Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khối 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.2 MB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Nho Quan.
Chúng tôi:
Họ và tên
Ngày
Nơi công tác Chức Trình độ Tỉ lệ 100% đóng góp vào
tháng năm
danh chuyên
việc tạo ra sáng kiến
sinh
môn
Nguyễn
22/03/1985 Trường
Giáo Thạc sĩ
Thị Nhung
THCS Thanh viên
Sinh học
25%
Lạc
Vũ Thị Tố
10/08/1990 Trường
Giáo Đại học
Duyên
THCS Thanh viên
Giáo dục
25%
Lạc
công dân
Đinh Thị


13/05/1988 Trường
Giáo Đại học
Vân
THCS Thanh viên
ngữ văn
25%
Lạc
Lê Thị
27/08/1994 Trường
Giáo Cao đẳng
Thanh
THCS Thanh viên
lịch sử
25%
Huyền
Lạc
Là các đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát triển năng lực sáng tạo
cho học sinh khối 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, biến
nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi
giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục
tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học;… nhằm phát triển cho
người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động
trong nước và quốc tế. Vì vậy phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận
năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Việt Nam đang tích cực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - một cuộc cách
mạng sẽ thay đổi triệt để cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp với nhau. Nó đặt ra yêu
cầu lớn phải biến đổi vai trò của giáo viên – người truyền thụ kiến thức theo cách truyền
thống, sang vai trò mới với tư cách người xúc tác và điều phối, hướng dẫn học sinh trở

thành người tự học và tự đổi mới suốt đời. Để cho cá nhân tồn tại và phát triển nhanh trong
kỉ nguyên toàn cầu hóa và số hóa, con người phải được trang bị các kĩ năng liên quan đến
khoa học, công nghệ và khả năng làm việc với những máy móc thông minh. Giáo dục phải
tập trung nhiều hơn vào phẩm chất làm cho chúng ta trở nên con người hơn so với máy móc
như sự đồng cảm, cảm hứng, sự sáng tạo và sự nhạy cảm. Như vậy, sáng tạo là tâm điểm
của mục tiêu phát triển các năng lực của công dân thế kỉ XXI, là trái tim của một nền giáo
dục và nền văn hóa của một dân tộc. Để thực hiện điều này, trong quá trình dạy học GV cần
chú ý phát triển năng lực sáng tạo cho HS. Một trong những biện pháp phát triển năng lực
sáng tạo cho HS là tổ chức hoạt động trải nghiệm từng môn học, trong đó có Sinh học.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể “Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo” góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Bởi vì học
Trang 1


sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và
phát triển sự sáng tạo. Bất cứ một sáng tạo nào cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn
quy định, thức đẩy, đánh giá và kiểm chứng, định hướng và cuối cùng là hiện thực hóa mục
đích của sáng tạo. Vì vậy, mọi nội dung hay phương thức giáo dục đều phải tồn tại trong
thực tiễn.
Trong chương trình Sinh học 6, học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước
hết là thực vật - hằng ngày các em vẫn được tiếp xúc nên có nhiều cơ hội để trải nghiệm từ
đó phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế dạy học Sinh học hiện
nay, giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc quan tâm, định hướng, chú trọng phát triển năng
lực sáng tạo cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh khối 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học chủ đề: Gieo
ươm rau mầm - Sinh học 6 THCS nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho người học.
Đặc biệt, việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng để HS phát huy năng khiếu, sở trường, thích ứng với xã hội mới, xã hội của những con

người sáng tạo và đồng cảm; nhận thức được các hình mẫu và tạo ra ý nghĩa cuộc sống.
II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN:
Họ và tên nhóm tác giả:
1. Giáo viên: Nguyễn Thị Nhung
Số điện thoại:
0968.487.299
Email:
nhung2203gmail.com
2. Vũ Thị Tố Duyên
Số điện thoại:
0979.574.065
Email:

3. Đinh Thị Vân
Số điện thoại:
0918.603.266
Email:

4. Lê Thị Thanh Huyền
Số điện thoại:
0975.380.603
Email:

Đơn vị công tác:
Trường THCS Thanh Lạc - Nho Quan - Ninh Bình
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG:
Từ tháng 01 năm 2020, hoàn thành tháng 05 năm 2020.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
1. Nội dung sáng kiến:
a. Năng lực sáng tạo

* Khái niệm năng lực
Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm năng lực được xác định là: Khả năng, điều kiện
chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; Phẩm chất tâm lí và sinh
lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loạt hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Theo các nhà khoa học: Xuyên suốt các môn học “Năng lực được thể hiện như một
hệ thống khả năng, sự thao tác thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con
người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” hay “Năng lực của học sinh là sự kết hợp
hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và
biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề”.
Năng lực gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng
lực cá thể.
Trang 2


* Khái niệm sáng tạo
Theo từ điển Tiếng Việt: Sáng tạo là tạo ra giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.
Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Theo các nhà khoa học: “Sáng tạo là một hành động nhờ nó một ý tưởng mới hay
một sáng kiến mới được hình thành. Cái mới này xuất hiện đột ngột vì nó là sản phẩm của
tưởng tượng và không phải logic”.Sáng tạo như là quá trình giải quyết vấn đề, vì mỗi tình
huống giải quyết vấn đề đòi hỏi cá nhân phải tư duy sáng tạo. Đứng trước một vấn đề, con
người huy động vốn kinh nghiệm của mình kết hợp chúng thành cấu trúc mới và với dạng
mới này của kinh nghiệm thì vấn đề đặt ra được giải quyết .
Các thuộc tính của sáng tạo:
- Tính độc đáo (originality): Khả năng phát hiện những nét độc đáo, những mối liên
hệ mới hay những giải pháp mới, hiếm, lạ trên cơ sở những mối liên tưởng và những kết
hợp mới với những kiến thức, kinh nghiệm đã có hay những giải pháp đã được xác định.
Nhận ra vấn đề mới, bất cập, những cơ hội mới trong điều kiện quen thuộc, phát hiện ra
những chức năng mới của sự vật, hiện tượng, là nền tảng của tính độc đáo của tư duy.
- Tính thành thục (fluency): Khả năng sử dụng các thao tác tư duy, các kiến thức

thông tin một cách dễ dàng.
- Tính mềm dẻo (flexibility): Năng lực thay đổi dễ dàng, nhanh chóng trật tự của tri
thức, thay đổi quan niệm, góc nhìn, định nghĩa lại sự vật hiện tượng, thay đổi phương pháp
tư duy, phát hiện, tạo ra những mối liên hệ mới, đa dạng của sự vật, hiện tượng.
- Tính chi tiết, hoàn thiện (elaboration): là sự thể hiện chi tiết, hoàn thiện các ý tưởng,
tình huống và giải pháp. Chỉ báo để đánh giá mức độ chi tiết, hoàn thiện là số lượng các ý
tưởng chi tiết, cụ thể được ghi nhận.
- Tính nhạy bén (sensibility): Số lượng vấn đề, tình huống, bất ổn được phát hiện hay
nghi ngờ, những phát hiện trực giác.
Các thuộc tính của sáng tạo không tách rời nhau mà chúng có liên hệ mật thiết với
nhau, bổ sung cho nhau, trong đó tính độc đáo được coi là quan trọng nhất để biểu đạt sáng
tạo, tính nhạy cảm vấn đề đi liền với cơ chế xuất hiện sáng tạo. Tính mềm dẻo, sự thuần
thục là cơ sở có thể đạt được tính độc đáo, tính nhạy cảm và tính chi tiết, hoàn thiện.
Thông thường, sáng tạo được chia thành các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật , thủ công,
ứng dụng … Các hoạt động sáng tạo trí tuệ được chia thành hoạt động tìm kiếm và hoạt
động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong các vấn đề khác nhau, ở
các mức độ khác nhau. Hoạt động sáng tạo có đặc điểm như sau:
- Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới,
không theo chuẩn đã có.
- Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.
- Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.
- Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối tương
quan của nó.
- Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.
- Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết
mới cho một vấn đề.
* Những dấu hiệu sáng tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau đây của
học sinh:
- Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương tác
khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác);

- Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng với
các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không làm thay đổi cách tiếp
nhận.

Trang 3


- Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con đường
truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.
- Có được kiến thức và kĩ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy nhiên, dù có
được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể đảm bảo sự phát
triển khả năng sáng tạo của con người được.
* Năng lực sáng tạo
Trong tâm lí học, năng lực sáng tạo được định nghĩa: “Là tổ hợp các thuộc tính độc
đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho
hoạt động có kết quả”.
Theo các nhà khoa học: “Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của
cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó”. Năng lực sáng tạo được
xem là khả năng một người sản sinh ra ý tưởng mới, nhìn nhận vấn đề theo cách mới, phát
hiện cái mới trong cấu trúc cũ của sự vật hiện tượng để tạo ra các sản phẩm mới. Sản phẩm
của sáng tạo là ý tưởng, vận dụng mới, cấu trúc mới”.
Đề án Đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Bộ
GD&ĐT trình Chính phủ (tháng 10/2014), đã mô tả NLST của HS THPT như sau: i) Đặt
câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn
thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới; ii) Xem xét sự
vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi
giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng; iii) Lập luận về
quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; phát hiện được
các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnh mới; iv)

Say mê, nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ
không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học: Năng lực sáng tạo của HS THPT là năng lực tìm
thấy cái mới, cách giải quyết mới, năng lực phát hiện và giải quyết có hiệu quả các vấn đề
đặt ra trong học tập, năng lực phát hiện ra điều chưa biết, chưa có và tạo ra cái chưa biết, cái
chưa có, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã biết, đã có, suy nghĩ không theo lối mòn .
Khái niệm năng lực sáng tạo của HS THCS: là khả năng HS đưa ra các câu hỏi sáng
tạo cho các vấn đề (tư duy theo chiều ngang, không theo lối mòn), đề xuất các ý tưởng, giải
pháp giải quyết vấn đề sáng tạo (mới lạ, độc đáo); thực hiện quá trình giải quyết vấn đề sáng
tạo (linh hoạt, nhạy bén, tiết kiệm thời gian, công sức), báo cáo kết quả sáng tạo (nội dung,
hình thức, phong cách), đánh giá kết quả sáng tạo và đề xuất các ý tưởng mới.
* Cấu trúc năng lực sáng tạo
+ Biểu hiện chung của con người sáng tạo
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, biểu hiện năng lực sáng tạo của con người là: Đề
xuất giả thuyết mới, ngắn gọn hơn đối với một vấn đề quen thuộc; tự lập và thực hiện kế
hoạch để đạt được kết quả với những bài tập và nhiệm vụ xác định; phát triển nhiều ý tưởng
từ một vấn đề, đề xuất nhiều phương pháp khác nhau; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết
vào thực tế để đề xuất phương án giải quyết vấn đề trong thực tiễn; bổ sung, thiết kế lại mô
hình thí nghiệm, đồ dùng dạy học ban đầu thành mô hình hợp lí hơn, tận dụng những cái đã
có trong thực tế để thay thế tạo ra cái mới mà vẫn đảm bảo yêu cầu, đạt kết quả tốt; phát
hiện, phân tích, đề ra giả thuyết và đánh giá đúng vấn đề; đề xuất và thực hiện cách làm mới
không theo lối mòn, không theo quy tắc đã có.
Đặc điểm của người có năng lực sáng tạo:
- Chứa đựng tri thức và trình độ chuyên môn: Tri thức chuyên môn sâu có nghĩa là
chủ thể đã thâu tóm được một cách sâu sắc tri thức một lĩnh vực hoạt động lao động cụ thể,
trên cơ sở đó tìm tòi cái mới, đưa ra ý kiến mới, phương pháp mới vượt lên những gì đã đạt
được.
Trang 4



- Khả năng tư duy nhạy bén, uyển chuyển và linh hoạt - tư duy đột phá: chủ thể có
khả năng nhìn thấy sự khác lạ, không thuộc những gì đã biết trước đó, hoặc nhìn thấy cái mà
người khác không nhìn thấy.
- Trí tưởng tượng phong phú: Trí tưởng tượng cho phép con người đưa ra quyết định
hay tìm ra lối thoát trong các tình huống có vấn đề, ngay cả khi không có đủ thông tin.Trí
tưởng tượng cho phép cá nhân đưa ra ý tưởng mới về nguyên tắc, ý tưởng chưa có hình mẫu
trong thực tế dựa trên những yếu tố có thực.
- Khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng cái mới và độc đáo trong môi trường hoạt
động của con người.
+ Cấu trúc của năng lực sáng tạo
Theo các nhà nghiên cứu khoa học: Năng lực sáng tạo là một tổ hợp kiến thức, kĩ
năng, thái độ sáng tạo. Dạy học phát triển năng lực sáng tạo nhằm cung cấp cho HS các loại
kiến thức, tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục để HS cảm nhận, tích lũy kinh nghiệm
và phát triển các kĩ năng sáng tạo cũng như hình thành động cơ, thái độ hứng thú sáng tạo
cho các em.
Các kiến thức cần cung cấp cho HS bao gồm: kiến thức về môn học và liên môn học,
kiến thức về cách thức sáng tạo. Cho HS luyện tập các kĩ năng quan sát, khám phá, tò mò,
tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, hình thành ở các em ý thức, thái độ tích cực
và hứng thú sáng tạo. Phát triển năng lực sáng tạo chú ý phát triển từng thành tố của năng
lực sáng tạo và kết hợp chúng với nhau trong quá trình sáng tạo để tạo ra các ý tưởng mới
và các sản phẩm mới. Người lớn cần cung cấp các công cụ/kĩ thuật, tạo môi trường khuyến
khích các em sáng tạo.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có cấu trúc như sau:
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phát hiện được tình huống có vấn đề. Phân tích được
tình huống cụ thể. Nêu được tình huống có vấn đề.
- Thiết lập không gian vấn đề: Thu thập thông tin. Phân tích thông tin. Tìm ra kiến
thức liên quan đến vấn đề.
- Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề: Đề xuất giả thuyết. Lập kế hoạch để giải quyết
vấn đề. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề.

Suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề. Điều chỉnh và vận dụng trong tình
huống mới.
- Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các
nguồn thông tin khác nhau. Phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh
hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được ý tưởng mới trong học tập và trong
cuộc sống, suy nghĩ không theo lối mòn. Tạo ra các yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác
nhau, hình thành và kết nối ý tưởng. Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của
bối cảnh. Đánh giá rủi ro và có dự phòng.
- Tư duy độc lập: Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông
tin một chiều, không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề. Quan tâm tới các lập luận và
minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét đánh giá lại vấn đề.
Cấu trúc của năng lực sáng tạo của HS gồm 6 yếu tố sau: (1) Đặt câu hỏi sáng tạo;
(2) Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo; (3) Giải quyết vấn đề sáng tạo; (4) Báo cáo
kết quả sáng tạo; (5) Đánh giá kết quả sáng tạo; (6) Đề xuất ý tưởng mới.
(1) Đặt câu hỏi sáng tạo
Vai trò của câu hỏi trong việc phát triển năng lực sáng tạo:
Theo các nhà nghiên cứu khoa học: “Cuộc sống không phải là đi tìm câu trả lời mà
là đặt ra các câu hỏi”,“các câu hỏi tạo ra tư duy đổi mới và sáng tạo, các câu hỏi làm bật
Trang 5


ra ý tưởng thú vị”. Trí tò mò là công cụ tạo nên sự sáng tạo, là kĩ thuật để có được sự đổi
mới. Trí tò mò có thể dẫn lối đến tận khi bạn tìm ra một ý tưởng mới, có thể truyền cảm
hứng cho một tầm nhìn độc đáo.
(2)
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo
Để có được các giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo, HS cần có khả năng nhìn
nhận đối tượng, vấn đề dưới các góc độ khác nhau, từ đó HS tìm được nhiều giải pháp
cho một vấn đề.

Đôi khi giải pháp cho vấn đề nằm ngay trong vấn đề đó. Đứng trước một vấn đề
cần giải quyết, từ những thông tin thu được, chúng ta có thể phân tách, sắp xếp lại thông
tin, thúc đẩy bản thân suy nghĩ tìm ra những cách thức mới để làm mọi việc..
(3)
Giải quyết vấn đề sáng tạo
Biểu hiện của HS giải quyết vấn đề sáng tạo: Có khả năng phối hợp nhiều vốn
kinh nghiệm đã có, các thao tác tư duy kết hợp với các công cụ, phương pháp khác nhau
để giải quyết vấn đề. Biết điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các giải pháp khi gặp trở ngại.
Có khả năng vận dụng những kiến thức đã có vào hoàn cảnh mới, khi điều kiện thay đổi.
Có khả năng giải quyết vấn đề bằng phương pháp mới, độc đáo, không bị ảnh hưởng bởi
những kinh nghiệm trước đó.
(4)
Báo cáo kết quả sáng tạo
- Nội dung trình bày phù hợp với chủ đề, thông tin phong phú đa dạng, dễ hiểu,
hấp dẫn
- Hình thức trình bày rõ ràng, ngắn gọn, logic, khoa học, độc đáo, mới lạ. Lời nói
truyền cảm, hấp dẫn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và tương tác một cách hiệu quả, phù hợp.
(5)
Đánh giá kết quả sáng tạo
Biểu hiện của HS: Đề xuất được các tiêu chí đánh giá kết quả sáng tạo, nhận xét
được ưu điểm và hạn chế của một ý tưởng/sản phẩm/phương pháp/hành động cụ thể.
- Tính mới: Vật liệu mới/quy trình mới/khái niệm mới/ý tưởng mới.
- Kiểu cách: Tính nghệ thật/trang nhã/tinh tế.
- Khả năng ứng dụng, tính hữu ích.
(6)
Đề xuất ý tưởng mới
Biểu hiện của HS: Có khả năng tìm ra những liên tưởng, những mối liên hệ mới;
từ đó hình thành một ý tưởng hoàn toàn mới, độc đáo với vấn đề đặt ra.
b. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
* Khái niệm hoạt động

Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với
nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội; Hoạt động là vận
động, cử động nhằm một mục đích nhất định nào đó.
* Khái niệm trải nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt: trải nghiệm là trải qua, kinh qua.
Theo các nhà khoa học giáo dục, trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan
tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm
thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài
học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ giá trị.
Kết quả nghiên cứu của Tâm lí học giáo dục đã chỉ ra:
Khi chúng ta đã....
Đọc
Nghe
Nhìn
Nghe và
Đối
Trải
nhìn
thoại
nghiệm
Chúng ta nhớ được...
10%
20%
30%
40%
50%
60%
* Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
+ Mô hình học tập qua trải nghiệm


Trang 6


Theo các nhà nghiên cứu khoa học: Học là một quá trình trong đó kiến thức của
người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; bản chất của hoạt động học là
quá trình trải nghiệm. Tiến trình học được diễn tiến qua bốn pha học tập sau:
1.
Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience): Hướng người học sẵn sàng cho trải
nghiệm mới thông qua việc thực hiện những hoạt động/tình huống cụ thể và thực tế.
2.
Suy tư từ trải nghiệm trước đó (Reflective Observation): Người học xem xét,
nghiên cứu từ trải nghiệm trước đó qua nhiều cách tiếp cận để có được các thông tin dữ liệu
cũng như cảm xúc, cảm giác; và kế tiếp là tìm nguyên nhân, bản chất vấn đề xuất phát từ
đâu, mối quan hệ là gì? Có thể nhận thấy rằng tiến trình suy tư này theo cấp độ từ thấp (ghi
nhận thông tin) đến cao (nguyên nhân, mối quan hệ); và được cụ thể hóa qua việc trả các
câu hỏi sau: Đã làm những gì? Những gì đã xảy ra? Cảm nhận thế nào? Khó khăn/dễ dàng
nhất là gì? Tại sao như vậy? Nguyên nhân là gì? Làm khác cho lần sau như thế nào?
3.
Hình thành khái niệm trừu tượng (Abstract Conceptualization): Người học cần
có khả năng phân tích, tích hợp và khái quát hóa những dữ kiện, ý tưởng mới có được ở hai
pha trải nghiệm và suy tư trước đó thành các lý thuyết/mô hình. Ở pha này là mức cao nhất
của tiến trình suy tư khi dẫn đến được các khái niệm; và gọi là tiến trình này thuộc kỹ năng
tư duy cấp.
4.
Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation): Ở pha này cùng với pha học
tập trước, người học cố gắng đưa ra được quy trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào? công
cụ thực hiện, tiêu chí đánh giá? … để chuẩn bị cho chu trình trải nghiệm mới tiếp theo hoặc
tiếp tục với vấn đề cũ trước đó hoặc ứng dụng vào tình huống vấn đề mới.
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm

2015: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình
thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị và kĩ năng
sống và những năng lực cần có cho con người trong xã hội hiện đại. Nội dung hoạt động trải
nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực để HS có nhiều cơ hội tự
trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của các em”. Xây dựng và sử dụng mô hình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông trong đó HS được trải
nghiệm đề xuất ý tưởng, thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, qua đó vừa lĩnh hội
được nội dung học tập, vừa hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức,
kinh nghiệm để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo những vấn đề nhận thức
và thực tiễn.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học
sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng
như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, với tư
cách là chủ thể hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các
năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình.
Các loại trải nghiệm
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình
cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng.
* Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences)
Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi. Nói
cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Nó là
hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí “trăm nghe không bằng
một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của
con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm vật chất..
* Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences)

Trang 7



Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa
tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng.
Trải nghiệm tinh thần bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức. Trải nghiệm này
thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học) hoặc
việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bài
toán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải những bài toán này).
Có thể nói, trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh
đối tượng.
* Trải nghiệm xúc cảm (Emotional Experiences)
Trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm tình cảm.
Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm.
Theo chúng tôi, học các môn học thuộc các lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, giáo dục
đạo đức, lối sống, trẻ cần được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả mới tốt.
* Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences)
Trải nghiệm tâm thần diễn ra khi có sự cố như sốt cao, viêm màng não, thiếu ngủ,
thiếu ô xy, rối loạn tâm thần, tai nạn chấn thương… Con người cũng có thể có được trải
nghiệm như vậy bằng cách thôi miên, thiền, thần chú, yoga… hoặc một số trải nghiệm tâm
thần có được bằng cách uống thuốc, uống rượu, chích thuốc phiện…
* Trải nghiệm xã hội (Social Experiences)
Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải
nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình,
chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã
hội, biểu tượng và ngôn ngữ.
Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại
nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã
hội, hình thành nhân cách. Hoạt động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho
phạm trù người. Lúc này, hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là
của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định.
* Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences)
Sử dụng máy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta

trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm, trải nghiệm có tính chất mô
phỏng cuộc sống thực.
Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung trải nghiệm là
các tình huống giả định với cuộc sống thực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences)
Trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người nào đó
về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với môi trường.
Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sở kinh
nghiệm cá nhân từng học sinh.
c. Các dạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Sinh học có được ngày nay phần
lớn hình thành bằng phương pháp thực nghiệm. Kiến thức Sinh học có tính khái quát cao,
đồng thời gắn liền với thực tiễn đời sống, chính vì thế các dạng hoạt động trải nghiệm trong
dạy học Sinh học bao gồm: (1) Thực hành quan sát, thí nghiệm; (2) Dự án; (3) Đóng vai,
diễn kịch; (4) Tham quan, dã ngoại; (5) Câu lạc bộ khoa học.
(1)
Thực hành quan sát, thí nghiệm
Nội dung Sinh học 6 chủ yếu là các kiến thức hình thái, phân loại thực vật, do đó
phương pháp thực hành quan sát, thí nghiệm thường xuyên được sử dụng. Thực hành quan
sát, thí nghiệm theo con đường tìm tòi - nghiên cứu sẽ giúp HS phát triển tư duy sáng tạo.
Những nhà khoa học vĩ đại thường là những người có óc quan sát vô cùng tinh tế. Khi gặp
Trang 8


điều gì đó thú vị, họ quan sát nó, sau đó phác họa trong đầu; rồi lại quan sát nó lần 2; kết
hợp những kí ức của họ với những điều đang trông thấy trước mắt (liên tưởng). Từ đó, có
thể rất nhiều phát minh vĩ đại đã được tìm ra.
Phương pháp thực hành quan sát thường được tổ chức theo 4 bước:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ nhận thức cho từng cá nhân hay nhóm. Ví dụ: Phân biệt
các loại thân, các loại rễ, các loại lá; nhận dạng một số loại thực vật…

Bước 2: HS thực hành quan sát mẫu vật. Phát triển một số kĩ năng: cố định mẫu vật;
cân đo; sử dụng kính lúp;…
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả.
(2)
Dự án
Dạy học dự án là một mô hình dạy và học trong đó việc học tập cua HS được thực
hiện một cách có hệ thống qua một loạt các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch,
giải quyết vấn đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày kết quả để từ đó giúp
HS phát triển kiến thức và kĩ năng.
(3)
Đóng vai, diễn kịch
Đóng vai, diễn kịch là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện vai
diễn trong một tình huống hay một vở kịch nào đó gắn liền với nội dung dạy học trong một
bối cảnh thực tiễn. Thông qua việc đóng vai, người học đặt mình vào nhân vật, ứng xử như
nhân vật và qua đó vừa hình thành kiến thức, phát triển các kĩ năng đồng thời hình thành
thái độ với một vấn đề nào đó.
Đóng vai, diễn dịch trong dạy học đòi hỏi sự chuẩn bị công phu của cả GV và HS.
Trong khi diễn kịch, HS bộc lộ khả năng sáng tạo của mình để làm rõ tính cách nhân vật mà
các em đóng vai và làm nổi rõ ý nghĩa của vở diễn. Các em có thể viết lại vở diễn, sáng tạo
thêm tính cách của nhân vật, sáng tạo cách thể hiện tính cách của nhân vật. Trong khi diễn
kịch, HS làm việc hợp tác với nhau và phát triển các năng khiếu nghệ thuật và các cảm xúc
nghệ thuật.
(4)
Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tiễn hấp dẫn đối với HS.
Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS đi thăm, tìm hiểu, học hỏi kiến thức, tiếp
xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc địa danh nổi
tiếng của đất nước… giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình,
cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của

các em.
Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho HS được giao lưu, chia sẻ
và thể hiện khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của
quê hương, đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại.
(5)
Câu lạc bộ khoa học
Đặc điểm:
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích, nhu
cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giá dục, nhằm tạo môi trường giao lưu
thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn
khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của
mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kĩ
năng hợp tác, làm việc nhóm; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
d. Mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm và năng lực sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm là nền của sáng tạo, là môi trường để phát triển tiềm năng
sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau của HS. Trong quá trình tham gia vào hoạt động, HS
luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để giải quyết các vấn đề được đặt ra, đồng thời các em
Trang 9


phải tạo ra được các sản phẩm của hoạt động bao gồm các sản phẩm vật chất và tinh thần.
Khi tham gia hoạt động trải nghiệm, HS luôn hoạt động và sáng tạo không ngừng. Sự sáng
tạo của HS trong quá trình hoạt động trải nghiệm khác với sự sáng tạo của các nhà khoa
học. Sự sáng tạo của các em là quá trình tạo ra cái mới đối với bản thân, mới với nhận thức
và cách làm của bạn bè, và không hẳn phải là những cái mới cao siêu đối với nhân loại.
Mối liên hệ giữa “trải nghiệm” và “sáng tạo”: “Trải nghiệm” và “sáng tạo” là hai quá
trình tâm lí có tính tương đối độc lập. Tuy nhiên trên thực tế chúng có mối quan hệ với
nhau: Hai quá trình này có thể cùng song song diễn ra cùng lúc khi con người tiến hành hoạt
động; hoạt động của con người bao giờ cũng có tính sáng tạo; trong trải nghiệm có sáng tạo;

trải nghiệm thường là nền, là môi trường của sáng tạo. Bản thân sáng tạo nếu chỉ xét riêng
mình nó cũng là một quá trình trải nghiệm cái mới.
1.1. Giải pháp cũ thường làm:
Năng lực sáng tạo biểu hiện ở tất cả các tiêu chí, tuy nhiên, các tiêu chí nổi bật được
nhóm chúng tôi lựa chọn nhiều nhất là: Mạnh dạn đề xuất cái mới, không theo lối mòn và
những quy tắc cũ; luôn tò mò trước những vấn đề trong cuộc sống; có khả năng tưởng tượng
tốt; biết cách đặt câu hỏi để tìm ra vấn đề và phương án giải quyết vấn đề.
1.1.1. Nội dung giải pháp:
Nhóm chúng tôi thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học có khả năng phát
triển năng lực sáng tạo cho HS: phương pháp dạy học dự án được cho là có khả năng phát
triển năng lực sáng tạo nhất; tiếp đó là phương pháp bàn tay nặn bột; phương pháp phát hiện
và giải quyết vấn đề.
Thường xuyên có những thái độ tích cực để phát triển năng lực sáng tạo cho HS như:
khuyến khích động viên kịp thời; khuyến khích cái mới, độc đáo; khuyến khích HS tự làm
đồ dùng học tập, thí nghiệm.
Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi về vấn đề, hướng dẫn HS nhìn nhận vấn đề …
Khuyến khích HS tưởng tượng, liên kết các ý … Khuyến khích HS tổ chức các trò chơi, hội
thi, tổ chức tham quan, dã ngoại. tổ chức các câu lạc bộ khoa học..... Khuyến khích HS tự
làm đồ dùng học tập, thí nghiệm … Hướng dẫn HS so sánh, phân tích, suy luận … Luôn
khuyến khích, động viên kịp thời. Khuyến khích cái mới, độc đáo .
1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ:
- Một số nội dung kiến thức còn sử dụng phương pháp thuyết trình, là phương pháp ít
có khả năng phát triển năng lực sáng tạo cho HS.
- Tiêu chí đánh giá thường tập trung vào việc kiểm tra kiến thức của bài học trong
sách giáo khoa, chưa chú trong tới phát triển năng lực cho HS.
- Trên thực tế, khi dạy học, HS tự đặt câu hỏi về vấn đề ở mức độ chưa thường
xuyên. Việc nhìn nhận vấn đề ở những hướng khác nhau; khuyến khích tưởng tượng ; liên
kết các ý tưởng cũng ít được HS coi trọng và sử dụng không thường xuyên.
- Hình thức tổ chức dạy học : Trong phạm vi lớp học; ít tổ chức tham quan, dã ngoại,
câu lạc bộ khoa học.

Phần lớn sử dụng hình thức kiểm tra - đánh giá truyền thống; nhằm kiểm tra khả
năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức SGK nhiều hơn; chưa chú trọng tới quá trình phát triển
năng lực sáng tạo, tư duy nhạy bén và những sản phẩm độc đáo, mới lạ của các em. Sử dụng
thường xuyên câu hỏi, bài tập nhằm tái hiện kiến thức SGK. Thỉnh thoảng sử dụng câu hỏi
mở và sử dụng bài tập thông qua thực hành, thí nghiệm. Ít tổ chức các cuộc thi sáng tạo,
đánh giá qua sản phẩm sáng tạo và không chấm điểm, thay bằng các nhận xét.
1.2.Giải pháp mới cải tiến:
a. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm.
Yêu cầu chung về thiết kế hoạt động trải nghiệm:
- Lựa chọn nội dung: HĐTN phù hợp với những nội dung dạy học mang tính thực
hành và hành động (các bài học/chủ đề tích hợp giữa lí thuyết và thực hành). Những nội
Trang 10


dung được lựa chọn phải gần gũi, quen thuộc, gắn liền với cuộc sống của HS. Đồng thời, từ
những nội dung đó, GV cần lựa chọn những tình huống có vấn đề gần gũi với cuộc sống, để
HS nhận thấy mâu thuẫn là cần thiết phải giải quyết.
- Đảm bảo sự trải nghiệm cho HS: tạo điều kiện tối đa để HS được trực tiếp tham gia
các hoạt động thực tiễn, được tương tác với sự vật, hiện tượng, con người. Đồng thời, tạo
môi trường để HS thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
- Đảm bảo môi trường để HS sáng tạo: môi trường HĐTN cần phong phú, đa dạng,
chứa đựng những thách thức đối với HS. Tạo không khí cởi mở, tự do tranh luận, khuyến
khích những ý tưởng mới lạ, độc đáo, tư duy phê phán,… GV cần động viên, giúp đỡ kịp
thời để HS tự tin trình bày quan điểm, thanh luận, bảo vệ quan điểm của mình.
Ưu điểm:
+ Nó là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực
+ Học sinh là trung tâm
+ Học qua làm, qua sự trải nghiệm của bản thân học sinh
+ Bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh
+ Phát triển toàn diện năng lực của học sinh

+ Phù hợp với thực tiễn địa phương, gắn với định hướng nghề nghiệp
+ Phù hợp với chương trình nhà trường
+ Không phát sinh nhân sự, kinh phí tổ chức thực hiện
+ Đảm bảo mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục phổ thông
+….
b.Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Các bước cơ bản chuẩn bị cho một hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Bước 1: Phân tích nội dung, lựa chọn đơn vị kiến thức để tổ chức HĐTN
Bước 2: Xác định mục tiêu của HĐTN
Bước 3: Xác định dạng HĐTN
Bước 4: Lập kế hoạch HĐTN
Bước 5: Dự kiến đánh giá HĐTN
Căn cứ vào các bước để thực hiện các nội dung sau:
-Xác định tên và mục tiêu của chủ đề trải nghiệm
-Xác định thời gian thực hiện, chuẩn bị thiết bị vật tư, xác định hình thức hoạt động
Các hoạt động tiến hành trải nghiệm
-Tìm kiếm thông tin
-Xử lí thông tin
-Xây dựng ý tưởng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chuẩn bị các dụng cụ và thiết
kế sản phẩm theo ý tưởng vận hành, nuôi cấy, áp dụng, tiến hành, chế tạo, theo dõi, sáng tác,
…Đánh giá sản phẩm, nghiệm thu, nhận xét, đối chiếu,…
-Báo cáo
-Đánh giá của các nhóm lẫn nhau và người hướng dẩn
Giống và khác nhau như thế nào?
TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm là
kiến thức hay sự
thành thạo một
sự kiện hoặc một
chủ đề bằng cách

tham gia hay
chiếm lĩnh nó.

THỰC HÀNH

THỰC TẬP

Thực hành là việc vận dụngThực tập (tập làm) là việc chiếm lĩnh tri
những kiến thức lý luận đượcthức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông
học vào một ngữ cảnh mớiqua các thao tác hành vi, hành động trực
của thực tiễn. Thông qua việctiếp của người học với đối tượng cần chiếm
thực hành người học chínhlĩnh trong một môi trường xác định. Thực
xác hóa và củng cố kiến thứctập thường được sử dụng khá đa dạng, nó
thu được, hiểu kiến thức lýcó thể được sử dụng với một số nội dung
luận sâu sắc hơn và đồng thờihọc tập có tính kỹ thuật, (học đi xe, học
Trang 11


bơi...); và được sử dụng khi tập làm nghề
chiếm lĩnh được một số kỹsau một thời gian được trang bị tri thức lý
năng thực hiện.
luận và kỹ năng cho một lĩnh vực nhất định
(thực tập nghề).
*Quy trình học qua trải nghiệm gồm có 4 giai đoạn:
- Trải nghiệm – KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Tham gia vào trải nghiệm một tình huống cụ thể nào đó và theo dõi những ảnh hưởng
của nó. Đó là những kinh nghiệm cụ thể của bản thân hoặc của người khác.
Xử lí trải nghiệm/chiêm nghiệm – QUAN SÁT, PHẢN CHIẾU
Tìm hiểu những điều ta đã làm, đã suy nghĩ và cảm nhận được trong khi trải nghiệm.
Tổng quát hóa/khái quát hoá – KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG

Hiểu những quy tắc chung (được gọi là sự tổng quát hóa) đằng sau mối quan hệ giữa
hành động và những tác động của nó.
Vận dụng – THỬ NGHIỆM TÍCH CỰC
Ứng dụng những quy tắc, nguyên lý, định lý… chung vừa được tổng quát/khái quát
trong tình huống mới.
*4 giai đoạn trong quy trình học qua trải nghiệm được miêu tả bằng sơ đồ sau:
KHÁI QUÁT TRI THỨC

*Các loại trải nghiệm
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình
cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng.
c. Hướng dẫn học qua trải nghiệm.
c.1. Trải nghiệm
Tổ chức hoạt động và đưa ra các hướng dẫn rõ ràng
Trao đổi rõ ràng mọi rủi ro
Tạo một môi trường an toàn về cả thể chất và tinh thần cho học sinh
Trang 12


Trả lời các câu hỏi, thắc mắc trước và trong khi diễn ra hoạt động
Di chuyển quanh lớp học để chủ động hướng dẫn học sinh, cùng hợp tác với
các em và tạo điều kiện để các em tự định hướng khi học.
c.2. Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Thầy/cô tạo cần chắc chắn tạo ra sự tương tác giữa người học với người học,
người học với nội dung bài học, người học với người hướng dẫn và người hướng dẫn với
nội dung bài học. Hãy nghĩ những câu hỏi có thể đưa ra
Quan sát những phản ứng và hành động của các em học sinh trong quá trình
trải nghiệm
Cho học sinh thời gian tự phân tích/chiêm nghiệm lại trong khi diễn ra hoạt
động.

c.3. Tổng quát hoá/Khái quát hóa
Yêu cầu từng học sinh miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tích những
ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân các em
Đưa ra phản hồi, đánh giá một cách tích cực và cởi mở
Yêu cầu học sinh nêu lên những điều mà các em quan tâm hơn là nói với
chúng những điều thầy/cô mong đợi.
c.4. Vận dụng
Yêu cầu học sinh nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học
Hướng dẫn các em xác định bất kỳ thay đổi hành vi nào mà các em có thể làm
sau hoạt động trải nghiệm này
Tạo thêm những cơ hội để các em có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều
các em học được với những người khác.
d.Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm
Các bước xây dựng hoạt động
Các câu hỏi giáo viên cần trả lời
Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học
Mục tiêu chính của hoạt động
sinh là gì?
Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong mỗi
Mục tiêu cụ thể về năng lực
hoạt động?
Học sinh phải học cái gì? Giáo viên phải dạy cái gì?
Nội dung của mỗi hoạt động
Học sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt động?
Làm thế nào để HS học những nội dung đó? Làm thế
Các bước tiến hành, hoạt động cụ
nào để học sinh hình thành và phát triển được các
thể
năng lực đó?
Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với

Nhóm và địa điểm làm việc
ai?
Thời điểm, thời gian
HS học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu?
Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động cho
Thiết bị và vật tư
học sinh?
Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên,
Vai trò của GV
khuyến khích và tổ chức việc học cho học sinh?
Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy và
Hợp tác, phối hợp
việc học cho học sinh?
Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã
Đánh giá
thu được của HS?
e.Đánh giá học sinh: Theo định hướng hoạt động TNST gắn với bối cảnh địa
phương, học sinh, nhà trường, cơ sở.

Trang 13


-

Giáo viên tổ chức, đặt mục tiêu cho các hoạt động và đánh giá kết quả học tập, hoạt
động
Việc đánh hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu thông qua quan sát hành vi, thái độ

Khối
Chủ đề

Thời điểm bắt đầu theo SGK
6
Ươm mầm giá đỗ
Sau khi học song Bài 35
7
Khám phá về giun đất
Sau khi học song Bài 15
Phòng chống còi xương ở tuổi thiếu
8
Trong Bài 7
niên
Bắt đầu học Chương IV: Bảo vệ môi
9
Bảo vệ môi trường
trường
và sản phẩm học tập của học sinh.
g.Khối lớp TNST môn Sinh học
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, Đề tài được thực hiện trong một thời gian
ngắn, do điều kiện khánh quan sau một thời gian tạm dừng việc học trên lớp do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covis 19, nhóm giáo viên chúng tôi bao gồm các giáo viên: Nguyễn Thị
Nhung, Vũ Thị Tố Duyên, Đinh Thị Vân, Lê Thị Thanh Huyền và học sinh khối 6 trường
THCS Thanh Lạc cùng phối hợp thực hiện kế hoạch để đạt kết quả tốt nhất.
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TNST CHỦ ĐỀ: GIEO ƯƠM RAU MẦM
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Sinh học 6
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là rau mầm.
- Biết được một số loại hạt giống để trồng rau mầm.
- Biết được loại rau này dễ ăn, có chứa nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, chất

đạm, các enzym có ích. Ăn rau mầm thường xuyên giúp mang lại 1 số lợi ích cho cơ thể
như: Mọc tóc, cung cấp chất xơ, protein, ngừa ung thư, bổ sung chất khoáng.
- Hiểu được quy trình kỹ thuật gieo ươm rau mầm dựa vào các điều kiện cần cho hạt nảy
mầm.
- Làm được giá đỗ từ hạt đỗ xanh (đỗ đen, đỗ tương)…cho nảy mầm.
2.Kỹ năng:
- Làm được rau mầm từ hạt các loại như hạt cải, hạt rau muốn, hạt đỗ xanh, hạt đỗ đen.......
- Biết làm giá đỗ.
- Báo các được sản phẩm dưới dạng một trong các loại hình sau: Poster, tờ rơi, thuyết trình,
các video clip về quá trình gieo ươm và sản phẩm.
3.Thái độ:
- Yêu lao động, biết quý sức lao động và quý sản phẩm nông nhiệp.
- Ý thức được việc học đi đôi với hành, luôn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo trong lao động.
4. Năng lực sáng tạo: Thông qua hoạt động trải nghiệm này, HS sẽ đạt được các tiêu chí
đánh giá năng lực sáng tạo.
- Đặt câu hỏi sáng tạo: Tại sao em làm hoạt động này? Em làm nhằm mục đích gì? Để ươm
rau mầm thành công cần những yếu tố nào?........
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo: Ươm rau mầm bằng khăn giấy hoặc mùn cưa
….
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Các nhóm tự bốc thăm, để ươm các loại rau mầm khác nhau.
Các thành viên trong nhóm nhận các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp….
- Báo cáo kết quả nghiên cứu một cách sáng tạo: Chọn hình thức báo cáo bằng tờ trình …
Trang 14


- Đánh giá kết quả sáng tạo: Đánh giá bằng phiếu tự đánh giá phẩm của học sinh.
- Đề xuất ý tưởng mới: Có những ý tưởng mới phát sinh trong quá trình hoạt động, rút kinh
nghiệm lần sau làm tốt hơn.
- Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới, không
theo chuẩn đã có.

- Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.
- Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.
- Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan
của nó.
- Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Nội dung:
- Quy trình gieo ươm rau mầm, làm giá đỗ.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
2. Hình thức:
- Tổ chức cho học sinh khối 6 gồm 2 lớp 6A, 6B, các lớp thành lập các nhóm học sinh thực
hiện ươm mầm rau mầm các loại.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A, 6B của trường.
- Thành phần: Học sinh khối 6.
- Cơ sở vật chất:
+ SGK sinh học lớp 6, sách trải nghiệm sáng tạo 6.
+ Giấy A0, A4, bút viết.
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Khay nhựa hoặc hộp xốp kích thước 30x50x5cm, có thể thay thế bằng chai nhựa 1,5 lít
khoét ô chữ nhật giữa thân chai.

+ Các loại hạt rau mầm: hạt đỗ xanh, hạt đỗ đen, hạt rau muống, hạt rau cải. Chọn hạt để
cho nảy mầm(100g).Hạt được rửa sạch, chà xát để loại bỏ bụi bẩn.
+ Giá thể.
+ Nước sạch.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Tiết 1: Bắt đầu hướng dẫn trải nghiệm sáng tạo:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin.
a. Chia mỗi lớp thành 4 nhóm.

- Mỗi cá nhân trong nhóm đọc Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm trang 113,
SGK Sinh học lớp 6.
- Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn các cụm từ khóa “Hạt nảy mầm”; “Cách
ươm rau mầm bằng hộp xốp hoặc chai nhựa”;…để tìm hiểu thêm về điều kiện nảy mầm của
hạt giống rau mầm trên internet.
b. Kết luận : Có kiến thức về điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

Trang 15


- Chất lượng hạt tốt (yêu cầu hạt đều nhau, không bị sứt sẹo, sâu mọt hoặc nhiễm
mấm).
- Cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp

Giá đỗ
Hoạt động của giáo viên
Yêu cầu các nhóm của mỗi lớp theo dõi, ghi chép và
chọn cho nhóm mình một số dụng cụ và hạt giống
phù hợp với điều kiện của từng cá nhân để thuận lợi
cho việc thực hành gieo trồng ở nhà.
? qua Video clip về các bước gieo ươm rau mầm em
hãy cho biết sơ bộ về cách gieo ươm và chăm sóc rau
mầm?
Giá trị dinh dưỡng của rau mầm đối với bữa ăn hàng
ngày?
? trong điều kiện hiện nay khi vấn đề an toàn thực
phẩm đang rất được quan tâm thì tự gieo ươm được
rau mầm cho gia đình có lợi ích gì?
Kết luận:
Quy trình gieo ươm rau mầm:

- Chọn dụng cụ:
+Khay trồng.
+Giá thể.
+ Bình tưới.
- Nguyên liệu:

Hoạt động của học sinh
HS hoạt động theo nhóm
Theo dõi các hình ảnh và phim
Thảo luận để chọn ra phương án
thực hiện
Trả lời các câu hỏi
Báo cáo phương án của nhóm mình.

Trang 16


+ Mùn xơ dừa, giấy vệ sinh hoặc cát.
+ Hạt giống rau mầm các loại.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Bước 1:
- HS trong nhóm thống nhất dụng cụ ươm rau mầm
- Trưởng nhóm tổng hợp ý tưởng giống nhau và khác nhau của các thành viên trong nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo các hoạt động của nhóm mình, phương án thực hiện của nhóm và
cách hoạt động phối hợp giữa các thành viên.
Kết luận:
Chất liệu làm khay gieo ươm : bền nhưng đảm bảo được khả năng thoát nước và có thể dễ
dàng quan sát được.
Kích thước dụng cụ gieo ươm đảm bảo phù hợp với số lượng hạt nhưng vẫn phải phù hợp
với điều kiện không gian gia đình khi bố trí dụng cụ gieo ươm.

Hạt giống rau mầm có thể mua ở siêu thị, chợ.
Bước 2: Tiến hành chế tạo dụng cụ gieo ươm rau mầm
Cả nhóm vẽ bản thiết kế dụng cụ làm giá đỗ, ươm rau mầm.
Bước 3: Học sinh gia công dụng cụ làm giá đỗ theo thiết kế
Phân công công việc. Phân công mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ.
- Chuẩn bị dụng cụ.
+ Vỏ chai nhựa 1500ml hoặc võ hộp sữa tươi 1000ml. Khoét hình chữ nhật giữa thân chai
và hộp, phía dưới đục lỗ thoát nước
+ Hộp xốp hoặc khay nhựa thì để chiều cao hộp khoảng 10cm, phần đáy cũng đục lỗ thoát
nước.
+ Chuẩn bị dao, kéo để gia công.
- Chuẩn bị hạt để cho nảy mầm (100g).
Hoạt động 3: Các nhóm tiến hành thực hiện gieo ươm rau mầm ở nhà
Bước 1: Làm sạch vỏ dụng cụ gieo ươm, để khô, dùng vật nhọn để tạo lỗ thủng thoát nước.
Bước 2: Ngâm hạt đã rữa sạch trong nước ấm (30 – 40oC) trong khoảng 3-4 giờ,nếu là hạt
cải thì ngâm 6-7 giờ, khi nhìn thấy hạt nở đều, vỏ bị nứt ra, lộ phần hạt bên trong thì bỏ
nước ngâm đi và xả lại bằng nước lạnh.
Bước 3:
Cho hạt đã ngâm ra rổ sạch để cho thật ráo nước rồi bọc vào bao vải từ 5-7 giờ tùy loại hạt
để ủ cho hạt nứt nanh rồi mới đem gieo
Bước 4: Làm giá thể :
Vò tơi giá thể cho vào khay hoặc hộp đã chuẩn bị, dàn phẳng giá thể có độ dày 1,5-2cm. Có
thể phủ lên bề mặt giá thể 1 lớp giấy thấm để sau này gieo hạt thì rễ rau mầm không bị dính
giá thể.
Có thể dùng xơ dừa, cát, đất tribas làm giá thể.
Cho hạt đã rửa sạch vào chai nhựa/ võ hộp sữa tươi (50g hạt thì cho vào chai 500ml, 100g
hạt thì cho vào chai 1000ml, hoặc cho vào khay, hộp xốp.
Bước 5: Hàng ngày cho hạt “uống nước” 3 lần (cách nhau khoảng 7h đến 8 h), bằng cách
dùng bình phun sương. Để khay hạt ở nơi tối khoảng 3 ngày thì đem ra chỗ sáng hơn nhưng
không để ánh nắng mặt tròi chiếu trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành sản phẩm (học sinh làm ở nhà)
- Theo dõi quá trình nảy mầm của hạt và ghi chép vào sổ ghi chép nhóm theo ngày.
- Chụp một số hình ảnh hoặc quay video về quá trình phát triển của rau mầm (sau 24h; sau
48h sau 72h và khi được thu hoạch)
Tiết 2: Báo cáo TNST
Hoạt động 4: Thiết kế bản trình bày báo cáo sản phẩm sau tiết 41 PPCT sinh học 6
Trang 17


Bước 1: Thống nhất lựa chọn loại hình báo cáo: Trên video clip và thu vào máy tính để
trình chiếu trên tivi màn ảnh lớn.
Bước 2: Thống nhất cấu trúc nội dung báo cáo gồm những thông tin sau:
+ Quy trình gieo ươm (minh họa bằng ảnh chụp hoặc video).
+ Các dụng cụ cần dùng.
+ Sản phẩm thu được
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi (nếu có).
Bước 3: Giao lưu, trải nghiệm và học hỏi giữa các nhóm:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị phòng học hoặc hội trường đủ
chỗ cho học sinh trưng bày.
Xếp bàn ghế theo mô hình nghồi từng
nhóm, dễ quan sát mẫu vật và quan sát
- Hoạt động theo nhóm và trưng bày sản phẩm
được trên màn hình
của nhóm lên vị trí đã quy định.
Sắp xếp và thông báo tiến trình báo cáo
- Đại diện nhóm trình bày quá trình trải
của nhóm.
nghiệm, kết quả đạt được và bài học kinh

Quản lý trật tự và chấm điểm cho sản
nghiệm sau khi thực hiện chủ đề
phẩm của mỗi nhóm.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, cho điểm.
Sau khi học sinh trình bày sản phẩm của
nhóm mình thì cho các nhóm nhận xét và
chấm chéo bài thuyết trình rồi cộng vơi
điểm sản phẩm lấy điểm cho nhóm.
Sau khi các nhóm trưng bày và thuyết
trình quá trình thực hiện, giáo viên nhận
xét chung và chọn ra sản phẩm cũng như
bài thuyết trình hay nhất để khuyến khích
học sinh.
V. ĐÁNH GIÁ - RÚT KINH NGHIỆM
* Thảo luận về việc trải nghiệm gieo ươm rau mầm.
- Từng thành viên đưa ra đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận của cá nhân về ý
nghĩa hoạt động đối với bản thân và đối với gia đình. Các ý kiến được nghi vào sổ ghi chép
các nhân.
- Đánh giá về hoạt động trong nhóm theo các góc độ:
+ Hạt không nảy mầm;
+ Sản phẩm không đạt yêu cầu;
+ Những điều tâm đắc;
+ Những điều cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm (mức độ tập trung của thành viên trong
nhóm);
+ Những điều cần thay đổi về cách nhận thức làm việc; ý tưởng mới cho các hoạt động sau.
+ Tốc độ làm việc của các thành viên trong nhóm.
Yêu cầu:
- Về sản phẩm: Giá đỗ, rau mầm phải nảy mầm đều.
- Về hoạt động: Có sự tham gia nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm.
- Trình bày các ý kiến các nhân để thảo luận trước nhóm nhằm rút ra được các kết luận cần

thiết về điều kiện nảy mầm của hạt nói chung, hạt rau mầm nói riêng và đưa ra các biện
pháp khắc phục với những sản phẩm chưa thành công.
3. Kết quả thực nghiệm:
Thiết kế tiêu chí, bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Sinh
học bao gồm: Các tiêu chí đánh giá, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá sản phẩm dựa trên cơ sở là
Trang 18


Sách dạy học phát triển năng lực môn Sinh học THCS - NXB Đại học sư phạm (năm 2018,
trang 203- 205).
Tiêu chí
1. Đặt câu hỏi
sáng tạo

Mức độ 4
Mức độ 3
Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi
tìm ra cái mới, hướng tới câu
độc đáo của
trả lời ở mức
vấn đề.
độ vận dụng,
phân tích
2. Đề xuất giải
Đề xuất được Đề xuất được
pháp giải quyết
nhiều giải
một sô giải
vấn đề sáng tạo pháp, trong đó pháp những

có những giải chưa có giải
pháp có tính
pháp mới lạ,
khả thi, mới
độc đáo
lạ, độc đáo
3. Giải quyết vấn
Nhạy bén,
Thực hiện
đề sáng tạo
linh hoạt và
một số
uyển chuyển
phương án
trong giải
giải quyết
quyết vấn đề
vấn đề theo
(tốn ít thời
hƣớng dẫn
gian, chi phí,
cụ thể, chưa
có điều chỉnh
có sự điều
hợp lí)
chỉnh.
4. Báo cáo kết
Trình bày báo
Trình bày
quả nghiên cứu cáo (nội dung, báo cáo chi

một cách sáng
hình thức)
tiết, đầy đủ,
tạo
một cách chi
logic nhưng
tiết, đầy đủ, chưa độc đáo,
logic, khoa
mới lạ.
học và độc
đáo, mới lạ
5. Đánh giá kết
Đề xuất được Dựa trên các
quả sáng tạo
các tiêu chí
tiêu chí cho
đánh giá kết
trước, nhận
quả sáng tạo,
xét được ưu
nhận xét được điểm và hạn
đầy đủ ưu
chế của một
điểm và hạn
ý tưởng/sản
chế của một ý phẩm/phương
tưởng/ sản
pháp/hành
phẩm/phương động cụ thể
pháp/hành

động cụ thể.
6. Đề xuất ý
Đề xuất ý
Đề xuất ý
tưởng mới
tưởng mới lạ,
tưởng mới,
độc đáo hoàn độc đáo dựa
toàn
trên ý tưởng
cũ.

Mức độ 2
Đặt câu hỏi
hướng tới câu
trả lời mức độ
hiểu.

Mức độ 1
Đặt câu hỏi hướng
tới câu trả lời tái
hiện kiến thức

Đề xuất được
một vài giải
pháp nhưng
còn một vài
chỗ chưa hợp
lí.


Chưa hình thành
được ý tưởng,
chưa đưa ra được
giải pháp.

Giải quyết vấn
đề nhưng
chưa chính
xác, mất nhiều
thời gian

Chưa giải quyết
được vấn đề.

Trình bày báo
cáo chi tiết
nhưng chưa
logic hoặc
chưa rõ ràng.

Trình bày báo cáo
chưa đầy đủ, chƣa
rõ ràng, cấu trúc
lộn xộn.

Dựa trên các
Không nhận xét
tiêu chí cho
được ưu điểm và
trước, nhận

hạn chế của một ý
xét được một
tưởng/sản
vài ưu điểm
phẩm/phương
và hạn chế của pháp/hành động
một ý
cụ thể.
tưởng/sản
phẩm/phương
pháp/hành
động cụ thể
Đề xuất ý
tưởng mới
dựa trên ý
tưởng cũ
nhưng chưa

Chưa đề xuất
được ý tưởng mới

Trang 19


độc đáo
Kết quả: Trong quá trình hoạt động trải nghiệm học sinh đã có những biểu hiện của năng
lực sáng tạo ở học sinh THCS sau:
- Khai thác và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, tranh, ảnh, radio,
internet, tivi,…).
- Có khả năng tưởng tượng tốt.

- Linh hoạt và khéo léo đưa ra quyết định.
- Lập kế hoạch, đề xuất giải pháp.
- Mạnh dạn đề xuất cái mới, không theo lối mòn và những quy tắc đã có.
- Tự tin trình bày ý tưởng, tranh luận để bảo vệ hay phản bác một vấn đề.
- Luôn tò mò trước những vấn đề trong cuộc sống.
- Biết cách đặt câu hỏi để tìm ra vấn đề và phương án giải quyết vấn đề.
a. Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo-biểu hiện năng lực sáng
tạo của học sinh (dành cho giáo viên)
Ngày…………….tháng…………………năm 2020
Đối tượng quan sát:
Trường: …………Lớp…………:
Nhóm:……………….Học sinh……………………
Chủ đề:……………………….
STT

Tiêu chí thể hiện NLST của HS

1
2

Đặt câu hỏi sáng tạo
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn
đề sáng tạo
Giải quyết vấn đề sáng tạo
Báo cáo kết quả sáng tạo
Đánh giá kết quả sáng tạo
Đề xuất ý tưởng mới

3
4

5
6

Đánh giá mức độ phát triển NLST
Chưa đạt
Đạt
Khá
Tốt
0-4
5-6
7-8
9-10

Nhận xét

b.Thiết kế phiếu hỏi (dành cho học sinh)
Ngày…………….tháng…………………năm 2020
Trường: …………Lớp…………:
Nhóm:……………….Học sinh……………………
Chủ đề:……………………….
Điền dấu X vào ô mức độ tương ứng với từng hoạt động của em trong giờ học
STT
Tiêu chí thể hiện NLST của HS
Đánh giá mức độ phát triển NLST
Chưa đạt
Đạt
Khá
Tốt
0-4
5-6

7-8
9-10
1
Đặt câu hỏi sáng tạo
2
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
sáng tạo
3
Giải quyết vấn đề sáng tạo
4
Báo cáo kết quả sáng tạo
5
Đánh giá kết quả sáng tạo
6
Đề xuất ý tưởng mới
Điều em quan tâm nhất (cảm thấy thú vị nhất) ở chủ đề là gì? Tại sao?
………………………………………………………………………..
Trang 20


Điều em thấy chưa tối ưu ở chủ đề là gì? Tại sao? Em có ý tưởng mới nào cho vấn đề
đó?………………………………………………………………………….
Sản phẩm mới mà nhóm em tạo ra ở chủ đề là gì? Còn cách nào cải tiến nó tốt hơn
không? ………………………………………………………………………....
Kết quả phiếu hỏi HS về phát triển năng lực sáng tạo
Bảng 1. Kết quả thu thập thông tin qua 44 phiếu hỏi HS (44 HS ở khối 6)

STT

Tiêu chí thể hiện NLST

của HS

1
2

Đặt câu hỏi sáng tạo
Đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề sáng tạo
Giải quyết vấn đề sáng tạo
Báo cáo kết quả sáng tạo
Đánh giá kết quả sáng tạo
Đề xuất ý tưởng mới

3
4
5
6

Đánh giá mức độ phát triển NLST
Chưa đạt
Đạt
Khá
Tốt
0-4
5-6
7-8
9-10
%
%
%

%
SL
SL
SL
SL
2
4,5
26 59,09 11
25
5
11,36
3
6,81
28 63,64 12 27,27 1
2,27
4
4
5
4

9,09
9,09
11,36
9,09

28
26
27
33


63,64
59,09
61,36
75

9
12
10
6

20,45
27,27
27,72
13,63

3
2
2
1

6,81
4,54
4,54
27,27

Kết quả trên cho thấy đa số HS tự đánh giá mức độ phát triển năng lực sáng tạo của mình ở
mức đạt. Khả năng đặt câu hỏi sáng tạo ở mức tốt và rất tốt có tỉ lệ cao hơn các khả năng
còn lại (đề xuất giải pháp, GQVĐ, báo cáo kết quả, đánh giá kết quả, đề xuất ý tưởng). Điều
đó chứng tỏ HĐTN đã tạo điều kiện thuận lợi để HS phát triển năng lực sáng tạo tuy nhiên
mức độ phát triển năng lực sáng tạo ở các tiêu chí chưa có sự đồng đều.

c.Phiếu tự đánh giá sản phẩm của học sinh (dành cho học sinh)
Ngày…………….tháng…………………năm 2020
Trường: …………Lớp…………:
Nhóm:……………….Học sinh……………………
Chủ đề:……………………….
STT
1
2
3
4

5
6

Tiêu chí

Chưa đạt
0-4

Mức độ
Đạt
Khá
5-6
7-8

Tốt
9-10

Thu thập và xử lí thông tin (đa dạng, thời sự,
khoa học, gắn với thực tiễn)

Nội dung đầy đủ, cô đọng, có minh họa bằng
hình ảnh/số liệu/bảng biểu.
Hình thức hài hòa, sáng tạo (màu sắc, hình vẽ,
bố cục…)
Trình bày tự tin, lưu loát, linh hoạt, ấn tượng thu
hút người nghe, Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt,
phương tiện trực quan hợp lí, tạo bầu không khí
thân thiện, vui vẻ bằng các ví dụ mới lạ, hài
hước
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi lưu loát, tự nhiên
Sản phẩm thể hiện tính mới, độc đáo
Kết quả đánh giá sản phẩm
Bảng 2. Kết quả phiếu tự đánh giá sản phẩm nghiên cứu của HS
Trang 21


STT

Tiêu chí

Mức độ
Chưa đạt
0-4

1
2
3
4

5

6

Thu thập và xử lí thông tin (đa dạng,
thời sự, khoa học, gắn với thực tiễn)
Nội dung đầy đủ, cô đọng, có minh họa
bằng hình ảnh/số liệu/bảng biểu.
Hình thức hài hòa, sáng tạo (màu sắc,
hình vẽ, bố cục…)
Trình bày tự tin, lưu loát, linh hoạt, ấn
tượng thu hút người nghe, Sử dụng
ngôn ngữ cơ thể tốt, phương tiện trực
quan hợp lí, tạo bầu không khí thân
thiện, vui vẻ bằng các ví dụ mới lạ, hài
hước
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi lưu loát,
tự nhiên
Sản phẩm thể hiện tính mới, độc đáo

Đạt
5-6

Khá
7-8

Tốt
9-10

SL

%


SL

%

SL

%

SL

2

4,5

19

43,18

13

29,54 10 27,72

1

2,27

20

45,45


14

31,81

1

2,27

18

40,9

15

34,09 10 27,72

3

6,81

24

54,54

11

25

6


13,63

4

9,09

25

56,81

11

25

4

9,09

3

6,81

31

70,45

6

13,63


4

9,09

9

Kết quả cho thấy đa số HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm ở mức đạt.
d. Bạn có sáng tạo? (bài luyện tập thực hiện ở nhà)
Bài tập 1: Bạn có thể làm gì với một hộp các tông rỗng? Hãy sử dụng trí tưởng tượng
xem thử liệu bạn có thể thiết kế một cái gì đó xuất sắc hay không?
Bài tập 2: Bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều thứ tuyệt vời chỉ với những vật nhỏ bé, t ưởng
chừng như bỏ đi nằm rải rác quanh nhà. Hãy thử tìm những cách thức mới để sử dụng các
vật dụng thường ngày như hộp đựng giấy ăn,tờ báo cũ, ống hút,…
Bài tập 3: Vận dụng óc sáng tạo để tạo ra câu chuyện giàu sức tưởng tượng nhất có thể
và hoàn chỉnh các kịch bản sau:
- Sẽ ra sao nếu tất cả thực vật đều biết đi?
- Sẽ ra sao nếu cây trong vườn nhà bạn biết nói?
- Sẽ ra sao nếu trên trái đất không còn thực vật?
e.Phiếu dành cho giáo viên đánh giá chung.
Đánh giá hoạt động trải nghiệm cụ thể:
Biểu hiện
Điểm
HS tự
Giáo viên
tối đa đánh giá
đánh giá
1.Biểu hiện năng lực sáng tạo khi lập kế hoạch:
-Phát hiện vấn đề để chọn chủ đề thực hiện
10

-Tạo nhiều ý tưởng nghiên cứu từ chủ đề
10
-Biết tự lập kế hoạch
10
2. Biểu hiện năng lực sáng tạo khi thực hiện kế
hoạch:
10
-Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
10
-Đề xuất được nhiều phương án giải quyết vấn đề
10
-Lựa chọn được phương án tối ưu
10
-Tìm ra ý tưởng mới độc đáo
10
-Có sự kiên trì, linh hoạt khi gặp khó khăn
3.Biểu hiện năng lực sáng tạo khi báo cáo kết quả:
20
-Trình bày báo cáo dễ hiểu, hấp dẫn, sáng tạo
Trang 22

%

20,45


Tổng điểm

100


g. Bảng kiểm đánh giá năng lực sáng tạo
Hãy trả lời những câu dưới đây một cách trung thực, bằng cách viết một chữ cái thích hợp
vào chỗ trống: Đ (đúng), S (sai), K (không biết, không rõ):
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Tôi không muốn sử dụng phương pháp hay ý tưởng cũ, tôi hay đề xuất những

ý tưởng mới
Tôi tin rằng ai cũng có thể sáng tạo và dám khác biệt
Tôi thường thiết kế và chế tạo những đồ dùng cho riêng mình
Tâm trí tôi liên tục đầy ắp những ý tưởng và giải pháp mới, chưa được khám
phá
Tôi thường tự bài trí căn phòng của mình một cách sáng tạo
Tôi thích những bài viết sáng tạo
Tôi có năng khiếu về nghệ thuật
Tôi thích nấu những món ăn mới
Tôi không bao giờ để bản thân mình bị chi phối bởi những gì ngƣời khác nghĩ
là đúng hay sai
Tôi luôn tin tưởng và trực giác nhạy bén của mình, tôi luôn thôi thúc phải sáng
tạo
Tôi có thể chơi một loại nhạc cụ
Tôi không thể giới hạn sự suy nghĩ của tôi vào những ý tưởng truyền thống và
suy nghĩ bảo thủ
Tôi có khả năng khá tốt trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp
Mọi người nói tôi có trí tưởng tượng tốt
Tôi không thích những hướng dẫn nếu chúng quá cứng nhắc
Tôi có thể vẽ chân dung một người khá giống
Tôi là người thích mạo hiểm và thích những trải nghiệm mới
Tôi có thể vẽ những nét nguệch ngoạc mà hấp dẫn
Tôi thường nghĩ ra cách mới, tốt hơn để làm những công việc của mình
Tôi thích đọc truyện viễn tưởng
Tôi có thể dễ dàng làm cho mình vui cười
Tôi có thể bịa ra những câu chuyện mới làm mọi người cười
Tôi hay mơ màng và chìm đắm trong suy tư
Tôi xem xét, đánh giá vấn đề từ quan điểm của người khác
Khi gặp tình huống khó khăn, tôi suy nghĩ đến các giải pháp khác nhau


Kết luận:
Do phạm vi triển khai thực chưa nhiều, không thường xuyên nên có thể chưa đủ cơ sở thực
tiễn vững chắc để khẳng định hoàn toàn giá trị của các dạng HĐTN.. Tuy nhiên, với kết quả
bước đầu đạt được của quá trình thực hiện cho phép nhận định các dạng HĐTN đã được xây
dựng và sử dụng là có giá trị đối với việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS THCS. Những
gợi ý và quy trình tổ chức HĐTN ‘‘Ươm mầm giá đỗ” - Sinh học 6 THCS là phù hợp, góp
phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học Sinh học THCS.
Các kết quả đạt được của quá trình thực hiện cũng cho phép khẳng định tính hiệu quả và
tính khả thi trong hướng nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm cụ thể để phát triển năng
lực sáng tạo cho HS trong dạy học Sinh học 6 THCS.
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Giáo viên :
Trang 23


- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình thiết kế HĐTN, quy trình tổ chức HĐTN
nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS, từ đó triển khai thực nghiệm các dạng HĐTN đã
được xây dựng vào dạy học Sinh học 6 THCS.
- BGH nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện để GV và HS vận dụng các dạng HĐTN ở
các môn học, trang bị các thiết bị dạy học cần thiết để GV, HS có điều kiện đổi mới hoạt
động dạy học, cách đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc.
2. Học sinh:
- Nâng cao kỹ năng đọc và sử dụng kiến thức số liệu ở sách giáo khoa và ở các nguồn
thông tin khác để tự hình thành kiến thức bài học.
- Rèn cho mình lòng yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam với mong muốn được
góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn; có hiểu biết, tự hào về
truyền thống, văn hoá nơi mình đang sinh sống.
- Phải có ý thức tự giác học tập, tích cực tìm hiểu kiến thức mới, vấn đề khó qua sách
giáo khoa, sách tham khảo, báo, đài, bạn bè, thực tế xung quanh...
- Hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên.

- Rèn cho bản thân thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Nếu sử dụng tốt biện pháp trên chúng tôi tin rằng sẽ góp phần phát triển tư duy khoa
học cho học sinh, hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học
tập, rèn cho các em kĩ năng chuẩn bị bài trước, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và
chất lượng bộ môn.
3. Bài học kinh nghiệm
Việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để HS phát
huy năng khiếu, sở trường, thích ứng với xã hội mới, xã hội của những con người sáng tạo
và đồng cảm; nhận thức được các hình mẫu và tạo ra ý nghĩa cuộc sống.
Nguyên nhân của thực trạng chưa chú trọng tới việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS
THCS.
- Giáo viên ngại thay đổi vì tốn nhiều thời gian để xây dựng kế hoạch dạy học; tổ chức
dạy học
- Học sinh còn chưa hứng thú học tập, thiếu tư duy sáng tạo.
- Sỹ số học sinh quá động, khó khăn cho việc tổ chức học tập theo nhóm, hoạt động tham
quan, dã ngoại, điều tra thực tế cho học sinh; việc theo dõi quá trình học tập của HS.
- Nhà trường sẽ khó khăn hơn trong việc bố trí, sắp xếp thời khóa biểu cho các hoạt động
tham quan, dã ngoại, thực địa,…
- Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng 45 phút/tiết học chưa phù hợp
để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện để GV và HS vận dụng các dạng HĐTN ở các
môn học, trang bị các thiết bị dạy học cần thiết để GV, HS có điều kiện đổi mới hoạt động
dạy học, cách đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng dạy hoc.
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
Thực hiện đề tài trong năm học 2019 – 2020, với chủ đề TNST: “Gieo ươm rau mầm”
của bộ môn Sinh học ở trường THCS Thanh Lạc đã góp phần từng bước nâng cao hiệu quả
của dạy học theo chủ đề TNST (đặc biệt là kinh tế tri thức). Trước hết, dạy học theo chủ đề
TNST không còn mang tính hình thức, đối phó mà chú ý hơn tính hiệu quả vận dụng của nó.
Sự lựa chọn các PPDH, KTDH phù hợp với nội dung, mục tiêu chủ đề; phù hợp với năng

lực học tập và điều kiện tổ chức học tập đã giúp nâng cao hiệu quả dạy học của từng chủ đề.
Ngoài thực hiện được các mục tiêu về kiến thức thì mục tiêu về rèn luyện kỹ năng từ đó
phát triển năng lực của học sinh cũng đạt được. Và đó là mục tiêu của sự đổi mới PPDH
trong giai đoạn hiện nay.
2. Hiệu quả xã hội
Trang 24


- Đây có thể coi là nguồn tư liệu để giáo viên tham khảo, vận dụng sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh trong thực tiễn dạy học.
- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá,
vận dụng.
- Kiến thức gần gũi với thực tiễn hơn. Học sinh và giáo viên có thể áp dụng thực hiện.
- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề luôn vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung
cần học do quá trình tìm kiếm và xử lư thông tin ngoài nguồn tài liệu SGK.
- Đặc biệt quan tâm và có thể hướng tới bồi dưỡng các kỹ năng làm việc theo nhóm,
ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề.
Trong khi viết đề tài này chắc chắn chúng tôi chưa thấy hết được những ưu điểm và tồn tại
trong tiến trình áp dụng. Nhóm chúng tôi mong muốn được sự góp ý phê bình của các đồng
nghiệp để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Nhóm chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
Thanh Lạc, ngày 14 tháng 05 năm 2020
NGƯỜI NỘP ĐƠN
Đồng tác giả:
1. Nguyễn Thị Nhung 2.Vũ thị Tố Duyên 3. Đinh Thị Vân 4. Lê Thị Thanh Huyền
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………........


Trang 25


×