Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử của tập đoàn ALIBABA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.63 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA.
Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Ngân
Mã sinh viên

: 1311110474

Lớp

: Anh 12 – Kinh tế - K52

Lớp tín chỉ

: TMA306.3

Hà Nội, tháng 03/2017


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP............................................................2
1.

Sơ lược quá trình phát triển....................................................................... 2

2. Các sản phẩm và chiến lược kinh doanh.................................................... 3


3.

Tình hình công ty.......................................................................................4

II. NHỮNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI TẬP ĐOÀN ALIBABA...................... 5
1.

Xây dựng hệ thống thương mại điện tử ở Alibaba.....................................5

2. Xử lí các giao dịch thương mại điện tử...................................................... 6
3. Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tích hợp.................................. 6
4.

Ứng dụng thương mại điện tử vào hình thức thanh toán trực tuyến..........6

5.

Một số hình ảnh Website và các bước mua hàng.......................................8

6.

Lợi ích và hạn chế khi ứng dụng mô hình................................................10

III.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................................................12

1. Chính sách chiến lược................................................................................. 12
2. Khách hàng..................................................................................................13
3. Về năng lực hoạt động.................................................................................13

4. Về năng lực tổ chức.....................................................................................14
5. Về tài chính................................................................................................. 14
KẾT LUẬN........................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

LỜI MỞ ĐẦU
Steve Jobs, nhà sáng lập Apple từng nói: “Chỉ những kẻ đủ điên rồ để nghĩ mình
có thể thay đổi thế giới, mới có thể thay đổi thế giới”. Bởi thế giới luôn chuyển động,
nên thay đổi – hay là chết luôn là vấn đề đặt ra với mọi lĩnh vực nói chung, và kinh
doanh nói riêng. Thương mại điện tử chính là một trong những lĩnh vực ra đời nhằm mục
đích hướng tới sự thay đổi toàn diện các nền kinh tế. Thương mại điện tử giúp tiết kiệm
chi phí vận chuyển ,chi phí trung gian, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến với nhiều
đối tượng khách hàng, cung cấp thông tin không giới hạn.
Thương mại điện tử đã phát triển ở các nước trên thế giới trong vòng 20 năm qua.
Các công ty lớn hiện nay cũng nhờ vào việc áp dụng thương mại điện tử để giải quyết các
vấn đề trong doanh nghiệp từ việc bán hàng, quản lý khách hàng, nhà cung ứng hay là
chính bản thân doanh nghiệp.
Cùng với xu hương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực mạnh mẽ
để phát triển thương mại điện tử ở cả các ngành, các tổ chức và doanh nghiệp. Bên cạnh
đó thì thương mại điện tử ở Việt Nam có rất nhiều điểm cần khắc phục cần khắc phục đặc
biệt là vấn đề bảo mật dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp và cá nhân không tận dụng được
tối đa hiệu quả cua thương mại điện tử. Do vậy chúng ta cần học hỏi ở nhiều những mô
hình thương mại điện tử khác để thành công trên lĩnh vực này.
Với khẩu hiệu: “Global trade starts here…”, Alibaba được coi là một trong những
tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại B2B. Website

Alibaba.com đã trở thành một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất trên
thế giới với giá trị giao dịch hàng triệu đô la mỗi năm. Chính và vậy em quyết định thực
hiện đề tài:
“ Kinh nghiệm ứng dụng Thương mại điện tử của Tập đoàn Alibaba”

1


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

I.

MSV: 1311110474

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

1. Sơ lược quá trình phát triển
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử đấu giá trực tiếp được Jack Ma (Mã Vân)
thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Năm 1999, Jack Ma cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba với số vốn
góp là 60.000 USD. Họ thành lập trang web Alibaba.com - một cổng thông tin doanh
nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước
ngoài.
Năm 2002, Alibaba chỉ đủ tiền mặt để tồn tại trong vòng 18 tháng bắt đầu tiếp cận thị
trường của Hoa Kì tích lũy được 1 triệu USD và bắt đầu phát triển
Năm 2010, Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng việc
cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể khai thác và sử dụng như doanh nghiệp
trung quốc. Alibaba.com là một website dạng định hướng tìm kiếm tương tự các Search
Engine như Google, nhưng chuyên về mua bán xuất nhập khẩu.
Năm 2005, Alibaba và Yahoo! tuyên bố một thỏa thuận về việc thành lập một đối tác

chiến lược lâu dài tại Trung Quốc. Theo đó, Yahoo! sẽ đóng góp phần thương mại của
Yahoo! Trung Quốc cho Alibaba và hai bên sẽ làm việc cùng nhau như các đối tác độc
quyền để thúc đẩy chi nhánh Yahoo! ở Trung Quốc. Thêm vào đó, Yahoo! sẽ đầu tư 1

tỉ USD mua cổ phần của Alibaba, tương đương khoảng 40% cổ phần với 35% quyền biểu
quyết, khiến cho Yahoo! trở thành nhà đầu tư chiến lược lớn nhất của Alibaba.
Năm 2012, Alibaba chi 7 tỉ USD mua lại 20% cổ phần của Yahoo. Và có 27 triệu
thành viên đăng kí với phạm vi trên 240 quốc gia và bắt đầu phát triển mạnh mẽ tới ngày
nay.
Ngày nay, Alibaba Group là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc và lớn
nhất thế giới, kể từ sau lần IPA kỉ lục vào năm 2014 Alibaba đã trở thành công ty TMĐT
lớn nhất thế giới, vốn hóa của Aibaba hơn cả Amazon + Ebay.

2


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

Alibaba Group là một mạng lưới cực nhiều các công ty con bao gồm đa mảng kinh
doanh nhưng cốt lõi vẫn là TMĐT. Ngoài ra các mảng lớn khác Alibaba đang tập trung
phát triển bao gồm: Du lịch, Lưu trữ Đám mây, Viễn thông, Internet, ….
2. Các sản phẩm và chiến lược kinh doanh.
Alibaba cung cấp 4 sản phẩm kinh doanh chính:
-

Cung cấp thông tin về hàng hóa thị trường

Lượng hàng hoá, dịch vụ trên Alibaba vô cùng phong phú. Hiện tại, người ta giao dịch

hơn 400 000 mặt hàng, được phân loại trong 27 danh mục. Mỗi danh mục lại được chia
nhỏ thêm thành các tiểu mục rồi mới đến thụng tin về hàng hoá.
-

Cung cấp thụng tin về các công ty có mặt trên chợ:

Tương tự như hàng hoá, thụng tin về các công ty cũng được phân loại trong 27 danh mục
và các tiểu mục nhỏ.
-

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch

Các dịch vụ hỗ trợ của Alibaba nhằm giúp các công ty mua bán trên thị trường có thể dễ
dàng tìm được hàng hoá, đối tác mình cần. Các dịch vụ vô cùng phong phú.
-

Cung cấp dịch vụ thành viên.

Hầu hết việc đăng ký thành viên đều miễn phí.
Chiến lược kinh doanh của Alibaba được chia làm ba giai doạn
-

Giai đoạn 1: Tập đoàn sẽ hoạt động như một trung tâm trao đổi thông tin. Các
doanh nghiệp tìm đến alibaba.com để tìm hiểu thông tin về bạn hàng.

-

Giai đoạn 2: Alibaba hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chao đổi chứng từ.

-


Giai đoạn 3: Alibaba sẽ hoạt động như một sãn giao dịch thương mại điện tử,tức là
hỗ trợ và thực hiện tất cả cacsgiao dịch trực tuyến.

3


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

3. Tình hình công ty
-

Nhân viên.

Theo thống kê năm 2015, Tập đoàn Alibaba có hơn 22.000 nhân viên với hơn 100 văn
phòng và trụ sở chính đặt tại Quận Xixi, Hàng Châu, Trung Quốc. Các website của
Alibaba tham gia vào 60% số lượng hàng hóa được vận chuyển tại Trung Quốc.
-

Doanh thu
Theo kết quả kinh doanh năm 2015:

Tổng doanh thu của Alibaba đạt 5,33 tỷ USD trong quý IV, tăng 32% so với cùng kỳ năm
2014
Lợi nhuận trong quý đạt 1,98 tỷ USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2014.
Doanh thu từ những giao dịch qua di động tăng lên 2,89 tỷ USD, tăng 192% so với
cùng kỳ năm 2014.
Doanh thu trên mỗi người dùng hoạt động là 27,98 USD trong quý cuối cùng của năm

so với mức 25,55 USD vào năm 2014.
Doanh thu di động trên mỗi người dùng hoạt động hàng tháng đã tăng gấp đôi trong cùng
giai đoạn, từ 7,91 USD lên 16,42 USD.
-

Thị trường

Alibaba đã có mặt tại 240 nước trên thế giới ( Theo báo cáo thống kê năm 2015), một số
thị trường lướn hiện nay của Alibaba là Nga, Brazil, Mỹ … và sắp tới theo kế hoạch sẽ
tiến tới và lấn sâu vào thị trường quốc tế.

4


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

-

MSV: 1311110474

Tham vọng của Alibaba

Với mô hình kinh doanh như vậy thì luôn luôn thay đổi để theo kịp vòng xoay thị
trường và nhu cầu khách hàng. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mảng
Smartphone. Hãng đã nhanh chóng túm lấy thời cơ đã chính thức ra mắt HĐH Aliyun,
hoặc Yun OS. Một nền tảng HĐH dựa trên Linux.
Ngoài ra Alibaba còn có nhiều mục tiêu lớn mạnh khác như tham vọng vượt Walmart,
cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn cầu trong vòng 72 giờ; phục vụ 2 tỷ người mua
sắm trong vòng 10 năm tới.
II.


NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TẬP ĐOÀN
ALIBABA

1. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử ở Alibaba.
Alibaba dùng website thương mại điện tử B2B, B2C, C2C. Những website đều
cần được chạy trên các máy chủ đủ mạnh để xử lý khi lượng truy cập cao nhất. Bên
cạnh yêu cầu hoạt động nhanh và ổn định, các website thương mại điện tử giao dịch cần
sử dụng những phần mềm hiệu quả và dễ nâng cấp khi lượng truy cập website tăng.
Phần mềm website thương mại điện tử có thể có các nhiệm vụ khác nhau, từ việc có
catalog trưng bày sản phẩm trực tuyến đến việc xử lý đơn hàng một cách tự động.
Một giải pháp thương mại điện tử phải có các chức năng sau:
-

Catalog trưng bày sản phẩm

-

Giỏ mua hàng

-

Xử lý giao dịch đặt hàng, hợp đồng, thanh toán...

5


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474


2. Xử lí các giao dịch thương mại điện tử
Khi người mua quyết định mua hàng bằng cách nhấn vào nút checkout trên trang
web, khi đó trang web thực hiện quy trình xử lý giao dịch: phần mềm thương mại điện tử
thực hiện bất cứ một tính toán cần thiết nào, ví dụ chiết khấu dựa trên số lượng hàng
mua, thuế, chi phí vận chuyển, … Khi checkout, cả khách hàng và người bán đều chuyển
sang giao diện giao dịch an toàn. Xử lý giao dịch có thể là phần phức tạp nhất của việc
bán hàng trực tuyến. Tính toán thuế và chi phí vận chuyển là những phần quan trọng
trong quá trình này, và các nhà quản trị mạng phải thường xuyên kiểm tra mức thuế suất
cũng như chi phí vận chuyển để đảm bảo mức giá đang được áp dụng là mức giá đúng.
Một số phần mềm cho phép máy chủ web tự động cập nhật thông tin giá vận chuyển
bằng cách kết nối trực tiếp tới các công ty vận chuyển. Một số tính toán khác bao gồm:
in hóa đơn, chương trình khuyến mại,…
3. Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tích hợp
Website B2B phải có khả năng kết nối với các hệ thống thông tin nội bộ của doanh
nghiệp, việc này được thực hiện thông qua phần mềm Quản lý nguồn lực doanh nghiệp
(ERP). Phần mềm ERP là hệ thống các module phần mềm được tích hợp thành một hệ
thống nhằm quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ kế toán, quản lý mua hàng, sản
xuất, marketing, lên kế hoạch, quản trị dự án, và các chức năng quản lý tiền. Các nhà
cung cấp phần mềm ERP chủ yếu hiện nay gồm Baan, Oracle, PeopleSofft (hiện nay
thuộc Oracle) và SAP.
4. Ứng dụng thương mại điện tử vào hình thức thanh toán trực tuyến

Khi mua hàng trên alibaba.com bạn có thể thanh toán online bằng nhiều hình thức
giúp nhanh gọn, không mất sức, tiện lợi. Đối với khách hàng từ Việt Nam, có thể kể đến
3 hình thức chính:

6



Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

-

MSV: 1311110474

Thanh toán bằng bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart,
khách hàng có thể thanh toán trực tuyến website alibaba

-

Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khách hàng sở hữu các loại thẻ
mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực
tuyến tại hơn website alibaba đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.

-

Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ
Connect24 Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website
đã kết nối với Ngân hàng Đông Á.

7


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

5. Một số hình ảnh Website và các bước mua hàng.


Giao diện trang chủ của Alibaba

Phân loại hàng hóa theo Category có sẵn

8


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

Kết quả tìm kiếm khi nhập tên hàng vào thanh Search Bar

Hỗ trợ gửi tin nhắn hỏi hàng tới chủ buôn.

9


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

Các bước mua hàng tại Alibaba.com
Bước 1: Vào địa chỉ website: alibaba.com
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Alibaba. Nếu bạn chưa có thì click vào mục đăng ký
tài khoản
Bước 3: Tìm kiếm sản phẩm
Bước 4: Phân loại sản phẩm theo nhu cầu
Khách hàng có thể phân loại cụ thể sản phẩm theo nhu cầu tìm kiếm của mình:
-


Sắp xếp giá sản phẩm giảm hoặc tăng

-

Lựa chọn khung giá sản phẩm và click vào chữ bên dưới.

-

Lựa chọn theo khu vực

Bước 5: Lựa chọn cửa hàng và sản phẩm kèm thông số cụ thể.
Bước 6: Điền địa chỉ vận chuyển và thực hiện quá trình thanh toán
6. Lợi ích và hạn chế khi ứng dụng mô hình
-

Lợi ích

 Làm cho thị trường vận hành hiệu quả hơn.
Alibaba.com là một trung gian trao đổi thông tin sau đó đã dàn chuyển sang hỗ trợ
trao đổi các chứng từ và cuối cùng là trở thành sàn giao dịch điện tử tức là hỗ trợ thực
hiện tất cả các giao dịch trực tuyến như:
+ Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và thị trường một cách hiệu quả.
+ Cung cấp các dịch vụ thành viên.
+ Cung cấp các thông tin về hàng hóa thị trường.

10


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52


MSV: 1311110474

+ Cung cấp thông tin về các công ty có mặt trên chợ.
 Tạo cơ hội cho người bán, người mua tìm đối tác kinh doanh mới.
Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại Thế giới lớn nhất và nơi
cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập
khẩu. Alibaba.com là điểm đến đầu tiên và cũng là cuối cùng cho những công ty xuất
nhập khẩu muốn tìm cơ hội kinh doanh và xúc tiến việc kinh doanh trên mạng.
Trang web Alibaba.com cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin và hướng dẫn
kinh doanh thông qua các danh mục của hơn 40 lĩnh vực từ những sản phẩm may mặc
cho đến đồ điện tử. Cũng chính vì vậy nên Alibaba mới chính là cổng thông tin, sàn giao
dịch điện tử để kết nối người mua, người bán tìm đối tác kinh doanh mới cho mình.
Cắt giảm chi phí quản lý liên quan đến đặt hàng MRO, đẩy nhanh quá trình giao
dịch.
Alibaba thực hiện các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu chính
cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và người bán
buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI. Vì tất cả các giao dịch đều được thực hiện
thông qua Internet nên việc tập hợp được các thông tin để đảm bảo cho thiết bị sản xuất
hoạt động liên tục, công suất cao với chi phí thấp, từ đó đẩy nhanh quá trình giao dịch
của Alibaba cho các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông tin, trao đổi hàng hóa, sản phẩm.
 Tạo nên hệ thống thông tin thị trường rộng lớn, thúc đẩy thương mại toàn cầu.
-

Hạn chế

 Trong trường hợp có biến động với sàn giao dịch, Alibaba đối mặt với nhiều rủi ro.
 Sự nhận thức thương mại điện tử còn chưa được thực sự phát triển ở các nước
châu
Á Ở Trung Quốc lúc này, mới có rất ít các công ty quan tâm đến thương mại điện

tử, thương mại giao dịch chủ yếu là thương mại truyền thống.

11


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

Công ty phải hứng chịu những rủi ro tiềm tàng của công ty đầu tiên lập nên sàn giao
dịch thương mại điện tử ở Trung Quốc.
 Sự thay đổi đột ngột của thị trường.
Với sự bùng nổ Internet ngày càng cao thì số lượng xuất hiện các sàn giao dịch lớn
là rất nhiều. Vì vậy nên Alibaba không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ các
đối thủ như Ebay. Khi có sự biến động của thị trường thì Alibaba sẽ phải đối mặt với rủi
ro về tài chính như mất thời gian và công sức đi tìm các đối tác mới, cũng như là lấy lại
niềm tin của khách hàng.

III.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thương mại điện tử đang thâm nhập vào từng góc cạnh của cuộc sống, là một xu
thế tất yếu không thể đảo ngược được của thương mại toàn cầu.Các doanh nghiệp và
chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế khi họ đang nỗ
lực phát triển thương mại điện tử.Ngày nay trong nền kinh tế hội nhập bản thân Việt
Nam cũng nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với sự
phát triển kinh tế .Là một nước đi sau chúng ta cần phải biết đúc rút những kinh nghệm
từ những doanh nghiệp lớn trên thế giới .Trong mô hình B2B của Alibaba đây là mô
hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ,mặc dù đây không phải là

một mô hình mới nhưng sàn giao dịch thương mại điện tử Alibaba.com đã tác động
mạnh mẽ đến nhiều doanh nghiệp.. Hiểu rõ những yếu tố cấu thành nên sản phẩm của
Alibaba là một trong những chìa khóa để xây dựng nền Thương mại điện tử non trẻ ở
Việt Nam. Có thể kể đến những yếu tố sau:
1. Chính sách chiến lược.
Nhà nước cần ban hành những chính sách, khung pháp lí thông thoáng, đảm bảo cho các
hoạt động thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Việc phát triển

12


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

thương mại điện tử lâu dài đòi hỏi mở rộng ra thị trường nước ngoài, việc mở rộng này
không đơn thuần chỉ cung cấp một trang web đa ngôn ngữ như B2B mà phải làm cho nó
phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa của thị trường nhắm tới
Việc xây dựng một website cần có một chiến lược lâu dài, rõ ràng phù hợp với tình hình
thị trường thương mại điện tử. Trên cơ sở chiến lược này, chúng ta cần đề ra những kế
hoạch phát triển cụ thể cho từng thời kì. Phải biết xác định những đối tượng khách hàng
cụ thể là một trong những bài học từ alibaba. Đối tượng khách hàng không được quá ôm
đồm để không thể phục vụ chu đáo nhưng cũng không thể quá nhỏ để không thể mang
tới một lợi ích lâu dài về sau.
2. Khách hàng
Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải thật chu đáo. Một trong những yếu tố dẫn đến
thành công của alibaba là không thể để khách hàng đăng thông tin, lên sàn một cách tự
do. Những thông tin nà khi được khách hàng gửi đi sẽ được đội ngũ biên tập chỉnh sửa
cho đẹp đẽ và phù hợp những tiêu chuẩn. Bên cạnh đó có khả năng phúc đáp các phản
hồi của khác hàng.

Việc đặt tên cho chợ ảo cũng là mộ điều đáng học tập ở Alibaba. Phải cân nhắc đặt tên
cho chợ, những cái tên dài khó nhớ chắc chắn sẽ không đọng lại trong khách hàng.
3. Về năng lực hoạt động
Việc xây dựng cho mình công nghệ riêng là một điều nên làm. Tuy rằng sẽ tốn kém
nhưng một hệ thống dữ liệu tiêu chuẩn sẽ giúp cho các chợ phát triển một cách lâu dài
Việc chọn đối tác cũng là một điều rất đáng chú í. Việc các chợ ảo thường chỉ cung cáp các
dịch vụ nằm trong phần đầu của chuỗi giá trị. Vì thế cần chọn các đối tác phù hợp cung cấp
các dịch vụ ở phần tiếp theo của chuỗi giá trị. Các đối tác cần phải có năng lực góp phần
cung cấp dịch vụ chất lượng cao thì mới giúp cho sàn giao dịch thêm uy tín

13


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

4. Về năng lực tổ chức
Đội ngũ điều hành của sàn cũng cần có khả năng và uy tín. Nếu không có những
người tài để quản li và phát triển thì sàn giao dịch nên tìm những người giỏi cố vấn
5. Về tài chính
Việc lựa chọn nhiều nhà đầu tư mạng ý nghĩa sống còn. Không chỉ giúp phần tài chính duy
trì hoạt động, các nhà đầu tư còn giúp sàn hiệu quả hơn thông qua các hoạt động của họ.
Alibaba sở dĩ tồn tại được khi mà chưa đem lại lợi nhuận cũng là nhờ nhà đầu tư.

IV. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thương mại truyền thống đang bộc lộ dần những điểm yếu, thì việc thay
đổi là tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Việc phân tích một mô
hình đã thành công để áp dụng những ưu điểm đồng thời tránh mắc phải những nhược
điểm là hướng làm đúng đắn. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ thành công

với mô hình này của Alibaba. Việc chọn mô hình phát triển dựa vào rất nhiều yếu tố: nhu
cầu, thói quen mua sắn, các chiến lược, kế hoạch cụ thể… Cũng như cần có sự phối hợp
đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

14


Vũ Hoàng Ngân – Anh 12 KTĐN – K52

MSV: 1311110474

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thương Mại điện tử trường ĐH Ngoại Thương- PGS.TS NguyễnVăn
Hồng, TS Nguyễn Văn Thoan.
2. />3. />4. lam-lu- mo-moi- du-doan- cua-gioiphan-tich- 936698.tpo
5. />6. />
15



×