SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề thi có 02 trang, gồm 09 câu)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM 2010
Môn : HÓA HỌC
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 01/4/2010
Câu 1 : (2,5 điểm)
Có các chất sau : Cu, CuO, Mg, CuCO
3
, Al
2
O
3
, SiO
2
, Fe(OH)
3
. Hãy cho biết
chất nào tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
loãng sinh ra :
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
c) Dung dịch màu xanh, không có khí bay ra.
d) Dung dịch màu vàng nâu.
e) Dung dịch không màu
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2,5 điểm)
Cho A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ, trong đó có C là chất khí có khả năng
kích thích quả mau chín và phân tử của nó chứa 1 liên kết kém bền. X, Y, Z là những
muối hữu cơ và A là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Hãy xác định công thức
cấu tạo thích hợp của A, B, C, D, X, Y, Z và viết phương trình hóa học theo sơ đồ sau
( ghi điều kiện nếu có)
C
→
9
D
→
1
CH
3
COOH
2
8
5
Z
B
¬
7
A
¬
6
X
¬
4
Y
3
Câu 3: (2,0 điểm)
Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời
gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Dẫn khí axetilen qua dung dịch brom màu da cam.
Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ.
Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các
phương trình hoá học (nếu có).
Câu 4 : (2,0 điểm)
a) Viết 8 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp FeCl
2
.
b) Có 2 dung dịch Ba(OH)
2
và MgSO
4
đựng trong 2 lọ mất nhãn. Chọn 4
thuốc thử mà mỗi thuốc thử được dùng có thể phân biệt được 2 dung dịch trên (không
chọn chất chỉ thị màu là quì tím, phenolphtalein). Viết phương trình phản ứng.
Câu 5: (1,5 điểm)
Hỗn hợp gồm Fe
2
O
3
và CaCO
3
, làm thế nào để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
Câu 6 : (2,5 điểm)
Có 3 chất khí X,Y, Z. Mỗi chất gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3
nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Y phản ứng được với kiềm,
Trang 1/2
X và Z không có phản ứng với kiềm. X tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra Y và
một chất khác. Z không cháy trong oxi.
a) Xác định công thức phân tử các chất X,Y,Z.
b) Trình bày cách nhận biết ba bình đựng riêng biệt ba khí trên.
Câu 7 : (2 điểm)
Cho m
1
gam Na tác dụng với p gam nước thu được dung dịch NaOH nồng độ
a%.
Cho m
2
gam Na
2
O tác dụng với p gam nước cũng thu được dung dịch NaOH
nồng độ a%.
Lập biểu thức tính p theo m
1
, m
2
.
Câu 8: (2,5 điểm)
Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công
thức C
x
H
2x - 2
(x ≥ 2), có tỉ lệ số mol là 2:1. Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng
25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi
vào 1000 gam dung dịch Ca(OH)
2
7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa, đun sôi
dung dịch không thấy có thêm kết tủa xuất hiện.
a) Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử
cacbon.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa.
Câu 9: (2,5 điểm)
Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe hòa tan trong dung dịch CuSO
4
, sau
phản ứng thu được dung dịch A và 1,84 gam chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH
dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra, đem nung nóng trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được 1,2 gam chất rắn D gồm MgO và Fe
2
O
3
. Tính khối lượng Mg và
Fe ban đầu.
Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Ca = 40, Cu = 64, Fe = 56
Hết
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm.
Trang 2/2