Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử tại tập đoàn RAKUTEN, NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.9 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

----------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI TẬP ĐOÀN RAKUTEN, NHẬT BẢN

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
GV hướng dẫn:

Nguyễn Đăng Khoa
1512210117
TMA 306(2-1617).1_LT
Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân

1


MỤC LỤC

2


A. LỜI MỞ ĐẦU:
Thương mại điện tử đang có xu thế thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với nhiều
ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới
hạn bởi không gian và thời gian... Có thể nói thương mại điện tử góp phần tạo nên “


Thế giới phẳng” trong nền kinh tế của thế giới.
Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong việc phát triển TMĐT. DN thu được
lợi nhuận nhiều nhất từ xu hướng đó chính là Rakuten. Rakuten được xây dựng như
một rung tâm mua sắm trực tuyến, cung cấp tất cả các dịch vụ cho phép các công ty
bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch
thanh toán. Tính đến nay, Rakuten đã nắm giữ gần 1/3 tổng số giao dịch bán lẻ trực
tuyến với gần 2/3 người dùng Internet ở Nhật Bản sử dụng dịch vụ này. Rakuten hiện
được xếp 1 trong 4 trụ cột trong ngành TMĐT trên thế giới sánh ngang với Amazon,
Alibaba và eBay. Vậy, Rakuten đã ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của
mình như thế nào và đạt được những thành tựu ra sao. Bài tiểu luận này sẽ tiến hành
phân tích và đánh giá việc ứng dụng TMĐT của Rakuten.

3


B. NỘI DUNG:
I.

GIỚI THIỆU VỀ RAKUTEN NHẬT BẢN

1.

Lịch sử ra đời và giới thiệu về Rakuten

Năm 1996, một nhân viên ngân hàng Industrial Bank of Japan có tên Hiroshi Mikitani
quyết định từ bỏ công việc có thu nhập và danh tiếng tốt tại Nhật Bản. Đây được xem
là hành động phá lệ so với truyền thống người Nhật. Một năm sau đó, Mikitani thành
lập nên Rakuten, sau này là một trong những công ty Internet, thương mại điện tử lớn
nhất trên thế giới. Website chính của công ty là global.rakuten.com/group/.
Rukaten, Inc ( Rakuten Kabushiki-gaisha) là một doanh nghiệp thương mại

điện tử và dịch vụ Internet có trụ sở tại Nhật Bản. Sau 20 năm hoạt động trên thị
trường, Rukaten được coi là “trụ cột” của thương mại điện tử phương Đông, và CEO
của công ty là ông Hiroshi Mikitani được coi là “ông trùm” của thương mại điện tử
Nhật Bản. Tuy người dùng Việt Nam còn chưa mấy quen thuộc với cái tên này,
Rukaten đã có những vị trí đáng kể trên thế giới, chỉ sau các cái tên nổi tiếng như
Amazon, eBay hay Alibaba.
2.

Lĩnh vực kinh doanh

Được coi là một trong tứ trụ của công nghiệp thương mại điện tử thế giới nhưng nếu
nói Rakuten chỉ sống nhờ thương mại điện tử là chưa đủ.
Tập đoàn Rakuten hoạt động trên nhiều ngành kinh doanh và dịch vụ, ví dụ như:
-

Bản lẻ trực tuyến: có sự điều hành ở các quốc gia ngoài Nhật Bản.
Ngân hàng, thẻ tín dụng và thanh toán: cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
tín dụ như cho vay, thế chấp và các dịch vụ ngân hàng khác, tiền chứng

-

khoán…
Cổng thông tin: quản lí các cổng thông tin như cổng Internet và triển khai các

-

hoạt động khác.
Du lịch: điều hành các trang web đặt phòng khách sạn và các dịch vụ du lịch

-


khác.
An ninh: cung cấp các dịch vụ bảo mật trực tuyến.

4


-

Thể thao chuyên nghiệp: quản lí một đội bóng chày chuyên nghiệp, hoạch định
và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thể thao và thực hiện các hoạt động

-

khác.
Giải trí: câu lạc bộ phim trực tuyến
Chứng khoán: Cung cấp các dịch vụ như môi giới chứng khoán trực tuyến.

Hiện Rakuten sở hữu cũng như góp vốn với hàng loạt công ty đủ các lĩnh vực như
Rakuten Auction, Rakuten Logistics, Rakuten Travel, Rakuten Bank,… Hãng này xây
dựng chiến lược phát triển dựa trên hệ sinh thái gồm 3 cột trụ: Thương mai điện tử, Tài
chính và Nội dung số.

3.

Doanh thu và số lượng nhân viên:

Ngày 7/2/1997, Mikitani cùng một số người bạn của mình lập ra Rakuten với 250.000
USD mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào khác về tài chính. Tới nay trang web này đã trở
thành một đại siêu thị ảo với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 13,5 tỉ USD và doanh

thu hàng năm trên 4 tỷ USD. Với kết quả kinh doanh ấn tượng này, Rakuten luôn giữ
vững ngôi vị website thương mại điện tử số 1 tại Nhật Bản, đồng thời là một trong
những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này trên toàn thế giới.Với tổng số vốn khoảng
13,5 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên 4 tỉ USD, Rakuten hiện đang nằm trong số
những công ty kinh doanh trên Internet lớn nhất thể giới và đang là đối thủ cạnh tranh
hàng đầu của Amazon, Ebay...
Mức doanh thu của Rakuten trong những năm gần đây đã tăng trưởng nhanh chóng:
5


Trong các lĩnh vực kinh doanh của Rakuten, mảng dịch vụ Internet đóng góp 57,1%
doanh thu với sự góp mặt lớn nhất của Rakuten Ichiba trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến
và Rakuten Travel. Mảng tài chính Internet chiếm 36,5% đến từ Rakuten Card,
Rakuten Securities,... Năm 2013, Rakuten chiếm hầu hết vị trí hàng đầu trong lĩnh vực
dịch vụ internet Nhật Bản

Báo cáo hàng năm của nhóm cho thấy kinh doanh mua sắm trực tuyến Rakuten
Ichiba là trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản, cung cấp cho
khách hàng hơn 95 triệu sản phẩm từ khoảng 40.000 cửa hàng bán lẻ. Công ty
này cũng có hơn 9 triệu khách hàng thẻ tín dụng và hơn 75 triệu người dùng ở
Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê vào tháng 6/2013, Rakuten có tổng cộng là 10.351 nhân viên
trên toàn thế giới.
II.
1.

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI RAKUTEN
Mô hình hoạt động của Rakuten:

Rakuten hoạt động theo mô hình B2B2C (là mô hình thương mại điện tử trong đó

doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tới khách hàng để họ bảo trì sản phẩm
với người tiêu dùng của họ). Rakuten hoạt động như một chuỗi cửa hàng trực tuyến
dành cho các nhà bán lẻ nhằm giúp họ tiếp cận khách hàng trên Internet với chi phí
thấp, cho phép mỗi người bán hàng trên Rakuten có thể tùy chỉnh trang của họ với
cách bài trí độc đáo, hình ảnh và những chương trình khuyến mại. Những nhà cung
6


cấp cũng có thể chỉnh sửa và cập nhận trang liên tục cũng như cách giao tiếp thẳng với
khách hàng.
Ưu điểm của mô hình là
-

Giúp các nhà bán lẻ tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn
Chi phí rẻ hơn so với mở cửa hàng truyền thống
Danh mục sản phẩm phong phú, chi tiết.
Giá thường rẻ hơn , có nhiều chương trình khuyến mãi, tích điểm.
Tiên lợi trong việc xem hàng, chọn hàng và đặt hàng.
Dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng, nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục sản

-

phẩm rộng và phong phú.
Cho phép những doanh nghiệp nhỏ ở những vùng xa xôi tiếp cận hàng triệu
khách hàng tiềm năng.

Để tham gia vào đại siêu thị này, Rakuten tính phí thành viên hàng tháng từ các thương
nhân trên website và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được bán. 80% doanh thu của
Rakuten đến từ phí thành viên, 10% là doanh thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ
bán đấu giá.

2.

Phương thức thực hiện:

a) Xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến
Như đã đề cập ở trên, Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm
trực tuyến, cung cấp tất cả các dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ (hơn 40.000 nhà
bán lẻ) lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch
thanh toán. Mô hình này của Rakuten giúp đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán
hàng và người mua.
Nhật Bản hiện có khoảng 130 triệu dân thì có tới 90 triệu người biết và sử dụng
Internet, trong đó khoảng 2/3 người dùng Internet ở nước này sử dụng Rakuten.1
b) Quảng cáo trực tuyến
Vào năm 2005 Rakuten đã mua lại công ty quảng cáo LinkShare, một công ty tại New
York với giá 425 triệu USD. Hoạt động này của Rakuten nhằm mục đích đẩy mạnh

1 “Đế chế Rakuten tại Nhật Bản”, Rakuten />
7


mạng lưới tiếp thị ra thị trường quốc tế với kết quả là đã mang lại lợi nhuận kinh
doanh 30% cho công ty.
c) Mua bán dịch vụ trực tuyến
Theo báo cáo thường niên năm 2013, mảng dịch vụ Internet đóng góp 57,1% doanh
thu với sự góp mặt lớn nhất của Rakuten Ichiba, Rakuten Travel. Cụ thể, Rakuten
Travel đã thu hút hơn 50 triệu khách du lịch trong nước năm 2014.
Năm 2013, Rakuten chiếm hầu hết vị trí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ Internet Nhật
Bản và đầu tư 50 triệu USD vào Pinterest. Đầu năm 2014, với việc mua lại ứng dụng
nhắn tin Viber giúp lượng thành viên đăng ký dịch vụ của Rakuten tăng từ mức gần
200 triệu người dùng lên 500 triệu người dùng.

d) Tài chính Internet và hậu cần
Mảng tài chính Internet của Rakuten chiếm 36,5% doanh thu đến từ Rakuten Card,
Rakuten Securities,…
Tiện ích “Rakuten super points” và Rakuten Card giúp đem lại cho Rakuten một lượng
lớn khách hàng với độ trung thành cao. Với một lần mua hàng, tùy vào loại hàng hóa
mà khách hàng mua thì họ sẽ đươc tích lũy một số điểm nhất định. Và với những lần
mua hàng sau đó, tương ứng với 1 điểm khách hàng sẽ được giảm giá 1 yên Nhật.
Rakuten đã tạo ra và kiểm soát trang Information Security Measures giúp nâng cao
mức độ bảo mật cho thông tin của khách hàng kèm theo đó là các chế độ bảo mật
thông tin. Đây là một trong những sáng tạo đáng giá giúp Rakuten luôn có một lượng
lớn khách hàng trung thành.
e) Ngân hàng điện tử
Với gốc rễ là thương mại điện tử, Rakuten khá mạnh tay khi đầu tư vào những thương
vụ lớn nhằm tận dụng và phát triển mảng kinh doanh này. Theo báo cáo thường niên
năm 2013 trên thị trường nội địa Nhật Bản (IT), Rakuten Bank đã xếp hạng số một về
doanh thu cũng như lợi nhuận.

8


3.

Các công cụ và tiện ích khác:

Rakuten không chỉ giới hạn mình trong hoạt động trung tâm là thương mại trực tuyến,
công ty còn vươn cánh tay sang các dịch vụ như khách sạn trực tuyến, chứng khoán,
tiền điện tử, thể thao, truyền thông... đồng thời còn mở rộng quy mô qua con đường
M&A.
Ngoài những ứng dụng thương mại điện tử chủ chốt, dưới đây là một số các dịch vụ và
tiện ích đã đem lại cho Rakuten một lượng doanh thu không hề nhỏ.

-

Online golf course reservation service ("Rakuten GORA"): Dịch vụ đặt chỗ các

-

khóa golf trực tuyến
Online DVD/CD rental service: Dịch vụ thuê CD/DVD trực tuyến
Internet marketing service: Dịch vụ quảng cáo trực tuyến
Third-party logistics service for Internet shopping mall’s merchants: Dịch vụ

-

logistic với tư cách bên thứ ba cho các doanh nghiệp có shop trên Rakuten
B2B business matching service (“Rakuten Business”): Dịch vụ kết nối giữa

-

doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B
Internet shopping mall service (Rakuten Ichiba): Dịch vụ mua bán hàng hóa

-

trực tuyến
Online auction service for individuals (Rakuten Auction): Dịch vụ đấu giá trực

-

tuyến dành cho các cá nhân
E- commercial consulting service: Dịch vụ tư vấn về thương mại điện tử

Online book, CD/DVD purchase service: ("Rakuten Books")Dịch vụ mua
CD/DVD, sách trực tuyến (một trong những mô hình thành công, đã đánh bật

-

người khổng lồ Amazon.com tại Nhật bản)
Digital contents provision service: ("Rakuten Download")Dịch vụ cung cấp các
nội dung công nghệ số

9


C. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN:
I.

HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
a) Sau khi phân tích, ta có thể rút ra một số hạn chế như sau :
- Ít được biết đến ở nước ngoài do quy mô chưa mở rộng nhiều ra toàn cầu.
- Một số chiến lược tiếp cận thị trường thế giới tỏ ra chưa hiệu quả và thất bại sau
1 thời gian ngắn.
b) Đề xuất phải pháp:

Khi Rakuten quá chú tâm vào việc làm thỏa mãn thị hiếu của khách hàng có thể sẽ tác
động làm giảm hiệu quả của những ý tưởng lớn và cấu trúc kinh doanh của hãng. Vì
vậy hợp tác với công ty địa phương cũng là một cách làm tốt nhất để hạn chế rủi ro.
Hiện tại thì Nhật Bản mới chỉ chấp nhận 5 trang web Mỹ quyết định tự thân vận động
mà không có trang nào trong số đó là website mạng xã hội.
Mỗi lần xâm nhập vào thị trường quốc tế hoặc mua lại một công ty nước ngoài cần
phải đưa ra một phiên bản dành riêng và phải phù hợp với văn hóa sở thích lối sống
của những khách hàng tại quốc gia hay khu vực đó trước khi bị một clone của địa

phương đánh bại.
II.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Nhiều người ca ngợi Rakuten là Amazon phiên bản Nhật nhưng CEO Mikitani cho

biết sự so sánh này không chính xác. Trong khi mục tiêu của Amazon là chú trọng vào
sản phẩm và khách hàng bằng việc cải thiện việc phân phối và lựa chọn. Đối với
Rakuten, mục tiêu lại thiên về trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Bí quyết thành công ở Nhật Bản của Rakuten có thể tóm gọn trong 3 ý:
-

Xâm nhập nhanh
Tôn trọng người sử dụng
Tìm kiếm một đối tác địa phương

Nhìn vào tấm gương 20 năm hoạt động của Rakuten có thể học tập được những bài
học kinh nghiệm quý giá:
-

Phát triển từ những điều nhỏ nhất: Rakuten dù vẫn có mặt hàng của các hãng
lớn, nhưng chủ yếu vẫn là siêu thị cho các công ty nhỏ. Việc nhắm tới số đông
10


các doanh nghiệp trong nền kinh tế giúp Rakuten mở rộng phạm vị tiếp cận của
-

mình hơn.
Động lực phát triển là từ những ý tưởng khác lạ: ông Hiroshi Mikitani nổi tiếng

với những ý tưởng nhiều phá cách ít ai ngờ tới, nhưng ông cũng khiến người ta
nể phục do một khi đã dự định áp dụng những ý tưởng đó thì ông sẽ triển khai

-

một cách dứt khoát, quyết liệt và thường đem lại cú hích lớn cho Rakuten.
Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm mở rộng, tăng tiềm lực cho doanh
nghiệp: Rakuten thực hiện vô số các thương vụ mua bán sáp nhập để tăng khả
năng cạnh tranh của Rakuten trên nhiều nền tảng khác nhau, như việc mua lại
Kobo (công ty sản xuất máy đọc ebook bán chạy nhất Canada), Buy.com (một

-

website thương mại điện tử của Mĩ), Viber …
Xây dựng chiến lược phát triển với các lĩnh vực chủ đạo: hệ sinh thái của
Rakuten được xây dựng dựa trên 3 cột trụ là thương mại điện tử, tài chính và
nội dung số. Việc quá phụ thuộc vào một lĩnh vực có thể dẫn đến khả năng

-

không duy trì doanh số và không có cơ hội mở rộng thị trường.
Đào tạo nhân sự bắt kịp xu hướng: trong thời buổi kinh tế thị trường, nhân viên
cần biết tiếng Anh cũng như các kiến thức thương mại điện tử để có thể áp dụng

-

thành công mô hình này.
Am hiểu văn hóa địa phương và thói quen tiêu dùng.

III. KẾT LUẬN

Thành công của Rakuten đến từ việc áp dụng mạnh mẽ các lợi ích của Internet và máy
tính, cũng như việc am hiểu thị trường và ngành nghề kinh doanh. Rakuten có thể
chiếm lĩnh được vị thế mạnh mẽ nếu vẫn áp dụng các mô hình này ở Việt Nam, vì các
nước Đông Nam Á vẫn đang là thị trường được Rakuten nhắm tới. Và một điều rất có
giá trị mà bất cứ một doanh nghiệp nào, kể cả ngành thương mại điện tử, đều phải học
tập từ Rakuten, là việc kinh doanh thực sự hướng đến khách hàng. Điều này xuất phát
từ việc doanh nghiệp này là một doanh nghiệp Nhật Bản, và họ rất chú ý đến chất
lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

11


/> /> />
12



×