Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ TỊNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VỊ XUYÊN - HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Khoa:

Môi trường

Khóa học:

2017-2019

Thái Nguyên, năm 2019


i



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ TỊNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VỊ XUYÊN - HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Lớp:

K49 – LT KHMT

Khoa:

Môi trường

Khóa học:


2017-2019

Thái Nguyên, năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, để có thể hoàn thành đề tài “Đánh
giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy
và hướng dẫn chúng em, cám ơn các thầy cô đã truyền đạt cho em kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học.
Em xin gửi lời cám ơn đến tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ em nhiệt tình, chu đáo trong suốt
quá trình thực tập tại đây.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đặng Thị
Hồng Phương người đã hướng dẫn, góp ý em tận tình, hết lòng giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ
nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 09 tháng 06 năm 2019
Sinh viên


Hà Thị Tịnh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân nhóm chất thải y tế ................................................................. 5
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện......... 8
Bảng 2.3: Lượng rác thải phát sinh tại Việt Nam theo các tuyến ................... 9
Bảng 2.4: Lượng chất thải y tế tại các bệnh viện và các khoa trong bệnh viện
tại Việt Nam ................................................................................................... 10
Bảng 2.5: Thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam .......................... 11
Bảng 2.6: Các kiểu lò đốt chất thải................................................................ 13
Bảng 2.7: Nguy cơ mắc các bệnh khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da ... 17
Bảng 2.8: Lượng chất thải y tế phát sinh tại các châu lục ............................. 19
Bảng 4.1: Tổng số nhân lực tại bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên ........... 32
Bảng 4.2: Kết quả hoạt động và công tác khám chữa bệnh năm 2018 ......... 33
Bảng 4.3: Phân loại và xác định nguồn phát sinh chất thải ........................... 35
Bảng 4.4: Khối lượng chất thải phát sinh và phương pháp xử lý năm 2017 . 36
Bảng 4.5 : Khối lượng chất thải phát sinh và phương pháp xử lý năm 2018 38
Bảng 4.6: Tổng lượng CTR phát sinh từ tháng 5 đến tháng 11 và phương
pháp xử lý ...................................................................................................... 39
Bảng 4.7: Thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn y tế ....................... 42
Bảng 4.8 : Công tác phân loại, thu gom chất thải rắn tại bệnh viện.............. 43
Bảng 4.9 : Kiến thức về mã màu sắc trong phân loại chất thải rắn y tế ........ 44
Bảng 4.10: Công cụ thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện ....................... 45
Bảng 4.11: Nhân lực quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện ....................... 46
Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết của cán bộ bệnh viện về quy chế quản lý chất
thải rắn y tế .................................................................................................... 47
Bảng 4.13: Lượng chất thải rắn trong kỳ báo cáo và phương pháp xử lý ..... 48



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế bệnh viện ................................... 7
Hình: 4.1 Sơ đồ bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên ............................... 29
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên ................. 30
Hình 4.3: Nguồn phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa .............. 34
Hình 4.4: Nhà lưu giữ rác thải y tế nguy hại ............................................ 46
Hình 4.5: Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT .................... 49
Hình 4.6: Sơ đồ lò đốt rác thải y tế LD40B ............................................. 51
Hình 4.7: Hệ thống lò đốt CTYT ............................................................. 52
Hình 4.8: Hệ thống lò đốt CTYT ............................................................. 60
Hình 4.9: Hệ thống máy nghiền chất thải nguy hại.................................. 55


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tự

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

1.


BV

: Bệnh viện

2.

CTNH

: Chất thải nguy hại

3.

CTRYT

: Chất thải rắn y tế

4.

CTYT

: Chất thải y tế

5.

CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại

6.

KHCN


7.

KHCN&MT : Khoa học công nghệ & Môi trường

8.

NIOEH

: Viện y học lao động và vệ sinh môi trường

9.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

10.

RSHYT

: Rác sinh hoạt y tế

11.

RYT

: Rác y tế

12.


TW

: Trung ương

13.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

14.

UBND

: Ủy ban nhân dân

15.

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

: Khoa học công nghệ


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế. ..................................................................... 4
2.1.3. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế. ........................... 7
2.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế ......................................................... 10
2.1.5. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế ........................................ 12
2.1.6. Một số văn bản liên quan đến vấn đề chất thải rắn y tế........................ 14
2.2. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng .......... 15
2.2.1. Đối với môi trường ............................................................................... 15
2.2.2. Đối với sức khỏe cộng đồng ................................................................. 16
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 18
2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới. ............................... 18
2.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam ............................... 20
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 27
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27


vii

3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 27
3.3.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên – Hà Giang. .. 27

3.3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Vị
Xuyên. ............................................................................................................. 27
3.3.3. Đề xuất các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện Đa khoa huyện Vị Xuyên........................................................................ 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 27
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa ............................ 28
3.4.3. Phương pháp so sánh, xử lý và phân tích số liệu.................................. 28
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên – Hà Giang..... 29
4.1.1. Địa điểm, quy mô bệnh viện ................................................................. 29
4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của bệnh viện Vị Xuyên ............................. 29
4.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện
Vị Xuyên. ........................................................................................................ 34
4.2.1. Nguồn phát sinh CTRYT tại bệnh viện ................................................ 34
4.2.2. Khối lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện. ....................................... 36
4.2.3. Công tác phân loại và thu gom chất thải rắn y tế tại nguồn ................. 40
4.3. Đề xuất giải pháp trong thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên .............................................................. 52
4.3.1. Nâng cao hệ thống quản lý hành chính................................................. 52
4.3.2. Nâng cao công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện ................................ 53
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đó trở
thành mối quan tâm, lo lắng chung cho các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Ô
nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống của con người và làm biến
đổi các đặc điểm của hệ sinh thái trên trái đất. Xã hội ngày càng phát triển,
công nghệ 4.0 ngày một hiện đại hóa dẫn đến nhiều thành tựu khoa học được
phát minh và sáng chế để phục vụ cho nhu cầu của con người. Nhưng mặt trái
của sự phát triển lại là những mảng tối đáng buồn, một trong số đó là tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng: “Đó là các vấn đề mưa acid,
hiệu ứng nhà kính, tầng ozon bị phá hủy, diện tích rừng bị giảm mạnh nhiều
loài cây bị tuyệt diệt, rác thải thành tai họa, nước, đất bị cuốn trôi, tài nguyên
nước bị cạn kiệt...” Hơn nữa dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các
khu vực đô thị, các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng
nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, lượng nước thải, khói bụi và tiếng ồn
ngày càng tăng. Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Tất
cả những dấu hiệu trên đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của
con người.
Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Nhà
nước đã thực hiện nhiều chính sách y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được hình
thành, cùng với đó các bệnh viện, trung tâm y tế được xây dựng mới nhằm
phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng cao.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, vấn đề sức
khỏe con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành y tế đã có những
chuyển biến mạnh mẽ với trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nhu
cầu khám chữa bệnh của con người. Nhưng song song với sự phát triển đó có
nhiều vấn đề phát sinh và cần được quan tâm. Xu thế sử dụng các sản phẩm


2


chỉ dùng một trong y tế càng khiến lượng chất thải rắn y tế phát sinh ngày
càng tăng, trong đó có nhiều nhóm chất thải nguy hại đối với con người và môi
trường xung quanh.
Theo khảo sát của Bộ y tế vào năm 2009, có khoảng 33% các bệnh viện
tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý chất thải
y tế nguy hại bằng lò đốt thủ công. Khoảng 27% các cơ sở y tế tiến hành đốt
chất thải ngoài trời hoặc chôn lấp tạm thời trong khu đất bệnh viện.
Do đó vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, trung
tâm y tế hiện nay là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chất thải rắn y tế là
một trong những chất thải nguy hại vào loại bậc nhất, việc quản lý và xử lý rất
phức tạp và khó khăn. Nếu không có các biện pháp quản lý hợp lý, xử lý
không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Từ những lí do trên mà đề tài: “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên – Hà Giang”_ được
lựa chọn để thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa
huyện Vị Xuyên – Hà Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý chất thải y tế, nâng cao chất lượng môi trường.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng, phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp
dụng vào thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.



3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài có thể sử dụng để đề xuất các giải pháp thích hợp
nhằm bảo vệ môi trường, thực thi pháp luật môi trường tại các bệnh viện.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
* Định nghĩa chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định:
- Chất thải y tế (CTYT): Theo quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y
tế ban hành, chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, chất thải y
tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.
- Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy
hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ, phóng
xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn. (Nguồn: Bộ Y tế)[4]
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là hoạt động quản lý việc phân loại, xử
lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiêu, tái sử dụng, tái chế, xử
lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra giám sát việc thực hiện.
- Rác y tế (RYT): Là phần chất thải y tế ở dạng rắn, không tính chất thải
dạng lỏng và khí, được thu gom và xử lý riêng.

- Rác sinh hoạt y tế (RSHYT): Là chất thải không xếp vào chất thải nguy
hại, không có khả năng gây độc, không cần lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải
phát sinh từ các khu vực bệnh viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế.
2.1.2.1. Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:


5

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nylon, túi đựng phim…
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2.1.2.2. Chất thải lây nhiễm
Nhóm chất thải lây nhiễm được Bộ Y tế phân thành 4 nhóm loại chất thải
theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, trong đó bao gồm:
Bảng 2.1: Phân nhóm chất thải y tế
Phân

Tên phân

Màu sắc thiết

nhóm


nhóm

bị lưu trữ

Thành phần
Bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán

Thùng hoặc hộp dao,

A

Chất thải sắc

đựng kháng màu đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh

nhọn

vàng

vỡ thủy tinh.
Những vật liệu thấm máu, thấm

B

Chất thải lây

Túi hoặc thùng

dịch: bông, gạc, băng, dây truyền


nhiễm không

có lõi, túi màu

máu, các ống dây lưu dẫn, dịch

sắc nhọn

vàng

sinh học của cơ thể....

Chất thải có nguy Túi hoặc thùng

C

cơ lây

có lõi, túi màu

Găng tay, lam kính, ống

nhiễm cao

vàng

nghiệm, bệnh phẩm…

Hai lần túi hoặc Mô, cơ quan người: chân,


D

Chất thải giải

thùng có lõi túi tay, rau

phẫu

màu vàng

thai, bào thai

(Nguồn: Bộ y tế - 2007 )[4]


6

2.1.2.3. Chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn
đoán, hóa trị liệu, và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: Dạng rắn, lỏng và khí.
- Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ,
giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
- Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ
phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh,
các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ…
- Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất
phóng xạ (Trần Mỹ Vy, 2011)[10]
2.1.2.4. Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như

đường, axit béo, axit amin, một số loại muối… và hóa chất nguy hại như
Formaldehit, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế và
dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng…
Chất thải hóa học nguy hại gồm:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
- Formaldehit: Đây là hóa chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó
được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc
khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa
giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác…
- Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa
X_Quang.
- Các dung môi: Các dung môi gồm các hợp chất của halogen như metyl
clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane; các hợp chất không
chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat…
- Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…


7

- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa
trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: Thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ), Cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ
trị). (Trần Mỹ Vy, 2011)[10]
2.1.2.5. Bình chứa áp xuất
Bao gồm bình đựng O2, CO2, bình gas, bình khí dùng 1 lần, xi ranh khí
nén. Các bình này dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy
đúng cách. (Bộ Y tế, 2007) [4].

2.1.3. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế.
2.1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Toàn bộ chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động diễn ra
trong bệnh viện, bao gồm:
- Các hoạt động khám chữa bệnh như: chuẩn đoán, chăm sóc, xét
nghiệm, điều trị bệnh, phẫu thuật,…..
- Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện.
- Các hoạt động hàng ngày của nhân viên, bệnh nhân, thân nhân.

Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế bệnh viện


8

2.1.3.2. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh
Hầu hết, các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất
thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả chất lây lan
độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khối lượng CTRYT phát sinh tại các
nước thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện
(Đơn vị: Kg/Giường bệnh/ngày)
Tuyến bệnh viện

Tổng lượng chất thải

CTRYT nguy hại

Bệnh viện TW


4,1 - 8,7

0,4 - 1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1 - 4,2

0,2 - 1,1

Bệnh viện huyện

0,5 - 1,8

0,1 - 0,4

(Nguồn:WHO,2002)[11]
Lượng rác thải, chất thải y tế phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện
chiếm 1 lượng lớn so với tổng lượng rác thải, chất thải tại bệnh viện.
- Bệnh viện TW chất thải rắn y tế chiếm 9,75% - 18,3% so với tổng lượng
chất thải.
- Bệnh viện tỉnh chất thải rắn y tế chiếm 10% - 26,1% so với tổng lượng
chất thải.
- Bệnh viện huyện chất thải rắn y tế chiếm 20% - 22,2% so với tổng lượng
chất thải.


9


Bảng 2.3: Lượng rác thải phát sinh tại Việt Nam theo các tuyến
Đơn vị: (kg/giường/ngày)
Tuyến bệnh viện

Năm 2005

Năm 2010

0,35

0,42

0,23 - 0,29

0,28 - 0,35

0,29

0,35

Bệnh viện chuyên khoa tỉnh

0,17 - 0,29

0,21 - 0,35

Bệnh viện huyện, nghành

0,17 - 0,22


0,21 - 0,28

Bệnh viện đa khoa TW
Bệnh viện chuyên khoa TW
Bệnh viện đa khoa tỉnh

(Nguồn: Bộ Y tế, 2010)
Từ năm 2005 - 2010 lượng rác thải y tế phát sinh tại Việt Nam theo
các tuyến bệnh viện tăng nhanh với số lượng lớn.
- Bệnh viện đa khoa TW: tăng 0.07 kg/giường/ ngày
- Bệnh viện chuyên khoa TW: tăng 0,05 -0,06 kg/giường/ ngày
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: tăng 0,06 kg/giường/ ngày
- Bệnh viện chuyên khoa tỉnh: tăng 0,04 - 0,06 kg/giường/ ngày
- Bệnh viện huyện, ngành: tăng 0,04 - 0,06 kg/giường/ ngày


10

Bảng 2.4: Lượng chất thải y tế tại các bệnh viện và các khoa trong bệnh
viện tại Việt Nam
Tổng lượng chất thải y tế phát Lượng chất thải nguy hại phát
sinh (kg/giường/ngày)

sinh (kg/giường/ngày)

Bệnh viện/ khoa
BV
TW

BV

cấp
tỉnh

BV cấp
huyện

TB

BV
TW

BV
cấp
tỉnh

BV cấp
huyện

TB

Khám bệnh

0,97

0,88

0,73

0,86


0,16

0,14

0,11

0,14

Chăm sóc đặc biệt

1,08

0,27

1,00

1,11

0,30

0,31

0,18

0,26

Khoa dược

0,64


0,47

0,45

0,52

0,04

0,03

0,02

0,03

Trẻ em

0,50

0,41

0,45

0,45

0,04

0,05

0,02


0,04

Phẫu thuật

1,02

0,87

0,73

0,87

0,26

0,21

0,17

0,21

Phụ sản

0,82

0,95

0,73

0,83


0,21

0,22

0,17

0,20

Mắt - Tai

0,66

0,68

0,34

0,56

0,12

0,10

0,08

0,10

Cận lâm sàng

0,11


0,10

0,08

1,00

0,03

0,03

0,03

0,03

( Nguồn: Bộ Y tế,2009)[3]
Bảng 2.4 đã cung cấp thông tin về việc phát sinh CTYT tại các bệnh
viện và các khoa thuộc bệnh viện trung ương, tỉnh và quận. Do tổng số giường
bệnh tại các bệnh viện đa khoa, chuyên ngành chiếm tới 150.000 giường bệnh
nên lượng chất thải y tế từ các cơ sở này cũng chiếm tới 70% tổng lượng phát
sinh. Khối lượng CTYT mỗi ngày trong năm 2010 khoảng 380 tấn/ngày, trong
đó 45 tấn/ngày là CTYTNH.
2.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm…


11


+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ…
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hang
+ Rác, lá cây, đất đá…
* Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất…
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa…
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
- Thành phần hữu cơ: Phần vật chất có thể bay hơi sau khi được nung ở
nhiệt độ 950oC.
- Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 950oC.
* Thành phần sinh học:
Máu các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và
các vi trùng gây bệnh.
Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức
WHO thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau:
Bảng 2.5: Thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam
Thành phần rác thải bệnh viện

STT

Tỷ lệ (%)

1

Kim loại, vỏ hộp

0,7

2


Thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa

3,2

3

Bông băng, bột bó gãy chân

8,8

4

Chai, túi nhựa các loại

10,1

5

Bệnh phẩm

0,6

6

Rác hữu cơ

52,57

7


Đất đá và các vật rắn khác

21,03

8

Giấy các loại

3
(Nguồn: Bộ Y tế, 2006)[5]


12

2.1.5. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
Theo quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế, mỗi phân nhóm, mỗi
loại chất thải đều phải có phương pháp xử lý riêng phù hợp cho từng đối tượng.
Mục đích của việc xử lý chất thải rắn y tế là loại bỏ những đặc tính nguy
hiểm như lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành rác thải thông thường và
có thể xử lý giống như các loại chất thải thông thường khác
* Phương pháp khử trùng
Phương pháp này được áp dụng để khử trùng đối với chất thải rắn y tế
có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện.
- Khử trùng bằng hóa chất: Clo, Hypoclorite… là phương pháp rẻ tiền,
đơn giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít không tiêu hủy hết vi
khuẩn trong chất thải.
- Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao: Là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi
chế độ vận hành, bảo dưỡng cao, xử lý kim tiêm khi nghiền nhỏ, làm biến

dạng. Nhược điểm của phương pháp là tạo mùi hôi nên với bệnh viện có lò đốt
thì kim tiêm đốt trực tiếp.
- Khử trùng bằng siêu cao tần: Có hiệu quả khử trùng tốt, năng suất
cao. Tuy nhiên, đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và yêu cầu có chuyên
môn, là phương pháp chưa phổ biến.
* Phương pháp chôn lấp
Có 2 phương pháp chôn lấp: Chôn lấp hoàn toàn và chôn lấp có xử lý:
- Chôn lấp hoàn toàn: phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhưng không
vệ sinh, dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và tốn diện tích đất chứa bãi
rác. Đối với chất thải nguy hại cần phải đảm bảo sao cho bãi chôn lấp cần tách
biệt hoàn toàn với môi trường xung quanh.


13

- Chôn lấp có xử lý: Rác thải thu gom về được phân ra làm 2 loại: rác vô
cơ và rác hữu cơ. Đối với rác vô cơ được đem đi chôn lấp, còn rác hữu cơ
được xử lý và ủ làm phân bón
* Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Bảng 2.6: Các kiểu lò đốt chất thải

Các kiểu lò đốt

Nguyên lý

Đối tượng áp
dụng

Nhiệt độ Thời gian
đốt (0C)

lưu

Chất thải nguy
hại được đốt
Lò đốt thùng quay

trong ống trụ
gạch chịu nhiệt

Đốt bất cứ loại
chất thải nguy hại 650 - 1370

Vài giờ

nào.

quay.
Chất thải nguy
hại được phân
Lò đốt một

nhỏ bằng khí nén

buồng

hoặc hơi áp suất

đứng

cao và bó cháy

ở trạng thái lơ

Chất thải nguy
hại ở dạng bùn
có thể bơm

700 - 1650

0,1 - 1
giây

được.

lửng.
Chất thải nguy
Lò đốt nhiều tầng

hại được đốt ở
chế độ nhiệt tăng
dần.

Bùn và các chất
thải nguy hại ở 760 - 980

Vài giờ

dạng viên.

Chất thải nguy
hại được phun

Lò đốt tầng sôi

vào trong lớp
sôi đã được đốt

Chất thải nguy
hại rắn dạng viên.

nóng
(Nguồn: Bộ Y tế, 2006)[5]

760 - 1100 Vài phút


14

- Phương pháp thiêu đốt chỉ sử dụng khi chất thải là chất độc sinh học,
không bị phân hủy sinh học và bền vững trong môi trường. Và một số chất thải
không thể tái chế, tái sử dụng hay dự trữ an toàn trong bãi chôn lấp. Phần tro
sau khi đốt được chôn lấp.
- Chất thải được đốt ở nhiệt độ cao, được sử dụng như một biện pháp xử
lý để giảm tính độc, thu hồi năng lượng và có thể xử lý một lượng lớn chất
thải.Nhìn chung dung lò đốt là phương pháp sạch nhưng chi phí cao.
* Xử lý bằng công nghệ sinh học
Quy trình xử lý có việc sử dụng chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng. Về cơ
bản quy trình xử lý này khá giống với việc xử lý bằng hóa chất vì tận dụng các
tính năng của vi sinh (hóa chất) để tiêu diệt vi trùng.
2.1.6. Một số văn bản liên quan đến vấn đề chất thải rắn y tế
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007 NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý
chất thải rắn
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất
thải nguy hại
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 18 /2013/TT-BYT: Quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ
sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm
- Thông tư 31/2013/TT-BYT: Quy định về quan trắc tác động môi
trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.


15

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
- QCVN 02:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.
- TCVN 6705:2000: chất thải rắn không nguy hại. Phân loại do Tổng cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành.
- TCVN 6706:2000: chất thải rắn nguy hại. Phân loại do Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng ban hành.
- TCVN 6696: 2000: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường
- QCVN 07:2009/BTNMT: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.

2.2. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
2.2.1. Đối với môi trường
* Đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường
không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn
có thể ngấm vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các
tầng sâu trong đất, sinh vật kém phát triển… làm cho việc khắc phục hậu quả
về sau lại gặp khó khăn. (Trần Mỹ Vy, 2011)[10]
* Đối với môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn thu
gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí
độc hại, NOx, đioxin, furan HX… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chôn
lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh. (Trần Mỹ Vy, 2011)[10]


16

* Đối với môi trường nước
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đặc trưng của chất thải bệnh viện là bị nhiễm
BOD, COD, kim loại nặng và các vi khuẩn gây bệnh... Do đó nếu không được
quản lý nghiêm ngặt, khi mưa nước chảy tràn sẽ cuốn nước thải bệnh viện đi
vào nguồn nước mặt như: ao, hồ, sông, ngòi... Các chất này sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, một phần ngấm xuống đất mang theo các chất ô nhiễm, vi
khuẩn gây bệnh vào nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nguồn nước. Gây ra các bệnh truyền nhiễm đường ruột như: thương hàn, tả,

tulare, brucella. (Trần Mỹ Vy, 2011)[10]
2.2.2. Đối với sức khỏe cộng đồng
* Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chất thải rắn y tế
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những
người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và
những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự
sai sót trong khâu quản lý chất thải. Dưới đây là những nhóm chính có nguy cơ
cao:
- Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
- Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
- Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ
sở khám chữa bệnh và điều trị như: Giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân…
Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác
thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác…,(Trần Mỹ Vy,
2011)[10]


17

* Tác động từ chất thải rắn y tế
+ Từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng rất
lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Một mối nguy cơ
rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng như
các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng
đồng qua con đường rác thải y tế. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể
người thông qua các cách thức:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da).

- Qua các niêm mạc (màng nhầy).
- Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).
- Qua đường tiêu hoá.
Theo Bộ Y tế năm 2012 thống kê, một số bệnh có nguy cơ mắc các bệnh
khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da từ chất thải y tế được thể hiện ở bảng
2.7 như sau
Bảng 2.7: Nguy cơ mắc các bệnh khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da
( Đơn vị: % )
Nhiễm khuẩn

Nguy cơ

HIV

0,3

Viêm gan B

3-10

Viêm gan C

0,8 – 3
( Bộ y tế ,2012)[2]

Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ các chất thải y tế. Với các
dạng nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh và chất truyền khác nhau thì lây nhiễm
các bệnh khác nhau.
+ Ảnh hưởng của hoá chất thải và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là

những mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây


×