Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và nguy hại: Lưu trữ, thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn và nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



MÔN: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ĐỀ TÀI: LƯU TRỮ, THU GOM, TRUNG

CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI
RẮN VÀ NGUY HẠI
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: Thứ Năm, tiết 789, PV 337

HỒ CHÍ MINH 04/2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 4: LƯU TRỮ, THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI ........................................................................................... 1
4.1 LƯU TRỮ CTR THÔNG THƯỜNG .................................................................... 1
4.1.1 Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn ........................................................................ 2
4.1.2 Phương tiện lưu trữ .......................................................................................... 5
4.2 LƯU TRỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI ................................................................... 8
4.2.1 Vị trí kho lưu trữ .............................................................................................. 8
4.2.3 Lưu trữ ngoài trời........................................................................................... 10
4.2.4 Thao tác vận hành an toàn kho ...................................................................... 11
4.2.5 Bố trí hàng trong kho ..................................................................................... 11
4.2.6 Công tác an toàn vệ sinh ................................................................................ 12


4.2.7 Các hành động bị cấm thực hiện trong kho ................................................... 12
4.3 THU GOM ........................................................................................................... 13
4.3.1 Tổng quan về thu gom chất thải ở Việt Nam................................................. 14
4.3.2 Phương tiện thu gom...................................................................................... 19
4.3.3 Hình thức thu gom ......................................................................................... 21
4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom ................................................ 24
4.3.5 Định mức dự toán thu gom ............................................................................ 27
4.4. TRUNG CHUYỂN ............................................................................................. 31
4.4.1. Sự cần thiết của trung chuyển và vận chuyển chất thải ................................ 31
4.4.2 Các loại trạm trung chuyển ............................................................................ 32
4.4.3 Các yếu tố quan tâm tới thiết kế trạm trung chuyển ...................................... 39
4.4.4 Đánh giá hoạt động trung chuyển .................................................................. 39
4.4.5 Các yêu cầu pháp luật về trung chuyển chất chất thải ................................... 40
4.5 VẬN CHUYỂN ................................................................................................... 42
4.5.1 Phương tiện vận chuyển ................................................................................ 42
4.5.2 Phân tích hệ thống vận chuyển ...................................................................... 44
4.5.3 Tính toán các thông số đối với phương tiện vận chuyển ............................... 49
4.5.4 Thiết lập lộ trình vận chuyển ......................................................................... 55


4.5.6 Định mức dự toán vận chuyển ....................................................................... 56
4.5.7 Quy định về vận chuyển chất thải nguy hại................................................... 60


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

CHƯƠNG 4: LƯU TRỮ, THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI
4.1 LƯU TRỮ CTR THÔNG THƯỜNG
Lưu trữ là một hệ thống để giữ vật liệu sau khi bị bỏ đi và trước khi thu thập và xử

lý rác thải. Tất cả các chất thải rắn phải được lưu trữ một cách an toàn, vệ sinh. Rác thải
phải được lưu trữ trong thùng chứa chống thấm tốt với nắp đậy chặt; nó phải được loại
bỏ ít nhất mỗi tuần. Tích lũy chất thải rắn và lưu trữ nó bên ngoài như trong các túi nhựa,
rơ moóc hoặc xe bán tải là không thể được. Cần cải thiện cơ sở xử lý hoặc lưu trữ cần
được cung cấp khá nhanh và nên được đặt nơi mọi người có thể sử dụng chúng một cách
dễ dàng.

Nguồn phát sinh

Phân loại, lưu trữ
tại nguồn

Thu gom

Phân loại và xử


Trung chuyển và
vận chuyển

Thải bỏ

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ các khâu trong xử lý chất thải rắn

1

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại


4.1.1 Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn
Các yếu tố quan trọng cần phải xem xét đối với việc lưu trữ CTR tại nguồn bao gồm:
Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phẩn chất thải, loại thùng chứa sử dụng, vị trí
đặt thùng chứa, sức khỏe cộng đồng và mỹ quan khu vực.
Tùy theo từng loại CTR và nguồn gốc phát sinh mà chúng được lưu trữ theo những
hệ thống và hình thức khác nhau.
Lưu trữ CTR sinh hoạt tại hộ gia đình, khu dân cư
Đối với các căn hộ thấp tầng: CTR được đựng trong các thùng bằng nhựa, giấy, kim
loại hoặc tre nứa. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Đặc
biệt với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì
dung tích thùng thường lớn. Các thiết bị lưu trữ thường được đặt phổ biến ở trong nhà
hoặc đưa ra trước cửa. Ngoài ra phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử
dụng khá phổ biến. Chất thải thường được cho vào bao nylon đem ra để trước nhà để
chờ người thu gom. Hay để trong các thùng rác chuyên dụng phù hợp với việc sử dụng
các loại xe thu gom CTR.
Đối với các căn hộ trung bình và cao tầng: ở những nơi có sẵn máng đổ CTR thì
thùng chứa chất thải riêng biệt không được sử dụng. Ở một số căn hộ trung bình và cao
tầng cũng không có máng đổ rác, chất thải được lưu trữ trong các thùng chứa đặt ở nơi
quy định thu gom. Các phương tiện thông dụng để lưu trữ chất thải từ các căn hộ riêng
lẻ bao gồm các thùng chứa đậy kín hay các túi chứa rác, các thùng chứa lớn cồng kềnh,…
Ngoài ra, phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch hay trên ghe thuyền thường tự xử
lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc xuống khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống
chứ không lưu trữ và giao cho đơn vị thu gom.
Lưu trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học
Đối với các cơ quan, công sở, trường học chất thải rắn thường được lưu chứa trong
các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có
các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 – 15l.
Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau
khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được

2

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

các nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 – 660l) để cho đơn vị
thu gom đến nhận.
Lưu trữ chất thải rắn tại chợ
Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ rác thải, đặc biệt là chất thải
rắn. Chúng thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp một cách
bừa bãi và gây khó khăn cho việc thu gom.
Chất thải sau khi được lưu trữ trong các bao nylon tại các quầy hàng sẽ được tập trung
vào các thùng rác 240 – 600l tại điểm tập trung rác của chợ. Đối với những chợ có quy
hoạch, điểm tập trung rác được bố trí trong chợ (thường là sai chợ). Đối với những chợ
tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố...), do không đủ diện tích để làm nơi tập trung
rác nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom
và chuyển lên xe vận chuyển.
Lưu trữ chất thải rắn tại các siêu thị và các khu thương mại
Thiết bị lưu trữ thường là các thùng 20l có nắp đậy và có bịch nylon bên trong đặt
trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ rác. Rác từ thùng nhỏ này sẽ được
đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 660l.
Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt, ít khi xảy ra tình trạng nước rỉ rác
tràn ra. Các loại chất thải rắn có thể tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy
tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ mua phế liệu đến
thu mua thường xuyên. Ở những nơi lượng chất thải có khả năng tái sinh lớn, các thiết
bị xử lý tại nguồn thường được sử dụng.
Lưu trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác
Hầu hết công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. Chất thải y tế và

sinh hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau.
Chất thải tại các phòng khám bệnh được đưa vào 2 loại thùng khác nhau có màu sắc
và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 – 15l trong đó có
các bịch nylon.
Chất thải từ phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác bệnh viện. Điểm tập
trung này thường cách xa các phòng bệnh. Chất thải y tế được đưa vào các thùng 240l
màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các
thùng 240l màu xanh chứa rác sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện vẫn cón tồn tại một số cơ sở y
3

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

tế để các chai lọ hóa chất chung với chất thải sinh hoạt hoặc để gần chúng với nhau mà
không có không gian cách ly thích hợp.
Đối với các trung tâm y tế, phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn thì đựng
trong các thùng nhỏ 15 – 20l rồi đưa thẳng cho các đơn vị lấy rác y tế của Quận/Huyện
ngày 2 – 3 lần.
Lưu trữ CTR tại cơ sở sản xuất công nghiệp
Tại các nhà máy lớn nằm trong KCN-KCX thường là nơi lưu chứa rác thải riêng,
thường quy định khu vực rác thải sinh hoạt riêng với chất thải nguy hại. Thiết bị lưu
chứa là thùng 240l. Tuy nhiên hầu như không có màu sắc để phân biệt các thùng rác
sinh hoạt và nguy hại cũng như không có hướng dẫn cụ thể cho công nhân viên biết bỏ
rác nào vào thùng nào là đúng. Nơi lưu chứa thường được đặt ngoài trời nên không tránh
khỏi việc nước rỉ rác trong thùng chứa chảy tràn khi trời mưa. Công tác vệ sinh nơi lưu
chứa trước và sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi
trường vì ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy. Đối với các cơ sở doanh
nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ CTR chưa được quan tâm đúng mực.

Lưu trữ CTRSH tại các thùng rác công cộng
Hiện nay trên địa bàn TPHCM, các thùng rác công cộng chỉ được bố trí tập trung
tại một số tuyến đường ở một số quận (quận 1,3,6,10). Các quận còn lại chỉ được bố trí
rải rác, thậm chí không có thùng rác công cộng. Kích thước của thùng rác khác nhau tùy
theo tuyến đường 30l, 60l, 240l,… Tuy nhiên ngoài các thùng rác có kích thước lớn thì
vẫn có các thùng rác công cộng có kích thước nhỏ. Dễ dàng nhận thấy khi các loại rác
có kích thước lớn không bỏ vào vừa miệng thùng nên người dân bỏ lên trên, bên cạnh,
hoặc phía dưới thùng rác làm ô nhiễm môi trường.
Hơn thế, hiện tượng CTR phân bố rải rác khắp nơi gây khó khăn cho việc thu gom và
lưu trữ đúng nơi quy định đang là một vấn đề rất khó giải quyết mà nguyên nhân chủ
yếu xuất phát từ ý thức và thói quen không tốt của người dân.

4

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

4.1.2 Phương tiện lưu trữ
Phương tiện lưu trữ tại chỗ
Túi đựng rác không thu hồi: túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo. Kích thước
và màu sắc túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi đựng rác vào mục đích khác.
Thùng đựng rác: làm bằng chất dẻo, dung tích loại thùng trong nhà 5-10l, cơ quan
văn phòng 30-75l đôi khi 90l. Có nắp đậy, nhìn chung kích thước của các loại thùng rác
có thể được lựa chọn theo quy mô và vị trí thùng chứa.
Thùng rác trong nhà được sử dụng để chứa rác thải trong nhà và được đưa ra ngoài
vào thời điểm được định trước để đổ.
Thùng rác bên ngoài là những thùng chứa lớn hơn đặt bên ngoài nhà ở và để bên lề
đường khi chờ thu gom.

Thùng đựng rác sử dụng khi thu gom bằng các phương tiện đậy kín rác. Đó là các
thùng đựng rác có lắp nắp vào bản lề một hệ thống móc để có thể đổ rác bằng máy vào
trong xe qua một cửa đặc biệt. Dung tích thùng thường từ 110-160l và thường làm bằng
chất dẻo.
Thùng đựng rác di động: thường được làm bằng sắt hoặc bằng chất dẻo, có nắp đậy
lắp vào bản lề. Để di chuyển được dễ dàng, các thùng này được đặt trên các bánh xe: 2
bánh xe nhỏ cố định đối với thùng nhỏ hoặc 4 bánh xe xoay được cho loại thùng lớn.
Một hệ thống móc cho phép đổ rác bằng máy vào xe thu rác. Có 3 cỡ: cỡ nhỏ 500l, cỡ
vừa 750l và cỡ lớn 1000l.
Gồm 2 loại: Loại thông dụng cho những loại rác thải có khối lượng trung bình 0.15
kg/l, loại bền chắc cho những loại rác thải có khối lượng trung bình 0.4 kg/l.
Phương tiện lưu chứa rác cho các tòa nhà thường là thùng kim loại (cố định), bể
chứa rác hoặc các hố rác.
Tùy thuộc vào đặc tính và loại chất thải thu gom, loại hệ thống thu gom, chu kì thu
gom và diện tích sẵn có để đặt thùng chứa để lựa chọn loại thùng chứa và dung tích phù
hợp.

5

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Bảng 4.1: Loại và kích thước thùng chứa lưu trữ CTR tại nguồn
Kích thước

Dung tích
Đặc


Đơn

trưng

vị

20 - 40

30

in

20D x 26H (30 gal)

gal

20 - 65

30

in

20D x 26H (30 gal)

+ Tiêu chuẩn

gal

20 - 55


30

in

+ Không rò rỉ

gal

20 - 55

30

in

+ Chống rò rỉ

gal

20 - 55

30

in

Loại

Đơn vị

Khoảng


gal

Đặc trưng

Nhỏ
-

Thùng nhựa hoặc
kim loại mạ kẽm

-

Thùng tròn bằng
nhựa, nhôm

-

Túi giấy thải bỏ
cùng chất thải

-

Túi nhựa thải bỏ

in

cùng với chất thải

15W x 12d x 43H
(30 gal)

15W x 12d x 43H
(30 gal)
15W x 12d x 43H
(30 gal)
18W x 15d x 40H
(30 gal)

Trung bình
-

Thùng chứa

yd3

1 - 10

4

in

yd3

12 - 50

-b

ft

yd3


20 - 40

-b

ft

72W x 42d x 65H (4
yd3)

Lớn
-

Thùng chứa

+ Mở nắp, lăn được
+ Sử dụng kết hợp với
máy ép cố định

6

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337

8W x 6d x 20H (35
yd3)
8W x 6d x 18H (30
yd3)


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại


+ Kết hợp với cơ cấu tự
ép
-

yd3

20 - 40

-b

ft

yd3

20 - 50

-b

ft

yd3

20 - 40

-b

ft

8W x 6d x 22H (30
yd3)


Thùng chứa đặt
trên xe moóc
+ Mở nắp

+ Kín, kết hợp với cơ
cấu tự ép

8W x 12d x 20H (35
yd3)
8W x 12d x 24H (35
yd3)

(Nguyễn Trung Việt, Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Quản lý CTRSH)
Chú thích: D = đường kính; H = chiều cao; L = chiều dài; W= chiều rộng; d = độ
sâu
-b: Kích thước thay đổi tùy theo tính chất thải và điều kiện địa phương
Ghi chú:
-

Gal x 0.003875 = m3

-

In x 2.4 = cm

-

yd3 x 0.7646 = m3


-

ft x 0.3048 = m

Phương tiện lưu trữ trung gian
Thu chứa rác trên các xe đẩy tay cải tiến: rác các hộ dân cư, được công nhân sử dụng
xe đẩy tay đi thu gom đem tập trung tại vị trí xác định. Sau đó, các thùng rác của xe đẩy
tay được cẩu lên đổ vào xe chuyên dùng.

Xe chuyên dùng

Khu dân cư
Công

Chất thải rắn

nhân

Thùng rác của xe
đẩy tay

Khu tập trung

Sơ đồ 4.2: Qúa trình lưu trữ - vận chuyển CTR
7

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại


4.2 LƯU TRỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Chất thải nguy hại bắt buộc phải để trong kho kín và phải phân loại, không được để
lẫn trong chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc chất thải khác, đóng gói bảo quản
chất thải nguy hại theo đúng chủng loại theo các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dùng
đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra
môi trường có dán nhãn bao gồm các thông tin:
“Tên mã theo danh mục chất thải nguy hại
Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải
Mô tả về các nguy cơ do chất thải gây ra
Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải gây ra
Ngày bắt đầu được đóng gói bảo quản”.
(Thông tư 36/2015/TT-BTNMT)
4.2.1 Vị trí kho lưu trữ
Chọn vị trí xây dựng nhà kho theo các yêu cầu chính sau đây:
Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hoá cần bảo quản phải
không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại
khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trưòng, không có yêu cầu vận
chuyển bằng đường sắt.
Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo
quản hàng hoá.
Nếu được, nên bố trí khu lưu trữ chất nguy hại ở bên ngoài nhà xưởng sản xuất.
Chất nguy hại khi được lưu trữ trong nhà xưởng thì phải cách phương tiện sản xuất dùng
cho chất không dễ bắt lửa tối thiểu 3 mét và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt
lửa ít nhất 10 mét.
Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng.
4.2.2 Các quy tắc an toàn khi thiết kế kho
Phòng chống cháy nổ
Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà kho
được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định tại một số TCVN khác. Ngoài những

quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho lưu trữ chất nguy hại cần đặc biệt
quan tâm đến các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.
8

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

-

Tính chịu lửa

-

Ngăn cách cháy

-

Thoát hiểm

-

Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt

-

Hệ thống báo cháy

-


Hệ thống chữa cháy

- Phòng trực chống cháy

Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia
cố chắc chắn bằng bê tông hay thép. Tốt hơn nên bọc cách nhiệt khung thép. Vật liệu
cách nhiệt phải là vật liệu không bắt lửa chẳng hạn như len khoáng hay bông thủy tinh.
Vật liệu thích hợp nhất vừa chống cháy vừa làm tăng độ bền và độ ổn định là bê tông,
gạch đặc hay gạch bê tông. Ống dẫn hay dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải
được đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa.
Kết cấu và bố trí cấu kiến trúc công trình
Bất kỳ khu vực kín và rộng nào cũng phải có lối thoát hiểm theo ít nhất hai hướng.
Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu và sơ đồ…) và được thiết kế
dễ dàng thoát ra trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm dễ mở trong bóng tối hay
trong lớp khói dày đặc và tốt hơn nên trang bị thanh thoát hiểm.
Kho chứa phải được thông gió tốt có lưu ý đến chất lưu trữ, thích hợp là để hở trên
mái, trên tường bên dưới mái hay gần sàn nhà.
Sàn kho không thấm chất lỏng. Sàn phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt và
không có khe nứt để dễ lau chùi và có thể chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước
chữa cháy đã bị nhiễm bẩn, ví dụ tạo các gờ hay lề bao quanh.
Trong kho lưu trữ chất độc hại phải tránh dùng đường cống hở để ngăn ngừa sự
phóng thích không kiểm soát được các chất bị đổ hay nước chữa cháy đã nhiễm bẩn.
Mọi đường cống phải được dẫn đến hố ngăn để loại bỏ sau.

9

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337



Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Các phương tiện, thiết bị tại kho an toàn lưu trữ
Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết và bảo
trì bởi thợ điện có năng lực, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện
phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải.
Nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hay bụi hóa chất mịn thì phải sử
dụng thiết bị chịu lửa.
Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ. Hệ thống báo cháy, dập
cháy.
4.2.3 Lưu trữ ngoài trời
Khi lưu trữ chất nguy hại ngoài trời phải có mái che mưa nắng. Các thùng chứa phải
đặt thẳng đứng trên gỗ lót, phải lưu trữ các thùng sao cho luôn có đủ đường ra vào để
chữa cháy. Thùng lưu trữ trên mặt đất phải được đặt trong khu vực có đắp gờ ngăn cách
có thể tích không nhỏ hơn 110% thùng lớn nhất đặt bên trong.
Các chất nguy hại chứa trong thùng trên mặt đất không được lưu trữ chung trong
các khu vực riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại quốc tế. Gờ ngăn cách từng
khu vực phải được làm bằng vật liệu chống thấm.
Các thùng lưu trữ lượng lớn chất lỏng dễ cháy không được đặt trong cự ly 500m
cách khu dân cư hay 200m cách khu sinh hoạt của công nhân. Mọi thùng lưu trữ mới
ngầm dưới đất (kể cả lưu trữ sản phẩm dầu khí) phải được trang bị phương tiện kiểm tra
rò rỉ và nếu đặt trong vùng nhạy cảm (gần nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt hay
dùng cho nông nghiệp) phải thiết kế tường đôi. Mọi thùng chứa, mạng ống ngầm, hệ
thống chuyển tải và máy móc thiết bị phải được nối đất hay được bảo vệ bằng phương
tiện thích hợp khác. Các phương thức hoạt động phải tránh được các sự cố kèm theo sự
phóng điện hay gây ra tĩnh điện.
Nhà ăn, phòng thay quần áo không được xây dựng như là một phần cấu thành nhà
kho mà phải xây tách biệt với khu lưu trữ ít nhất 10m. Cần phải có các phương tiện rửa
thích hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường hợp khẩn cấp. Không cho phép đặt khu nhà

ở hay nhà bếp trong kho bãi lưu trữ chất nguy hại.

10

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Hình 4.1: Kho lưu trữ CTNH ngoài trời
(Nguồn internet)
4.2.4 Thao tác vận hành an toàn kho
Công tác tại kho lưu trữ yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm
ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ, nhằm đạt hiệu quả cao cho sản
xuất, giảm tổn hại nếu sự cố gây ra.
Mọi nhân viên phụ trách kho phải sẵn sàng áp dụng các chỉ dẫn sau:
- Bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của tất cả các chất được lưu trữ và vận chuyển.
- Các hướng dẫn và công tác an toàn, công tác vệ sinh.
- Các hướng dẫn và những khi có sự cố.
4.2.5 Bố trí CTNH trong kho
Phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên. Có khoảng
trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường nhất và chừa lối đi lại bên trong các
khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thoáng gió.
Phải sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay
thiết bị cứu ứng khác.
Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ.
Các chất nguy hại phải cách ly theo phân loại quốc tế quy định.

11


Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Hình 4.2: Bố trí CTNH trong kho
(Nguồn internet)
4.2.6 Công tác an toàn vệ sinh
Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối với từng
loại hàng hóa nguy hại. Kiện hàng lưu trước phải được sử dụng trước.
Kho hàng phải thường xuyên được kiểm tra rò rỉ hay hư hại cơ học.
Phải giữ sàn kho sạch sẽ.
Tất cả các thiết bị cứu ứng, đường đi dẫn đến lối ra phải thông thoáng, không có vật
cản và giữ sạch sẽ.
Bảo trì máy móc, thiết bị thường xuyên bảo đảm ở tình trạng hoạt động tốt.
Lập sơ đồ kho, chỉ rõ dạng nguy hại trong từng phần của kho lưu giữ bao gồm một
bảng kê khai trình bày vị trí và số lượng của chất hoặc nhóm chất được lưu giữ với đặc
tính nguy hại của chúng, chỉ ra vị trí đặt thiết bị chữa cháy và cứu ứng sẵn sàng sử dụng,
chỉ ra đường đi lại và lối thoát hiểm. Thủ kho giữ một bản của sơ đồ và cập nhật hàng
tuần.
4.2.7 Các hành động bị cấm thực hiện trong kho
Việc sạc pin, ép plastic hay hàn xì không được tiến hành trong kho lưu giữ.
Không được để rác, đặc biệt loại rác là vật liệu dễ cháy như giấy bỏ hay vải vụn, bao bì
rỗng…trong kho bãi. Chúng phải để xa khu lưu giữ.
Một vấn đề cũng cần quan tâm trong thu gom và lưu giữ là thời gian lưu giữ do sự
thay đổi của chất thải và các vấn đề an toàn. Ví dụ theo EPA thời gian lưu giữ chất thải
nguy hại tại nguồn thải tối đa là 90 ngày, nếu thời gian lưu giữ dài hơn thì phải được
phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng tối đa thời gian cho thêm là 30 ngày. Tuy nhiên
đối với một số nhà máy mà khoảng cách vận chuyển trên 320 km thì được phép lưu giữ
chất thải tại nhà máy từ 180 đến 270 ngày.

12

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Ý nghĩa của việc lưu trữ chất thải rắn và nguy hại
Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất thải ra một lượng rác thải rất lớn, tác động rất lớn
đến các hoạt động sống và các khía cạnh về môi trường nếu không được xử lý một cách
đồng bộ, triệt để và hiệu quả. Lưu trữ là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình
quản lý và xử lý chất thải. Việc lưu trữ rác thải đóng một vai trò then chốt trong quá
trình thu gom vận chuyển và xử lý. Lưu trữ rác thải giúp cố đinh vị trí các nguồn thải
không cho phân tán ra môi trường, tránh gây ô nhiễm, thuận tiện cho quá trình thu gom,
vận chuyển và xử lý về sau.
4.3 THU GOM
“Thu gom CTR và CTNH là quá hình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay
từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm
xử lý hay những nơi chôn lấp CTR và CTNH. Thu gom CTR và CTNH trong đô thị là
vấn đề khó khăn và phức tạp vì CTR và CTNH phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương
mại, khu công nghiệp cũng như trên các khu phố, công viên, và ngay cả các khu vực
trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức
tạp thêm cho công tác thu gom.” Viện Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường.
(Hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển CTR, 2013)
Là một mắc xích quan trọng trong các khâu của quá trình xử lý chất thải. Thu gom
đóng vai trò là là một chiếc “chổi” giúp tập hợp tất cả các nguồn thải lại để tiện cho quá
trình vận chuyển và xử lý về sau.
Quá trình thu gom được thực hiện một cách có hệ thống, lộ trình nhất định và theo
hướng dẫn quy định về các yêu cầu thực hiện. Việc thu gom chất thải được thực hiện
với tần suất đáp ứng các nhu cầu về loại thải các chất thải.


13

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Nơi xử lý

Phương tiện thu gom

Nguồn thải

Nơi lưu trữ

Phương tiện
vận chuyển

Sơ đồ 4.3: Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải
4.3.1 Tổng quan về thu gom chất thải ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, mức độ đô thị hóa và gia tăng dân
số nhanh, song song với việc phát triển đó thì lượng rác thải ra ngày càng nhiều.
Tổng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 – 16%
mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, chất thải sinh hoạt chiếm 60 – 70% tổng lượng chất
thải rắn đô thị. Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người trung
bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0.75 kg/người/ngày.
Bảng 4.2: CTR đô thị phát sinh giai đoạn 2007 - 2010
Nội dung


2007

2008

2009

2010

Dân số đô thị (Triệu người)

23,8

27,7

25,5

26,22

% dân số đô thị so với cả nước

28,20

28,99

29,74

30,2

~ 0,75


~ 0,85

~ 0,95

~ 1,0

17.682

20.894

24.225

26.224

Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát
sinh (tấn/ngày)

(Nguồn Báo cáo môi trường Quốc gia về CTR, 2011)

14

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ mức phát sinh CTR thông thường 2007-2014


Biểu đồ thể hiện mức độ phát sinh CTR thông
thường
35,000

32,000

30,000
26,224
25,000

tấn/ngày

20,000

17,682

15,000
10,000
5,000
0
2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

Năm

Bảng 4.3: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007
Chỉ số CTR sinh
Stt

Loại đô thị

Lượng CTR đô thị phát sinh

hoạt bình quân đầu
người
(kg/người/ngày)

Tấn/ngày

Tấn/năm

1


Đặc biệt

0,96

8.000

2.900.000

2

Loại 1

0,84

1.885

688.025

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4


Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

228.490

17.682

6.453.930

Tổng cộng

(Nguồn Báo cáo môi trường quốc gia về CTR, 2011)

15

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337



Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

CTR sinh hoạt chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng lượng CTR. Ngoài ra còn gồm
nhiều nguồn khác như CTR y tế, CTR xây dựng, CTR điện tử….
Với tốc độ phát triển như hiện nay thì lượng chất thải thải ra ngày một tăng cao.
Cơ sở của của việc ước tính CTR đô thị là việc gia tăng dân số và tốc độ tăng GDP
hằng năm. Ước tính chỉ số phát sinh chất thải rắn đô thị trung bình ở Việt Nam 2015,
2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/người/ngày.
Bảng 4.4: Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025
Năm

2015

2020

2025

Dân số đô thị (triệu người)

35

44

52

% dân số đô thị so với cả nước

38


45

50

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)

1,2

1,4

1,6

41.000

61.600

83.200

Tổng chất thải rắn đô thị phát sinh
(tấn/ngày)

(Nguồn Báo cáo môi trường quốc gia về CTR, 2011)

Từ thực tế và các dự báo trên, công tác thu gom CTR đóng một vai trò chủ chốt
trong quá trình xử lý rác thải nói chung và CTR nói riêng. Việc thu gom chất thải rắn
tuy đã được các cấp chính quyền quan tâm nhưng do lượng CTR ngày càng tăng nhanh,
năng lực thu gom còn hạn chế về nhân lực lẫn vật lực nên tỷ lệ thu gom chưa đạt yêu
cầu. Mặt khác do nhận thức của người dân chưa cao, lượng rác thải vứt bừa bãi gây khó
khăn trong quá trình thu gom.
Tuy nhiên, công tác thu gom CTR trong những năm gần đây được quan tâm hơn các

URENCO (Công ty TNHH nhà nước một thành viên về Môi trường đô thị) ở nhiều địa
phương đã được quan tâm trang bị thêm nhiều phương tiện và nhân lực cho quá trình
thu gom. Tuy nhiên việc đầu tư chỉ thực hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh.

16

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Bảng 4.5: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009

Tỷ lệ
Đô thị

Đô thị

Tỷ lệ thu gom
(%)

thu gom
(%)

90 – 95 (4
Đô thị đặc

Hà Nội


Đô thị loại
Thành

phố

Đô thị loại
2:
phố

Điện Biên Phủ

thành)

80

83,2 (10 quận)

biệt

1:

quận nội

Hồ Chí Minh

90 - 97

Hải Phòng

80 - 90


Đà Nẵng

90

Huế

90

Nha Trang

90

Quy Nhơn

Bắc Ninh
Đô thị

70

Bắc Giang

>80

Thái Bình

90

Phú Thọ


80

Bảo Lộc

70

60,8

Vĩnh Long

75

Buôn Ma Thuộc

70

Bạc Liêu

52

Thái Nguyên

> 80

Việt Trì

95

Nam Định


78

loại 3:
Thành
phố

Sông CôngThái Nguyên
Từ Sơn – Bắc
Ninh

Thanh Hóa

84,4

loại 4:
Thị xã

Cà Mau

80

Mỹ Tho

91

Long Xuyên

69

51


Lâm Thao –
Đô thị

Thành

>80

Phú Thọ

80

Sầm Sơn –
Thanh Hóa

90

Cam Ranh Khánh Hòa

90

Gò Công –
Tiền Giang

60

Ngã Bảy –
Hậu Giang

60


(Nguồn Báo cáo môi trường quốc gia về CTR, 2011)
17

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Theo thống kê báo cáo của các đại phương cho thấy tổng lượng CTNH phát sinh
trên toàn quốc hiện nay khoảng 800.000 tấn/năm.
Ước tính trong CTR công nghiệp, lượng CTNH chiếm 20 – 30%. Tỷ lệ này thay đổi
tùy loại hình công nhiệp, trong đó ngành cơ khí, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ
lệ CTNH cao.
Ngoài ra một nguồn phát sinh CTNH là từ các vụ vi phạm pháp luật trong nhập khẩu
phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. CTNH chủ yếu là phế liệu kim loại, nhựa, vỏ ô tô,
các linh kiện điện tử đã qua sử dụng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2011
phát hiện 17 vụ với khối lượng CTNH thu giử 573 tấn, 2012 phát hiện 30 vụ với khối
lượng 3868 tấn, đến tháng 7/2013 phát hiện 13 vụ khối lượng thu giữ 323 tấn.
CTNH còn phát sinh trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các CTR từ quá
trình sản xuất như bao bì phân bón, thuốc BVTV, CTR từ các làng nghề tái chế phế liệu.
ước tính hằng năm thải ra 14.000 tấn.
CTNH y tế với trữ lượng không nhỏ, chứa các tác nhân vi sinh, chất phóng xạ, hóa
chất… ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
(Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015)
Biểu đồ 4.2: Phần trăm khối lượng CTNH được thu gom 2012 - 2014

Biểu đồ % khối lượng CTNH thu gom 2012 - 2014
250
193.4


200
150

%

100

112.7

100
50
0
2011

2012

2013

2014

2015

Nă m

(Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015
18

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337



Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Tại các đô thị việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt do các Công ty môi trường
đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời gian qua với
chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân
tham gia vào công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt tại các đô thị. Nguồn kinh phí
cho thu gom, vận chuyển CTR đô thị hiện nay do nhà nước bù đắp một phần từ nguồn
thu phí vệ sinh trên địa bàn. Mức thu phí vệ sinh hiện nay 4.000 – 6.000
đồng/người/tháng hoặc 10.000 – 30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương. Mức
thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ 120.000 – 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô,
mỗi địa phương.
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần lớn
là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người
dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Mức thu và cách thu tùy thuộc
vào từng địa phương, từ 10.000-20.000 đồng/hộ/tháng và do thành viên hợp tác xã, tổ
đội thu gom trực tiếp đi thu. Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ, đội thu
gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển
hầu hết do tổ đội tự trang bị
4.3.2 Phương tiện thu gom
Bao gồm hệ thống xe thùng di động (tách rời), hệ thống xe thùng cố định.
Hệ thống xe thùng di động (HTĐ)
Là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa
thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển chất thải
rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn, cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và
thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết.
Các hệ thống xe thùng thu gom loại di động:
Xe nâng: Trước đây được sử dụng phổ biến trong thiết bị quân sự, trong các xí nghiệp
công nghiệp. Nó có thể tự nâng và thu gom, tuy nhiên có nhược điểm và hạn chế là chỉ
sử dụng để thu gom chất thải rắn từ các điểm rải rác về một nơi và lượng chất thải rắn

là đáng kể. Thu gom các đống chất thải rắn hoặc chất thải rắn công nghiệp mà không
dùng các xe có bộ nén được.
19

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Xe sàn nghiêng (nâng lên hạ xuống) : hệ này dùng xe tải kiểu đẩy nghiêng lên hạ
xuống với các thùng lớn được dùng để thu gom mọi loại chất thải rắn từ nguồn mới tạo
ra.
Các thùng hở phía trên được dùng hàng ngày ở nơi phá dỡ hoặc công trường xây
dựng. Các thùng lớn thường kèm theo với bộ đầm nén cố định dùng để thu gom chất
thải rắn ở các trung tâm thương mại, các công trình đa năng, ở các trạm trung chuyển
chất thải rắn. Vì có dung tích lớn và vận chuyển tốt nên loại xe thùng đổ nghiêng được
dùng rất rộng rãi.
Xe thùng có tời kéo: giống loại xe thùng có sàn đổ nghiêng, dùng rộng rãi để thu
gom chuyên chở chất thải rắn như cát, gỗ xẻ nhà cửa, mảnh vụn kim loại, tức là dùng
cho việc phá dỡ nhà cửa công trình (demolition).
Bảng 4.6: Các hệ thống xe thùng dùng trong thu gom
Loại xe

Loại thùng

Dung tích
thùng (m3)

Hệ xe thùng vận chuyển di
động

Xe nâng (Hoisttruck)

Có bộ nén đầm cố định

5 – 10

Xe kéo (tilt – frame) sàn Trên hở gọi là hộp

10 - 36

nghiêng nâng lên hạ xuống tự Có bộ nén cố định

12 - 30

đổ

Có bộ cơ thùng tự nén

15 – 30

Xe có tời kéo (truck-tractor)

Trên hở có tời kéo

12 – 30

Hệ xe thùng cố định
Máy đầm nén bốc dở cơ giới

Thùng kín có bộ tời kéo có trang bị bộ

cơ thùng tự nén

Máy đầm nén bốc dở thủ Trên hở và kín, bốc dở phía trên
công

15 - 30

0.76 -6

(Trần Hiếu Nhuệ, Thu gom, tập trung, vận chuyển chất thải rắn đô thị)

20

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Hệ thống xe thùng cố định (HTCĐ)
Là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ
một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào xe thu gom (xe có thành xung quanh
làm thùng).
Hệ thống xe thùng cố định và trang bị: hệ thống này được sử dụng rộng rãi để thu
gom mọi loại chất thải rắn. Những hệ thống này được sử dụng tuỳ thuộc vào số lượng
chất thải rắn cần thu dọn và số điểm (nguồn) tạo chất thải rắn.
Hệ thống này có 2 loại chính:
Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ (cơ khí): thường để vận chuyển chất thải rắn đến
khu trại, bãi thải vệ sinh, trạm trung chuyển hoặc trạm xử lý chất thải rắn.
Loại này khá đa dạng về hình dáng và kích thước. Tuy nhiên có nhược điểm là
không thu gom được các loại chất thải rắn, cồng kềnh như rác công nghiệp, công trường

xây dựng, phá dỡ công trình…
Hệ thống với xe bốc dỡ thủ công: Loại này phổ biến dùng để chuyên chở, bốc dỡ
chất thải rắn ở các khu nhà ở. Loại bốc dỡ thủ công có thể hiệu quả hơn so với loại bốc
dỡ cơ giới ở trong các khu nhà ở bởi vì lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi
với số lượng ít, thời gian xúc, bốc xếp ngắn.
4.3.3 Hình thức thu gom
Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các
trung tâm thương mại... Cho đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phương
tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế.
Phân loại gồm 2 hình thức: Thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp:
Thu gom sơ cấp
Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị,... Giai đoạn
này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ
thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu
gom rác từ các hộ dân cư.
21

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại

Trong thu gom sơ cấp có thể có sự phân loại đầu nguồn (rác thải được phân cho vào
các thùng chứa khác nhau) hoặc không có sự phân loại đầu nguồn thông thường rác thải
được đổ chung vào trong một đống.
Khi phân loại rác thải thường phân ra các loại cơ bản sau: Rác kim loại, giấy, thủy
tinh, rác thải vườn và các loại khác.
Lợi ích của phân loại tại nguồn: Thuận lợi cho công tác phân loại sau cùng và đẩy
mạnh tái chế chất thải, giảm lượng chất thải, giảm khối lượng chất thải phải chuyển đến
các bãi và nâng cao chất lượng của sản phẩm được tái chế. Tuy nhiên thu gom có phân

loại tại nguồn tốn kém hơn.
Thu gom không có phân loại tại nguồn: Nhược điểm của phương thức thu gom này
là rác thải trộn lẫn vào nhau  việc phân loại sau này chất thải rất tốn kém chất lượng
tái chế của chất thải bị giảm sút.
Yêu cầu thiết bị thùng đựng rác thu gom sơ cấp
Thu gom đối với nhà cao tầng
Thường được thu gom bằng ống đứng, các ống đứng thường được xây dựng hình tròn
hoặc hình chữ nhật, đường kính các ống thu gom thường 300 - 900mm (trung bình 500
- 600mm).

Ở mỗi hộ gia đình:
Thùng đựng phải kín, không chảy nước để tránh nước rác chảy ra, ruồi nhặn.
Có thể dùng màu sắc để phân loại cho các thùng đựng các loại rác khác nhau. Thùng có
thể có quy định các màu như xanh (chứa chất thải có thể tái chế), vàng (chứa các loại
giấy), đen (các chất thải còn lại).
Thùng rác công cộng:
Thùng làm bằng vật liệu bền, các chất liệu không thể tái chế được để tránh mất cắp.
Phải cố định thùng ở một vị trí nhất định thuận tiện để đổ rác vào thùng và xe đến chuyển
đi, vị trí dễ nhìn thấy.
Chọn thùng rác phù hợp với đặc điểm địa hình từng vùng.
22

Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337


×