TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----***-----
TIỂU LUẬN
ỨNG DỤNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Lê Bích Huyền
MSSV: 1412230052
Lớp: TMA306.3_LT
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Hà Nội, tháng 3/2017
MỤC LỤC
1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM ....................... 2
1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................. 2
1.2 Ý nghĩa thương hiệu .......................................................................................... 2
1.3 Giá trị doanh nghiệp ......................................................................................... 2
1.4 Quy mô hoạt động ............................................................................................. 3
2 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP TẠI BIG C VIỆT NAM ................................. 5
2.1 Tổng quan về ERP............................................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm ERP ........................................................................................... 5
2.1.2 Các ứng dụng của ERP............................................................................... 6
2.2 Triển khai dự án ERP tại Big C Việt Nam ........................................................ 7
2.2.1 Quy trình triển khai .................................................................................... 7
2.2.2 Quá trình triển khai hệ thống ERP tại Big C Việt Nam ............................. 9
2.2.3 Đánh giá hiệu quả triển khai .................................................................... 10
3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................ 11
3.1 Ứng dụng của ERP trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 11
3.2 Đặc thù của ERP cho ngành phân phối, bán lẻ .............................................. 1
2
1
1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành
Được thành lập vào năm 1993 bởi công ty Central Group và mở cửa hàng đầu tiên của
mình tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok (Thái Lan). Hai năm sau, năm 1995, cổ phiếu
Big C lần đầu tiên được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan.Sau cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Big C đã quyết định hình thành 1 liên minh
với Tập đoàn Casino. Groupe Casino đã mua lại 530 triệu cổ phiếu của Big C trong
đợt tăng vốn năm 1999 để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Sau giao dịch này,
Casino đã bán toàn bộ bộ phận dệt may của Big C, để tập trung vào thương mại bán lẻ
và tăng cường hiệu quả của nó. Thương hiệu "Big C" thể hiện hai tiêu chí quan trọng
nhất trong định hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của Groupe Casino.
1.2 Ý nghĩa thương hiệu
Thương hiệu “Big C” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công.
“Big” có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn
của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà
Big C cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn
40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. “C” là
cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt
là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách
hàng thân thiết của Big C, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh
doanh của siêu thị Big C..
1.3 Giá trị doanh nghiệp
Tầm nhìn: Hướng đến phát triển bền vững
Nhiệm vụ: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài
lòng quý Khách Hàng.
2
Hình 1: Năm Giá Trị siêu thị Big C
1.4 Quy mô hoạt động
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại”
hay “Đại siêu thị” là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được triển khai tại
nhiều nước trên thế giới. Tháng 04/2016, Hệ thống siêu thị Big C đã được Tập đoàn
Central Group Thái Lan tiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận
chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino của Pháp. Tập đoàn Central Group là
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khu vực được thành lập vào năm 1947 từ một cửa
hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Trải qua 70 năm
phát triển, Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central
Group bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội
địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart và gần đây nhất là Zalora và Big C.
Hiện tại, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 33 siêu thị Big C trên 20 tình,
thành trên toàn quốc với hơn 8000 nhân viên.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào
giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại,
thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm
3
soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh
đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những trải nghiệm mua sắm
với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng
Hệ thống Siêu thị Big C
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành
cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá cả hợp lý và chất lượng được kiểm soát. Sản
phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như
sau:
Thực phẩm tươi sống: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trái cây và rau củ,
thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm,
mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép
và túi xách.
Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị
trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin
học.
Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,
những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di
động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
Hành lang thương mại siêu thị Big C
Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài
đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C. Tuy
nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự
khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó,
Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ
tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách
hàng tại siêu thị Big C.
4
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại siêu thị Big C có thể chia ra
thành 4 nhóm chính:
2
Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.
Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.
Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)...
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP TẠI BIG C VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về ERP
2.1.1 Khái niệm ERP
Thời gian gần đây trong giới CNTT và các doanh nghiệp xuất hiện một thuật ngữ khá
phổ biến, đó là ERP. Có thể ai cũng có một số khái niệm căn bản về ERP là Enterprise
Resource Planning - Quản lý nguồn lực doanh nghiệp, nhưng hầu như đó chỉ là khái
niệm mơ hồ. Vậy chính xác ERP là gì?
ERP được định nghĩa là một hệ thống ứng dụng đa phân hệ” (Multi Module Software
Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác
nghiệp . Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng đa phân hệ
nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác nghiệp. Giải pháp ERP
cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính –
kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm,
quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự
báo và lập kế hoạch, báo cáo, .v.v. Thêm vào đó, như một đặc điểm rất quan trọng mà
các giải pháp ERP cung cấp cho các doanh nghiệp, là một hệ thống quản lý với quy
trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh
nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.
5
2.1.2 Các ứng dụng của ERP
Hình 2 Các ứng dụng chính của ERP
Tích hợp thông tin tài chính
Do Tổng Giám đốc (CEO) cố nắm bắt toàn bộ hoạt động của công ty, ông ta có thể
tìm thấy nhiều kiểu sự thật khác nhau. Tài chính có cách thiết lập doanh thu hằng năm
riêng, Kinh doanh có kiểu riêng của họ và những đơn vị kinh doanh khác có thể có
cách thiết lập riêng tổng thu nhập hằng năm cho công ty. Với ERP, chỉ có một kiểu sự
thật; không thắc mắc, không nghi ngờ. Vì sao? vì tất cả phòng ban, nhân viên đều sử
dụng chung một hệ thống.
Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
Với hệ thống ERP, đơn hàng của khách hàng đi theo một lộ trình tự động hoá từ
khoảng thời gian nhân viên giao dịch nhận đơn hàng cho đến khi xuất hàng ra cảng và
bộ phận Tài chính xuất hoá đơn. Chẳng thà bạn lấy thông tin từ chung một hệ thống
còn hơn nhận thông tin rải rác từ các hệ thống khác nhau của từng phòng ban. Hệ
thống phần mềm ERP giúp công ty bạn theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng, giúp
phối hợp với bộ phận Sản xuất, Kho và giao hàng ở các địa điểm khác nhau trong
cùng một thời điểm.
Tiêu chuẩn hoá và tăng hiệu suất sản xuất
Các công ty sản xuất, đặc biệt là những công ty muốn liên doanh với nhau thường
nhận thấy rằng nhiều đơn vị kinh doanh của cùng một công ty đều sử dụng các
6
phương pháp và hệ thống máy tính khác nhau. Hệ thống ERP đem đến những phương
pháp tiêu chuẩn để tự động hoá các bước đi của quy trình sản xuất. Việc tiêu chuẩn
hoá các quá trình trên và sử dụng cùng một hệ thống máy tính tích hợp riêng biệt có
thể tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất sản xuất và giảm việc.
Giảm hàng hoá tồn kho
ERP giúp tiến trình sản xuất diễn ra trôi chảy và phát huy tầm nhìn của quá trình thực
hiện đơn hàng trong công ty. Điều đó có thể dẫn tới việc giảm lượng nguyên vật liệu
tồn kho (bán thành phẩm tồn kho) và giúp người sử dụng hoạch định tốt hơn kế hoạch
giao hàng cho khách, giảm thành phẩm tồn kho tại Kho và bến tàu. Để thật sự cải tiến
lượng cung cấp hàng hoá, bạn cần cài đặt phần mềm dây chuyền cung cấp hàng và
ERP có thể giúp bạn làm được điều đó.
Tiêu chuẩn hoá thông tin nhân sự
Đặc biệt ở các công ty có nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, bộ phận Hành chánh
nhân sự có thể không có phương pháp chung và đơn giản để theo dõi giờ giấc của
nhân công và hướng dẫn họ về các nghĩa vụ và quyền lợi. ERP có thể giúp bạn đảm
đương việc đó.
2.2 Triển khai dự án ERP tại Big C Việt Nam
2.2.1 Quy trình triển khai
Chuẩn bị dự án ERP
Trước khi bắt tay vào triển khai dự án, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng và cụ thể
mục tiêu cần đạt được sau khi triển khai dự án này là gì? Xác định mục tiêu luôn là
bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp sẽ phải luôn bám sát mục tiêu đó
trong quá trình thực hiện. Việc xác định mục tiêu cũng là căn cứ quan trọng để lựa
chọn được nhà cung cấp phù hợp.
Các doanh nghiệp cũng thường yêu cầu nhà cung cấp giải pháp ERP đưa ra nhiều hơn
một phương án để lựa chọn. Thêm vào đó, trong bước chuẩn bị này, các doanh nghiệp
cũng chuẩn bị về mặt tinh thần, đặc biệt là tạo sự tin tưởng, thiện chí làm việc với nhà
cung cấp để quá trình triển khai diễn ra thuận lợi.
7
Lập kế hoạch thực hiện dự án
Giai đoạn này thực sự là sự khởi đầu của dự án. Xác định các nguồn tài nguyên, tiêu
chí thành công, rủi ro và xác định phạm vi. Các nhiệm vụ trọng tâm cho dự án của
doanh nghiệp nên bao gồm các cuộc họp với các nhà quản lý dự án của cả 2 bên để
đưa ra một kế hoạch thực hiện cụ thể từ đó hoạch định được các nguồn lực để đáp ứng
tốt kế hoạch đó.
Doanh nghiệp nên dành thời gian trong giai đoạn này để thảo luận về mô hình quá
trình ban đầu và giả thiết nhiều tình huống sử dụng ERP. Vào cuối giai đoạn, doanh
nghiệp nên có trong tay một kế hoạch dự án cụ thể về hành động mà tất cả các bên
đều đồng ý.
Phân tích dự án ERP
Giai đoạn này doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện đào tạo cho nhân viên bên mình
biết những kiến thức cơ bản quy trình triển khai hệ thống ERP. Nhân viên là người
thực sự hiểu biết chi tiết về quy trình hoạt động và nhu cầu họ cần từ một hệ thống
ERP. Vì thế, nhân viên sẽ là người đưa ra được những yêu cầu về thiết kế phần mềm
để phục vụ tốt công việc của họ. Vào cuối giai đoạn này, bạn nên chắc chắn đã được
trải nghiệm cơ bản mô hình chức năng quá trình kinh doanh, dự toán, và một danh
mục trường hợp sử dụng thực hiện đến bước cuối.
Thực hiên dự án ERP
Đây là giai đoạn mà nhà cung cấp sẽ thực hiện thiết kế, điều chỉnh hệ thống ERP để
phù hợp với các nghiệp vụ đặc thù và những yêu cầu riêng của doanh nghiệp để đi tới
các địch cuối cùng đã được hoạch định ngày bước 1. Tất cả các báo cáo và tuỳ biến
nên được thử nghiệm và hoạt động tốt. Đánh giá hệ thống bằng cách sử dụng các tình
huống khác nhau và thực hiện tương tác chức năng. Tất cả các thư viện, hệ thống phần
mềm ERP trong giai đoạn này sẽ được thực hiện.
Xác nhận dự án ERP
Bạn nên có một hệ thống ERP đầy đủ chức năng mới. Bạn cần phải có một thiết lập hệ
thống thí điểm và báo cáo kết quả, công việc, và sử dụng tùy chỉnh tất cả các chức
năng. Kế hoạch triển khai nên được thực hiện trực tiếp cùng với quy trình đào tạo cho
8
người dùng cuối – là nhân viên. Sau khi hoàn thành, xác nhận của hệ thống ERP mới
được hoàn tất với nhóm dự án trước khi triển khai.
Triển khai hệ thống ERP
Tất cả mọi thứ đã được xây dựng đều hướng tới giai đoạn cuối cùng này. Doanh
nghiệp cần phải có một danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của dự
án được thực hiện đúng. Hãy chắc chắn rằng những người thực hiện ERP của doanh
nghiệp đang tham gia vào quá trình đó để mọi thứ hoạt động trơn tru. Hệ thống của
doanh nghiệp đã được cài đặt vận hành đầy đủ. Tại thời điểm này, doanh nghiệp có
thể quyết định đào tạo liên tục cho nhân viên giúp duy trì hệ thống. Doanh nghiệp nên
phản hồi chia sẻ những thông tin với đơn vị cung cấp đảm hệ thống vận hành tốt theo
thời gian
2.2.2 Quá trình triển khai hệ thống ERP tại Big C Việt Nam
Ngày 1/1/2012, đội dự án FPT IS đã đổ dữ liệu giao dịch quản lý mua - bán hàng vào
SAP cho 13 công ty còn lại của Big C. Hai chi nhánh Big C Thanh Hóa và Hải Dương
đã được triển khai thí điểm trước. Đội dự án cũng đã hỗ trợ Big C Thanh Hóa và Hải
Dương đóng kỳ đầu tiên trên SAP, hoàn tất vào ngày 7/1.
Hình 3: 13 công ty của Big C đã tiến hành xử lý những giao dịch
đầu tiên trên SAP vào ngày 5/1.
9
Dự án đã sử dụng những chức năng chuẩn cũng như những báo cáo chuẩn của hệ
thống SAP, hạn chế việc phát triển, mở rộng chức năng theo yêu cầu của người dùng
và đặt nó là nền tảng để xây dựng giải pháp cho Big C.
FPT IS là đối tác cung cấp dịch vụ bảo trì và triển khai mở rộng phần mềm SAP ERP
cho CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ DỊCH VỤ ĐẠI SIÊU THỊ
BIG C. Phạm vi các phân hệ SAP ERP được bảo trì và triển khai mở rộng:
STT
Mã phân hệ
Diễn giải
1
FI
Kế toán tài chính
2
CO
Kế toán quản trị
3
Chươngtrình
hóa đơn tự in
Big C triển khai giải pháp hóa đơn tự in trên toàn hệ
thống siêu thị của Big C do CITEK cung cấp giải pháp và
phát triển.
Theo hợp đồng, FPT IS sẽ triển khai ứng dụng SAP FI-CO (hệ thống quản trị tài chính
kế toán) cho toàn bộ các siêu thị và công ty con của Big C trên cả nước, nhằm mục
đích liên kết dữ liệu, khai thác các thế mạnh của SAP vào quản trị, bổ sung các giá trị
gia tăng và khả năng tích hợp do FPT phát triển.
Dự án được đánh giá là nhiều thách thức do tính chất đa dạng của ngành bán lẻ cũng
như triển khai diện rộng. Các hệ thống trước đây của Big C đều do các đơn vị nước
ngoài thực hiện. Tuy nhiên ở dự án này, FPT IS đã thể hiện được năng lực triển khai
các hệ thống lớn cũng như kinh nghiệm tư vấn phần mềm ứng dụng quốc tế với người
dùng nội địa.
2.2.3 Đánh giá hiệu quả triển khai
Sau 9 tháng triển khai dự án, từ tháng 4/2011, toàn bộ hệ thống siêu thị Big C Việt
Nam bao gồm 16 site đã vận hành thành công ứng dụng SAP FI-CO (hệ thống quản trị
tài chính kế toán) và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Trong buổi báo cáo kết quả đạt được sau quá trình triển khai SAP FI-C cho CE , CF
và bộ phận quản lý nội bộ của Big C diễn ra vào ngày 26/3/2012, Big C đã tuyên
10
bố chính thức nghiệm thu dự án SAP FI-C theo đúng tiến độ đề ra ban đầu và bắt đầu
chuyển qua giai đoạn Hỗ trợ sau triển khai.
Giám đốc Công ty Dịch vụ ERP chi nhánh Tp. HCM Bùi Triệu Anh Tuấn cho biết:
Mặc dù đây là dự án đầu tiên giữa FPT IS với Big C và được đánh giá là dự án không
đơn giản do tính chất đa dạng của ngành bán lẻ cũng như triển khai trên diện rộng, tuy
nhiên, khách hàng đã rất hài lòng và đánh giá cao những hiệu quả tích cực mà hệ
thống mang lại.
Việc triển khai thành công dự án SAP FI-CO cho Big C một lần nữa thể hiện được
năng lực của FPT IS trong việc triển khai các hệ thống lớn cũng như kinh nghiệm tư
vấn phần mềm ứng dụng quốc tế với người dùng nội địa.
3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 Ứng dụng của ERP trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
ERP thường được xem như phần mềm hỗ trợ vô hình. Ví dụ như qui trình đặt hàng,
ERP nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó cung cấp bản đồ chỉ dẫn đường đi của phần
mềm để tự động hoá các bước đi khác nhau cho đến khi kết thúc quy trình. Khi Nhân
viên phòng giao dịch nhập đơn hàng vào hệ thống ERP, anh ta sẽ có đầy đủ thông tin
cần thiết để hoàn thành đơn hàng (sự xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng,
nguồn gốc đơn hàng từ phân hệ Tài chính, lượng hàng tồn kho của công ty từ phân hệ
Kho và lịch trình giao hàng từ phân hệ Cung ứng, chẳng hạn)
Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác nhau đều có thể xem chung thông tin và cập
nhật chúng. Khi một bộ phận nào đó thực hiện xong đơn hàng thì thông tin đó sẽ tự
động nối kết qua ERP rồi truyền tải đến bộ phận khác. Nếu bạn muốn kiểm tra xem
thực hiện đơn hàng đến đâu rồi, bạn chỉ cần kết nối vào hệ thống ERP và theo dõi
chúng. Với ERP, quá trình đơn hàng di chuyển như tia sét xuyên suốt hệ thống, khách
hàng nhận hàng nhanh hơn và ít xảy ra sai sót hơn trước kia.
Chúng ta hãy quay lại vấn đề trên một chút. Quá trình hiện tại đó có thể không hiệu
quả cao nhưng lại khá đơn giản. Tài chính làm công việc của Tài chính, Kho thì làm
nhiệm vụ của mình và nếu có gì sai sót xảy không nằm trong phạm vi của các bộ phận
11
đó thì lại là lỗi của người khác. Với ERP, các nhân viên giao dịch sẽ thôi không còn là
nhân viên đánh máy, chỉ biết nhập tên khách hàng vào máy tính. Màn hình ERP sẽ
khiến họ vận hành công việc như những nhà doanh nghiệp. ERP sẽ hiển thị những
thông tin về hạn mức tín dụng của khách hàng từ bộ phận Tài chính và mức tồn kho
hàng hóa từ Kho. Liệu khách hàng có thanh toán đúng hẹn không? Chúng ta có thể
xuất hàng đúng kỳ hạn không? Đó là những vấn đề mà bộ phận giao dịch chưa bao
giờ phải quyết định trước kia và các câu trả lời có ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng
và các phòng ban trong công ty. Nhưng nó không chỉ dành cho bộ phận giao dịch.
Nhân viên Kho, những người nắm mức tồn kho trong đầu họ hay bằng những mẫu
giấy rời giờ đây phải nhập toàn bộ thông tin lên mạng hết. Nếu họ không làm vậy thì
bộ phận giao dịch khách hàng khi nhìn trên màn hình máy tính thấy số lượng hàng
hoá không đủ, họ thông báo với khách hàng : “xin lỗi, chúng tôi không đủ hàng phục
vụ quý khách”. Trách nhiệm, giải trình, trách nhiệm của mỗi cá nhân và trách nhiệm
giao tiếp đã chưa bao giờ được thử nghiệm như thế này trước đây.
Mọi người thì không thích thay đổi, và ERP lại yêu cầu họ thay đổi cách làm việc của
mình. Phần mềm ít quan trọng hơn việc công ty thay đổi cách thức làm việc. Nếu bạn
sử dụng phần mềm ERP để cải tiến phương thức nhận đơn hàng, sản xuất hàng hoá,
xuất hàng và thanh toán, bạn sẽ thấy giá trị thật sự của phần mềm. Nếu bạn đơn giản
cài đặt phần mềm mà không thay đổi cách thức làm việc của nhân viên bạn, bạn có thể
sẽ không thấy được chút giá trị nào của nó. Và thậm chí, phần mềm mới còn làm
chậm công việc lại vì họ đã quen với phần mềm củ và không có ai làm việc trên phần
mềm mới.
3.2 Đặc thù của ERP cho ngành phân phối, bán lẻ
Theo ông Vũ Thế Cương, phó giám đốc tư vấn giải pháp, công ty Gimasys, điểm khác
biệt lớn nhất của ERP cho ngành bán lẻ là sự kết hợp giữa Front Office (F.O – xử lý
các nghiệp vụ tại các điểm bán lẻ) và Back Office (B.O – hỗ trợ hoạt động trung tâm
như mua sắm tập trung, bán buôn, lập kế hoạch hàng tồn kho, phân phối hàng hóa cho
các điểm bán lẻ…). Vì vậy, ngoài hệ thống B.O hoạt động giống như một giải pháp
ERP thông thường thì còn đặt ra yêu cầu kết nối với F.O. Sự kết nối này giúp F.O có
thể tự động đặt yêu cầu bổ sung hàng hóa, bán sỉ và B.O có thể quản lý mã hàng,
12
chính sách giá, khuyến mãi, lập kế hoạch bổ sung hàng cho từng địa điểm bán lẻ.
Chẳng hạn, khi ở các điểm bán lẻ có yêu cầu bổ sung hàng, nhân viên chỉ cần nhập dữ
liệu vào F.O, hệ thống sẽ tự động chuyển yêu cầu này đến B.O. Nhân viên phụ trách ở
phần B.O sẽ thực hiện kế hoạch giao hàng theo đúng yêu cầu.
Ngoài ra, đặc thù kinh doanh của ngành phân phối, bán lẻ là không ngừng mở rộng:
thêm cửa hàng, thêm sản phẩm. Do đó, ERP cho ngành này cũng phải có tính linh
hoạt, có khả năng mở rộng, để đáp ứng các hoạt động đa dạng. Chẳng hạn, một doanh
nghiệp (DN) đang bán đồ gia dụng, nay muốn mở rộng sang lĩnh vực viễn thông hay
may mặc thì giải pháp ERP phải có thêm các mô-đun để quản lý những loại hàng hóa,
dịch vụ mới với những đặc điểm riêng. Hay một DN có chuỗi siêu thị muốn mở thêm
hoạt động chế biến và phân phối thực phẩm, giải pháp ERP phải tích hợp được thêm
mô–đun sản xuất…
Một điểm tưởng như không liên quan nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với ngành bán
lẻ, là việc quản lý bất động sản. Các DN trong ngành này thường phải quản lý rất
nhiều cửa hàng, siêu thị, có cửa hàng do họ sở hữu, có cửa hàng thuê với diện tích vừa
đủ, lại có cửa hàng chỉ sử dụng một phần rồi cho thuê lại. Những vấn đề này rất cần
một mô-đun quản lý riêng.
Nhìn chung, số DN phân phối, bán lẻ đã sử dụng ERP ở Việt Nam đã gia tăng đáng kể,
tuy nhiên chưa đồng bộ và kết hợp tổng thể. Theo ông Cương, do số DN có chuỗi cửa
hàng còn ít, chỉ một số DN lớn như Saigon Coopmart đã ứng dụng ERP tổng thể với cả
B.O và F.O.
Việc ứng dụng ERP hay không và vào khi nào tùy thuộc tham vọng của DN muốn
vươn rộng chuỗi cửa hàng của mình tới mức độ nào. Tuy nhiên, một khi đã triển khai
ERP, DN cần cân nhắc một số yếu tố. Theo nhận định của ông Cương, phần lớn DN
trong giai đoạn đầu phát triển thường dùng những phần mềm khác nhau nên không
đồng bộ. Khi DN phát triển đến mức cần áp dụng ERP thì họ thường gặp phải hai vấn
đề chính là con người (đội ngũ nhân sự để vận hành hệ thống mới) và chi phí (thường
rất tốn kém, lên đến hàng tỷ đồng). Vì hai lý do trên, ứng dụng ERP trong phần lớn
DN phân phối bán lẻ chưa chú ý đến việc tích hợp giữa B.O và F.O. Ngay cả các nhà
cung cấp giải pháp ERP trong nước cũng không đề cập đến vấn đề này. Một số DN
13
chuyên cung cấp các giải pháp về B.O, còn một số lại chỉ chú trọng F.O. Vì vậy, DN
phân phối, bán lẻ khi triển khai ERP nên tìm hiểu khả năng tích hợp giữa hai phần này,
nhất là khi B.O và F.O của hai nhà cung cấp khác nhau. Các nhà cung cấp giải pháp
ERP lớn như racle, SAP đều có giải pháp trọn gói cho cả B. và F. nhưng chi phí rất đắt.
Theo kinh nghiệm của các DN như Metro (tại Việt Nam) thì chọn B.O của SAP, F.O
của một nhà cung cấp khác để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hệ thống siêu thị Big C Việt
Nam đã triển khai áp dụng đồng bộ giải pháp ERP từ SAP và đạt được những thành
công lớn trong việc quản trị doanh nghiệp.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản
2. />3. />4. />5. />6. />7. />
15