Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

vandung tu tuong HCM ve van hoa va rut ra bai hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.6 KB, 7 trang )

b)Quá trình vận dụng đối với bản thân:
1.Đạo đức mới:
Bản thân tôi từ nhỏ đã được học hỏi,được thầy cô dạy bảo nhiều điều về văn
hóa mà cụ thể là nền tảng cho sự phát triển sau này.
Từ nhỏ bản thân đã được tiếp thu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
các tư tưởng văn hóa tiến bộ của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua “ 5 điều Bác Hồ
dạy “. Đối với mỗi học sinh thì đây là một trong những bài học cơ bản đầu tiên về
một nếp sống có văn hóa và cần phải làm những gì để trở thành một con người có
văn hóa.
Điều đầu tiên mà theo tư tưởng của Hồ chủ tịch và cũng là điều đầu tiên tôi
được học chính là “Yêu tổ quốc,yêu đồng bào”.Trong cuộc sống thường ngày, có
một bộ phận không nhỏ nhiều bạn trẻ hiện nay không có hoặc chưa ý thức được về
tinh thần của lòng yêu nước và tình thương đối với đồng bào. Ý thức được điều đó
nên để rèn luyện và cũng như phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, tôi
thường hay đọc và tìm hiểu về các hoạt động xã hội thông qua các bài báo địa
phương, các thông tin ở nhà trường và qua đó nắm được tình hình sơ bộ của xã hội
cộng đồng ở trường và địa phương. Thêm vào đó, việc khi có thông báo về một
hoạt động sắp diễn ra tôi thường xem xét nếu không vướng bận việc học hay làm
thì tôi sẽ tham gia và đồng thời kêu gọi, tuyên truyền bạn bè cùng tham gia, qua đó
củng cố cho cả bản thân và những người xung quanh về tính đoàn kết cũng như
việc nắm bắt thông tin của đất nước,xã hội thông qua những mục đích, ý nghĩa của
hoạt động đó. Không nhất thiết phải là những hoạt động, hành động to lớn mới thể
hiện được tình yêu tổ quốc, đồng bào mà tôi chủ yếu tham gia những hoạt động
mang tính thiết thực như hiến máu nhân đạo ở trường hoặc cơ sở đang ở (kí túc
xá), các hoạt động cộng đồng do nhà trường tổ chức như “Xuân tình
nguyện”,”Mùa hè xanh”,”Tiếp sức mùa thi”…Quan điểm của tôi là cứ làm tốt
những việc nhỏ thì dần dần những việc đó sẽ có đủ sức ảnh hưởng đến những việc
lớn và ý thức cộng đồng.
Tiếp theo, học và làm việc cũng là một trong những điều cần chú trọng nhất.
Vì sự học là một trong những công cụ tốt nhất để tu dưỡng, xây dựng, vun trồng
nên ý thức đạo đức của một con người. Hiện nay có nhiều bộ phận học sinh,sinh


viên có những quan niệm phải nói là tiêu cực trong học tập và lao động như “


Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Đây là một dấu hiệu
đáng báo động về lối tư duy trong học tập, lao động. Bản thân tôi đã nhìn thấy rất
nhiều trường hợp như vậy nên để rèn luyện tinh thần, đạo đức trong học tập, lao
động của bản thân tôi cũng tự đề ra những phương pháp rèn luyện cho riêng mình.
Trước hết, trong quá trình học tập tôi đã tự đề ra phương pháp”thời hạn”,trong một
thời gian cụ thể phải hoàn thành xong một mục tiêu cụ thể như : bài tập về nhà, bài
trong ngày,…Tiếp theo đó, để củng cố tính tự giác, tính trách nhiệm tôi thường rủ
bạn bè học nhóm, làm bài tập cùng hoặc “học đua”, qua đó kèm cặp lẫn nhau và
rèn luyện tính trách nhiệm với bản thân,với người khác. Chỉ cần một vài hành động
đơn giản như vậy nhưng đó là nền tảng cơ bản của bản thân để tạo nên sự kỉ luật,
tính tự giác trong học tập, lao động. Thêm vào đó, tôi chỉ sử dụng máy tính khi thật
sự cần, hạn chế giải trí trên máy tính, điện thoài và dùng thời gian rảnh vào những
sở thích nhẹ nhàng như chăm sóc cá,cây,chim,động vật…Vừa thư giãn hiệu quả
vừa có tính kinh tế. Điều này khắc phục được những ham muốn đua đòi của bản
thân và đồng thời rèn luyện sự đa dạng trong tư tưởng, tình cảm của bản thân, góp
phần hạn chế sự vô cảm, thờ ơ đối với mọi điều xung quanh, đồng thời tạo nguồn
cảm hứng và sự thoải mái trong cuộc sống.
2.Lối sống mới:
Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, có rất nhiều điều thực tế và
dễ dàng du nhập vào nước. Do đó làm cho con người và đặc biệt là giới trẻ của đất
nước rất dễ tiếp thu và học hỏi những điều mới mẻ đó. Tuy nhiên đó vừa là một lợi
thế mà cũng là một sự nguy hiểm trong việc tiếp thu điều mới mẻ quá dễ dàng.
+Thứ nhất, do có quá nhiều điều mới mẻ và dễ tiếp thu nên con người có xu
hướng rũ bỏ cái cũ mà không cần biết nó có cần thiết hay không. Cụ thể là những
truyền thống của tốt đẹp của dân tộc đang bị bỏ,mất đi và thay vào đó là những
điều mới mẻ nhưng lại không tốt đẹp mà lại là điều xấu. Tiêu biểu là việc tìm kiếm
thông tin quá dễ dàng đã làm cho nhiều bộ phận học sinh, sinh viên trở nên thụ

động trong học tập, làm mòn đi tinh thần ham học hỏi, khám phá những điều cần
thiết cho cuộc sống. Chính vì vậy, việc rèn luyện tinh thần tự giác, ham học hỏi
trong học tập là một điều cần thiết. Để làm được điều đó, tôi thường hay đặt mục
tiêu cho bản thân, rồi từ đó tăng cường tìm hiểu những kiến thức cần thiết cho mục
tiêu đó, đến khi đạt được mục tiêu đó tôi đã có một nền tảng kiến thức cơ bản đủ


dùng cho bản thân và nắm chắc được những kiến thức đó về vấn đề, mục tiêu mà
tôi đặt ra.
Bên cạnh đó, hiện nay lối sống của giới trẻ là lối sống ảnh hưởng nhiều bởi
môi trường xung quanh ( do sự tràn lan thông tin qua công nghệ thông tin ), do đó
lối sống của mỗi con người có rất nhiều hướng phát triển và có thể được định
hướng đầy đủ ngay từ ban đầu ( bởi thông tin đã có rất nhiều ). Nhưng lại một điều
nguy hiểm nữa là nếu môi trường xung quanh cá nhân đó bị ô nhiễm bởi những
thông tin, những điều cự kì xấu và tồi tệ vô tình được tiêm nhiễm vào nhận thức,
lối sống của cá nhân đó thông qua chính những phương tiên thông tin được xem là
dễ dàng tiếp thu và tiếp cận đó. Điều đó đã dẫn đến một hệ lụy là đã có nhiều bạn
trẻ trở nên tiêu cực trong lối sống như thực dụng, bảo thủ, siêng nghỉ biếng làm, …
Bởi vì sự tràn lan của những điều vô bổ, tiêu cực được dễ dàng du nhập từ nước
ngoài như sự “sống thoáng” mà ta vẫn gọi theo lối sống của người nước ngoài.
Chính điều đó đã dẫn đến sự sai lệch trong tư tưởng của giới tre và hệ lụy đó là tế
tỷ lệ sinh hoạt tình dục trước hôn nhân (sống thử, đưa nhau vào
nhà nghỉ) trong hs-sv ngày càng gia tăng, nạo hút thai trong giới trẻ ngày càng
nhiều, tình trạng sống thử như vợ chồng ở các trường Đại Học đang
có nguy cơ lan rộng. Thực trạng trên không chỉ làm xói mòn đạo đức, nếp sống tốt
đẹp trong một bộ phận hs-sv mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, đến chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước... Bản thân tôi đã thấy rất nhiều trường hợp
xung quanh bản thân, nên tôi đã phải hạn chế việc tiếp thu thông tin từ các nguồn
tôi xem là không đang tin, những thông tin đáng tin thì tôi phải xem xét xem nó có
phù hợp với bản thân, với lối sống lành mạnh hay không rồi mới từ từ tiếp thu và

vận dụng. Lối sống của bản thân ít nhiều cũng ảnh hưởng đến những người xung
quanh nên tôi cũng thường hay nhắc nhở bạn bè, người thân khi thấy họ có những
điều chưa được đúng đắn trong lối sống và phân tích tại sao phải thay đổi, từ đó họ
mới thấy được sự đúng đắn và thay đổi. Bên cạnh đó, việc tự giác học tập, ham tìm
hiểu cũng giúp ích và bổ trợ rất nhiều cho lối sống của bản thân như thấy được đâu
là lối sống đúng, đâu là lối sống có hại, qua đó tôi mới có thể cải thiện lối sống của
bản thân sao cho lành mạnh hơn.
Hơn nữa, để hạn chế cho thế hệ đi sau không bị tiêm nhiễm những lối sống sai lầm
đó, tôi cũng thường hay tìm những phương pháp giáo dục hay, đúng đắn và tư vấn
cho những người có con nhỏ xung quanh tôi như,anh chị, chú bác, qua đó cũng góp
phần hướng lối sống của các thế hệ tương lại thêm phần đúng đắn hơn. Vì lối sống


của người nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ. Bản thân tôi khi tiếp
xúc và dạy bảo trẻ nhỏ cũng phải chú ý đến hành xử của bản thân tránh làm trẻ con
học tập những điều chưa phù hợp với lối sống của trẻ nhỏ. Những điều đó tưởng
chừng như đơn giản những lại là mầm mống của những lối sống, tư tưởng sai lầm
của trẻ.
3.Nếp sống mới
Hiện nay nếp sống của các thế hệ Việt Nam được hình thành từ nhỏ. Những
điều được xem là các truyền thống tố đẹp của dân tộc như : kính trên nhường dưới,
tôn sư trọng đạo, yêu thương gia đình, bạn bè, cư xử đúng mực với mọi người, thể
hiện mình là một người có văn hóa,…được giữ gìn và phát huy rất tốt. Tôi được
gia đình dạy bảo từ nhỏ và để giữ nếp sống văn hóa của bản thân thì đến giờ tôi
vẫn rèn luyện những nếp sống ấy thông qua những thói quen như : đi thưa về trình,
nói chuyện lễ phép, kính trên nhường dưới để xây dựng nếp sống có văn hóa trong
gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó vẫn có những người xuất hiện những biểu hiện lai căng trong
hành vi và ngôn ngữ giao tiếp, chạy theo những kiểu mẫu thời trang và nếp sinh
hoạt đang trở thành thời thượng. Lối sống ngoại lai có chiều hướng lấn át lối sống

truyền thống. Quan hệ người - người, tình làng nghĩa xóm, lòng bao dung độ lượng
dường như mờ nhạt đi rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, có sự phân biệt giàu
nghèo. Đối với tôi đó là những điều tôi luôn luôn tránh mắc phải, để làm được điều
đó, tôi cũng tích cực trau dồi sự hiểu biết về các nếp sống tốt, các truyền thống tốt
đẹp của bản thân như : trong cách nói chuyện không được ngắt chữ, nói cộc ;
thường xuyên giao lưu, học hỏi với những bạn đồng trang lứa để thấy được hạn chế
của bản thân và điểm mạnh của bạn bề để học hỏi vào tiếp thu ; vẫn nhìn nhận và
xem xét những lối sống tiêu cực mà cụ thể trong xã hội hiện nay là lối sống khép
kín, sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân nhưng không phải để học hỏi mà là để phân
tích chỗ chưa đúng để xem xét lại bản thân có không và loại bỏ ngay những nếp
sống sai trái đó. Đồng thời, để không mắc phải lối sống thụ động, không quan tâm
đến người kahsc tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với nhiều bạn trẻ khác nhau, tích
cực tham gia những hoạt động cộng đồng ở trường, địa phương, qua đó mở rộng
lối tư duy tích cực, lối sống chủ động và nếp sống văn minh, hòa đồng với mọi
người xung quanh.


Một phần của những nếp sống ấy là do sự chạy theo văn hóa đại chúng
nước ngoài và sự quan tâm của những người xung quanh đối với con em của họ.
Nên tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với các em, các cháu của mình để nhìn nhận
về nếp sống của các em, các cháu. Tôi cũng có trao đổi với các bậc phụ huynh
xung quanh như anh chị, chứ bác nếu thấy có điều gì không ổng trong nếp sống
của các em hoặc của chính bậc phụ huynh, qua đó củng cố thêm về nền tảng đạo
đức, nề nếp của thế hệ tương lai thông qua những hành động cụ thể đó.
c)Rút ra bài học cho bản thân:
Từ việc áp dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh vào thực tiễn đời sống
của bản thân mà chính bản thân đã rút ra được nhiều bài học quý giá và những kinh
nghiệm sâu sắc.
-


Vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa mới là điều cần thiết, cấp
bách trong thời đại hiện nay – thời đại kinh tế thị trường kéo theo nguy cơ biến đổi
các giá trị văn hóa truyền thống. Thực hiện câu nói của Bác Hồ: “ Văn hóa soi
đường cho quốc dân đi “, việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong
những năm sắp tới là khát vọng to lớn và quyết tâm chiến lược của Đảng ta nhằm
phát triển mạnh mẽ văn hóa dân tộc, chấn hưng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới. Điều đó đòi hỏi
phải có sự đồng lòng của toàn dân tộc ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó làm nền tảng để thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, đi lên xã hội chủ nghĩa. Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước,
gánh trên vai trách nhiệm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Ý thức được
bản thân là thế hệ trẻ - những người được lĩnh hội tri thức, thế hệ sinh viên cần góp
sức của mình vào công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, lấy đó làm nền tảng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước. Muốn
thế, mỗi sinh viên phải luôn có ý thức nỗ lực học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Có như vậy, nền văn hóa của dân tộc ta mới thực sự là nền văn


hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam ta mới có thể “bước tới đài vinh
quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.
- Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần phong phú lành mạnh. Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã hội, làm
trong sạch học đường. Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về phòng chống
các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho sinh viên đăng ký, cam kết không mua bán, tàng
-

trữ sử dụng chất ma túy và sa vào các tệ nạn xã hội.
Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc
hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh viên tham gia thực hiện cuộc
vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ

tự quản trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy chế về nếp sống văn hóa trong

-

nhà trường, trong ký túc xá, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú.
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ, kết nghĩa với các
đơn vị bên ngoài như bộ đội, đoàn thanh niên địa phương và các trường bạn. Mở
rộng các loại hình văn hóa văn nghệ mang tính quần chúng, thành lập các câu lạc

-

bộ theo sở thích: câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ âm nhạc…
Do đặc điểm lứa tuổi sinh viên có nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần cao, trình
độ nhận thức thẩm mỹ tốt, nên cần phải tăng thêm số đầu báo, tạp chí để làm tăng
hiệu quả giáo dục văn hóa. Các chi đoàn cần tiến hành sinh hoạt đọc báo, sinh hoạt
lớp thường xuyên, báo của chi đoàn cần được đóng thành tập lưu trữ năm này sang

-

năm khác.
Cần xác định được động cơ học tập đúng đắn và học tập một

cách

chủ

động, tích cực, sáng tạo với tinh thần vượt khó. Động cơ học tập đúng đắn

được


thể hiện ở mục tiêu học để tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tự khẳng định bản thân và đóng
góp cho xã hội đã được đa số sinh viên đã xác định. Họ có kế hoạch học tập rõ
ràng và huy động các năng lực, thời gian cho học tập nhằm đạt mục tiêu đề ra
nhờ đó tỷ lệ sinh viên đạt khá giỏi ở các trường có xu hướng tăng lên.


-

Cần tránh lãng phí thời gian và lãng phí sức khỏe. Do học theo hệ tín chỉ nên giờ
đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên
chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời
gian để tự học và nghiên cứu nhưng sinh viên chỉ đến lớp học cho có và để đến
cuối học kì mới bắt đầu học. Hơn nữa, sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn
nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng
thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Một
việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. đến mức ngồi
cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.



×