Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1542010044520 bai tap nang cao giao thoa song copdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.07 KB, 4 trang )

– Hotline: 1900.7012 Thầy NGÔ THÁI NGỌ ( />
KHOÁ SUPER-PLUS: LUYỆN THI THPT QG NÂNG CAO – MÔN: VẬT LÝ
Bài toán: BÀI TẬP NÂNG CAO GIAO THOA SÓNG
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website
[Truy cập tab: Khóa Học – KHOÁ SUPER-1: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2019 - MÔN: VẬT LÝ]
Câu 1: [ID:108893] Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp AB cùng pha cách nhau một đoạn 12 cm đang dao động
vuông góc với mặt nước tạo ra sóng với bước song 1,6 cm. Gọi C là một điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn
và cách trung điểm O của đoạn AB một khoản 8 cm. Hỏi trên đoạn CO, số điểm dao động ngược pha với nguồn là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Câu 2: [ID:108894] Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm với phương trình
dao động: u1 = u2 = cosωt cm. Bước sóng λ = 8 cm. Biên độ sóng không đổi. Gọi I là một điểm trên đường trung
trực của AB dao động cùng pha với các nguồn A, B và gần trung điểm O của AB nhất. khoảng cách OI đo được là
A. 0.
B. √156 cm.
C. √125 cm.
D. 15 cm
Câu 3: [ID:108895] Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng dao động với phương trình u =
Acos100πt (cm). Tốc độc truyền sóng trên mặt nước là v = 40 cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM = 9 cm và
BM = 7 cm. Hai dao động tại M do hai sóng từ A và từ B truyền đến có pha dao động
A. Ngược pha nhau.
B. Vuông pha nhau.
C. Cùng pha nhau.
D. Lệch pha nhau 450
Câu 4: [ID:108896] Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng
với phương trình uA= uB= Acos50πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung
điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng
tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
A. 10 cm.


B. 2√10 cm.
C. 2√2 cm.
D. 2 cm
Câu 5: [ID:108897] Hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha cách nhau AB = 40 cm, bước sóng λ = 3 cm. O
là trung điểm AB. M nằm trên trung trực của AB với OM = 20 cm. Trong khoảng M đến O có bao nhiêu điểm dao
động cùng pha với hai nguồn?
A. 1.
B. 4.
C. 5.
D. 3
Câu 6: [ID:108898] Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 14 cm đều dao động
theo phương trình u = acos(20πt) mm trên mặt nước. Biết Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,3 (m/s) và biên độ
sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm M nằm trên trung trực của S 1S2 ( không nằm trên S1S2 ) gần S1 nhất dao
động cùng pha với các nguồn cách nguồn S1 bao nhiêu?
A. 8 cm.
B. 9 cm.
C. 12 cm.
D. 6 cm
Câu 7: [ID:108899] Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình u A= uB=
4cos(10πt). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15 cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận
A, B làm tiêu điểm có AM1 = BM1 = 1 cm và AM2 – BM2 = 3,5 cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3 mm thì li độ
của M2 tại thời điểm đó là:
A. 3 mm.
B. -3 mm.
C. -√3 mm.
D. -3√3 mm
Câu 8: [ID:108900] Trên mặt nước có 2 nguồn sóng ngang cùng tần số 25 Hz cùng pha và cách nhau 32 cm, tốc
độ truyền sóng v = 30 cm/s. M là điểm trên mặt nước cách đều 2 nguồn sóng và cách N 12 cm (N là trung điểm
đoạn thẳng nối 2 nguồn). Số điểm trên MN dao động cùng pha 2 nguồn là:
A. 10.

B. 6.
C. 13.
D. 3
Câu 9: [ID:108901] Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A và B dao động đồng
pha với tần số là 16 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 24 cm/s. Xét hai điểm M, N nằm trên đường trung
trực của AB và cùng một phía của AB. Biết điểm M và điểm N cách A và B những khoảng lần lượt là 8 cm và 16
cm. Số điểm dao động cùng pha với hai nguồn nằm trên đoạn MN là
A. 6.
B. 4.
C. 7.
D. 5.
Câu 10: [ID:108902] Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước từ hai nguồn A,B có cùng tần số, cùng biên độ,
cúng pha. Gọi C là điểm nằm trên đường trung trực của AB sao cho ABC là tam giác đều. Biết bước sóng bằng độ
dài AB, như vậy trên đường cao CH có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với nguồn?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4

Group học tập: />
Trang 1


– Hotline: 1900.7012 Thầy NGÔ THÁI NGỌ ( />
Câu 11: [ID:108903] Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau A và B cách nhau một khoảng AB = 24 cm.
Các sóng có cùng bước sóng λ = 2,5 cm. Hai điểm M và N trên mặt nước cùng cách đều trung điểm của đoạn AB
một đoạn 16 cm và cùng cách đều 2 nguồn sóng và A và B. Số điểm trên đoạn MN dao động cùng pha với 2 nguồn

A. 6.
B. 7.

C. 8.
D. 9.
Câu 12: [ID:108904] Hai tâm dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng một chất
lỏng. Cho S1S2 = ℓ. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1, S2 lên p lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp
trên S1S2 có biên độ dao động cực đại sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên p lần.
B. Giảm đi p lần.
C. Không thay đổi.
D. Giảm đi 2p lần.
Câu 13: [ID:108909] Cho hai nguồn sóng dao động giống hệt nhau, với biên độ 2 cm. Khoảng cách giữa hai nguồn
là 60 cm, bước sóng là 20 cm. Coi biên độ không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm dao động với biên
độ 3 cm trong khoảng hai nguồn là
A. 24.
B. 12.
C. 3.
D. 6
Câu 14: [ID:108910] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều
hòa cùng pha, cùng tần số 40 Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm
nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực AB một khoảng ngắn nhất bằng bao
nhiêu?
A. 27,75 mm.
B. 26,1 mm.
C. 19,76 mm.
D. 32,4 mm
Câu 15: [ID:108911] Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m, I là trung điểm
của AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100 m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với
AB. Tìm M thuộc d và gần P nhất dao động với biên độ cực đại (tìm khoảng cách MP)?
A. 65,7.
B. 57,7.
C. 75,7.

D. 47,7
Câu 16: [ID:108912] Trên mặt chất lỏng tại hai điểm A, B cách nhau 17 cm có hai nguồn kết hợp, dao động theo
phương thẳng đứng với phương trình: uA = uB = 2cos(50πt) cm (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất
lỏng là 1,0 m/s. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực tiểu.
Khoảng cách MA nhỏ nhất bằng
A. 2,25 cm.
B. 1,5 cm.
C. 3,32 cm.
D. 1,08 cm
Câu 17: [ID:108913] Hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương vuông góc với mặt nước với phương trình u
= Acos(200πt) (mm). Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA - MB = 12
mm và vân bậc k + 3 (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA - NB = 36 mm. Tốc độ truyền sóng là
A. 4 m/s.
B. 0,4 m/s.
C. 0,8 m/s.
D. 8 m/s.
Câu 18: [ID:108914] Ở mặt nước có hai nguồn sóng A,B dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có
phương trình u = acosωt, cách nhau 20 cm với bước sóng 5 cm. I là trung điểm AB. P là điểm nằm trên đường trung
trực của AB cách I một đoạn 5 cm. Gọi (d) là đường thẳng qua P và song song với AB. Điểm M thuộc (d ) và gần
P nhất, dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách MP là
A. 2,5 cm.
B. 2,81 cm.
C. 3 cm.
D. 3,81 cm
Câu 19: [ID:108915] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động
điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A,
bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một
khoảng bằng bao nhiêu?
A. 26,1 cm.
B. 9,1 cm.

C. 9,9 cm.
D. 19,4 cm
Câu 20: [ID:108916] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp
dao động điều hòa với cùng tần số, cùng pha nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của
AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên
mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao
động với biên độ cực tiểu:
A. 2,41 cm.
B. 4,28 cm.
C. 4,12 cm.
D. 2,14 cm
Câu 21: [ID:108917] Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 trên mặt chất lỏng cách nhau a = 2 m dao động điều hòa
cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng 1 m. Điểm A trên mặt chất lỏng nằm cách S1 một khoảng d và AS1┴S1S2.
Giá trị cực đại của d để tại A có được cực đại của giao thoa là.
A. 2,5 m.
B. 1 m.
C. 2 m.
D. 1,5 m

Group học tập: />
Trang 2


– Hotline: 1900.7012 Thầy NGÔ THÁI NGỌ ( />
Câu 22: [ID:108918] Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B, cách nhau khoảng AB = 20(cm)
đang dao động vuông góc với mặt nước với tần số 50 Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s.xét các điểm
trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A bán kính AB. Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách
đường trung trực của AB một khoảng gần nhất là bao nhiêu?
A. 2,125 cm.
B. 2,225 cm.

C. 2,775 cm.
D. 1,5 cm
Câu 23: [ID:108919] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt
nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần
tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 89 mm.
B. 10 mm.
C. 15 mm.
D. 85 mm.
Câu 24: [ID:108920] Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 1 đoạn a = 30 cm dao động điều hòa
theo phương thẳng đứng cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét các
điểm thuộc đường tròn tâm S1 bán kính S1S2. Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường
trung trực S1S2 một khoảng ngắn nhất là:
A. 2,85 cm.
B. 3.246 cm.
C. 3,15 cm.
D. 3.225 cm
Câu 25: [ID:108921] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 20 cm dao động cùng biên
độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc
đường tròn tâm A, bán kính AB, dao động với biên độ cực tiểu cách đường thẳng AB một đoạn gần nhất một đoạn
bằng bao nhiêu?
A. 18,67 mm.
B. 4,9675 mm.
C. 5,975 mm.
D. 4,9996 mm.
Câu 26: [ID:108922] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với
phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần lượt là 50 Hz và 90 cm/s. Khoảng cách
giữa hai nguồn S1S2 = 8 cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt
chất lỏng thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ

cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần lượt là
A. 0,84 cm và 10,45 cm. B. 0,84 cm và 16,87 cm.
C. 0,95 cm và 10,54 cm. D. 1,65 cm và 16,87 cm.
Câu 27: [ID:108923] Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m, I là trung điểm
của AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100 m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với
AB. Tìm M thuộc d và gần P nhất dao động với biên độ cực đại ( Tìm khoảng cách MP)
A. 65,7.
B. 57,7.
C. 75,7.
D. 47,7
Câu 28: [ID:108924] Trên mặt chất lỏng, tại A và B cách nhau 9 cm có hai nguồn dao động kết hợp: uA = uB = 0,5
cos100πt (cm).Vận tốc truyền sóng v = 100 cm/s. Điểm cực đại giao thoa M trên đường vuông góc với AB tại A là
điểm gần A nhất. Khoảng cách từ M đến A là
A. 1,0625 cm.
B. 1,0025 cm.
C. 2,0625 cm.
D. 4,0625 cm
Câu 29: [ID:108925] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương
trình: u1 = u2 = acos40πt (cm) , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4 cm trên mặt
nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm
dao dộng với biên độ cực đại là:
A. 3,3 cm.
B. 6 cm.
C. 8,9 cm.
D. 9,7 cm
Câu 30: [ID:108926] Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 11 cm. Tại điểm M cách các nguồn
A,B các đoạn tương ứng là d1 = 18 cm và d2 = 24 cm có biên độ dao động cực đại. Giữa M và đường trung trực của
AB có 2 đường cực đại. Hỏi đường cực đại gần nguồn A nhất sẽ cách A bao nhiêu cm?
A. 0,5 cm.
B. 0,4 cm.

C. 0,2 cm.
D. 0,3 cm
Câu 31: [ID:108927] Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40 cm dao động cùng pha. Biết
sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10 (Hz), vận tốc truyền sóng 2 (m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường
vuông góc với AB tại đó M dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là:
A. 20 cm.
B. 30 cm.
C. 40 cm.
D. 50 cm
Câu 32: [ID:108928] Trên mặt chất lỏng, tại A và B cách nhau 9 cm có hai nguồn dao động kết hợp u A = uB =
0,5cos100πt (cm). Vận tốc truyền sóng v =100 cm/s. Điểm cực đại giao thoa tại M gần A nhất trên đường qua A và
vuông góc với AB, cách A bằng
A. 1,0625 cm.
B. 1,0025 cm.
C. 2,0625cm.
D. 4,0625 cm

Group học tập: />
Trang 3


– Hotline: 1900.7012 Thầy NGÔ THÁI NGỌ ( />
Câu 33: [ID:108929] Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 40 Hz và cách nhau 10 cm.
Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,6 m/s. Xét đường thẳng By nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Điểm
trên By dao động với biên độ cực đại gần B nhất là:
A. 10,6 mm.
B. 11,2 mm.
C. 12,4 mm.
D. 14,5 mm
Câu 34: [ID:108930] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động

điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A,
bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một
khoảng bằng bao nhiêu?
A. 26,1 cm.
B. 9,1 cm.
C. 9,9 cm.
D. 19,4 cm
Câu 35: [ID:108931] Hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha S1 và S2 cách nhau 2,2 m phát ra hai sóng có bước sóng
0,4 m, một điểm A nằm trên mặt chất lỏng cách S1 một đoạn L và AS1  S1S2. Giá trị L nhỏ nhất để tại A dao động
với biên độ cực đại là:
A. 0,4 m.
B. 0,21 m.
C. 5,85 m.
D. 0,1 m
Câu 36: [ID:108932] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp
dao động điều hòa với cùng tần số, cùng pha nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của
AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên
mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao
động với biên độ cực tiểu:
A. 2,41 cm.
B. 4,28 cm.
C. 4,12 cm.
D. 2,14 cm
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A
11.C
21.D
31.B

2.B

12.B
22.C
32.A

3.A
13.B
23.B
33.A

4.B
14.A
24.A
34.A

5.D
15.B
25.D
35.B

6.B
16.C
26.B
36.D

7.D
17.C
27.B

8.D
18.B

28.A

9.D
19.A
29.D

10.A
20.D
30.A

HỆ THỐNG CÁC KHÓA HỌC MÔN LÝ – 2019 TẠI HOC24H.VN
 Khóa SUPER-1: LUYỆN THI THPT QG 2019:
/>
 Khóa SUPER-PLUS: CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO VẬT LÝ 2019:
/>
 Khóa SUPER-2: LUYỆN ĐỀ THI THỬ THPT QG 2019:
/>
 Khóa LUYỆN ĐỀ BẮC TRUNG NAM 2019:
/>
 Khóa SUPER-3: TỔNG ÔN CẤP TỐC THI THPT QG 2019:
/>
 Khóa 2K2: CHINH PHỤC KIẾN THỨC VẬT LÝ 11:
/>
 Khóa 2K2: LUYỆN THI NÂNG CAO VẬT LÝ 11:
/>
 Khóa 2K3: CHINH PHỤC KIẾN THỨC VẬT LÝ 10:
/>
 Khóa 2K3: LUYỆN THI NÂNG CAO VẬT LÝ 10:
/>
Group học tập: />

Trang 4



×