Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.04 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
--------

BÀI GIỮA KỲ: MÔN DANH HỌC

ĐỀ TÀI
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG CÁC TÊN GỌI ĐỊA DANH
HIỆN NAY VÙNG TÂY NGUYÊN
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phương Anh

1856020002

Hồ Minh Anh

1856020014

Nguyễn Ngọc Bảo Châu

1856020017

Phạm Thị Thúy Kiều Diễm

1856020021

Đinh Thị Hải Hậu



1856020033

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

1856020039

Nguyễn Anh Khoa

1856020045

Bùi Xuân Quỳnh

1856020068

Trần Đặng Phương Thảo

1856020077

Lê Đức Trí

1856020087

Tháng 05 năm 2020, TP. Hồ Chí Minh
1


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
STT
1

2
3
4
5
6
7

Họ và tên
Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Phạm Thị Thúy Kiều Diễm
Đinh Thị Hải Hâu
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Hồ Minh Anh
Trần Đặng Phương Thảo
Bùi Xuân Quỳnh

8

Lê Đức Trí

9

Nguyễn Thị Phương Anh

10

Nguyễn Anh Khoa

Nội dung công việc
Địa lý vùng Tây Nguyên, giải thích các địa danh ở

tỉnh Đăk Nông
Lịch sử tên gọi – văn hóa vùng Tây Nguyên, giải
thích các địa danh ở tỉnh Gia Lai
Các dân tộc thiểu số và ngôn ngữ vùng Tây
Nguyên, giải thích các địa danh ở tỉnh Kon Tum
Giải thích các địa danh ở tỉnh Đăk Lăk, thực trạng
hiện nay trong việc sử dụng địa danh ở vùng Tây
Nguyên
Giải thích các địa danh ở tỉnh Lâm Đồng, hướng
giải quyết thực trạng sử dụng địa danh ở vùng Tây
Nguyên, kết luận lại một số đặc điểm của địa danh
vùng Tây Nguyên. Tổng hợp bài cả nhóm.

2


PHẦN I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VÙNG TÂY NGUYÊN
1. Địa lý vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên là một trong 3 vùng của miền Trung - Việt Nam. Là vùng duy nhất
không giáp biển.Tây Nguyên là một vùng cao nguyên, chia thành hai vùng và bao
gồm các tỉnh. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là
một cao nguyên liền kề. Vùng phía Bắc Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia
Lai. Vùng phía Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí
hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương
ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao
hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Diện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn km vuông, dân
số 5,8 triệu người vào năm 2019.
Nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa

mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3
và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở
các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao
nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi
cao.
2. Lịch sử tên gọi - văn hóa vùng Tây Nguyên
2.1. Lịch sử tên gọi
Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và nay, số
61B, tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi
công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu
tự trị của các sắc tộc thiểu số và có nhắc đến Tây Nguyên.
Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị
hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ, nên có tên là vùng Cao nguyên Trung Kỳ.
Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này là Les Hauts Plateaux du Sud (Cao nguyên
miền Nam). Thời Nhà Nguyễn, vùng đất này được thuộc về Châu Thượng Nguyên
(bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là
3


một phần Tây Nguyên ngày nay).
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành
chính cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ
trong khi người Pháp thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương (Pays Montagnard du
Sud-Indochinois) năm 1946.
Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành
chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng
quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều Cương thổ kể từ năm 1950. Tại
vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế.
Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập
nền Đệ Nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sáp nhập vào Trung phần và

được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng
hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975.
2.2.

Văn hóa vùng Tây Nguyên

Cách nấu cơm bằng những nồi đất nung, ăn món cháo chua vào bữa trưa. Khi đi
làm rẫy, cháo chua thường được đựng trong vỏ quả bầu khô mang theo. Thức ăn
thông thường là muối ớt, cá khô, thịt thú ăn được và các loại rau rừng. Tập quán:
Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người M'nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng
thích rượu cần và thuốc lá cuốn. Phong tục: Tục cà răng, căng tai, nhuộm răng đen và
ăn trầu,…Tục lệ ma chay: ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau
khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên.
Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang.
Các lễ hội: lễ hội Đâm trâu, tết mừng lúa mới, lễ Cơm mới. Lễ hội thường diễn ra
vào những ngày nông nhàn, mọi người được nghỉ ngơi.
Hôn nhân gia đình: Chế độ mẫu hệ, họ mẹ, vợ giữ vị trí chính, nhưng Cha mẹ về
già thường ở với con gái út. Sau lễ cưới, vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận
giữa hai gia đình. Người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng
họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.
Người M'Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới
xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Người M'Nông thích nhiều
con, nhất là con gái. Phong tục cũ sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
4


Nhà cửa: Người M'Nông có nhà trệt là chính, chân mái thường buông xuống gần
đất, có kiến trúc mái cửa vòm như cửa tò vò, trông rất đẹp mắt. Nhà người M'Nông là
nhà dài, ảnh hưởng kiến trúc người Êđê. Thông thường, mỗi ngôi nhà là nơi cư trú
của nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống về phía mẹ.

3. Các dân tộc thiểu số và ngôn ngữ vùng Tây Nguyên
3.1. Các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm
85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại
chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước. Trong đó dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (không kể
đến dân tộc Kinh) theo thống kê năm 2009 gồm:

STT

Dân tộc

Số người

Tỉ lệ
(%)

STT

Dân tộc

Số người

Tỉ lệ (%)

1

Gia Lai

670, 141


13,1

10

Thái

40, 566

0,8

2

Ê Đê

304, 794

6

11

Mạ

38, 377

0,75

3

Ba Na


204, 784

4

12

Mường

35, 544

0,7

4

Cơ Ho

15, 993

0,31

13

Dao

35, 176

0,69

5


Nùng

15, 362

0,3

14

Giẻ
Triêng

31, 784

0,62

6


Đăng

113, 522

2,22

15

Hoa

23, 882


0,47

5


7

Tày

14, 798

0,29

16

Chu Ru

48, 656

0,95

8


Nông

89, 562

1,75


17

Dân tộc
khác

64, 491

1,26

9

Mông

48, 877

0,96

Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người
Jrai và Êđê sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ XX sau Cuộc di
cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần. Trong số gần một triệu dân di cư từ
miền Bắc thì Chính phủ Quốc gia Việt Nam đưa lên miền cao nguyên 54.551 người,
đa số tập trung ở Đà Lạt và Lâm Đồng.
Từ đó nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (người Kinh) ở Tây
Nguyên như Ba Na, Jrai, Êđê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông.. Chính quyền Việt
Nam Cộng hòa gọi chung những dân tộc này là “đồng bào sắc tộc” hoặc “người
Thượng”; “Thượng” có nghĩa là ở trên, “người Thượng” là người ở miền cao hay
miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên
miền Trung. Danh từ này mới phổ biến từ đó thay cho từ ngữ miệt thị cũ là “mọi”.
3.2.


Ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ở vùng Tây Nguyên

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà dân tộc học, các dân tộc bản địa ở Dak Lak
thuộc hai hệ ngôn ngữ: Môn-Khơme và Nam đảo.
Cư dân thuộc ngôn ngữ Môn-Khơme có: M’nông, Bana, Xê Đăng, Hrê, Co, BruVân Kiều, Giẻ Triêng, Cơ Ho, Mạ, Chơ Ro, Khơme… Cư dân thuộc ngôn ngữ Nam
đảo có: Êđê, Giarai, Chăm, Chu Ru, Ra Glai… Riêng chữ viết của các dân tộc bản
địa ở Dak Lak: Êđê, M’nông, Gia Rai đã được ra đời vào trước những năm 20 của thế
kỷ 20, do các nhà truyền giáo của người Pháp đã dựa vào bộ chữ La tinh để xây dựng
nên chữ viết của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
Bộ chữ của người Êđê được hình thành do công lao đóng góp vô cùng quan trọng
của hai nhà giáo, trí thức dân tộc Êđê là Y Jút H’Wing (1885-1934) và Y Út Niê
Buôn Rít (1891-1961) đã dựa vào hệ thống chữ cái La tinh và kế thừa thành tựu của
6


một số cố đạo nước ngoài khi xây dựng chữ viết Bana, Giarai và hệ thống quy tắc
chữ Quốc ngữ (nhất là quy tắc ghi vần) để xây dựng chữ viết Êđê. Từ năm 1923-1925
hai nhà giáo, trí thức Y Jút H’Wing và Y Út Niê Buôn Rít mới xây dựng xong bộ chữ
viết Êđê. Năm 1935, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định công nhận bộ
chữ Êđê bằng mẫu tự La tinh và cho phép sử dụng rộng rãi ở vùng người Êđê cư trú.
Đây là một bộ chữ khá hoàn hảo, cho đến nay bộ chữ này vẫn đứng vững mà không
cần có những cải tiến quan trọng.
Như đã đề cập, các người được xem là bản địa của Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ
Nam Á và Nam Đảo. Mỗi nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này (Nam Á) hay ngữ hệ
khác (Nam Đảo) đều có vốn từ vựng riêng của mình và thông thường với một bộ
phận giống nhau hay tương đồng – cùng ít nhiều biến đổi về ngữ âm hay ngữ nghĩa –
trong từng nhóm. Tuy nhiên do cùng sinh tụ từ lâu trong một khu vực địa lý – lịch sử,
lại có trạng thái cư trú kề cận hoặc xen kẽ nhau bộ phận, nên các tộc người thuộc hai
ngữ hệ này lại có cùng vốn từ vựng chung đáng kể. Đó là những đơn vị từ vựng
thuộc lớp từ phản ánh đặc trưng khu vực văn hóa: bia – công chúa (Mn, Ja); coh –

băm (Mn) – côh – cuốc – (Ja, Ed); ha/há – hả (Mn, Ja, Ed); ndâd – khép, đóng, bịt
(Mn), kă – buộc (Ed, Ja); mcah – vỡ, đánh vỡ (Ed), pơcah – vỡ (Ja); cah – vỡ (Mn);
mplư – lừa, gạt, đánh lừa (Mn), mplư – lừa (Ed), plư – lừa (Ja); mpăr - bay (Mn) pơr,
por – bay (Ja), phiơr – bay (Ed); rah – rắc (Ja), ruh rah – rắc (Ed), mbrah – rắc, rảy;
rong – nuôi (Mn), rong (Ed, Ja) – nuôi.
Phía tây của Tây Nguyên là biên giới Việt Lào. Tây Trường Sơn về cơ bản là
nơi cư trú của các tộc người Lào Thơng, cũng thuộc ngữ hệ Nam Á. Tuy nhiên, về
mặt quốc gia Lào Thơng thuộc cộng đồng nhân dân Lào, có cùng ngôn ngữ phổ
thông là tiếng Lào, nên trong ngôn ngữ của họ có một tỷ lệ tiếng Lào đáng kể. Khi
giao tiếp với người Lào, dù là Lào Thơng hay là Lào Lùm (thuộc nhóm ngôn ngữ
Thái – Lào), các tộc người Tây Nguyên của Việt Nam cũng tiếp nhận một số từ ngữ
của Thái Lào. Những từ ngữ Thái – Lào được du nhập vào các thứ tiếng Tây Nguyên
ít khi giữ nguyên hình thức ngữ âm và dung lượng ngữ nghĩa của ngôn ngữ cấp, mà
thường có ít nhiều biến đổi, mặc dù vẫn giữ một số đặc trưng ngữ âm và ngữ nghĩa
của từ gốc. Chẳng hạn: chặp (L, Th) – xếp, chồng, dồn lại > cặp (Ed) – bó; cơnăp (Ja)
– bó; Khịt (L,Th) – nghĩ > git (Mn) – biết, am hiểu; la (L, Ta) – trễ, muộn > la (Mn) –
trễ, không kịp, êla (Ed) – muộn; Pết (L,TH) – (con) vịt > bip (Mn, Ed, Ja) – (vịt); xup
(L) – Úp, chup (Ta) – cái nón > Kup (Mn) – đậy, úp, pơkup (Ja) – úp, đậy, mơkup,
kup (Ed) up; phung (L,Th) – bầy > phung (Mn, Ed, Ja) – đàn, bầy , bọn. Có những
thực từ trong các ngôn ngữ Lào, Thái khi đi vào các ngôn ngữ Tây Nguyên được
7


dùng với tư cách thực từ, vừa với tư cách từ công cụ. Chẳng hạn như trường hợp từ
phung trong tiếng Êđê còn được dùng như yếu tố biểu hiện số nhiều của đại từ xưng
hô: phung drei – chúng ta, phung hmei – chúng tôi.
Như vậy, chỉ với một vài dẫn chứng về từ ngữ chúng ta cũng đã có thể nhận thấy
ở khu vực Tây Nguyên, không chỉ có quá trình tiếp xúc, giao lưu chặt chẽ giữa các
tộc người thuộc hai gia đình ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo, mà quá trình này còn
diễn ra giữa các tộc người sinh sống ở Tây Nguyên với bên ngoài. Với hệ Lào, Thái

thì sự tiếp xúc hẳn là diễn ra trực tiếp vì hình thái cư trú kề cận nhau. Còn bằng con
đường nào các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc Ấn gia nhập vào ngôn ngữ Tây Nguyên
là câu hỏi cần có sự phối hợp để tìm ra minh chứng của những chuyên ngành khoa
học mới có lời đáp chắc chắn và thỏa đáng. Riêng về mặt ngôn ngữ, các cứ liệu đã
dẫn cho ta nhận xét: quá trình tiếp xúc giao lưu ấy là khá sâu, vì lớp từ vựng du nhập
này bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất lẫn tinh thần và thấm sâu vào những loại
hình văn hóa dân gian rất đặc thù của Tây Nguyên.

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ GIẢI THÍCH MỘT
8


SỐ ĐỊA DANH CỦA VÙNG
1. Địa danh học là gì? Địa danh là gì
Địa danh học là khoa nghiên cứu các địa danh về mặt nguồn gốc, sự phát triển, ý
nghĩa nội dung, hình thức tên gọi cách chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
và những vấn đề liên quan đến hệ thống hoá và sử dụng địa danh. Địa danh học nằm ở
vị trí tiếp giáp giữa các khoa học địa lí, ngôn ngữ học và lịch sử. Địa danh học đã
được biết đến từ lâu, song phần lớn các công trình nghiên cứu mới bắt đầu trong thế
kỉ 20. Trong ngôn ngữ học, Địa danh học là bộ môn từ vựng học nghiên cứu tên và
cách đặt tên các danh từ địa lí như tên sông, núi hoặc tên quốc gia và các địa danh
khác.
Địa danh là từ hoặc ngữ dùng để gọi tên các nhóm đối tượng:
- Các đối tượng tự nhiên: sông, suối, núi...
- Các đơn vị hành chính: tên quốc gia, tỉnh, thành phố...
- Các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều: cầu, công viên...
- Vùng không xác định rõ ranh giới: khu vực, vùng, miền...
2. Đặc điểm địa danh vùng Tây Nguyên và giải thích một số địa danh
2.1.


Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới
khoảng 260 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi;
phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng
Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện
hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có
vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon
Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7
dân tộc tại chỗ gồm: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre
(Hrê). Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái,
Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, HMông, Dao, Lào, Giáy; từ miền Trung có các dân
tộc như: Cơ Tu, Cor, Vân Kiều, Ra Glai, Co Ho, Ê Đê, Tà Ôi; từ miền Nam có 02 dân
9


tộc là Hoa, Khơ Me.
Xuất phát từ những dân tộc thiểu số khu vực này chủ yếu là người Ba Na, Xơ
Đăng,… cho nên các địa danh ở khu vực Kon Tum cũng có những ngữ nguyên các
dân tộc thiểu số như đã nêu. Sau đây chúng tôi, xin giải thích nguồn sốc tên gọi “Kon
Tum”.
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của
người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum)
có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR.
Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các
làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai
con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là
Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ

nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư,
nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng
mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một
làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo
tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (“Kon” là làng, “Tum” là hồ, ao, bàu
nước,...).
a. Địa danh đơn vị hành chính:
Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 9 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã,
bao gồm 10 phường, 7 thị trấn và 85 xã, cụ thể là:
-

Thành phố Kon Tum: 10 phường, 11 xã. Thành lập năm 2009.
Huyện Đắk Glei: 1 thị trấn, 11 xã. Thành lập năm 1975.
Huyện Đắk Hà: 1 thị trấn, 10 xã. Thành lập năm 1994.
Huyện Đắk Tô: 1 thị trấn, 8 xã. Thành lập năm 1975.
Huyện la H’Drai: 3 xã. Thành lập năm 2015.
Huyện Kon Plông: 9 xã. Thành lập năm 1975.
Huyện Kon Rẫy: 1 thị trấn, 6 xã. Thành lập năm 2002.
Huyện Ngọc Sồi: 1 thị trấn, 7 xã. Thành lập năm 1994.
Huyện Sa Thầy: 1 thị trấn, 10 xã. Thành lập năm 1975.
Huyện Tu Mơ Rông: 11 xã. Thành lập năm 2005.

Tên địa danh
hành chính

Giải thích

10



Đắk Hring (xã)
Đắk Long (xã)
Đăk Phía (làng- xã
Ngọc Réo)
Đăk Tô (huyện)

Ia H'Drai (huyện)

Kon Hra (làng)
Kon Plông (huyện)

Kon Rẫy (huyện)

Măng Búk (xã)

Măng Cành (xã)
Plei Tơ Nghia
(làng)

"Đăk" theo tiếng Ba na nghĩa là "nước", Hring là một cái tên
bình thường được đặt cho con suối.
"Đăk" theo tiếng Ba na nghĩa là "nước", “Long” nghĩa là
“đầm lầy”.
“Phía” có nghĩa là nứa, nguồn nước ở nơi có nhiều nứa nên
đặt tên "làng nứa".
Đăk Tô là tên gọi của dòng suối nước nóng trong vùng cư trú
của đồng bào dân tộc Sedang. Theo tiếng dân tộc Ba na,
“Đắk” có nghĩa “nước”, còn “Tô” nghĩa là “nóng”. Trong tổ
chức xã hội truyền thống, người Sedang cư trú thành từng
làng; làng của người Sedang thường gắn với lưu vực các con

sông dòng suối hay quả đồi, ngọn núi và tên gọi của làng
cũng được đặt theo tên địa danh các ngọn núi, hay dòng sông
con suối đó.
(Đọc là "Za Hơ-dờ-rai", theo tiếng Jarai) là một huyện vùng
biên giới nằm ở phía tây nam tỉnh Kon Tum. “Ia” trong tiếng
Jarai nghĩa là “thác”. “H’Drai” nghĩa là “trẻ”.
Tiếng Ba na thì “Kon” là làng, “Hra”là cây sung, làng này có
nguồn nước dưới tán cây sung nên gọi là Kon Hra.
Khởi đầu là tên của một làng dân tộc có địa thế trên núi cao
khá đặc biệt: Làng nhảy. “Kon” có nghĩa là làng, “Plông” là
nhảy. Vùng núi ở đây có vách đá dựng. Đất không có mặt
bằng. Người dân tộc tử lâu đời đi lại không bình thường, phải
nhảy từ gộp đá này sang tảng đá khác. Có một làng ở trên cao
triền núi. Muốn lên đó, người ta phải phóng mình nhảy lên và
khi muốn xuống, người ta cũng phải nhảy xuống, vì vậy mới
có tên là làng nhảy Kon Plông.
Tên Kon Rẫy vốn được người Xơ Đăng Tơdrăk đặt cho ngôi
làng của mình. Từ gốc là Kon Braih, nghĩa là “Làng Cát”. Về
sau người Kinh viết lại là Kon Rẫy cho dễ đọc.
Theo tiếng Xê Đang “Măng” nghĩa là “cái cổng. “Búk” nghĩa
là “mục nát”. Nên ta có thể hiểu “Măng Búk” nghĩa là cổng
mục nát.
“Cành” nghĩa là rộng lớn. Măng Cành còn gọi là “Tơ-măng
Kănh”, được hiểu là vùng đất bằng phắng nhưng rộng lớn.
Nghĩa là làng cây kơ nia. Tiếng Jarai thì “Plei” nghĩa là làng,
“Tơ Nghia” nghĩa là cây kơ nia. Theo giải thích của ông A
Jar, khi thành lập làng này, thì nguồn nước của người làng
11



nắm dưới tán cây kơ nia, nên đặt tên Tơ Nghia.
b. Địa danh chỉ địa hình:
Tên địa danh chỉ
địa hình
Đăk Ke (thác)

Đăk Pne (suối)

Kôi Tó (thác_

Lò Xo (đèo)

Măng Đen (đèo)

Pa Sỹ (thác)

Giải thích
Theo truyền thuyết dòng suối chảy xuống thành thác là khu
vực hay có dê núi, dê rừng tới uống nước nên được người địa
phương gọi là Kơi keh. Sau này thác nước được người Kinh
gọi là thác Đăk Ke, được ghép từ chữ ĐăkrLô và Kơi Keh.
Đăk nghĩa là nước, Keh nghĩa là Dê núi, dê rừng
Suối Đăk Long chảy ngược dòng nhập vào ngã 3 sông Đăk
Pne, vì thế người dân thường gọi là thác Đăk Pne. Đây là
nguồn sông từ đỉnh núi cao nhất nhập về sông Đăk Bla ->
sông Sê San -> Sông Mê Kông và chảy về Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Nằm ở thôn 7, xã Đắk Kôi. Theo lời kể của các già làng xưa
kia thác được dân làng gọi “Thác Nước Tui” nhưng sau khi
có một chàng trai Xơ Đăng, tên là A HTó ở một làng khác

đem lòng yêu thương một cô gái trong làng Kon Trăng Nó,
nhưng bị gia đình cô gái phản đối, chàng trai buồn rầu ra về,
lúc đi ngang qua con thác đang chảy rất dữ, chàng trai đã bị
chết đuối. Từ đó trở về sau, bà con đã đổi tên “Thác Nước
Tui” thành “Thác Kôi Tó” ngày nay.
Tên gọi Lò Xo do bộ đội Trường Sơn đặt thời đánh Mỹ, bởi
nó xoắn ốc vắt ngang một trong những truông núi cao nhất
nhì thuộc dãy Trường Sơn, giống một chiếc lò xo.
Tên gọi Măng Đen là chệch âm từ tiếng Mơ-nâm “Tơ-măng
Dieng”. “Tơ-măng” có nghĩa vùng đất tương đối bằng phẳng
(ngay trên đỉnh núi, đỉnh đèo mà được như vậy, coi như bằng
phẳng), “Dieng” có nghĩa là nhỏ, hẹp, trọng” . Măng Đen là
tên gọi chệch của địa danh “T’ Măng Deeng” theo cách gọi
của tộc người thiểu số Mơ Nâm, vùng Đông Bắc Tây
Nguyên. T’Măng có nghĩa là nơi ở hoặc vùng; Deeng là thần
linh. T’Măng Deeng dịch ra tiếng Kinh là nơi bằng phẳng trú
ngụ của các thần linh.
Thác Pa Sỹ được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng
Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm
12


Văn Rơi (đèo)

Viôlắc (đèo)

c.

Địa danh công trình xây dựng:


Tên địa danh
công trình xây
dựng
Cầu Kroong
Cầu treo Kon Klor

Thủy điện Đắk Lô,
Đắk Ne, Đắk Pia
Thủy điện
Pleikrông
2.2.

nơi đây có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng.
Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.
Tên gọi đèo Văn Rơi có nhiều cách giải thích, đến nay vẫn
chưa thống nhất, kể cả từ nguyên ngữ Xê Đăng lẫn cách Việt
hóa. “Văn” là Việt hóa từ “Váng” nghĩa là đèo, truông; “Rơi”
là Việt hóa từ “Hro” hoặc “Hroh”, có nghĩa là “đủ sức, có
khả năng”, hoặc “vượt qua, ra khỏi”- ý chỉ sự thử thách phải
vượt qua con dốc tức.
Viôlắc là cách phát âm kiểu Việt hóa. Theo cách gọi của bà
con các dân tộc thiểu số tại chỗ, Viôlắc có nghĩa là “nơi bị
chặn lại”, vì trước khi được mở đường và nắn sửa rộng
thoáng thì nơi đây là điểm vô cùng nhiêu khê, hiểm trở,
người ở trên phía cao và dưới thấp muốn đến thăm nhau
không dễ vượt qua.

Giải thích

“Kroong” nghĩa là “sông”, đơn giản hiểu là cầu bắt qua sông

lớn.
“Kon” tiếng Ba na là “làng”, “klor” nghĩa là “cây gòn”.
Trước đây dọc sông Đắk Bla có rất nhiều cây gòn, và ngôi
làng Kon Klor cũng được đặt tên theo loài cây này. Lịch sử
nhà rông Kon Klor đã có từ xa xưa, khi cộng đồng người Ba
Na đến đây sinh sống đã cùng nhau dựng nhà rông làm chỗ
sum họp.
Tương tự như cách giải thích trên, “Đắk” nghĩa là “sông”
trong tiếng dân tộc Ba na. Còn các từ “Lô”, “Ne” và “Pia”
hình thành từ tên riêng.
“Plei” tiếng jarai là làng, “krong” là sông

Gia Lai

13


Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình
700 - 800m so với mực nước biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với hơn 90 km đường biên giới quốc gia, phía
Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai (còn gọi là Jơrai, Gia Rai), đây
tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Dân số tỉnh Gia Lai có 1.213.750 người
(số liệu thống kê năm 2008) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong
đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar
(13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường...Dân tộc Jrai (Jơrai, Jarai, Gia Rai) là
một trong 5 tộc người (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) Mã Lai - Đa Đảo (Malayo
- Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồng bằng ven
biển Trung Bộ.
a. Địa danh đơn vị hành chính:

Tên địa danh
hành chính
Ayun Pa (thị xã)

Chư Prông (huyện)

Chư Sê (huyện)

Giải thích
Địa danh Ayun Pa là tên gọi được ghép từ tên hai con sông là
sông Ayun và sông Pa (sông Ba), do vị trí địa lý nằm ở ngã ba
sông nơi sông Ayun hợp lưu với sông Ba. Ayun Pa có các tên
cũ là Cheo Reo, Phú Bổn, Hậu Bổn.
Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng - núi
Chư Prông. Chư Prông theo tiếng Jrai có nghĩa là "ngọn núi
lớn", "chư" là ngọn núi, "prông" là lớn.
“Chư” là thành tố để chỉ núi đồi. “Sê”: Đầu thế kỷ XX, con
đường từ Tuy Hòa, qua Cheo Reo lên Pleiku chỉ là một
đường đất nhỏ. Những thương nhân người Kinh thường dùng
ngựa để chở hàng hóa, nhu yếu phẩm và muối từ đồng bằng
lên bán cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Đến
đoạn đường đèo quanh co này, phần vì mệt, phần vì khát
nước và đói cỏ, nhiều con ngựa đã không trụ nổi mà chết tại
đây. Thấy nhiều ngựa bị chết trên đoạn đèo này, dân những
làng gần đó gọi núi này là “Chư Axeh”. Trong cách nói của
người Jrai và Bahnar, chữ “A” đứng đầu câu thường bị
“nuốt” mất, nên chỉ còn nghe được từ “Xeh”, từ đó, những
người không thuộc chủ nhân của ngôn ngữ này tiếp nhận và
đọc chệch là “Sê”.
14



Đăk Đoa (huyện)

Kon Chiêng (xã)

Mang Yang
(huyện)

Plei Ku (thành
phố)

Đak Đoa là biến âm từ tên một dòng suối mà người Bahnar
gọi là đak Doa (đọc là Toa), chảy qua làng Bahnar cùng tên
(đe Doa). Ngôi làng và dòng suối này hiện thuộc xã Đak Sơ
Mei, huyện Đak Đoa. Những người Bahnar ở xã Đak Sơ Mei
và Đak Krong hiện nay vẫn phát âm tên làng là Doa, nhưng
trong các văn bản, tên của làng đã được viết là Đe Đoa.
Những người ở địa phương giải thích, Doa có thể là tên của
người lập làng.
Đúng ra phải gọi là Kong Chiêng, vì trong tiếng Bahnar,
“Kong” là núi,“Chiêng” nghĩa là chiêng. Vì thế, núi Kon
Chiêng là tên gọi gắn liền với bộ chiêng thần và tên xã cũng
bắt nguồn từ đó.
Trong tiếng Gia Lai thì “Mang”có nghĩa là cổng, “Yang” có
nghĩa là trời. Vậy “Mang Yang” có nghĩa là cổng trời. Tên
huyện được đặt theo tên một con đèo nổi tiếng là đèo Mang
Yang, trên quốc lộ 19 thuộc địa phận của huyện.
Phân tích cách viết tên “Plei-Kou-Derr”, Tên “Pleiku” ngày
nay là được viết từ việc biến đổi cách viết “Plei-Kou”. Còn

cái đuôi “Derr”, tra từ điển Pháp – Việt, không có từ “Derr”.
Như vậy, “Derr” ở đây chính là một yếu tố của từ tiếng Jrai.
Trở lại với cái tên “Plei-Kou-Derr”, có thể đây chính là từ
“Plơi Kơdưr” được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp. “Plơi”
tiếng Jrai nghĩa là “Làng”. Còn “Kơdưr” có hai nghĩa. Nghĩa
thứ nhất là “hướng bắc”, nghĩa thứ hai là “trên cao”. Cả hai
nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa
vùng đất sinh sống của người Jrai là phía Nam của Pleiku, từ
Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ
cao hơn so với các làng khác của người Jrai. Như vậy, “Plơi
Kơdưr” nghĩa là “Làng Bắc” hoặc “Làng Thượng” (trên cao).
Về việc phiên tự “Kơ” thành “Kou” có thể là do lúc đó chưa
cơ ký tự “ơ” như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự “ou”
để đọc là “ơ”. Còn “Dưr” được viết thành “Derr” có thể là do
lúc đó chưa có ký tự “ư” nên viết thành “e”.

b. Địa danh chỉ địa hình:
Tên địa danh chỉ
địa hình

Giải thích

15


Chư Đăng Ya (núi Theo những người Jrai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới
lửa)
chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa
là "Củ gừng dại".
Hàm Rồng (núi)

Theo quan điểm của TS Nguyễn Thị Kim Vân thì hình dáng
ngọn núi nhìn từ phía Tây Nam giống con rồng nên "Hàm
Rồng" là biến âm từ cách gọi ngọn núi này của người Jrai,
Bahnar.
Theo quan điểm, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền
với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông
xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly,
chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo
khó.
c.

Địa danh công trình xây dựng:

Tên địa danh
công trình xây
dựng
Nhà máy thủy điện
Yaly

Biển Hồ

2.3.

Giải thích

“Ya” là một thành tố chỉ sông nước. “Ly” theo tương truyền
rằng, ngày xưa nàng H’ly đã chết vì khóc thương nhớ người
yêu không trở về, dòng nước mắt của nàng đã chảy thành
thác.
Hay còn gọi là hồ Tơ Nưng, T’nưng, Tơ Nueng hay Ea

Nueng (chữ “Ea” trong tiếng Êđê có nghĩa là “nước”). Người
địa phương gọi là T'Nưng có nghĩa là "biển trên núi”. Theo
các nhà khoa học thì hồ T'nưng chính là miệng núi lửa đã
ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Người ta gọi
nơi đây là Biển Hồ vì hồ rộng bao la, khi cơn gió thoảng qua,
mặt hồ gợn những đợt sóng mạnh mẽ như biển vậy.

Đắk Nông

Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông, phía Tây Nam của vùng
Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý:
11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông
Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và
16


Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là
tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 645.401, có 08 đơn vị hành chính
cấp huyện, thị xã. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày,
Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các
dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đắk Nông: tiếng M'Nông có nghĩa là Nước (đất) của người M'Nông. Theo giải
thích của một thành viên trên Diễn Đàn Viện Việt Học: Dak Nông: vùng Đất (nước,
lãnh thổ) của con người (Mơnông). Đây là ý kiến hợp lý (hiện chưa có tài liệu lý giải
khác) vì Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông. Có đến 38,9% tổng
số người M’Nông tại Việt Nam.
a. Địa danh đơn vị hành chính:
Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Tỉnh Đắk Nông có

8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.
- Thành phố Gia Nghĩa (tỉnh lỵ)
- Huyện Cư Jút: 1 thị trấn và 7 xã, huyện lỵ là thị trấn Ea T'ling
- Huyện Đắk Mil: 1 thị trấn và 9 xã, huyện lỵ là thị trấn Đắk Mil
- Huyện Đắk Glong: có 7 xã, huyện lỵ là Quảng Khê
- Huyên Đắk Song: có 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Đức Anh
- Huyện Đắk R’Lấp: có 1 thị trấn và 10 xã, huyện lỵ là thị trấn Kiến Đức
- Huyện Krông Nô: có 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Đắk Mâm
- Huyện Tuy Đức: có6 xã, huyện lỵ là Đắk Buk So
Tên địa danh
hành chính
Cư Jút (huyện)

Giải thích
Theo tiếng Ê Ðê, nói (đọc) “Chư Jút” (có vùng, thổ âm nặng
hơn nên “Chư” đọc là “Chứ”) nghĩa là “núi trúc”- núi có cây
trúc. Ðây cũng là tên của một ngọn núi tại vùng phía tây sông
Sêrêpốk, thuộc địa bàn huyện Chư Jút hiện nay Khi thành lập
xã Chư Jút, chính quyền địa phương đã lấy “Chư Jút” – Núi

17


ĐắK Mil (huyện)
Gia Nghĩa (thành
phố)

Trúc làm tên cho địa phương vì vùng này là nơi cư trú của
đồng bào Ê Ðê. Khi thành lập huyện Chư Jút, thì “Chư Jút” –

Núi Trúc cũng được lấy làm tên cho huyện vì phần lớn các
xã, thị trấn được tách ra từ xã Chư Jút (cũ); trong đó có xã
Trúc Sơn cũng là Núi Trúc theo âm Hán Việt. Có thể do một
lý do nào đó trong khâu kỹ thuật soạn thảo văn bản nên chữ
“Chư” đã không được viết đúng ngữ Ê Ðê nên đã thành chữ
“Cư”(vì không có dấu “á” trên đầu chữ “C”) và từ đó, mọi
người lại nói (đọc) theo âm Việt nên từ “Chư” đã thành “Cư”
Được hình thành từ cách Việt hóa địa danh sở tại Đức Minh
thành Đắk Mil
Ta có thể hiểu Gia Nghĩa: dịch nôm tiếng Việt là nhà của dân
Quảng Ngãi.Gia Nghĩa là nơi định cư của một số người Việt
ở Quảng Ngãi.

b. Địa danh chỉ địa hình:
Tên địa danh chỉ
địa hình
Ea Snô (hồ)

Hồ Tây Đắk Mil

Đray Sáp (D’ray
Sap)

Giải thích
Thuộc địa bàn xã Đắk D’rồ (Krông Nô, Đắk Nông) có diện
tích 14.119 ha được hình thành do hoạt động núi lửa. Đây là
khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc bản địa M’nông,
Ê đê... Theo lời kể của già làng Y Thi ở bon Jốc Ju, xã Nâm
Nung (Krông Nô), hồ Ea Snô có nghĩa là “hồ chồng vợ”.
Là một hồ nước bán nhân tạo ở huyện Hồ được hình thành

vào năm 1940 do thực dân Pháp quy hoạch để phục vụ cho
dự án trồng cà phê tại Việt Nam. Do hồ nằm sát phía Tây thị
trấn Đăk Mil theo hướng đi về thị trấn Gia Nghĩa- Đắk Nông
cho nên mới có tên “Hồ Tây Đắk Mil” đã được nhiều người
địa phương sử dụng, lâu ngày thành quen và trở thành tên gọi
chính thức của hồ. Ngoài tên gọi Hồ Tây, hồ còn được gọi là
hồ Đăk Mil theo tiếng Ê Đê và hồ Đức Minh theo cách gọi
bằng tiếng Việt.
Sở dĩ có tên như thế là do dòng sông Sê-Rê-Pôk chia làm hai
nhánh là Krông Knô (Krông là sông, Knô là đực) và Krông
Ana (Ana là cái). Dòng chảy nhánh sông đực đã tạo ra thác
D’ray Sap, và sông cái tạo ra thác D’ray Nur. D’ray Sap,
nghĩa là thác khói (D’ray là thác, Sap là khói).
18


Gia Long (thác)

Trinh Nữ (thác)

Liên Nung (thác)

Tà Đùng (núi)

2.4.

Bắt nguồn với tên gọi Đray Sáp Thượng, cũng bởi nó nằm ở
nơi bắt nguồn dãy thác Dray Sáp. Tuy nhiên, để đến được
thác Gia Long cần đi qua thác Dray Sáp và khu rừng đặc
dụng nguyên sinh tự nhiên.Theo như truyền thuyết kể lại

rằng, khi xưa Vua Gia Long đã đến đây để thưởng ngoạn
cảnh thác. Từ đó người dân đã dùng tên vua để thay thế cho
tên Dray Sáp Thượng.
Thác Trinh Nữ là một thác nước trên dòng sông Krông Nô,
thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Có tên như thế là do
trong một buôn làng của người M’nông, có nàng H’wing
xinh đẹp tựa mặt trời, yêu một chàng trai khỏe mạnh trong
buôn. Nhưng tình yêu của họ bị trắc trở, không đến được với
nhau. Vì đã từng hẹn thề sống chết có nhau, đôi trai gái đã
quyết định trầm mình xuống dòng thác bạc. Người dân quanh
vùng vì cảm động trước hành động đó, đã đặt tên cho dòng
thác là Thác Trinh Nữ
Là dòng thác duy nhất của dòng suối Đắk Ninh, bắt nguồn từ
những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, uống vào thì khỏe
mạnh, chống lại được bệnh tật. Theo tiếng địa phương thì
Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.
Ngày xưa bon B’Nâm mỗi khi gặp bão dân làng đều bị chìm
trong nước trở nên khốn khổ. Thương họ già làng Tang Klao
Ca mới mời 2 anh em thần Dit và Dri đến giúp, sau khi 2
người họ đến thì gặp thần Cột Vồng (cai quản đất) để xin vài
ngọn núi để che chắn bảo về dân làng và được đồng ý cả hai
dùng mây kéo núi, núi kéo về trước gọi là núi Cha, về sau là
núi Mẹ. Sau khi thành công dân làng bày cúng lễ vật và ăn
mừng, sau 1 đêm bỗng nhiên có trận tuyết bao trùm đến sáng
hôm sau mọi thứ lễ vật đều biến thành đá. Sỡ dĩ xảy ra như
thế là do già làng không mời thần Ba Trặ nên ông nổi giận và
muốn thoát khỏi dân làng phải cúng tế. Sau khi thực hiện
xong, xung quanh núi Cha mọc rất nhiều cây mía. Từ đó
người dân đổi tên núi Cha thành núi B’Nâm Tào Dung (núi
có cây mía to). Về sau mới đổi lại thành núi Tà Đùng.


Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
19


Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt
nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Đắk
Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá
riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với
những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông;
các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản
trường ca Tây Nguyên,…
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các
huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea H'leo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên
Buôn Ma Thuột.
Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện
phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
Tên gọi Đắk Lắk có nguồn gốc từ tiếng dân tộc M'Nông có nghĩa là Hồ nước;
Đăk: nước; Lăk: hồ. Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc. Người M'Nông hay còn gọi là
người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'NôngBu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Sống tập
trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là một trong số các địa
danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theovgóc độ nhìn nhận của ngôn ngữ
học, dân tộc học hay xã hội học. Báo của tỉnh dùng từ Dak Lak, Cổng thông tin điện
tử lại là Đắk Lắk.
a. Địa danh đơn vị hành chính:
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã
và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường
và 12 thị trấn.

- Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ): 13 phường và 8 xã
- Thị xã Buôn Hồ: 7 phường và 5 xã
- Huyện Buôn Đôn: 7 xã, Ea Wer (huyện lỵ)
- Huyện Cư Kuin: 8 xã, Dray Bhăng (huyện lỵ)
- Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã, Quảng Phú (huyện lỵ)
- Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã, Ea Drăng (huyện lỵ)
- Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã, Ea Kar (huyện lỵ)
- Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã, Ea Súp (huyện lỵ)
20


- Huyện Krông Ana: 1 thị trấn và 7 xã, Buôn Trấp (huyện lỵ)
- Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã, Krông Kmar (huyện lỵ)
- Huyện Krông Búk: 7 xã, Chư Kbô (huyện lỵ)
- Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã, Krông Năng (huyện lỵ)
- Huyện Krông Pắk: 1 thị trấn và 15 xã, Phước An (huyện lỵ)
- Huyện Lắk: 1 thị trấn và 10 xã, Liên Sơn (huyện lỵ)
- Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã, M'Đrắk (huyện lỵ)
Tên địa danh
Giải thích
hành chính
AKô Đhông (buôn) Là buôn của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, AKô
Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở
đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea
Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ
của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn
được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Alê (buôn)
Là buôn ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Về sau,
chia làm hai buôn Alê A, Alê B. Alê gốc Ê Đê, có nghĩa là

“tre”
Buôn Đôn (huyện) Buôn Đôn có nguồn gốc từ tiếng Ê Đê và Lào. Buôn trong
tiếng Ê Đê là “làng”; Đôn trong tiếng Lào là “đảo”; vậy Buôn
Đôn là “làng đảo”. Gọi là đảo vì núi cao, nổi trên biển mây
như hòn đảo, tương tự Tam Đảo ở miền Bắc.
Buôn Hồ (huyện)
Buôn trong tiếng Ê Đê là “làng”. “Hồ” là từ Thuần Việt dùng
để chỉ chỗ chứa nước. Ý nghĩa là chỉ làng này có nhiều nước.
Buôn Ma Thuột
Còn gọi là Ban Mê Thuột, Bản Mê Thuột. Buôn Ma Thuột
(thành phố)
gốc Ê Đê, dạng gốc là Buôn Ama Thuột: Buôn là “làng”;
Ama Thuột là “cha anh Thuột”, và có nghĩa chung là “làng
do ông Thuột làm tù trưởng”. Còn Ban, Bản chỉ là biến âm
của Buôn (như vạn-muôn); Mê bắt nguồn từ cách đọc từ
tiếng Pháp Monsieur (me-si-eu), nghĩa là “ông”.
Buôn Trấp
Là thị trấn của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Trấp
(thị trấn)
gốc Ê Đê và Khmer. Buôn: làng; Trấp có dạng gốc Pang trap,
là “chỗ trũng, ngập nước, có sình lầy, nhỏ hơn bưng”
Chư Kbang (xã)
Là xã của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, gốc Gia Rai, nghĩa là
“núi cây gòn”.
Cư M’gar (huyện) Chư M’Gar gốc Ê Đê, M'nông, nghĩa là “núi trọc, không có
cây”
21


Drang Pôk (buôn)


Buôn Drang Pôk của xã Krông Na, huyện Buôn Đôn được
đặt theo tên chủ buôn đầu tiên là Y Drang và vợ là H’Fôk
Ea H’leo (huyện)
(/Ya H’Leo/Ea Hơ Leo) đây vốn là tên sông bắt nguồn từ tỉnh
Đắk Lắk, vượt qua biên giới Việt - Campuchia, rồi đổ vào
sông Xrê Pôc. Ea H’Leo gốc Ê Đê, nghĩa là “sông nàng
H’Leo”.
Krông Ana (huyện) Đây vốn là tên sông trong tỉnh Đắk Lắk, chi lưu của sông
Sêrêpôk, là hợp lưu của nhiều sông Krông Buk, Krông Pắc,
Krông Bông, Krông Kmar. Diện tích lưu vực 3.960km
vuông, dài 215km. Krông Ana gốc Ba Na, M'nông. Krông:
sông; Ana: cái, vợ. Krông Ana (sông cái/vợ), đối ứng với
Krông Nô (sông chồng).
Krông Buk (huyện) Theo tiếng Ê Đê thì Krông là suối, sông nhỏ; Buk là tóc.
Krông Buk có thể hiểu là “Suối tóc”
Krông Năng
Vốn là tên sông ở tỉnh Đắk Lắk, bắt nguồn từ khối núi Chư
(huyện)
Tul, đổ vào sông Ba ở vùng ranh giới 2 tỉnh Gia Lai và Phú
Yên. Cũng viết Krông H’Nang.
Krông Nô (xã)
Là tên xã của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Krông Nô gốc Ba
Na, M'nông. Dạng gốc là Krông Knô. Krông: sông; Knô:
đực/chồng. Krông Nô là dạng tỉnh lược, có nghĩa sông đực/
chồng, đối ứng với Krông Ana (sông vợ)
M’Đrắk (huyện)
M'Đrắk gốc Ê Đê, vốn là tên người

b.


Địa danh chỉ địa hình:

Tên địa danh chỉ
địa hình
Chư Đrao (núi)
Chư Kuên (núi)
Chư M’Gar (núi)

Giải thích

Chư Đrao gốc Ê Đê Chư Krao, nghĩa là “núi chim sáo”
Ở tỉnh Đắk Lắk, Chư Kuên gốc Ê Đê nghĩa là “núi vượn”.
Đây cũng là tên huyện của tỉnh, Chư M’Gar gốc Ê Đê,
M'nông, nghĩa là “núi trọc, không có cây”
Chư Mnga (núi)
Chư Mnga gốc Ê Đê, là “núi hoa”
Chư Yang (núi)
Ở tỉnh Đắk Lắk có núi mang tên Chư Yang, cao 769m. Chư
Yang gốc Ê Đê, nghĩa là “núi thần”
Chư Yang Sin (núi) Là núi ở vùng ranh giới hai huyện Krông Bông và Lắk, tỉnh
Đắk Lắk, cao nhất (2.442m) trong vùng Nam Trường Sơn.
22


Cư H’lăm (đồi)

Đắc Búc So (thác)
Dray Nur (thác)


Chư Yang Sin là tiếng Ê Đê, Gia Rai, có nghĩa là “núi cổng
trời”
Là tên gọi theo tiếng của người Ê Đê ở Đắk Lắk. “Cư” có
nghĩa là núi, còn “H'Lăm” là để chỉ tội loạn luân, hôn nhân
trái đạo đức giữa những người họ hàng gần. Đồi Cư H'Lăm
được dân làng ở đây coi là một ngọn núi thiêng với truyền
thuyết hấp dẫn tồn tại từ đời này sang đời khác
Gốc M'nông, nghĩa là “suối có con chó bị chết ngộp”

Mang nghĩa là thác Cái. Do vậy, danh thắng này còn được
gọi là thác Vợ. Thác Draynur được ít người biết đến vì lầm
tưởng nằm trong cụm thác Draysap nhưng thực ra khi đến
đây dòng sông Serepok chia ra làm hai nhánh nhỏ đổ xuống
hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.
Ea Drăng (chỉ lưu) Là chi lưu của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Lắk. Đây còn là thị
trấn, huyện lỵ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Ea Drăng gốc
Ê Đê, nghĩa là “sông phượng hoàng”
Ea Kan (suối)
Ea Kan gốc Ê Đê, nghĩa là “suối cá”.
ÊaNiêng (suối)
ÊaNiêng được đặt theo tên của người lập buôn Niêng.
Hồ Lăk
Theo ngôn ngữ của dân tộc M'nông thì từ “Lăk” có nghĩa là
“Nước”. Hồ Lắk còn gọi có tên gọi khác là hồ Lạc Thiện,
nằm ngay thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, cách trung tâm Buôn
Ma Thuột 56 km về phía Nam trên quốc lộ 27 đường đi Đà
Lạt.
Krông H’Mlai
Sông ở huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Krông H’Mlai gốc Ê
(sông)

Đê, nghĩa là “sông nàng H’Mlai”. Cách đặt tên dựa theo tên
nhân vật chính trong truyện cổ dân gian.
Krông H’Nang
Ở tỉnh Đắk Lắk có sông Krông H’Nang ở huyện cùng tên.
(sông)
Krông H’Nang gốc Ê Đê, nghĩa là “sông nàng H’Nang”
Krông Năng (sông) Sông bắt nguồn từ khối núi Chư Tul, đổ vào sông Ba ở vùng
ranh giới 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Cũng viết Krông
H’Nang. Krông Năng gốc Ba Na, có nghĩa là “sông chảy
chậm”.
Yôk Đôn (núi)
Là núi ở xã Krông A Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, đây
là quê hương của những người săn bắt và thuần dưỡng voi
nổi tiếng. Yôk Đôn gốc M'nông và Lào. Yôk (Mơ Nông) là
“núi”; Đôn (Lào) là “đảo”. Sở dĩ gọi thế vì núi nổi cao trên
biển mây như hòn đảo. Tương tự dãy núi Tam Đảo ở Bắc Bộ

23


c.

Địa danh công trình xây dựng:

Tên địa danh
công trình xây
dựng
Cầu Krông Búk

Chùa sắc tứ Khải

Đoan

Hồ Ea Kao

Hồ Ea Nhái

Tháp Chàm Yang
Prong

2.5.

Giải thích

Cầu bắc qua sông Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Krông Búk cũng
là tên huyện của tỉnh Đắk Lắk, Krông Búk gốc Ba Na,
M'nông, nghĩa là “sông tóc” (dòng sông trong truyền thuyết
về mái tóc của người con gái).
Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa
lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm
ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên
được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ
tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng hậu.
Được gọi theo tên của dòng suối Ea Kao, đây là một trong
hai dòng suối lớn tạo nên thắng cảnh của hồ. Ea Kao là cách
gọi của đồng bào dân tộc Ê Đê: Ea có nghĩa là nước, Kao có
nghĩa là không bao giờ cạn.
Cái tên này được đặt do ngay bên cạnh buôn Nhái, đi sâu
thêm nữa là buôn Riêng B và Riêng A của cộng đồng người Ê
Đê. Trong tiếng Ê Đê, Ea có nghĩa là suối
Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại) còn gọi là Tháp chàm

Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea
Súp, tỉnh Đắk Lắk

Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương
đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung
lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ
nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Lâm Đồng nằm
trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế
24


cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5
thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch
vụ và chăn nuôi gia súc.
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc
khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%,
đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%,
Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống
thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. Chính vì thế tên các địa danh của Lâm
Đồng cũng có ngữ nguyên từ các dân tộc thiểu số mà chủ yếu ở đây đó là dân tộc
K’ho.
Trước hết, xin được giải thích về địa danh tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, có hai cách
để giải thích địa danh này:
Thứ nhất, có thể hiểu đơn giản bằng cách kết hợp hai từ chiết có ý nghĩa này lại
với nhau. Cụ thể như sau: thành tố trước “Lâm” có nghĩa là rừng, còn thành tố sau
“Đồng” có nghĩa là khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc
vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Cho nên sự kết hợp “Lâm Đồng”

này chỉ là để phản ánh đúng điều kiện địa lý tại vùng đất này trong giai đoạn trước.
Thứ hai, còn có giả thuyết đưa ra rằng: “Lâm Đồng” chính là sự kết hợp từ
“Lâm” trong tỉnh Lâm Viên, từ “Đồng” ở trong tỉnh Đồng Nai Thượng. Điều này có
thể được tìm thấy trong lịch sử hình thành của tỉnh Lâm Đồng như sau: 31/10/1920:
xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh
Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai
Thượng về Đà Lạt. 08/01/1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lỵ
tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh. 19/05/1958, chính quyền Việt Nam Cộng
hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần
đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. 02/1976, sáp nhập tỉnh
Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới.

a. Địa danh đơn vị hành chính:
Lâm Đồng được chính thức được thành lập vào tháng 02 năm 1976. Hiện nay,
tỉnh này có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện, bao gồm:

25


×