Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng làm tính cộng trừ cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.78 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước đi trên con đường đổi mới về khoa học công nghệ,
để tiến kịp với các nước phát triển trên thế giới, để vững vàng hội nhập kinh tế
quốc tế, Đảng - Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng vai trò của Giáo dụcđào tạo. Giáo dục - Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Nghi quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng ta: “Phát triển
giáo dục - đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, là yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự vận động và phát triển, là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban
đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Là nền
móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
với mục tiêu cơ bản là: Nhằm giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống
lao động. Mục tiêu đó được thông qua việc dạy các môn học và thực hiện các
hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục.
Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một
vị trí rất quan trọng. Bỡi vì môn toán được xem như là môn học công cụ để học
các môn khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu
quả trong thực tiễn. Nó giúp học sinh phát triển tư duy logíc bồi dưỡng và phát
triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu
tượng hoá, khái quat hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh
và bác bỏ,… Nó rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp luận, phương
pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học. Nó giúp học sinh phát triển trí thông
minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo,… Mục tiêu của môn toán ở tiểu học là
hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng tính toán cho
học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy và phương pháp toán học cho học sinh sau
này. Mặt khác, toán học còn có tính thực tiễn: Các kiến thức toán học đều bắt
nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán học là khái quát từ các tình huống trong


cuộc sống. Dạy học toán ở tiểu học là hoàn thiện những gì vốn có trong học sinh,
cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức các kiến thức toán học bằng
ngôn ngữ và các kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành
những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng việc học toán một cách sáng tạo nhất,
thông minh nhất vào cuộc sống sau này. Chínhvì vậy, người giáo viên cần biết
phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học toán.
Đối với học sinh lớp 1, tâm lí lứa tuổi các em còn rất hồn nhiên và trong
sáng. Các em rất bỡ ngỡ khi bước vào môi trường tiểu học, mọi cái đều mới lạ.
1


Việc tiếp thu kiến thức bài học bắt đầu từ đây. Nhưng các em củng phải học rất
nhiều môn, nắm rất nhiếu kiến thức. Đặc biệt đối với môn toán, kể từ năm học
2002- 2003 chương trình sách giáo khoa mới lớp1 được triển khai đại trà trong
toàn quốc với khối lượng kiến thức nhiều hơn, nặng hơn so với chương trình cải
cách giáo dục trước đây. Điều này được thể hiện rõ nhất là phần: Học các số đến
100 (trước đây chỉ đến 10). Đối với phép cộng và phép trừ cũng học cộng, trừ
(không nhớ) trong phạm vi 100, còn trước đây chỉ cộng trừ trong phạm vi 10.
Trước yêu cầu đó thì đối với giáo viên dạy lớp 1cần phải làm gì, dạy như thế nào
để học sinh có chất lượng. Trước bài toán khá nan giải này, những yêu cầu bức
thiết này đã làm cho tôi trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng vào thực tế dạy
học trên lớp nhằm có bện pháp giúp việc dạy học sinh làm tính cộng, trừ (không
nhớ) trong phạm vi 100 cho học sinh lớp1. Chính vì những lí do trên mà tôi đã
nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng làm tính cộng trừ cho học sinh lớp 1”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung
vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh lớp1 thực
hiện làm tính cộng trừ nhanh hơn, chính xác hơn, đạt hệu quă học tập tốt hơn.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy phép cộng trừ ở toán lớp1.

2. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện phép cộng, phép trừ trong
quá trình học môn toán ở tiểu học.
3. Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học phép cộng, trừ của giáo viện và
học sinh lớp1.
4. Những kinh nghiệm từ dạy học và biện pháp khắc phục khi dạy phép
tính cộng, trừ cho học sinh lớp1.
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học kỹ năng làm tính cộng, trừ cho
học sinh lớp1.
- Đối tượng nghiên cứu là giáo viên và học sinh lớp1 trưòng Tiểu học số1
Sen Thuỷ.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu về lí luận dạy học môn toán, SGK Toán lớp1, SGV Toán
lớp1, tập san, sách báo.
2. Phương pháp điều tra, quan sát:
- Thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn học sinh và giáo viên
3. Phương pháp thực nghiệm:
Dạy thực nghiệm toán lớp1 để kiểm chứng tính khả thi và những đề xuất
nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc rèn kỹ năng làm tính cộng, trừ cho học
sinh lớp1.
2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu môn toán ở tiểu học.
Dạy học toán ở tiểu học là sự giáo dục toán học mang lại những tri thức toán
học sơ đẳng cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lứa tuổi tiểu học,
đồng thời là một giai đoạn cơ bản, một sự chuẩn bị quan trọng cho thực hiện quá

trình giáo dục toán học tiếp theo ở phổ thông.
Ở bậc tiểu học cần kết hợp một cách hợp lí, vừa sức học sinh làm, cho học
sinh lĩnh hội được một hệ thông kiến thức đơn giản, có thể vận dụng được về mặt
thực tiễn với từng bước bồi dưỡng và rèn luyuện các thao tác tư duy phát triển
khả năng suy luận lô gic, óc sáng tạo cho học sinh
Dạy học toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có những tri thức cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập
phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản.
- Hình thành kĩ năng thực hành tính, đo lường và giải toán có nhiều ứng
dụng thiết thực trong đời sống.
- Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá,
kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, phát triển hợp lí khả năng suy
luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời) các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện
phương pháp học tập và làm việc có khoa học cho học sinh.
- Dạy học toán ở tiểu học còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm
chất, các đức tính cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó… Vì lí do đó, môn toán là
thành phần không thể thiếu được trong các môn văn hoá phổ thông. Cùng với tri
thức trong nhà trường, môn toán còn cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ
năng toán học như: kỹ năng tính toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng đọc và vẽ biểu
đồ, kỹ năng dùng những công cụ toán học, … Những kỹ năng đó cần thiết cho
người lao động trong thời đại mới.
2. Mục tiêu dạy học môn toán lớp 1.
Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm, về các số tự
nhiên trong phạm vi trong 100 về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, về độ
dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, về một số
hình hình học (điểm, đoạn thẳng, hình tam gác, hình vuông, hình tròn, về giải
toán có lời văn,…)
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: Đọc, viết, đếm, so sánh các
số trong phạm vi 100, cộng và trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, nhận biết hình
vuông, hình tam giác, hình tròn, giải một số dạng toán đơn giản, tập dượt so sánh,

phân tích tổng hợp trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vị toán lớp 1 có
nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
3


Giúp học sinh chăm chỉ tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học
toán.
3. Mục tiêu dạy làm tính cộng, trừ cho học sinh lớp 1.
Dạy phép cộng và phép trừ ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép cộng và
phép trừ như tên phép tính, dấu phép tính, viết và đọc phép tính, thuộc bảng tính,
biết ý nghĩa ban đầu của phép cộng và phép trừ.
- Kỹ năng làm tính cộng, trừ thuộc kỹ năng quan trọng nhất trong số các kỹ
năng cơ bản, cần thiết cho mọi người lao động. Vì vậy việc dạy học các phép tính
bắt đầu từ phép cộng và phép trừ được triển khai ngay từ lớp1và trở thành một
trong những kiến thức trọng tâm của môn toán lớp 1. Thời lượng dạy học phần
phép cộng và phép trừ chiếm 50% tổng thời lượng dạy học môn toán lớp 1.
4. Phương pháp dạy phép cộng phép trừ Toán 1.
Khi dạy phép cộng, phép trừ Toán1có thể kết hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp trực quan:
Phương pháp này rất cần thiết bỡi vì nhận thức của trẻ 6 tuổi còn mang tính
cụ thể gắn liền với hình ảnhvà hiện tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức môn
toán có tính chất trừu tượng và khái quát cao. PP trực quan giúp học sinh có chỗ
dựa trong hoạt động tư duy bổ sung vốn hiểu biết để có thể nắm nắm được các
kiến thức trừu tượng và phát triển năng lực tư duy nói chung. Nhưng khi sử dụng
đồ dùng trực quan chúng ta không nên lạm dụng nhiều, dễ gây nhàm chán cho
học sinh.
+ Phương pháp thực hành luyện tập:
Phương pháp này được sử dụng trong các tiết bài mới và tiết luyện tập. PP
này có vai trò tốt trong dạy học. Bỡi vì do cấu trúc dạng toán và do đặc điểm

nhận thức của học sinh lớp1 theo kiểu chóng nhớ mau quên nên hoạt động thực
hành luyện tập chiếm 70% tổng số quỹ thời gian. PP này được sử dụng phổ biến
trong qúa trình dạy học toán ở Tiểu học.
+ Phương pháp gợi mở:
Là PP mà giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà
sử dụng hệ thống câu hỏi giúp học sinh lầnlượt trả lời từng bước tiến dần tới kết
luận cần thiết, từ đó giúp học sinh nắm được kiến thức. PP này sử dụng cả tong
tiết bài mới và tiết luyện tập. Dùng PP này phù hợp với PP học hiện nay, nó giúp
cho học sinh tính tích cực, chủ động, độc lập trong trong học tập, góp phần làm
cho không khí học tập sôi nổi và cuốn hút được học sinh, tạo điều kiện cho học
sinh tập diễn đạt. Do đó kết quả học tập thêm vững chắc. Khi sử dụng PP này
giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho phù hợp với mọi đối
tượng trong lớp. Câu hỏi phải có nội dung xá định phù hợp với mục đích yêu cầu
của bài học. Không mập mờ hoặc hiểu theo nhiều cách. Cùng một nội dung
nhưng giáo viên cần đặt ra câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.
4


Tóm lại: Các PP dạy học trên nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực,
đảm bảo tiết học “nhrj nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn”. Giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫnh hoạt động học của học sinh, giúp học sinh huyđộng
vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận
dụng các tri thức mới dó vào trong thực hành.
PP mới yêu cầu giáo viên nói ít, giảng ít, làm mẫu ít nhưng sẽ thường xuyên
làm việc với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh, giáoviên tổ chức hoạt động
học tập phù hợp theo đối tượng học sinh giỏi - khá - TB - yếu. Mọi học sih đều
phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc, mọi học sinh đều có cơ hội để
bộc lộ khả năng của mình, để trao đỏi, xử lí thông tin và lựa chon giải pháp cho
mình.
6. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

a. Đối với giáo viên:
* Giáo viên đã chuẩn bị bài chu đáo:
Bất cứ một giáoviên nào cũng đã chuẩn bj bài dạy chu đáo, đầy đủ mọi điều
kiện tốt nhất trước khi dạy bài đó. Bao gồm:
- Giáo viên đọc kĩ nội dung bài học
- Xác định mục tiêu của bài học cần cung cấp cho học sinh những gì ?
- Lựa chọn PP dạy học.
- Áp dụng hình thức học tập nào ?
- Sử dụng những đồ dùng trực quan gì?
- Đưa ra công việc để giao cho từng nhóm đối tượng học sinh.
- Ước lượng kết quả học sinh nắm được.
Ví dụ:
Khi dạy bài: “Phép cộng trong phạm vi 8” Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt:
- Đọc kĩ nội dung của bài trước.
- Xác định được mục tiêu bài học là: Sau bài học học sinh biết được các
phép cộng trong phạm vi 8, áp dụng bảng cộng trong phạm vi 8 để làm tốt các bài
tập.
- Phương pháp dạy học: PP trực quan, PP gợi mở, PP luyện tập thực hành.
- Áp dụng hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Đồ dùng trực quan: + Bộ đồ dùng dạy học toán, phiếu học tập , SGK
Toán1, VBT toán, phấn, tranh ảnh minh hoạ bài tập 4.
+ Máy chiếu đa năng (nếu có).
- Giao bài phù hợp cho từng đối tượng học sinh là:
+Học sinh khá giỏi: Thuộc bảng công trong phạm vi 8, làm tốt bài tập
1,2,3,4.
+ Học sinh trung bình: Nắm được bảng cộng trong phạm vi 8 qua hình thức
que tính (trực quan). Làm được bài tập 1, 2, 3 (cột 1), bài 4 (viết được 1 phép
tính).
5



- Ước lượng hiệu quả giờ dạy.
* Dạy theo đối tượng học sinh trong mỗi tiết học:
Trong mỗi lớp học đều có nhiều đơi tượng học sinh. Ngay từ bắt đầu năm
học mới, giáo viên phải phân loại được các nhóm đối tượng học sinh:
- Nhóm học sinh giỏi.
- Nhóm học sinh khá.
- Nhóm học sinh trung bình.
- Nhóm học sinh yếu.
Từ đó, trong mỗi tiết học giáo viên có nội dung và biện pháp dạy riêng từng
nhóm đối tượng học sinh.
+ đối với nhóm học sinh giỏi: HS phải nắm chắc kến thức ngay tại lớp. GV
có thêm câu hỏi nâng cao, bài tập nâng cao cho các em.
+ Đối với nhóm học sinh khá: yêu cầu các em phải nắm kiến thức ngay tại
lớp, vận dụng kiến thức làm tốt lượng bài tập trong bài.
+ Đối với nhóm học sinhTB: yêu cầu các em nắm kiến thức và làm được 2/3
lượng bài tập trong bài.
+ Đối với nhóm học sinh yếu: Giáo viên cần quan tâm nhất là đôí với nhóm
đối tượng này, gần gũi các em để dẫn dắt các em biết được kiến thức của bài học,
làm được ẵ lượng bài tập trong bài.
* Sử dụng linh hoạt các hình thức học tập:
Trong dạy học toán các giáo vên đã áp dụng 3 hình thức hoạt động chủ yếu
đó là hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm và hoạt động cả lớp. Hình thức
hoạt động cả lớp chỉ vận dụng khi giáo viên giảng một vấn đề mới hoặc một vấn
đề khó hiểu cho học sinh. Phần lớn các tiết dạy học toán đều sử dụng hình hức
hoạt động cá nhân (phần tiết luyện tập), tất cả học sih trong lớp đều được hoạt
động độc lập, suy nghĩ và làm việc dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên,
giáo viên theo dõi và làm việc đối với từng đối tượng học sinh. Từ đó các em tự
mình thấy được điểm yếu (chỗ hỏng) của chính mình. để học sinh khá, giỏi có cơ
hội bộc lộ khả năng cá nhân để trao đổi, xử lý thông tin và lựa chọn cách thực

hiện phép tính hay giáo viên cần sử dụng hình thức dạy học theo nhóm.
Tuỳ theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học mà có thể chia nhóm
trong dạy học làm tính cộng, trừ như sau:
+ Nhóm hỗn hợp (có cả học sinh khá - giỏi, TB, yếu).
+ Nhóm theo trình độ (Nhóm học sinh khá - giỏi ; nhóm học sinh TB; nhóm
học sinh yếu)
* Đa số giáo viên có tâm huyết trong việc dạy học môn toán chung và phần
dạy phép tính cộng, trừ nói riêng. mỗi giáo viên đều coi trọng việc đảm bảo chất
lượng dạy học, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Thường xuyên sử dụng đồ
dùng dạy học trong tiết dạy phép cộng, phép trừ. Bên cạnh việc làm tốt đó thì vẫn
còn một số hạn chế sau:
6


- Khi dạy phép cộng, trừ cho học sinh lớp1 giáo viên đã truyền đạt tốt nội
dung kiến thức ở SGK nhưng giáo viên vẫn còn lúng túng khi hướng dẫn cho học
sinh từ trực quan đến kĩ năng thực hiện số cụ thể, thời gian thường kéo dài hơn vì
lí do học sinh tiếp thu chậm, thao tác chậm để có kết quả như yêu cầu của giáo
viên.
- Thường trong quá trình dạy học giáo viên mới dừng lại chủ yếu là dạy
hoàn thành mục tiêu đề ra của SGK ở tiết học đó mà chưa quan tâm đến việc xác
định các yếu tố, kiến thức liên quan, chưa mở rộng kiến thức.
- Mặc dù giáo viên đã áp dụng PP dạy học mới: Lấy học sinh làm trung tâm,
song vẫn còn áp đặt, giáo viên còn làm thay cho học sinh sợ mất thời gian.
* Nguyên nhân mà giáo viên còn thiếu sót đó là do việc ít đầu tư cho nghiên
cứu, còn lệ thuộc vào sách tham khảo, chủ quan mà chưa suy nghĩ nhiều đến cấu
trúc, nội dung của bài học. Một số giáo viên vẫn còn tư tưởng trung bình chủ
nghĩa, trình độ chuyên môn còn thấp, có một số giáo viên áp dụng PP dạy học
mới còn lúng túng, chưa tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, một số giáo
viên nói nhiều, có khi còn làm thay cho học sinh (GV làm mẫu sau đó HS làm

theo mẫu). Do đó chất lượng học môn toán còn hạn chế.
b. Đối với học sinh:
Đa số học sinh lớp1 đều tiếp thu bài nhanh, vận dụng được kiến thức để thực
hiện phép cộng và phép trừ tốt. Các em còn học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm
vi 20 tốt. Song vẫn còn có một số em kĩ thuật tính vẫn còn chậm, với lý do chưa
thuộc bảng cộng trừ, nếu có nhớ thì cũng chỉ nhớ theo kiểu học vẹt (muốn tính
một phép tính thì phải đọc từ đầu bảng đến cuối bảng mới thực hiện được phép
tính).
Ví dụ: Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính: 5 + 4 =
HS phải đọc lại toàn bộ bảng cộng 5 khi đó mới thực hiện phép tính trên.
Hoặc một số HS khi đặt phép tính còn sai như:
15
+ 4
55
* Nguyên nhân của những tồn tại đó là:
- Do GV chưa kiểm tra kĩ từng học sinh việc học thuộc bảng cộng, trừ và
cách đặt tính cộng, trừ để có biện pháp giúp đỡ.
- Do HS lười học, chưa chú ý nghe GV giảng bài.
- Do một số HS tiếp thu bài còn chậm.
Trên đây là thực trạng của việc dạy và học phép cộng, trừ (không nhớ) trong
phạm vi 100 ở lớp1. Ngoài những việc làm tốt của GV và HS đã phần nào đưa
chất lượng học tập đạt kết quả cao. Song nếu như làm giảm được những tồn tại
trên thi tôi tin rằng chất lượng học tập sẽ được nâng cao hơn.

7


Chình vì vậy, bản thân tôi đã tìm tòi một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong pơhạm vi 100 ở lớp1
như sau:

CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn HS nắm được bản chất của phép cộng,
phép trừ.
Để HS học toán được một cách thông minh, người GV cần phải dựa vào việc
HS nắm vững các kiến thức được học để giúp HS hiểu cặn kẽ bản chất của kiến
thức đó.
Vì vậy khi dạy học toán, GV cần phải biết lựa chọn PP, biện pháp thích hợp
để học sinh nắm được các kiến thức, bản chất rồi từ đó làm cơ sở cho việc học
các kiến thức tiếp theo. GV cũng cần dựa vào những kinh nghiệm của HS, những
kiến thức cơ bản mà HS đã học để tiếp thu tốt các kién thức của bài sau và đi sâu
tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của kiến thức đó.
a. Cho học sinh biết được bản chất của phép cộng là thêm vào, gộp vào.
Ví dụ: Khi dạy phép cộng trong phạm vi 3
GV lấy ví dụ: Có 2 chiếc ô tô, thêm 1 chiếc ô tô. Có tất cả 3 chiếc ô tô. Ta có
phép tính: 2 + 1 = 3
Hay ví dụ khác: Có một hình vuông màu đỏ, gộp với 2 hình vuông màu
xanh, được 3 hình vuông. Ta có phép tính: 1 + 2 = 3
- 2 gộp 1 là 3
- 1 gộp 2 là 3
2+1=3
- 2 thêm 1 là 3
- Từ đó HS hiểu được phép cộng là ghi lại kết quả của phép thêm, gộp hoặc
tăng.
b. Cho HS biết được bản chất của phép trừ là tách ra, bớt đi.
Ví dụ: Có 7 que tính, bớt đi 3 que tính. Còn lại 4 que tính.
Ta có phép trừ: 7 - 3 = 4 hoặc 7 - 4 = 3
Khi HS hiểu được bản chất của phép cộng, phép trừ thì HS sẽ dễ dàng thực
hiện thao tác trên đồ dùng để hình thành kiến thức mới.
Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn HS hình thành phép cộng, phép trừ.
1. Hình thành phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.

Để dạy cộng, trù trong phạm vi 10 GV cần làm tốt các vấn đề sau:
1.1 Dạy khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ tiến hành trên cơ sở xét
hợp của hai tập hợp không giao nhau. Xét phần bù của một tập hợp đối với một
tập hợp con của nó qua sơ đồ ven sau:








8


3

5

2

3 ngôi sao với 2 ngôi sao là 5 ngôi sao
Ta viết: 3 + 2 = 5
Ta đọc: ba cộng hai bằng năm
Phép cộng

5

3


2

5 ngôi sao bớt 2 ngôi sao còn 3 ngôi
sao.
Ta viết: 5 - 2 = 3
Ta đọc: Năm trừ hai bằng ba.
Phép trừ

1.2. Dạy phép cộng trong bảng:
a. Dạy phép cộng trong bảng (qua ba bước sau):
+ Bước 1: Cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, đồ dùng trực
quan do giáo viên chuẩn bị để từ đó có một bài toán theo đúng nội dung bài học.
+ Bước 2: Từ bài toán đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi để nêu giải miệng
bài toán đó.
+ Bước 3: Viết thành phép tính cộng và đọc phép tính.
Ví dụ: Khi dạy phép tính cộng trong phạm vi 3.
- Bước1: Học sinh quan sát tranh ở sách giáo khoa: Có hai ô tô thêm một ô
tô nữa. Hỏi tất cả có mấy ô tô ?
- Bước 2. 2 ô tô thêm 1 ô tô nữa là mấy ô tô ?
Học sinh trả lời: 2 ô tô thêm 1 ô tô được 3 ô tô .
Giáo viên: 2 thêm 1 bằng mấy (2 thêm 1 bằng 3)
- Bước 3: Viết phép tính: 2 + 1 = 3.
Cho học sinh đọc. Làm tương tự với các phép tính còn lại nhưng theo mức
độ khác nhau.
b. Xây dựng bảng cộng: được thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Hướng dânc học sinh thao tác que tính .
- Bước 2: Thành lập các phép tính cộng trong bảng.
- Bước 3: Đọc thuộc bảng cộng
Ví dụ: Với bảng cộng trong phạm vi 7.
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác que tính: Lấy 1 que tính thêm 6 que

tính nữa được 7 que tính; Lấy 2 que tính thêm 5 que tính nữa được 7 que tính…
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính cộng trong phạm vi
7:
1 + 6 = 7;
5 + 2 = 7;
3 + 4 = 7
7 + 0 = 7
6 + 1 = 7;
2 + 5 = 7
4 + 3 = 7
0 + 7 = 7
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 theo các
hình thức sau: Đọc xuôi, đọc ngược, đọc liền các phép tính, đọc theo dãy, che xoá
phép tính (kết quả, thành phần), nêu câu hỏi viết vào bảng con, giấy nháp.
9


1.3. Dạy phép trừ trong bảng và bảng trừ:
a. Dạy phép trừ trong bảng.
Ví dụ: Bài: phép trừ trong phạm vi 5.
+ Bước 1: Cho học sinh xem tranh và nêu bài toán: Trên cành cây có 5 quả
cam, hái đi hai quả. Hỏi trên cành cây còn mấy quả cam?
+ Bước 2: Cho học sinh tìm hiểu và trả lời được câu hỏi: Có 5 quả cam, hái
đi 2 quả. Hướng dẫn để đi đến thuật ngữ: hái (bớt) .
+ Bước 3: Hình thành và viết phép tính: 5 - 2 = 3 (tương tự với các phép
tính khác nhưng mức độ giảm dần, gọn nhẹ để đảm bảo kết quả)
b. Xây dựng bảng trừ: Được thực hiện theo 3 giai đoạn sau đây:
Ví dụ: Với bảng trừ trong phạm vi 7.
Giai đoạn1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 7 - 1 = 6 ; 7 - 6 = 1
+ Bước1: Cho học sinh quan sát tranh và nêu bài toán. Tất cả có 7 tam giác

1 tam giác tô màu đen. Hỏi có mấy tam giác không tô màu?
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh trả lời 7 tam giác bớt 1 tam giác còn 6 tam
giác. 7 bớt 1 còn 6 và từ đó học sinh viết được kết quả: 7 - 1 = 6
+ Bước 3: Tương tự để học sinh viết được: 7 - 6 = 1
Sau đó học sinh đọc 2 công thức: 7 - 1 = 6 ; 7 - 6 = 1
Giai đoạn 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 7 - 2 ; 7 - 5;
7 - 3; 7 - 4. Phần này tương tự như phần a, nhưng bỏ qua phần bài toánvà
dựa vào tranh để nêu phép tính, thậm chí ở các phép tính có lên quan cho học
sinh tự nêu.
Giai đoạn 3: Tổ chức cho họpc sinh ghi nhớ thông qua các hình thức sau: Đọc
thuộc (nhìn bảng), che thành phần, kết quả để học sinh đọc. Nêu câu hỏi trả lời
(đọc to,nhỏ, đọc xuôi, ngược, đọc không theo thứ tự, viết vào bảng con,…
1.4. Trong quá trình dạy phép cộng, trừ, bảng cộng, trừ trong phạm vi 10:
Giáo viên cần thực hiện tốt có hiệu quả quy trình đối với tinh thần là học
sinh tự khám phá nêu lên những hiểu biết của mình qua việc tổ chức của giáo
viên. Mặt khác cũng cần lưu ý rằng đó là những bước cơ bản, nhưng tuỳ theo đối
tượng học sinh, khả năng tiếp thu mà các bước có thể cụ thể hơn hoặc khái quát
hơn. Ngoài các phép tính đơn giản có 2 số, có một dấu phép tính cũng cần thực
hiện các tính có trên một dấu phép tính nhằm củng cố, nâng cao hơn cho học sinh
nhằm góp phần vào việc nhớ lâu, vận dụng tốt phần sau:
Ví dụ: 7 - 4 - 2 =
2 +1+3=
9-5-4=
4+3+2=
- Không chỉ thế, muốn củng cố giúp học sinh nhớ và nắm bảng cộng, trừ
trong phạm vi 10, giáo viên cần lưu ý đến các loại phép tính có mối quan hệ qua
lại giữa phép cộng với phép cộng, giữa phép trừ với phép trừ.
Ví dụ: 5 + 1 = 6 thì 6 - 1 = 5
1 + 5 = 6 thì 6 - 5 = 1
10



1.5. Phát huy có hiệu quả việc dạy học các tiết luyện tập, luyện tập chung và
tập trung vào kỹ năng viết, tính toán mà giai đoạn đầu chú trọng tính nhẩm( nhìn
phép tính nêu kết quả).
2. Hình thành phép cộng, trừ trong phạm vi 100:
Phép cộng, trừ trong phạm vi 10 là cơ sở quan trọng nhất quyết định trực
tiếp đến chất lượng và kết quả việc thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi
100. Bỡi vì thực chất của phép cộng , trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 là kết
hợp các thao tác, các bước của giai đoạn đầu phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
Ví dụ: +25
56
31
24
Ở hai phép tính trên thì việc đặt tính, tính kết quả là kiến thức học ở cộng,
trừ trong phạm vi 10. Nếu học sinh không nắm được : 5 + 1; 2 + 3 thì không thể
có kết quả : 25+ 31 = 56. Hay là nếu học sinh không tính được: 6 - 4 = 2; 5 - 2 =
3 thì không có kết quả : 56 - 24 = 32.
Ở lớp1 nội dung này bao gồm pép cộng, trừ các số tròn chục dạng: “20 +
30: 50 - 20” và các phép cộng, trừ các số có 2 chữ số dạng: “35 + 24; 35 + 20; 35
+ 2; 57 - 23; 65 - 30; 36 - 4”.
Để dạy các phep toàn trên, giáo viên cần tiến hành qua 4 bước:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính.
HS lấy số que tính theo yêu cầu phép tính (thành phần thứ nhất) số que
tính được bó thành từng chục một và số que tính rời.
Sau đó lấy tiếp số que tính ở thành phần thứ 2, cũng tương tự như trên.
Nêu vấn đề có số que tính ở thành phần một và thành phần hai. Hỏi tất cả
bao nhiêu que tính (phép cộng); còn lại mấy que tính (phép trừ) từ đó hình thành
phép tính.
+ Bước2: Hướng dẫn kỹ thuật tính (cộng hoặc trừ).

Để làm tính dạng trên, ta đặt tính (Lưu ý việc hướng dẫn đặt tính trên cơ sở
việc đặt tính đã học trong bảng, chỉ lưu ý kỹ ở đây là số có hai chữ số). Hướng
dẫn học sinh cụ thể phép tính trên.
+ Bước 3: HS tự nêu các phép tính dạng còn lại trên cơ sở được thực hiện
phép tính dạng vừa hướng dẫn.
+ Bước 4: Luyện tập
Học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa.
Tóm lại qua quá trình thực hiện, bản thân thấy rằng để học sinh đạt kết quả
caovề phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Điều đầu tiên là phải dạy
học tốt phần cộng trừ trong bảng vì nó là cơ sở quan trọng nhất làm tiền đề cho
việc cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) và các kiến thức liên quan như đã
trình bày. Còn trong quá trình giảng dạy phần cộng, trừ trong phạm vi 100 (không
nhớ) ngoài việc thực hiện có hiệu quả quy trình thì việc quan trọng ở đây là giáo
viên cần vận dụng tốt các kỹ năng, kiến thức đã được học ở phép cộng, trừ trong
11


phạm vi 10, vì nó là cơ sở vừa để tạo điều kiện về thời giancho giáo viên dạy
luyện tập, củng cố lại không phải là dạy lại.
Biện pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh cách đặt tính.
Thực hiện được phép tính cộc, trừ có kết quả đúng thì việc đặt tính đúng là
một việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh
cách đặt tính một cách thuần thục bằng cách:
Giáo viên làm mẫu phép tính cho học sinh quan sát, sau đó giáo viên cùng
học sinh rút ra quy tắc đặt tinh:
Viết số thứ nhất ở hàng trên, viết số thứ hai ở hàng dưới sao cho các hàng
thẳng cột với nhau, dấu cộng (trừ) đặt bên trái và ở giữa hai số, Viết dấu gạch
ngang thay cho dấu bằng và dưới số thứ hai, viết kết quả ở dưới hai số sao cho
hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
-Học sinh đọc thuộc quy tắc đó để thực hiện cộng trừ

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 24 + 53
Viết số 24 ở hàng trên, số 53 ở hàng dưới sao cho các hàng đơn vị thảng
hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu cộng ở bên trái và ở giữa hai
số, viết dấu gạch ngang thay cho dấu bằng và ở dưới số thứ hai, viết kết quả ở
dưới hai số sao cho hàng đơn vị thăng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
+24
53
77
Biện pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh thực hiện tính.
Cái quan trọng nhất của bất kỳ bài toán nào, phép tính nào cũng là kết quả
làm được. Vậy làm thế nào để học sinh tính cộng trừ có kết quả đúng?
Giáo viên cần phải hướng dẫn kỹ cho học sinh cách thực hiện tínhkết quả
bằng cách:
- Yêu cầu học sinh cần phải học học thuộc bảng cộng, bảng trừ. Có thuộc
bảng cộng, bảng trừ mới thực hiện phép tính đó đúng.
- Học sinh thực hiện cộng trừ từ hàng đơn vị đến hàng chục.
Viết kết quả xong cần kiểm tra lại bằng cách nhẩm tính thêm một lần nữa.
Ví dụ: Tính:
68
+
15
53
Học sinh muốn thực hiện tính đúng kết quả đó thì học cần phải thuộc bảng
cộng, trừ trong phạm vi8,6. Đồng thời học suinh cần phải biết thực hiện trừ ở
hàng đơn vị trước, thực hiện trừ ở hàng chục sau. Sau khi viết kết quả bằng 53
xong thì học sinh cần tính nhẩm lại phép tính 68 + 15 = 53.
- Khi dạy các số tròn chục , giaói viên gợi ý cho học sinh nắm chắc cấu tạo
số rồi từ học sinh suy nghĩ tìm ra nét đặc biệt của các số tròn chục là hàng đơn vị

12



luôn bằng 0. Từ nhận biết cơ bản này học sinh sẽ áp dụng vào việc thực hiện
phép cộng, trừ các số tròn chuịc một cách thuận lợi hơn.
30 + 50 = 80
80 - 30 = 50
Vì hàng đơn vị luôn bằng 0 nên học sinh chỉ cần nhẩm hoặc tính hàng chục
thì sẽ ra kết quả của phép tính.
Ví dụ: Khi dạy học sinh các dạng:
14
17
17
+ 3
3
7
Giáo viên cần dạy cho học sinh hiểu để tìm ra điểm cơ bản của ba dạng tính
là số có 1 chữ số có hàng chục bằng 0. Do đó khi thực hiện phép tính ở hàng chục
các em cần vận dụng kiến thức toán đã học ở bài (số 0 trong phép cộng và phép
trừ) để giải bài nhanh và đúng.
Biịen pháp thứ 5: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cộng, bảng trừ.
Muốn học sinh thực hiện cộng, trừ đúng kết qủa thì hịc sinh phải thuộc bảng
cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Vậy làm thế nào để tất cả học sinh trong lớp
đều thuộc các bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Giáo viên cần áp dụng
bàng nhiều hình thức khác nhau:
A, Đọc thuộc ngay sau khi hình thành bảng cộng, bảng trừ.
B, Thi đua giữa các cặp với nhau, xem cặp nào thuộc nhanh. Từ đó hai bạn
trong bàn sẽ hỗ trợ nhau và kiểm tra lẫn nhau để cùng nhau học thuộc bảng công,
bảng trừ.
C, Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc để tiết sau sẽ kiểm tra .
D, Sau nhiều tiết học về bảng cộng, bảng trừ, giáo viên tổ chức trò chơi “xì

điện” độc thuộc bảng cộng, bảng trừ. Nếu đọc không thuộc sẽ bị phạt.
*Với các hình thức đưa ra như thế thì ắt rằng tất cả học sinh trong lớp đều
thuộc bảng cộng và bảng trừ để thực hiện phép tính nhanh và chính xác.
Biện pháp thứ sáu: Kết hợp kiển tra bài cũ khi dạy bài mới.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay có rất nhiều tiết hịc nói chung và tiết học
Toán nói riêng không ít giáo viên chưa thực sự coi trọng việc kiểm tra bài cũ. Có
những giáo viên đã “sát nhập” hoặc “đan xen” khâu kiểm tra bài cũ với bước
hình thành kiến thức mới để có sự đổi mới, sáng tạo. Song làm như thế sẽ khiến
cho khâu kiểm tra bài cũ trở thành hình thức không rõ mục đích nên để việc kiểm
tra bài cũ có chất lượng, hiệu quả góp phần giúp học sinh ôn luyện kiến thức đã
hcọ để làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới là một viẹc hết sức cần thiết.
Chính và vậy, ở khâu soạn bài cần tôi xác định rõ ba vấn đề là:
- Kiểm tra bài cũ để làm gì?
- Kiểm tra cái gì?
- Kiểm tra như thế nào?

13


Để trả lời 3 câu hỏi trên, tôi luôn xác địng yêu cầu cần kiểm tra từ cuối tiết
học trước để định hình hướng dẫn học sinh học ở nhà và có sự chuẩn bị tốt cho
tiết học sau của cả thầy và trò. Vì thế việc kiểm tra sẽ có tác dụng đánh giá chính
xác sự tiếp thu của học sinh và giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức cũ vào việc
học kiến thức mới.
Khi thực hiện việc, kiểm tra tôi luôn bám sát đặc trưng môn học, đối tượng
học sinh để tận dụng tối đa khoảng thời gian cho phép, phương tiện dạy học đồ
dùng học tập của học sinh sử dụng và phát huy hết khả năng của các phương tiện
ấy để tạo ra các hình thức thức kiển tra đa dạng và phong phú mà không cầu kì
tốn kém .
Ví dụ: Khi dạy bài phép cộng trong phạm vi 100 “cộng không nhớ” .

Gọi nhiều học sinh lên các bảng cộng trong phạm vi 10.
Một học sinh thực hiện phép tính
+30
20
50
Phần kiểm tra bài cũ tôi xác định rõ yêu cầu cần kiểm tra các kiến thức đã
học của học sinh, đó là:
- kĩ năng cộng các số tròn chục.
- Kĩ năng làm tính cộng với số 0.
- Kĩ năng dặt tính và tính theo cột dọc.
Với thời gian cho phép các phương tiện đồ dùng có sẳn và việc xác định rõ
yêu cầu của việc kiểm tra tôi thấy ngoài việc đánh giá chính xác các kiến thức đa
học của học sinh nó còn là cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu bài mới.

3. Kết quả thực hiện:
Từ các biện pháp dạy học tôi đã nêu trên, tôi đã áp dụng vào dạy học
Sau khi thực hiện tôI tổ chức kiểm tra tại lớp 1C - Trường tiểu học số 1 Sen
Thuỷ
Sĩ số: 20 em
Một lớp đối chứng do giáo viên cùng trường dạy tại lớp 1A
Sĩ số: 20 em
Sau khi tổ chức thực hiện tôi đã tổ chức kiểm tra học sinh bằng phiếu
kiểm tra
Bài kiểm tra
Câu1: Điền số
1 + 2 = ….
1 + 1 = …..
3 = … + ….
2 + 3 = ….
4 = … + ….

4 = ….+ …..
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
14


+2
2

+3
+1
+ 3
1
2
2
4
4
3
5
Câu 3: Tính:
1 + 2 + 1 =
3 + 1 + 1 =
1 + 1 + 1 =
1 + 2 + 2 =
Câu 4: Viết phép tính thích hợp:








2
+ 3
5

+1
1
2

2 + 1 + 2 =
1 + 3 + 1 =




Kết quả kiểm tra
Lớp 1C (có tổ chức hướng dẫn)
Thang điểm
Dưới
5
6
5
Số học sinh
0
0
2
Tỷ lệ
o
0
10%

Lớp 1C (Không tổ chức hướng dẫn)
Dưới 5

5

6

7

8

9

10

2
10%

3
15%

5
25%

8
40%

9

10


Thang điểm
7
8

Số học
0
4
4
4
4
2
2
sinh
Tỷ lệ
o
20%
20%
20%
20%
10%
10%
Như vậy , Từ phương pháp trên cho thấy rằng phương pháp cải tiến ở lớp 1C chất
lượng cao hơn hẳn. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm được các bước thực hiện
cộng trừ một cách căn bản hơn.
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Cho học sinh biết được bản chất của phép cộng là thêm vào, gộp vào.
Cho HS biết được bản chất của phép trừ là tách ra, bớt đi.
15



Xây dựng bảng cộng: được thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Hướng dânc học sinh thao tác que tính .
- Bước 2: Thành lập các phép tính cộng trong bảng.
- Bước 3: Đọc thuộc bảng cộng
Trong quá trình dạy phép cộng, trừ, bảng cộng, trừ trong phạm vi 10:
Giáo viên cần thực hiện tốt có hiệu quả quy trình đối với tinh thần là học
sinh tự khám phá nêu lên những hiểu biết của mình qua việc tổ chức của giáo
viên. Mặt khác cũng cần lưu ý rằng đó là những bước cơ bản, nhưng tuỳ theo đối
tượng học sinh, khả năng tiếp thu mà các bước có thể cụ thể hơn hoặc khái quát
hơn. Ngoài các phép tính đơn giản có 2 số, có một dấu phép tính cũng cần thực
hiện các tính có trên một dấu phép tính nhằm củng cố, nâng cao hơn cho học sinh
nhằm góp phần vào việc nhớ lâu, vận dụng tốt phần sau:
Để dạy các phép toán trên, giáo viên cần tiến hành qua 4 bước:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính.
HS lấy số que tính theo yêu cầu phép tính (thành phần thứ nhất) số que
tính được bó thành từng chục một và số que tính rời.
Sau đó lấy tiếp số que tính ở thành phần thứ 2, cũng tương tự như trên.
Nêu vấn đề có số que tính ở thành phần một và thành phần hai. Hỏi tất cả
bao nhiêu que tính (phép cộng); còn lại mấy que tính (phép trừ) từ đó hình thành
phép tính.
+ Bước2: Hướng dẫn kỹ thuật tính (cộng hoặc trừ).
Để làm tính dạng trên, ta đặt tính (Lưu ý việc hướng dẫn đặt tính trên cơ sở
việc đặt tính đã học trong bảng, chỉ lưu ý kỹ ở đây là số có hai chữ số). Hướng
dẫn học sinh cụ thể phép tính trên.
+ Bước 3: HS tự nêu các phép tính dạng còn lại trên cơ sở được thực hiện
phép tính dạng vừa hướng dẫn.
+ Bước 4: Luyện tập
Học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa.
Tóm lại qua quá trình thực hiện, bản thân thấy rằng để học sinh đạt kết quả

cao về phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Điều đầu tiên là phải dạy
học tốt phần cộng trừ trong bảng vì nó là cơ sở quan trọng nhất làm tiền đề cho
việc cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) và các kiến thức liên quan như đã
trình bày. Còn trong quá trình giảng dạy phần cộng, trừ trong phạm vi 100 (không
nhớ) ngoài việc thực hiện có hiệu quả quy trình thì việc quan trọng ở đây là giáo
viên cần vận dụng tốt các kỹ năng, kiến thức đã được học ở phép cộng, trừ trong
phạm vi 10, vì nó là cơ sở vừa để tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên dạy
luyện tập, củng cố lại không phải là dạy lại.

16


Giáo viên cần dạy cho học sinh hiểu để tìm ra điểm cơ bản của ba dạng tính
là số có 1 chữ số có hàng chục bằng 0. Do đó khi thực hiện phép tính ở hàng chục
các em cần vận dụng kiến thức toán đã học ở bài (số 0 trong phép cộng và phép
trừ) để giải bài nhanh và đúng.
Biện pháp thứ 5: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cộng, bảng trừ.
Muốn học sinh thực hiện cộng, trừ đúng kết qủa thì học sinh phải thuộc
bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Vậy làm thế nào để tất cả học sinh trong
lớp đều thuộc các bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực tế dạy học môn toán ở trường tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng
tôi thấy rằng: Người giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao
trình độ nghiệp vụ. Hướng dẫn HS có kiến thức, kỹ năng về phép cộng và phép
trừ, giúp các em phát triển tư duy trí tuệ.
Qua thực tế ta còn thấy vấn đề dạy môn toán lớp 1 nói chung và phép cộng,
phép trừ cho học sinh lớp 1 nói riêng là điều cần thiết. Nó góp phần cho học sinh
hình thành những kỹ năng cơ bản. Thông qua quá trình thực hiện cộng, trừ học
sinh tư duy một cách tích cực linh hoạt huy động được toàn bộ vốn kiến thức có
trong cuộc sống. Từ đó rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là ý

chí vượt khó, khả năng độc lập, tính trung thực, sáng tạo, linh hoạt. Phép tính
cộng, trừ là nền móng đầu tiên cho học sinh học tiếp các lớp học sau, các bậc học
cao hơn và gắn với cuộc đời con người. Do vậy việc dạy học phần này là hết sức
coi trọng, không thể day đối chiếu, qua loa.
Qua nghiên cưú đề tài này, bản thân tôi thấy có một số vấn đề đáng quan tâm
như sau:
- Để học sinh lớp 1 học tốt phép cộng và phép trừ, giáo viên phải yêu cầu học
sinh hiểu được bản chất của phép cộng và phép trừ, học thuộc bảng cộng và bảng
trừ trong phạm vi 10, nắm chắc các bước thực hiện đặt tính và thực hiện phép
tính cộng, trừ.
- Khi hình thành phép cộng và phép trừ học sinh phải chủ động tham gia
dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự xây dựng các phép tính cộng, các
phép tính trừ nhớ vận dụng tốt vào thực hành.
- Học sinh phải được thực hành nhiều trên các bài tập
- Giáo viên không nhất thiết phải tuân thủ theo cách dạy của sách giáo
khoa và sách hướng dẫn mà có sự suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo trong dạy học
- Giáo viên cần chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh theo trình độ từng đối
tượng, có sự cải tiến một số câu hỏi và bài tập cho phù hợp. Hệ thống bài tập phải
có 3 mức độ: cơ bản - nâng cao bước 1 (dành cho học sinh khá) nâng cao bước 2
(dành cho học sinh giỏi)

17


Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, năng lực cá nhân có hạn vì vậy
không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học và các thầy cô
cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Nó sẽ góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 1.


Sen Thuỷ, ngày 22 tháng 5 năm 2010
Người thực hiện

Lê Đức
Huấn

18



×