Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học hoá học 9 thông qua tư liệu lịch sử hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.14 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………
1. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Hoá học 9
thông qua tư liệu lịch sử hoá học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Hóa học 9.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường trung học cơ sở, thực tế cho thấy có
nhiều phương pháp và hình thức tổ chức để phát huy tính tích cực của học sinh mà
nhiều giáo viên hiện nay đã áp dụng như phương pháp nghiên cứu, làm thí
nghiệm... Tuy nhiên nếu cứ tiết học nào giáo viên cũng áp dụng như thế, không thể
tránh khỏi những lúc căng thẳng, học sinh mệt mỏi vì tập trung quá mức.
Do đó, trong một giờ dạy, thông thường sau 20-30 phút sự tập trung chú ý
của học sinh đã giảm, giáo viên nên làm một cái gì khác đi một chút để khôi phục
lại sự cân bằng. Giáo viên có thể cho học giải lao bằng một câu chuyện về lịch sử
hóa học. Đặc biệt, những câu chuyện kể về cuộc sống của các nhà hóa học, con
đường tìm ra các chất của họ sẽ khiến cho học sinh thêm ngưỡng mộ, tin tưởng vào
khoa học, đồng thời học hỏi được nhiều đức tính tốt của các danh nhân hóa học.Và
ngay chính bản thân tôi, ở cấp trung học phổ thông được một lần nghe thầy kể vể


mẩu chuyện « lưu hoá cao su » đến nay tôi vẫn còn nhớ và nhớ rất rõ. Thấy được
điều đó khi giảng dạy Hóa 9 trường THCS Sơn Định, để cho học sinh hiểu, lấy lại
sự tích cực nên tôi đã “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Hoá học 9
thông qua tư liệu lịch sử hoá học”. Đó chính là đề tài mà tôi chọn.
a. Ưu điểm:
Các phương pháp kể trên phát huy được tính tích cực của học sinh. Học sinh
nắm được kỹ năng cơ bản của bộ môn.


Phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn khoa học thực nghiệm.
b. Nhược điểm:
Học sinh căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài làm việc và chỉ có học
sinh giỏi thực hiện.
3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Tính mới của giải pháp:
Đây là kiến thức không có trong chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên chỉ
dừng lại một vài phút để kể mẩu chuyện về lịch sử hoá học, không chiếm nhiều
thời gian nhưng tích tích cực của các em sẽ phát huy nhiều hơn.
3.2.2. Mục đích của giải pháp:
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.


Làm phong phú thêm các kiến thức về khoa học hóa học.Giáo viên không
ngừng mở rộng, khắc sâu vốn kiến thức.
Học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới thông qua các kiến thức lịch sử hoá
học, xây dựng lòng tin, thái độ học tập tích cực cho học sinh.
Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh bước vào bài mới hay học những
phần tiếp theo.
3.2.3. Nội dung của giải pháp:
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, nếu học sinh tích cực học tập thì một giờ dạy
đó rất thành công, nên khi dạy về chất tôi thường kể về quá trình nghiên cứu tìm ra
chất đó, hay một mẩu chuyện có liên quan, sau mẩu chuyện học sinh hứng thú và
tích cực hơn. Những mẩu chuyện tôi kể có nội dung như sau:
3.2.3.1. Một số tư liệu về kiến thức lịch sử hoá học
* Công nghiệp các axit vô cơ (Dùng trong bài “Một số axit quan trọng”)
Đi đầu là công nghiệp axit sunfuric, H2SO4 là
hóa chất làm cơ sở cho mọi công nghiệp hoá học.
Năm 1818 được cải tiến bằng cách dùng quặng pirit
sắt FeS2 thay S. Năm 1871 đã cải tiến cho phép

thu được loại axit đậm đặc hơn, nồng độ đặc từ 52 – 60%, có thể coi kỹ thuật sản
xuất đã được hoàn chỉnh lúc này.
xuất H2SO4

H.1.Sản


Axit sunfuric bốc khói – gọi là oleum (H 2SO4.nSO3) sản xuất với quy mô
công nghiệp ở nước Đức bằng cách nung sắt sunfat. Phương pháp sản xuất bằng
cách tiếp xúc dùng các oxit kim loại làm chất xúc
tác từ năm 1852, nhưng chỉ được đưa vào công
nghiệp cuối thế kỉ 19.
H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều
nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại
vì có thể gây bỏng. H2SO4 có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
* Công nghiệp phân bón (Dùng trong bài “Phân bón hoá học”)
Năm 1840, Y. Libic phê phán rồi đánh đổ học
thuyết đất mùn làm cho đất phì nhiêu cho đất nông
nghiệp. Ông đưa ra học thuyết bón phân từ muối
khoáng. Chính ông nghiên cứu sản xuất các “phân có
bằng chứng nhận”, rồi qua nhiều gian lao đã thành công trong việc khẳng định giá
trị của N, P, K.

H.3. Phân hỗn hợp

Nhà máy phân bón đầu tiên là nhà máy “supephotphat xương” sản xuất từ
nguyên liệu là xương và H2SO4; sau đó người ta tìm ra các mỏ photphat ở Châu
Phi, Mỹ,… Các nhà máy phân photphat được xây dựng không ngừng ở các nước
công nghiệp Anh, Pháp, Đức.
Phân kali chủ yếu là KCl được sản xuất từ khoáng vật cacnalit, bã thải của

muối ăn NaCl ở nước Đức. Phân đạm đầu tiên được khai thác ở mỏ Xanpêt
(NaNO3), ở Chilê (Nam Mĩ).


Đầu thế kỉ XX, công nghiệp phân bón phát triển mạnh mẽ về số lượng và
chất lượng, đặc biệt từ khi tìm ra tổng hợp NH3 sử dụng nguồn khí N2 vô tận trong
khí quyển. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, ra đời loại phân vi lượng, rồi sau
đó loại phân phức hợp có tính chất toàn diện
*Công nghiệp luyện kim (Dùng trong phần sản xuất thép)
Ở giữa thế kỉ XIX, công nghiệp luyện thép được hợp lí hóa và cải tiến mạnh
mẽ. Năm 1855 ra đời phương pháp Betxơme (H. Bessermer, 1813 – 1898, kĩ sư
người Anh). Phương pháp mới như sau: đổ gang nóng chảy sẵn vào một nồi lớn
hình quả lê, thổi không khí từ đáy nồi lên để oxi hoá phần lớn cacbon, silic sẽ thu
được thép.

H.4: Sản xuất thép

Năm 1878, ra đời phương pháp G. Tôma (Gilchrist Thomas, 1850 – 1885, kĩ
sư người Anh) cho phép khử được P là nguyên tố làm giòn thép. Tôma thay tầng
lót “axit” của nồi Betxơme bằng tầng lót “bazơ”, thu được xỉ chứa P làm phân lân
rất tốt.


Năm 1865, ra đời phương pháp Mactanh (Martin, 1824 – 1915, kĩ sư Pháp)
cho phép khử được S là nguyên tố có hại làm cho thép giòn khi nóng, đồng thời
chế hoá được mọi thứ gang.
Nhà luyện kim người Anh R. E. Sepfin (Robert Ebbot Sheffield, 1858 1940) nghiên cứu ảnh hưởng của các kim loại khác nhau khi cho thêm chúng vào
thép. Ông chú ý đến Mn, biết rằng thêm nó vào thép sẽ giòn, nhưng khi ông đưa
12% Mn vào thép thì thu được một thép không giòn: thép xung kích.
*Vài nét về lịch sử muối ăn (Dùng trong bài “Một số muối quan trọng”)

Nhiều thế kỉ qua, natri clorua đã đóng vai trò lớn trong đời sống kinh tế
chính trị của nhiều dân tộc. Vì muối ăn mà đã xảy ra biết bao cuộc chiến tranh đổ
máu. Nhà sử học La Mã là Taxit mô tả trận giao chiến vì muối vào năm 58 giữa
người Khát và người Gecmanđua đã kết thúc bằng sự tiêu diệt hoàn toàn một bên
giao chiến. Lần lượt các giai cấp thống trị của những chế độ bóc lột trước kia đều
dựa vào thuế muối để làm nguồn thu nhập quan
trọng của nhà nước. Do sự đánh thuế muối mà nổ ra
biết bao cuộc khởi nghĩa của nhân dân lao động. Ở
Việt Nam, thuế muối đã là một gánh nặng đối với
nhân dân ngay từ hồi phong kiến Trung Quốc cai trị (Trung Quốc là nước đánh
thuế muối đầu tiên). Giai đoạn đế quốc Pháp sang xâm chiếm thì thuế muối lại gây
biết bao nhiêu cực khổ cho quần chúng.
xuất muối

H.5. Sản


Trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc đã mô tả
sinh động cuộc sống, chiến đấu của nhân dân làng Crông Hoa chống thực dân Pháp
xâm lược. Bọn chúng ra lệnh cấm vận chuyển muối lên làng để dân ta yếu sức
không chống trả, thế hệ sau đần độn cho chúng dễ cai trị. Trong vòng vây của giặc,
đồng bào ta đã từng để đốt cỏ tranh, lấy tro ăn thay muối và dành được thắng lợi.
Biển và đại dương là nguồn muối vô tận cho nhân loại. Tổng số NaCl trong
nước đại dương là 38.1015 tấn. Như vậy, đại dương sẽ còn cung cấp NaCl cho nhân
loại 1 tỉ năm nữa.
*Chuyện kể về nguyên tố nhôm (Dùng trong bài “Nhôm”)
Nhôm là kim loại ra đời năm 1825, đứng sau 52
nguyên tố hóa học.
Thế kỷ 5 trước công nguyên, người cổ Ai Cập
đã biết dùng phèn nhôm (K2SO4. Al2(SO4)3.24 H2O)

làm chất cầm màu và thuộc da. Chính người cổ La Mã đặt ra cái tên alumen để chỉ
phèn nhôm.

H.6. Nhôm sợi

Năm 1825, nhà vật lý học người Đan Mạch H. Oersted điều chế được nhôm.
Năm 1886, một người Mĩ – Charle Martin Holl và một người Pháp tên đã
độc lập nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất nhôm bằng điện phân.
Nhôm tinh khiết có nhược điểm duy nhất là kém bền. Hợp kim nổi tiếng đi
vào lịch sử năm 1911 là hợp kim dura nhôm (Duren là tên thành phố lần đầu sản
xuất công nghiệp hợp kim nhôm).
Từ năm 1919 trở đi, những máy bay đều làm bằng hợp kim nhôm.


Tại sao người Việt Nam chúng ta gọi Nhôm? Người Pháp gọi kim loại này là
aluminium. Người Việt Nam không thích đa âm, cho nên chúng ta chỉ vay phần
cuối nium và phát âm thành nhôm.
*Chuyện kể về nguyên tố Sắt (Dùng trong bài “Sắt”)
Người Ai Cập đã biết chế tạo những đồ vật
bằng sắt 25 thế kỉ trước công nguyên.
Người ta đã biết được tính bền của sắt, hợp
kim của sắt và cacbon đã được biết đến ở Hi
Lạp 500 trước công nguyên.
Tầm quan trọng của sắt trong nền văn minh
Hồi giáo đã được nói đến trong kinh Coran:
“Chúa gửi sắt xuống trái đất, trong nó có một
sức mạnh thiêng liêng và một công cụ to lớn đối

H.7. Cột sắt ở Đêli - Ấn Độ


với nhân loại”.
Năm 1937, Paul Valery (1871 - 1946) đã viết nhân dịp triển lãm quốc về nghệ
thuật và kỹ thuật như sau: “Chúng ta sẽ là gì nếu không có thép? (…) Thép mài,
cắt, xẻ, phay, nối giũa, dùi, kẹp, bào, cưa, đục, khoan, nó rung, nó liên kết, nó
căng, nó chứa, chống đỡ, giữ lại”
*Vì sao lại nung luyện được các dồ gốm sứ có nhiều màu sắc rực rỡ (Dùng
trong bài “Silic”)


Trên bát, dĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy
tinh, đó là men gốm sứ. Đó là men có trong các kim loại hoặc các oxit kim loại,
sau khi nung sẽ có màu khác nhau, đó là các men màu. Men màu được chế tạo từ
nhiều nguyên liệu khác nhau: Sắt (III) oxit cho men có màu nâu, mangan đioxit
cho men có màu đen, đồng (I) oxit cho men có màu đỏ, hợp chất của niken cho
men có màu tím,… Dùng hỗn hợp nhiều oxit kim loại chung sẽ phối hợp nhau cho
nhiều màu sắc đẹp bất ngờ.
Muốn chế tạo đồ vật bằng sứ, trước hết phải nung đất sét tạo hình, đem nung
ta có sứ thô. Sứ thô có nhiều lỗ nhỏ, nước có thể thấm qua được. Người ta phủ lên
lớp sứ thô một lớp men, lại đem nung, men nóng chảy tạo thành lớp men bóng màu
trắng. Nếu ta vẽ lên lớp men màu trắng các hình vẽ bằng các men màu, sau khi
nung chảy sẽ có được các hình vẽ sinh động, đẹp mắt.
Làm thế nào để khắc các hoa văn lên bề mặt thuỷ tinh?
Thủy tinh là loại chất liệu cứng trơn,
việc khắc độ chuẩn xác cũng như việc khắc
họa các hình vẽ, hoa văn tinh vi lên bề mặt
thủy tinh quả là điều không dễ làm. Người ta
đã tìm thấy chất có thể ăn mòn thuỷ tinh rất
mạnh đó là axit flohidric.Cho nên người ta
khéo sử dụng axit này vào việc chạm khắc thủy tinh.
H.8. Ly thuỷ tinh khắc hoa văn


đã


Khi cần khắc hoạ hoa văn hoặc khắc độ trên các đồ dùng bằng, người ta
tráng một lớp parafin lên bề mặt thủy tinh; sau đó cẩn thận dùng lưỡi chạm để khắc
vẽ các hoa văn trên lớp parafin để lộ ra các nét hoa văn cần chạm khắc trên bề mặt
thủy tinh. Sau đó dùng axit flohiđric phủ lên bề mặt parafin để cho ăn mòn các nét
vẽ, các vạch khắc trên bề mặt thủy tinh đã lộ ra và ăn mòn thủy tinh. Lớp axit càng
nhiều thì ăn mòn càng sâu, nếu lớp axit ít thì vết khắc sẽ cạn. Sau khi tiến hành
khắc chạm cẩn thận thì trên bề mặt thủy tinh sẽ có các hoa văn, các nét khắc chạm
tinh tế. Những đồ dùng thủy tinh sau khi khắc chạm sẽ có các hoa văn, hình vẽ rất
tinh tế và đẹp mắt.
*Ứng dụng của axetilen (Dùng trong bài “Axetilen”)
Đến cuối thế kỉ XIX đèn điện vẫn chưa có, chỉ có ngọn nến là mang lại cho
con người ánh sáng lúc tối trời. Nến không sáng lắm nhưng có thể gây hỏa hoạn
khi cháy hết nếu không có người theo dõi. Mãi đến năm 1895, sau khi chế ra được
đất đèn CaC2, ngọn đèn đất mới ra đời. Đất này cháy bằng ánh sáng của axetilen.
Axetilen này tạo thành khi phân huỷ đất đèn CaC2 :
CaC2

+

2H2O →

Ca(OH)2 +

C2H2

Khí C2H2 cháy cho ngọn lửa rất sáng, với quang phổ gần giống quang phổ

của ánh sáng mặt trời. Vì vậy nên khi ra đời người ta đã gọi đèn dùng khí axetilen
là “ánh sáng tương lai” thường dùng làm: đèn cho xe đạp, tàu hoả, tàu thuỷ.
Sự ra đời của axetilen
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, một ông tướng Bắc Mỹ về hưu là
J.Morhead và một kỹ sư Canada là T.L.Wilson cũng lập một xí nghiệp luyện kim


loại này. Lò luyện kim lót bằng than cốc và vôi, sau mỗi mẻ sản xuất lớp lót bị
bong thành từng mảng, phải đổ vào hố rác. Trẻ em bới rác lấy những cục đất lót lò
vứt xuống nước. Khí sùng sục phát ra, đốt cháy rất mạnh. Kỹ sư T.L.Wilson mang
loại đất màu xám đó về nghiên cứu và kết luận đó là canxicacbua và khí sinh ra là
khí axetilen.
*Phat hiên ra bang tuân hoan cac nguyên tô hoa hoc (Dùng trong bai “Hệ
thông tuân hoan cac nguyên tô hoa hoc”)
Chắc hẳn nhiều người đều biết rằng, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
được tạo ra bởi nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev. Tuy nhiên, không phải
ai cũng biết, ông đã phải vật lộn như thế nào để có thể tạo ra và sắp xếp được trật
tự của Bảng tuần hoàn đó.

H.10. Mendeleev và bảng tuần hoàn

Sau khi xuất hiện những ý tưởng đầu tiên về các nguyên tố hóa học, vào
năm 1869, Mendeleev đã sử dụng cách viết tên của các nguyên tố lên các tấm thẻ
(mỗi nguyên tố một thẻ) và có đi kèm cả các tính chất của từng yếu tố trên những
tấm thẻ riêng.


Ông thấy rằng, khối lượng của nguyên tử đóng vai trò khá quan trọng trong
bảng tuần hoàn, nhưng ông không thể tìm ra được dạng sắp xếp nó. Tin tưởng rằng
gần như đã khám phá ra được một điều gì đó quan trọng, Mendeleev đã di chuyển

các tấm thẻ nhiều giờ liên tục cho tới khi ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Kết quả khá bất ngờ khi lúc Mendeleev tỉnh dậy, mọi thứ gần như đã được
sắp xếp đâu vào đó trong đầu ông. Mendeleev tin tưởng rằng, tâm trí tiềm thức đã
giúp ông hoàn thành tất cả mọi thứ.
"Trong giấc mơ, tôi thấy một bảng có tất cả các nguyên tố được đặt ở những vị
trí đúng như yêu cầu. Ngay khi thức dậy, tôi đã viết nó ngay vào một mẩu
giấy", Mendeleev nói về phát hiện tình cờ của mình.
*Lịch sử cao su (Dùng trong bài “Polime”)
Nguồn gốc của cây cao su
Cao su thiên nhiên lấy từ mủ hay là nhựa của một số loại cây, chủ yếu là cây
Heava. Nguồn gốc xa xưa của cây cao su heava là ở Braxin – Nam Mĩ. Từ thế kỉ
XI, những người da đỏ ở Nam Mĩ đã biết lấy nhựa cao su làm áo mưa và đồ chơi.
Người Châu Âu biết thứ nhựa đó từ thế kỉ XIX, cao su được trồng ở Châu Á và
Châu Phi. Ở nước ta, cây cao su có từ năm 1877.
Lịch sử lưu hoá cao su
Khi nước Anh phát động cuộc chạy đua tìm ra cách
làm cho cao su bền chắc, chịu được nóng và lạnh, thì các
nhà hoá học, các kĩ sư còn có cả “ những kẻ cầu may”


trong số những người làm nghề khác nhau cũng bắt tay vào công việc này. Trong
số đó có cả anh chàng bán sắt vụn của thành phố tên là: Sac – Lơ – Gut – Đi – Ơ.
Sau khi đã bỏ ra mười năm lao động cần cù, mất nhiều phí tổn cho việc tiến hành
các thí nghiệm. Vợ và bạn bè của anh khuyên anh hãy ngưng làm cái việc mà họ
cho là vớ vẩn này đi vì họ cho rằng ngay cả những thí nghiệm tối tân nhất của nhà
nước cũng không thể làm được điều đó, còn anh chẳng phải là nhà bác học, nếu
anh không ngừng lại anh sẽ phá sản mất.

H.10. Sac Lơ Gut Đi Ơ


Gut – Đi – Ơ vẫn không nản lòng, anh hy vọng anh sẽ thành công. Một hôm,
trong khi đang cầm một lát cao su mỏng có rắc 1 ít bột lưu huỳnh cho khỏi bị dính
lại, vô ý anh làm rớt ngay vào bếp lửa đang nóng bỏng. Gut – Đi – Ơ hốt hoảng lấy
miếng cao su đi ra xem xét và anh rất ngạc nhiên vì thấy nó không bị hỏng mà
ngược lại trở nên bền chắc và đàn hồi hơn đúng như mong muốn của anh.
Vậy là Gut – Đi – Ơ đã thành công trong việc lưu hoá cao su. Thành công
này là do Gut – Đi – Ơ kiên trì nhẫn nại cộng với sự may mắn. Nhưng nếu anh có
tri thức chuyên môn thì phát minh này sẽ tìm ra sớm hơn chứ không phải là 10
năm.
Một hôm, có một chủ xưởng hỏi người bạn làm thế nào có thể tìm gặp được
Gut – đi – ơ thì được người này trả lời: “ Nếu anh gặp một người đội mũ cao su,
mặc quần cao su và áo cao su, đi giày cao su, đeo một cái túi cũng bằng cao su
nhưng chẳng có lấy một đồng xu dính túi thì đó chính là Gut – đi – ơ.”
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:


Lịch sử hoá học về các chất cũng như những mẩu chuyện kèm theo mà tôi
đã trình bày có thể áp dụng cho quá trình giảng dạy hoá học 9 cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiên chương trình học hiện nay đang áp dụng nguyên tắc đồng tâm, đến cấp
trung học phổ thông học sinh lại tìm hiểu sâu hơn về các chất mà các em đã học ở
lớp 8, 9. Do vậy các kiến thức trên có thể áp dụng cho cấp trung học phổ thông.
Nếu học sinh nào tiếp tục lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… vẫn có
thể áp dụng các kiến thức trên trong quá trình học môn Hoá học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Hóa học, bản thân tôi đã áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Tuy nhiên chỉ qua một thời gian ngắn áp dụng các biện
pháp nói trên, tôi đã thu được những hiệu quả đáng kể:
+ Với người dạy: Giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho người học,
kiến thức được bổ sung có thể nằm ngoài sách giáo khoa làm cho bài giảng thêm
phong phú. Giúp học sinh thư giản, gây thiện cảm, tạo sự gần gũi và thân thiện

giữa thầy và trò.
+ Với người học: Kiến thức được mở rộng thêm, học sinh dễ hiểu bài hơn,
tích cực . Biết được gương những nhà hóa học tên tuổi, những gương lao động
nghiêm túc bậc thầy trong nghiên cứu hóa học giúp các em sẽ tin tưởng và yêu
thích môn học hơn.
+ Kết quả: Trường THCS Sơn Định năm học 2016-2017 có 4 lớp 9. Qua
khảo sát kết quả như sau:


Chưa áp dụng đề tài
Lớp/Sỉ số

Đã áp dụng đề tài

91 (32)

Tích cực
12(37,5%)

Không tích cực Tích cực
20(62,5%)
22(68,75%)

Không tích cực
10(31,25%)

92 (32)

10(31,25%)


22(68,75%)

18(56,25%)

14(43,75%)

93 (30)

13(43,3%)

17(56,7%)

22(73,3%)

8 (26,7%)

94 (31)

13(41,9%)

18(58,1%)

21(67,7%)

10 (32,3%)

3.5. Tài liệu tham khảo:
1) Nguyễn Duy Ái (chủ biên), Đỗ Quý sơn, Thế Trường (2002), Truyện kể các
nhà bác học hóa học, NXB Giáo Dục
1) Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa hoá học lớp 9.

2) Thế Trường (2002), Hoá học các câu chuyên lí thú, NXB Giáo dục

Sơn Định, ngày 11 tháng 10 năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số:………………
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Chợ Lách
Tôi ghi tên dưới đây:
Số

Họ tên tác giả

T

Ngày

Nơi công tác

sinh

Chức

Trình độ chuyên

Tỷ lệ (%) đóng


vụ

môn

góp vào việc tạo ra

T

1

sáng kiến

Phan Thị

17/02

THCS Sơn

Giáo

Đại học sư
100%

Kim Diệu

/1982

Định

viên


phạm Hóa

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học Hoá học 9 thông qua tư liệu lịch sử hoá học.
Lĩnh vực áp dụng: Hoá học.


I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:



×