Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận kinh tế lượng thu nhập bình quân đầu người, tổng tỷ suất sinh và cuối cùng là số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.48 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội. Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao
và cải thiện. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội còn nhiều
biểu hiện gay gắt. ta có thể nhận thấy rằng: Tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo mất công
bằng xã hội, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo. Với xu thế tất yếu của nền kinh tế
thị trường, luôn tồn tại một bộ phận người dân có thu nhập thấp, mức sống dưới trung bình.
Đảng và Nhà nước đã liệt kê và đưa vào danh sách các gia đình thuộc diện hộ nghèo để có
thể đưa ra các chính sách giúp đỡ họ với phương châm: “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
Mỗi năm trong các kỳ họp, tỷ lệ hộ nghèo luôn là chỉ số được các chuyên gia và
các đại biểu quan tâm bởi vì nó phản ánh chân thực mức độ phát triển và công bằng xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số này, nhóm em đã làm câu hỏi nghiên cứu với
chủ đề: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo”, cụ thể là 3 yếu tố: Thu nhập bình
quân đầu người, Tổng tỷ suất sinh và cuối cùng là Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng, phân tích hồi quy, phương pháp bình phương
nhỏ nhất thông thường (OLS) và phần mềm R để tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ lệ hộ nghèo
với các yếu tố được chọn. Thông qua việc xem xét các hệ số hồi quy để xác định mức độ
tác động khác nhau của các yếu tố đó, nhóm đã tìm ra kết quả cho thấy: yếu tố tác động
quan trọng nhất đối với Tỷ lệ hộ nghèo là Thu nhập bình quân đầu người, tiếp theo là Tổng

1


tỷ suất sinh, và yếu tố Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng ít nhất
Nhóm em đã thu thập dữ liệu từ phạm vi quan sát là 63 tỉnh thành trên cả nước vào
năm 2016 từ Số liệu của Tổng cục thống kê ghép lại thành bộ dữ liệu đầy đủ về các yếu tố
cần nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai
sót trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ
giảng viên hướng dẫn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn.


PHẦN 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
2.1. Giới thiệu các biến trong mô hình
2.1.1. Biến phụ thuộc y
❖ Tên biến: Tỷ lệ hộ nghèo (TLHN)
❖ Đơn vị: %
❖ Ý nghĩa phản ánh của biến:
➢ Tỷ lệ hộ nghèo là phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình

quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu.
Công thức tính: TLHN = 100%
➢ Chuẩn nghèo: là mức chi tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách tính tổng số tiền chi

tiêu cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định (thường là 1 tháng hoặc nửa năm ),
bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt cần thiết để đảm
bảo cuộc sống và sức khỏe cho một người ở độ tuổi trưởng thành cùng với các khoản chi
bắt buộc khác.
➢ Người nằm trong danh sách hộ nghèo là người có tổng thu nhập tương đương hoặc thấp

hơn mức tổng chi dùng tối thiểu đó.
➢ Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở các nước phát triển

mức chuẩn nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển. Hầu như mọi xã hội
đều có các công dân đang sống nghèo khổ.

2


➢ Tỷ lệ hộ nghèo càng cao thì quốc gia đó càng tỉnh thành (hay quốc gia) đó càng kém phát

triển

❖ Nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê

3


2.1.2.. Biến giải thích x1
❖ Tên biến: Thu nhập bình quân theo tháng (TNBQ)
❖ Đơn vị: Nghìn VNĐ
❖ Nội dung phản ánh của biến:
➢ Thu nhập bình quân đầu người theo tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong

năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
➢ Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí

sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường
là 1 năm.
➢ Thu nhập của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương


Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);



Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và
thuế sản xuất);



Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…


➢ Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ,

tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh …
❖ Nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê

2.1.3. Biến giải thích x2
❖ Tên biến: Tổng tỷ suất sinh (TTSS)
❖ Đơn vị: %
❖ Nội dung phản ánh của biến:
➢ Là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong

suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷ suất sinh
đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác là nếu người phụ

4


nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi,..., cho
đến 49 tuổi).
➢ Công thức tính: TTSS = 1000

Trong đó:
: Số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ () tuổi;
: Khoảng tuổi 1 năm;
: Số phụ nữ () tuổi có đến giữa năm tính toán.
Các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được cộng dồn từ = 15 tới = 49
❖ Nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê

2.1.4. Biến giải thích

❖ Tên biến: Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài (SDA)
❖ Đơn vị: Số dự án
❖ Nội dung phản ánh: Số dự án được đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép

phân theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017)
❖ Nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê

2.2. Xây dựng mô hình
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng thể
Để tìm hiểu mối quan hệ ràng buộc giữa Tỷ lệ hộ nghèo với ba yếu tố ảnh hưởng
đó là: Thu nhập bình quân, Tổng tỷ suất sinh, Số dự án đầu tư nước ngoài. Nhóm đã xây
dựng mô hình hồi quy tổng thể có dạng:
TLHN = + log(TNBQ) +TTSS + SDA +
Trong đó: là hệ số chặn
là hệ số ước lượng của biến thứ i
i là số thứ tự quan sát
phần không được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình

5


Trong quá trình xây dựng mô hình, Nhóm kỳ vọng hệ số chặn mang dấu dương, hệ
số ước lượng và mang dấu âm.
2.2.2. Literature Review
Trong quá trình nghiên cứu các biến độc lập trong mô hình của mình, nhóm em có
nghiên cứu qua một số bài tiểu luận của nhóm khác, trong đó có bài tiểu luận của nhóm 13
lớp KTE218.2. Nhóm này đã nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Tổng sản phẩm
quốc dân (GDP) với biến Vốn đầu tư (KAP) và biến Lao động (POP). Nhận thấy rằng có
mối tương đồng giữa:
❖ Biến KAP với biến SDA: Cả hai biến này đều phản ánh về yếu tố nguồn vốn đầu tư và có


kỳ vọng dương khi tác động lên biến GDP và biến TNBQ. Trong đó khi nhìn vào bảng
dưới, ta có thể thấy rằng KAP có hệ số tương quan tương rất cao (0.980) với GDP. Do vậy
nhóm cũng kỳ vọng có sự tương quan cao giữa SDA và biến TNBQ
❖ Biến POP với biến TTSS: cả hai biến này phản ánh về yếu tố người lao động trong hiện tại

(POP), trong tương lai (TTSS) và đều có kỳ vọng dương lên GDP. Và biến POP trong mô
hình nhóm bạn có hệ số tương quan rất cao 0.991 so với biến phụ thuộc GDP

NAM

NAM

GDP KAP

1.000

0.982 0.954
1.000 0.980

POP
0.997

GDP

0.982

0.991

KAP


0.954

0.980 1.000

0.972

POP

0.997

0.991 0.972

1.000

❖ Biến GDP và biến TNBQ cũng có mối liên quan đến nhau. Trong điều kiện các yếu tố khác

(ví dụ như Dân số) không đổi, GDP tăng thì kéo theo thu nhập bình quân tăng.

6


PHẦN 3: CÁC THỐNG KÊ MÔ TẢ
3.1. Nhận xét:
cac thong ke mo ta
===============================================================
Statistic N

Mean


St. Dev. Min Pctl(25) Pctl(75) Max

--------------------------------------------------------------TLHN 63 18.383

11.895 0.300 9.500

TNBQ 63 1,198.556 414.148 567
TTSS

63 2.134

0.388

SDA

63 392.889 1,145.018 1

1

941
1.9 2.3
21

186

25.300 50.800
1,297.5 2,737
3
7,333


---------------------------------------------------------------

Kết hợp với biểu đồ Histogram của các biến (xem phần phụ lục) nhóm có những
nhận xét sau:
Biến phụ thuộc TLHN: Có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ hộ nghèo giữa các địa
phương ở Việt Nam. Có địa phương tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 50.8% - hơn 1 nửa số hộ gia
đình nằm trong diện nghèo, tập trung ở các tỉnh miền núi, gần biên giới, hải đảo trình độ
dân trí, khoa học kỹ thuật thấp, các tuyến đường giao thông đi lại khó khăn. Bên cạnh đó,
có địa phương TLHN chỉ ở mức 0.3% thường là ở khu vực thành thị và vùng trung tâm các
thành phố lớn, nơi có khoa học, giáo dục, y tế, xã hội… phát triển. Nhóm tác giả nhận thấy
rõ sự phân hóa rất lớn khoảng cách giàu nghèo ở các địa phương ở Việt Nam.
Biến TNBQ: Qua bảng thống kê mô tả, nhóm tác giả nhận thấy giá trị trung bình
của thu nhập bình quân theo tháng của người dân Việt Nam ở mức khá thấp (trung bình
khoảng 1,200,000 VNĐ), thấp hơn nhiều quốc gia khác trong cùng khu vực ở cùng giai
đoạn.
Biến TTSS: Kết hợp biểu đồ Histogram, nhóm nghiên cứu nhận ra tổng tỉ suất sinh
của Việt Nam khá ổn định với mức trung bình khoảng 2.134 trẻ/phụ nữ. Con số này rât có
ý nghĩa trong việc duy trì nguồn cung lao động mới cho Việt Nam và giữ cho tỷ lệ Nam/Nữ
7


ở mức tiệm cận cân bằng.
Biến SDA: Có sự chênh lệch rất lớn về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam, con số này đạt giá trị lớn nhất ở mức 7,333 dự án và mức nhỏ nhất chỉ là 01 dự án.
Chúng tôi nhận thấy rằng, số dự án mà mỗi địa phương nhận được phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương: giao thông, lao động, vị trí, khí hậu... Các địa
phương nhờ vào điều kiện lợi thế này đã có những ưu thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài.
3.2. Nhận xét về sự tương quan các biến
He so tuong quan giua cac bien

================================
TLHN TNBQ TTSS SDA
-------------------------------TLHN 1

- 0.797

TNBQ -0.797
TTSS

1

0.619 - 0.392
- 0.475

0.753

1

- 0.278

0.619 - 0.475

SDA - 0.392

0.753 - 0.278

1

-------------------------------Nhận xét về tương quan giữa các biến:
❖ (TLHN, TNBQ) = -0.797 Hệ số này âm biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ hộ


nghèo và thu nhập bình quân theo tháng của người dân, điều này là phù hợp với thực tế và
dấu kỳ vọng nhóm nghiên cứu đã đưa ra. (Thu nhập bình quân đầu người trên tháng càng
cao thì mức sống của người dân càng được cải thiện, số hộ nghèo sẽ giảm). Mức độ tương
quan là khá cao (79.7%)
❖ (TLHN, TTSS) = 0.619 Hệ số này dương biểu thị mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ hộ

nghèo và tổng tỷ suất sinh của phụ nữ, điều này là phù hợp với thực tế và dấu kỳ vọng của

8


nhóm nghiên cứu đã đưa ra. (Sinh càng nhiều con thì chi phí nuôi dạy trẻ sẽ tăng lên trong
khi người lao động nữ sẽ mất ít nhất là 06 tháng để có thể trở lại lao động và tạo ra thu
nhập, vì thế tỷ lệ nghèo sẽ tăng lên). Mức độ tương quan ở mức trung bình (61.9%)
❖ (TLHN, SDA) = -0.392 Hệ số này âm biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ hộ nghèo

và tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương, điều này là phù hợp với thực tế
và dấu kỳ vọng nhóm nghiên cứu đã đề ra. (Số dự án đầu tư càng lớn, tạo công ăn việc làm
trực tiếp cho người dân bản địa và công ăn việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động kinh
tế phát sinh, từ đó giải quyết vấn đề thất nghiệp và giảm tỷ lệ hộ nghèo). Mức độ tương
quan ở mức trung bình (39.2%).
Nhìn chung các biến độc lập tương quan khá cao với biến phụ thuộc, trong đó thu
nhập bình quân theo tháng của người dân TNBQ có tương quan chặt chẽ nhất với tỷ lệ hộ
nghèo ở địa phương TLHN. Mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau là tương
đối và không quá cao, dự đoán không xảy ra đa cộng tuyến.
Chạy mô hình hồi quy biến TLHN theo biến log(TNBQ) và các biến độc lập khác
ta được bảng kết quả hồi quy như sau:

9



Kết quả hồi quy

Dependent
variable:

TLHN
(1)
log(TNBQ)

(2)

-34.609***
(2.116)

(4)

-41.456***
(2.344)

-37.449***
(2.438)

18.985***
(3.083)

TTSS

SDA


Constant

262.001***
(14.908)

Observations
R2
Adjusted R2
Residual Std. Error

63
0.814
0.811
5.167 (df = 61)

F Statistic

267.543***
1; 61)

Note:

(3)

-22.126***
(6.684)

5.530***
(1.582)

0.003***
(0.001)

0.003***
(0.001)

309.035***
(16.357)

269.092***
(18.869)

63
63
63
0.383
0.864
0.887
0.373
0.859
0.881
9.417 (df = 4.463 (df = 4.097 (df = 59)
61)
60)
***
(df = 37.919 (df 190.149***
154.533*** (df
= 1; 61)
(df = 2; 60) = 3; 59)


*

p<0.1;
p<0.05;
***
p<0.01
**

10


Nhận xét:
❖ Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
❖ Các hệ số chặn đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
❖ Các biến log(TNBQ), TTSS đều cùng dấu với dấu đã kỳ vọng (dấu kỳ vọng của biến

log(TNBQ) là (-) và dấu kỳ vọng của biến TTSS là (+))
❖ Biến tổng số dự án đầu tư trực tiếp vào địa phương (SDA) có dấu trái với kỳ vọng (dấu kỳ

vọng là âm) nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
❖ Khi thêm dần các biến vào mô hình thì tăng dần: mô hình (1) chỉ có biến

log(TNBQ)=0.814, mô hình (2) gồm biến log(TNBQ) và TTSS =0.864, mô hình (4) bao
gồm cả 3 biến giải thích là log(TNBQ); TTSS và SDA. Chứng tỏ rằng việc thêm biến độc
lập đang làm tốt vai trò giải thích sự biến động của tỷ lệ hộ nghèo (TLHN)
❖ Ở mô hình số (4) thì các biến: thu nhập trung bình theo tháng log(TNBQ), tổng tỷ suất

sinh(TTSS), tổng số dự án đầu tư nước ngoài (SDA) đã giải thích được 88.7% sự biến
động xung quanh giá trị tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương (TLHN)
Vì vậy vẫn giữ tất cả các biến giải thích ở trong mô hình.

Từ bảng hồi quy thống kê ta có phương trình hồi quy mẫu phù hợp nhất sau:
=269.092-37.499+5.530+0.003 +
Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình:
có nghĩa là khi các yếu tố khác bằng không (bao gồm các yếu tố về TNBQ, TTSS,
SDA, và nhiễu) thì ước lượng của tỷ lệ hộ nghèo là 269.092%. Con số này không có ý
nghĩa về mặt thực tế bởi vì tỷ lệ hộ nghèo không phải là 1 hằng số mà nó còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau và cụ thể là phụ thuộc vào các biến giải thích mà nhóm tác giả
đã đưa ra trên mô hinh.
có nghĩa là khi giữ các yếu tố khác không đổi (bao gồm các yếu tố về hệ số chặn,
TTSS, SDA, nhiễu) nếu tiền lương trung bình theo tháng tăng 1% thì ước lượng tỷ lệ hộ

11


nghèo giảm 37.499 %. Lượng tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rất mạnh khi mà tiền lương trung
bình theo tháng được tăng lên. Đó là điều dễ hiểu vì thu nhập (lương) thì là yếu tố then
chốt để xác định được kinh tế và mức sống của hộ gia đình. Hệ số của log(TNBQ) là cùng
dấu kỳ vọng (-) và có ý nghĩa thực tế cao.
có nghĩa là khi giữ các yếu tố khác không đổi (bao gồm các yếu tố về hệ số chặn,
TNBQ, SDA, nhiễu) nếu tổng tỷ suất sinh tăng 1% thì ước lượng tỷ lệ hộ nghèo tăng thêm
5.530%. Điều này thể hiện sự ràng buộc liên quan mạnh mẽ giữa tỷ suất sinh và tỷ lệ hộ
nghèo, sinh càng đông con thì tỷ lệ hộ nghèo càng tăng và tăng gấp khoảng hơn 5 lần so
với mức tăng của tỷ suất sinh. Hệ số của TTSS là cùng dấu kỳ vọng và có ý nghĩa thực tế
cao.
có nghĩa là khi giữ các yếu tố khác không đổi (bao gồm các yếu tố về hệ số chặn,
TNBQ, TTSS, nhiễu) nếu nếu số dự án đầu tư trực tiếp có vốn nước ngoài tăng 1 dự án thì
ước lượng tỷ lệ hộ nghèo tăng 0.003%. Điều này thể hiện số dự án có vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài là không có ý nghĩa thực tế đối với việc làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa
phương. Kết quả có (+) và trái với dấu kỳ vọng của nhóm tác giả.
=0.887 các biến: thu nhập trung bình theo tháng log(TNBQ), tổng tỷ suất

sinh(TTSS), tổng số đự án đầu tư nước ngoài (SDA) đã giải thích được 88.7% sự biến
động xung quanh giá trị tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương (TLHN). Như vậy mô hình
nhóm đã xây dựng không vi phạm về bỏ sót biến quan trọng.

12


PHẦN 4: KIỂM ĐỊNH
4.1. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Giả thiết:
-

H0: β1 = β2 = β3 = 0

-

H1: β12 + β22 + β32 ≠ 0
Gỉa thuyết này ngụ ý rằng toàn bộ các biến độc lập trong mô hình đều không ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc. Nếu H0 là đúng thì mô hình này không có ý nghĩa (hay mô hình
không phù hợp).
Áp dụng công thức:
F=
Trong đó:
và gọi là R2 của mô hình không bị rằng buộc và đã ràng buộc
q là số ràng buộc
n là số quan sát
k là số biến số trong mô hình không bị giới hạn
Dựa vào bảng kết quả mô hình hồi quy ở trên ta có thống kê F:
F = = 19.057
Ta thấy: F > do 19.057 > 1.549 => bác bỏ H0, chấp nhận H1

Kết luận: Mô hình phù hợp
4.2 Kiểm định hệ số hồi quy
Giả thuyết:

-

H0: βj = 0

-

H1: βj βj ≠ 0
với mức ý nghĩa 20%
Kiểm định p_value:

13


-

Nếu p_value < 0.2 bác bỏ giả thuyết H0

-

Nếu p_value > 0.2 chấp nhận giả thuyết H0
Áp dụng lệnh summary chạy mô hình hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập ta có bảng p_value như sau:
Biến

P_value


Kết quả

Log(TNBQ)

<2e - 16

Có ý nghĩa thống kê

TTSS

0.0009

Có ý nghĩa thống kê

SDA

1.15e - 05

Có ý nghĩa thống kê

Kết luận: Các biến về Thu nhập bình quân bình quân một tháng, Tổng tỷ suất sinh
và Số dự án đầu tư nước ngoài đều có ảnh hưởng đến Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta.

4.3. Kiểm định giả thuyết về một kết hợp tuyết tính của các tham số
PGS.TS. Bùi Văn Trịnh- Trường Đại học Cần Thơ và ThS. Nguyễn Thị Thùy
Phương- Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu hơn 70 648 hộ gia
đình tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo.
Kết quả cho thấy các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao là các tỉnh có tổng tỷ suất sinh cao nhất
trong vùng và trên cả nước. Bên cạnh đó các tỉnh này cũng có số dự án đầu tư nước ngoài
thấp nhất , tuy nhiên tổng tỷ suất sinh lại có tác động lớn hơn đến tỷ lệ hộ nghèo so với tác

động riêng phần của số dự án đầu tư nước ngoài Vì vậy nhóm nghiên cứu đã tiến hành
kiểm định giả thuyết liệu tổng tỷ suất sinh có ảnh hưởng lớn hơn số dự án đầu tư nước
ngoài đến tỷ lệ hộ nghèo hay không?
Điều này có nghĩa là giả thuyết : = hay -=0. Giả thuyết đối H 1: hay - > 0 ( điều này
có nghĩa là tác động của biến tổng tỷ suất sinh lên tới tỷ lệ hộ nghèo (TTSS) lớn hơn so với
tác động riêng phần của biến số dự án đầu tư nước ngoài (SDA).
Đặt θ = - ta đưa kiểm định trên về kiểm định T với cặp giả thuyết:
14


H0 : θ=0
H1 : θ>0
Tại mức ý nghĩa thống kê= 20%
Giá trị tới hạn t0.259= 0.848
Từ phương trình hồi quy mẫu ban đầu:
= 269.092- 37.499(TNBQ) + 5.530 + 0.003
Ta tiến hành hồi quy tỷ lệ hộ nghèo (TLHN) theo biến thu nhập bình quân đầu
người theo tháng (log(TNBQ)) , tổng tỷ suất sinh và số dự án đầu tư nước ngoài
(TTSS+SDA) được kí hiệu là biến Y và số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (SDA)
được:
= 269.092 - 37.499(TNBQ) + 5.530Y-5.527
(18.869)

(2.438)

(1.582) (1.582)

Giá trị thống kê t-statistic == = 3.495 >t0.259
Vậy bác bỏ giả thuyết , ủng hộ giả thuyết . Như vậy tổng tỷ suất sinh có tác động
lớn hơn đến tỷ lệ hộ nghèo so với tác động riêng phần của tổng số dự án đầu tư nước

ngoài.

15


PHẦN 5: GIẢI PHÁP
Các chính sách làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương
Trước hết, cần đổi mới tư duy xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo; phân
cấp quản lý, tăng cường vai trò của cấp địa phương, chuyển từ hỗ trợ sang đầu tư. Đây là
điều kiện hết sức cần thiết, vì trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần gắn
với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, áp dụng các tiếp cận tăng trưởng bao trùm
toàn diện. Các chính sách cần được thiết kế đảm bảo sự thống nhất về cơ chế hỗ trợ, mức
hỗ trợ giống nhau đối với các đối tượng giống nhau, tránh trùng lặp cũng như bỏ sót đối
tượng.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng chuẩn nghèo và chính sách theo phương pháp đo
lường nghèo đa chiều nhằm tăng tính bền vững trong chính sách giảm nghèo.
Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về giảm nghèo theo hướng
tập trung, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp; phân công đầu mối chịu trách nhiệm. Theo
đó, thu gọn đầu mối, thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của
các bộ, cơ quan Trung ương nhằm tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các
chính sách. Giảm dần các chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ cho
vay có điều kiện, có thời hạn để khắc phục tình trạng không muốn thoát nghèo.
Thứ tư, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, ý thực tự chủ, tinh thần tự lực của
người dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát nhằm nâng cao tính hiệu quả và
tính bền vững của các chính sách giảm nghèo. Bên cạnh đó, cần đổi mới tư duy để thực
hiện cam kết giảm nghèo, như tinh thần Nghị quyết số 80/CP về giảm nghèo bền vững và
Nghị quyết số 26-NQ/TW (Khóa X) của Ban Chấp hành trung ương là đưa người dân trở
thành chủ thể của quá trình phát triển. Chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng các nền tảng
thể chế và xã hội cho quá trình phát triển, cũng như việc quản lý tình trạng dễ bị tổn
thương, khuyến khích sự tham gia của người dân để bảo đảm mọi người đều có đóng góp


16


vào sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Thứ năm, mở rộng kinh tế cho người nghèo bằng cách đẩy mạnh tăng trưởng nói
chung và tích lũy tài sản cho người nghèo thông qua hỗ trợ đất đai, giáo dục cho họ; tăng
thêm mức lợi suất từ những tài sản này thông qua sự kết hợp các hành động mang tính thị
trường và phi thị trường. Đồng thời, Đảng, Nhà nước phải có trách nhiệm và nhạy bén hơn
đối với người nghèo, tăng cường sự tham gia của người nghèo trong các quá trình chính trị
và ra quyết định ở địa phương, từng bước dỡ bỏ những rào cản xã hội như phân biệt giới,
tôn giáo và địa vị xã hội.
Để giảm nghèo bền vững, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung
tay của cả cộng đồng, thì sự nỗ lực vươn lên của chính những người nghèo là hết sức quan
trọng. Chỉ khi nào bản thân người nghèo nhận thức được cần phải nỗ lực vươn lên thì khi
đó các chính sách hỗ trợ của chính quyền, của xã hội mới thực sự hiệu quả, việc thoát
nghèo mới thực sự bền vững.

17


PHỤ LỤC

Đồ thị phân bố của biến phụ thuộc tỷ lệ hộ Đồ thị phân bố của biến độc lập thu nhập
nghèo TLHN

bình quân theo tháng TNBQ

Đồ thị phân bố của biến độc lập tổng tỷ Đồ thị phân bố của biến độc lập tổng số
suất sinh TTSS


dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
SDA

Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc
TLHN và biến độc lập log(TNBQ)

TLHN và biến TTSS

18


Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc
TLHN và biến giải thích SDA

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.

/>
3.

/>
20




×