Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.73 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI VIỆT NAM
Lớp: KTE309.2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương
Nhóm thực hiện: 11
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Vân Anh
- 1811120010
Đặng Minh Phương - 1811110472
Hà Kim Ngân
- 1811120108
Ngô Thị Hương Giang - 1811110150
Lê Hà Giang
- 1811110148
Bùi Anh Thư
- 1811110558
Hà Nội, tháng 3 năm 2020


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................3
1.

2.

3.

4.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................4
1.1.

Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................................4

1.2.

Lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ.......................................5

1.3.

Các nghiên cứu liên quan...............................................................................................6

PHẦN II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................................................7
2.1.

Phương pháp luận của nghiên cứu................................................................................7

2.2.

Xây dựng mô hình hồi quy.............................................................................................7


2.3.

Mô tả số liệu.....................................................................................................................8

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................10
3.1.

Kết quả nghiên cứu và biện luận.................................................................................10

3.2.

Kiểm định mô hình.......................................................................................................13

3.3.

Giải thích và biện luận..................................................................................................15

3.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp......................................16

KẾT LUẬN................................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................20


LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là khu vực kinh tế hết sức năng động, sáng tạo
trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, DNVVN đã có những thành tựu nhất định trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước,
tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập quốc tế của đất
nước vừa tạo thời cơ lớn, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các DNVVN tại Việt
Nam. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các DNVVN
phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Việc biết được các yếu tố nào tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các DNVVN không những có thể giúp cho doanh
nghiệp có được nền tảng cơ sở để đánh giá chính sách kinh doanh của mình mà còn giúp cho
hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy việc đo lường và đánh giá
các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các DNVVN là rất cần thiết.
Theo tìm hiểu của chúng em cũng như các kết quả nghiên cứu liên quan, hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DNVVN tại Việt Nam được hình thành từ mối tương quan với các nhân tố
như: số hình thức hỗ trợ của Nhà nước, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, học vấn của chủ
doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, vốn xã hội và tốc độ tăng doanh thu.
Với những lí do trên, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. Từ đó, nhóm xin đề xuất
một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNVVN tại Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Chu Thị Mai Phương trong quá
trình chúng em xây dựng và hoàn thiện bài tiểu luận này. Trong quá trình nghiên cứu làm bài
không tránh khỏi những thiếu sót về mặt chuyên môn cũng như kinh nghiệm, chúng em kính
mong nhận được bổ sung, sự góp ý quý báu của cô, để đề tài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn!


1. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Ngày nay, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Doanh

nghiệp tạo ra mọi loại của cải đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, tạo ra việc làm, thu nhập cho
hàng triệu người. Doanh nghiệp cũng là nơi trực tiếp triển khai các thành quả của nghiên cứu
thành hiện thực. Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước phụ thuộc rất lớn vào sự
lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp.
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2015 (26/11/2014): “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh”. Trong đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một số công
đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lời.
1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 12/6/2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số
04/2017/QH14), trong đó quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có
số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong
hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
DNVVN ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh
nghiệp như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…

DNVVN có khối lượng sản phẩm hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công, các
DNVVN thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm
của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Các DNVVN có tính linh hoạt do mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận
dụng các nguồn lực tại chỗ. Do đó, các DNVVN có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất,
chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể
doanh nghiệp.





Các DNVVN được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của

bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng
được thực hiện nhanh chóng.

Các DNVVN được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của
bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng
được thực hiện nhanh chóng.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế
- DNVVN góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Sự phát triển của các DNVVN nước ta đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế
thông qua việc tăng lên về số lượng doanh nghiệp và tạo ra giá trị sản lượng lớn trong nền kinh
tế quốc dân. Quá trình phát triển các DNVVN cũng là quá trình cải tiến máy móc, thiết bị, nâng
cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ đó, làm thay đổi công
nghệ, giúp cho quá trình CNH - HĐH đất nước diễn ra không chỉ ở chiều rộng mà cả ở chiều sâu.
- DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả hơn
Quá trình phát triển DNVVN nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng các mối quan hệ giữa cung ứng và tiêu thụ, từ đó
phát triển nhiều ngành, nhiều nghề mới. Từ đó, cho thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong
lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn.
- Các DNVVN là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước và là khu vực thu hút
được nhiều vốn trong dân.
Tại Việt Nam, nếu như doanh nghiệp lớn thường chỉ hiện diện ở những trung tâm kinh tế
của đất nước thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào ngân
sách, sản lượng và tạo công ăn việc làm cho mỗi địa phương. Ngoài ra, với đặc thù quy mô nhỏ,

vốn đầu tư không nhiều, dễ thay đổi, dễ thích nghi và phát triển dựa trên nguồn lực tự có là chính
nên các DNVVN rất có lợi thế trong việc khai thác vốn ở trong các tầng lớp dân cư vào phát
triển sản xuất.

1.2.

Lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xét trên hai góc
độ đó là: chiều rộng và chiều sâu. Theo đó, sự phát triển theo chiều rộng của các DNVVN được
hiểu là sự phát triển về quy mô, sự phát triển các DNVVN theo địa giới hành chính và sự phát
triển của các DNVVN theo ngành trên một địa phương, còn sự phát triển theo chiều sâu của các
DNVVN được hiểu theo nghĩa việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế
của hoạt động kinh doanh và hiệu quả về xã hội từ việc phát triển các DNVVN.


Khái quát lại, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN được thực hiện theo
các khía cạnh sau:
- Tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tăng trưởng DNVVN là một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển DNVVN. Tăng trưởng
không đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết
cho phát triển. Mục tiêu hàng đầu của tất cả các DN là tăng trưởng và phát triển DN. Sự tăng
trưởng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tăng trưởng DNVVN có thể biểu thị
bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng
trưởng 36 phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
- Sự chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển DN thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng
nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ảnh sự phát triển của khoa học công nghệ
trong các DNVVN. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác

ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế.
- Sự gia tăng về chất lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển DNVVN nói riêng và phát triển DN nói chung là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội. Trong đó,
sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội chính là mục đích cuối cùng của sự phát
triển.

1.3.

Các nghiên cứu liên quan

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng. Trong đó,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn,
nghiên cứu của Hansen và cs. (2002) chỉ ra rằng, tuổi của doanh nghiệp hay số năm hoạt động
của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thêm vào đó,
Hansen và cs. (2002), Kokko và Sjoholm (2004) cho thấy rằng, một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài
ra, Hansen và cs. (2002), Phan Đình Khôi và cs (2008) cho thấy chính sách hỗ trợ của Chính phủ
và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh của DNVVN.
Bên cạnh đó, Lộc và Trọng (2010) chỉ ra rằng, loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm và
trình độ của chủ doanh nghiệp cũng tác động đến hiệu quả hoạt kinh doanh của DNVVN. Nghiên
cứu của Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011) cho thấy một số nhân tố có ảnh hưởng đến


hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như: các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mối
quan hệ xã hội, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng doanh thu là những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN. Ngoài ra, nghiên cứu của

Lê Khương Ninh (2011) cũng chỉ ra quy mô của doanh nghiệp có tác động đến ROS của
DNVVN ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

2. PHẦN II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Phương pháp luận của nghiên cứu:

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Chúng em sử dụng phương thức thu thập dữ liệu chéo, tổng hợp số liệu về một số chỉ số của
các DNVVN tại Việt Nam theo một cuộc điều tra tiến hành năm 2013.
2.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
Từ bảng số liệu thu thập được, nhóm chúng em thực hiện xây dựng mô hình hồi quy theo
phương pháp bình quân tối thiểu (OLS) thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm tuổi của
doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA), trình độ học vấn của chủ
doanh nghiệp, quy mô và vốn xã hội đến hiệu quả kinh doanh của DNVVN.
Sau đó, chúng em sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA để phân tích định lượng và
đưa ra kết quả.

2.2.

Xây dựng mô hình hồi quy

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNVVN, ta dùng mô hình
hồi quy tuyến tính:
ROS = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*D4 + β5*D5 + β6*X6
Trong đó:


Biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp:


ROS =


Các biến độc lập:

X1: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích,
doanh nghiệp bỏ ra một đồng tổng tài sản để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Chỉ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt.


X2: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (năm): Thông thường các doanh nghiệp hoạt động
lâu năm trong một lĩnh vực kinh doanh sẽ có được nhiều kinh nghiệm đồng thời tích lũy được
nguồn vốn. Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Neil Nagy (2009) thì thời
gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
X3: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có tác
động đến hiệu quả quản lý cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Đức Trọng (2010) đã chỉ ra rằng, trình độ học vấn
của chủ doanh nghiệp có những tác động tích cực đến HQKD của doanh nghiệp.
D4: Quy mô của doanh nghiệp: Ở đây, nhóm tác giả đánh giá quy mô của doanh nghiệp dựa
trên số lượng lao động toàn thời gian (L). Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar
(2002), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh
nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
D5: Vốn xã hội: tổng các nguồn lực, thực hoặc ảo, dồn tích cho một cá nhân hay nhóm từ sự sở
hữu một mạng bền vững của các quan hệ ít nhiều được thể chế hóa qua sự quen biết, nhận biết
lẫn nhau. Trong khuôn khổ bài báo cáo của mình, nhóm tác giả xét đến một yếu tố cơ bản là số
ngân hàng, tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp có mối quan hệ tốt. Vốn xã hội là nhân tố gia tăng
hiệu quả giao dịch, thúc đẩy hiệp lực-tương hỗ, cung cấp và truyền bá thông tin ở mọi cấp, do
vậy, tác động đáng kể đến sự phát triển và thành quả (Fukuyama, 1995; Putnam, 1993).
β0: Hệ số tự do - Nó chính bằng giá trị trung bình của biến phụ thuộc ROS khi các biến độc lập

nhận giá trị bằng 0.
β1, β2, β3, β4, β5: Các tham số chưa biết của mô hình.

2.3.

Mô tả số liệu

2.3.1. Nguồn số liệu
Bộ số liệu bao gồm 2542 quan sát là kiểu thu thập số liệu chéo bao gồm các chỉ số của
nhiều DNVVN (SMEs) tại Việt Nam năm 2011 - 2012, được lấy từ cuộc khảo sát DNVVN được
tiến hành dưới sự hợp tác giữa ba đối tác: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế
hoạch và đầu tư của Việt Nam (Bộ KH & ĐT); Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao (ILSSA)
thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát triển Kinh tế
Research Group (DERG) của Đại học Copenhagen.
2.3.2. Mô tả số liệu thống kê
2.3.2.1. Kỳ vọng về dấu:
Biến

DIỄN GIẢI

DẤU KỲ


X1
X2
X3

Tỷ suất sinh lời trên đơn vị tài sản (ROA)
Thời gian hoạt động
Trình độ của chủ doanh nghiệp


D4

Quy mô lao động (nếu lớn hơn 10: DNVVN; nếu
nhỏ hơn 10: doanh nghiệp siêu nhỏ)

VỌNG
+
+
+
+

D5

Số ngân hàng, tổ chức tín dụng có mối quan hệ
+
2.3.2.2. Bảng mô tả giá trị các biến:
Dùng lệnh sum trên công cụ STATA, ta thu được bảng số liệu thống kê các biến như sau:
Biến
ros
x1
x2
x3
d4
d5

ros
x1
x2
x3

d4
d5

Số quan
sát
2,488
2,540
2,538
2,542
2,542
2,542
Ros
1
0.0955
0.1177
-0.1709
-0.2325
-0.0839

Giá trị trung
Độ lệch
Giá trị nhỏ
bình
chuẩn
nhất
0.2062799
0.1202551
-1.230769
0.3240002
1.702226

-4.105263
15.57486
10.01859
2
4.123131
2.291993
1
0.2482297
0.4320708
0
0.0338316
0.1808312
0
2.3.2.3. Ma trận tương quan giữa các biến

Giá trị lớn
nhất
2.898333
81
76
8
1
1

x1

x2

x3


d4

d5

1
0.0087
-0.0127
-0.0212
-0.0139

1
-0.1528
-0.1264
-0.048

1
0.4597
0.0935

1
0.1464

1

Từ bảng kết quả , ta có nhận xét:
- Các biến độc lập đều có tương quan tương đối với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, dấu của một số
biến độc lập khác với kỳ vọng: biến x3, d4, d5, cho thấy tác động ngược chiều của trình độ chủ
doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và mối quan hệ xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau cũng có một số trường hợp khá lớn như giữa d4

và x3 (0.459) Do đó, có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

3. PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

Kết quả nghiên cứu và biện luận
3.1.1. Kết quả hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy:
ROS = + ε (1)


Source

SS

Model
Residual

2.44047915
32.832903

7
0.348639878
2,471 0.013287294

Total

35.2733821


2,478

Biến
X1
X2
X3
D4
D5
X6
X7
Hệ số chặn

df

MS

0.014234617

Số quan sát
F(6, 2560)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

2,479
26.24
0.000000
0.0692
0.0666

0.11527

Hệ số hồi quy
Sai số
t
p-value
Khoảng tin cậy
-2.36656
3.86836
-0.61
0.541 -9.952123
5.219002
0.0009846 0.0002345 4.20
0.000
0.0005247
0.0014444
-0.0036641 0.0011482
-3.19
0.001 -0.0059156 -0.0014126
-0.0492353 0.0061508
-8.00
0.000 -0.0612966
-0.037174
0.012800
-0.0302725
8
-2.36
0.018 -0.055374
-0.0051711
-0.0012153

0.0016044
-0.76
0.449 -0.0043615
0.0019309
-0.0097735
0.0073369
-1.33
0.183 -0.0241605
0.0046136
-2.143871
3.864472 -0.55
0.579 -9.721809
5.434067
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy mô hình 1

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
-2.143871
cho biết khi giá trị các biến độc lập khác bằng 0, biến phụ thuộc có giá trị bằng
-2.143871
-2.36656
cho biết khi tốc độ tăng tài sản tăng thêm 1 đơn vị thì giá trị trung bình của ROS
giảm đi -2.36656 đơn vị, ceteris paribus.
0.0009846
cho biết khi doanh nghiệp hoạt động thêm 1 năm, giá trị trung bình của ROS tăng
0.0009864 đơn vị, ceteris paribus.
= -0.0036641
cho biết khi chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn cao hơn 1 bậc, giá trị trung bình
của ROS giảm 0.0036641 đơn vị, ceteris paribus.
-0.0492353
cho biết nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ROS trung bình thấp hơn của

doanh nghiệp siêu nhỏ 0.0492353 đơn vị, các yếu tố khác như nhau.


-0.302725
cho biết doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng thì có ROS trung
bình nhỏ hơn 0. 302725 đơn vị, các yếu tố khác như nhau.
= -0.0012153
cho biết nếu tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp tăng them 1 đơn vị thì giá trị
ROS trung bình giảm đi 0.0012153
= -0.0097735
cho biết khi có thêm một hình thức hỗ trợ của Nhà nước, giá trị trung bình của ROS
giảm 0.0097735 , ceteris paribus.
Kiểm định các hệ số hồi quy


Kiểm định hệ số
Đặt giả thiết
p-value=0.579>0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có không cơ sở bác bỏ , tức là hệ số không có ý nghĩa thống
kê.


Kiểm định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0.541>0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có không cơ sở bác bỏ , tức là hệ số không có ý nghĩa thống
kê.



Kiểm định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0,000<0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có đủ cơ sở bác bỏ , tức là hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức .


Kiểm định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0.001<0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có cơ sở bác bỏ , tức là hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức .


Kiểm định hệ số
Đặt giả thiết
p-value=0.000<0.05


=> Với mức ý nghĩa , ta có cơ sở bác bỏ , tức là hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức .


Kiểm định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0.018<0.05



=> Với mức ý nghĩa , ta có cơ sở bác bỏ , tức là hệ số có ý nghĩa thống kê Kiểm

định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0.018<0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có cơ sở bác bỏ , tức là hệ số có ý nghĩa thống kêở mức .
ở mức .


Kiểm định hệ số :
Đặt giả thiết
p-value=0.183>0.05

=> Với mức ý nghĩa , ta có không cơ sở bác bỏ , tức là hệ số không có ý nghĩa thống
kê ở mức .
3.2. Kiểm định mô hình
3.2.1.

Kiểm định thiếu biến

Phương pháp kiểm định: dùng kiểm định Ramsey RESET
Với cặp giả thuyết:
Chạy lệnh est ovtest và thu được kết quả sau trên Stata:
F(3, 2474) =
1.46
Prob > F =
0.2235
Nhận thấy từ kiểm định ovtest, Prob > F (tức p-value) = 0.2235>0.05, suy ra tại mức ý nghĩa 5%
bác bỏ . Do đó, mô hình không bỏ sót biến.
3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến:
Phương pháp kiểm định: phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF

Ta chạy lệnh vif trên Stata và kết quả thu được như sau:
Variable
D4
X3

VIF
1.31
1.28

1/VIF
0.761161
0.779724


X2
1.03
0.969203
D5
1.02
0.976777
X1
1.04
0.964583
X6
1.04
0.959068
X7
1.02
0.975632
Mean VIF

1.11
Nhận thấy rằng các giá trị vif đều nhỏ hơn 10, không đáng kể, nên ta có thể chấp nhận.
3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu:
Với cặp giả thuyết:
Variabl
e
u

Pr(Skewnes Pr(Kurtosi
Obs
s)
s)
adj
2,479
0.000
0.000

chi2(2)
.

Prob>chi
2
0.000

Với p-value=0.000, bác bỏ H0, nhiễu có phân phối không chuẩn. Tuy nhiên, do số quan sát bằng
2479, kích cỡ mẫu đủ lớn, nên phân phối của nhiễu không ảnh hưởng đến mô hình.
3.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Với cặp giả thuyết:

Sử dụng kiểm định White, ta có:

chi2(18)
Prob > chi2

45.59
0.0564

Với mức ý nghĩa là 5%, ta đều có: Prob > F (tức p-value) = 0. 0564 < 10%, nên ta bác bỏ giả
thiết . Tức là mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Khắc phục phương sai sai số thay đổi:
Phương pháp: Sử dụng hồi quy Robust
Biến
X1
X2
X3
D4
D5
X6
X7

Hệ số hồi quy
Sai số
t
p-value
-2.36656
2.025381
-1.17
0.243
0.0009846 0.0002936
3.35
0.001

-0.0036641 0.0012013
-3.05
0.002
-0.0492353 0.0067536 -7.29
0.000
-0.0302725
0.0091495
-3.31
0.001
-0.0012153
0.000564
-2.15
0.031
-0.0097735
0.0062406 -1.57
0.117

Khoảng tin cậy
-6.33818
1.605059
0.0004087
0.0015604
-0.0060197 -0.0013085
-0.0624786
-0.035992
-0.0482141
-0.012331
-0.0023211 -0.0001094
-0.0220108
0.0024639



Hệ số chặn

-2.143871

2.024006

-1.06

0.290

-6.112794

1.825052

Sau khi kiểm định, ta có 2 mô hình sau:
Biến
Tốc độ tăng tài sản

Mô hình 1
-2.36656
(0.5407)
Số năm hoạt động
0.000985
(0.0000)
Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp -0.00366
(0.0014)
Quy mô doanh nghiệp
-0.04924

(0.000)
Vốn xã hội
-0.03027
(0.0181)
Tốc độ tăng doanh thu
-0.00122
(0.4489)
Số hình thức hỗ trợ từ Nhà nước
-0.00977
(0.183)
Hệ số góc
-2.14387
(0.5791)

3.3.

Mô hình 2
-2.36656
(0.2427)
0.000985
(0.0008)
-0.00366
(0.0023)
-0.04924
(0.000)
-0.03027
(0.001)
-0.00122
(0.0313)
-0.00977

(0.1175)
-2.14387
(0.2896)

Giải thích và biện luận

Kết quả hồi quy tuyến tính của mô hình cho thấy: Trong số 7 biến đưa vào mô hình, có 5 biến
giải thích được cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam:
-

Biến X1 – Tốc độ tăng tổng tài sản của doanh nghiệp: biến này không có ý nghĩa thống kê.
Điều này trái với lý thuyết là tốc độ tăng tài sản cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
sẽ càng lớn. Đây cũng là một trong những thiếu sót của nghiên cứu khi không chứng minh
được điều này.

-

Biến X2 – Số năm hoạt động của doanh nghiệp: Biến có ý nghĩa thống kê, tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh nghiệp hoạt động thêm 1 năm,
giá trị trung bình của ROS tăng 0.0009846 dơn vị. Điều này là do khi doanh nghiệp hoạt
động càng lâu năm, doanh nghiệp càng tích lũy được: 1) Kinh nghiệm trong quản lý, sản
xuất… nên việc vận hành doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn; 2) Lượng khách hàng thường
xuyên và ổn định trong thời gian dài.

-

Biến X3 – Học vấn của chủ doanh nghiệp: Biến có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ nghịch với hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này trái với các lý thuyết cho rằng, học vấn chủ
doanh nghiệp càng cao, hiệu quả hoạt động càng cao do tư duy và năng lực quản lý của chủ
doanh nghiệp được cho là tốt hơn. Đây là một hạn chế của nghiên cứu, bởi chưa thể giải



thích được nguyên nhân cho hiện tượng này. Nhóm xin được đề ra một số giả thuyết: 1) Có
thể bằng cấp của chủ doanh nghiệp chưa chắc liên quan đến lĩnh vực hoạt động hoặc 2)
Bằng cấp của chủ doanh nghiệp chưa chắc phản ánh được năng lực quản lý và 3) Sai sót
trong việc thu thập và xử lý dữ liệu.
-

Biến D4 – Quy mô doanh nghiệp: Biến có ý nghĩa thống kê. Biến D4 cho kết luận nếu doanh
nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ROS trung bình thấp hơn của doanh nghiệp siêu nhỏ
0.0492353 đơn vị, nếu các yếu tố khác như nhau. Kết luận này trái ngược với lý thuyết hiệu
quả quả kinh tế theo quy mô, tuy nhiên lại phù hợp với thực tế: Theo Báo cáo thường niên
Doanh nghiệp Việt Nam 2015 của VCCI, trong giai đoạn từ 2007 đến 2014, nếu ROS của
các doanh nghiệp khác có xu hướng giảm, ROS của doanh nghiêp siêu nhỏ lại có xu hướng
tăng lên: từ 3.9% (2007) lên 5.6% (2014), cao hơn cả ROS của các doanh nghiệp có quy mô
vừa và quy mô nhỏ.

-

Biến D5 – Vốn xã hội: Biến có ý nghĩa thống kê, cho kết luận là doanh nghệp có mỗi quan
hệ tốt với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì có ROS trung bình thấp hơn các doanh
nghiệp khác 0.0302725 đơn vị, các yếu tố khác như nhau. Điều này không đúng với các lý
thuyết cho rằng khi chủ doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các tổ chức này, doanh nghiệp
có thể tăng uy tín của mình, tăng khả năng tiếp cận vốn… Đồng thời khi gặp khó khăn cũng
có thể sử dụng các mối quan hệ để cùng tương trợ lẫn nhau. Đây là một trong những thiếu
sót của nghiên cứu khi chưa thể giải thích được sự đối nghịch với lý thuyết này.

-

Biến X6 - Tốc độ tăng doanh thu: Theo mô hình 2, biến có ý nghĩa thống kê, tác động ngược

chiều đến ROS của doanh nghiệp. Điều này không đúng với các lý thuyết cho rằng doanh
nghiệp có tốc độ tăng doanh thu cao chứng tỏ có tiềm lực kinh tế tốt, có vốn để đẩy mạnh


mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những thiếu sót của nghiên cứu
khi chưa thể giải thích được sự đối nghịch với lý thuyết này.
-

3.4.
-

-

-

Biến X7 - Số hình thức hỗ trợ của nhà nước: Không có ý nghĩa thống kê. Thực tế ở Việt
Nam cho thấy, các hỗ trợ của Nhà nước cho SME (2013) là còn hạn chế và chưa hiệu quả.
Từ số liệu ta có thể thấy rặng, số hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp nhận được là rất ít, cả về
tài chính và công nghệ. Vậy nên, tuy về mặt lý thuyết, các chính sách hỗ trợ của nhà nước
tác động tích cực đến SME, tuy nhiên, theo số liệu ở Việt Nam năm 2013, những hỗ trợ này
không đáng kể.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý
Một trong những cách thức để thúc đẩy khu vực DNVVN trong tương lai đó là Chính phủ
nên mở rộng các quy định khuyến khích DN phát triển dưới hình thức chính sách của Chính
phủ như luật pháp và các quy định liên quan đến DNVVN từ phía sản xuất và phía ngân
hàng.
Thứ nhất, tiếp tục, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Nhóm giải pháp này nhằm mục
đích cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho DN, tạo thuận lợi tối đa cho các DNVVN

khi tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước. Theo đó, cần xác định rõ các chủ
trương, định hướng chiến lược phát triển của cộng đồng DNVVN: Thúc đẩy sự phát triển
kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực sản xuất của DN; Hoàn thiện khung pháp lý và phạm vi
hỗ trợ DNVVN phát triển trong nước, hội nhập quốc tế, với những nội dung như: Xác định
rõ khuôn khổ về gia nhập, hoạt động và giải thể, phá sản của DN Việt Nam; Hỗ trợ công
nghệ, khoa học kỹ thuật cho DN Việt Nam; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNVVN, tập
trung vào nâng cao năng lực quản trị; Đẩy mạnh hình thành nhóm DN Việt Nam; Cung cấp
thông tin hỗ trợ DNVVN và xúc tiến mở rộng thị trường; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ
giúp phát triển; Tổ chức thực hiện các Chương trình liên quan đến sự phát triển như DN Việt
Nam...Đồng thời, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNVVN và các chính sách
hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNVVN và Quỹ Phát triển
DNVVN. Song song với đó, phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường
chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho
DNVVN…
Thứ hai, phát huy vai trò của xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
thúc đẩy sự phát triển của DNVVN, nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội đối với sự phát
triển của DNVVN tại Việt Nam. Theo đó, cần nâng cao vai trò, năng lực của các Hiệp hội
nhằm hỗ trợ DNVVN và tăng cường chức năng tham vấn và phản biện xã hội. Mặt khác,
tăng cường tiếp nhận các phản hồi, ý kiến, nhu cầu từ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của
DNVVN để tự hoàn thiện DN hơn trong hoạt động kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ


đến khách hàng bằng các giải pháp như: nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm kinh
doanh của DN đối với người tiêu dùng; cân bằng lợi ích của thương nhân và người tiêu
dùng.
3.4.2. Đối với doanh nghiệp
-

-


-

-

-

-

Mục tiêu chính của DN là tối đa hóa lợi nhuận. Để cải thiện hơn nữa hiệu quả của DN, lãnh
đạo DN cần tập trung vào thúc đẩy một số yếu tố ảnh hưởng tích cực và cải thiện các yếu tố
tác động tiêu cực hoặc hiện tại chưa có tác động đến lợi nhuận của DN.
Các DNVVN cần áp dụng chế độ khuyến khích nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, quản lý bằng tiền thưởng theo kết quả làm việc, sáng tạo học tập của nhân viên. Bên
cạnh đó, chú trọng tạo điều kiện môi trường tốt tại nơi làm việc, khiến cho nhân viên cảm
thấy được đãi ngộ từ đó trung thành và cống hiến cho DN hơn, gia tăng năng suất làm việc
của họ và mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.
Các chủ sở hữu và các nhà quản lý DNVVN cần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ
quản lý. Các DN nên xây dựng kế hoạch nguồn vốn cần thiết để đào tạo, nâng cao trình độ
cho chủ DN và nhân viên, chú trọng đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các nhà quản lý, chủ
DN để phát triển các kế hoạch chiến lược. Cùng với đó, khai thác triệt để các chính sách hỗ
trợ từ Nhà nước, sử dụng tốt thế mạnh về kinh nghiệm quản lý để điều hành tốt quá trình
hoạt động của doanh nghiệp
Các DNVVN cần coi trọng việc thu thập thông tin thị trường thực hiện việc nghiên cứu thị
trường một cách hiệu quả, đồng thời, cung cấp nguồn lực cần thiết để tìm hiểu các nhu cầu
của khách hàng hoặc theo dõi đối thủ cạnh tranh. DNVVN cần chú trọng cải tiến quy trình
công nghệ, không những là áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại mà còn nghiên
cứu để cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thiểu tỷ lệ hao hụt, hư
hỏng của sản phẩm… nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đối với những khâu mà DN tự làm không có hiệu quả thì nên thuê, chuyển sang cho các DN
khác làm để tận dụng lợi thế so sánh. Ví dụ, nếu DN đảm đương việc quản lý một kho thành

phẩm của mình ở một địa phương khác, việc giao hàng cho khách hàng từ kho đó không
hiệu quả thì hãy thuê một công ty chuyên về dịch vụ kho, vận chuyển làm để tiết kiệm chi
phí. DNVVN cần có định hướng kinh doanh tốt và kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi,
phù hợp với năng lực và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Theo đó, để có thể trụ vững trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng như
hiện nay, các DNVVN cần nhanh chóng tìm cách thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Các DNVVN cần đẩy mạnh liên kết, thực hiện mua bán, sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh
tranh; Gia tăng mối quan hệ với các bên khác như nhà cung cấp hoặc nhà phân phối để giúp


-

quản lý kiểm soát quyền truy cập đầu vào. Đây cũng là yếu tố có thể làm tăng tiêu chuẩn của
sản phẩm chất lượng, để thu hút người tiêu dùng.
Thông qua kết quả nghiên cứu, từ góc độ thị trường và các doanh nghiệp ta kỳ vọng các sở
ban ngành có liên quan giúp hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp sớm triển khai
các kế hoạch và có các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các
DNVVN ở Việt Nam, giúp DN phát triển tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.


4. KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam” được nhóm nghiên cứu sử dụng Lý thuyết hiệu quả kinh doanh của
DNVVN và Mô hình hồi quy tuyến tính gồm 7 biến, trong đó 5 biến giải thích được cho hiệu quả
kinh doanh của DNVVN tại Việt Nam bao gồm: số năm hoạt động của doanh nghiệp, trình độ
của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, vốn xã hội và tốc độ tăng trưởng doanh thu của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế như: chưa giải thích được
nguyên nhân cho hiện tượng yếu tố học vấn của doanh nghiệp tỉ lệ thuận với hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng
khắc phục và hoàn thiện điểm hạn chế nêu trên.

Nhóm nghiên cứu chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn: TS.
Cô Chu Thị Mai Phương. Học phần Kinh tế lượng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá
trình tích lũy nền tảng kiến thức cho một cử nhân tương lai của ngành kinh tế. Nhờ có sự hướng
dẫn của cô, chúng em đã có thêm hiểu biết và kiến thức về môn học này cũng như hoàn thành
được bài nghiên cứu.
Do kiến thức và kĩ năng còn hạn chế, cùng với thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng
em hi vọng đề tài này sẽ là tiền đề để phát triển trong tương lai, mong nhận được sự góp ý của cô
để có thể cải thiện mô hình và tìm ra một mô hình tối ưu nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê, Nxb Văn hóa thông tin, (2008).
2. Anne Ngima Kinyua, Factors Affecting the Performance of Small and Medium
Enterprises in the Jua Kali Sector In Nakuru Town, Kenya, Journal of Business and
Management, e-ISSN: 2278-487X, p-ISSN: 2319-7668. Volume (16), Issue 1. Ver. IV
(Jan. 2014), PP 80-93, (2014).
3. Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002), SME Growth and Survival in Vietnam:
Did Direct Government Support Matter? (2002).
4. ThS. Nguyễn Minh Tân (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu.
5. ThS. Lê Ngọc Nương (2018), Luận án tiến sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên


1




×