Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết sinh học 6 ở trường THCS phương trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 16 trang )

Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số
nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện
nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế.
Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp
vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang
lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công
việc
của
mình,
mục
đích
của
mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh
mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến
tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục
đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là
một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của bộ giáo dục và của sở giáo dục và đào tạo,
nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới
phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ


thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh rạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy
năm
năm
nay.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn
đề mà bất cứ một vấn đề nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy.
Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân
mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong các năm học vừa qua để
cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết
dạy của mình.
2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
Do nhiều nguyên nhân từ hoàn cảnh xã hội đã tác động mạnh đến cách học
môn sinh trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí ngại học môn sinh học ở học sinh.
Để góp phần khắc phục hạn chế đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham
vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết học có ứng dụng CNTT sẽ giúp học sinh có
hứng thú và sẽ yêu thích, thích học bộ môn sinh học.
Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-1-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra bằng phiếu hỏi
- Khảo sát thực tiễn
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 6A1, 6A3, 6A4, 6A6 trường THCS Phương Trung
- Phạm vi nghiên cứu: Trong suốt năm học 2014 – 2015

5. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 8- 9-10 : khảo sát thực tế.
Tháng 11-12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại tại sao học sinh
không thích học bộ môn sinh học.
Các tháng còn lại áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao hiệu quả giờ dạy có
ứng dụng CNTT.

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-2-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu:
Trong nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Phương Trung, tham gia dạy môn
sinh, dự giờ, thao giảng cụm chuyên môn cùng nhiều thầy cô giáo đồng nghiệp 2
bộ môn Hóa học và Sinh học kết hợp với tự tìm hiểu, nghiên cứu việc soạn giáo án
điện tử trên một số trang website giáo dục như violet.vn; dayhoc.com; tailieu.vn…
bản thân tôi nhận thấy: còn nhiều giáo viên không soạn được giáo án điện tử, lúng
túng trong cách trình bày bài giảng, học sinh không chép được bài khi học với giáo
án điện tử, khả năng tiếp thu của các em bị hạn chế so với học theo cách thông
thường, học sinh không thích học môn sinh học. Căn cứ vào tình hình thực tế trên,
bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy một tiết sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung” để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu của mình.
2. Phân tích thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:

Qua việc dự giờ, thăm lớp kết hợp quan sát, trò chuyện với các thầy cô giáo
đồng nghiệp, các em học sinh của Trường THCS Phương Trung, bản thân tôi nhận
thấy:
- Còn nhiều thầy cô giáo chưa soạn và giảng được giáo án điện tử, thầy cô
giáo cho rằng việc này quá khó, bản thân mình không có năng lực thực hiện
việc soạn giáo án điện tử.
- Một số thầy cô giáo soạn được giáo án điện tử nhưng chưa thành thạo, trình
bày phần bài soạn chưa khoa học nên học sinh lúng túng không chép được
bài, tiếp thu bài giảng không tốt.
- Thời gian chuẩn bị cho một việc soạn giáo án điện tử quá dài, có thầy cô giáo
mất cả tuần hay ít nhất cũng 4-5 ngày cho việc soạn một giáo án điện tử khi
thao giảng cụm. Từ đó có tâm lý e ngại, lười biếng dạy học bằng giáo án điện
tử.
- Học sinh chưa quen với cách học mới nên chưa biết tập trung vào phần nội
dung cốt lõi của bài học mà sa đà vào việc quan sát hình ảnh, videoclip,
những phần trang trí ngộ nghĩnh, gây cười…
- Thầy cô giáo chưa khai thác triệt để các ưu điểm của phần mềm để phục vụ
cho việc dạy học mà chủ yếu là thực hiện việc “chạy chữ trên màn hình” để
đỡ mất công ghi bảng, đối phó khi có dự giờ, thao giảng dẫn tới việc học
sinh nhàm chán, mất hứng thú.
Với tình hình thực tế nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh
nghiệm của bản thân nhằm nâng cao khả năng soạn và giảng giáo án điện tử, góp

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-3-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết

sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
phần đổi mới công nghệ thông tin trong giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường.
3. Các giải pháp:
3.1. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM
MICROSOFT POWERPOINT:
a. Chuẩn bị
Đọc kĩ sách giáo khoa kết hợp với sách giáo viên cùng các tài liệu tham khảo
khác để tìm hiểu nội dung của toàn bài cũng như của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác
định đích cần đạt tới của toàn bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là
mục tiêu của bài học. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải
chỉ rõ học xong bài học, học sinh đạt được kiến thức gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu
học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh
có được sau bài học. Sau đó, lựa chọn những kiến thức cơ bản, bám sát vào chương
trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn xác định đúng những nội dung trọng tâm
của bài học. Việc xác định kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp
lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của
bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài.
Tiếp theo, trên cơ sở nội dung, mục tiêu của bài học ta tiến hành lựa chọn
phương pháp giảng dạy cho phù hợp: trực quan, thảo luận, dạy theo góc, thuyết
trình…. hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau sao cho bài giảng sinh động,
không trùng lặp để tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong bước chuẩn bị đó là sưu
tầm tư liệu, hình ảnh, bản đồ, video clip, những phần mềm có liên quan đến nội
dung bài học… Tốt nhất là chúng ta nên có kế hoạch lâu dài: sưu tầm và xây dựng
thành một thư viện tư liệu riêng cho bộ môn mình giảng dạy bằng cách sưu tầm
trên mạng internet, chụp bằng máy ảnh kỉ thuật số, tự viết chương trình bằng Flash,
mua đĩa DVD, CD từ các trung tâm cung cấp thiết bị dạy học… Sau khi có được
đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp, tổ chức
lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Nếu việc này được

thực hiện một cách thường xuyên và khoa học, chúng ta sẽ có một thư viện tư liệu
phong phú mà khi cần soạn giảng một bài nào đó, chúng ta chỉ việc lấy chúng ra từ
thư viện tư liệu mà không phải mất công tìm kiếm và do vậy tiết kiệm rất nhiều
thời gian cho việc soạn giảng.
b. Xây dựng kế hoạch bài dạy:
Trước khi soạn giáo án điện tử trên Powerpoint, tốt nhất các thầy cô giáo nên
có bộ giáo án vi tính trên Microsoft Word. Điều này cũng rất dễ dàng vì gần như
một điều tất yếu là thầy cô giáo nào muốn soạn giáo án điện tử thì cũng đều đã từng
Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-4-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
soạn qua giáo án vi tính trên Microsolf Word cả. Bộ giáo án vi tính word này càng
cụ thể càng tốt, nhất là phần nội dung bài học cũng như các câu hỏi thảo luận, phiếu
học tập… Tốt nhất là bộ giáo án vi tính này được soạn bằng font chữ Times New
Roman, vì như thế chúng ta sẽ sử dụng chức năng copy từ bộ giáo án vi tính này
đưa sang giáo án điện tử Powerpoint mà không cần phải mất thời gian đánh lại
phần văn bản. Còn vì sao chúng ta phải chọn font chữ Times New Roman? Điều
này tôi xin được đề cập ở phần sau.
c. Tiến hành soạn bài giảng điện tử bằng POWERPOINT:
*. Khởi động Powerpoint:
- Cách 1: Start => All program => Microsoft Office => Microsoft PowerPoint.
- Cách 2: Nhấp phải chuột trong thư mục mà ta chọn để chứa bài giảng điện tử =>
New => Microsolf PowerPoint.
Cách 1:
Cách 2:


Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-5-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

3.2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ÁP DỤNG VÀO BÀI “ HẠT TRẦN –
CÂY THÔNG” SINH HỌC 6:
Tiết PPCT: 53
Bài 40: Hạt trần - cây thông
- Đầu tiên là slide mở đầu. vì là bài học liên quan đến cây thông nên ta tìm
một hình ảnh rừng thông để chèn vào slide.

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-6-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

Cách chèn hình ảnh vào slide: như hình sau:

Sau đó chọn hình ảnh mà ta cần chèn vào.
- slide 2: Đưa ra hình ảnh và hỏi : Phần trên hình là gì ?

Hình trên cho thấy một nón thông mà ta thường gọi là “quả “. Nhưng cách gọi
như vậy đã chính xác chưa? Cây thông đã thật sự có hoa quả thật sự chưa? Để
trả lời được câu hỏi đó ta vào bài mới.

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-7-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

- slide 3: Đưa ra hình ảnh một cây thông và hỏi : cơ quan sinh dưỡng của
cây thông gồm những thành phần nào ? (hs: gồm rễ, thân, lá).
- slide 4,5,6: Đưa ra
hình ảnh về rễ cây
thông và đưa ra câu
hỏi như ở dưới
hình(hs đưa ra nhận
xét về đặc điểm của
thân, rễ, lá thông).

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-8-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết

sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

- slide 7: Đưa ra hình ảnh về nón và cấu tạo nón đực và nón cái và đưa ra các câu
hỏi:
?1 Phân biệt nón đực và nón cái?
?2 Nón đực có cấu tạo như thế nào?
?3 Nón cái có cấu tạo như thế nào?
(hs trả lời các câu hỏi, giáo viên nhận
xét rồi đưa ra kiến thức chuẩn).

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
-9-

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
- slide 8: + Đưa ra tranh câm cấu tạo của hoa rồi gọi học sinh lên điền tên từng bộ
phận cấu tạo của hoa.
+ Đưa ra tranh cấu tạo của nón thông
+ Tìm điểm khác biệt giữa một hoa và nón thông?
+ Có thể coi nón thông là một hoa có được không?
Hs: tìm được đặc điểm khác nhau giữa hoa và nón thông à rút ra được nón thông
không phải là một hoa.

- slide 9:
Đưa ra hình ảnh một nón thông đã chín có hạt với một quả táo rồi đưa
ra các câu hỏi như ở slide dưới đây.


Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 10 -

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
Hs : quan sát tranh, trả lời các câu hỏi để rút ra kết luận : nón thông đã chín không
phải là quả.
- Slide 10,11: Đưa ra hình ảnh một số cây hạt trần để cho học sinh biết được giá trị
trần.

- Slide 12: Đưa ra bản đồ tư duy
để củng cố bài học.

- slide 13: học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5,6,7 để tìm ra từ khóa. Khi trả lời
đúng mỗi câu hỏi thì từ hang ngang được mở ra. Mỗi từ hang ngang được mở ra

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 11 -

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
chứa một chữ trong từ khóa. Học sinh có thể trả lời từ khóa khi chưa trả lời hết các
câu hỏi.


Cách làm: Tạo hiệu ứng trigger trong slide.
- khi nhấn câu 1 thì sẽ hiện lên nội dung câu hỏi 1, tương tự các câu 2, 3, 4, 5,
6, 7.
- Khi nhấn vào 1 thì từ hàng ngang số 1 hiện ra. Tương tự khi nhấn vào 2, 3,
4, 5, 6, 7
- Khi nhấn vào từ khóa thì bộ từ khóa hang dọc xuất hiện.
• cách làm như sau:
- Mỗi câu hỏi sẽ được để ở 1 textbox. Mỗi textbox sẽ tạo
hiệu ứng xuất hiện. ta trigger đến textbox câu tương ứng
như sau:
Bước 1: như hình: chọn mục timing…

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 12 -

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại như ở
hình: chọn thẻ timing. Trong mục
trigger chọn start effect on click of, ta
chọn textbox câu tương ứng.

- slide 14,15: chèn hình ảnh một số cây hạt trần và một số thông tin về chúng.

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 13 -


Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
4. Kết quả của biện pháp đã tiến hành
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài, tôi thấy chất lượng
giờ sinh của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây không khí học tập của lớp đã sôi nổi,
hào hứng. Môn sinh đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối với các em.
Đầu năm khi chưa áp dụng:
Khi áp dụng đề tài:
Lớp 6A1:
Lớp 6A1
Sĩ số : 45
Sĩ số : 45
Số em thích học môn sinh : 20 em
Số em thích học môn sinh là: 35 em
Số em thấy bình thường là : 15 em Số cảm thấy bình thường là : 10 em
Số em không thích học là : 10 em
Không có em nào không thích học môn sinh.
Đầu năm khi chưa áp dụng:
Lớp 6A6:
Sĩ số : 44
Số em thích học môn sinh : 17 em
Số em thấy bình thường là : 19 em
Số em không thích học là : 8 em

Khi áp dụng đề tài:
Lớp 6A6

Sĩ số : 44
Số em thích học môn sinh là: 32 em
Số cảm thấy bình thường là : 9 em
Số em không thích học môn sinh là: 3 em

Đầu năm khi chưa áp dụng:
Lớp 6A3:
Sĩ số : 39
Số em thích học môn sinh : 13 em
Số em thấy bình thường là : 17 em
Số em không thích học là : 9 em

Khi áp dụng đề tài:
Lớp 6A3
Sĩ số : 39
Số em thích học môn sinh là: 23 em
Số cảm thấy bình thường là : 11 em
Số em không thích học môn sinh: 5 em

Đầu năm khi chưa áp dụng:
Lớp 6A4:
Sĩ số : 38
Số em thích học môn sinh : 8 em
Số em thấy bình thường là : 20 em
Số em không thích học là : 10 em

Khi áp dụng đề tài:
Lớp 6A4
Sĩ số : 38
Số em thích học môn sinh là: 14 em

Số cảm thấy bình thường là : 16 em
Số em không thích học môn sinh: 8em

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 14 -

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc thực hiện các bài giảng bằng Powerpoint cho thấy sự cần thiết bởi nó
đáp ứng được yêu cầu giáo dục như tạo sự hứng thú học tập cho học sinh; tiết kiệm
thời gian và chi phí trong giảng dạy; tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức,
đưa thêm những nội dung mới hay mở rộng trong tiết giảng; phát huy được tính
tích cực của học sinh; giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp; dễ dàng
sửa đổi giáo án khi cần thiết; phù hợp với nhiều đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung
bình, yếu) ... Với những ưu điểm trên, mỗi giáo viên chúng ta cần thiết phải học tập
và soạn giảng bằng giáo án điện tử để không những đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của ngành mà còn là để hoàn thiện, nâng mình lên một tầm cao mới. Điều đó cũng
thể hiện phần nào cái “Tâm” của chúng ta với nghề. Bản thân tôi thiết nghĩ, việc
soạn giáo án điện tử không phải là khó khăn không thể vượt qua và những hạn chế,
khuyết điểm của nó chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được. Với những kinh
nghiệm ít ỏi của bản thân được trình bày trong khuôn khổ đề tài nhỏ bé này, tôi hi
vọng nhiều thầy cô giáo có thể áp dụng cho bản thân mình nhằm soạn được một
giáo án điện tử nhanh chóng nhưng mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Tóm tại, trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ khái quát một vài bước để soạn

một giáo án điện tử đơn giản, nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi mà bản thân tự rút ra
được trong quá trình soạn giảng thực tế nhằm giúp các thầy cô giáo có cái nhìn thấu
đáo hơn về giáo án điện tử, nhất là những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Việc
vận dụng những kinh nghiệm này chắc cũng không có gì trở ngại, mỗi giáo viên
chúng ta chỉ cần có một bộ máy vi tính để soạn giáo án vi tính thì cũng dùng chính
nó để soạn giáo án điện tử, do thế mỗi giáo viên chỉ cần có tâm huyết với nghề,
mong muốn tìm ra những cách dạy mới hiệu quả, mang lại hứng thú cho học sinh
đều có thể áp dụng thành công.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã áp dụng thành công
trong quá trình ứng dụng soạn giáo án điện tử vào dạy học. Chắc chắn với nhiều
người, những kinh nghiệm của tôi là không thật sự cần thiết nhưng với mong muốn
được chia sẻ cùng quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp gần xa, nhất là các thầy cô
giáo quan tâm đến giáo án điện tử, nên tôi cũng mạnh dạn viết ra để mọi người
tham khảo, góp ý. Cuối cùng, bản thân tôi rất mong sự góp ý chân thành và đánh
giá thẳng thắn của hội đồng thẩm định để tôi có thể sửa chữa, bổ sung nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học, đó là nguồn động viên và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn
thiện mình để kết quả công tác ngày càng tốt hơn.
Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 15 -

Trường THCS Phương Trung


Đề tài SKKN: Thiết kế và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một tiết
sinh học 6 ở trường THCS Phương Trung
chân thành cảm ơn!
2. Khuyến nghị:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên trong trường sử dụng giáo
án điện tử rộng rãi trong dạy học.
- Trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục hằng năm nên tổ chức cuộc thi soạn giáo án

trên máy tính và giáo án điện tử để phong trào ngày càng phát triển và có chất
lượng cao.
- Phòng giáo dục nên tìm ra phương án tối ưu và thống nhất hình thức soạn giáo án
điện tử trong giáo viên.

Người viết SKKN: Phạm Thị Bích Thuận
- 16 -

Trường THCS Phương Trung



×