Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố tác ĐỘNG đến KIM NGẠCH XUẤT KHẨU của VIỆT NAM năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.31 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2018
Giáo viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương
Lớp tín chỉ: KTE309(1-1920).2_LT
Nhóm thực hiện: Nhóm 13
Thành viên nhóm:
1. Trần Hà Diệu Linh
1611110358
2. Lê Phương Linh
1711110382
3. Nguyễn Thị Tài Linh
1711110399
4. Trịnh Hồng Ngọc
1711110503
5. Bùi Minh Quang
1711110574
6. Nguyễn Ánh Tuyết
1713310171

Hà Nội, tháng 9 năm 2019
MỤC LỤC
I- LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
II- NỘI DUNG CHÍNH:...............................................................................................4


1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu:...........................................4


1.1. Cơ sở lý thuyết:...............................................................................................4
1.1.1. Lý thuyết kinh tế vĩ mô về kim ngạch xuất khẩu.......................................4
1.1.2. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế.............................................4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:..................................................................5
2. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu...............................................................7
2.1. Mối quan hệ giữa tổng thu nhập quốc dân nước nhập khẩu với kim ngạch
xuất khẩu................................................................................................................7
2.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế với kim ngạch xuất khẩu............8
2.3. Mối quan hệ giữa khoảng cách giữa hai quốc gia với kim ngạch xuất khẩu
................................................................................................................................. 8
2.4. Mối quan hệ giữa việc tham gia các FTA với kim ngạch xuất khẩu............9
3. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................9
3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................9
3.2. Nguồn dữ liệu................................................................................................10
4. Kết quả ước lượng và thảo luận.........................................................................12
4.1 Mô tả thống kê và tương quan các biến.......................................................12
4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định...................................................................14
4.3 Thảo luận........................................................................................................19
III- KẾT LUẬN..........................................................................................................22
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24
V- PHỤ LỤC...............................................................................................................26


1
I- LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia. Đặt biệt là trong điều kiện hiện
nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là
cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể, thông
qua xuất khẩu, nhà nước thu về nguồn ngoại tệ lớn nhất, các doanh nghiệp trong nước

mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quy mô sản xuất để từ đó giúp nền kinh tế tăng
trưởng. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm do
trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hóa trong nước phải
chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất
khẩu phải chịu những cản trở từ hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước. Vì
vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì mỗi quốc gia phải không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình trên
thị trường quốc tế. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế
giới và khu vực, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, là cơ sở để
mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong
20 năm trở lại đây. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
năm 1991 chỉ chiếm 4%; năm 2004 đã chiếm 54,7%; năm 2005 chiếm khoảng 57,2%;
năm 2006 đạt 57,9%; năm 2007 chiếm 57,2%; năm 2008 chiếm 55,1%; năm 2009
chiếm 52,7%; năm 2010 chiếm khoảng 47%). Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ
2006-2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm.
Tới năm 2017, tổng trị giá xuất khẩu các khu vực kinh tế trong nước đã cán mốc hơn
215 tỷ USD.
Nhận thấy tầm quan trọng của Xuất khẩu với nền kinh tế quốc gia, nhóm em
chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2018”
với hy vọng có thể ứng dụng kiến thức bộ môn Kinh tế lượng vào thực tế, để hiểu
thêm về động cơ đằng sau mỗi quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực này.


2
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của các thành viên trong nhóm là có hạn
nên bài nghiên cứu của chúng em còn có những thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý của cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.



3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam năm 2018
Bảng 2.2: Mô tả thống kê các biến
Bảng 2.3: Ma trận tương quan các biến
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng, kiểm định hệ số hồi quy và ba kiểm định vi phạm giả
thiết


4
II- NỘI DUNG CHÍNH:
1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu:
1.1. Cơ sở lý thuyết:
1.1.1. Lý thuyết kinh tế vĩ mô về kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi
bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm
mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh
doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tạo điều
kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích
các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu
ngoại tệ.
Các học thuyết kinh tế vĩ mô chỉ ra rằng khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản
xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu
nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có
nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội
tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá

trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy đổi về
tiền trong nước trở nên cao hơn.
1.1.2. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế
Nhiều nhà kinh tế học đã chứng minh được tính đúng đắn của mô hình trọng lực
– một lý thuyết mới về thương mại quốc tế được đề cập lần đầu năm 1962, trong đó chỉ
ra rằng thương mại song phương giữa hai nước có sự tác động của khoảng cách địa lý.
Mô hình lực hấp dẫn hay còn gọi là mô hình trọng lực (Gravity model) giải thích trao
đổi thương mại song phương dựa trên ba biến giải thích là quy mô của hai nền kinh tế
và khoảng cách giữa chúng, tác động của các hiệp định đến các dòng chảy thương mại,
giải thích nhu cầu nhập khẩu song phương với một loạt các biến số khác nhau như thu
nhập của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu người
của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất
khẩu của một quốc gia và các biến số khác.


5

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, các báo cáo chuyên ngành phân
tích về xuất khẩu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tại các
quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công
tác phân tích và dự báo lượng xuất khẩu trên quy mô toàn cầu, từ đó tạo cơ sở tham
chiếu cho chính phủ các nước trong việc ban hành chính sách điều hành nền kinh tế,
cũng như các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
Một trong những nghiên cứu sớm nhất đề cập đến xuất nhập khẩu của một quốc
gia cụ thể kể từ khi thế giới bước vào thế kỉ 21 là của M. Faruk Aydın, Ugur Çıplak và
M. Eray Yücel (2004). Khi phân tích cung xuất khẩu và cầu nhập khẩu của Thổ Nhĩ
Kỳ, ba nhà kinh tế học đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bao gồm tỷ giá
hối đoái, thu nhập quốc dân, chi phí lao động đơn vị và giá xuất khẩu. Sử dụng số liệu
của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời kỳ 1987 – 2003, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự

khấu hao tỷ giá hối đoái thực sẽ không gây ra sự gia tăng lớn trong xuất khẩu nhưng
làm giảm đáng kể khối lượng nhập khẩu, do đó làm giảm quy mô thâm hụt thương mại.
Đồng thời, nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các hiệp
định thương mại tự do FTA của Hayakawa Kazunobu, Kim HanSung, Yoshimi Taiyo
(2015) cũng khẳng định kết quả nghiên cứu của Aydin và các cộng sự, đồng thời chỉ ra
được tác động của các FTA thế hệ mới đối với lượng xuất nhập. Lý giải theo mô hình
của Hayakawa và cộng sự với dữ liệu từ hiệp định AKFTA, sự mất giá của đồng nội tệ
dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến việc sử dụng FTA
trong xuất khẩu thông qua lợi nhuận vượt trội thu được từ việc sử dụng FTA và tuân
thủ RoOs.
Trong khi đó, mới đây nhất trong nghiên cứu của mình, Ramesh C. Paudel và
Arusha Cooray (2018) đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá hiệu suất xuất khẩu
của các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập quốc dân của
các nước xuất khẩu và nước đối tác cũng như khoảng cách địa lý giữa các nước là
những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, chi phí thương mại liên quan
đến khoảng cách hạn chế hiệu suất xuất khẩu nhiều hơn trong các các quốc gia hoàn
toàn trên đất liền so với các quốc gia giáp biển.


6
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đi sâu vào việc phân tích những yếu tố
tác động đến xuất khẩu của từng ngành hàng, tuy nhiên các nghiên cứu tổng quát vẫn
còn hạn chế. Mai Thị Cẩm Tú (2015) sử dụng lý thuyết cung, cầu, thương mại một
ngành hàng của Paul Rubin Krugman và Obstfed (2008) để xây dựng mô hình ước
lượng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật, mẫu nghiên cứu được lấy số liệu trong giai đoạn 1988-2013. Mô hình nghiên cứu
lấy khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam làm biến phụ thuộc, các biến độc lập
bao gồm mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, khối lượng sản xuất thủy
sản của Nhật Bản và Việt Nam, giá bán trong nước, đầu tư vốn cho phát triển hạ tầng,
tỷ giá hối đoái thực giữa đồng Yên Nhật và đồng Việt Nam cùng với biển giả là hiệp

định VJFTA. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố tỷ giá hối đoái thực, giá bán trong
nước và hiệp định VJFTA tác động âm lên giá trị thủy sản xuất khẩu sang Nhật của
Việt Nam, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản, đầu tư cơ sở hạ tầng
xuất khẩu và khối lượng sản xuất thủy sản trong nước tác động dương lên kim ngạch
xuất khẩu thủy sản.
Bên cạnh đó, Đỗ Thị Hòa Nhã (2017) trong nghiên cứu của mình đã sử dụng mô
hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
vào thị trường EU. Điểm đặc biệt của mô hình là sử dụng kỹ thuật gộp biến nhằm phản
ánh rõ hơn tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu chứng
minh các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu là: GDP bình quân đầu người, dân số,
khoảng cách địa lý, chỉ số công nghệ, chất lượng Chính sách của Chính phủ, trong khi
đó biến giả WTO không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Quốc Hội, Trần Lan Hương, Lê Thị An Thái (2017)
cũng vận dụng mô hình trọng lực chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu
sang thị trường ASEAN của Việt Nam. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy xuất khẩu của
Việt Nam tăng khi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam và GDP
bình quân đầu người của nước nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, chi phí vận chuyển, được
đại diện bởi khoảng cách địa lý, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Bài
viết cũng khẳng định mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tỷ giá song phương thực.
Tuy nhiên, biến giả ATIGA đại diện do hội nhập AEC không có ảnh hưởng đáng kể đối
với xuất khẩu của Việt Nam.


7
Nghiên cứu kiểm định các yếu tố tác động đến tổng kim ngạch xuất khẩu tại một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam còn hạn chế và phần lớn chỉ dừng lại đánh giá
trên các thị trường hay ngành hàng cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ Trung bùng nổ vào đầu năm 2018 đã khiến thị trường và tình hình tự
do hóa thương mại trên thế giới gặp nhiều biến động. Nhận thấy đây là một vấn đề khá
mới và quan trọng nên nhóm đã chọn để nghiên cứu. Nghiên cứu này vận dụng lý

thuyết kinh tế vĩ mô về xuất khẩu kết hợp với các yếu tố liên quan được đề cập trong
mô hình trọng lực và để đánh giá tác động của các yếu tố đến tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong năm 2018 từ đó làm cơ sở tham chiếu khi đưa ra các chính
sách kinh tế cho nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền
vững nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của đất nước.
1. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
1.1. Mối quan hệ giữa tổng thu nhập quốc dân nước nhập khẩu với kim
ngạch xuất khẩu
Mô hình Mundell – Fleming về cân bằng của nền kinh tế mở cho rằng lượng
nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào tổng thu nhập hay tổng sản phẩm nội địa.
Điều đó hàm ý rằng xét trên góc độ của nước xuất khẩu, quy mô GDP của quốc gia
nhập khẩu có ảnh hưởng đến lượng hàng hóa được xuất sang nước đó. Sự tăng trưởng
trong thu nhập quốc dân làm tăng nhập khẩu (M. Faruk Aydın, Ugur Çıplak và M. Eray
Yücel, 2004). Nếu hàng hóa chất lượng thấp và chất lượng cao có mức độ phân biệt là
như nhau, thì quốc gia lớn hơn trong số hai quốc gia có phân phối thu nhập tương tự sẽ
là nhà xuất khẩu ròng của cả hai loại sản phẩm khác biệt (Pablo Fajgelbaum, Gene M.
Grossman và Elhanan Helpman, 2009). Như vậy, quy mô GDP càng lớn thì lượng cầu
nhập khẩu của quốc gia đó càng lớn, và lượng xuất khẩu sang các nước này sẽ cao hơn
các nước khác. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết H1 như sau:
H1: Tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu tác động cùng chiều lên kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
1.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế với kim ngạch xuất khẩu
Lý thuyết Điều kiện Marshall Lerner – Robinson phát biểu rằng, để cho việc phá
giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai
độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn
hơn 1. Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu


8
đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh

bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên tác
động của tỷ giá hối đoái thường có độ trễ nhất định, tức là khi có biến động về tỷ giá
thì sau một khoảng thời gian mới có tín hiệu phản hồi từ thị trường. Tỷ giá hối đoái
thực là yếu tố quyết định của cán cân vãng lai cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái
thực đối với thâm hụt thương mại về cơ bản hoạt động thông qua nhập khẩu (M. Faruk
Aydın, Ugur Çıplak và M. Eray Yücel, 2004). Aliyu (2011) lưu ý rằng việc tăng tỷ giá
hối đoái dẫn đến nhập khẩu tăng và giảm xuất khẩu trong khi khấu hao mở rộng xuất
khẩu và không khuyến khích nhập khẩu. Khấu hao tỷ giá hối đoái có khả năng gây ra
sự thay đổi từ hàng hóa nước ngoài sang hàng hóa địa phương. Từ những phân tích
trên, ta có giả thuyết H2:
H2: tỷ giá hối đoái thực có tác động cùng chiều lên kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam năm 2018.
1.3. Mối quan hệ giữa khoảng cách giữa hai quốc gia với kim ngạch xuất
khẩu
Phần lớn tác động của khoảng cách đến kim ngạch xuất khẩu được đề cập đến
trong các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực. Chi phí thương mại liên quan đến
khoảng cách hạn chế hiệu suất xuất khẩu nhiều hơn với các quốc gia hoàn toàn ở đất
liền so với quốc gia có biển (Ramesh C. Paudel và Arusha Cooray, 2018). Chi phí vận
chuyển, được đại diện bởi khoảng cách địa lý, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu (Lê
Quốc Hội, Trần Lan Hương, Lê Thị An Thái, 2017). Như vậy, khoảng cách càng lớn thì
chi phí vận chuyển càng cao và khiến cho giao dịch xuất khẩu với các nước đối tác ở
xa có xu hướng ít hơn so với các nước gần. Từ đó, có giả thuyết H3:
H3: khoảng cách giữa hai quốc gia tác động ngược chiều lên kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam năm 2018.
1.4. Mối quan hệ giữa việc tham gia các FTA với kim ngạch xuất khẩu
Việc ký kết các Hiệp định thương mại và hình thành các khu vực mậu dịch tự do
đã tạo điều kiện cắt giảm mức thuế quan nhập khẩu để kích thích thương mại quốc tế
phát triển. Tuy nhiên, những hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật lại được
gia tăng khiến cho lượng hàng hóa chưa đáp ứng đủ yêu cầu không xuất sang được.
Baier và Bergstrand (2002) đã thêm vào mô hình các biến giả FTA và chỉ ra rằng các

FTA đã làm cho dòng thương mại tăng lên gấp 4 lần. Trong khi đó, nghiên cứu của Mai


9
Thị Cẩm Tú (2015) cho rằng Hiệp định VJFTA chưa có tác động tích cực lên xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam trong dài hạn bởi khó đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu
cầu của Nhật hoặc các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách khai thác các lợi ích từ
hiệp định. Ở đây, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng những tác động tích cực của các FTA
sẽ được thể hiện trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 2018, bởi vậy có giả thuyết
H4:
H4: Việc tham gia các FTA tác động cùng chiều lên kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam năm 2018.
1. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 được giải
thích bởi GPD của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ, việc tham gia
FTA với nước đối tác và khoảng cách giữa hai quốc gia. Mô hình nghiên cứu đề xuất
viết dưới dạng log nhằm giảm bớt biên độ biến động. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên
cứu được đề xuất như sau:
Xi = 1 + 2lnYi + 3lnEi + 4lnD + 5FTA + ui
Trong đó:
Xi là kim ngạch xuất khẩu sang các nước trên thế giới của Việt Nam năm 2018
(đơn vị: triệu USD).
Yi là giá trị GPD danh nghĩa năm 2018 của mỗi nước nhập khẩu (đơn vị: tỷ
USD).
Ei là tỷ giá hối đoái thực của đồng Việt Nam Đồng với đồng Yên Nhật Bản khi tỷ
giá danh nghĩa được niêm yết trực tiếp, được tính bằng tỷ giá danh nghĩa nhân với tỷ số
giữa chỉ số CPI năm 2018 của nước đối tác trong mẫu quan sát chia cho chỉ số CPI của
Việt Nam năm 2018
D là khoảng cách từ thủ đô Hà Nội đến thủ đô từng nước (đơn vị: km)

Biến giả FTA đại diện cho các FTA mà Việt Nam đã tham gia. FTA nhận giá trị
bằng 0 nếu Việt Nam với nước đối tác trong mẫu quan sát không có FTA nào từ năm
2018 trở về trước và nhận giá trị 1 nếu hiệp định FTA được ký kết giữa hai quốc gia có
hiệu lực trước năm 2018.
ui là phần nhiễu trong đo lường.
Dấu kì vọng: 1, 2, 3, 5 > 0, 4 < 0.


10
3.2. Nguồn dữ liệu
Bài tiểu luận sử dụng mẫu ngẫu nhiên gồm số liệu của 34 quốc gia đối tác xuất
khẩu của Việt Nam trong năm 2018. Dữ liệu trong mô hình được thu thập từ nhiều
nguồn: kim ngạch xuất khẩu từ công cụ Trademap:
của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC; GDP
danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế được nhóm tác giả thu thập và tính toán từ nguồn
dữ liệu mở của World Bank; Khoảng cách địa lý từ:
; các Hiệp định thương mại tự do FTA từ cổng thông tin
điện tử của trung tâm WTO: .
Bả
ng
2.1
:
Số
liệ
u
mẫ
u
ng
hiê
n

cứ
u
về

c
nh
ân
tố
ản
h


Quốc gia

Xi

Yi

Ei

D

FTA


11
ởn
g
đế
n

giá
trị
ki
m
ng
ạc
h
xu
ất
kh
ẩu
củ
a
Vi
ệt
Na
m

m
20
18
X
TT
1 Australia

4499,661

1.432,20

4491,745

2320,798
4152,258

455,7366
1.868,63
1.712,51

2
Austria
3 Brazil
4 Canada

16.492,5
6
27.183,8
0
5.604,01
17.185,5

7727

1

8257
17201
12644

0
0
0



12

5 China
6 Czech
Republic
7 Ecuador
8
France
9
Germany
10
Greece
11 Hong Kong,
China
12 Iceland
13 India
14 Indonesia
15 Ireland
16 Israel
17 Japan
18 Kazakhstan
19 Korea,
Republic of
20 Malaysia
21 Mexico
22 Netherlands
23 Nigeria
24 Russian

Federation
25 Saudi
Arabia
26 Serbia
27
Singapore
28 South Africa
29
Switzerland
30 Thailand

64087,36

13.608,15

247,19
195,094

245,2259
108,3981

6404,514

2.777,54

11546,61

3.996,76

228,845


5
3273,75

2321

1

8342
17654

0
0

9212

0

8342

0

218,0318

987,85
23245
27.183,8
0
27.183,8
0

27.183,8
0

7934

0

8439,277
29,628
7213,993
3794,63
197,243
946,326
21104,51
288,184

362,9925
25,88222
2.726,32
1.042,17
382,4875
369,6904
4.970,92
170,5389

3.000,63
186,4
345,34
1,65
27183,8

6.589,59
212,17
60,05

873
9553
3006
3008
9525
7029
3668
4481

0
0
1
1
0
0
1
0

19631,65
4774,009
4410,437
5893,03
31,311

1.619,42
354,3484

1.223,81
913,6585
397,2696

21,45
5.648,35
1.193,18
27183,8
64,19

2743
2028
14774
8895
10515

1
1
0
1
0

3624,012

1.657,55

372,84

6741


1

1584,779
206,183

782,4835
50,50837

6037
8038

0
0

3467,726
908,061

364,1567
366,2982

2196
9852

1
0

1505,984
5748,553

705,5013

504,9928

6.187,15
217,5
17.147,8
2
1.555,26
23.824,3
7
730,65

8939
989

0
1


13
31 Turkey
32 United Arab
Emirates
33 United
Kingdom
34 United
States of
America

1844,612


766,5091

4.047,10

7118

0

7666,138

414,1789

5271

0

5927,093

2.825,21

6.318,63
29.726,0
6

9250

0

20.494,10


23.245,0
0

13359

0

51277,52

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
1. Kết quả ước lượng và thảo luận
4.1 Mô tả thống kê và tương quan các biến
Sử dụng bộ số liệu thu thập được và chạy bằng phần mềm Stata để xây dựng mô
tả thống kê các biến, ta được Bảng 1 dưới đây:

Bảng 2.2: Mô tả thống kê các biến
Biến
số
Xi
lnYi
FTA
lnEi
lnD

Số quan
sát
34
34
34
34

34

Giá trị
Giá trị
Giá trị
trung
nhỏ
lớn nhất
bình
nhất
7.715
3.389
11.068
6.632
3.254
9.928
0.324
0
1
7.835
0.501
10.299
8.718
6.772
9.778
Nguồn: Dữ liệu nhóm tác giả thu thập và tính toán

Thông qua các số liệu được thể hiện trên Bảng 1, ta có thể đưa ra một vài các kết
luận tổng quát sau đây:
- Trong bộ số liệu mà nhóm thu thập được, không có biến nào trong 6 biến bị

thiếu số liệu quan sát.
- Với biến Xi , giá trị trung bình là 7.715, giá trị nhỏ nhất là 3.389, giá trị lớn nhất
là 11.068.


14
- Với biến lnYi, giá trị trung bình là 6.632, giá trị nhỏ nhất là 3.254, giá trị lớn
nhất là 9.928.
- Với biến lnEi , giá trị trung bình là 7.835, giá trịnh nhỏ nhất là 0.501, giá trị lớn
nhất là 10.299.
- Với biến lnD, giá trị trung bình là 8.718, giá trị nhỏ nhất là 6.772, giá trị lớn
nhất là 9.778.
Tất cả các giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến đều
không âm. Sau khi đã có được những thông tin cơ bản về các biến trong mô hình, ta
một lần nữa sử dụng phần mềm Stata để xem xét về mức độ tương quan giữa các biến,
chuẩn bị cho việc chạy mô hình hồi quy. Dưới đây là bảng ma trận tương quan các biến
thu được:

Bảng 2.3: Ma trận tương quan các biến
Xi
lnYi
FTA
lnEi
lnD

Xi
1.000
0.816
0.468
0.166

-0.375

lnYi

FTA

lnEi

lnD

1.000
0.308
0.163
-0.029

1.000
-0.321
-0.591

1.000
0.328

1.000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán với sự trợ giúp của Stata
Nhận xét:
a. Tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Xi và lnYi
Hệ số tương quan =0.816
Như vậy, biến lnYi tương quan cùng chiều với biến Xi. Dấu của hệ số hồi quy của

lnYi trong mô hình là dấu (+).
Mức độ tương quan giữa lnYi và Xi là mạnh (81.6%)
Xi và FTA
Hệ số tương quan = 0.468.
Như vậy, biến FTA tương quan cùng chiều với biến X i. Dấu của hệ số hồi quy của
FTA trong mô hình là dấu (+).


15
Mức độ tương quan giữa FTA và Xi là trung bình (46.8%)
Xi và lnEi
Hệ số tương quan =0.166.
Như vậy, biến lnEi tương quan cùng chiều với biến X i. Dấu của hệ số hồi quy của
lnEi trong mô hình là dấu (+).
Mức độ tương quan giữa lnEi và Xi là yếu (16.6%)
Xi và lnD
Hệ số tương quan =-0.375
Như vậy, biến lnD tương quan ngược chiều với biến X i. Dấu của hệ số hồi quy
của lnD trong mô hình là dấu (-).
Mức độ tương quan giữa lnD và Xi là yếu (37.5%)
b. Tương quan giữa các biến độc lập với nhau
Mức độ tương quan giữa lnYi và FTA là 30.8%.
Mức độ tương quan giữa lnYi và lnEi là 16.3%
Mức độ tương quan giữa lnYi và lnD là 2.9 %
Mức độ tương quan giữa FTA và lnEi là 32.1 %
Mức độ tương quan giữa FTA và lnD là 59.1%
Mức độ tương quan giữa lnD và lnEi là 32.8 %.
4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định
Sau khi thu thập được số liệu, chúng em dùng phương pháp OLS để ước lượng,
thu được các hệ số hồi quy và xây dựng được mô hình hồi quy mẫu như sau:

Ln(Xi)= 7.9092789 + 0.99269971* Ln(Yi)+ 0.14320478*Ln(Ei) 0.9180888*Ln(D) + 0.32123861*FTA + ui
Ở phần trên, trong bảng mối quan hệ tương quan giữa các biến, chúng ta có thể
thấy tương quan giữa các biến có giá trị nhỏ hơn 0.8 nên có thể dự đoán không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến cao. Hơn nữa, mô hình vẫn ước lượng được nên có thể kết
luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, chúng em thực hiện ba kiểm định
vi phạm giả thiết, bao gồm: Kiểm định mô hình bỏ sót biến quan trọng, Kiểm định
phương sai sai số thay đổi, Kiểm định phân phối chuẩn của nhiểu. Dưới đây là bảng kết
quả ước lượng mô hình, kiểm định hệ số hồi quy của mô hình và ba kiểm định vi phạm
giả thiết:


16
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng, kiểm định hệ số hồi quy và ba kiểm định vi phạm
giả thiết
Biến số
Lô-ga-rít của Tổng sản phẩm quốc nối (LnYi)

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu
nhiên
0.99269971*
[p-value = 0.0000]

Lô-ga-rít của Tỷ giá hối đoái thực tế (LnEi)

0.14320478**
[p-value = 0.039]

Lô-ga-rít của Khoảng cách giữa hai thủ đô
(LnD)
Biến giả Hiệp định thương mại tự do (FTA)


-0.9180888*
[p-value = 0.001]
0.32123861
[p-value = 0.4583]

Hệ số chặn (cons)

7.9092789*
[p-value = 0.0013]

Số quan sát (N)
Hệ số xác định (R-squared)
Kiểm định mô hình bỏ sót biến quan trọng

34
0.81944123
Prob > F = 0.6362

Kiểm định White phương sai sai số thay đổi

Prob > chi-squared = 0.3598

Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Prob > chi-squared = 0.0352

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp với sự trợ giúp của phần mềm Stata
Chú thích: * có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%
** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%

Nhận xét:
Dựa trên giá trị xác suất P của các thống kê kiểm định có được từ việc chạy mô
hình trên phần mềm Stata với số liệu nhóm tác giả thu thập được, so sánh với mức ý
nghĩa , nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng các biến LnYi, LnEi, LnD đều có ý nghĩa
thông kê trong mô hình này, biến giả FTA không có ý nghĩa thống kê trong mô hình:
- Biến LnYi có p-value = 0.0000 < 0.05, giải thích được rằng khi GDP tăng 1%
thì giá trị trung bình của Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 0.99269971%


17
- Biến LnEi có p-value = 0.039 < 0.05, giải thích được rằng khi tỷ giá hối đoái ei
tăng 1% thì giá trị trung bình của Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 0.14320478%
- Biến LnD có p-value = 0.001 < 0.05, giải thích được rằng khi khoảng cách giữa
hai thủ đô tăng 1% thì giá trị trung bình của Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm
0.9180888%
- Biến FTA có p-value = 0.4583 > 0.05, trong mô hình biến FTA không có ý nghĩa
thống kê
Từ đó, nhóm đưa ra kết luận rằng mô hình phù hợp, có ý nghĩa do có 3/4 biến
độc lập có ý nghĩa thống kê. Hệ số chặn giải thích giá trị trung bình nhỏ nhất của Tổng
kim ngạch xuất khẩu là 2722.4226617 triệu USD.
Mô hình có hệ số xác định cho biến các biến độc lập giải thích được biến phụ
thuộc.
Thực hiện 3 kiểm định vi phạm giả thiết, bao gồm: Kiểm định mô hình bỏ sót
biến quan trọng, Kiểm định phương sai sai số thay đổi, Kiểm định phân phối chuẩn của
nhiểu thu được kết quả ở bảng trên. Từ kết quả đó nhóm tác giả đưa ra kết luận như
sau:
- Thực hiện Kiểm định mô hình bỏ sót biến quan trọng theo kiểm định Ramsey
Test trên phần mềm Stata cho kết quả Prob > F = 0.6362, nhận thấy 0.6362 > 0.01 nên
mô hình không mắc khuyết tật bỏ sót biến quan trọng với mức ý nghĩa
- Thực hiện Kiểm định phương sai sai số thay đổi theo Kiểm định White’s Test

trên phần mềm Stata thu được kết quả Prob > chi-squared = 0.3598, nhận thấy 0.3598
> 0.01 nên mô hình không mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi với mức ý nghĩa
- Thực hiện Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu thu được trên phần mềm Stata
thu được kết quả Prob > chi-squared = 0.0352, nhận thấy 0.0352 > 0.01 nên mô hình
không mắc khuyết tật phân phối của nhiễu không chuẩn với mức ý nghĩa


18
4.3 Thảo luận
Từ những mô tả và kiểm định trong mục 1 và 2, nhóm tác giả xin đưa ra một số
nhận xét tổng quan:
Mô hình không bị mắc các khuyết tật như đa cộng tuyến không hoàn hảo,
phương sai sai số thay đổi, bỏ sót biến, nhiễu phân phối không chuẩn. Bên cạnh đó,
nhóm tác giả xin đưa ra những ý kiến sâu hơn về kết quả thu được từ chạy mô hình: Ba
nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến xuất khẩu của Việt Nam trong 2018 là GDP, tỷ giá
hối đoái thực và khoảng cách từ Việt Nam đến các nước. Cụ thể hơn:
Thứ nhất, GDP của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của
Việt Nam. Nếu GDP của nước đối tác cao thêm 1% thì xuất khẩu của Việt Nam năm
2018 sẽ tăng 0,9926%. Kết quả này là hợp lý vì GDP đại diện cho sự dồi dào cả vể sản
xuất và thu nhập của các nhà nhập khẩu tập trung vào thị trường Việt Nam. Vào năm
2018, nền kinh tế thế giới có biến động lớn cụ thể là chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên
giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không
nằm ngoài vòng xoáy đó. Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc
gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017.
Những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị
phần.
Thứ hai, tỷ giá hối đoái thực có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của Việt Nam.
Nếu tỷ giá hối đoái thực cao hơn 1% thì xuất khẩu sẽ tăng 0,14320%. Kết quả này hàm
ý những thị trường mà đồng tiền Việt Nam có trị giá cao hơn sẽ thu hút nhà xuất khẩu

hơn do thu về ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn. Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả
sử dụng tỷ giá trung bình của các tháng trong năm 2018 mà không thể hiện sự thay đổi
tỷ giá theo thời gian như các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn
cho thấy bản chất sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với kim ngạch xuất khẩu giá cả
đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác mà sự thay đổi theo
thời gian chỉ là biểu hiện rõ nhất như các nghiên cứu trước đây đề cập. Vào thời điểm
2018, khi đồng USD tăng giá, NDT giảm giá do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ
có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu neo theo giá USD.
Mặt khác, kết quả này cũng chỉ ra rằng trong ngắn hạn, khi tâm lý nhà xuất khẩu chưa


19
có nhiều phản ứng với những sự thay đổi lớn của tỷ giá hối đoái, thì tỷ giá vẫn tác
động lên xuất khẩu theo chiều ngang.
Cuối cùng, khoảng cách giữa Việt Nam đến các nước có tác động ngược chiều
đến xuất khẩu. Nếu khoảng cách tăng 1% thì GDP sẽ giảm 0,9181%. Điều này phù
hợp với lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu đi trước. Có thể lý giải kết quả
này như sau: khi quãng đường càng dài thì cước phí vận chuyển tính vào giá hàng xuất
sang những quốc gia ở xa hơn sẽ cao hơn. Đồng thời, thời gian vận chuyển cũng kéo
dài khiến cho rủi ro tăng thêm đối với nhà xuất khẩu. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cho
ngành logistic của Việt Nam còn chưa phát triển tương ứng với tiềm năng do còn nhiều
thủ tục quản lý hành chính phức tạp, các doanh nghiệp đóng tàu trong nước còn gặp
nhiều khó khăn trong việc tái cơ cấu. Có thể nói ngành vận tải trong nước chưa thể tận
dụng những lợi thế trong việc vận chuyển hàng xuất khẩu, khiến cho các nhà xuất
khẩu phải chịu mức chi phí vận chuyển cao hơn, từ đó gia tăng những tác động tiêu
cực của khoảng cách địa lý lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ năm 2018 và sự kiện Brexit đang rơi vào
bế tắc khiến cho tình hình địa chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn, rủi ro đối với
hàng hóa xuất sang các thị trường chính của Việt Nam cũng cao hơn, cũng cộng hưởng
phần nào tới ảnh hưởng ngược chiều của khoảng cách địa lý đối với hiệu quả xuất

khẩu Việt Nam năm 2018.
Trong nghiên cứu này, FTA chưa có ảnh hưởng đáng kể đối với lượng xuất khẩu
của Việt Nam năm 2018. Mặc dù kết quả này còn mâu thuẫn với một số nghiên cứu
trước đây, tuy nhiên điều đó phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Bởi lẽ việc tham gia
FTA của Việt Nam còn nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp trong nước chưa biết tận
dụng lợi thế của FTA. Nhiều hàng hoá của Việt Nam còn chưa đáp ứng được những
chỉ tiêu chất lượng hay kỹ thuật, trong khi các FTA hoàn toàn cắt giảm mức thuế suất
thành 0% thì những biện pháp phi thuế quan lại được quy định chặt chẽ hơn. Bên cạnh
đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng chưa đủ tiêu
chuẩn để cấp giấy chứng nhận xuất xứ - là một cơ sở quan trọng để chuyến hàng được
hưởng những ưu đãi của FTA. Ngược lại, có những mặt hàng đã vượt qua được những
hàng rào kiểm định khắt khe của nước đối tác thì lại có nguy cơ đối mặt với những vụ
kiện bán phá giá, triệu tiêu những tác động tích cực của FTA.
Như vậy, những kết quả trên đều tiệm cận với thực tế nền kinh tế Việt Nam năm
2018 - thời điểm mà tình hình thế giới đang có những biến động được đánh giá là có


20
khả năng ảnh hưởng tiêu cực với các quốc gia. Kết quả nghiên cứu về cơ bản là khá
phù hợp với cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây, đồng thời cũng thể
hiện một cách lượng hóa được những tác động ở tầm vĩ mô của các yếu tố đối với tổng
kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ cụ thể - điều mà những
nghiên cứu trước còn chưa chú ý quan tâm hay đề cập đến.


21
III- KẾT LUẬN
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, với năng lực hiện có nhóm nghiên cứu đã thực
hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm
2018”. Trong năm 2018, đối mặt với sự biến động kinh tế trong và ngoài nước, xuất

khẩu của Việt Nam đã có những dấu mốc đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu dựa vào mô
hình hồi quy trên, nhóm tác giả đã giải thích được tương đối chính xác và đầy đủ sự
ảnh hưởng của các yếu tố: GDP, tỷ giá hối đoái thực, FTA và khoảng cách từ Việt Nam
đến các nước. Đồng thời chúng ta có thể dễ dàng nhận xét mối quan hệ giữa các biến
độc lập đối với biến phụ thuộc thông qua việc chạy mô hình và kiểm định các giả thiết.
Sử dụng các kết quả thu được, có thể nhận thấy biến duy nhất có quan hệ nghịch
biến với xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 là khoảng cách giữa Việt Nam đến
các nước khác. Ngược lại, các biến còn lại có quan hệ đồng biến với xuất khẩu của
Việt Nam là GDP và tỷ giá hối đoái thực. Lượng xuất khẩu tối thiểu theo ước lượng là
2722,4266. Từ đó, nhóm tác giả đề ra một số kiến nghị giúp tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam như sau:
Thứ nhất, về phía nhà cung cấp, các nhà cung cấp nên đầu tư phát triển các biện
pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, nghiên cứu và áp dụng yếu tố công nghệ
vào sản xuất. Chú trọng đến các quy trình kiểm định chất lượng hàng hoá, đưa ra
khung mức chất lượng với nhà cung cấp. Có chiến lược phát triển công nghiệp, dịch
vụ phù hợp với điều kiện địa lý và yếu tố con người của từng vùng miền.
Thứ hai, về phía ngân hàng, các ngân hàng nên phát triển dịch vụ tài trợ chuỗi
cung ứng (supply chain financing) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and
medium enterprises - SMEs) tiếp cận với các quỹ đầu tư nước ngoài như bao thanh
toán ngược (reverse factoring), bao thanh toán các chứng chỉ tài chính (forfaiting),
produce loan, tín dụng xuất nhập khẩu, hạn mức tín dụng xuất khẩu (lines of credit),
nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng BOP… Tạo các gói hỗ trợ tài chính phù hợp cho
các doanh nghiệp.
Thứ ba, về phía Nhà nước, chính phủ cần quan tâm đến việc gia nhập, ký kết các
hiệp định thương mại, các hiệp hội thương mại quốc tế để tăng thêm điểm mạnh và
xoá bỏ rào cản cho thị trường Việt Nam. Đẩy nhanh tiến độ rà soát pháp lý để tiến tới
ký chính thức Hiệp định FTA Việt Nam - EU. Tăng cường hoạt động cung cấp thông
tin, tư vấn thông tin ngoài thị trường cũng như những hoạt động kết nối thị trường,
giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam với các nhà nhập khẩu nước ngoài một cách hiệu



22
quả… Phát triển ngành vận tải (logistic), thông quan xuất nhập khẩu, chuẩn hoá theo
Incoterms 2020. Cải cách thể chế, đơn giản hoá thủ tục hành chính, loại bỏ những nút
thắt, rào cản đối với xuất khẩu. Ví dụ: có giải pháp cắt giảm thời gian xem xét hồ sơ
xin hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp.
Những ngầm định trên cũng thể hiện một số hạn chế của nghiên cứu. Xuất khẩu
của Việt Nam kể từ khi mở cửa hội nhập đến nay đã có nhiều tăng giảm biến động,
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất
khẩu trong một không gian cụ thể (năm 2018). Tuy nhiên những thay đổi mang hàm
nghĩa thời gian trong đó, như vậy những yếu tố tác động có độ trễ không được đề cập
đến trong nghiên cứu này. Vì thế, các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai nên phân
tích theo kiểu dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng để phát triển các hàm ý về
chính sách và lý thuyết.


23
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aliyu, Shehu Usman Rano (2009), ‘Impact of Oil Price Shock and Exchange Rate
Volatility on Macroeconomic Growth in Nigeria: An Empirical Investigation’,
Journal of International studies, số 11 (8/7/2009), tr. 4-15, truy cập ngày 10 tháng
09 năm 2019 từ />2. Bộ Công thương, Báo cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2018, 2019, Hà Nội
3. Đỗ Thị Hòa Nhã, ‘Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị
trường EU: Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực’, 2017, Tạp chí Công Thương, số 8 tháng
7/2017, truy cập ngày 12 tháng 09 năm 2019 từ />4. Hayakawa Kazunobu, Kim HanSung, Yoshimi Taiyo (2015), ‘FTA in international
finance : impacts of exchange rates on FTA utilization’, IDE Discussion Paper, Số 494,
truy cập ngày 05 tháng 09 năm 2019 từ />5. Lê Quốc Hội, Trần Lan Hương, Lê Thị An Thái (2017), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Asean trong bối cảnh hội nhập AEC’, Tạp
chí Kinh tế và phát triển, số 242, tháng 08 năm 2017, tr. 2-9.
6. M. Faruk Aydın, Ugur Çıplak và M. Eray Yücel (2004), ‘Export Supply and Import

Demand Models for the Turkish Economy’, Research Department Working Paper, Số
04/09, truy cập ngày 11 tháng 09 năm 2019 từ
/>d_Models_for_the_Turkish_Economy
7. Mai Thị Cẩm Tú, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật’, 2015, Tạp chí Phát triển và hội nhập, Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015, tr.
67-75, truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2019 từ />8. Nicolas Gregory Mankiw, Macroeconomics, 2009, 7th edition, Worth Publishers, New
York.
9. Pablo Fajgelbaum, Gene M. Grossman và Elhanan Helpman, ‘Income Distribution,
Product Quality, and International Trade’ (2009) Journal of Political Economy, Tập 119,
Số (8/2011), tr.721-765, truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2019 từ
/>

×