Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại petrolimex việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.54 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***--------

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: Ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
tại Petrolimex Việt Nam
GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân
Lớp tín chỉ: TMA306(2-1617).1_LT Sinh
viên thực hiện:
Dương Anh Tú

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2017

1311110743


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP: TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
(PETROLIMEX)....................................................................................................................................................... 3

1. Lịch sử hình thành..................................................................................................................... 3
2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh................................................................................... 3
3. Quy mô tổ chức doanh nghiệp............................................................................................... 4
3.1. Số lượng người lao động......................................................................................................... 4
3.2. Thị trường...................................................................................................................................... 5
3.3. Doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016................................................... 6
CHƯƠNG II – ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) Ở
PETROLIMEX.......................................................................................................................................................... 7



1. Sơ lược về hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.................................... 7
2. Dự án ERP trong PETROLIMEX........................................................................................ 8
CHƯƠNG III – BÀI HỌC KINH NGHIỆM......................................................................................................... 11

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguồn nhân lực triển khai ERP......................................................................................... 11
Sự chính xác của số liệu (Data Accuracy):.................................................................... 11
Sự quyết tâm của lãnh đạo cấp cao (Top Management Support):....................... 11
Chuyển đổi và cập nhật dữ liệu (Converting and Loading Data):....................... 11
Chạy thử và đánh giá (Start-up Using the Pilot Approach):.................................. 11
Người quản trị hệ thống (System Administrator):...................................................... 11

KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 12

1


LỜI NÓI ĐẦU

Thương mại điện tử từ lâu đã trở thành mối quan tâm lớn của các chính phủ, doanh
nghiệp và người tiêu dùng ở mọi quốc gia trên thế giới. Trong suốt hai thập kỷ qua, Công
nghệ thông tin và Thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói

chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với người tiêu dùng, Thương mại điện tử giúp mua sắm
thuận tiện các hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới, xóa bỏ giới hạn
không gian và thời gian. Đối với doanh nghiệp, Thương mại điện tử góp phần hình thành
những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhận thức được vai trò của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang ngày càng đổi
mới mình, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý doanh nghiệp để tối đa hóa
lợi ích khi bước vào thương mại điện tử, đặc biệt là hoạt động ứng dụng hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp ERP. ERP – Enterprise Resource Planning là phần mềm trên máy tính có chức
năng hỗ trợ và tự động hóa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của mọi nhân viên trong doanh
nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh
nghiệp. Tại Việt Nam, Tập đoàn Xăng d ầu Việt Nam Petrolimex là một trong những đơn vị đi
đầu khi ứng dụng thành công hệ thống này trong doanh nghiệp mình, mang lại những lợi ích
không nhỏ trong quá trình kinh doanh, buôn bán và quản trị nội bộ.

Vì vậy, em viết tiểu luận với đề tài “Ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) tại Petrolimex Việt Nam” nhằm nhìn nhận thực tế triển khai hệ thống ERP
ở một doanh nghiệp diễn ra như thế nào và bài học kinh nghiệm mà quá trình này mang lại
cho các doanh nghiệp khác cùng học hỏi. Trong thời gian làm bài tiểu luận, do hạn chế về
thời gian và năng lực nghiên cứu nên không tránh khỏi sai sót, mong cô sửa chữa và góp ý
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.

2


CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP: TẬP ĐOÀN
XĂNG DẦU VIỆT NAM (PETROLIMEX)
1. Lịch sử hình thành
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National
Petroleum Group, viết tắt là Petrolimex, được thành lập ngày 01/12/2011, tiền thân là
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, trước đó là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành

lập theo Nghị định của Bộ Thương nghiệp ngày 12/01/1956, sau đư ợc thành lập lại theo
Quyết đ ịnh 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Việt Nam. Ngày truyền thống
của Tập đoàn là ngày 13 tháng 3 hàng năm.
Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí
nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ phần có
vốn góp chi phối của Tổng công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và 1 Chi nhánh
tại Singapore.
Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc,
bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước. Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực,
chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an
ninh quốc phòng...

2.

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề
mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của
pháp luật.
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa
lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế,
xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại
dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC,
PGC, PG Tanker, Pjico,..

3



Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội đ ịa
theo đúng ch ỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng
dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày 12.01.2017),
Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên
Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở
Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất
cả các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.352 (số liệu
có đến ngày 24.11.2015) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo đi ều kiện thuận lợi đ ể
người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp
nhưng ý nghĩa chính trị - xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình
quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu
thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của
Petrolimex khoảng 50%.
Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng
hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành
viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương
thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch
vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.

3. Quy mô tổ chức doanh nghiệp
3.1. Số lượng người lao động
Đến nay, với hơn 28.000 lao động, Petrolimex là doanh nghiệp có quy mô lớn về tổ
chức và ngành nghề. Petrolimex xác định mục tiêu chung là tạo môi trường văn hóa lành
mạnh để người lao động phát triển, xây dựng nhiều tập thể có đời sống văn hóa tốt, chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ người lao động.


4


Biểu đồ 1. Lực lượng lao động khối xăng dầu (2005 - 2014)

3.2. Thị trường
-

Từ 100% các sản phẩm dầu nhờn phải nhập ngoại, đến nay Petrolimex đã tự sản
xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường:
Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines,... Các s ản phẩm
và dịch vụ của Petrolimex đã t ạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và
ngoài nước là: thùng phuy, thùng thép, cột bơm xăng dầu, sản xuất và xây lắp các
bể xăng dầu, đóng mới và sửa chữa các loại bồn, xe bồn, xe chở nhựa đường nóng
lỏng, xe chữa cháy chuyên dùng.

-

Sau 4 năm hoạt động trên đất bạn, Petrolimex Lào (PLL) đã dần khẳng định vị trí,
thương hiệu bằng nhiều hình thức kinh doanh đa d ạng, với đ ội ngũ bán hàng trẻ
trung, năng động.

-

Petrolimex Singapore (PLS) luôn nỗ lực đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu xăng dầu của thị trường nội địa, đồng thời mở rộng phát triển thị trường
kinh doanh ra khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Công ty còn phát triển kinh doanh
dịch vị đại lý tàu biển. Tháng 9/2014, PLS đã giao thành công lô hàng dầu thô
100.000 tấn đầu tiên theo hợp đồng đã ký năm 2014-2015 với Công ty Xăng dầu

Quốc gia Sri Lanka (Ceylon Petroleum Corporation – CPC), đánh d ấu bước thâm
nhập thị trường Sri Lanka của Petrolimex Singapore nói riêng và Tập đoàn Xăng d
ầu Việt Nam nói chung.
5


3.3. Doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016
- Tổng doanh thu thuần hợp nhất (của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả
các lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế,
cơ khí, xây lắp, bảo hiểm,…) là: 123.097 tỷ đồng, bằng 83,8% so với cùng kỳ.
Doanh thu giảm chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 12 tháng năm
2015 là 48,8 usd/thùng, trong khi bình quân năm 12 tháng năm 2016 là 43,32
usd/thùng (bằng 88,7% giá dầu bình quân 12 tháng 2015).
-

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 6.300 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch và bằng
148% so với cùng kỳ.
Trong đó:
(a) Xăng dầu: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập
đoàn là 3.848 tỷ đồng, tương đương 61,08% tổng lợi nhuận hợp nhất.
Với sản lượng xuất bán hợp nhất năm 2016 là 11.552.602 m 3/tấn, tăng 10,3% so
với năm 2015 (10.478.446 m3/tấn), trong đó sản lượng xuất bán xăng dầu nội địa
của các công ty trong nước năm 2016 là 8.344.902 m 3/tấn, tăng 5,9% so với năm
2015 (Riêng đối với dầu mazút đơn vị tính là: Tấn).
(b) Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, tổng lợi nhuận trước thuế đạt
2.452 tỷ đồng, tương đương 38,92 % tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó:
- Lợi nhuận lĩnh vực hoá dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 842 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh gas đạt 149 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 383 tỷ
đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 368 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 173 tỷ đồng;
- Lợi nhuận của 2 công ty nước ngoài đạt 87 tỷ đồng;
- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh kho đạt 196 tỷ đồng;
- Lợi nhuận các lĩnh vực khác như xây lắp, thiết kế, hạ tầng… đạt 254 tỷ đồng.

6


CHƯƠNG II – ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN
LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) Ở PETROLIMEX
1. Sơ lược về hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP
ERP – Enterprise Resource Planning là phần mềm trên máy tính có chức năng hỗ trợ
và tự động hóa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của mọi nhân viên trong doanh nghiệp nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp.
Có thể hiểu đơn giản về ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp.
Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định
tổng thể các nguồn lực doanh nghiệp, các nguồn lực ở đây bao gồm nhân lực (con người),
vật lực (tài sản, thiết bị…) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định
và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp nên ERP là hệ thống phần mềm rất lớn. Các chức năng cơ bản của ERP
gồm: Quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nguồn cung, quản trị
hoạt động kinh doanh, quản trị quan hệ khách hàng.

Hình 1. Mô hình Hệ thống Quản trị nguồn lực Doanh nghiệp

7


2. Dự án ERP trong PETROLIMEX

Từ ngày 1/1/2013, Petrolimex chính thức vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh
nghiệp trên quy mô toàn quốc và là Tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công
ERP trong kinh doanh xăng dầu. Hệ thống ERP – SAP tại Petrolimex được xây dựng
trong ba năm, từ 2010 đến 2012, có trị giá 12.6 triệu USD, nhằm hiện thực hóa chiến
lược phát triển trong giai đoạn mới; thực hiện minh bạch xăng dầu theo các quy định về
công ty cổ phẩn, đại chúng.
Trước khi áp dụng ERP, Petrolimex đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
trị doanh nghiệp ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Tuy nhiên tại thời điểm
đó, muốn có báo cáo tồn kho toàn hệ thống, đối với “Báo cáo nhanh”, các đơn vị phải lấy
số liệu tồn kho trên sổ sách rồi gửi fax hoặc email để cập nhật, tổng hợp, như vậy vừa
chậm vừa có thể có sai số trong quá trình cập nhật số liệu từ các đơn vị gửi về. Còn đối
với báo cáo quyết toán “Báo cáo tồn kho cuối kỳ, các kho, cửa hàng phải dùng thước dây
đo trực tiếp chiều cao xăng dầu tồn tại thời điểm đó, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ thực tế của
xăng dầu, tra barem tính toán lên thành số liệu rồi lại gửi báo cáo bằng fax hoặc e-mail để
cập nhật, tổng hợp thông tin, số liệu, mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, phần mềm cũ
chạy trên nền LAN, có tính mở nên mỗi đơn vị thành viên lại có sự phát triển riêng theo
nhu cầu quản lý của mình, khi mỗi đơn vị sử dụng một ngôn ngữ lập trình khác nhau thì
không đáp ứng yêu cầu tổng hợp được thống nhất trên phạm vi toàn tập đoàn
Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản
lý Nhà nước về xăng dầu những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu
của Petrolimex đòi h ỏi thông tin chuẩn xác, nhanh hơn. Xăng dầu là một mặt hàng vừa thiết
yếu vừa chiến lược, đòi h ỏi quy trình nghiêm ngặt trong tồn chứa, vận chuyển, cung cấp.
Với những điểm đặc trưng của hoạt động kinh doanh xăng dầu như giãn nở, hao hụt, tồn
chứa, nhiệt độ, áp suất,... việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm soát số lượng, chất lượng
xăng dầu không hề đơn giản. Đặc biệt, việc tích hợp với hệ thống bơm xuất tự động tại các
bến nhập/xuất xăng dầu là một bài toán rất khó, khi hệ thống bơm xuất tại các điểm xuất là
khác nhau, các định dạng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các dữ liệu kết nối này đòi hỏi
có độ ổn định liên tục rất cao trong bối cảnh xăng dầu liên tục được nhập/xuất ra theo yêu
cầu của người tiêu dùng. Với việc áp dụng ERP, lãnh đạo Petrolimex


8


có thể khai thác thông tin mọi lúc mọi nơi để điều hành và kiểm soát hoạt động của
doanh nghiệp, giải được bài toán khó về kết nối thông tin, dữ liệu.
Giải pháp ERP – SAP gồm các phân hệ: quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý
kho bề, kế toán tài chính, kế toán quản trị… được triển khai trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu từ Công ty Mẹ - “Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam” đến 43 công ty, 21 chi nhánh,
11 xí nghiệp, 44 kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm và tích hợp với hệ thống quản lý
tại 2.532 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc.
Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS – thành viên của Tập đoàn FPT) được lựa
chọn làm tổng thầu – nhà tư vấn triển khai ERP tại Petrolimex theo hình thức trọn gói,
với thiết bị phần cứng của HP và giải pháp của SAP – nhà cung cấp giải pháp quản trị
doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã triển khai thành công cho các tập đoàn dầu khí toàn
cầu như: ExxoMobil, BP, Total, Chevron, Gazprom, v.v…
Tại lễ tổng kết triển khai dự án ERP của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex
diễn ra vào ngày 16/04/2013, Petrolimex đã bước đầu ghi nhận những kết quả đạt được
của dự án đồ sộ và phức tạp mà phải mất đến ba năm để hoàn thành này:
-

Đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác, phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập
trung tại công ty mẹ; bảo đảm các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp
thời để ra quyết định. Điều đó đã khắc phục được tình trạng Công ty mẹ mất nhiều
thời gian và công sức để tổng hợp báo cáo từ các đơn vị thành viên, dẫn đến thông
tin tổng hợp bị chậm nhịp và lạc hậu với thực tế.

-

Kiểm soát theo thời gian thực các dữ liệu hàng hóa, kế toán, tài chính; từ đó rút
ngắn được thời gian lập báo cáo quyết toán tài chính, đáp ứng các chuẩn mực, chế

độ kế toán và thời gian công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp đối với một công
ty đại chúng.

-

Petrolimex chủ động kiểm soát phát hiện các lỗi để hỗ trợ khắc phục kịp thời, bảo
đảm tính tuân thủ quy trình của các cá nhân tham gia hệ thống; khi cần có thể truy
cập tới từng chứng từ gốc để xem xét thông tin chi tiết theo mục tiêu tìm kiếm.

-

Bảo đảm tính tin cậy cao đối với các số liệu như doanh thu, tồn kho, giá vốn,… để
điều hành doanh nghiệp, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện các mục
tiêu lớn và các cân đối vĩ mô.
9


Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, khi áp dụng ERP lãnh
đạo Petrolimex có thể khai thác thông tin mọi lúc mọi nơi để điều hành và kiểm soát
hoạt động của doanh nghiệp.

10


CHƯƠNG III – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nguồn nhân lực triển khai ERP
Nhân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của dự án. Doanh
nghiệp nên chia lực lượng ra làm hai nhóm chính: nhóm nghiệp vụ và nhóm kỹ thuật.
-


Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các cán bộ tác nghiệp hàng
ngày, thuộc các phòng ban chức năng như kế toán – tài chính, kế hoạch, cung ứng
vật tư, bán hàng, bộ phận sản xuất. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP
như những người sử dụng cuối cùng khi vận hành hệ thống.

-

Nhóm kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về công
nghệ thông tin. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP với chức năng hỗ trợ
cho nhóm nghiệp vụ và đơn vị triển khai về kỹ thuật.

2.

Sự chính xác của số liệu (Data Accuracy):

Các dữ liệu nhập vào hệ thống mới cần đảm bảo độ chính xác.

3.

Sự quyết tâm của lãnh đạo cấp cao (Top Management Support):

Sự quyết liệt của cấp lãnh đạo cao nhất là nền tảng để đảm bảo thành công của hệ
thống.

4.

Chuyển đổi và cập nhật dữ liệu (Converting and Loading Data):

Có kế hoạch về nguồn lực và thời gian cập nhật dữ liệu để đảm bảo dự án được triển
khai đúng tiến độ.


5.

Chạy thử và đánh giá (Start-up Using the Pilot Approach):

Dùng thử là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phát hiện các bất cập và đưa ra yêu
cầu điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện. Petrolimex đã phải mất tới ba năm (2010 – 2012)
để có thể chạy thử và hoàn thiện hệ thống ERP của tập đoàn, rút ra kinh nghiệm và khắc
phục những bất cập còn tồn tại trong hệ thống.

6.

Người quản trị hệ thống (System Administrator):

Người quản trị hệ thống cần có khả năng và trình độ phù hợp để vận hành, bảo trì và nâng
cấp sau này.
11


KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy Petrolimex là Tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành
công ERP - giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp để hiện thực hóa chiến lược phát
triển trong giai đoạn mới, phù hợp với mô hình Công ty đại chúng và tiến trình tái cấu trúc
sau cổ phần hóa. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp
Việt Nam trong việc cung cấp và ứng dụng thành công ERP trên quy mô lớn, phạm vi rộng
và nghiệp vụ phức tạp. Đây là lần đầu tiên một công ty Việt Nam làm tổng thầu dự án ERP
với quy mô lớn như vậy. Điều này làm thay đổi quan niệm trước đây rằng chỉ đối tác nước
ngoài mới đủ năng lực làm tổng thầu các dự án lớn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động quản trị doanh nghiệp của tập đoàn Petrolimex đánh dấu bước chuyển mình

của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, là tiền
đề cho các bước phát triển tiếp theo của chính tập đoàn này cũng như của các công ty, tổ
chức khác học hỏi kinh nghiệm. Thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở hoạt động sinh
ra lợi ích đơn thuần giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua các hoạt động giao dịch
điện tử, đi kèm với nó là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin mà các doanh nghiệp cần
nhận thức rõ hơn ai hết để áp dụng và ứng dụng vào mọi mặt trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của mình.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan (chủ biên) 2012

- Giáo trình Thương mại Điện tử Căn bản – Công ty CP In Khoa học Công nghệ
mới.
2. Ban Lãnh đạo Petrolimex VN – Ký yếu 60 năm Petrolimex
< />3. Thông cáo Báo chí 16/04/2013 – Petrolimex – Tập đoàn đầu tiên tại VN ứng
dụng thành công ERP trong kinh doanh xăng dầu
< />4. Giải trình Báo cáo tài chính Quý IV năm 2016
< />5. Báo Công thương Bộ Công thương – Petrolimex ứng dụng thành công dự án ERP
< />
13



×