Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 31 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ
cho học sinh lớp 4”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng dạy phần đội hình đội ngũ ở khối 4
và có thể áp dụng ở các khối khác.
3. Tên tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Văn Chiểu
Ngày/tháng/năm sinh: 06/10/1987
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Thể dục thể thao
Chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại:

- Giáo viên thể dục
- Trường Tiểu học An Lạc
- Điện thoại: 01694393493

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học An Lạc – Chí Linh – Hải
Dương.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, giáo án.
Cơ sở vật chất:

- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ.
- Một số đồ dùng phục vụ cho việc nghiên cứu như: tranh

ảnh…
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến áp dụng trong năm học
2014 – 2015.

HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN


ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Văn Chiểu

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là phát triển con người toàn diện về:
đức – trí - thể - mĩ và đặc biệt là giáo dục thể chất trong trường học đang được
quan tâm và chú trọng, tuy nhiên thực tế cho thấy: ý thức, tác phong, sự chuẩn
bị trang phục của học sinh chưa thực sự tốt, nhiều em thực hiện chưa tốt trong
giờ học thể dục đặc biệt là nội dung đội hình đội ngũ. Vì vậy là một giáo viên
thể dục, qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số biện pháp rèn luyện bài
tập đội hình đội ngũ ở lớp 4 như sau:
1. Rèn về ý thức, tác phong, trang phục (Thực hiện đúng qui định, nề nếp tiết
học mà giáo viên đã đề ra từ đầu năm học).
2. Rèn các bài tập đội hình đội ngũ. Giáo viên hướng dẫn học sinh các động
tác tập hợp (chủ yếu dùng các khẩu lệnh để tập hợp). Đối với các bài tập di
chuyển của đội hình đội ngũ giáo viên chủ yếu dùng các động lệnh, dự lệnh,
giúp cho học sinh di chuyển nhanh và chính xác. Cho học sinh làm quen với
các đội hình khác nhau.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên thì nhận thấy học sinh có nhiều chuyển
biến các em dần yêu thích phân môn, chất lượng thực hiện kỹ thuật động tác
được nâng cao, nề nếp ổn định, quen dần với tư thế tác phong của giờ học cũng
như việc thực hiện đội hình đội ngũ ở các giờ ngoại khóa.

2



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua hòa cùng với những bước chuyển mình mạnh
mẽ của đất nước, cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghiệp hoá - hiện đại hoá
diễn ra trên toàn cầu đòi hỏi con người luôn phải năng động để theo kịp sự phát
triển đó. Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức, tầm hiểu biết và ứng
dụng khoa học kĩ thuật hiện đại thì đòi hỏi con người phải có sức khỏe để có
thể thích nghi, đáp ứng được với cuộc sống. Có nhiều cách để nâng cao sức
khỏe nhưng cách tốt nhất hiệu quả nhất đó là tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên, liên tục, đúng phương pháp và khoa học sẽ làm cho cơ thể của chúng ta
phát triển toàn diện cả về sức mạnh, sức bền, sức nhanh và sự khéo léo. Sức
khoẻ là nền tảng cho mọi công việc: “ Nếu bạn có sức khỏe thì bạn có thể thực
hiện được nhiều ước mơ, nếu bạn không có sức khỏe thì bạn chỉ có một ước mơ
thôi”. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe mỗi con người nên ngay
sau khi dành độc lập, Hồ Chủ Tịch và Đảng đã rất quan tâm chú trọng tới sự
nghiệp thể dục thể thao. Xuyên suốt những năm vừa qua nhà nước ta đã tích
cực đẩy mạnh các phong trào hoạt động thể dục thể thao tới tất cả quần chúng,
số lượng và chất lượng các nội dung, các môn thi đấu ngày càng được nâng lên.
Để có thể làm cho đất nước ta ngày càng đi lên thì vấn đề giáo dục thế hệ trẻ
đang ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng và cần thiết.
Chính vì vậy mà trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục thể chất
cho học sinh là một bộ phận không thể tách rời. Cho nên mục tiêu giáo dục của
con người là phát triển toàn diện về trí lực, thể, mĩ. Thông qua việc giảng dạy
thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “5 điều
Bác Hồ dạy” như “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào - Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt –
khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”… và làm cho học sinh biết vận dụng những
điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. Giáo dục thể chất
cho học sinh phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng là một mặt không thể
thiếu được, nó đảm bảo cân bằng giáo dục trong giáo dục toàn diện, trong chiến

3


lược con người ở nước ta. Mặt khác, thể dục là một bộ phận của nền giáo dục
cộng sản chủ nghĩa mà mục đích của giáo dục thể chất là "Bồi dưỡng thế hệ trẻ
trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường
tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một
cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh "có nghĩa là con người
chúng ta đào tạo ra phải khoẻ về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí
óc nhưng đồng thời có khả năng lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học
tập và rất mưu trí dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự
nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 thì phần đội hình đội ngũ luôn là một
vấn đề cần quan tâm bởi các nội dung ở mỗi lớp đều có liên quan đến nhau ví
dụ: Phần tập hợp hàng dọc ở lớp 1 có liên quan tới tất cả các lớp trên. Bên cạnh
đó để đạt được một giờ dạy tốt có chất lượng thì khâu tổ chức học sinh là rất
quan trọng. Khâu tổ chức được thể hiện ở phần mở đầu của bài học và sử dụng
hầu hết phần đội hình đội hình đội ngũ chính vì vậy để có một giờ dạy tốt thì
ngay từ đầu người giáo viên cần truyền đạt tốt nội dung kiến thức đội hình đội
ngũ tới người học một cách chính xác nhất và cho học sinh thực hành một cách
thuần thục.
1.2. Lý do chọn đề tài
Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có
những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó các đặc
điểm tâm lý thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc... có
những thay đổi cơ bản.
Học sinh lớp 4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật,
biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác. Khả
năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn hạn chế
nên dễ bị động khi được nhắc nhở, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng

kiềm chế hành vi, thái độ. Chính vì vậy mà khi gặp các tình huống trong quá
trình tập luyện việc xử lý tình huống của các em có độ linh hoạt chưa cao.

4


Ở các nội dung trong chương trình thể dục thì phần đội hình đội ngũ luôn sử
dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động khác. Chính vì vậy
mà đòi hỏi các em phải nhớ và biết áp dụng phần nội dung đã học. Song trong
thực tế khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động tác của đội hình
đội ngũ nhiều em vẫn còn sai, tập chưa chính xác, bên cạnh đó khi đi dự giờ và
trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung
giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm
bắt được kỹ thuật. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học
thể dục thì đa số học sinh ham thích, ham học, thích luyện tập. Song bên cạnh
đó có một số bộ phận do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh
lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác
phong chậm, chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức trong học tập còn hạn chế.
Đặc biệt là học sinh tiểu học các em con nhỏ, do vậy việc quan sát, tập luyện
còn lúng túng, không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực hiện động tác
chưa chú ý, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ học còn nô nghịch
nhiều không chú ý khi giáo viên làm mẫu thị phạm động tác, học sinh còn chưa
xác định được phương hướng của động tác, học sinh còn nhỏ các em mải chơi,
không chú ý đến giờ học.
Bên cạnh đó có giáo viên trong khi giảng dạy chưa bao quát được hết học
sinh của lớp, chưa để ý tới chất lượng thực hiện bài tập của các em. Do vậy các
em chưa thực hiện đúng bài tập của mình.
Vậy để học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt phần đội hình đội ngũ, với
vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ nhằm
tìm ra các bài tập hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học một số bài tập khi học

đội hình đội ngũ cho các em.
Qua quá trình giảng dạy, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng
nghiệp tôi đã nghiên cứu và rút ra “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đội
hình đội ngũ cho học sinh lớp 4” để giúp các em nắm chắc kiến thức đã học,

5


thực hành thuần thục các kỹ thuật động tác đó. Từ đó giúp các em vận dụng nó
vào quá trình sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường một cách tốt nhất.
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên một số trường: Đồng Lạc, Tân Dân, Bắc An, An Lạc, Thái Học.
- Toàn bộ học sinh khối 4 trường tiểu học An Lạc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đổi mới phương pháp giảng dạy đội hình đội ngũ theo hướng phát huy
tính tích cực, hăng say tập luyện, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
- Trong phần nghiên cứu này tôi sẽ đưa ra được một số biện pháp giúp giáo
viên dạy bộ môn thể dục rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp
4 đạt hiệu quả cao.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu chương trình phân môn thể dục khối 4.
- Nghiên cứu các tài liệu, chuyên sâu đề cập tới việc các bài tập đội hình
đội ngũ cho học sinh.
- Qua thực tế giảng dạy, lấy ý kiến của giáo viên, rút kinh nghiệm, học
hỏi đồng nghiệp đưa ra biện pháp cụ thể để chất lượng các bài tập đội hình đội
ngũ của học sinh khối 4 nâng cao.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:

- Để thực hiện được đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, sách, báo, sách giáo khoa, sách giáo
viên có nội dung các bài tập đội hình đội ngũ cho học sinh.
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra thực trạng.
+ Dự giờ, lấy ý kiến của giáo viên giảng dạy khối 4.
6


+ Khảo sát chất lượng.
- Phương pháp thực nghiệm: Dạy học sinh khối 4.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả
trước và sau khi thực hiện giải pháp.
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm: Để thấy được kết quả cũng như hạn
chế nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lý.
1.6. Điểm mới của vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ học hỏi kinh nghiệm bạn bè đồng
nghiệp, cho học sinh thực hiện, bên cạnh đó khi quan sát các hoạt động ngoại
khóa cần sử dụng đến đội hình đội ngũ: như thể dục giữa giờ, … tôi nhận thấy
còn nhiều các em học sinh chỉ biết thực hiện động tác một cách hời hợt, kĩ thuật
thực hiện động tác không hề được chú ý đến, ý thức , nề nếp tác phong của
nhiều học sinh chưa thực sự tốt. Chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy
cũng như trong quá trình dự giờ bạn bè đồng nghiệp tôi đã rút ra được một số
biện pháp rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ và áp dụng vào bài dạy của mình.
Sau khi áp dụng tôi nhận thấy không chỉ trong các giờ thể dục đạt hiệu quả
hơn, học sinh nhanh chóng thực hiện được kỹ thuật động tác mà khi áp dụng kỹ
thuật đó tốt hơn vào các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc xếp hàng và
chỉnh đốn đội hình đội ngũ ở các buổi sinh hoạt giữa giờ.
2. Cơ sở khoa học và lý luận
2.1. Cơ sở khoa học:

Học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi chính vì vậy mà nó mang
những đặc điểm tâm sinh lý như sau:
2.1.1. Đặc điểm sinh lý:
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với
các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là xương ở tay và chân.
Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hoàn chỉnh, vững chắc mà là
đến tuổi 16 - 17 mới tương đối ổn định. Vì vậy, trong tập luyện thể dục thể thao
cũng như trong sinh hoạt, lao động... cần tránh các động tác đè nén lên cơ thể,
7


đòi hỏi học sinh phải chống đỡ, làm mất cân xứng hai bên chậu hông, tạo nên
sự sai lệch cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và trưởng thành sau này
cho các em.
Ở lứa tuổi này, các đốt xương ở cột xương sống có độ dẻo cao, chưa thành
xương hoàn toàn và còn ở trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. Do
đó, những tư thế ngồi, đứng, đi lại, chạy, nhảy... không phù hợp với cấu trúc tự
nhiên và giải phẫu sẽ dễ làm cong vẹo cột sống, gây ảnh hưởng không tốt tới sự
phát triển của lồng ngực và cấu trúc cân đối của toàn thân. Ở độ tuổi 20 - 25
xương sống mới được cốt hoá hoàn toàn.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, trên cơ sở có sự hướng dẫn khoa
học với một chương trình, kế hoạch tập luyện hợp lý, phù hợp đặc điểm cấu tạo
giải phẫu và đặc điểm sinh lý của học sinh tiểu học sẽ tạo nên điều kiện thuận
lợi cho quá trình phát triển của hệ xương và cơ thể các em.
Ở lứa tuổi này, hoạt động phân tích và tổng hợp của học sinh kém nhạy bén,
nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm
tính, bị động...
Các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng phân biệt, tính
sáng tạo còn hạn chế. Do đó, trong giảng dạy thể dục thể thao, giáo viên cần
phải làm mẫu chính xác các kỹ thuật động tác theo yêu cầu bài học.

2.1.2. Đặc điểm tâm lý:
Học sinh tiểu học ở các lớp đầu cấp, có khuynh hướng ghi nhớ một cách
máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác.
Học sinh các lớp 4, 5 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự
vật, biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác,
song còn giản đơn. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao
động, sinh hoạt còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến
biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ.
Để hình thành các hiểu biết, kiến thức các em thường học thuộc lòng từng
câu, từng chữ. Để hình thành kỹ năng vận động các em thường bắt chước, cố
gắng làm theo các động tác, điệu bộ, hành vi của giáo viên.
8


Ở các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) việc ghi nhớ được hình thành và phát triển, do
đó: khi lên lớp giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành giáo viên cần chú ý sử
dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp giảng dạy nhằm kích thích sự suy
nghĩ, tính sáng tạo, ý thức tự giác, tích cực tập luyện của học sinh.
Trong giảng dạy thể dục thể thao, do tư duy của các em vẫn còn mang tính
chất hình ảnh cụ thể. Các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với
các khái niệm có kèm theo minh hoạ (hình ảnh trực quan). Do vậy, khi giảng
dạy các động tác thể dục thể thao ngoài việc phân tích - giảng giải kỹ thuật
động tác, nhất thiết giáo viên phải làm mẫu động tác và sử dụng rộng rãi các
hình thức trực quan khác.
2.2. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục là đào tạo cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện,
chính vì vậy hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên phải đổi mới về nội
dung, chương trình dạy học cho phù hợp. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy
để kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học. Khơi dậy
cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm

vững kiến thức của từng bài học là hết sức quan trọng.
Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng đóng góp một phần không nhỏ vào
công cuộc đổi mới đó.
Việc luyện tập ở đây với mục đích chính nhằm giúp học sinh củng cố các kỹ
năng đã có ở cấp tiểu học, có kiến thức, kỹ năng nhất định làm cơ sở cho học
tập bộ môn, phát triển các tố chất thể lực phục vụ cho học tập các môn học.
Mặt khác trong toàn bộ chương trình giáo dục thể chất của bậc tiểu học thì
phần đội hình đội ngũ chiếm một vị trí quan trọng. Nó xuyên suốt từ lớp 1 đến
lớp 5 nhưng trọng tâm và bao gồm tất cá các nội dung thì chúng ta cần phải
nhắc đến phần đội hình đội ngũ ở lớp 4. Nếu học tốt phần đội hình đội ngũ ở
lớp 4 sẽ giúp cho các em vận dụng tốt các kỹ năng, các động tác đó vào các
hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nề nếp
và đạt hiệu quả cao.

9


3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Tích cực
Ở bậc tiểu học rèn đội hình đội ngũ là phân môn thực hành. Nhiệm vụ chủ
yếu cốt lõi nhất là hình thành ý thức, kỷ luật, nề nếp cho học sinh. Đa số giáo
viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh
làm trung tâm và phần nhiều học sinh chăm chỉ, có ý thức học tập.
3.2. Hạn chế:
- Trình độ học sinh không đồng đều, có nhiều học sinh ý thức tốt, nhưng
có học sinh ý thức chưa tốt các em đứng trong hàng ngũ còn nô nghịch nhiều
không chú ý đến giáo viên hướng dẫn.
- Một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo, vẫn xem nhẹ nội dung đội
hình đội ngũ, dẫn đến chất lượng bài tập chưa cao, hơn nữa giáo viên cho học
sinh tập luyện quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi không muốn học.

- Học sinh tiểu học các em thường rất hiếu động cho nên khi tập luyện các
em chưa nghiêm túc dẫn đến các em thực hiện động tác chưa đúng.
- Như chúng ta đã biết mỗi khi vào giờ học thể dục, cũng như ra thể dục
giữa giờ, thầy cô giáo mất nhiều thời gian ổn định tổ chức cũng như chất
lượng thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh chưa cao bởi những nguyên
nhân:
* Tác phong :
- Lề mề của học sinh từ trong lớp ra đến ngoài sân, từ trên lớp đi xuống sân
trường, khi ra tập trung thì chen lấn xô đẩy nhau, đứng không đúng hàng lối,
thứ tự, người đi trước người đi sau, không ai chịu nhường ai, trong khi ra sân
học thể dục cũng như ra sân thể dục giữa giờ các em rất mất trật tự, và rất mất
nhiều thời gian để ổn định lớp.
* Phần trang phục:
- Quần áo có em chưa thực hiện đúng quy định mà nhà trường đề ra, còn
nhiều em không đi giầy khi bắt đầu vào giờ học thể dục, còn có nhiều học sinh
10


mặc quần áo chưa đúng quy định, luộm thuộm gây bất tiện cho các em khi
vận động... nhất là về mùa đông không đúng với quy định và không chuẩn bị
trước giờ học. Khi tập trung nhiều học sinh chạy ra chạy vào xin phép giáo
viên cất trang phục, đi vệ sinh...
* Ý thức:
- Học sinh tiểu học thường thường các em rất hiếu động và ham chơi, khi
ra ngoài sân để tập thể dục các em không muốn gò bó theo nề nếp.
- Một số em đứng trong hàng còn nô nghịch nói chuyện nhiều không chú ý
đến lời nói của thầy giáo và cô giáo. Dẫn đến tình trạng khi các em đứng trong
hàng, hàng ngũ lộn xộn cho nên việc điểm danh gặp rất nhiều khó khăn khi
bắt đầu vào giờ học cũng như kết thúc giờ học thể dục.
- Cán sự lớp phải tập hợp lớp rất mất nhiều thời gian ổn định được lớp để

báo cáo với giáo viên.
- Còn có một số học sinh chưa thực sự ham mê học môn thể dục.
* Kỹ thuật động tác:
- Khi học sinh thực hiện nội dung quay phải, quay trái, đi đều, thì nhiều em
thực hiện còn chưa đúng hướng, hàng ngũ còn chưa ngay ngắn và còn nhiều
em thực hiện sai.
- Học sinh thực hiện đổi chân khi đi đều sai nhịp thì các em thực hiện
không tốt và luống cuống, không kết hợp được giữa tay và chân
Tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng lớp trưởng cũng như cán sự
lớp mất rất nhiều thời gian để báo cáo quân số. Vì vậy khối lượng vận động
của một số em ý thức chưa tốt sẽ không hoàn thành được, dẫn đến giờ học đạt
kết quả không cao.
Vậy để giáo viên khối 4 giảng dạy được hiệu quả hơn các bài tập đội hình
đội ngũ cho học sinh của mình, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp rèn luyện kỹ năng phần đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4.

11


Trước khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào giảng dạy, tôi đã tiến hành
kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hiện đội hình đội ngũ của học sinh và thu được
kết quả như sau:
Khối

Số

Tác phong

Trang phục


Ý thức

Hs

động tác
Thực

Thực

Đúng

Chưa

hiện

hiện

quy

đúng

tốt

chưa

định

quy

tốt

4

54

Kỹ thuật

70%

30%

Tốt

Chưa

Thực

Thực

tốt

hiện

hiện

đúng

chưa

định
70%


30%

đúng
70%

30%

70%

30%

* Điều kiện áp dụng:
- Các biện pháp này có thể áp dụng cho tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
- Áp dụng cho cả giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục của trường tiểu học, đảm nhiệm
các khối lớp và dạy 22 tiết/tuần. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã cho các
em học nội quy riêng về giờ thể dục, cụ thể từng phần đối với từng khối lớp
để học sinh nắm được những yêu cầu riêng của bộ môn.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu của giáo viên đối với học sinh trong 1 - 2 tiết
để học sinh nắm được và thực hiện theo yêu cầu của giờ thể dục.
- Tôi đã cho các em học nội quy của một giờ thể dục để cho học sinh hiểu
rõ hơn tầm quan trọng khi bắt đầu cũng như kết thúc giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo, đổi mới, sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng
dạy, phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở thái độ, ý thức học tập của học sinh.
4.1. Một số hình ảnh về đội hình đội ngũ lớp 4:
12



- Tập hợp lớp:

- Tập hợp hàng dọc

- Tập hợp hàng ngang

- Điểm số ( hàng dọc )
13


- Điểm số ( hàng ngang )

- Tư thế nghỉ nghiêm

14


- Dãn hàng ( hàng ngang )

- Đi đều vòng phải, vòng trái

4.2. Các dạng bài tập rèn luyện
15


4.2.1. Bài tập 1: Rèn về ý thức, tác phong, trang phục:
* Tác phong:
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh phải ra sân tập ngay khi đến giờ
thể dục.

- Khi nghe trống thể dục giữa giờ các em phải khẩn trương xuống sân trường
để tập thể dục.
- Khi đi xuống tập thể dục giáo viên phải hướng dẫn các em đi theo đội hình
hàng dọc.
- Đi theo đội hình từ thấp lên cao và luôn luôn giữ trật tự.
- Giáo viên phải nhắc nhở các em không được chen lấn xô đẩy nhau.
* Trang phục:
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em chỉ được phép đi giầy ba ta và
động viên các em đồng phục và bằng giầy ba ta. Không được đội mũ nón
trong giờ tập và phải cất những trang phục không được phép dùng trước khi
vào giờ học. Để vào nơi có quy định không để bừa bãi ảnh hưởng đến sân tập.
- Giáo viên yêu cầu các em phải mặc những trang phục gọn gàng, không
gây ảnh hưởng đến tập luyện.
* Ý thức học tập:
- Những em học sinh nghỉ phải báo cáo trực tiếp với giáo viên và được sự
đồng ý của giáo viên mới được nghỉ. Khi nghỉ ngồi thăm quan lớp tập không
được bỏ đi chơi hoặc ngồi trong lớp.
- Khi đứng trong hàng các em phải tật tự và nghiêm túc nghe thầy giáo
hướng dẫn.
- Trong trường hợp những học sinh bỏ học giáo viên mời phụ huynh đến
để trao đổi kết hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường và xã hội.

16


- Tất cả những việc đó đề ra ở trên giáo viên phải ghi chép thật chính xác rõ ràng
thường xuyên để theo dõi sự tiến bộ và động viên kịp thời các em, còn những
trường hợp cá biệt chậm tiến bộ thì cần phải có biện pháp nghiêm khắc hơn.
4.2.2. Bài tập 2: Các động tác tại chỗ của đội hình đội ngũ:
* Động tác tập hợp:

Trong quá trình giảng dạy từ thực tế tôi nhận thấy đối với những nội dung
ôn tập tưởng chừng rất đơn giản dễ tổ chức thì khi triển khai lại gặp phải
nhiều khó khăn. Ví dụ như khi học sinh thực hiện phần tập hợp hàng ngang:
- Nhiều em cán sự hô khẩu lệnh tập hợp chưa chính xác, còn dùng tay phải
để tập hợp hàng.
- Sau khi giáo viên đã hô xong khẩu lệnh tập hợp: “thành 1 (2, 3, 4) hàng
ngang... tập hợp! Một số em chưa biết vị trí đứng của mình trong hàng, các em
vào hàng còn lộn xộn không theo trật tự, khoảng cách đứng của các em chưa
chính xác, nhiều em đứng còn quá gần, hoặc dùng tay đẩy bạn lùi xuống, giẫm
vào chân nhau; điểm số thì đánh mặt sang phải, xoay cả thân người về sau,...
để hình thành được hàng phải mất rất nhiều thời gian.
* Phương hướng giải quyết :
- Trước khi tập hợp người giáo viên hướng dẫn cho người chỉ huy tìm vị trí
thích hợp sau đó mới phát lệnh.
- Khẩu lệnh “Thành 1, 2, 3.. hàng ngang (dọc) tập hợp”.
- Giáo viên hướng dẫn cho người chỉ huy đứng nghiêm tay phải đưa ra trước.
Mọi người nghe lệnh và xác định vị trí của người chỉ huy và nhanh chóng đi về
phía người chỉ huy, đứng đối diện với người chỉ huy. Tổ 1 đứng đối diện chỉ huy,
các hàng còn lại đứng phía bên tay trái của tổ 1.
* Hàng ngang: Người đầu hàng thứ nhất đứng về phía bên trái và cách người
chỉ huy một cánh tay nếu là 1, 2, 3… thì người đầu hàng thứ hai đứng sau người
đầu hàng thứ nhất, người đầu hàng thứ ba đứng sau người đầu hàng thứ hai, cứ
như thế cho đến hàng cuối cùng và người đầu hàng sau cách người đầu hàng
17


trước (phía trên) một cánh tay. Những người còn lại lần lượt đứng về phía trái
người đầu hàng theo thứ tự từ cao xuống thấp và cách nhau 1 khuỷu tay.
* Hàng dọc: Khẩu lệnh dóng hàng “Nhìn trước thẳng”
- Nghe khẩu lệnh, người đầu hàng đứng nghiêm, tất cả những người đứng sau

nhìn vào gắy người đứng trước và điều chỉnh hàng sao cho từ trên xuống dưới
thành một đường thẳng và người sau cách người trước một cánh tay (40 - 50 cm)
cho tới khi người chỉ huy phát lệnh.
* Động tác đứng nghiêm: Khẩu lệnh “ Nghiêm” ( không có dự lệnh).
- Nghe khẩu lệnh người tập lập tức đứng thẳng, hai gót chân sát vào nhau, bàn
chân mở ra ngoài một góc 60 độ trọng tâm dồn đều vào hai chân, ngực hơi ưỡn,
vai mở về phía sau, hai tay duỗi thẳng tự nhiên và sát vào thân người, mắt nhìn
thẳng.
* Động tác nghỉ: Khẩu lệnh “ Nghỉ” (không có dự lệnh)
- Ví dụ 1: Nghe khẩu lệnh, người tập từ tư thế đứng nghiêm, người hơi thả
lỏng toàn thân, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia hơi gập, ở khớp gối, khi
mỏi có thể đổi chân nhưng không đổi vị trí và luôn đảm bảo đội ngũ.
- Ví dụ 2: Nghe khẩu lệnh, người tập từ tư thế nghiêm, chân trái bước sang trái
một bước nhỏ, trọng tâm dồn vào hai chân, hai tay nắm nhẹ lấy nhau và để phía
sau lưng.
Bên cạnh đó trong quá trình tổ chức giờ học khi hướng dẫn học sinh tập
luyện giáo viên cần cho cả lớp ghi nhớ khẩu lệnh hô, thị phạm mẫu một nhóm
chuẩn và nhấn mạnh những sai xót còn tồn tại và cách sửa sai khi thực hiện
động tác để khắc sâu cho học sinh kỹ thuật của động tác đó. Sau đó giao khối
lượng cho nhóm (tổ) và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng hướng dẫn nhóm tập
luyện.
- Trong quá trình học sinh tập luyện theo nhóm giáo viên cần bao quát
chung hoạt động của các nhóm và có kế hoạch giúp đỡ từng nhóm theo đặc thù
riêng của từng nhóm, đối với những nhóm cán sự còn yếu về khả năng tổ chức
18


thì giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng cán
sự ở nhóm này phải diễn ra thường xuyên (ví dụ: giáo viên đang ở nhóm 1
nhưng phát hiện ra nhóm trưởng nhóm 2 hô sai khẩu lệnh thì giáo viên phải đến

nhóm 2 ngay và cho học sinh ngừng tập và hướng dẫn lại khẩu lệnh cho cán
sự). Cần sửa sai ngay cho học sinh vì sai lầm ở các em rất dễ trở thành thói
quen.
- Để kích thích và giúp học sinh thi đua trong nhóm và cho học sinh có cơ
hội thể hiện khả năng của mình. Giáo viên có thể cho học sinh trong tổ tự xung
phong lên điều khiển tổ tập luyện, tuy nhiên quá trình này giáo viên phải giám
sát chặt chẽ và học sinh lên điều khiển phải được giáo viên chỉ định để tránh
gây lộn xộn trong khi tập luyện. Để khuyến khích hoạt động của nhóm đạt hiệu
quả giáo viên phải tiến hành tổ chức thi đua trong tổ để từ đó học sinh phát hiện
ra những sai lầm của bạn, giúp bạn sửa sai. Bên cạnh công tác tổ chức giám sát
và giúp đỡ học sinh luyện tập giáo viên cũng phải thường xuyên theo dõi kiểm
tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tập luyện, cũng như mức độ
và khả năng của từng học sinh. Đối với các em học sinh yếu và học sinh khuyết
tật khi giảng dạy giáo viên phải chú ý giao bài tập và khối lượng vận động sao
cho phù hợp với sức khoẻ của các em. Đặc biệt trong quá trình tổ chức hoạt
động nhóm giáo viên cần giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của học sinh, khi
học sinh có thắc mắc cần tháo gỡ giáo viên phải giúp các em giải quyết ngay,
từ đó giáo viên động viên khuyến khích học sinh học tập tích cực hơn, nhằm
nâng cao hiệu quả tiết học.
* Dàn hàng, dồn hàng:
- Xô đẩy nhau trong quá trình dàn hàng, dồn hàng.
Khắc phục: Giáo viên nhắc học sinh không được chen lấn xô đẩy nhau trong
khi dàn hàng, dồn hàng, tổ chức thi đua giữa các tổ khi thực hiện bài tập.
- Học sinh làm chuẩn thường hô “có” nhỏ và không làm đúng ký hiệu dẫn
đến học sinh trong hàng không xác định được vị trí làm chuẩn. Trong trường
hợp này giáo viên cần nhắc nhở và hướng dẫn học sinh làm đúng động tác (hô

19



“có” to và giơ tay phải lên cao) để báo hiệu cho các học sinh khác biết vị trí
làm chuẩn để dàn hàng, dồn hàng.
4.2.3. Bài tập 3: Các động tác di chuyển của đội hình đội ngũ.
* Đi đều: Khẩu lệnh “Đi đều...bước” (có động lệnh, dự lệnh)
- Khi nghe động lệnh “ Bước” trọng tâm hơi ngả về phía trước đồng thời chân
trái bước lên cách mặt đất khoảng 10 - 15 cm đưa về phía trước khi chân chạm
đất khớp gối duỗi thẳng từ gót chân đến cả bàn chân độ dài của bước khoảng 30 40 cm đồng thời tay đánh về phía trước cao ngang vai cẳng tay vuông góc với
cánh tay, cẳng tay song song với hai vai, đồng thời tay trái lăng sau thả lỏng và
thẳng tay khép sát với thân người, hai bàn tay nắm hờ, ngực hơi ưỡn mắt nhìn
trước.
* Đổi chân trong khi đi đều sai nhịp: Khi đang đi nghe nhịp hô của chỉ huy
không đúng với bước đi của mình thì phải dừng lại một nhịp sau đó đổi chân,
bằng cách bước chân sau lên một bước sát với gót chân trước. Tay đánh lăng giữ
nguyên ở vị trí đang làm tiếp đó bước chân trước lên một bước nhỏ và tiếp tục đi,
đánh tay bình thường.
* Đứng lại: Khẩu lệnh “ Đứng lại...đứng” (có động lệnh, dự lệnh)
- Động lệnh “đứng” đúng vào lúc chân phải chạm đất, người tập tiếp tục đi về
phía trước ba bước nhưng thân người hơi ngả về phía sau và các bước cũng ngắn
dần để giảm tốc độ. Bước thứ ba vào chân trái sau đó thu chân phải ngang chân
trái, hay tay ngừng hoạt động ,và trở về tư thế đứng nghiêm.
4.2.4. Bài tập 4: Sơ đồ lớp học trong giờ học thể dục:
- Do cấu trúc của giờ thể dục gồm 3 phần là phần mở đầu, phần cơ bản,
phần kết thúc. Vì vậy vào giờ thực hành đầu tiên, tôi đã cho các em đứng tập
chung theo đội hình hàng ngang, hàng dọc theo sơ đồ cố định, đứng theo đội
hình theo tổ trên lớp học và đứng từ thấp đến cao.
Cụ thể về vị trí của các đội hình:
* Đội hình cơ bản:
20



Tổ 3 - x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Tổ 2 -

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

Tổ 1 -

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

GV
- Để các em thuộc và nhớ vị trí của mình, giáo viên cho học sinh điểm số
theo hàng dọc, hàng ngang và cho các em nhận mặt các bạn đứng trước, sau,
phải, trái của mình. Sau đó giáo viên tiến hành cho lớp giải tán, tập trung
nhiều lần trong một thời gian, xếp sơ đồ của lớp mình. Sau đó hình thành sơ
đồ của lớp tốt giáo viên phải ghi chép lại vào một bản, cán sự giữ một bản để

theo dõi hàng ngày.
- Những em nào sau khi đó xếp hàng theo sơ đồ mà giờ học vắng mặt thì vị
trí đó để trống, từ đó có thể nắm rất nhanh những học sinh nghỉ học.
* Đội hình tập các bài đội hình đội ngũ
Đội hình 1:
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x
3 - 5m
GV

GV
21


Đội hình 2:

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x
Đi đều vòng trái

Đội hình 3:
Đi đều vòng phải
x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

GV

* Đội hình tập bài thể dục:
x
x

x

x

x

x

x

x
x

x

x

x

x
x

x

x

x

x

x


x

x

3 - 5m
GV
22

x
x

x
x


- Theo sơ đồ cơ bản giáo viên cho học sinh dãn cách theo cự li nhất định,
cho các em đứng đội hình so le nhau, với đội hình này các em có thể quan sát
tốt hơn, từ đó giúp cho việc quan sát của giáo viên được rõ ràng.
5. Kết quả đạt được
- Qua quá trình áp dụng : “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đội hình
đội ngũ cho học sinh lớp 4”. Tôi thấy hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt.
Kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Đặc điểm đối tượng trước khi thực nghiệm đối chứng.

Khối

Số

Tác phong


Trang phục

Ý thức

Hs

động tác
Thực

Thực

Đúng

Chưa

hiện

hiện

quy

đúng

tốt

chưa

định


quy

tốt
4

54

Kỹ thuật

70%

30%

Tốt

Chưa

Thực

Thực

tốt

hiện

hiện

đúng

chưa


định
70%

30%

đúng
70%

30%

70%

30%

Bảng 2: Đặc điểm đối tượng sau khi thực nghiệm đối chứng.

Khối

Số

Tác phong

Trang phục

Ý thức

Hs

Kỹ thuật

động tác

Thực

Thực

Đúng

Chưa

hiện

hiện

quy

đúng

tốt

chưa

định

quy

tốt

định
23


Tốt

Chưa

Thực

Thực

tốt

hiện

hiện

đúng

chưa
đúng


4

54

90%

10%

95%


5%

98%

2%

95%

5%

* Về tác phong: Các em đến tập trung vào hàng rất nhanh nhẹn
khẩn trương.
* Về trang phục: Đúng quy cách, gọn gàng, không còn tình trạng chạy ra,
chạy vào để cất trang phục.
* Ý thức học tập: Không còn tình trạng nghỉ học tuỳ tiện và các em được
giáo viên cho kiến tập ngồi thăm quan lớp học một cách nghiêm túc.
* Kỹ thuật động tác: Học sinh thực hiện tốt, chất lượng động tác được nâng
lên rõ rệt.
- Việc thực hiện quản lý học sinh theo sơ đồ đó đem lại nhiều giá trị kết
quả cao.
- Về mặt thời gian được tiết kiệm rất nhiều, nhất là khâu báo cáo nhận lớp,
cán sự chỉ cần nhìn chỗ trống không có người đứng và đối chiếu theo sơ đồ
biết được tên người vắng, không mất nhiều thời gian như trước, phần nhận lớp
chỉ cần 1 phút.
- Về mặt khối lượng vận động: Các em không còn tình trạng trốn tập, giáo
viên không phải nhắc nhở nhiều trong giờ tập, các em đã tập 1 cách tự giác.
- Về mặt thẩm mỹ: Hàng ngũ đứng ngay ngắn, đẹp mắt và rất thuận tiện
khi phân chia đội hình tập luyện.
- Về tính giáo dục: Đã giúp cho các em luôn có tính tổ chức tốt.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Một số bài tập cho học sinh lớp 4 khi học đội hình đội ngũ giúp học sinh
học tốt có sức khoẻ cân đối, tạo sự hăng say rèn luyện thể dục thể thao cho các
em, giúp cho các em có được tính kỷ luật, đoàn kết, trong nhà trường nói riêng
và xã hội nói chung. Đây là một việc làm khó nhưng mỗi giáo viên dạy thể dục
cần cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình .
24


Để áp dụng các bài tập này đòi hỏi mỗi giáo viên dạy thể dục cần phải
nghiên cứu kỹ về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi bài tập để xây dựng kế
hoạch và thực hiện kế hoạch các bài tập cho từng đối tượng học sinh đặc biệt là
học sinh khối 4.
Muốn làm được điều đó giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài trước khi lên
lớp. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. Có kế hoạch bài học cụ thể, chi tiết.
Đặc biệt phải có dự kiến nhiều phương án xử lí tình huống. Soạn theo chuẩn
kiến thức kĩ năng các môn học. Đặc biệt sau mỗi tiết học giáo viên cần kiểm tra
để nắm bắt được học sinh đạt được những gì? Còn những gì chưa đạt được. Từ
đó giáo viên có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng - phụ đạo các kiến thức đó cho
các em vào các tiết luyện tập sau.
Bên cạnh đó đối với một giáo viên thể dục cần phải có khả năng bao quát
rộng, phát hiện giúp đỡ học sinh sửa chữa sai sót kịp thời nhằm giúp các em
nắm chắc và thực hiện chính xác bài tập mà giáo viên giao cho.
Giáo viên cần sát sao với hoạt động học tập của nhóm, không được phó mặc
trách nhiệm cho cán sự và các nhóm trưởng mà giáo viên cần phải gần gũi lắng
nghe ý kiến và giải đáp thắc mắc của học sinh kịp thời. Hãy coi những thắc
mắc của học sinh là những tình huống có vấn đề mà sau khi giải quyết nó học
sinh sẽ được củng cố, khắc sâu thêm bài học.
Để cho ý thức của học sinh tốt hơn, có sự chuẩn bị về trang phục thì trước
khi vào giờ học giáo viên nhắc nhở các em, giao cho cán sự kiểm tra và nhắc

nhở trước khi lên lớp.
Đối với học sinh khuyết tật, học sinh cá biệt giáo viên cần có kế hoạch quan
tâm và động viên, giúp đỡ kịp thời để các em tránh khỏi sự mặc cảm, giáo viên
cần giao bài tập cho đối tượng này sao cho phù hợp và thường xuyên giám sát,
động viên kịp thời nhằm khuyến khích các em học tập tích cực hơn.
Khi thấy học sinh tập sai động tác giáo viên phải có biện pháp sửa sai kịp
thời cho các em, hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết từng động tác, để từ đó học sinh nắm
bắt được động tác và thực hiện tốt các bài tập khi học đội hình đội ngũ.
25


×