Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận kinh tế lượng tác động của các yếu tố vĩ mô tới cán cân thương mại của các nước ASEAN giai đoạn 2000 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.01 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
CỦA CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2000-2016

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 14
Lớp: KTE309(2-1718).3_LT
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
ĐÁNH GIÁ
HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Thanh Tâm Anh
1610110038
Nguyễn Quốc Đạt
1611110089
Phạm Lê Huy
1611110269
Lê Giang Vi Quỳnh
1611110494
Trịnh Thị Thanh Tâm
1611110518

Tâm


A
n
h

Đạt

Huy

Điểm trung
bình

Vi

Tâm
Q
uỳ
nh

10
10

10

10

10

10

10


10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10


10

10

10


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC BẢNG


5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ASEAN đang hội nhập mạnh mẽ cả trong và ngoài khối và trở thành
một nền kinh tế lớn, trung tâm thương mại quan trọng trong bản đồ kinh tế toàn cầu.
Theo tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, hiện 10 quốc gia ASEAN đang có tổng
GDP khoảng gần 2.600 tỷ USD. Năm 2016, ASEAN đã vượt qua Pháp trở thành nền
kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, thứ 3 châu Á. Nếu vẫn duy trì được đà tăng trưởng như
vậy, chắc chắn đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu.
Các thành viên ASEAN thể hiện một quyết tâm và nỗ lực xây dựng một ASEAN
mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với không gian thương mại rộng lớn thông

qua việc thực thi và nâng cấp 5 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký với 6 đối tác
là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; triển khai
đàm phán FTA ASEAN - Hồng Công và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) với 6 đối tác trên. Quan hệ hợp tác kinh tế với các các đối tác quan trọng khác
như Hoa Kỳ, EU, Canada, Liên bang Nga cũng được ASEAN triển khai tích cực thông
qua các sáng kiến, các chương trình hành động cụ thể, tập trung vào các nội dung các
bên cùng quan tâm như kinh tế thương mại, đầu tư quốc tế, phát triển năng lực.
Trong bối cảnh hội nhập và kinh tế toàn cầu nhiều thay đổi, việc nghiên cứu cán
cân thương mại là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu cán cân thương mại giúp các nước
nắm được những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ, tình trạng của cán cân vãng
lai, mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế. Từ đó, các nước có thể dự đoán sớm và
tận dụng tốt những tiềm năng sẵn có, đưa ra các giải pháp thiết thực cho hoạt động
xuất-nhập khẩu và tăng cường liên kết thương mại trong khối, dẫn đến việc điều tiết
kinh tế vĩ mô tốt hơn.
Với những lý do trên, chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của các
yếu tố vĩ mô tới cán cân thương mại của các nước ASEAN giai đoạn 2000-2016” cho
bài tiểu luận môn Kinh tế lượng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại của một quốc gia trong khối
ASEAN. Các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm:


6

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cán cân thương mại và ảnh hưởng của
các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại.
Thứ hai, xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế tới sự biến
động trong cán cân thương mại của các nước Đông Nam Á.
Thứ ba, đề xuất các định hướng, giải pháp, nhằm cải thiện cán cân thương mại

theo hướng tích cực với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khối ASEAN nói chung.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là cán cân thương mại của một quốc gia và
sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới cán cân thương mại.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Đề tài tìm hiểu về cán cân thương mại
của 10 quốc gia khối ASEAN bao gồm: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái Lan, Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên phân tích số
liệu trong 17 năm từ năm 2000 đến năm 2016
1.4 Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Tô Trung Thành (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến cán cân thương
mại Việt Nam trong giai đoạn 1997-2015 dựa trên ước lượng mô hình VECM (Mô
hình hiệu chỉnh sai số vector) có ràng buộc. Kết quả cho thấy độ mở cửa càng lớn thì
cán cân thương mại càng xấu đi. Giá trị ban đầu của tài sản nước ngoài ròng (NFA)
cao sẽ khiến cán cân thương mại giảm xuống trong dài hạn. Hệ thống tài chính phát
triển giúp cán cân thương mại được cải thiện trong khi thu nhập bình quân cao hơn có
thể làm cán cân thương mại xấu đi. Tỷ giá thực hữu hiệu (REER) không có tương quan
chặt chẽ với cán cân thương mại. Gia tăng FDI có thể làm tăng xu hướng nhập siêu tại
Việt Nam..
Lê Hoàng Phong & Đặng Thị Bạch Vân (2014) phân tích tác động của các nhân
tố kinh tế vĩ mô đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1986–2014.
Trên cơ sở mô hình đa biến, bằng cách tiếp cận mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy
(Autoregressive Distributed Lag: ARDL) nhóm tác giả kiểm định mối quan hệ đồng
liên kết giữa các biến với kiểm định bound test và tính toán tác động dài hạn của các
biến. Bên cạnh, mô hình ECM-ARDL được sử dụng để đánh giá các tác động ngắn
hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả trong ngắn hạn và dài hạn, tổng sản phẩm quốc


7


nội và tỷ giá có tác động dương đến cán cân thương mại của Việt Nam, trong khi cung
tiền có tác động dương trong ngắn hạn nhưng lại có tác động âm trong dài hạn.
Rahman (2009) sử dụng ba phương trình (kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập
khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) để nghiên cứu dòng thương mại giữa
Bangladesh và các đối tác thương mại quan trọng. Nghiên cứu đã cho thấy hoạt động
thương mại của Bangladesh chịu sự tác động của quy mô nền kinh tế, tổng thu nhập
quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế. Song một nghiên cứu khác của Thai
Tri Do (2006) xem xét thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu
dựa trên mô hình trọng lực với bộ số liệu hỗn hợp trong giai đoạn 1993-2004. Nghiên
cứu chỉ ra bên cạnh các nhân tố như quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường và tỷ giá
hối đoái có ảnh hưởng tương đối lớn thì 2 biến là khoảng cách địa lý và lịch sử gần
như không có sự ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước
châu Âu.
Vladimir, Ladislav & Jan (2003) qua sử dụng dữ liệu bảng điều khiển cho 29
ngành, các tác giả kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật thay thế của các chức năng xuất và
nhập khẩu của Séc. Cán cân thương mại chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái
thực, tổng cầu và thay đổi thuế quan. Các yếu tố cơ bản thứ cấp, có liên quan đến điều
chỉnh cơ cấu, cân bằng thương mại bền vững và tỷ giá hối đoái cân bằng, phần còn lại,
về đặc điểm bên cung như thay đổi nguồn vốn vật chất và con người, dòng vốn FDI và
khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của sản xuất trong nước.
Nhóm tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp liên quan đến cán cân
thương mại của các nước trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, ảnh hưởng của một số yếu
tố vĩ mô khác tới cán cân thương mại như lạm phát, năng suất lao động chưa được xem
xét kỹ lưỡng. Do vậy, nghiên cứu đã đánh giá “tích hợp” một số biến phù hợp có ảnh
hưởng tới cán cân thương mại của các nước ASEAN nhằm thu hẹp khoảng trống
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
1.5 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết tình hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu


8

Chương 5: Kết luận và các đề xuất

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI
2.1 Cán cân thương mại
2.1.1 Khái niệm
Để hiểu bản chất cán cân thương mại, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về cán cân
thanh toán quốc tế. Chỉ tiêu này được hiểu như sau:
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch
kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú
trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng
hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét
có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự
thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào
bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước
cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Các thành phần của cán cân thanh toán:






Tài khoản vãng lai
Tài khoản vốn
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
Mục sai số

Trong đó thì cán cân thương mại là một mục nằm trong tài khoản vãng lai của
cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu
và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm)
cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.
Cán cân thương mại giống với chênh lệch sản lượng của một nước và nhu cầu
nội địa của nước đó (chênh lệch giữa lượng hàng hóa một nước sản xuất ra với lượng
hàng hóa nó mua từ nước ngoài; không tính đến việc đầu tư tiền vào cổ phiếu nước
ngoài, và nó cũng không phải nhân tố trong khái niệm nhập khẩu hàng hóa để sản xuất
cho thị trường nội địa).


9

Cán cân thương mại gồm 2 khoản mục:



Khoản mục hàng hóa (thương mại hữu hình )
Khoản mục dịch vụ (thương mại vô hình) bao gồm: các hoạt động sản xuất và nhập
dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng…
2.1.2 Vai trò của cán cân thương mại
Tác động tích cực:




Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế:
– Xuất khẩu là nhân tố kích thích tăng trưởng, tích cực giải quyết thất nghiệp và
cải thiện đởi sống người dân làm tăng GDP và thu nhập quốc dân từ đó làm tăng tiêu
dùng nội địa;
– Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu;
– Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các ngành
có liên quan hoặc hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo điều kiện nâng cao năng lực
sản xuất trong nước;



Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế:
– Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bổ sung nguồn tư liệu sản
xuất và quỹ hàng hóa tiêu dùng;
– Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước
với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế
so sánh trên cơ sở chuyên môn hóa;
– Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng.
Tác động tiêu cực:
Cán cân thương mại thâm hụt nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập
khẩu như là một phần của biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ.

 Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, tăng tình trạng thất nghiệp.


10

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại
2.2.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá

FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi
cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được
biểu hiện bởi một tiền tệ khác (O'Sullivan & Steven M, 2003).
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và quốc tế. Đồng tiền của mỗi nước được định giá bằng các đồng tiền của quốc gia
khác thông qua việc sử dụng tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền của 1 quốc gia tăng giá so
với các đồng tiền khác, các yếu tố khác như nhau thì hàng hóa xuất khẩu của nước đó
sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước nhập khẩu, làm cho tài khoản vãng lai của quốc
gia đó giảm. Nếu đồng tiền của 1 quốc gia này giảm giá so với các đồng tiền của các
quốc gia khác thì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng, giảm nhập khẩu dẫn đến thặng
dư cán cân thương mại.
2.2.2 Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh
“mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ tiêu này dùng để đánh
giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính
sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.
Mức độ thu nhập của một quốc gia tăng với một tỷ lệ phần trăm cao hơn so với
các quốc gia khác thì mức độ nhu cầu hàng hóa cũng tăng lên, như vậy sẽ có nhiều khả
năng nhu cầu về hàng hóa nước ngoài tăng lên làm cho nhập khẩu của quốc gia này
tăng lên và thâm hụt cán cân thương mại. Ngược lại nếu mức độ thu nhập của một
quốc gia giảm thì nhu cầu về hàng hóa của người tiêu dùng ở quốc gia này cũng giảm
làm cho nhập khẩu giảm và thặng dư cán cân thương mại (Rahman, 2009)
2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường



11

hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty” (WTO, 1996).
Khu vực FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế thông qua
lan tỏa công nghệ, qua đó thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
nước và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, từ đó không những cải thiện chất
lượng hàng hóa xuất khẩu có đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tác động đến chất
lượng sản phẩm xuất khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước. Qua đó, có thể thấy, FDI
góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước nhận đầu tư (Phạm Thị
Hoàng Anh & Lê Hà Thu, 2012)
Tuy nhiên, FDI cũng làm gia tăng không nhỏ kim ngạch nhập khẩu. Điều này là
do khu vực này thường xuyên nhập khẩu máy móc thiết bị có giá trị lớn hay nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất do nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu
cầu của khu vực nước ngoài, và/hoặc các doanh nghiệp FDI thường hoạt động theo
dây chuyền sản xuất quốc tế, nên phải nhập khẩu các sản phẩm từ các công ty cùng
dây chuyền (Johnson, 2005)
2.2.4 Mức độ mở cửa thương mại
Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các quốc gia
hoạt động trong mối quan hệ mở và cũng không có quốc gia nào cô lập khép kín lại
phát triển tốt được. Tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế
giới ngày nay. Tuy nhiên chính sách này cũng tồn tại nhiều rủi ro. Kết quả phân tích
kinh tế học về mối quan hệ giữa mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tế thực tế và
cán cân thương mại chỉ ra sự tồn tại của hiệu ứng tích cực yếu của sự mở cửa thương
mại đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng với chi phí suy giảm cân bằng thương mại
(Taleb & Zubi, 2014).
2.2.5 Năng suất lao động
Năng suất lao động góp phần ảnh hưởng tới cán cân thương mại vì sự gia tăng
năng suất lao động sẽ làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn có thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, từ đó gia tăng hành hóa xuất khẩu, đem lại thặng dư cho cán cân

thương mại hoặc giảm bớt sự thâm hụt; trong khi năng suất lao động thấp làm giá
thành sản xuất cao khó cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, trong khi nhu cầu nhập


12

khẩu gia tăng sẽ làm cán can thương mại bị thâm hụt thêm hoặc giảm bớt thặng dư nếu
có.
2.2.6 Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm
giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của các
quốc gia khác dẫn đến CAB của quốc gia đó có thể sẽ giảm đi trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa
nước ngoài. Khi đó xuất khẩu của quốc gia này sang các quốc gia khác sẽ có xu hướng
giảm và làm thâm hụt cán cân thương mại. Ngược lại nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc
gia giảm tương đối so với các quốc gia khác thì nhập khẩu của quốc gia này sẽ có xu
hướng giảm làm thặng dư cán cân thương mại. Khi cả 2 nước cùng đồng thời trải qua
một tỷ lệ lạm phát thì tài khoản vãng lai không thay đổi.


13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên việc phân tích mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân
thương mại, nhóm tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu “tích hợp” từ các lý thuyết
này. Nghiên cứu đề xuất được phân tích như sau:

BOT = f (tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, độ mở thương mại, năng suất lao động, lạm phát)
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu
Biến
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập bình
quân đầu người
Đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Độ mở thương
mại
Năng suất lao
động
Lạm phát

Hướng
tác động
+
+/+

Giả thuyết
Đồng tiền của nước chủ nhà càng bị mất giá so với
các nước khác cán cân thương mại càng thặng dư.
Thu nhập bình quân đầu người của nước chủ nhà
thấp dẫn đến cải thiện cán cân thương mại.
Đầu tư nước ngoài càng nhiều thì xuất khẩu và
nhập khẩu đều tăng.
Độ mở cửa càng lớn thì cán cân thương mại càng
xấu đi.
Năng suất lao động tăng dẫn đến xuất khẩu tăng.


-

Lạm phát giảm cán cân thương mại có xu hướng
thặng dư.
Bảng 1 Dấu kỳ vọng và giả thuyết các biến

3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định mô hình mối quan hệ giữa cán cân thương mại với các yếu tố: tỷ
giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương
mại, năng suất lao động, tỷ lệ tiết kiệm quốc dân, nhóm tác giả sử dụng phương pháp
ước lượng OLS.


14

Nhóm nghiên cứu ước lượng dưới dạng mô hình sau:
BALit

=

β1

+

β2EXRATit

+

β3


THUBQit

+

β4FDIit

+

β5OPENit + β6NSLDit + β7INFLAit +uit
Trong đó: i= 1,.., n với n là thứ tự quốc gia trong mẫu nghiên cứu
t = 1,…, t, với t là năm được nghiên cứu
Giải thích các biến
Tên biến
Ký hiệu
Cách đo lường
Đơn vị
Cán cân thương BAL
Mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập Triệu
mại
khẩu của một quốc gia.
USD
(Biến phụ thuộc)
Tỷ giá hối đoái
EXRAT Tỷ giá so với đồng Đô-la Mỹ.
LCU/US
D
Thu nhập bình
THUB
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Nghìn

quân đầu người Q
USD
Đầu tư trực tiếp FDI
Tổng dòng vốn đầu tư ròng từ nước ngoài Triệu
nước ngoài
đi vào.
USD
Độ mở thương
OPEN
Tỉ trọng tổng giá trị xuất nhập khẩu so với %
mại
tổng sản phẩm quốc nội.
Năng suất lao
NSLD
GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở Nghìn
động
lên đang làm việc.
USD
Lạm phát
INFLA Sự thay đổi trong giá cả của một lượng %
lớn các hàng hóa, dịch vụ trong một nền
kinh tế.
Bảng 2 Giải thích biến sử dụng trong mô hình
3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
3.3.1 Nguồn số liệu
Số
liệu
được
thu
()


thập

từ

thống



của

World

Bank


15

3.3.2 Mô tả thống kê
Variable

Mean

S.D.

Min

Max

BAL


9641

19793

-2.851e+004

76943

EXRAT

4115.9

5968.2

1.2496

21935

THUBQ

7.1510

11.576

0.13460

47.071

FDI


7463.8

13662

-4550.4

74253

OPEN

127.8

96.68

NSLD

42.903

56.796

2.7139

188.44

INFLA

5.1635

7.2176


-2.3150

57.075

0.1674

441.6

Bảng 3 Mô tả thống kê số liệu
Biến BAL có giá trị trung bình là 9941 cho thấy phần lớn các đối tượng nghiên
cứu trong mẫu số liệu có thặng dư cán cân thương mại. Giá trị lớn nhất là 76943 và giá
trị nhỏ nhất là -2.851e+004 chứng tỏ có sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa
các quốc gia trong mẫu số liệu.
Biến EXRAT có giá trị trung bình là 4115.9 cho thấy phần lớn các đối tượng
nghiên cứu trong mẫu số liệu có giá trị đồng tiền thấp. Giá trị lớn nhất là 21935 và giá
trị nhỏ nhất là 1.2496 cho thấy đồng tiền của các quốc gia trong khu vực có sức cạnh
tranh quốc tế chênh lệch lớn.
Biến THUBQ có giá trị trung bình là 7.1510 cho thấy đa phần thu nhập của
người dân các nước ASEAN còn thấp. Giá trị lớn nhất là 47.071 và giá trị nhỏ nhất là
0.13460 chứng tỏ thu nhập có phân bố rộng trên các nước nghiên cứu.
Biến FDI có giá trị trung bình là 7463.8 chỉ ra các nước được nghiên cứu có
dòng vốn đầu tư từ nước ngoài lớn. Giá trị lớn nhất là 74253 và giá trị nhỏ nhất là
-4550.4 chứng tỏ các nước này không chỉ nhận lượng lớn đầu tư nước ngoài mà còn có
đầu tư ra nước ngoài.
Biến OPEN có giá trị trung bình là 127.8 cho thấy phần lớn các đối tượng
nghiên cứu trong mẫu số liệu có độ mở thương mại lớn. Giá trị lớn nhất là 441.6 và giá


16


trị nhỏ nhất là 0.1674 chứng tỏ cách biệt độ mở thương mại giữa các đối tượng tương
đối lớn.
Biến NSLD có giá trị trung bình là 42.903 cho thấy trung bình năng suất lao
động tại các quốc gia nghiên cứu là tương đối thấp. Giá trị lớn nhất là 188.44 và giá trị
nhỏ nhất là 2.7139 chứng tỏ có sự cách biệt lớn giữa năng suất lao động của các nước.
Biến INFLA có giá trị trung bình là 5.1635. Giá trị lớn nhất là 57.075 và giá trị
nhỏ nhất là -2.3150 cho thấy có những sự bất ổn lớn về kinh tế tại một số quốc gia
trong khu vực.
3.3.3 Mô tả tương quan các biến
BAL

INFLA
-0.2084 BAL
0.1663 EXRAT
-0.2810 THUBQ
-0.1517 FDI
-0.3162 OPEN
-0.3334 NSLD
1 INFLA
Bảng 4 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và giữa
các biến độc lập với nhau


EXRAT
1 -0.2696
1

THUBQ
0.6456

-0.3613
1

FDI
0.7444
-0.1070
0.6899
1

OPEN
0.6755
-0.1531
0.6605
0.6711
1

NSLD
0.4525
-0.4028
0.8774
0.3903
0.4923
1

Tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:
Hệ số tương quan r(EXRAT,BAL)= -0.2696. Tức là tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại của một quốc gia có tương quan ngược chiều chiều và mức độ tương quan thấp.
Hệ số tương quan r(THUBQ,BAL)= 0.6456. Tức là thu nhập bình quân đầu người và
cán cân thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan
tương đối cao.

Hệ số tương quan r(FDI,BAL)= 0.7444. Tức độ đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài và
cán cân thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan
tương đối cao.
Hệ số tương quan r(OPEN,BAL)= 0.6755. Tức là độ mở thương mại và cán cân
thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương
đối cao.
Hệ số tương quan r(NSLD,BAL)= 0.4525. Tức là năng suất lao động và cán cân
thương mại của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương
đối thấp.
Hệ số tương quan r(INFLA,BAL)= -0.2084. Tức là tỷ lệ lạm phát và cán cân thương
mại của một quốc gia có tương quan ngược chiều và mức độ tương quan thấp.


17


Tương quan giữa các biến độc lập
Hệ số tương quan giữa các biến tương quan lẫn nhau trừ trương quan giữa NSLD và
THUBQ cao (r(NSLD,THUBQ)=0.8774) còn lại đều có giá trị nhỏ hơn 0.8.
Có thể dự đoán mô hình không có đa cộng tuyến cao, hoặc nếu có thì cũng có thể
không gây ảnh hưởng lớn đến mô hình.


18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả ước lượng
Ta có mô hình ước lượng mẫu ngẫu nhiên tổng quát:
Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) với số quan
sát n= 169 được thể hiện trong bảng 5.

Từ đó ta có mô hình hồi quy mẫu sau:
Từ kết quả ước lượng với phương pháp bình phương tối thiểu với 169 quan sát
và sự trợ giúp của phần mềm Gretl, nhóm đưa ra một số nhận xét sau:
nghĩa là khi tỷ giá EXRAT, thu nhập bình quân THUBQ, FDI, độ mở của nền
kinh tế OPEN, năng suất lao động NSLD, lạm phát INFLA đều bằng 0 thì trung bình
cuả cán cân thương mại BAL bằng -1803.35
nghĩa là với điều kiện THUBQ, FDI, OPEN, NSLD, INFLA không đổi thì khi
EXRAT tăng thêm 1 đơn vị (LCU/USD)thì BAL sẽ giảm 0.495508 đơn vị (triệu USD).
nghĩa là với điều kiện EXRAT, FDI, OPEN, NSLD, INFLA không đổi thì khi
THUBQ tăng thêm 1 đơn vị (nghìn USD) thì BAL sẽ tăng thêm 53.1898 đơn vị (triệu
USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, OPEN, NSLD, INFLA không đổi thì
khi FDI tăng thêm 1 đơn vị (triệu USD) thì BAL sẽ tăng thêm 0.742423 đơn vị (triệu
USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, NSLD, INFLA không đổi thì khi
OPEN tăng thêm 1 đơn vị (%) thì BAL sẽ tăng thêm 59.0194 đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, OPEN, INFLA không đổi thì khi
NSLD tăng thêm 1 đơn vị (nghìn USD) thì BAL sẽ giảm đi 10.8968 đơn vị (triệu
USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, OPEN, NSLD không đổi thì khi
INFLA tăng thêm 1 đơn vị (%) thì BAL sẽ giảm đi 1.30972 đơn vị (triệu USD)
Ý nghĩa của các thông số liên quan
Hệ số xác định = 0.639717 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình: tỷ giá hối
đoái, thu nhập bình quân đầu người, FDI, độ mở của nền kinh tế, năng suất lao động,
lạm phát giải thích được khoảng 63.9717% cho sự biến động trong các cân thương mại


19

của các nước nghiên cứu. Tuy nhiên, là hàm tăng theo số biến độc lập trong mô hình

nên khi thêm biến độc lập vào thì sẽ tăng dù biến đó có thật sự quan trọng hay không,
dẫn đến khả năng thừa biến và khó có thể so sánh độ phù hợp của các mô hình có
chung biến phụ thuộc những số biến độc lập khác nhau.
Hệ số xác định hiệu chỉnh = 0.626373 thường được dùng để cân nhắc việc đưa
thêm biến mới vào mô hình và so sánh độ phù hợp của các mô hình có chung biến phụ
thuộc những số biến độc lập khác nhau (biến mới đưa vào phải thỏa mãn làm tăng).
4.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình
4.2.1 Kiểm định dạng đúng của mô hình
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Tiến hành kiểm định Ramsey’s RESET và thu được kết quả thể hiện trong bảng
Ta có p-value = 0.701 là lớn so với mức ý nghĩa thông thường
 Chấp nhận H0, tức mô hình không bỏ xót biến quan trọng

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp nhân tử phòng đại phương sai (VIF)
Nếu ít nhất một VIF của một biến trong mô hình lớn hơn 10 thì mô hình mắc
khuyết tật đa cộng tuyến
Dùng lệnh Collinearity trong Gretl ta có kết quả thể hiện trong bảng 9
Từ kết quả trên, nhận thấy VIF của biến THUBQ có giá trị lớn hơn 10.
 Có hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo

4.2.3 Khắc phục khuyết tật đa cộng tuyến
Có thể khắc phục đa cộng tuyến bằng nhiều cách nhưng vì xét thấy tương quan
giữa biến THUBQ và NSLD là rất cao nên đề xuất biện pháp khác phục là bỏ biến
NSLD ra khỏi mô hình.
 Ta có mô hình hồi quy mẫu tổng quát:
Kết quả ước lượng mô hình mới theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS)
với số quan sát n=169 thể hiện trong bảng 6.
Xét thấy hệ số xác định hiệu chỉnh của mô hình mới là cao hơn của mô hình ban
đầu là 0.626373.

 Mô hình mới phù hợp hơn.
Ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS, ta được kết quả sau:


20

Từ kết quả ước lượng với phương pháp bình phương tối thiểu với 169 quan sát
và sự trợ giúp của phần mềm Gretl, nhóm đưa ra một số nhận xét sau:
nghĩa là khi tỷ giá EXRAT, thu nhập bình quân THUBQ, FDI, độ mở của nền
kinh tế OPEN, lạm phát INFLA đều bằng 0 thì trung bình của cán cân thương mại
BAL bằng -1575.32
nghĩa là với điều kiện THUBQ, FDI, OPEN, INFLA không đổi thì khi EXRAT
tăng thêm 1 đơn vị (LCU/USD) thì BAL sẽ giảm 0.498299 đơn vị (triệu USD).
nghĩa là với điều kiện EXRAT, FDI, OPEN, INFLA không đổi thì khi THUBQ
tăng thêm 1 đơn vị (nghìn USD) thì BAL sẽ tăng thêm 112.357 đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, OPEN, INFLA không đổi thì khi FDI
tăng thêm 1 đơn vị (triệu USD) thì BAL sẽ tăng thêm 0.725107 đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, INFLA không đổi thì khi OPEN
tăng thêm 1 đơn vị (%) thì BAL sẽ tăng thêm 55.906 đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện EXRAT, THUBQ, FDI, OPEN, không đổi thì khi INFLA
tăng thêm 1 đơn vị (%) thì BAL sẽ giảm đi 7.93688 đơn vị (triệu USD).
Ý nghĩa của các thông số liên quan
Hệ số xác định = 0.639589 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình: tỷ giá hối
đoái, thu nhập bình quân đầu người, FDI, độ mở của nền kinh tế, năng suất lao động,
lạm phát giải thích được khoảng 63.9589% cho sự biến động trong cán cân thương mại
của các nước nghiên cứu. Tuy nhiên là hàm tăng theo số biến độc lập trong mô hình
nên khi thêm biến độc lập vào thì sẽ tăng dù biến đó có thật sự quan trọng hay không,
dẫn đến khả năng thừa biến và khó có thể so sánh độ phù hợp của các mô hình có
chung biến phụ thuộc những số biến độc lập khác nhau.
Hệ số xác định hiệu chỉnh = 0.628534 thường được dùng để cân nhắc việc đưa

thêm biến mới vào mô hình và so sánh độ phù hợp của các mô hình có chung biến phụ
thuộc những số biến độc lập khác nhau (biến mới đưa vào phải thỏa mãn làm tăng).
4.2.4 Kiểm định dạng đúng cho mô hình mới
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Tiến hành kiểm định Ramsey’s RESET và thu được kết quả thể hiện trong bảng 8
Ta có p-value = 0.758 là lớn so với mức ý nghĩa thông thường
 Chấp nhận H0, tức mô hình không bỏ xót biến quan trọng


21

4.2.5 Kiểm định đa cộng tuyến cho mô hình mới
Kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp nhân tử phòng đại phương sai (VIF)
Nếu ít nhất một VIF của một biến trong mô hình lớn hơn 10 thì mô hình mắc
khuyết tật đa cộng tuyến
Dùng lệnh Collinearity trong Gretl ta có kết quả thể hiện trong bảng 10
Từ bảng, nhận thấy VIF của các biến đều nhỏ hơn 10
 Không xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến giải thích
4.2.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình mới
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Tiến hành kiểm định WHITE TEST, ta thu được kết quả thể hiện trong bảng 11.
Từ kết quả ước lượng của kiểm định WHITE, với mức ý nghĩa α=0.05 thì
p-value = 0.099565 > α.
 Chấp nhận giả thuyết H0 cho rằng mô hình có phương sai sai số đồng nhất

giữa các quan sát.
4.2.7 Kiểm định tự tương quan
Dữ liệu sử dụng trong mô hình là kiểu dữ liệu bảng do đó trong mô hình không
có tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên ui
4.2.8 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Tiến hành kiểm định, ta thu được kết quả:
Test for null hypothesis of normal distribution:
Chi-square (2) = 20.944 with p-value = 0.00003


22

Theo kết quả kiểm định p-value = 0.00003 < α=0.05
 Bác bỏ H0
 Nhiễu không phân phối chuẩn


Khắc phục khuyết tật nhiễu phân phối không chuẩn
Thông thường, khi mô hình mắc khuyết tật nhiễu không phân phối chuẩn thì ta
cần tăng kích thước của mẫu số liệu để khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp này số
quan sát là đủ lớn (169) nên có thể coi kết quả kiểm định là vẫn đáng tin cậy.
Bỏ qua hiện tượng nhiễu phân phối không chuẩn
4.3 Kiểm định giả thuyết
4.3.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số


Kiểm định hệ số chặn β1
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=0.4587 > α
⇒ Chấp nhận H0, tức là hệ số chặn không có ý nghĩa thống kê



Kiểm định hệ số riêng phần




Kiểm định β2
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=0,0043< α
⇒ Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến EXRAT có ý nghĩa thống kê



Kiểm định β3


23

Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Ta có p-value= 0,396 là lớn so với mức ý nghĩa thông dụng
⇒Chấp nhận H0, tức là hệ số ước lượng của biến THUBQ không có nghĩa thống



Kiểm định β4
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=1,21e-010< α
⇒ Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến FDI có ý nghĩa thống kê



Kiểm định β5
Ta xây dựng cặp giả thuyết:

Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=0.0001< α
⇒Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến OPEN có nghĩa thống kê



Kiểm định β6
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=0.9550 > α
⇒ Chấp nhận H0, tức là hệ số ước lượng của biến INFLA không có ý nghĩa thống


4.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Sử dụng Gretl thu được kết quả:
F(5, 163) = 57.58236 và P-value(F) = 2.21e-34 < α
⇒ Bác bỏ H0, tức là mô hình phù hợp
Nhận xét:
Hệ số xác định R2 = 0.639589 cho thấy rằng với mẫu thu thập được thì các biến
EXRAT, THUBQ, FDI, OPEN, INFLA đã giải thích được 0.639589 % sự thay đổi
trong giá trị của biến phụ thuộc BAL.
4.3.3 Kiểm định thu hẹp hồi quy
Từ phần 3.1, nhận thấy hệ số hồi quy ước lượng của biến THUBQ và biến
INFLA không có ý nghĩa thống kê. Nên:


24

Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Sử dụng lệnh Omit variables trong Gretl, ta thu được kết quả:
Null hypothesis: the regression parameters are zero for the variables INFLA,

THUBQ
Test statistic: F(3, 165) = 96.88994, p-value = 3.31e-36
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value < α
⇒ Bác bỏ H0, tức là không thể bỏ biến THUBQ và biến INFLA ra khỏi mô hình.
4.3.4 Kiểm định độ phù hợp của kết quả với giả thuyết
• Kiểm định sự phù hợp của β2

Hệ số hồi quy của biến EXRAT mang dấu âm (2 = -0.498299 < 0)
⇒ Không phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng tỷ giá hối đoái càng cao (giá trị
đồng tiền của nước chủ nhà càng nhỏ) cán cân thương mại càng thặng dư. Kết quả này
có thể được giải thích khi nội tại nền kinh tế nước chủ nhà không đủ mạnh, sản xuất
trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu của các nước
nhập khẩu thì việc giảm giá đồng tiền không đem lại kết quả gia tăng thặng dư cán cân
thương mại.
• Kiểm định sự phù hợp của β3

Hệ số hồi quy của biến THUBQ mang dấu dương (3 = 112.357 < 0)
⇒ Không phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng tăng thu nhập bình quân đầu
người ở nước chủ nhà sẽ gia tăng nhập khẩu, làm xấu đi cán cân thương mại. Kết quả
này không phù hợp với một số kết quả thực nghiệm của Rahman (2009) và Tô Trung
Thành (2016). Tuy nhiên, như kiểm định phía trên, hệ số 3 không có ý nghĩa thống kê.
Do đó, có thể kết quả ước lượng không phản ánh đúng tác động của thu nhập tới cán
cân thương mại tại các quốc gia được nghiên cứu.
• Kiểm định sự phù hợp của β4

Hệ số hồi quy của biến FDI mang dấu dương (4 = 0.725107> 0)
⇒ Phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng nước chủ nhà càng thu hút nhiều FDI
đến nước mình thì cán cân thương mại càng thặng dư. Kết quả này ngược với nghiên
cứu thực nghiệm của Tô Trung Thành (2016) cho rằng thu hút vốn đầu tư FDI có tác



25

động gia tăng nhập khẩu, đồng thời phù hợp với kết quả những nghiên cứu của
Vladimir, Ladislav & Jan (2003) và Rahman (2009). mặc dù khi thiết lập cơ sở tại
quốc gia nghiên cứu, các nhà đầu tư cần nhập khẩu những nhân tố đầu vào mà quốc
gia đó không có sẵn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng
FDI chảy vào các nước trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là dạng theo định hướng xuất
khẩu, nên cán cân thương mại của các nước này được cải thiện.
• Kiểm định sự phù hợp của β5

Hệ số hồi quy của biến OPEN mang dấu dương (5 = 55.9060 > 0)
⇒ Không phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng độ mở cửa thương mại càng
lớn cán cân thương mại của nước chủ nhà càng xấu đi. Kết quả này ngược với nghiên
cứu của Tô Trung Thành (2016) và Taleb & Zubi (2014), nhưng phù hợp với nghiên
cứu của Rahman (2009). Với mẫu nghiên cứu là 10 quốc gia ASEAN, các nước có độ
mở cửa thương mại lớn sẽ có cơ hội gia tăng thặng dư thương mại của quốc gia mình.
• Kiểm định sự phù hợp của β6

Hệ số hồi quy của biến INFLA mang dấu âm (5 = -7.83688 < 0)
⇒ Phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng tăng tỷ lệ lạm phát làm cán cân thương
mại xấu đi. Kết quả phù hợp với lý thuyết được nêu trong Giáo trình tiền tệ ngân hàng
(GS.TS Nguyễn văn Tiến) và một số nghiên cứu khác. Tuy nhiên hệ số ước lượng là
không có ý nghĩa thống kê. Có thể lý giải do trong khối ASEAN các quốc gia phát
triển không đồng đều và một số nước đã gặp phải những biến động kinh tế lớn mà
nguyên nhân không liên quan đến bên ngoài. Do đó, lạm phát có thể đã không phản
ánh chính xác tình hình cán cân chung của quốc gia.



×