Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận kinh tế lượng sản xuất, năng suất và công nghệ 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.58 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN

SẢN XUẤT, NĂNG SUẤT VÀ CÔNG NGHỆ
2013

Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Thị Vân Anh
Đoàn Bích Ngọc
Đinh Nguyễn Hoàng
Soukvilay Voravong
Vũ Phương Linh

-

1711110046
1711110493
1711110280
1710120341
1513330063

Lớp tín chỉ: KTE309(1-1920).3_LT
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Giang

Hà Nội, tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
PHẦN I: THỐNG KÊ MÔ TẢ.........................................................................3
1. Tỷ lệ đa dạng hóa......................................................................................3
2. Tỷ lệ đổi mới 1...........................................................................................4
3. Tỷ lệ đổi mới 2...........................................................................................4
PHẦN II: MÔ HÌNH HỒI QUY......................................................................5
I. Giải thích các biến..........................................................................................5
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới và đa dạng hóa...................................6
1. Đưa ra mô hình..............................................................................................6
2. Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc....................7
3. Kết quả chạy mô hình....................................................................................7
4. Diễn giải kết quả hồi quy...............................................................................7
III. Ảnh hưởng của đa dạng hóa và đổi mới đến tăng trưởng việc làm........9
1. Đưa ra mô hình..............................................................................................9
2. Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc....................9
3. Kết quả chạy mô hình..................................................................................10
4. Diễn giải hồi quy...........................................................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................................15
Tài liệu tham khảo............................................................................................16

1


LỜI MỞ ĐẦU

Trong kinh doanh, không có bất kì doanh nghiệp nào có thể phát triển, bền
vững mãi mãi. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, mọi ngành nghề đều trở nên bão
hòa. Doanh nghiệp mới gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường, trong khi
các doanh nghiệp lâu đời đang loay hoay tìm cách thoát khỏi khả năng bị suy
vong. Với tình hình tiến thoái lưỡng nan như trên, cách duy nhất giúp các doanh

nghiệp có thể bám trụ trong nền kinh tế khốc liệt là dám đổi mới.
Hành động phổ biến nhất để đối mặt với sự thay đổi, đó là đa dạng hóa sản
phẩm (là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những
sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản
phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô
đến sản phẩm qua chế biến ).
Vậy, những nhân tố nào tác động đến sự đa dạng hóa và đổi mới của doanh
nghiệp? Mối liên hệ giữa biến đa dạng hóa, đổi mới tác động tới tốc độ tăng
trưởng việc làm theo chiều hướng như thế nào ? Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề trên, chúng em quyết đinh nghiên cứu về đề tài “Sản xuất, năng
suất và công nghệ 2013’’ thông qua các kiến thức liên quan tới bộ môn Kinh tế
lượng.

2


PHẦN I: THỐNG KÊ MÔ TẢ:
Bảng thống kê mô tả tỷ lệ doanh nghiệp đa dạng hóa, đổi mới 1 và đổi
mới 2 năm 2013:
TL DN DDH
(%)

TL DN doi moi
1(%)

TL DN doi moi 2
(%)

Chung


11.18

0.67

16.49

Thanh
Thi

4.28

0.28

8.22

Nong
Thon

6.9

0.39

8.27

Sieu Nho

6.65

0.27


9.4

Nho

3.54

0.31

5.19

Vua

0.99

0.09

1.9

Mien
Bac

6.92

0.51

9.75

Mien
Nam


4.26

0.16

6.74

Trong
KCN

1.02

0.08

1.7

Ngoai
KCN

10.16

0.59

14.79

1. Tỷ lệ đa dạng hóa:
a. Định nghĩa:
Đa dạng hóa là quá trình tăng thêm lĩnh vực hoạt động hoặc mặt hàng sản
xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn liền với chuyên môn hóa quá mức.
b. Kết quả thu được từ thống kê mô tả:
Từ bảng thống kê miêu tả trên, dễ dàng có thể thấy vào năm 2013, tỷ lệ

các doanh nghiệp lựa chọn đa dạng là 11.18%.
Trong đó, nông thôn là nơi chiếm tỷ lệ đa dạng hóa cao hơn với 6.9% còn
tỷ lệ đa dạng hóa ở thành thị chỉ 4.28%.
3


Về quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ là đơn vị có tỷ lệ đa
dạng hóa cao nhất (6.65%), tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ (3.54%), và doanh
nghiệp vừa chiếm phần trăm nhỏ nhất chỉ với xấp xỉ 1%.
Khu vực miền Bắc các doanh nghiệp có tỷ lệ đa dạng nhỉnh hơn là các
doanh nghiệp miền Nam.
2. Tỷ lệ đổi mới 1:
a. Định nghĩa:
Đổi mới 1 là việc doanh nghiệp bắt đầu sản xuất một loại sản phẩm mới
trong vòng 2 năm.
b. Kết quả thu được từ thống kê mô tả:
Bảng trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới 1 chỉ là 0.67%.
Trong đó, nông thôn chiếm tỷ lệ (0.39%) cao hơn so với tỷ lệ đổi mới 1 ở
thành thị (0.28%).
Khác với tỷ lệ đa dạng hóa, tỷ lệ đổi mới 1 ở doanh nghiệp nhỏ là cao
nhất với tỷ lệ 0.31%, tiếp đến là doanh nghiệp siêu nhỏ và cuối cùng là doanh
nghiệp vừa.
Miền Bắc tỷ lệ đổi mới 1 cao hơn 3 lần so với các doanh nghiệp ở miền
Nam.
Ngoài khu công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn vẫn lớn hơn rất nhiều
so với tỷ lệ doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
3. Tỷ lệ đổi mới 2:
a. Định nghĩa:
Đổi mới 2 là doanh nghiệp có những cải tiến, những thay đổi quan trọng
đối với sản phẩm hiện có hay sản phẩm đang sản xuất.

b. Kết quả thu được từ thống kê mô tả:
Bảng thống kê mô tả đã chỉ ra rằng: vào năm 2013 tỷ lệ doanh nghiệp
thực hiện đổi mới 2 là 16.49%, cao hơn hẳn tỷ lệ đa dạng hóa và đổi mới 1.
Về thành thị và nông thôn, tỷ lệ đổi mới ở hai khu vực này là gần như xấp
xỉ nhau. Cụ thể nông thôn là 8.27% và thành thị là 8.22%.
Giống với thứ tự tỷ lệ đa dạng hóa, doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ lệ đổi
mới 2 cao nhất với 9.4%, sau đó là doanh nghiệp nhỏ 5.19% và doanh nghiệp
vừa 1.9%.
4


Miền Bắc vẫn là nơi ưa thích đổi mới hơn so với miền nam với tỷ lệ thay
đổi vượt trội 9.75% so với 6.74% ở miền Nam.
Ngoài khu công nghiệp tỷ lệ đổi mới 1 cao gấp gân 10 lần so với doanh
nghiệp trong khu công nghiệp.
Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp thiên về lựa chọn đổi mới 1 và đa
dạng hóa hơn là việc đổi mới 2. Doanh nghiệp ở nông thôn có tỷ lệ đa dạng hóa,
đổi mới 1 và cả đổi mới 2 đều cao hơn ở thành thị. Trong đó, doanh nghiệp siêu
nhỏ là đơn vị ưu tiên thay đổi và đổi mới hơn những doanh nghiệp có quy mô
lớn hơn. Các doanh nghiệp miền Bắc có xu hướng lựa chọn đa dạng hóa và đổi
mới cao hơn doanh nghiệp phía Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngoài khu
công nghiệp vượt trội hơn hẳn về việc đổi mới so với các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp.
PHẦN II: MÔ HÌNH HỒI QUY:
I. Giải thích các biến
Tên biến

quymo

Mã biến


Cách đo biến
Doanh nghiệp <=10 lao
động có quy mô siêu nhỏ

Ý nghĩa

q101a1_1 Doanh nghiệp > 10 và
Thể hiện quy mô của
<= 50 lao động có quy mô
3
doanh nghiệp
nhỏ
Doanh nghiệp > 50 lao
động có quy mô vừa

thanhthi

q3be_13

phiabac

q3be_13

kcn

q5_13

Mang giá trị bằng 0
hoặc 1. Có giá trị bằng 1

1, 31, 79 là thành thị
nếu quan sát thuộc thành
Còn lại là nông thôn
thị, bằng 0 nếu thuộc
nông thôn
Mang giá trị bằng 0
1, 28, 31, 25, 40 là miền hoặc 1. Có giá trị bằng 1
Bắc
nếu quan sát nằm ở phía
Còn lại là miền Nam
Bắc, bằng 0 nếu nằm ở
phía Nam
1, 2 là trong khu công
Mang giá trị bằng 0
nghiệp,
hoặc 1. Có giá trị bằng 1
3, 4 là ngoài khu công
nếu quan sát trong khu
5


CN, bằng 0 nếu ngoài
khu CN

nghiệp

ddh

bdm1


bdm2

tangtruon
g

Nhận giá trị bằng 0 nếu
không đa dạng hóa
q17d_13
Nhận giá trị bằng 1 nếu đa
dạng hóa
Nhận giá trị bằng 0 nếu
không đổi mới
q122_13
Nhận giá trị bằng 1 nếu có
đổi mới
Nhận giá trị bằng 0 nếu
không đổi mới
q123_13
Nhận giá trị bằng 1 nếu có
đổi mới
Tính mức độ tăng trưởng
q103a_13 của doanh nghiệp bằng số
lao động tăng thêm

Đa dạng hóa

Giới thiệu sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm cũ


Đo lường mức độ tăng
trưởng việc làm

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới và đa dạng hóa.
1. Đưa ra mô hình
= + *quymo + *thanhthi + *phiabac +*kcn
= + *quymo + *thanhthi +* phiabac +*kcn
= + *quymo + *thanhthi + * phiabac + *kcn

2. Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc

Loại biến
Biến độc lập
Biến độc lập
Biến độc lập
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc

Tên biến
quymo
thanhthi
phiabac
kcn
ddh
quymo
thanhthi
6


Kỳ vọng
+
+
+
+


3. Kết quả chạy mô hình

4. Diễn giải kết quả hồi quy
= 0.044 + 0.037*quymo – 0,041*thanhthi + 0.024*phiabac + 0.021*kcn
se

(0.016)

(0.006)

(0.013)

(0.013)

(0.029)

Ở phương trình này, ta nhận thấy quy mô doanh nghiệp có tác động cùng
chiều với đa dạng hóa. Điều này thể hiện doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì
càng có khả năng đa dạng hóa cao.
Hệ số góc của biến quymo là 0.037 thể hiện tác động riêng phần của quy
mô lên khả năng đa dạng hóa: khi quy mô tăng lên 1 đơn vị và giữ cho các yếu
tố khác không đổi thì tỷ lệ đa dạng hóa sẽ tăng lên 0.037 đơn vị.
Hệ số góc của biến phiabac là 0.024 thể hiện các doanh nghiệp ở phía Bắc

có xu hướng đa dạng hóa cao hơn ở phía Nam.
Hệ số góc của biến kcn là 0.021 thể hiện các doanh nghiệp trong khu
Công nghiệp cũng có khả năng đa dạng hóa cao hơn các doanh nghiệp ngoài khu
công nghiệp.
Riêng biến thanhthi có hệ số góc là -0.041, thể hiện rằng các doanh
nghiệp ở thành thị sẽ có ít khả năng đa dạng hóa hơn. Tuy nhiên điều này đi
ngược lại với kì vọng và chưa phù hợp với thực tế, bởi các doanh nghiệp ở thành
thi thường có nhiều điều kiện, nguồn lực hơn về khả năng đa dạng hóa.
Hệ số chặn 0,044 có ý nghĩa rằng với các doanh nghiệp ở nông thôn, phía
Nam và quy mô = 0 thì tỷ lệ đa dạng hóa là vào khoảng 0,044.
7


= -0.002 + 0.003*quymo - 0.001*thanhthi + 0.006* phiabac + 0.002*kcn
se

(0.004)

(0.002)

(0.003)

(0.003)

(0.008)

Ở phương trình này, hệ số góc của biến quymo là 0.003 thể hiện tác động
riêng phần của quy mô lên khả năng giới thiệu sản phẩm mới: khi quy mô tăng
lên 1 đơn vị và giữ cho các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ đổi mới sẽ tăng lên
0.003 đơn vị.

Hệ số góc của biến phiabac là 0.006 thể hiện các doanh nghiệp ở phía Bắc
có xu hướng giới thiệu sản phẩm mới cao hơn ở phía Nam.
Hệ số góc của biến kcn là 0.002 thể hiện các doanh nghiệp trong khu
Công nghiệp cũng có khả năng giới thiệu sản phẩm mới cao hơn các doanh
nghiệp ngoài khu công nghiệp.
Riêng biến thanhthi có hệ số góc là -0.001, thể hiện rằng các doanh
nghiệp ở thành thị sẽ có ít khả năng giới thiệu sản phẩm mới hơn. Tuy nhiên
điều này đi ngược lại với kì vọng và chưa phù hợp với thực tế, bởi các doanh
nghiệp ở thành thi thường có nhiều điều kiện, nguồn lực hơn về nghiên cứu, phát
triển và giới thiệu sản phẩm mới.
Hệ số chặn -0.002 có ý nghĩa rằng với các doanh nghiệp ở nông thôn, phía
Nam và quy mô = 0 thì tỷ lệ giới thiệu sản phẩm mới là vào khoảng -0.002.
= 0.016+ 0.065*quymo + 0.010*thanhthi + 0.036* phiabac + 0.045*kcn
se

(0.018)

(0.007)

(0.015)

(0.015)

(0.034)

Tương tự với phương trình này, hệ số góc của biến quymo là 0.065 thể
hiện tác động riêng phần của quy mô lên khả năng phát triển sản phẩm cũ: khi
quy mô tăng lên 1 đơn vị và giữ cho các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ đổi mới
sẽ tăng lên 0.065 đơn vị.
Biến thanhthi có hệ số góc là 0.010, thể hiện rằng các doanh nghiệp ở

thành thị sẽ có nhiều khả năng phát triển sản phẩm cũ hơn.
Hệ số góc của biến phiabac là 0.036 thể hiện các doanh nghiệp ở phía Bắc
có xu hướng phát triển sản phẩm cũ cao hơn ở phía Nam.
Hệ số góc của biến kcn là 0.045 thể hiện các doanh nghiệp trong khu
Công nghiệp cũng có khả năng phát triển sản phẩm cũ cao hơn các doanh nghiệp
ngoài khu công nghiệp.
Hệ số chặn 0.016 có ý nghĩa rằng với các doanh nghiệp ở nông thôn, phía
Nam và quy mô = 0 thì tỷ lệ phát triển sản phẩm cũ là vào khoảng 0.016.
III. Ảnh hưởng của đa dạng hóa và đổi mới đến tăng trưởng việc làm
8


1. Đưa ra mô hình:

= + *quymo+ *thanhthi + *phiabac + *kcn
(1)
= + *bdm1 + *quymo + *thanhthi + *phiabac +*kcn
(2)
= + *bdm2 + *quymo + *thanhthi + *phiabac +*kcn
(3)
= + *ddh + *quymo+ *thanhthi+ *phiabac+ *kcn

(4)
2. Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc
Loại biến
Biến phụ thuộc
Biến giải thích
Biến giải thích
Biến giải thích
Biến độc lập

Biến độc lập
Biến độc lập
Biến độc lập

Tên biến
Tangtruong
bdm1
bdm2
Ddh
Quymo
Kcn
Thanhthi
Phiabac

3. Kết quả chạy mô hình

9

Kì vọng
+
+
+
+
+
-


4. Diễn giải hồi quy
Diễn giải bảng
Mô hình 1,2,3,4 là các mô hình hồi quy giữa chỉ số tăng trưởng việc làm và các

biến gồm quy mô doanh nghiệp, thành thị, phía Bắc, khu công nghiệp, đổi mới
1, đổi mới 2 và đa dạng hóa.
Mô hình 1:
- Khi quy mô doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tăng trưởng việc
làm tăng thêm 1,186 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi với
dấu đúng như kì vọng. Điều này có thể giải thích rằng khi quy mô doanh
nghiệp được mở rộng đồng nghĩa với sự gia tăng nguồn nhân lực để đảm
nhận được số lượng công việc được giao.
- Khi doanh nghiệp ở thành thị sẽ khiến cho mức độ tăng trưởng việc làm
giảm đi 0,331 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và trái
ngược so với kì vọng. Nói cách khác, doanh nghiệp ở thành thị có tăng
trưởng thấp hơn so với doanh nghiệp ở nông thôn là 0,331 đơn vị. Vì vậy
10


có thể suy ra rằng môi trường kinh doanh ở các thành phố lớn gần như
bão hòa do sự cạnh tranh cao, ít cơ hội việc làm hơn so với các vùng nông
thôn.
- Khi doanh nghiệp ở phía Bắc thì mức độ tăng trưởng việc làm tăng lên
0,144 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi với dấu đúng như
kì vọng. Hay là doanh nghiệp ở phía Bắc có tăng trưởng cao hơn doanh
nghiệp ở phía Nam là 0,144 đơn vị. Điều này chứng tỏ thị trường ở phía
Bắc phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm hơn miền Nam.
- Khi doanh nghiệp ở khu công nghiệp thì mức độ tăng trưởng việc làm
tăng thêm 0,378 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và trái
ngược so với kì vọng. Nói cách khác, doanh nghiệp ở trong khu công
nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn so với ngoài khu công nghiệp là 0,378
đơn vị. Điều này có thể giải thích là khi trong cùng một khu công nghiệp
thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng liên kết với nhau hơn. Do đó, doanh
nghiệp có thể mở rộng kinh doanh và tăng quy mô doanh nghiệp.

Mô hình 2 : Suy luận mức độ tăng trưởng việc làm tác động lên các chỉ số quy
mô, thành thị, phía Bắc, khu công nghệ tương tự mô hình 1.Bên cạnh đó, ta bổ
sung thêm yếu tố đổi mới 1(thi hành đổi mới bằng cách giới thiệu sản phẩm
mới) và nhận thấy mức tăng trưởng việc làm thấp hơn 126,6 % so với các
doanh nghiệp không thực thi chính sách này và trái ngược so với kì vọng ban
đầu.
Mô hình 3 : Suy luận mức độ tăng trưởng việc làm tác động lên các chỉ số quy
mô, thành thị, phía Bắc, khu công nghệ tương tự mô hình 1. Ngoài ra, các doanh
nghiệp thi hành đổi mới 2 (thi hành cải tiến sản phẩm cũ) đạt mức tăng trưởng
thấp hơn 16,8% so với các doanh nghiệp không thực hiện đổi mới và trái ngược
so với kì vọng.
Mô hình 4 : Suy luận mức độ tăng trưởng việc làm tác động lên các chỉ số quy
mô, thành thị, phía Bắc, khu công nghệ tương tự mô hình 1 và bổ sung thêm
biến đa dạng hóa. Ta có thể thấy rằng doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa đạt
11


mức tăng trưởng thấp hơn 76,5% so với các doanh nghiệp không đi theo định
hướng này và cũng trái ngược so với kì vọng ban đầu.
Phương trình và diễn giải các hệ số:
Phương trình mô hình 1:
= -2,036 + 1,861*quymo – 0,331*thanhthi + 0,144*phiabac + 0,378*kcn
Phương trình mô hình 2:
= -2,308 -1,266*bdm1 +1,865*quymo – 0,332*thanhthi + 0,152*phiabac +
0,381*kcn
Phương trình mô hình 3:
= -2,203 – 0,168*bdm2 +1,872*quymo– 0,329*thanhthi + 0,150*phiabac +
0,385*kcn
Phương trình mô hình 4:
= -2,272 - 0,765*ddh + 1,889*quymo – 0,362*thanhthi + 0,163*phiabac +

0,394*kcn
Nếu giữ cho các yếu tố khác không đổi
Hệ số của biến quymo dương, do đó quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức
tăng trưởng càng lớn. Từ đó có thể thấy doanh nghiệp càng lớn sẽ càng có tiềm
lực để tăng trưởng hơn.
Ngoài ra, ta có thể thấy hệ số ước lượng của các biến ban đầu trong các phương
trình là xấp xỉ bẳng nhau. Bên cạnh đó các biến ddh, dm1 và dm2 lần lượt trong
phương trình mô hình 2,3 và 4 đều mang dấu âm, tức tác động ngược chiều so
với biến tăng trưởng. Trong mô hình 2, hệ số ước lượng của biến dm1 bằng
-1,266, trong mô hình 3, hệ số của biến dm2 là -0,168 và trong mô hình 4, hệ số
ước lượng của biến ddh là -0,765.
Từ đó, ta có thể kết luận, đa dạng hóa và đổi mới không khiến doanh nghiệp
tăng trưởng, mà còn tác động ngược chiều lên nó, có thể do đa dạng hóa và đổi
12


mới sẽ khiến doanh nghiệp phải san sẻ vốn đầu tư vào nguồn nguyên vật liệu, kĩ
thuật,… do đó không thể tăng trưởng trong ngắn hạn.

13


KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu trên, nhóm em rút ra kết luận như sau: Xu hướng đa
dạng hóa và đổi mới ở những doanh nghiệp phía Bắc, có quy mô lớn, nằm trong
khu công nghiệp cao hơn những doanh nghiệp phía Nam, có quy mô nhỏ, nằm
ngoài khu công nghiệp.
Ngoài ra, theo kết quả thu được thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm
2013 không nên tiến hành đa dạng hóa và đổi mới bởi việc này không giúp
doanh nghiệp tăng trưởng mà ngược lại còn có thể kéo chậm sự tăng trưởng của

doanh nghiệp,

14


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “Kinh tế lượng” trường Đại học Kinh Tế Quốc dân.
2. Bộ dữ liệu SME 2013: />
15



×