 14
Bảng 2.3: Mô tả thống kê biến có điều kiện............................................................ 14
Bảng 2.4: Ma trận tương quan................................................................................. 16

Bảng 3.5: Bảng kết qủa thống kê............................................................................. 21
Bảng 3.6: Kiểm định hệ số hồi quy......................................................................... 23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố của biến đầu tư nước ngoài...................................... 15
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân bố của biến tỷ lệ lạm phát............................................. 15
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bố của biến lao động..................................................... 16
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tương quan giữa GDP và FDI................................................ 18
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan giữa GDP và L.................................................... 19
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tương quan giữa GDP và INF................................................ 20
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Residuals and fitted............................................................... 23

2


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Người được đánh giá
Người đánh giá

Trịnh Thị Tâm

Trịnh Thị Tâm

Nguyễn Thị Thùy
Dung

Nguyễn Thị Trang

10


10

Nguyễn Thị Thùy
Dung

10

10

Nguyễn Thị Trang

10

10

Điểm tổng kết từ
đánh giá

10

10

3

10


MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những nhân tố quan trọng dùng để đánh
giá mức độ phát triển của một quốc gia hay khu vực. Để đo lường tăng trưởng kinh

tế, tùy vào thời điểm, đặc điểm quốc gia hay người tiến hành nghiên cứu khác nhau
mà thước đo được lựa chọn là khác nhau. Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế về
tăng trưởng kinh tế thì “Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổng
sản lượng của một quốc gia hoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) hoặc Tổng
sản phẩm quốc dân (GNP).”Trên thực tế, ngoài hai chỉ số trên, còn có thể sử dụng
GDP bình quân đầu người để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế.Tuy vậy ở một
số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ”.
Cũng chính vì thế, GDP – chính xác là GDP thực tế, luôn là một thước đo thường
xuyên được dung để đánh giá tăng trưởng kinh tế.Nếu GDP thực tế năm sau thấp
hơn năm trước, chứng tỏ nên kinh tế của nước đó không có sự tăng trưởng phát
triển.GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ
lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số,...
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng
trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu
kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia. Bởi vậy, GDP là một công cụ quan
trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay
đổi trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có
ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp
nhàng, toàn diện nền kinh tế. Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền
kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP
là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nổ lực của chính phủ. Vì thế việc nghiên
cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính
phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai

4


hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm. Đó là lý do nhóm chúng em quyết

định nghiên cứu đề tài: “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) ) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017”.
Có rất nhiều bài báo, bài luận, các nghiên cứu về đề tài này. Mỗi đề tài lại có một
hướng tiếp cận cũng như những cái nhìn khác nhau. Qua các đề tài trước đó và lý
thuyết kinh tế, ta thấy được có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội
của một quốc gia không chỉ có dân số; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, chỉ số tham
nhũng: mức đầu tư của quốc gia; chỉ số giá tiêu dùng mà còn thu nhập bình quân đầu
người, chi tiêu chính phủ, khoảng cách giữa hai quốc gia,... Mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố cũng khác nhau đối với từng thời điểm và từng nơi. Để dễ dàng cho việc nghiên
cứu, nhóm chúng em đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và sử dụng phương pháp
bình phương nhỏ nhất OLS. Với số liệu từ 136 quan sát (136 quốc gia) thu nhập được
từ , nhóm chúng em tập trung phân tích tác động của 3 yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến GDP, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát và lực
lượng lao động. Trong đó yếu tố lực lượng lao động luôn là yếu tố then chốt dẫn đến sự
thay đổi GDP trong mấy năm gần đây. Từ việc phân tích đó tìm ra được những biện
pháp giúp tăng trưởng GDP của các quốc gia nói trên.

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng em đã gặp khá nhiều khó khăn. Trong đó khó
khăn lớn nhất là việc tìm bộ số liệu. Bởi lẽ việc thống kê các số liệu ở Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới mà có GDP liên tục thay đổi còn nhiều hạn chế và
đang được cập nhật. Đặc biệt khó khăn là việc số liệu liên quan đến sự biến động
của các yếu tố ảnh hưởng, cần sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Vì vậy, sự hạn
chế các biến và bộ số liệu làm cho quá trình lập bảng số liệu và chạy mô hình còn
gặp nhiều vướng mắc. Có thể đó là lí do thông tin đưa ra trong mô hình chưa hoàn
toàn sát với thực tế.
Bài tiểu luận nhóm em gồm những phần sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về tổng sản phẩm quốc nội GDP.

5



Chương II: Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội
của một số nước trên thế giới.
Chương III: Kết định và suy diễn thống kê từ mô hình các yếu tố ảnh hưởng
đến tổng sản phẩm quốc nội của một số nước trên thế giới.
Chương IV: Kết luận và các biện pháp tăng trưởng GDP.
Trong quá trình làm bài tập nhóm, mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài của chúng
em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những
lời góp ý của cô để có thể hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận này cũng như rút kinh
nghiệm cho những bài sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC
NỘI (GDP)

1.1. Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan về tổng sản phẩm quốc nội GDP
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của
Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia ) trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Phát triển kinh tế của một nước được đo bằng
nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu
đơn giản là sự thịnh vượng của một quốc gia, đối với quốc tế chỉ tiêu này là một trong
những căn cứ để xác định vị thế của một quốc gia cũng như căn cứ để nước ấy vay tiền
đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP bình quân đầu
người có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận kết quả hoạt động của nền kinh tế nhằm

hoạch điịnh chính sách phù hợp, cải thiện nền kinh tế.

-

Cách tính GDP:
 GDP= Tiêu dùng+ Tổng đầu tư + Chi tiêu Chính phủ + ( Xuất khẩu-Nhập
khẩu)
 Tức là: GDP=C+I+G+(X-M)

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, thông thường quy mô sản lượng đầu ra được phản
ánh qua quy mô GDP. Mức tăng trưởng thường được phản ánh bằng chênh lệch quy
mô GDP thực tế giữa năm nghiên cứu và năm gốc theo công thức sau:
Mức tăng trưởng = GDPt – GDPt-1
Và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế so với năm gốc bằng:

7


% tăng trưởng = GDPt – GDPt-1 GDPt-1
Khi nền kinh tế tăng trưởng quy mô của nó lớn hơn, nhưng liệu quy mô dân số
lớn, tốc độ tăng dân số nhanh thì cuộc sống của người dân không khấm khá hơn. Vì
vậy, chỉ tiêu trên được mở rộng tính trên đầu người, sự gia tăng về quy mô và tốc độ
GDP tính trên đầu người sẽ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế chính xác hơn.

1.1.3. Chỉ số FDI
FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư
dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

sở sản xuất kinh doanh này.
-

Ý nghĩa của FDI:
 Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản
phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
 Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác
dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất
nghiệp và lạm phát. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình
thức các loại thế.
 Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới thu hút thêm lao
động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.

1.1.4. Chỉ số lạm phát

Tỉ lệ lạm phát (Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế.
Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế.Thông thường, người ta tính tỉ
lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ só giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm
phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay 1 năm.
Lạm phát tăng cao và kép dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền
kinh tế. Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuát kinh doanh, ảnh hưởng đến

8


khả năng cạnh trang của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm
giảm giá trị đồng tiền trong nước.


1.1.5. Nguồn lao động
Nguồn lao động của một quốc gia là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định
có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động thể hiện qua hai mặt: số lượng và
chất lượng.
-

Số lượng: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động nhưng nằm trong tình trạng đang thất
nghiệp , đang theo học hay nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc.

-

Chất lượng: Trình độ chuyên môn, tay nghề kẽ năng làm việc. sức khỏe
của người lao động.

1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến GDP
1.2.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP
Theo bài viết của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Nguyễn Quỳnh Hương –
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, lý thuyết chiết trung được phát triển bởi Dunning
(1988) đã chỉ ra rằng, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phụ
thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Trong ngắn hạn, mối quan
hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có xu hướng thấp nhưng về lâu dài, tỷ lệ đầu tư
được nhận thấy có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, De Mello
(1999) cho rằng vốn FDI có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao công
nghệ thông qua đào tạo lao động và mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắp
xếp tổ chức. Trong khi De Gregorio (2003) cũng đã ghi nhận rằng có sự chuyển công
nghệ và kiến thức từ các nhà đầu tư quốc gia kèm theo nguồn vốn FDI dẫn đến tăng
trưởng năng suất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, một số lập luận khác lại cho rằng nguồn
vốn FDI lấn át đầu tư trong nước (DI) và có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Nghiên
cứu của Huang (1998, 2003), Braunstein và Epstein (2002) cho thấy, FDI có thể thay

thế nguồn vốn DI trong thời gian dài. Nhìn chung có rất nhiều quan điểm cũng như kết
luận về mối quan hệ này, chủ yếu có thể là do cách thức phương pháp,

9


nghiên cứu, thời gian, dữ liệu được lấy ở những nơi khác nhau nên không thể nào
khẳng định một cách tuyệt đối mà chỉ nên đúng kết luận và rút kinh nghiệm.

1.2.2. Mối quan hệ giữa nguồn lao động và GDP
Các nhà kinh tế đều cho rằng, nguồn lao động của một nước sẽ quyết định tính
chất và bước đi của công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia đó. Theo
Frederik Harbison: “Các nguồn nhân lực là nền tảng chủ yếu để tạo ra của cải cho
các nước. Tiền vốn sản xuất và các tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố thụ
động trong sản xuất, con người là những tác nhân tích cực chủ động tích lũy vốn,
khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị và
đưa sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên. Rõ ràng là đất nước nào bất lực trong
việc phát triển tay nghề và kiến thức cho nhân dân mình và không sử dụng những
cái đó một cách hữu hiệu trong nền kinh tế quốc dân sẽ không phát triển được bất
kỳ một thứ gì.”
Nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ quá trình phát triển
kinh tế- xã hội nào. Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao, nguồn lao
động vẫn là yếu tố hết sức quan trọng.
Nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động mà
còn là nhân tố quyết định tổ chức đó sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác, do đó
nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển. Hơn nũa, quá
trình hàng hóa- dịch vụ của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, tạo động lực
tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP

Có rất nhiều quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng (của
Keynes, Milton Friedman). Sau khi xem xét các quan điểm từ nhiều trường phái
khác nhau, ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và GDP không phải mà
mối quan hệ một chiều mà có sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn
ở mức thấp, lạm phát và tăng trương có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn
tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ
này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ

10


ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối
ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát hậu quả
của việc cung tiên quá mức vào nền kinh tế.
1.2.4 Lổ hổng trong nghiên cứu biến động GDP ở Việt Nam
Từ kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc nghiên cứu cácnhân
tố ảnh hưởng GDP ở Việt Nam vẫn còn những khoản trống về mặt nội dung cũng
như phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
-

Về mặt phương pháp, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã có một số
công trình sử dụng phương pháp mô hình nơ-ron để nghiên cứu tác động của
các nhân tố đến GDP. Trong phạm vi ở Việt Nam chưa thấy nhiều công trình
sử dụng mô hình mạng nơ–ron để nghiên cứu biến động GDP.

-

Về nội dung, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tiếp cận từ phía
tổng cung nền kinh tế để nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP như vốn,
lạm phát, FDI. Chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp nghiên cứu giữa các nhân

tố năng lượng với vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, lạm phát đến

GDP.

11


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông
tin về một hay nhiều yếu tố được thu thập tại cùng một thời điểm ở các quốc gia, vùng
lãnh thổ khác nhau. Số liệu được thu thập qua các trang thông tin trên mạng.

2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và Stata để xử lý sơ lược số liệu và tính ma trận tương
quan giữa các biến.
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu
thông thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến. Từ đó
tìm ra sự tác động của những biến độc lập (Đầu tư trục tiếp nước ngoài, Tỷ lệ lạm phát,
Số lượng lao động) đến biến phụ thuộc( tổng sản phẩn quốc nội ở mỗi nước).

2.2. Xây dựng mô hình
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát:
Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc GDP vào các
biến độc lập FDI, INF, L có dạng:
GDPi = β1 + β2×FDI + β3×INF + β4×L + ui
2.2.2. Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
̂

GDP i = β1

̂

̂

̂

+ β2×FDI+ β3×INF + β4×L + ei

Trong đó:
 Biến phụ thuộc:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product (Triệu USD);
 Biến độc lập:
FDI: Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài – Foreign Direct Investment
(Tỉ USD);

12


INF: Tỷ lệ lạm phát – Inflation rate (%);
L: Lực lượng lao động – Labor (Triệu Người);
 Với sai số ngẫu nhiên u i và phần dư ei thể hiện các yếu tố khác có ảnh hưởng tới
Chỉ số tổng sản phẩm quốc dân nhưng không được thể hiện trong mô hình.

2.3. Mô tả các biến
2.3.1. Nguồn số liệu
Kí hiệu

Tên biến


Nguồn số liệu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Worldbank

FDI

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

Worldbank

INF

Tỷ lệ lạm phát

Worldbank

L

Số lượng lao động

Worldbank

Bảng 2.1: Nguồn số liệu


13


2.3.2. Mô tả biến
Vai



trò

hiệu

Ý nghĩa

Kì vọng dấu của hệ
số hồi quy ước lượng

Đơn vị

tương ứng với từng
biến

Biến
phụ

GDP

thuộc

Biến

độc lập

Tổng sản phẩm quốc

Tỉ USD

nội

FDI

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

Tỉ USD

+

INF

Tỷ lệ lạm phát

%

-

L

Số lượng lao động

Triệu người


+

Bảng 2.2: Mô tả các biến

2.3.3. Mô tả thống kê biến có điều kiện:
GDP

FDI

L

INF

Số quan sát
N

136

136

136

136

Gía trị kì vọng
Mean

2.85e+11


7.99e+08

1.15e+07

5.405789

Gía trị nhỏ nhất
Min

3.93e+08

-7.35e+10

39195

-2.182015

Gía trị lớn nhất
Max

4.87e+12

1.50e+11

1.05e+08

41.68645

Sai số chuẩn
Std


6.78e+11

2.00e+10

1.80e+07

6.512871

Bảng 2.3: Mô tả thống kê biến có điều kiện

14


2.3.4. Biểu đồ phân bố của từng biến độc lập trong mô hình:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố của biến đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân bố của biến tỷ lệ lạm phát

15


Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bố của biến lao động

2.4. Ma trận tương quan

GDP

FDI


L

GDP

1

FDI

0.5702

1

L

0.5921

0.1249

1

INF

-0.1310

-0.0676

0.1025

Bảng 2.4: Ma trận tương quan


16

INF

1


Từ bảng 2.4, ta có:
P (GDP, FDI) = 0.5702
 Sự tương trung bình.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Đầu tư trực
tiếp nước ngoài và Tổng sản phẩm quốc nội – phù hợp với lý thuyết kinh tế.
 Sự tương quan trung bình.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Số lượng lao
động và Tổng sản phẩm quốc nội – phù hợp với lý thuyết kinh tế.
P (GDP, INF) = -0.1310
 Sự tương quan rất thấp.
 Hệ số tương quan âm cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa Tỷ lệ lạm phát
và Tổng sản phẩm quốc nội – phù hợp với lý thuyết kinh tế.

17


2.5. Biểu đồ tương quan giữa các biến:
2.5.1. GDP và FDI

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tương quan giữa GDP và FDI

Từ biểu đồ 2.4, nhận thấy đường hồi quy tuyến tính giữa hai biến GDP và FDI có

dạng dốc lên từ trái qua phải và có độ dốc khá lớn → có thể thấy rằng đây là một
mối quan hệ thuận chiều khá mạnh. Có thể dự đoán giữa GDP và FDI có ảnh hưởng
cùng chiều (Khi Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng thì Tổng sản phẩm quốc nội tăng).
Các điểm biểu diễn quan sát nhìn chung trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằng
hai biến có ảnh hưởng đến nhau, biến FDI có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình
này.

18


2.5.2. GDP và L

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan giữa GDP và L

Từ biểu đồ 2.5, nhận thấy đường hồi quy tuyến tính giữa hai biến GDP và L có
dạng dốc lên từ trái qua phải và có độ dốc khá lớn → có thể thấy rằng đây là một
mối quan hệ thuận chiều khá mạnh. Có thể dự đoán giữa GDP và L có ảnh hưởng
cùng chiều (Khi Số lượng lao động tăng thì Tổng sản phẩm quốc nội tăng).
Các điểm biểu diễn quan sát nhìn chung trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằng hai
biến có ảnh hưởng đến nhau, biến l có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.

19


2.5.3. GDP và INF

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tương quan giữa GDP và INF

Từ biểu đồ 2.6, nhận thấy đường hồi quy tuyến tính giữa hai biến GDP và INF có
dạng dốc xuống từ trái qua phải và có độ dốc khá thoải → có thể thấy rằng đây là

một mối quan hệ ngược chiều khá yếu. Có thể dự đoán giữa GDP và INF có ảnh
hưởng ngược chiều (Khi Tỷ lệ lạm phát tăng thì Tổng sản phẩm quốc nội giảm).
Các điểm biểu diễn quan sát nhìn chung trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằng
hai biến có ảnh hưởng đến nhau, biến FDI có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình
này.

20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN
THỐNG KÊ.
3.1 Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải thống kê.
GDP

Hệ số hồi quy

Sai số của hệ số hồi
quy

ts

P-value

FDI

16.6576

1.82897

9.11


0.000

L

20545.94

2035.524

10.09

0.000

INF

-1.60e+10

5.61e+0.9

-2.86

0.005

_cons

1.22e+11

5.11e+10

2.39


0.018

Số quan sát: 136
F(3, 132)=73.01
P-value= 0.0000
Hệ số xác định ( 2): 0.6240
̅2

Hệ số xác định hiệu chỉnh (

): 0.6154

Bảng 3.5: Bảng kết qủa thống kê

3.1.1 Kết quả ước lượng.
Từ bảng kết quả trên,chúng ta có mô hình hồi quy mẫu:

GDPi =1.22e+11 + 16.6576 x FDI + 20545.94 x L – (1.60e+10) x INF + ei

Hệ số xác định 2= 0.6240 cho thấy mô hình giải thích được 62.4 % sự biến động của chỉ số GDP của thế giới. Các biến FDI, L, INF đều có ý nghĩa thống kê tại mức

ý 5%.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy.
̂

= 1.22e+10: Khi giá trị của các biến độc lập bằng 0. Giá trị GDP trung bình của
̂

thế giới là 1.22e+10.

khác không đổi thì giá trị GDP trung bình của thế giới tăng 6.6576 đơn vị. (phù hợp
̂

=16.6576: Khi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố

với lý thuyết)

21


̂

= 20545.94: Khi lao động tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi thì giá

̂

= -1.60e+10: Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi

trị GDP trung bình của thế giới tăng 20545.94 đơn vị. (phù hợp với lý thuyết)
thì giá trị GDP trung bình của thế giới giảm -1.60e+10 đơn vị. (phù hợp với lý thuyết)
3.2 Kiểm định.
3.2.1 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển.
-

Tuyến tính theo tham số:
GDPi = + .FDI + .L + .INF + .
 Thỏa mãn tuyến tính theo tham số.
1

-


2

3

3

Mẫu ngẫu nhiên:
+ Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến FDI

như môi trường chính trị- xã hội, trình độ quản lý và năng lực của người lao động,
sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô,……. Các quốc gia trên thế giới có FDI rất
khác nhau, vì vậy, FDI là một biến ngẫu nhiên.
+ Lao động (L): Lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: dân số, tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động, thời gian lao động, thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp,… Mỗi
quốc gia đều có nguồn lao động cũng như chất lượng lao động rất khác nhau. Chính
vì vậy, lao động là một biến ngẫu nhiên.
+ Tỷ lệ lạm phát (INF): Tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau: cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá dầu thế giới,… Các quốc gia
lại có tỷ lệ lạm phát rất khác nhau, vậy nên, tỷ lệ lạm phát là một biến ngẫu nhiên.

-

Không có đa cộng tuyến hoàn hảo: từ bảng 2.4 ta thấy không có 2 biến độc
lập nào có hệ số tương quan là 1 và -1. Vì vậy, mô hình không có đa cộng
tuyến hoàn hảo.

-

22



Residuals and fitted
3.00E+12
2.50E+12
2.00E+12
1.50E+12

residuals

1.00E+12
5.00E+11
0.00E+00
-5.00E+11 0

50

100

150

-1.00E+12
-1.50E+12

fitted

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Residuals and fitted

-


Sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0: Từ đồ thị Residuals vs Fitted
trong hình 6, ta thấy các giá trị phần dư tập trung quanh đường y = 0, nên giả
định E(ui) = 0 có thể chấp nhận được.

-

Phương sai của sai số ngẫu nhiên bằng σ2 : Giả định ui có phương sai σ2 cố định
cho tất cả các quan sát là được đáp ứng.

-

Sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn: Ggiả định ui~N(0,σ2) thỏa mãn.

3.2.2. Kiểm định các hệ số hồi quy.
Giả thuyết: { : = 0 với mức ý nghĩa = 5%. 1: ≠0

-

Kiểm định P-value:
 Nếu P-value < 0.05 bác bỏ giả thuyết.

-



Nếu P-value > 0.05 chấp nhận giả thuyết.

Biến

P-value


Kết quả

Ý nghĩa

FDI

< 0.05

Có ý nghĩa thống kê

FDI có tác động đến GDP

L

< 0.05

Có ý nghĩa thống kê

L có tác động đến GDP

INF

< 0.05

Có ý nghĩa thống kê

INF có tác động đến GDP

Bảng 3.6: Kiểm định hệ số hồi quy


23


3.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
-

Giả thuyết: {

: 1= 2= 3=0
1:

2

1

Cặp giả thuyết tương đương: : {

+ 22 + 32 ≠ 0

với mức ý nghĩa

= 5%.
: 2=0

: 2≠0

1

-


Kiểm đinh P-value:
 Nếu P-value < 0.05 bác bỏ giả thuyết.


Nếu P-value > 0.05 chấp nhận giả thuyết.

Ta thấy: P-value =0.00000, = 0.05
P-value <
Bác bỏ, chấp nhận



1

Mô hình là phù hợp.

Nhận xét: Qua đây ta thấy, các biến Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Lao động, Tỷ
lệ lạm phát đều có ảnh hưởng đến GDP. Trong đó, Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và
Lao động có ảnh hưởng cùng chiều, còn Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều.

24


×