Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

5 1 NOI DUNG TIEU LUAN TUYEN 18 k41 cô SUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.9 KB, 18 trang )

Tên đề tài: Xử lý tình huống về việc sử dụng bằng cấp ở trường Mẫu
giáo Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời
với nhu cầu của xã hội, phục vụ cho công việc của cán bộ, công chức, viên
chức là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là vấn đề được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm, khuyến khích. Tuy nhiên, trước đây các cơ quan nhà nước
vẫn chưa chú trọng quan tâm đến công tác bảo quản, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra
các loại văn bằng, chứng chỉ, ngay cả việc tuyển sinh cũng còn nhiều bất cập.
Cùng với đó, sự nhận thức chưa thực sự đúng đắn về các chế độ, chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước nên một số cán bộ, công chức, viên chức đã lợi
dụng kẽ hở đó để thực hiện các hành vi không đúng như: Sử dụng các loại
văn bằng, chứng chỉ không phải của mình để luồn lách vào trong các cơ quan
nhà nước, nâng ngạch, nâng lương, nhiều lần làm hồ sơ tham gia thi, xét
tuyển vào các trường đào tạo và trong suốt cả quá trình công tác mà không bị
cơ quan nào phát hiện.
Những năm gần đây, việc kiểm tra sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ
của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu được
quan tâm. Lãnh đạo các cấp cho đó là việc làm thường xuyên và rất cần thiết
để đánh giá cũng như sắp xếp, phân công công việc hợp lý hơn đối với cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Theo thống kê gần nhất
của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thanh tra Bộ đã phát hiện hơn 10 nghìn trường
hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Hiện nay, Bộ cũng đã phát
hiện được thêm nhiều trường hợp sử dụng bằng giả. Trong đó có cả cán bộ ở
cấp Trung ương, trong đó có tới 690 trường hợp là công chức, viên chức và
293 người trong số này đã bị kỷ luật buộc thôi việc . Theo số liệu của Sở GDĐT Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử dụng bằng giả, trong
đó có 107 viên chức ngành giáo dục. Thực hiện văn bản số 135/KH- BCĐ,
1



ngày 18/9/2015 của Ban chỉ đạo kiểm tra văn bằng, chứng chỉ Tỉnh Sóc Trăng
về kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng
chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh; dưới sự chỉ đạo
của Uỷ ban nhân dân Thị xã Ngã Năm qua quá trình kiểm tra trường
Mẫu giáo Mỹ Quới, Thị xã Ngã Năm đã phát hiện ra có Giáo viên trong
quá trình công tác cũng như quá trình đào tạo bồi dưỡng đã sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Từ những kiến thức được trang bị từ lớp
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên của Trường Chính
trị tỉnh Sóc Trăng mở học tại Thị xã Ngã Năm và những kinh nghiệm có được
trong quá trình công tác tại trường Mẫu giáo Mỹ Quới; tôi xin chọn đề tài
“Xử lý tình huống về việc sử dụng bằng cấp ở trường Mẫu giáo Mỹ Quới,
thị xã Ngã Năm”.
Đây là một cơ hội tốt để tôi vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với
thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực giúp
cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
2.1. Mục đích
Nếu nghiên cứu đề tài này thành công bản thân tôi sẽ có thêm nhiều
kinh nghiệm trong quản lý trường học góp phần vào việc xây dựng trường
Mầm non Mỹ Quới đạt chuẩn quốc gia trong thời gian gần nhất.
Tập thể giáo viên nhân viên của trường có thể tích lũy thêm kiến thức
pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
2.2. Ý nghĩa
Nếu chúng ta nghiên cứu sâu các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh
vực mình phụ trách, sẽ giúp cho người quản lý có thêm năng lực quản lý về
mọi mặt trong cơ quan,đơn vị công tác, từ đó rèn thêm bản lĩnh của người
quản lý nhất là người làm công tác giáo dục như bản thân tôi.

2



PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung tình huống
1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống
- Bối cảnh kinh tế xã hội:
Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong ngành giáo dục đang tiến
hành sắp xếp vị trí việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo theo chức
danh nghề nghiệp, giáo viên ai cũng tranh thủ học tập để nâng cao trình độ
cho bản thân, bổ sung những văn bằng chứng chỉ để đảm bào các điều kiện
xếp thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất
nước.
Thị xã Ngã Năm đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 2014, địa bàn thị
xã có 03 phường và 05 xã,có ba dân tộc Kinh, Hoa, Khơmer cùng chung sống
đoàn kết, thu nhập của người dân chủ yếu là nông nghiệp và mót số là tiểu
thương mua bán ở chợ . Những năm gần đây Nhà nước chủ trương xây dựng
Nông thôn mới nên bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn, đa số người
dân rất phấn khởi xây dựng gia đình văn hóa nếp sống văn minh.Trật tự xã hội
được đảm bảo, người dân yên tâm sản xuất.
- Thời gian địa điểm diễn ra tình huống: Vào tháng 4 năm 2018 trường
Mẫu giáo Mỹ Quới nhận được đơn tố cáo của một người tên là Trần văn A tố
cáo giáo viên của trường Nguyễn Thị B sử dụng văn bằng chứng chỉ Anh văn
không hợp pháp.
1.2 Mô tả tình huống
Trường Mẫu giáo Mỹ Quới được thành lập năm 2002 theo quyết định
số 2106 QĐ- CT UBND huyện Ngã Năm, trường hiện có tổng số cán bộ,
giáo viên, nhân viên là 37 người. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 03 người.
+ Giáo viên:


27 người.

+ Nhân viên:

07 người.

3


Trường có tất cả 12 lớp, điểm chính có 10 lớp với 341 trẻ, các điểm lẻ
ghép chung với các trường Tiểu học trong xã có 2 lớp với 43 trẻ. Hầu hết các
cháu chăm ngoan biết nghe lời cô, lễ phép với người lớn.
Nhà trường đuợc sự quan tâm của các cấp Đảng ủy chính quyền địa
phương, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Phòng giáo dục Thị xã và
phần đông phụ huynh trong xã. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu ra lớp
của con em trong xã. Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ,
khỏe nhiệt tình công tác, tâm huyết với nghề, yêu trẻ hết mực.
Tuy nhiên, trong nhà trường còn một vài giáo viên năng lực giảng dạy
chưa xứng tầm với bằng cấp, trình độ đào tạo hiện có. Cán bộ làm công tác
quản lý chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nên việc quản lý văn bằng
chứng chỉ của giáo viên chưa thật chặt chẽ.
Số giáo viên có trình độ Đại học đạt 45,9 %; Giáo viên, nhân viên trong
biên chế là 17 người (Ban giám hiệu 03; Giáo viên 12 người; nhân viên y tế
01 người; nhân viên kế toán 01 người), còn lại là 15 giáo viên, 05 nhân viên
hợp đồng.
Việc phân công quản lý, theo dõi hồ sơ chưa được chú trọng, công tác
quản lý hồ sơ còn buông lỏng, chưa được chặt chẽ, quản lý văn bằng chứng
chỉ chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu của cấp học. Thực tế đã có giáo viên sử
dụng chứng chỉ không hợp pháp để làm hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp và theo học các lớp nhằm nâng cao trình độ cho cá nhân mà nhà

trường không phát hiện kịp thời.
Thực hiện kế hoạch số 135/KH - BCĐ, ngày 18/9/2015 của Ban chỉ
đạo kiểm tra văn bằng, chứng chỉ Tỉnh Sóc Trăng về kế hoạch kiểm tra, thanh
tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục
quốc dân trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 550/ UBND, ngày 22/10/2015 của Uỷ
ban nhân dân Thị xã Ngã Năm về kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý,
sử dụng văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục ngành Giáo dục Thị xã
Ngã Năm.

4


Nhận được thông tin của quần chúng, đơn tố giác của công dân cùng
công tác trong ngành mầm non; Uỷ ban nhân dân Thị xã Ngã Năm đã giao
cho các cơ quan chức năng ( Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục, Công an Thị
xã) phối hợp với trường Mẫu giáo Mỹ Quới tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra
lại toàn bộ hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đã phát hiện
có cô giáo Nguyễn Thị B chưa tham gia học tập ngoại ngữ lớp nào nhưng
lại có Chứng chỉ B1 Ngoại ngữ và các giấy tờ khác liên quan, hồ sơ lý lịch
tại cơ quan đơn vị đang công tác. Chứng chỉ ngoại ngữ có dấu hiệu không
bình thường .
Sau khi kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của cá nhân cô giáo Nguyễn Thị B
thì phát hiện: Sổ bảo hiểm, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ công chức và các giấy tờ
cá nhân có liên quan trong trường Mẫu giáo Mỹ Quới, giấy khai sinh đều
khớp hết nhưng chứng chỉ ngoại ngữ B1 có dấu hiệu không bình thường về
số hiệu, con dấu, chữ ký của người cấp chứng chỉ. Phòng Nội vụ, chỉ đạo nhà
trường làm rõ vấn đề việc sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ của cô giáo
Nguyễn Thị B (nguyên nhân sai lệch từ đâu, biện pháp tháo gỡ và hình thức
xử lý). Mục đích là tránh việc nắm bắt thông tin một chiều, không chính xác,
xử lý không đúng hoặc mắc bệnh thành tích trong việc xử lý sử dụng văn

bằng chứng chỉ giả mạo. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy nổi cộm lên
một số vấn đề sau: Cô Nguyễn Thị B vào ngành từ ngày 05 tháng 09 năm
2005, năm 2010 cô B học xong lớp Cao đẳng tại trường Cao đẳng sư phạm
Sóc Trăng và được xét hưởng lương sang ngạch Cao đẳng đến năm 2017 cô
Nguyễn Thị B tham gia xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng II cần
có chứng chỉ Anh văn B1. Nhưng khi kiểm tra hồ sơ thì thấy chứng chỉ anh
văn B1 có dấu hiệu không bình thường như đơn thư tố cáo của công dân.
Sau khi có kết quả kiểm tra sơ bộ ban đầu, nhà trường yêu cầu cá nhân
viết bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật (Căn cứ theo Mục 3 điều
15 Nghị định 35/2005/NĐ-CP). Theo bản tự kiểm điểm của cô Nguyễn Thị B:
Năm 2017 cô Nguyễn Thị B có tham gia thi ngoại ngữ chứng chỉ B1 theo
khung năng lực Châu Âu. Nhưng cô không khai được là mình đã tham gia thi
5


tại hội đồng thi nào, khóa thi đó tổ chức ngày nào, cô không giải trình được
và nhà trường nhắc cô nộp đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ gốc khớp với hồ
sơ của cá nhân thì cô không nộp cô báo với nhà trường lý do bị thất lạc không
tìm được .
1.3. Vấn đề cần giải quyết
Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới
xây dựng nền Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy việc đổi mới giáo dục hiện
nay dù ở lĩnh vực nào cũng cần hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài đó là xây
dựng nền giáo dục tiên tiến, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng, phát huy tính
tích cực của người học. Xây dựng nền giáo dục hiện đại, xây dựng đội ngũ
giáo viên có đủ đứ, tài, có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp
ứng mục tiêu giáo dục là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng
đầu.
Chính vì vậy, việc xử lý cô giáo Nguyễn Thị B xử dụng văn bằng
chứng chỉ không hợp pháp cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc, phải

tìm hướng giải quyết tốt nhất. Và các phương án cần phải đảm bảo các yêu
cầu:
- Cần làm rõ các sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị B để từ đó có biện
pháp xử lý đúng đắn , kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng củng cố đội ngũ giáo viên ở trường Mẫu giáo Mỹ Quới nói
riêng và trên địa bàn toàn Thị xã nói chung đảm bảo về số lượng và chất
lượng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đạt mục tiêu giáo dục.
- Ổn định, tăng cường công tác tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên toàn trường không gây xáo trộn tư tưởng trong quần chúng
nhân dân.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý về văn bằng
chứng chỉ nói riêng cũng như các hoạt động khác của nhà trường đảm bảo sự
nghiêm minh của pháp luật.
Và khi có đơn thư tố cáo của quần chúng nhân dân về việc sử dụng văn
bằng chứng chỉ không hợp pháp của cô Nguyễn Thị B thì nhà trường cần:
6


- Thành lập tổ xác minh về việc sử dụng chứng chỉ không hợp pháp của
cô B.
- Xây dựng kế hoạch, thu thập thông tin, đối chiếu làm rõ các văn bằng
chứng chỉ của cô B.
- Kết luận của tổ kiểm tra về sự thật văn bằng chứng chỉ của cô B
- Thiết lập hồ sơ, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
2. Phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân và hậu quả
2.1. Phân tích mâu thuẫn
Cô Nguyễn Thị B là 1 giáo viên mới ngoài 30 tuổi cũng cò trẻ công tác
ở trường được đánh giá ở mức khá, nhiệt tình trong công tác tuy nhiện lại sử
dụng chứng chỉ ngoại ngữ B1 không hợp pháp trong quá trình nâng hạng là
một việc làm sai phạm, hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của

ngành làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo. Nhà trường cần tiến hành xác minh
làm rõ vụ việc và có hính thức kỷ luật thích đáng nhằm tạo niềm tin cho
những giáo viên có tinh thần học tập nâng cao trình độ và răn đe các cá nhân
có hành vi trục lợi bất chính nhằm đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
Phòng Nội vụ Thị xã Ngã Năm với chức năng tham mưu quản lý công
chức, viên chức các trường mầm non, Mẫu giáo công lập trên địa bàn thị xã
đã có công văn yêu cầu trường Mẫu giáo Mỹ Quới căn cứ vào các văn bản
hướng dẫn gửi hồ sơ của cô B để xem xét, báo cáo UBND Thị xã xử lý theo
đúng quy định của pháp luật.
Qua quá trình xem xét điều tra, UBND Thị xã Ngã Năm đã ra Quyết
định thành lập Hội đồng kỷ luật. Hội đồng kỷ luật của Thị xã đã ra Quyết định
kỷ luật với hình thức: Hạ ngạch, thu hồi chứng chỉ B1 Ngoại ngữ.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Công tác quản lý việc cấp phát văn bằng chứng chỉ của các cơ quan nhà
nước chưa được sự quan tâm thật sự, biện pháp chế tài chưa đủ mạnh, chưa
đủ sức răn đe những hành vi phạm pháp của công đân.

7


Công tác tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trước đây
chưa thật sự chặt chẽ, làm kẽ hở cho một số người lợi dụng vào được trong
các trường học bằng mọi cách để được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước.
Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên
tục, đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.
Việc quản lý của Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Mỹ Quới chưa thực
sự chặt chẽ, bộ phận làm công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ công chức viên chức
chưa rà soát cẩn thận.

Do sự thiếu quan tâm sâu sát trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà
nước của các cấp, các ngành.
Do một số bất cập trong các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ
chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ chế, chính sách của việt Nam còn coi trọng vấn đề bằng cấp trong
tuyển dụng cũng như đánh giá, xét nâng lương cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên chức.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Cô B là người có trình độ văn hoá đạt chuẩn lại làm công tác dạy kiến
thức, dạy người. Bản thân cô B không ý thức được hậu quả việc mình đang
làm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến các thế hệ học sinh trong
tương lai. Đây là một vấn đề liên quan đến đạo đức của nhà giáo trong ngành
giáo dục.
Thiếu tính trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các
cấp, của Chính phủ đã quy định.
Do cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của quy chế
tuyển dụng hàng năm cũng như chưa nắm vững các chế độ chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bản thân cá nhân chưa có ý thức học tập để nâng cao hơn nữa trình độ
chuyên môn bằng con đường chính đáng muốn cho nhanh đạt được mục đích.

8


Mặc dù cô B sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp để tạo điều
kiện cho mình tiến thân và chủ quan cho rằng sẽ không ai phát hiện ra nên
bản thân cá nhân không tự phấn đấu đi học thêm văn hoá mà chỉ quan tâm
nâng cao bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ.
Trong ngành Giáo dục và đào tạo lại đang phát động thực hiện tốt cuộc
vận động “ Hai không với bốn nội dung” là một công dân bình thường cá

nhân cô Nguyễn Thị B đòi hỏi quyền lợi cho mình hơi quá đáng, đây cũng là
bài học kinh nghiệm đối với người dân, nó cũng là vấn đề để người dân nói về
đạo đức của nhà giáo trong ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ngành giáo
dục mầm non là bậc học nền tảng của nhân cách các cháu sau này, Trẻ em là
những mầm xanh của đất nước, là một giáo viên dạy trẻ phải rèn luyện đạo
đức, kỹ năng sống để có thể là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Bản thân
giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ thì mới có thể thay mẹ dạy trẻ được
tốt hơn.
2.3. Hậu quả
2.3.1. Hậu quả về chính trị, tư tưởng
Khi bị phát hiện sử dụng chứng chỉ không hợp pháp thì lý lịch cô B
không còn trong sạch nữa, làm giảm lòng tin đối với lãnh đạo ngành, đối với
đồng nghiệp và phụ huiynh học sinh trong trường..
Tư tưởng của cô B cũng bị lệch lạc khi bị xã hội lên án vì có hành vi xấu.
2.3.2. Hậu quả về kinh tế
Sau khi bị phát hiện sử dụng chứng chỉ không hợp pháp, cô B bị áp
dụng kỷ luật là hạ ngạch vừa làm giảm nguồn thu nhập tiền lương hàng tháng
vừa ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến sau này.
Mặc dù có sự đầu tư về mặt kinh phí cho việc đi học các lớp đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng cô B lại không được công
nhận.
2.3.3. Hậu quả về văn hóa xã hội:
Mất uy tín với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và xã hội.

9


Gây giảm sút lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với các cơ quan
nhà nước, cán bộ công chức.
Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội như làm gia tăng tình trạng sử dụng văn

bằng chứng chỉ không hợp pháp.
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3.1 Mục tiêu chung
Đây là tình huống mang tính phức tạp, nhạy cảm liên quan đến vấn đề
giáo viên sử dụng chứng chỉ không hợp pháp để tham gia xet tuyển nâng
ngạch giáo viên, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Do vậy việc giải quyết phải đảm bảo:
- Khách quan dân chủ đúng tính chất và mức độ vi phạm.
- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự tôn nghiêm của
pháp luật.
- Tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở và
cấp huyện thị.
- Vừa đảm bảo đưa ra hình thức kỷ luật đúng đắn đối với giáo viên có
hành vi vi phạm, vừa đảm bảo tính nghiêm minh, ngăn ngừa tệ dùng chứng
chỉ không hợp pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Qua xử lý góp phần nâng cao được năng lực quản lý của cán bộ cơ sở.
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích của xã
hội.
4. Xây dựng, phân tích lựa chọn phương án giải quyết tình huống
4.1. Xây dựng, phân tích phương án (03 phương án)
Để giúp nhà trường giải quyết khó khăn trong công tác quản lý hồ sơ cá
nhân và xây dựng kế hoạch kiểm tra các văn bằng chứng chỉ của cán bộ công
chức, viên chức tại đơn vị. Tôi đề ra 03 phương án xử lý như sau:
* Phương án 01
Sắp xếp kiện toàn lại đội ngũ Cán bộ quản lý trong nhà trường, thay thế
một số cán bộ giáo viên, nhân viên có tính chây lười trong công tác, không
10



tích cực năng nổ trong học tập và nghiên cứu , chưa mạnh dạn đóng góp ý
kiến xây dựng lẫn nhau.
Những giáo viên bằng cấp chưa đạt chuẩn theo quy định, sử dụng văn
bằng chứng chỉ không hợp pháp thì bố trí làm việc khác để làm gương cho
người đến sau.
- Ưu điểm:
+ Có thể nâng cao được trách nhiệm cho cán bộ công chức, viên chức
khi được phân công làm nhiệm vụ, những cá nhân vi phạm kỷ luật cũng có ý
thức phấn đấu hơn.
+ Cùng một lúc có được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình,
năng động sáng tạo.
- Nhược điểm:
+ Cần có thời gian trong công tác tổ chức cán bộ và cán bộ mới được
bổ nhiệm cần phải có thời gian để nắm bắt công việc đang làm.
+ Dẫn đến xáo trộn trong cơ cấu tổ chức, gây khó khăn trong việc sắp
xếp, bố trí cán bộ tại địa phương.
Do đó phương án này không khả thi.
*Phương án 02
Đề nghị lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân Thị xã
xử lý ngay những cá nhân đã vi phạm việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không
hợp pháp, bố trí cho làm việc khác, luân chuyển đi đơn vị khác, không còn
công tác trong ngành giáo dục nữa, vì đã vi phạm về đạo đức nhà giáo mà
ngành đang thực hiện cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”
- Ưu điểm:
+ Có thể giải quyết ngay vấn đề giáo viên ngồi nhầm chỗ. Đánh giá
thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
+ Nhà trường cũng thanh lọc được những giáo viên không có tính trung
thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho ngành.
- Nhược điểm:
+ Gây khó khăn, áp lực cho các cấp lãnh đạo.

11


+ Chưa pháp huy được vai trò lãnh đạo cho các cấp cơ sở.
Do đó phương án này không khả thi.
*Phương án 03
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã giao cho Phòng nội vụ phối hợp với
phòng giáo dục - đào tạo Thị xã xem xét về việc sai phạm của cô giáo Nguyễn
Thị B để đề xuất các biện pháp xử lý một cách đúng đắn nhất, phù hợp nhất.
Nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến việc xử lý cán bộ, công chức
nhà nước trong việc sử dụng văn bằng chứng chỉ như:
Thông tư số 22/2002/TT-BTC CBCP ngày 23 tháng 4 năm 2002 Thông
tư hướng dẫn việc xử lý CB-CC, Cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước vi
phạm việc cấp phát, sử dụng văn bằng chưng chỉ không hợp pháp.
Nghị định 34 /2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 Quy định về xử
lý kỷ luật cán bộ công chức.
Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định 79/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Bộ Luật hình sự số: 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13
Làm tốt công tác phổ biến văn bản và tuyên truyền kiến thức cho cán
bộ, công chức, viên chức cũng nắm chắc để cùng vận dụng cho chính xác. Tổ
chức họp hội đồng, bỏ phiếu dự kiến hình thức kỷ luật kính chuyển lên cấp
trên xem xét.
- Ưu điểm:
+ Việc xử lý vụ việc bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
quy định của Pháp luật.
+ Xem xét giải quyết sai phạm một cách có căn cứ bảo đảm tính khách

quan, chính xác.

12


+ Hành vi vi phạm của cô Nguyễn Thị B sẽ được xử lý hợp lý, hợp
tình. Một mặt vừa vừa xử lý nghiêm vi phạm, mặt khác tạo điều kiện cho cô B
có việc làm.
- Hạn chế:
+ Ủy ban nhân dân Thị xã Ngã Năm và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền Thị xã, trường Mẫu giáo Mỹ Quới phải mất nhiều thời gian cho việc
xem xét vấn đề và triệu tập các cuộc họp để giải quyết sự việc.
4.2 Lựa chọn phương án tối ưu
Rõ ràng trong ba phương án trên phương án nào cũng có những ưu
điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên phương án thứ ba theo Tôi là phương
án tối ưu hơn cả do:
- Đây là phương án có nhiều điểm tích cực, vừa đảm bảo tính hợp lý và
hợp tình, trong đó thể hiện sự nghiêm minh theo quy định của pháp luật đồng
thời có tính đến điều kiện, hoàn cảnh khó khăn của gia đình, sự cố găng phấn
đấu vươn lên của cô B và đặc biệt xem xét đến sự cống hiến của cô B cho sự
nghiệp Giáo dục Mầm non ở vùng sâu vùng xa.
- Có tính khả thi cao, đảm bảo được thực hiện và đem lại hiệu
quả lâu dài. So với phương án 1 chỉ thiên về tình, phương án 2 quá nặng nề
về lý thì phương án 3 ngoài tác dụng răn đe còn có ý nghĩa giáo dục, tạo cơ
hội cho cô B nhận ra được lỗi lầm có cơ hội để sửa chữa sai lầm vươn lên
trong công tác. Như vậy, tôi chọn phương án này để xử lý tình huống giải
quyết khiếu nại của công dân về việc giáo viên sử dụng văn bằng chứng chỉ
không hợp pháp tại trường Mầm non Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng là hợp lý.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn

Công tác tổ chức thực hiện Phương án 3 cũng vẫn phải được tiến hành
theo đúng trình tự qui định của luật pháp.
5.1. Xác định mục tiêu của kế hoạch
Giúp người vi phạm đạo đức nhận ra sai phạm của mình ảnh hưởng đến
xã hội ra sao, đề ra giải pháp thực hiện, những công việc để khắc phục.
13


5.2. Xác định nội dung thực hiện phương án
Thực hiện văn bản số 135/KH- BCĐ, ngày 18/9/2015 của Ban chỉ đạo
kiểm tra văn bằng, chứng chỉ Tỉnh Sóc Trăng về kế hoạch kiểm tra, thanh tra
việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục
quốc dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Kế hoạch số 550/ UBND, ngày 22/10/2015 của Uỷ ban nhân dân Thị xã
Ngã Năm về kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng,
chứng chỉ của hệ thống giáo dục ngành Giáo dục Thị xã Ngã Năm, trình tự
tiến hành gồm các bước sau:
- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Ngã Năm tổ chức cuộc họp
với lãnh đạo Phòng nội vụ, phòng Giáo dục – đào tạo Thị xã và các tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền để giao nhiệm vụ xử lý tình huống.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã thành lập Đoàn kiểm tra
xem xét các sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị B.
- Bước 3: Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra. Các công việc bao gồm:
+ Yêu cầu cá nhân cô Nguyễn Thị B tường trình lại cụ thể sự việc về
việc mình đang sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ hiện đang có.
+ Nộp toàn bộ các loại văn bằng, chứng chỉ gốc, giấy khai sinh, các
loại hồ sơ cá nhân có liên quan.
+ Yêu cầu nhà trường triệu tập cuộc họp hội đồng sư phạm đầy đủ các
thành phần: Ban giám hiệu, Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, Ban thanh tra
nhân dân để cùng nhau xem xét hồ sơ và đóng góp ý kiến cho cá nhân cô

Nguyễn Thị B và đã có được kết luận ban đầu:
+ Giấy khai sinh bản gốc.
+ Bằng Tốt nghiệp THCS.
+ Bằng Tốt nghiệp Trung cấp Mầm non 9+3 của trường Cao đẳng sư
phạm Sóc Trăng cấp năm 2005, Bằng tốt nghiệp Cao Đẳng sư Phạm sóc
Trăng năm 2010.
+ Bản sao hộ khẩu gia đình.
+ Chứng chỉ Tin học A, Ngoại ngữ B1.( Bản Phô tô)
14


Hội đồng kỷ luật nhận thấy vấn đề nằm tại chỗ chứng chỉ Ngoại ngữ
B1 còn các hồ sơ khác thì đúng theo quy định của Nhà nước.
Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu dự kiến hình thức kỷ luật đối với cá nhân cô
Nguyễn Thị B. Gồm các hình thức sau:
+ Khiển trách: 0/7 phiếu.
+ Cảnh cáo: 0/7 phiếu.
+ Hạ bậc lương: 0/7 phiếu.
+ Hạ ngạch: 6/7 phiếu.
+ Buộc thôi việc: 1/7 phiếu
Qua kết quả kiểm phiếu và căn cứ các văn bản hướng dẫn Hội đồng kỷ
luật của trường đề nghị hình thức kỷ luật đối với cá nhân cô Nguyễn Thị B ở
mức độ hạ ngạch từ Giáo viên Mầm non hạng III V .07.02.05 xuống ngạch
Giáo viên Mầm non hạng IV V.07.02.06 thời gian kỷ luật là 01năm. Đề nghị
về cấp trên xem xét.
- Bước 4: Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất hình thức,
biện pháp xử lý.
- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã kết luận và ra quyết định xử
lý vụ việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị B.
- Bước 6: Thông báo kết luận và quyết định về việc xử lý vụ việc sai

phạm của cô giáo Nguyễn Thị B.
Kế hoạch thực hiện được thể hiện bảng dưới đây:
Bước
1

Thời gian
Bắt đầu
Kết thúc
hiện
Chủ tịch Ủy ban nhân - Chủ tịch Ủy ban 8/10/2018
Nội dung công việc

Chủ thể thực

dân Thị xã Ngã Năm tổ nhân dân Thị xã

( Thứ hai)

10h

chức cuộc họp với lãnh - Lãnh đạo Phòng Lúc 8h
đạo Phòng nội vụ, Nội vụ
phòng Giáo dục – đào
tạo Thị xã và các tổ

- Lãnh đạo phòng
giáo dục

chức, đơn vị có thẩm
15



quyền
Thành lập Đoàn kiểm tra

- Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thị xã

09/10/2018

- Lãnh đạo Phòng ( Thứ ba)

2

Nội vụ
- Lãnh đạo phòng
giáo dục
Đoàn kiểm tra tiến hành - Trưởng
kiểm tra

đoàn 11/10/2018

kiểm tra
- Lãnh

3

12/10/2018

( Thứ năm)

đạo nhà

trường
- Cô giáo Nguyễn
Thị B
Đoàn kiểm tra báo cáo - Chủ tịch Ủy ban 15/10/2018

kết quả kiểm tra và đề nhân dân Thị xã
4

xuất hình thức, biện -

Trưởng

( Thứ hai)

đoàn

kiểm tra và các

pháp xử lý.

thành viên

Chủ tịch Ủy ban nhân - Chủ tịch Ủy ban 19/10/2018
5

dân Thị xã kết luận và nhân dân Thị xã
ra quyết định xử lý vụ
việc.

Thông báo kết luận và - Phòng nội vụ 22/10/2018
quyết định về việc xử Thị xã

6

lý vụ

- Phòng giáo dục
– đào tạo
-

Trường

Mẫu

giáo Mỹ Quới

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị
16


Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trường học, trực tiếp quản lý các
hoạt động của nhà trường, bên cạnh đó tôi phải thực hiện tốt công tác tham
mưu với các cấp quản lý về chủ trương, chế độ chính sách pháp luật của đơn
vị, các hoạt động giáo dục của đơn vị mình đang công tác. Đặc biệt là công
tác quản lý hồ sơ cán bộ công chức qua việc kiểm tra văn bằng chứng chỉ.
Bản thân nhận thấy cần có sự quan tâm hơn về việc quản lý hồ sơ nhân
sự trong các cơ quan. Nên theo dõi quản lý nhân sự bằng các phần mềm công
nghệ cao.

Hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ
của cán bộ công chức để kịp thời phát hiện và đưa ra khỏi cơ quan nhà nước
những cán bộ yếu kém về năng lực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, từ đó nâng
cao uy tín của cán bộ công chức trước nhân dân giúp cho họ yên tâm lao động
sản xuất làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
2. Kết luận
Là một người cán bộ quản lý nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) để duy trì
ổn định xã hội và điều chỉnh các hành vi của cá nhân trong xã hội , giúp xã
hội phát triển theo mục tiêu chung mà Nhà nước đã đề ra là Xây dựng một xã
hội “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Mỗi chúng ta phải xác định : Công tác quản lý các loại hồ sơ, sổ sách,
các loại văn bằng chứng chỉ trong cơ quan nhà nước là vấn đề rất quan trọng
và cần thiết, không được sơ sài qua loa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác
quản lý nhân sự trong các cơ quan.
Muốn cho cho công tác quản lý hổ sơ sổ sách, văn bằng chứng chỉ được
thực hiện ngày càng tốt hơn bản thân tôi nhận thấy cần được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao của các cấp Đảng ủy - Ủy ban, đặc biệt là nâng cao nhận thức cho
đông đảo quần chúng nhân dân, dùng nhiều biện pháp tuyên truyền sâu rộng
các chủ trường của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho họ thấm
nhuần và tự giác thực hiện.Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành
đoàn thể trong các cơ quan với nhau, đặc biệt là người đứng đầu trong từng cơ
17


quan phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình mới có thể giúp cho tập thể
ngày càng lớn mạnh.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các cấp
các ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện việc quản lý
văn bằng chứng chỉ của cán bộ trên phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin

để quản lý.

18



×