Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non hoa huệ phường đạt hiếu thị xã buôn hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 19 trang )

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm,
xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng
thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ
học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang
hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được
trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều
kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi
và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển
toàn diện.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiến thức cho các cháu
một cách thụ động mà các nhà giáo cần phải tạo ra các điều kiện, các cơ hội để
mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, được tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến
thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, người giáo viên cần nắm được hứng
thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn
được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng,
thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ
đều có cơ hội tốt nhất để thành công.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp
ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực
sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công
1



tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của
trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một
môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài
trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất
của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích
trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường
mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn
ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc
cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học; phù hợp với phương châm của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do
cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động
chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh
hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ
chơi.
Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô
cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai
trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn
diện.
Từ cơ sở nhận định trên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện
pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại
trường mầm non Hoa Huệ - Phường Đạt Hiếu - Thị xã Buôn Hồ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài:
Hiện nay toàn bậc học mầm non trên cả nước nói chung và thị xã Buôn Hồ
nói riêng đang đồng loạt thực hiện chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” do Bộ giáo dục và đào tạo triển khai. Mục tiêu và nhiệm vụ
của đề tài này là đưa ra các giải pháp giúp giáo viên thiết kế môi trường giáo dục
phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục

2

2


mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm
giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng. Đảm bảo đủ
và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề;
Đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học
bằng chơi.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh trường MN Hoa Huệ
4. Giới hạn của đề tài:
- Môi trường giáo dục của trường mầm non Hoa Huệ.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Hoa Huệ
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 11 năm 2016; Hoàn thành: 30/04/2018
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận; tham khảo tài liệu
- Phương pháp cụ thể: Thực hiện Điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp,
thống kê, biểu mẫu, so sánh khái quát. tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hỗ trợ.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận:
Theo quan điểm của các nhà giáo dục thì có nhiều cách phân loại môi
trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm
môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây
xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp
trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…).
Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất

và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội
tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí
tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều
3

3


kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách
của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao
tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ
và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư
phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau,
song đều quan trọng đối với Giáo dục Mầm Non.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trường mầm non Hoa Huệ thuộc phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ được
thành lập từ năm 2004 tính đến nay đã được 15 năm trường có đầy đủ học sinh 4
độ tuổi và được chia thành 6 lớp các cháu đều ăn bán trú tại trường, trường tuy
nhỏ không gian chật hẹp nhưng học sinh khá đông năm học 2015-2016 tổng số
cháu 232 cháu, 2016-2017 tổng số cháu 240 cháu, năm học 2017-2018 tổng số
cháu 242, năm hoc 2018-2019 tổng số cháu là 248 cháu các cháu đều được học
chương trình Giáo dục Mầm Non.
Về cán bộ giáo viên, nhân viên
Tổng số 20 CBGVNV trong trường, trong đó:
Cán bộ quản lý: 02, giáo viên đứng lớp: 12, cấp dưỡng: 03, văn thư thủ
quỹ: 01, kế toán: 01, bảo vệ: 01.
- Về độ tuổi bình quân của cán bộ giáo viên
Dưới 30 tuổi:


3 đ/c tỉ lệ 31,42%

Từ 30 – 40 tuổi:

3 đ/c tỉ lệ 31,42%

Từ 40 – 50 tuổi:

5đ/c tỉ lệ 35,71%

Từ 50 – 55 tuổi:

2đ/c tỉ lệ 31,42%

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Về đại học sư phạm mầm non:

8 đ/c tỉ lệ 61,5%

Về cao đẳng sư phạm mầm non:

02 đ/c tỉ lệ 15,4%

Về trung cấp sư phạm mầm non: 03đ/c tỉ lệ 23%( trong đó có 2 đ/c đang
theo học năm thứ 3 đại học sư phạm mầm non).
Về việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo
viên phải tích cực, chủ động trong tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm phát huy
4


4


được tối đa tính tích cực của trẻ. Muốn thực hiện được điều đó không chỉ đòi hỏi
giáo viên phải nắm chắc về nội dung, yêu cầu của chương trình, bên cạnh đó đồ
dùng, trang thiết bị, xây dựng môi trường phục vụ cho việc học tập và vui chơi
của trẻ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục.
- Về môi trường giáo dục:
Nội dung thống kê

Năm học

Tháng

Ghi

2016-2017

9/2017

chú

+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý
cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp,

100% trẻ

100% trẻ

giáo viên đối với trẻ và những người khác


80% GV đáp

95% đáp

luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

ứng tiêu chí

ứng tiêu chí

thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với
trẻ với những người xuang quanh
+ Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của

+ Giáo viên biết xây dựng môi trường 70 % giáo viên 90%

giáo

vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu thực hiện được viên

thực

cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện yêu cầu

hiện

được

cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học


yêu cầu

bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Trường có các khu vực trong nhà

Nhà trường đáp

Nhà trường

trường được quy hoạch theo hướng tận

ứng được 60%

đáp ứng

dụng các không gian để cho trẻ hoạt động

được 70%

phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các
góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang
tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự
lựa chọn và sử dụng sựu vật, đồ chơi để
thực hành, trãi nghiệm.
+ Giáo viên biết tạo cơ hội và khuyến

60% giáo viên

khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách


thực hiện được viên

thực

khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ

theo tiêu chí

được

5

70% giáo
hiện

5


hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới

theo tiêu chí

nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn
diện
+ Giáo viên biết tạo những điều kiện, cơ 65% giáo viên 70%

giáo

hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật


thực hiện được viên

thực

cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá

theo tiêu chí

được

trong môi trường an toàn.

hiện

theo tiêu chí

- Qua thống kê khảo sát thực tế về tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất và môi
trường giáo dục của nhà trường tương đối tốt. Song còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng cao về các tiêu chí “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Do
đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoa Huệ - Phường Đạt Hiếu Thị xã Buôn Hồ”.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Trước thực trạng về môi trường giáo dục của nhà trường thì mỗi cán bộ
quản lý và giáo viên cần được bồi dưỡng, học tập bằng nhiều biện pháp tích cực
khác nhau nhằm xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường đáp ứng với các
tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Nội dung của biện pháp:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên
Biện pháp 2: Tổ chức tham quan, học tập trường bạn, áp dụng thực hiện tại
đơn vị
Biện pháp 3: Tổ chức các hội thi và tích cực tham gia các hội thi do cấp
trên triển khai.
Biện pháp 4: Đảm bảo các nguyên tắc khi xây dựng môi trường giáo dục
cho trẻ.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
6

6


Cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên
Mỗi năm học đều có yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi năm khác nhau, kết
quả của năm sau bao giờ cũng đề ra cao hơn năm trước. Để đạt được mục tiêu đó
thì công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên là cực kỳ quan trọng.
Vì thế phải bố trí cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở
Giáo Dục và phòng giáo dục, trường triển khai đầy đủ, sau khi tham dự tập huấn,
dự chuyên đề nhà trường họp đánh giá rút kinh nghiệm và cùng thống nhất để
thực hiện.
Sau khi được tập huấn các chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng
kế hoạch tập huấn tại trường cho giáo viên nắm bắt kịp thời, đặc biệt chú trọng
đến các chuyên đề trọng điểm như: chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”. Trong đó nhà trường chú trọng nhiều hơn đến tiêu chí “Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vì trong thực tế nhà trường chưa đáp
ứng được tiêu chí này.
Xác định rõ về các tiêu chí cần đạt của chuyên đề để Ban giám hiệu trao

đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm cùng giáo viên đưa ra mục tiêu quyết tâm thực
hiện. Chính vì năm học 2017 – 2018 này đa số giáo viên của nhà trường đã biết
áp dụng các tiêu chí “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” từ lý
thuyết đi đến thực hành. Trong năm học nhà trường đã tổ chức được 3 đợt chuyên
đề cấp trường, mỗi đợt tập huấn đều chọn lựa giáo viên giỏi, có kinh nghiệm để
xây dựng tiết dạy thực hành
cho giáo viên trong nhà trường
tham dự và học tập. Sau mỗi
đợt chuyên đề đều tổ chức đánh
giá và rút kinh nghiệm.

7

7


Giáo viên tổ chức giờ dạy chuyên đề tại trường
Biện pháp 2: Tổ chức tham quan, học tập trường bạn, áp dụng thực hiện tại
đơn vị
Trước khi tổ chức tham quan chúng tôi đều thảo luận, tìm kiếm lựa chọn
rất kỹ mà những đơn vị mà trường đến tham quan. đồng thời quán triệt nhắc nhở
tinh thần, tư tưởng và định hướng cho giáo viên cần học tập những vấn đề: Xây
dựng môi trường trong và ngoài lớp, trang trí, tổ chức các hoạt động học, hoạt
động chơi, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để cho trẻ hoạt động. Đồng
thời sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường tổ chức cho giáo viên trao đổi
kinh nghiệm về những gì mình đã học tập được từ trường bạn để vận dụng cho
phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tránh tình trạng hời hợt, hình thức,
tốn kém lãng phí. Thực tế chúng tôi tổ chức tham quan 1 năm 3 lần. Tháng 9 và
tháng 10 tham quan 2 đơn vị, tháng 11 là 1 đơn vị, cụ thể:
Tháng 9: Tham quan xây dựng môi trường giáo dục và dự giờ 3 hoạt động

tại trường mầm non Hoa Hồng – thị xã Buôn Hồ
Tháng 10: Tham qua và dự giờ thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thành Công – Thành phố Buôn Ma Thuột.
Tháng 11: Tổ chức thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm gồm 3 hoạt động tại trường mầm non Hoa Huệ - thị xã Buôn Hồ, để các
trường bạn học tập và góp ý cho trường hoàn thiện tốt hơn.
8

8


Trong quá trình tham quan chúng tôi chia nhóm để đến được từng lớp, từng
nhóm để học tập, tham quan và khảo sát. Sau khi tham quan chúng tôi tiến hành
trao đổi với Ban giám hiệu và giáo viên của trường bạn về kinh nghiệm xây dựng
môi trường giáo dục cũng như việc áp dụng vào thực tế của đơn vị bạn để cho
giáo viên học tập và về xây dựng cũng như tổ chức các hoạt động tại trường
mình.

Tổ chức hoạt động cho trường bạn học tập
Biện pháp thứ 3: Tổ chức các hội thi và tích cực tham gia các hội thi do
cấp trên triển khai
9

9


Có thể nói biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức
các hội thi thường xuyên sẽ giúp giáo viên tự tin, phát huy hết khả năng, tâm
huyết của mình để đạt được những kết quả cao nhất. Nó có tác dụng thúc đẩy
phong trào thi của nhà trường càng mạnh và đi lên. Việc tổ chức hội thi có tác

dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều
kiện khẳng định mình trước tập thể và tạo mối quan hệ thân ái, giúp đỡ và học hỏi
để cùng tiến bộ.
Hàng năm nhà trường tổ chức các hội thi như: Thi giáo viên dạy giỏi; thi
đồ dùng dạy học; thi soạn giáo án; thi thiết kế môi trường giáo dục…Trong các
hội thi nhà trường luôn đưa các tiêu chí áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Đặc biệt chú trọng tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non.
Bên cạnh tổ chức các hội thi tại trường, nhà trường còn tích cực tham gia
các hội thi do cấp trên triển khai, ví dụ như Hội thi “Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm”. Từ hội thi do cấp trên phát động, cán bộ quản lý nhà
trường có thể quy tập được các giáo viên có tâm huyết để họ cùng đưa ra các ý
tưởng đóng góp xây dựng cho nhà trường một môi trường giáo dục an toàn và
phù hợp với nhà trường.
Từ các hội thi giáo viên nắm vững hơn cách lập kế hoạch, biết tận dụng các
nguyên vật liệu sẵn có, bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi cho lớp học; Biết sắp xếp
môi trường hợp lý; Biết tạo cơ hội cho trẻ khám phá…

Giáo viên làm đồ dùng dự thi
10

10


Biện pháp 4: Đảm bảo các nguyên tắc khi xây dựng môi trường giáo dục
cho trẻ
Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của
trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng
thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo
tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp

ứng các nhu cầu chính đáng.
Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp
với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch
không gian hiện có của nhà trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù
hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng... của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp,
hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp
với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa của từng vùng miền để tạo cơ hội
cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng môi
trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.

11

11


xây dựng góc chơi và bố trí góc chơi cho trẻ
Luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều
người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn
diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách
chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập- thử nghiệm với các
loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý
12

12


tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi,
lễ hội... để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.


Trẻ được trải nghiệm tham gia trong các hoạt động
Biện pháp 5: Huy động phụ huynh học sinh cùng chung tay xây dựng môi
trường giáo dục của nhà trường.
Trong thời điểm hiện nay chúng ta không được phép huy động phụ huynh
đóng góp tài chính để xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường vì đã có rất nhiều
13

13


văn bản chỉ đạo từ Bộ đến Sở, Phòng giáo dục về chấn chỉnh tình trạng lạm thu
trong nhà trường. Chính vì thế chúng ta cần thay đổi hình thức để huy động phụ
huynh. Hiện nay các nguồn nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương rất nhiều để
thiết kế, làm ra các sản phẩm và khu vui chơi cho trẻ rất đẹp. Chính vì thế chúng
tôi đã lên kế hoạch, thông báo đến phụ huynh để phụ huynh cùng tham gia đóng
góp như: lốp xe ô tô, xe máy, gỗ, đá sỏi, cát…Sau khi huy động vật liệu xong
chúng tôi tiếp tục huy động các phụ huynh đóng góp ngày công cùng với nhà
trường tham gia thiết kế làm khu vui chơi cho trẻ. Phụ huynh nào có tay nghề thì
làm việc chính, phụ huynh nào không có tay nghề thì làm việc phụ. Sự phối hợp
này vừa tiết kiệm được kinh phí cho nhà trường, đồng thời giúp cho phụ huynh
hiểu rõ hơn tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với trẻ mầm non là như
thế nào.

14

14


Phụ huynh cùng với nhà trường làm đồ chơi cho trẻ
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,

phạm vi và hiệu quả ứng dụng:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực hiện qua khảo nghiệm cho kết
quả như sau:
- Về CSVC trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học
Nội dung thống kê
Tổng số phòng học

Năm học 2016-2017

Tháng 4 năm 2018

hiện có của nhà

06

06

trường
Số đồ chơi ngoài trời

05

05

Số lớp có đủ đồ dùng

03

06


theo TT 02
Số lớp có góc chơi

Ghi chú

Từ 70% trở
lên

06

06

06

06

trong lớp đảm bảo,
phù hợp
Số lớp có góc chơi
thiên nhiên ngoài
trời
- Về môi trường giáo dục:
Nội dung thống kê
15

Tháng 9/2017

Tháng 4

Ghi

15


năm 2018

chú

+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý
cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp,

100% trẻ

100% trẻ

95% đáp ứng

98% đáp

thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với
trẻ với những người xuang quanh
+ Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của
giáo viên đối với trẻ và những người khác

luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
tiêu chí
ứng tiêu chí
+ Giáo viên biết xây dựng môi trường 90% giáo viên 95% giáo
vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu thực hiện được viên

thực


cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện yêu cầu

hiện

được

cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học

yêu cầu

bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Trường có các khu vực trong nhà

Nhà trường đáp

Nhà trường

trường được quy hoạch theo hướng tận

ứng được 70%

đáp ứng

dụng các không gian để cho trẻ hoạt động

được 90%

phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các
góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang

tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự
lựa chọn và sử dụng sựu vật, đồ chơi để
thực hành, trãi nghiệm.
+ Giáo viên biết tạo cơ hội và khuyến

70% giáo viên

95% giáo

khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách

thực hiện được viên

thực

khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ

theo tiêu chí

được

hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới

hiện

theo tiêu chí

nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn
diện
+ Giáo viên biết tạo những điều kiện, cơ 70% giáo viên 95%


giáo

hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật

thực hiện được viên

thực

cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá

theo tiêu chí

được

trong môi trường an toàn.
16

hiện

theo tiêu chí
16


Qua thực hiện các biện pháp và khi áp dụng các biện pháp trên, môi trường
giáo dục của nhà trường được cải thiện rõ rệt, giáo viên biết cách xây dựng môi
trường giáo dục và biết vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực
tế của nhà trường. Trẻ thích thú khi được đến trường, phụ huynh hiểu và chia sẻ
với giáo viên nhiều hơn; nhà trường đạt được kết quả cao trong hội thi “xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cấp thị xã đạt giải nhì, cấp tỉnh đạt giải B.


17

17


Một số hình ảnh về kết quả xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường
III. Kết luận
1. Kết luận
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoa Huệ - Phường
Đạt Hiếu - Thị xã Buôn Hồ” đã hoàn thành xuất sắc. Xuất phát từ những cơ sở lý
luận và thực tiễn của nhà trường, qua nghiên cứu các biện pháp nêu trên tôi đã
hoàn thành và đạt được mục đích, phương pháp nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm trong trường mầm non.
Những thực trạng, ưu điểm hạn chế tiến hành nghiên cứu thực hiện thành
công phải kể đến công lao hỗ trợ giúp đỡ của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà
trường, được sự chỉ đạo hỗ trợ của phòng giáo dục, sự tạo điều kiện giúp đỡ của
chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.
Như vậy việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoa Huệ - Phường Đạt
Hiếu - Thị xã Buôn Hồ”, là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Khi mà Bộ
18

18


giáo dục triển khai thực hiện chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”. Đó là mong muốn, của tất cả CBGV và lãnh đạo Phòng giáo dục.
2. Kiến nghị

Xuất phát từ nội dung nghiên cứu đề tài tôi xin kiến nghị một số vấn đề
sau:
Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo và Vụ mần non, Sở Giáo dục và đào tạo
cần bãi bỏ một số nội dung, văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay đối với bậc học mầm non
Phòng Giáo dục và đào tạo cần tích cực tham mưu với các cấp ban hành
kịp thời các văn bản có liên quan đến chế độ cán bộ nhà giáo.
Xác nhận của nhà trường

19

Người thực hiện

19



×