Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ỨNG DỤNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN lực DOANH NGHIỆP tại tập đoàn XĂNG dầu VIỆT NAM PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.34 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
***

TIỂU LUẬN
Thương Mại Điện Tử

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC
DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU
VIỆT NAM -PETROLIMEX

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

Lớp
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

: TMA306.3
: Dương Quý Phi
: 1510230115

Hà Nội – 3/2017

1


Mục lục

2




Lời mở đầu
Rất nhiều câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của các doanh nghiệp trước ngưỡng cửa “tin học
hoá quản lý doanh nghiệp”, mà cụ thể là có nên triển khai hệ thống ERP hay không? Và
nếu triển khai thì phải lựa chọn giải pháp như thế nào.Nhưng ERP thực sự là một hệ
thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và
quyết định triển khai. Thực tế, các doanh nghiêp Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu về
dịch vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay hệ thống ERP. Tuy nhiên, “cung”
đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì hiện không có nhiều công ty hoạt động chuyên
nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn trực
tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP. Ứng dụng ERP là xu thế tất yếu, là
công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng
giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Một doanh nghiệp nếu
ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và doanh nghiệp
sớm đi vào nề nếp. Doanh nghiệp nào chậm trễ ứng dụng ERP, doanh nghiệp đó sẽ tự gây
khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ. Tuy nhiên, ứng dụng ERP không phải dễ,
cần hội tụ nhiều điều kiện để có thể ứng dụng thành công như: nhận thức và quyết tâm
cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp; cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các
bước triển khai; lựa chọn giải pháp phù hợp....
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng ERP vào hoạt động
kinh doanh của mình từ năm 2013 và đến nay đat được rất nhiều thành công. Trở thành
doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng thành công mô hình ERP tại Việt Nam. Số lượng doanh
nghiệp tại Việt Nam quan tâm tới việc triển khai ERP đang có xu hướng gia tăng, hầu hết
vẫn nhắm tới 2 giải pháp ERP đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là SAP ERP và
Oracle ERP (sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các hệ thống CNTT lớn). Có thể thấy, cơ hội
lựa chọn giải pháp và đơn vị triển khai ERP ngày càng phong phú, đa dạng. Vấn đề là các
doanh nghiệp, tập đoàn có quyết tâm "thay máu" để ứng dụng ERP hay không mà thôi.

3



Chương I :Giới thiệu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex
1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty Xăng - dầu - mỡ được thành lập
ngày 12/1/1956, là doanh nghiệp đa sở hữu, bảo đảm 48% thị phần xăng dầu cả nước.
Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Petrolimex đã phát triển thành một tập
đoàn kinh tế mạnh và năng động, được đánh giá là một trong những thương hiệu lớn và
uy tín tại thị trường xăng dầu Việt Nam. Hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa
và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày
31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCKQLPH ngày 17.8.2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.Thành tựu nổi bật nhất của
Petrolimex được thể hiện ở vai trò chủ đạo trong tổ chức kinh doanh xăng dầu và các sản
phẩm hóa dầu, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước.Petrolimex cũng là một trong những
doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn đi đầu trong việc cổ phần hóa, tái cơ cấu hình thành
Tập đoàn kinh tế đa sở hữu theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh, thị phần của doanh nghiệp.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc
hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà
Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp
luật.
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và
vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ
khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác;
trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG
Tanker, Pjico,…
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng
4



dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày
12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1
thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và
đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả
các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.352 (số liệu có
đến ngày 24.11.2015)cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để
người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp
nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình
quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu
thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của
Petrolimex khoảng 50%.
Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa,
dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên
Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức
bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ
chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.
1.3 Thị trường
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo chỉ
đạo của Chính phủ. Cùng với 17 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác,
Petrolimex có nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu
5



tiêu dùng của nhân dân. 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Petrolimex hiện đang chiếm gần 60% tổng hạn
ngạch nhập khẩu xăng dầu.
Ðối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất
cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng. Tính chung trên phạm vi cả
nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam)
năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 48%.
Ngoài ra Petrolimex cũng mở rộng ra thị trường nước ngoài bằng việc thâu tóm công ty
Chevron tại Lào, công ty có mạng lưới bán lẻ nhưng do thị trường nhỏ , ban đầu hoạt
động không hiệu quả, nhưng sau khi Petrolimex vào triển khai đã có lãi ngay năm đầu,
từng bước khẳng định vị thế bán lẻ ở Lào, tương tự tiến tới thị trường Singapore và thị
trường khác.
1.4 Doanh thu
Theo báo cáo, kết quả sản xuất - kinh doanh 12 tháng năm 2016 của Petrolimex như sau:
1.4.1 Tổng doanh thu thuần hợp nhất
Tổng doanh thu thuần hợp nhất của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh
vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây lắp,
bảo hiểm,… là 123.097 tỷ đồng bằng 83,8% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm chủ yếu do
giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân12 tháng năm 2015 là 48,8 usd/thùng, trong khi bình
quân năm 12 tháng năm 2016 là 43,32 usd/thùng (bằng 88,7% giá dầu bình quân 12 tháng
2015).
1.4.2 Tổng lơi nhuận hợp nhất trươc thuế.
Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 6.300 tỷ đồng đạt 158% kế hoạch và bằng 148%
so với cùng kỳ.
6


Trong đó:
- Xăng dầu: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn
là 3.848 tỷ đồng, tương đương 61,08% tổng lợi nhuận hợp nhất.

Với sản lượng xuất bán hợp nhất năm 2016 là 11.552.602 m 3/tấn, tăng 10,3% so với năm
2015 (10.478.446 m3/tấn), trong đó sản lượng xuất bán xăng dầu nội địa của các Cty
trong nước năm 2016 là 8.344.902 m3/tấn, tăng 5,9% so với năm 2015 (Riêng đối với dầu
mazút đơn vị tính là: Tấn).
-Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.452 tỷ
đồng, tương đương 38,92 % tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó:
• Lợi nhuận lĩnh vực hoá dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 842 tỷ đồng;
• Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh gas đạt 149 tỷ đồng;
• Lợi nhuận lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 383 tỷ






đồng;
Lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 368 tỷ đồng;
Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 173 tỷ đồng;
Lợi nhuận của 2 công ty nước ngoài đạt 87 tỷ đồng;
Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh kho đạt 196 tỷ đồng;
Lợi nhuận các lĩnh vực khác như xây lắp, thiết kế, hạ tầng… đạt 254 tỷ đồng.

Chương II: Ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp(ERP) vào tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam Petrolimex.
2.1 Khái niệm về ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
Hiện tại khái niệm ERP cũng chỉ là một khái niệm mơ hồ cho nhiều người, có nhiều
doanh nghiệp chỉ áp dụng vài phân hệ nghiệp vụ để quản lý cho doanh nghiệp mình, hoặc
7



sử dụng các phần mềm quản lý khác nhau sau đó kết hợp lại một cách rời rạc nhưng cũng
cho là đã ứng dụng ERP. ERP viết tắt của Enterprise Resourse Planning là phần mềm
máy tính có chức năng hỗ trợ và tự động hóa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của mọi nhân
viên trong doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lí
toàn diện của doanh nghiệp.Có thể hiểu đơn giản về ERP là phần mềm phục vụ tin học
hóa tổng thể doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn ta hãy phân tích ý nghĩa của các từ kết hợp
thành ERP như sau:
R (Resource – Tài nguyên): Resource có nghĩa là nguồn lực như tài chính, nhân sự, công
nghệ, phần cứng, dữ liệu, thông tin, ... Vì vậy khi ứng dụng ERP thì phải làm sao biến các
nguồn lực này thành các tài nguyên có giá trị cao cho doanh nghiệp.
P (Planning – Hoạch định): Chúng ta phải tính toán, hoạch định báo cáo các khả năng
phát sinh trong quá trình điều hành, sản xuất kinh doanh, trong việc sử dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi ứng dụng ERP thì sẽ tính chính xác kế hoạch
cung ứng nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất để cung cấp đầy đủ cho các đơn hàng của
nhà cung cấp. Phải hoạch định ra kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, không thiếu cũng như
không thừa để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hoạch định ra chiến lượt
kinh doanh, chính sách giá, chiết khấu, ...

E (Enterprise – Doanh nghiệp): Doanh nghiệp là mục đích cuối cùng của ERP, làm sao
kết hợp tất cả các phòng ban, tất cả các chức năng nghiệp vụ của doanh nghiệp vào chung
một hệ thống máy tính duy nghất mà có thề đáp ứng tất cả các nhu cầu quản lý khác nhau
của các phòng ban.
Tóm lại, để hiểu một cách đơn giản thì ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp,
trong đó phần hoạch định nguồn lực là cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt
động doanh nghiệp đều được ERP quản lý, với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp thì kiến trúc phân hệ hay chức năng của hệ thống ERP có thể khác nhau.
8


Doanh nghiệp khi ứng dụng ERP thì lao động sẽ tăng cao do dữ liệu đầu vào chỉ cập nhật

một lần cho mọi giao dịch có liên quan, loại bỏ các sai sót, đồng thời các báo cáo thực
hiện nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho,
công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, ... đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực
nguyên liệu, nhân công, máy móc, ... đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý.
2.1.2 Hoạt động của Petrolimex trước khi triển khai dự án ERP.
Hoạt động của Petrolimex trước khi triển khai dự án này được tóm tắt qua các giai đoạn
từ 1990 đến 2008:
-Từ 1990-1995 Petrolimex là một trong những cơ quan ứng dụng tin học vào quản lý điều
hành sản xuất và kinh doanh sớm nhất Việt Nam. Hệ thống phần mềm kế toán PIS không
chỉ được ứng dụng trong toàn ngành xăng dầu mà còn được các công ty phần mềm phát
triển thành sản phẩm có doanh số lớn, lợi nhuận cao. Công ty cổ phần tin học viễn thông
Petrolimex (PIACOM) ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu của Petrolimex về công nghệ
thông tin, tự động hóa, còn cung ứng cho nhu cầu nhiều công ty ngoài ngành.
-Năm 1997-2002 Petrolimex Sài Gòn đã triển khai xây dựng, áp dụng thành công Hệ
thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm theo Tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 25 để kiểm
soát chất lượng xăng dầu trong tất cả các khâu nhập khẩu, tồn trữ và xuất phân phối ra thị
trường. Petrolimex Sài Gòn tiếp tục triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiếp cận theo quá trình (MBP) để kiểm soát chất
lượng công việc, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành để
hoàn thiện hệ thống quản lý, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn mọi nhu
cầu mong đợi và tiềm ẩn của khách hàng.
-Đầu năm 2008, Petrolimex Sài Gòn tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống quản lý an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001 và Hệ thống quản lý môi trường
theo Tiêu chuẩn ISO 14001 tại Tổng kho xăng dầu Nhà bè.

9


-Năm 2009, Petrolimex Sài Gòn đã chuyển đổi thành công sang phiên bản ISO
9001:2008 và được Bureau Veritas Certification đánh giá, tái cấp giấy chứng nhận theo

phiên bản mới.
Trước khi áp dụng ERP, Petrolimex đã sớm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý điều hành ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, với sự biến động
phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với thị trường
xăng dầu nội địa trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu
của Tập đoàn đòi hỏi thông tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác; trong khi hệ thống quản
lý phân tán, dữ liệu rời rạc không thể tiếp tục nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu
mới, việc triển khai ERP là yêu cầu cấp bách, xuất phát từ nội tại Petrolimex.
2.1.3 Hoạt động của Petrolimex ứng dụng ERP.
Petrolimex là Tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công ERP - giải pháp quản
trị nguồn lực doanh nghiệp để hiện thực hóa chiến lược phát triển trong giai đoạn mới;
phù hợp với mô hình Công ty đại chúng và tiến trình tái cấu trúc sau cổ phần hóa.
2.1.4 Thời gian triển khai.
Từ 1/1/2013, Petrolimex đã triển khai trong hệ thống kinh doanh xăng dầu toàn quốc từ
tập đoàn đến 42 công ty, 21 chi nhánh, 11 xí nghiệp, 44 kho và tổng kho xăng dầu, bao
gồm cả hệ thống quản lý 2.200 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc. Với tổng vốn
đầu tư khoảng 12 triệu USD, gói giải pháp này được xây dựng trong vòng ba năm bởi
Tập đoàn FPT.
Trước khi áp dụng ERP, Petrolimex đã sớm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý điều hành ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, với sự biến động
phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với thị trường
xăng dầu nội địa trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu
của Tập đoàn đòi hỏi thông tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác; trong khi hệ thống quản
lý phân tán, dữ liệu rời rạc không thể tiếp tục nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu
mới, việc triển khai ERP là yêu cầu cấp bách, xuất phát từ nội tại Petrolimex.
10


2.1.5 Nhà cung cấp và đơn vị tư vấn
Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS - thành viên của Tập đoàn FPT) được lựa chọn

làm tổng thầu - nhà tư vấn triển khai ERP tại Petrolimex theo hình thức trọn gói, với thiết
bị phần cứng của HP và giải pháp của SAP - nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh
nghiệp hàng đầu thế giới đã triển khai thành công cho các tập đoàn dầu khí toàn cầu như:
ExxoMobil, BP, Total, Gazprom, Chevron... Với tổng vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD,
gói giải pháp này được xây dựng trong vòng ba năm bởi Tập đoàn FPT.
2.1.6 Các phần mềm ERP ứng dụng trong doanh nghiệp
FPT IS triển khai giải pháp ERP trọn gói bao gồm cả phần mềm và phần cứng. Dịch vụ
triển khai giải pháp ERP bao gồm các phân hệ:Kế toán tài chính(FI),Kế toán quản
trị(CO),Quản lí mua hàng(MM),bán hàng(SD) và gói nghiệp vụ đặc thù kinh doanh
nghành xăng dầu(SAP).
Hệ thống ERP đã chính thức vận hành tại Petrolimex trên quy mô toàn quốc từ ngày 01
tháng 01 năm 2013.
Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
trong việc cung cấp và ứng dụng thành công ERP trên quy mô lớn, phạm vi rộng và
nghiệp vụ phức tạp.
Dự án được hoàn thành trong thời gian 3 năm (2010-2012) là kết quả của ý chí, quyết tâm
của lãnh đạo, nỗ lực vượt bậc của các thành viên tham gia triển khai của Petrolimex và
FPT.
Giải pháp ERP SAP gồm các phân hệ: quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý kho bể, kế
toán tài chính, kế toán quản trị,… đã được triển khai trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
từ Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến 42 công ty, 21 chi nhánh, 11 xí nghiệp,
44 kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm và tích hợp với hệ thống quản lý tại hơn
2.200 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc.

11


Tại thời điểm chuyển đổi sang áp dụng ERP, Petrolimex và FPT đã chuẩn bị kỹ lưỡng,
phối hợp chặt chẽ bảo đảm các hoạt động cung ứng xăng dầu ra thị trường không bị gián
đoạn.

Giải pháp ERP của Petrolimex là một giải pháp quản lý tổng thể trên máy tính bao gồm
các hoạt động quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý kho bể chứa, dữ liệu hàng hóa, hoạt
động kế toán, tài chính…
Khi áp dụng ERP, lãnh đạo doanh nghiệp có thể khai thác thông tin, dữ liệu ở mọi lúc,
mọi nơi để điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; chủ động phát hiện các
lỗi để khắc phục kịp thời; rút ngắn được thời gian lập báo cáo tài chính khi các số liệu
như doanh thu, tồn kho, giá vốn… đều được cập nhật gần như tức thời và thống nhất trên
hệ thống toàn quốc.
Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển lớn của các tập đoàn, doanh
nghiệp Nhà nước trong quá trình chuẩn hóa hoạt động để tái cấu trúc sau cổ phần hóa.
Chương III: Những khó khăn và hạn chế ,kết quả bước đầu đạt được của Petrolimex
1.Những hạn chế và khó khăn
1.1 Hạn chế
-Thời gian tiến hành dự án xây dựng hệ thống lâu dài, Petrolimex phải mất đến 3 năm để
hoàn thành hệ thống này.
-Số tiền đầu tư vào hệ thống lớn,công ty đã đầu tư vào hệ thống này đến 12,6 tr USD.
-Công nghệ phức tạp để vận hành.
-Công nghệ này đòi hỏi phải thay đổi cách quản trị truyền thống nên không phải doanh
nghiệp nào cũng có thể quản trị thành công.

12


1.2 Khó khăn
-Thay đổi cách quản trị truyền thống là việc hết sức khó khăn và phức tạp,tốn rất nhiều
thời gian và công sức của doanh nghiệp.
-Nhân viên trong công ty khó có thể thích nghi với văn hóa mới của doanh nghiệp khi
cách quản trị thay đổi.
-Nhân viên của Petrolimex đều chưa được biết đến ERP nên khó tiếp cận công nghệ mới
và sử dụng thuần thục.

1.3 Những kết quả đạt được của Petrolimex.
-Đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác, phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập trung tại
Công ty mẹ; bảo đảm các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời để ra quyết
định. Điều đó đã khắc phục được tình trạng Công ty mẹ mất nhiều thời gian và công sức
để tổng hợp báo cáo từ các đơn vị thành viên, dẫn đến thông tin tổng hợp bị chậm nhịp
và lạc hậu với thực tế.
-Kiểm soát theo sát thời gian thực các dữ liệu hàng hóa, kế toán, tài chính; từ đó, rút ngắn
được thời gian lập báo cáo quyết toán tài chính, đáp ứng các chuẩn mực, chế độ kế toán
và thời gian công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp đối với một công ty đại chúng.
-Petrolimex chủ động kiểm soát phát hiện các lỗi để hỗ trợ khắc phục kịp thời, bảo đảm
tính tuân thủ quy trình của các cá nhân tham gia hệ thống; khi cần có thể truy cập tới từng
chứng từ gốc để xem xét thông tin chi tiết theo mục tiêu tìm kiếm.
-Bảo đảm tính tin cậy cao đối với các số liệu như doanh thu, tồn kho, giá vốn,… để điều
hành doanh nghiệp, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện các mục tiêu lớn và
các cân đối vĩ mô.
-Nâng cao hiệu quả hoạt động hàng ngày,ERP giúp tăng lên sự liên kết, tăng tính độ
chính xác của thông tin, nâng cao ý thức làm việc của nhân viên.

13


Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đưa vào hệ thống online, những thông tin sai
lệch sẽ bị phát hiện và có biện pháp xử lý nhanh chóng.
-Thông tin chính xác, kịp thời, tìm đúng người cần , các thông tin về doanh thu, lợi
nhuận, tồn kho, công nợ… được cập nhật online.
1.4 Bài học kinh nhiệm
Có thể thấy trong xu hướng hội nhập nhanh hiện nay,việc đầu tư hệ thống hạ tầng đặc
biệt là ERP đang được các doanh nghiệp nhắc đến khá nhiều .Triển khai dự án ERP đòi
hỏi sự phối hợp trên toàn doanh nghiệp và sự hợp tác nhiều người ở nhiều cương vị khác
nhau trong doanh nghiệp.Để đảm bảo đủ ngân sách và nhân lực cho sự thành công một

dự án ,nhà tài trợ cho dự án phải trong tư thế sẵn sàng ra quyết định nhanh chóng.Thành
công của dư án không chỉ dừng lại là trách nhiệm ở đội dự án,các cấp lãnh đạo phải đảm
bảo mục tiêu của dự án phải phù hợp với mục tiêu của công ty,có những hành động thể
hiện sự quan tâm và trách nhiệm với dự án.
Có thể thấy, việc triển khai ERP là vấn đề lớn mà doanh nghiệp Việt Nam trong những
năm gần đây đều quan tâm đến. Việc triển khai ERP vào trong một doanh nghiệp nhằm
giảm chi phí đầu tư các phần mềm riêng lẽ. Nhưng vấn đề lớn của các doanh nghiệp là họ
đang e rằng chi phí đầu tư một hệ thống ERP quá lớn, bên cạnh đó, họ cũng e ngại về tính
hiệu quả của việc đầu tư để triển khai một hệ thống ERP thành công.
Bên cạnh những hiệu quả mà việc triển khai ERP mang lại cho Petrolimex, chúng ta cũng
rút ra được một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác khi muốn áp dụng hệ thống
ERP:
• Cơ sở hạ tầng thông tin : chuẩn bị Hardware (máy chủ và các máy trạm), Network
(mạng LAN, Internet) …cùng với một số phần mềm cơ bản như offices…
• Tái cấu trúc quy trình kinh doanh : phải thay đổi cách làm việc ở 1 số bộ phận
trong công ty khi quyết định triển khai ERP.
• Con người : Đây có lẽ là bước chuẩn bị quan trọng nhất. Đầu tiên, là phải chọn
người thích hợp làm Giám đốc/Quản trị dự án đại khái người này sẽ quản lý và
điều hành dự án ERP. Người này phải am hiểu toàn bộ hoạt động công ty và có
quyền đủ để có thể thay đổi một số qui trình.
14


Tài chính : doanh nghiệp cần phải xác định đẩu tư một chi phí không nhỏ , tuy
nhiên , lợi ích từ hệ thống ERP là rất lớn.

KẾT LUẬN
Ứng dụng giải pháp ERP có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực,đặc
biệt đói với Petrolimex - một tập đoàn lớn có quy mô toàn quốc, Petrolimex luôn chú
trọng việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, điều hành doanh

nghiệp.Sử dụng phần mềm ERP giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, song song với các yếu tố nêu trên việc cung cấp và sử dụng thông tin kịp thời,
chính xác là một trong các yếu tố quan trọng trong nền kinh tế đầy cạnh tranh hiện
nay.Tạo khả năng hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa
kinh tế hiện nay. Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt các đối tác làm ăn, trong
con mắt các nhà đầu tư. Việc ứng dụng CNTT, các giải pháp ERP chuẩn thế giới, cung
cấp các thông tin tài chính rõ ràng luôn tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài .Triển
khai ERP là cuộc hành trình gian nan cho toàn công ty.Chắc chắn nó phức tạp và cam go
với tầm tác động ở mức toàn doanh nghiệp .Có thể nói giải pháp ERP là một cuộc cách
mạng về quản lí doanh nghiêp.

15


Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Thương mại điện tử
2.Website Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam( />
16


17



×