Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1550565505471 de 17 de kiem tra phan di truyen hoc nguoi inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.3 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Nội dung: ĐỀ KIỂM TRA VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu 1 [ID: 50142]: Tác nhân nào dưới đây rất ít hoặc không có khả năng gây ra ung thư trên tế bào người:
A. Các đột biến gen.
B. Các tia vật lý có năng lượng cao.
C. Các virus.
D. Các vi khuẩn.
Câu 2 [ID: 50143]: Một người nam có nhóm máu A lấy một người nữ có nhóm máu B, có thể có con thuộc
nhóm máu nào sau đây
A. Chỉ có nhóm máu A hoặc B
B. Chỉ có nhóm máu AB
C. Có nhóm máu AB hoặc O
D. Có nhóm máu A, B, AB, O.
Câu 3 [ID: 50144]: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn d nằm trên nhiễm sắc thể X gây nên. Một cặp bố
mẹ bình thường (không mắc bệnh máu khó đông), sinh một trai mắc bệnh máu khó đông. Cậu con trai đã thừa
hưởng gen lặn gây bệnh Xd từ:
A. Bố
B. Mẹ
C. Cả bố và mẹ
D. Không xác định được.
Câu 4 [ID: 50145]: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:
- IAIA, IAIO qui định máu A.
- IBIB, IBIO qui định máu B.
A B
- I I qui định máu AB.
- IOIO qui định máu O.
Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh
đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là:


A. IAIB (máu AB).
B. IAIA hoặcIAIO (máu A).
C. IBIB hoặc IBIO (máu B).
D. IOIO (máu O).
Câu 5 [ID: 50146]: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn(m) nằm trên NST X không có alen tương ứng
trên Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?
A. XmXm x XmY.
B. XmXm x XMY.
C. XMXm x XmY.
D. XMXM x XMY.
Câu 6 [ID: 50147]: Phương pháp nghiên cứu tế bào không thể nghiên cứu loại bệnh di truyền nào của người:
A. Bệnh do đột biến cấu trúc NST
B. bệnh do đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn hay chuyển đoạn tương hỗ
C. Bệnh do đột biến gen
D. Bệnh do bất thường số lượng NST.
Câu 7 [ID: 50148]: Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người,
người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây
A. Nghiên cứu tế bào.
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Nghiên cứu phả hệ.
D. Di truyền hoá sinh.
Câu 8 [ID: 50149]: Ung thư là loại bệnh được hiểu đầy đủ là:
A. Sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn
ép các cơ quan trong cơ thể.
B. Sự tăng sinh có giới hạn của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan
trong cơ thể.
C. Sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
D. Sự tăng sinh có giới hạn của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
Câu 9 [ID: 50150]: Cô Thu có nhóm máu AB, và chị gái cô có nhóm máu O. Các cô gái này biết rõ ông bà
ngoại của họ đều có nhóm máu A. Vậy kiểu gen của mẹ và bố của các cô gái này tương ứng là:

A. IBIO và IAIO
B. IAIO và IAIO C. IBIO và IBIO D. IAIO và IBIO
Câu 10 [ID: 50152]: Nội dung nào dưới đây nói về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là không đúng?
A. Nghiên cứu các cặp sinh đôi hoặc nhóm đồng sinh có thể phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với các
kiểu gen đồng nhất
B. Giúp xác định tính trạng hoặc bệnh nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng hoặc bệnh nào chịu ảnh
hưởng của môi trường
C. Các trẻ đồng sinh cùng trứng sẽ có chất liệu di truyền giống như các anh chị em trong cùng một gia đình
do đó sẽ là một đối tượng rất tốt cho nghiên cứu vai trò của yếu tố môi trường lên kiểu hình
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

D. những khác biệt giữa các trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép nghĩ đến vai trò của môi trường lên sự hình
thành tính trạng hoặc bệnh.
Câu 11 [ID: 50152]: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu
đông bình thường Một người nam bình thường kết hôn với một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh,
khả năng họ sinh ra được đứa con khoẻ mạnh là bao nhiêu?
A. 75%
B. 25%
C. 50%
D. 100%.
Câu 12 [ID: 50153]: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên X không có alen trên Y. Một phụ nữ bình thường
có bố bị máu khó đông lấy một người chồng bình thường. Xác suất để họ sinh con đầu lòng là con gái bị bệnh
máu khó đông bằng bao nhiêu?
A. 0
B. 25%

C. 50%
D. 75%.
Câu 13 [ID: 50154]: Trong một gia đình bố mẹ bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, ở lần sinh
con thứ 2 con của họ sẽ :
A. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến.
B. Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
C. Không bao giờ bị hội chứng Đao vì mỗi gia đình chỉ có tối đa một người bị hội chứng Đao
D. Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số thấp.
Câu 14 [ID: 50155]: Đối với một bện di truyền do gen đột biến lặn nằm trên NST thường, nếu bố mẹ bình
thường, nhưng mang gen bệnh thì tỉ lệ con của họ không mắc bếnh sẽ là:
A. 50%
B. 0%
C. 25%
D. 75%.
Câu 15 [ID: 50156]: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình
thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị
bệnh, xác suất để cặp vợ chồng sinh phải cả đứa con trai thứ 2 và thứ 3 bị bệnh là:
A. 50%
B. 25%
C. 12,5%
D. 6,25%.
Câu 16 [ID: 50157]: Một gia đình có 2 anh em sinh đôi cùng trứng. Vợ của người anh có nhóm máu A; 2 con
của họ một người có nhóm máu B và một người có nhóm máu AB . Vợ của người em có nhóm máu B; 2 con
của họ một người có nhóm máu A và một người có nhóm máu AB . Kiểu gen của 2 anh em sinh đôi cùng trứng
là:
A. IAIO.
B. IAIB
C. IOIO .
D. IBIO.
Câu 17 [ID: 50158]: Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định

A. Tính trạng là trội hay lặn.
B. Tính trạng do 1 gen hay nhiều gen quy định.
C. Tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
D. Tínhh trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.
Câu 18 [ID: 50159]: Nghiên cứu trẻ đồng sinh sẽ cho phép
A. xác định nguyên nhân và cơ chế đột biến
B. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng
C. xác định vai trò kiểu gen trong hình thành tính trạng
D. xác định ảnh hưởng của tế bào chất trong di truyền.
Câu 19 [ID: 50160]: Ở người bệnh máu khó đông do một gen lặn liên kết với nhiểm sắc thể X. Một phụ nữ
bình thường, có bố bị máu khó đông, lấy một người chồng bình thường. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp
vợ chồng này là con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
A. 1/3
B. ½
C. 1/5
D. 1/4.
Câu 20 [ID: 50161]: Ở người tính trạng mắt nâu trội do Alen B quy định, mắt xanh (b) alen lặn quy định nằm
trên nhiểm sắc thể thường, còn bệnh máu khó đông do Alen m nằm trên nhiểm sắc thể giới tính X gây nên. Bố
và mẹ mắt nâu, máu bình thường, sinh một con trai mắt xanh bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người mẹ là:
A. BB XMXm.
B. Bb XMXm
C. BB XMXM. D. Bb XMXM.
Câu 21 [ID: 50162]: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu
đông bình thường
Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, Họ có một người con gái
bình thường. Con gái của họ lấy chồng hoàn toàn bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng:
A. khả năng mắc bệnh ở con của họ là 50%
B. 100% số con trai của họ hoàn toàn bình thường
C. 50% số con trai của họ hoàn toàn bình thường
D. 50% số con gái của họ sẽ mắc bệnh.


Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 22 [ID: 50163]: Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến gen nhưng gen đột biến lại không di truyền
được cho thế hệ sau. Nguyên nhân là vì :
A. bệnh nhân ung thư bị tử vong nên không sinh sản.
B. gen đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen đột biến gây chết ở trạng tháI đồng hợp.
D. bệnh ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cơ thể.
Câu 23 [ID: 50164]: Quần thể người bình thường có chỉ số IQ là:
A. dao động từ 70 - 130
B. dao động từ 80 - 130
C. dao động từ 50 - 110
D. dao động từ 60 -120.
Câu 24 [ID: 50165]: Ở người, một loại bệnh động kinh do đột biến gen ở ti thể làm ti thể không sản xuất đủ
ATP nên mô cơ và thần kinh bị thoái hóa. Nếu người bố bị bệnh này, còn mẹ không bị thì
A. 50 % con gái bị bệnh + 50 % con gái không bị bệnh + 100 % con trai không bị bệnh .
B. 100 % con gái bị bệnh + 100 % con trai không bị bệnh .
C. 100 % các con (cả trai lẫn gái) không bị bệnh.
D. 100 % các con (cả trai lẫn gái) bị bệnh.
Câu 25 [ID: 50166]: Nội dung nào sau đây không đúng với vai trò tư vấn di truyền?
A. dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở con cháu;
B. chữa được một số bệnh tật di truyền;
C. hạn chế tác hại của bệnh;
D. hạn chế tỉ lệ mắc bệnh qua việc hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần.

Câu 26 [ID: 50167]: Nội dung nào dưới đây nói về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là không đúng:
A. Nghiên cứu các cặp sinh đôi hoặc nhóm đồng sinh có thể phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với các
kiểu gen đồng nhất
B. Giúp xác định tính trạng hoặc bệnh nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng hoặc bệnh nào chịu ảnh
hưởng của môi trường
C. Các trẻ đồng sinh cùng trứng sẽ có chất liệu di truyền giống như các anh chị em trong cùng một gia đình
do đó sẽ là một đối tượng rất tốt cho nghiên cứu vai trò của yếu tố môi trường lên kiểu hình
D. những khác biệt giữa các trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép nghĩ đến vai trò của môi trường lên sự hình
thành tính trạng hoặc bệnh.
Câu 27 [ID: 50168]: Trong phương pháp nghiên cứu di truyền học người, phương pháp di truyền tế bào là
phương pháp :
A. sử dụng kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C. tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và dịch mã.
D. xác định số lượng NST của tế bào cơ thể người bình thường.
Câu 28 [ID: 50169]: Ở người gen A quy định mắt đen, a quy định mắt xanh; B tóc quăn, b tóc thẳng. Nhóm
máu do 3 alen: trong đó 2 alen đồng trội là IA , IB và alen lặn là IO. Biết các cặp gen qui định các cặp tính
trạng nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu B; mẹ mắt xanh, tóc quăn,
nhóm máu A sinh con mắt đen, tóc thẳng , nhóm máu O. Kiểu gen của bố mẹ có thể là:
A. Bố AabbIBIO x Mẹ aaBBIAIO
B. Bố AabbIBIO x Mẹ aaBbIAIO
B O
A A
C. Bố AAbbI I x Mẹ aaBbI I
D. Bố AabbIBIB x Mẹ aaBbIAIO.
Câu 29 [ID: 50170]: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người
trong giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.

D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
Câu 30 [ID: 50171]: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong QT cân bằng di
truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có
nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh
đứa con thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình là:
A. 44,44%
B. 35,77%
C. 42%
D. 25%
Câu 31 [ID: 50172]: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy vợ bình
thường có bố mẹ bình thườnh nhưng em gái bị bệnh. người vợ hiện mang thai con đầu lòng. biết đột biến do đột

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

biến gen lặn trên NST thường qđ và mẹ người đàn ông này không mang gen bệnh. tính xác suất đứa con bị
bệnh?
A. 1/12.
B. 1/6.
C. 1/16.
D. 1/4.
Câu 32 [ID: 50173]: Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gen dị hợp và bố không mù màu. Người
con gái này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh được đứa con bị mù màu là bao nhiêu?
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 37,5%.

D. 50%.
Câu 33 [ID: 50174]: Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một
alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa
con mắc cả 2 bệnh đó. Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?
A. 0,01%
B. 25%
C. 12,5%
D. 6,25%.
Câu 34 [ID: 50175]: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen
trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Nếu 2 người cùng có kiểu gen AaBbDd kết hôn thì xác
suất đẻ con da trắng là:
A. 1/16
B. 1/64
C. 3/256
D. 9/128.
Câu 35 [ID: 50176]: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định
và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh
trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh
đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người anh chồng và em vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng
không còn ai khác bị bệnh.
A. 1/6
B. 1/8
C. 1/12
D. 1/9.
Câu 36 [ID: 50177]: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể
đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbDd thì xác suất
sinh con da đen là
A. 1/64
B. 1/256
C. 62/64

D. 1/128.
Câu 37 [ID: 50178]: Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh, da đen trội so với da trắng, hai cặp tính trạng
này do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Một cặp vợ chồng có mắt nâu và da đen sinh đứa con đầu lòng
có mắt xanh và da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là gái và có kiểu hình giống mẹ là:
A. 18,75%
B. 6,25%
C. 28,125%
D. 56,25%.
Câu 38 [ID: 50179]: Ở người, bệnh mù màu lục do gen lặn trên NST giới tính X qui định, bệnh bạch tạng do
gen lặn nằm trên NST thường quy định. Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác
qui định. Số kiểu giao phối có thể có trong quần thể người là bao nhiêu?
A. 1944
B. 90
C. 2916
D. 54.
Câu 39 [ID: 50180]: Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do một gen lặn liên kết với NST X, không có alen
tương ứng trên Y.Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình thường.Xác suât để họ
sinh đứa con đầu lòng là trai và con thứ 2 là gái đều bình thường là :
A. 1/4
B. 1/6
C. 1/8
D. 1/16.
Câu 40 [ID: 50181]: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố bị bệnh, mẹ
bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là:
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 100%
ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý :Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa


SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Câu

1

2

3

4

5

6

Tạiwebsite : />7
8
9 10 11 12 13 14

Đáp án

B

A

B

A


B

B

A

D

D

A

D

C

C

B

A

C

D

A

A


A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33


34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

C

A

A

A

C

D

B


D

B

C

C

B

D

B

C

D

C

A

C

D

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

15


16

17

18

19

20

Trang 4



×