Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng trong phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.04 KB, 199 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích
dẫn trong luận án là trung thực, chính xác
và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hồ Nam Trân


MỤC LỤC
Tran
g
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình liên quan đến đề tài luận án
1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề


tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Những vấn đề chung về khu kinh tế - quốc phòng, đoàn kinh tế - quốc
phòng, phát triển kinh tế - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng
2.2. Quan niệm, nội dung, nhân tố tác động đến vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội
Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KINH TẾ - QUỐC PHÒNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

5
10
10
23
30
30
49
72

3.1. Những thành tựu, hạn chế vai trò của đoàn kinh tế - quốc phòng
trong phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra

106

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
ĐOÀN KINH TẾ - QUỐC PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI GIAN TỚI

121

Chương 4

4.1. Quan điểm phát huy vai trò của đoàn kinh tế - quốc phòng trong
phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới
4.2. Giải pháp phát huy vai trò của các đoàn kinh tế - quốc phòng trong
phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới
KÊT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

72

121
134
165
167
168
182


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
An ninh chính tri
Kinh tế - quốc phòng
Kinh tế - xã hội
Lực lượng vũ trang
Quốc phòng - An ninh
Quốc phòng toàn dân
Trật tự an toàn xã hội

CHỮ VIẾT TẮT
ANCT
KTQP
KTXH
LLVT
QPAN
QPTD
TTATXH


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phát triển KTXH miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là quan điểm
xuyên suốt, nhất quán và là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta trong quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương,
chính sách đã được triển khai thực hiện đã và đang đi vào cuộc sống, phát huy
hiệu quả KTXH tích cực với các đia phương vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là chủ
trương xây dựng và phát triển các khu KTQP. Khu KTQP là khu vực có ranh
giới xác đinh bao gồm một số xã của một hoặc nhiều huyện, thuộc một hoặc
một số tỉnh, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đia
bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục đia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp
với hệ thống quy hoạch quốc gia. Trong khu vực đó Bộ Quốc phòng chủ trì,
phối hợp với các bộ, ngành, đia phương triển khai thực hiện mục tiêu phát triển
KTXH gắn với củng cố QPAN.
Đoàn KTQP là đơn vi quân đội do Bộ Quốc phòng thành lập với tính
chất là đơn vi đại diện cho Quân đội trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu
KTQP, vì vậy, đoàn KTQP có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KTXH
và củng cố quốc phòng nơi đia phương đơn vi đứng chân. Thực tiễn xây dựng
và phát triển các khu KTQP thời gian qua cho thấy về tổng thể, đoàn KTQP đã
phát huy được vai trò trong phát triển KTXH trên các đia bàn chiến lược biên
giới. Những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ đoàn KTQP trên lĩnh vực KTXH trên
đia bàn khu KTQP là rất lớn và không thể phủ nhận, các khu KTQP thực sự đã
trở thành những điểm sáng về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, góp phần quan
trọng thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về kết hợp phát triển KTXH với
củng cố QPAN trên các đia bàn chiến lược, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân
đánh giá cao. Nhờ triển khai các dự án phát triển KTXH của đoàn KTQP, đời sống
vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc đã không ngừng được cải thiện và


6
nâng cao, tiềm lực, thế trận QPAN ngày càng được tăng cường và củng cố vững
chắc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vai trò của đoàn KTQP
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH có lúc, có nơi chưa được

phát huy đúng mức, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong xây
dựng và phát triển các khu KTQP nói chung, phát triển KTXH nói riêng. Những
hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng các khu KTQP, tác
động trực tiếp đến tư tưởng, niềm tin của đồng bào các dân tộc vào các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ còn nhiều diễn biến
rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta. Ở trong nước, Đảng, Nhà nước ta
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ sản
xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng của Quân đội có những bước
phát triển mới. Đia bàn các khu KTQP ở nước ta vẫn là vùng khó khăn trong
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và là một trong
những trọng điểm chống phá của các thế lực thù đich. Thực tiễn trên đã và
đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới, ngày càng cao đối với đoàn KTQP trong
thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH.
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển các
khu KTQP, về đoàn KTQP nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, hệ thống về vai trò của đoàn KTQP thực hiện nhiệm vụ phát
triển KTXH. Vì vậy, nghiên cứu khoa học về vai trò của đoàn KTQP trong
phát triển KTXH là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp
phần nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển các khu KTQP trong những
năm tới. Đồng thời, nghiên cứu vấn đề này còn góp phần phát triển lý luận
về vai trò của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây
dựng kinh tế, cũng như việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ “đội quân công
tác, đội quân lao động sản xuất” trong tình hình mới.
Với ý nghĩa đó, vấn đề “Vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH”
được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.


7
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của đoàn KTQP trong
phát triển KTXH; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của
đoàn KTQP trong phát triển KTXH thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH.
Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của đoàn KTQP trong phát triển
KTXH giai đoạn 2000 - 2019.
Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của đoàn KTQP trong
phát triển KTXH thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của đoàn KTQP
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH
gồm: 1. Đoàn KTQP là lực lượng quan trọng, trong xây dựng kết cấu hạ tầng
KTXH thiết yếu theo quy hoạch dự án xây dựng khu KTQP; 2. Đoàn KTQP
là lực lượng trực tiếp tổ chức, phát triển sản xuất, giúp đỡ nhân dân xóa đói,
giảm nghèo; 3. Đoàn KTQP là lực lượng tham gia phát triển văn hóa, xã hội
mà trọng tâm là giáo dục, y tế cho nhân dân vùng dự án khu KTQP; 4. Đoàn
KTQP là lực lượng phối hợp với cấp uỷ, chính quyền đia phương và các lực lượng
quân đội đứng chân trên đia bàn trong sắp xếp, bố trí lại dân cư theo quy hoạch phát
triển KTXH và mục tiêu lâu dài của QPAN; 5. Đoàn KTQP là lực lượng tham gia
củng cố hệ thống chính tri cơ sở.
Phạm vi về không gian: các khu KTQP trên tuyến biên giới đất liền
Phạm vi về thời gian: khảo sát vai trò của các đoàn KTQP trong phát
triển KTXH từ năm 2000 đến năm 2019.


8

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về kết hợp
kinh tế với quốc phòng, về chức năng nhiệm vụ của Quân đội; xây dựng và
phát triển các khu KTQP.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây
dựng kinh tế của Quân đội, thực tiễn hoạt động của các đoàn KTQP, xây
dựng, phát triển các khu KTQP và kết quả nghiên cứu của một số công trình
liên quan đến luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung : tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận giải, làm rõ vai trò của
đoàn KTQP trong phát triển KTXH từ 2000 đến 2019, đặt quá trình thực hiện
vai trò của đoàn KTQP trong sự vận động, phát triển của yêu cầu, nhiệm vụ kết
hợp quốc phòng với KTXH trong thời kỳ mới. Phương pháp này được sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng ở Chương 2 của luận
án để xây dựng quan niệm và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
KTXH ở khu KTQP, vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH, nội dung và
các yếu tố tác động đến thực hiện vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH.
Phương pháp thống kê - so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của
luận án. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy
được kết quả thực hiện vai trò của đoàn KTQP, trên cơ sở đó để có những đánh
giá sát thực về hoạt động của đoàn KTQP.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong cả 4 chương của luận
án (chủ yếu ở chương 2 và chương 3). Đối với chương 2, tác giả phân tích các công



9
trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan để tổng hợp xây dựng quan niệm, hình
thành khung lý luận. Đối với chương 3, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp
những số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực về quá
trình thực hiện vai trò của đoàn KTQP trong thời gian qua, chỉ rõ thành tựu, hạn chế.
Phương pháp logic kết hợp với lich sử: được sử dụng ở chương 1, chương
2 và chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình hình thành nhận thức vấn đề
kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng khu KTQP, vai trò của đoàn KTQP,
cũng như hoạt động thực tiễn của đoàn KTQP trong từng giai đoạn lich sử cụ thể.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, nội dung vai trò của đoàn KTQP trong phát triển KTXH.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thành tựu, hạn chế vai trò của đoàn
KTQP trong phát triển KTXH giai đoạn 2000 - 2019 và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục giải quyết.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của đoàn KTQP trong
phát triển KTXH thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ thêm lý luận về vai trò của Quân đội, đoàn
KTQP đối với nhiệm vụ lao động sản xuất nói chung, phát triển KTXH trên
các đia bàn chiến lược, biên giới nói riêng trong tình hình mới.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu khoa học, giảng
dạy môn Kinh tế chính tri Mác - Lênin, Kinh tế quân sự Mác - Lênin trong các
nhà trường quân đội; những quan điểm và giải pháp được luận án đề xuất có
thể gợi mở cho các cơ quan có liên quan đưa ra giải pháp phù hợp để nâng
cao hiệu quả KTXH của các khu KTQP hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục công trình
khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn chiến lược biên giới; kết hợp kinh tế với quốc phòng
Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện
nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
[122]. Trong luận án tác giả đi sâu làm rõ lý luận về kết hợp kinh tế với quốc
phòng; nội dung và những nhân tố tác động đến việc kết hợp kinh tế với quốc
phòng; xu hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng của các nước; thực trạng kết
hợp kinh tế quốc phòng ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX. Luận
án đề xuất xây dựng mô hình Quân đội tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, phát
triển kinh tế - xã hội trên đia bàn biên giới khu vực Tây Bắc.
Quốc vụ viện Trung Quốc (1999), Chiến lược Hưng biên phú dân,
Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam dịch và phát hành năm 2009 ) [104] đã tập trung
bàn về nội dung nhiệm vụ thực hiện chương trình “Hưng biên phú dân”, thúc
đẩy sự phát triển của vùng biên giới, nâng cao đời sống cho người dân, củng cố
vùng biên cương của Trung Quốc vững mạnh. Với tư tưởng chỉ đạo: “Nâng
cao toàn diện trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên, đẩy mạnh sự
phối hợp giữa khu vực biên giới với các vùng khác trong cả nước, đẩy
nhanh các bước xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa ở vùng biên”.
Mục tiêu của chiến lược “Hưng biên, phú dân” chính là củng cố và
nâng cao mức sống cho các nhóm dân tộc sinh sống tại vùng biên, làm cho họ

cảm thấy được sống trên mảnh đất này là niềm vinh dự và trách nhiệm của
bản thân, cho họ cảm nhận được sự giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất của
nhà nước đối với những người dân đinh cư nơi biên giới. “Hưng biên Phú


11
dân” là sách lược dài hạn của quốc gia, không thể chỉ là một dự án hay là một
chương trình hành động nhất thời. Để đạt được mục tiêu “Hưng biên Phú
dân” thì cần phải bảo đảm các lĩnh vực xã hội tại khu vực biên giới đều được
phát triển toàn diện mà trước hết phải giải quyết được vấn đề “Phú dân”. Theo
đó cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, làm cho dân giàu nhất thiết phải phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân bản đia.
Thứ hai, vấn đề làm cho dân giàu cần phải phù hợp với tiêu chuẩn
“giàu” của người bản đia.
Thứ ba, trọng tâm của việc làm cho “dân giàu” chính là tạo điều kiện
cho dân không phải lo nghĩ gì mà cố thủ nơi biên giới.
Neil Jamieson và cộng sự (2000), Những khó khăn trong công cuộc phát
triển miền núi ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội [93]. Công trình trên đã nghiên cứu,
đánh giá một số chương trình, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước ta đối với
các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục
vùng đồng bào các dân tộc, miền núi, từ đó các tác giả đã đưa ra các kiến nghi và đề
xuất một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thoong Vet Phum Ma Vong (2001), Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc
phòng trong thời kỳ đổi mới ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [138]. Tư tưởng
chính của luận án chỉ ra việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng là vấn đề có
tính nguyên tắc trong suốt tiến trình cách mạng ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân
Lào và đã đạt được những kết quả quan trọng. Vì vậy, việc giải quyết mối quan

hệ giữa kinh tế với quốc phòng ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong thời
gian tới cần có những biện pháp, cơ chế, chính sách thích hợp, có tính khả thi,
huy động được mọi nguồn lực kinh tế và quốc phòng trong nước; đồng thời,
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới. Trong các


12
giải pháp, tác giả đã nhấn mạnh đến việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng
trong đầu tư xây dựng các vùng biên giới, miền núi vùng sâu, vùng xa; đề cập
đến vai trò của Quân đội Nhân dân Lào, các đoàn KTQP Lào trong thực hiện
nhiệm vụ lao động sản xuất, cũng như cần thực hiện tốt chính sách đối với lực
lượng quân đội tham gia phát triển kinh tế xã hội ở vùng này.
Đinh Trọng Ngọc (2001), Phát triển KTXH miền núi phía Bắc và tác
động của nó với tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền biên giới ở vùng này,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính tri, Hà Nội [96]. Tác giả đã đưa ra quan
niệm, yêu cầu, nội dung phát triển KTXH ở miền núi phía Bắc; làm rõ thực trạng
phát triển KTXH ở miền núi phía Bắc nước ta và những tác động của nó đến bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới. Để đẩy mạnh phát triển KTXH và củng cố sức
mạnh bảo vệ chủ quyền biên giới, tác giả đã đề xuất hệ thống các quan điểm và
các giải pháp thiết thực. Trong phần giải pháp, tác giả đã nhấn mạnh đến sự kết
hợp giữa phát triển KTXH với tăng cường QPAN trong công tác quy hoạch, xây
dựng kết cấu hạ tầng, ổn đinh dân cư dọc tuyến biên giới. Đồng thời, cần phải
phát huy vai trò của Quân đội trong tham gia phát triển KTXH góp phần bảo vệ
vững chắc chủ quyền biên giới của quốc gia trong thời kỳ mới.
Nguyễn Văn Rinh (2003), Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sách tham khảo, Nxb QĐND,
Hà Nội [105]. Tác giả đã khẳng đinh, Quân đội là lực lượng nòng cốt tham gia
xây dựng và phát triển KTXH, củng cố quốc phòng, an ninh trên các đia bàn
chiến lược. Tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là phẩm chất tốt
đẹp của quân đội cách mạng, một Quân đội thống nhất giữa bản chất cách

mạng và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Nội
dung cuốn sách góp phần đinh hướng chung cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục quán
triệt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc
phòng với kinh tế mà Đảng, Quân đội và Nhân dân giao phó.
Phạm Tiến Luật (2004), Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với
kinh tế tạo tiềm lực hậu cần trên địa bàn Quân khu 3, Luận án tiến sĩ, Học viện


13
Hậu cần, Hà Nội [81]. Tác giả đã khẳng đinh, kết hợp kinh tế với quốc phòng là
hoạt động của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của
Nhà nước hướng tới mục tiêu xác đinh. Từ phân tích thực trạng kết hợp kinh tế
với quốc phòng đia bàn Quân khu 3, tác giả luận giải và đề xuất 5 giải pháp cơ
bản trong đó đáng chú ý là các giải pháp: phát huy vai trò của Quân đội trong
tham gia phát triển kinh tế; đẩy mạnh tiến độ thực hiện và hiệu quả hoạt động của
các khu kinh tế - quốc phòng; triển khai các mô hình, dự án sản xuất kinh doanh
kết hợp xây dựng lực lượng dự bi động viên và dân quân tự vệ trên đia bàn.
Khương Thanh (2006), “Triều đại Lê sơ lập đồn điền phát triển KTXH
gắn với củng cố QPAN miền biên viễn”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7
[111]. Trong bài viết, tác giả đã phân tích hai loại hình đồn điền dưới thời Lê
sơ mà thực chất đó là phương thức kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng nhằm
mục đích kinh tế, chính tri, quân sự ở vùng biên giới trong hoạt động đối nội
và đối ngoại và góp phần quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc
gia. Thành công của mô hình này là một trong những cơ sở thực tiễn để Đảng,
Nhà nước ta tiếp tục chủ trương Xây dựng các khu KTQP, QPKT với mục
tiêu tăng cường QPAN là chủ yếu trên các đia bàn chiến lược, nhất là những
vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù cho khu vực này.
Theo tác giả, để tiếp tục phát triển các khu KTQP trong thời gian tới,
cần tăng cường hỗ trợ ngân sách giúp cho các đia phương xây dựng kết cấu
hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch) tạo điều kiện để tổ chức di

dân, ổn đinh cuộc sống ở các khu KTQP trên vùng biên giới đất liền và trên
các đảo. Mặt khác, cần có chính sách cho vay vốn dài hạn, hợp lý với lãi
suất phù hợp để đầu tư vào cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề ở các
khu KTQP. Ngoài ra cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với lực
lượng vũ trang, thanh niên xung phong, những người xung kích đến vùng
sâu, vùng xa, trực tiếp làm nòng cốt trên mặt trận kết hợp phát triển KTXH
với QPAN ở các khu KTQP.
Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa
các dân tộc trong phát kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, sách tham khảo, Nxb


14
CTQG, Hà Nội [3]. Tác giả khẳng đinh, thực hiện bình đẳng dân tộc là một nhu
cầu rất to lớn trong tiến trình phát triển và là một nhân tố quan trọng đảm bảo
cho xã hội Việt Nam ổn đinh và phát triển. Nội dung cuốn sách cũng đã chỉ rõ
thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và các quan hệ dân tộc; làm rõ thành tựu và
khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc nói chung, phát triển
KTXH nói riêng; dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp. Tác giả nhấn mạnh,
cùng với đổi mới nhận thức, xây dựng hệ thống chính tri và đào tạo nguồn nhân
lực thì cần thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, để thực hiện công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Trần Thái Bình (2017), “Quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển KTXH
với tăng cường QPAN trên các đia bàn chiến lược”, Tạp chí Quốc phòng toàn
dân, số 11 [9]. Trong bài viết tác giả đã khái quát chủ trương kết hợp phát triển
KTXH với QPAN được khẳng đinh trong các nghi quyết của Đảng, phân tích
những điểm mới trong Nghi quyết Đại hội XII của Đảng về việc kết hợp phát triển
KTXH với QPAN trên các đia bàn chiến lược. Trên cơ sở làm rõ nội hàm sự kết
hợp giữa KTXH với QPAN, tác giả đã đề xuất 3 nội dung chủ yếu của sự kết hợp
này trên các đia bàn chiến lược trong giai đoạn hiện nay: kết hợp giữa phát triển
KTXH với QPAN phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng đia bàn chiến

lược; phải hướng vào những mục tiêu cụ thể mang tính cấp thiết và mục tiêu tổng
quát mang tầm chiến lược; hoàn thiện cơ chế chính sách liên kết vùng.
Phùng Ngọc Sơn (2018), “Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường
quốc phòng, an ninh trên đia bàn Tây Bắc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
số 11 [109]. Trong bài viết, tác giả đã khẳng đinh Tây Bắc là đia bàn đặc
thù, là phên dậu của tổ quốc, vì vậy việc kết hợp phát triển KTXH với tăng
cường quốc phòng, an ninh phải được đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng - an ninh thời gian qua, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp cơ bản nâng
cao hiệu quả của sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc


15
phòng - an ninh trên đia bàn này, trong đó đề cập đến vai trò quan trọng của
Quân khu 1, Quân khu 2 trong xây dựng và phát triển các khu KTQP, thực
hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.
1.1.2. Các công trình liên quan đến vai trò của Quân đội trong thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Nguyễn Minh Khải (1996), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
và vai trò Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính tri, Học viện Chính tri quân sự, Hà Nội [77].
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày tương đối hệ thống về vai trò
của Quân đội với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tác giả
khẳng đinh, Quân đội phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo ổn đinh
chính tri, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, coi đó là sự đảm
bảo bằng vàng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khẳng đinh rằng
không có hoà bình và ổn đinh thì không thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
đinh hướng xã hội chủ nghĩa được. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, với tư
cách là một nguồn lực của quốc gia, Quân đội có thể và còn phải làm nhiều
việc để trực tiếp tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng

thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện vai trò đó của Quân đội.
Nguyễn Trọng Xuân (2004), Quân đội tham gia xoá đói, giảm nghèo ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế Chính tri, Học viện
Chính tri quân sự, Hà Nội [140]. Tác giả khẳng đinh xóa đói, giảm nghèo là
một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng hàng đầu,
tham gia xóa đói, giảm nghèo là một nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ
là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Trong thời gian qua các đơn vi
quân đội, mà lực lượng nòng cốt là các đoàn KTQP đã có nhiều hoạt động
thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo trên các đia bàn
trọng yếu và đạt được những kết quả quan trọng. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng Quân đội tham gia xóa đói, giảm nghèo thời gian qua, tác giả đã đề


16
xuất hệ thống các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo của Quân đội thời gian tới, trong đó
nhấn mạnh vai trò của các đoàn KTQP thực hiện nhiệm vụ phát triển
KTXH trên các đia bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Nguyễn Hồng Phi (chủ nhiệm đề tài) (2005), Quân đội tham gia xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên
trong điều kiện mới, Đề tài khoa học cấp ngành, Tổng cục Chính tri - Bộ
Quốc phòng [100]. Trong đề tài khoa học cấp ngành này, các tác giả đã đưa ra
quan niệm, phân tích đặc điểm và thực trạng hệ thống chính tri cơ sở vùng
dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên. Phân tích vai trò, đặc điểm, điều kiện và khả
năng Quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính tri cơ sở vùng dân tộc, tôn
giáo trên đia bàn Tây Nguyên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài đã rút ra
kinh nghiệm và đề xuất 5 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính tri cơ sở trên đia bàn Tây Nguyên hiện nay.
Nguyễn Như Trúc (2006), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, Luận

án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính tri quân sự, Hà Nội [130]. Tác giả đã khái
quát những đặc điểm thể hiện tính đặc thù của Quân đội trong công tác vận
động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng, luận án đã đưa ra các giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của Quân đội
trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo góp phần xây dựng khối đoàn
kết dân tộc ở Tây Nguyên. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ
trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ thường
xuyên, là vấn đề có tính nguyên tắc đối với các đoàn KTQP trong xây dựng
và phát triển các khu KTQP.
Trần Văn Tich (2008), Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển KTXH ở
khu vực biên giới Tây Bắc hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội [120]. Tác


17
giả đã đi sâu phân tích làm rõ khả năng và điều kiện bảo đảm để Bộ đội Biên
phòng tham gia phát triển KTXH khu vực biên giới Tây Bắc. Tác giả khẳng
đinh, tham gia phát triển KTXH là một nội dung thuộc chức năng đội quân công
tác, đội quân lao động sản xuất của Quân đội nói chung, Bộ đội Biên phòng nói
riêng. Trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng, đề ra yêu cầu và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tham gia phát triển KTXH khu vực biên giới
Tây Bắc của Bộ đội Biên phòng trong thời gian tới. Những yêu cầu và giải pháp
nâng cao chất lượng tham gia phát triển KTXH khu vực biên giới Tây bắc của
Bộ đội Biên phòng cần được nghiên cứu vận dụng đối với đoàn KTQP, nhất là
trong hoạt động phối hợp công tác giữa hai lực lượng trong đia bàn khu KTQP.
Nguyễn Tiến Dũng (2013), Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa
phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn
hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính tri, Hà Nội [40]. Luận án nghiên cứu về
hoạt động của các đơn vi quân đội trên đia bàn Tây Nguyên trong tham gia xây
dựng cơ sở đia phương trong đó có hệ thống chính tri cơ sở. Tác giả đã xây dựng
hệ thống lý luận, đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt

động tham gia xây dựng hệ thống chính tri cơ sở đia phương vững mạnh của các
đơn vi quân đội đóng quân trên đia bàn Tây Nguyên. Trong các giải pháp được tác
giả đưa ra, vấn đề tham gia xây dựng hệ thống chính tri cơ sở của các đơn vi quân
đội là một nội dung, biện pháp được nhấn mạnh. Theo tác giả, đây là cơ sở để
củng cố, xây dựng các xã, phường, thi trấn trên đia bàn Tây Nguyên giàu về kinh
tế, vững mạnh về chính tri, vững chắc về quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội
trong sạch lành mạnh, luôn ổn đinh và phát triển bền vững.
Trần Trung Tín (2011), “Quân đội đẩy mạnh sản xuất tham gia phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 8 [125]. Trong bài viết, tác giả đã khẳng đinh sự cần thiết
phải gắn phát triển các khu kinh tế với tăng cường quốc phòng - an ninh nói
chung, tầm quan trọng của xây dựng các khu KTQP với nhiệm vụ bảo vệ biên


18
giới. Theo đó các khu KTQP cần tập trung ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân; tổ chức quy hoạch di dân, bố trí dân cư theo kế hoạch sản
xuất. Đồng thời các khu KTQP phải vừa trực tiếp sản xuất tập trung, làm dich
vụ cho đồng bào phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, vừa xây
dựng mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi để giúp dân chuyển từ sản xuất
tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Nguyễn Xuân Bách (2015), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở
chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ,
Học viện Chính tri, Hà Nội [1]. Tác giả đã phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận
và thực trạng về Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính tri - xã hội ở
khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam; chỉ rõ nguyên nhân và một số kinh nghiệm.
Trên cơ sở đó, đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu để BĐBP tham gia xây dựng
cơ sở chính tri - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam thời gian tới có hiệu
quả hơn. Tác giả đã chỉ ra nội dung tham gia xây dựng cơ sở chính tri khu vực

biên giới Tây Bắc của Bộ đội Biên phòng đó là: giúp đỡ nâng cao nhận thức chính
tri tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đia phương
các chủ trương, phương hướng lãnh đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; giới thiệu, đề xuất nhân sự cho các tổ chức; phát triển
đảng viên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức; giúp đỡ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ;
trực tiếp huấn luyện những kiến thức về quân sự, quốc phòng cần thiết và có thể
bồi dưỡng cả năng lực hoạt động phong trào cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán
bộ của các đoàn thể nhân dân.
1.1.3. Những công trình liên quan đến xây dựng khu kinh tế - quốc
phòng, vai trò của đoàn kinh tế - quốc phòng
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2006), Hiệu qủa Quân đội tham
gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng, Đề tài khoa
học cấp Bộ Quốc phòng [134]. Trong công trình này nhóm tác giả đã phân tích


19
luận giải vấn đề Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính tri - xã hội ở các khu
KTQP cả về tính chất, phạm vi, nội dung, hình thức, phương pháp và lực lượng
tham gia; đánh giá thực trạng hiệu quả Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính
tri - xã hội từ năm 2000 - 2005. Một trong những giải pháp nhóm tác giả đã đề
cập về vai trò của đoàn KTQP đó là xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vi
quân đội đứng chân trên đia bàn với cấp ủy, chính quyền đia phương trong xây
dựng cơ sở chính tri - xã hội ở các khu KTQP là rất quan trọng.
Quốc Toản - Mạnh Dũng (2010), “Kết hợp phát triển KTXH với tăng
cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân (số 11) [127]. Bài viết của các tác giả được đăng 2 số liên
tiếp trên tạp chí QPTD đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về kết quả sau 12 năm
xây dựng và phát triển khu KTQP khu vực biên giới đất liền và những vấn đề
đặt ra đối với mô hình khu KTQP trên biển, đảo. Quá trình thực hiện các
chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong khu KTQP đã góp phần quan trọng

vào thực hiện các mục tiêu chung về phát triển KTXH của từng đia phương và
cả nước, nhất là về bố trí lại dân cư và ổn đinh đời sống đồng bào các dân tộc,
xóa đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển sản xuất, tạo điều
kiện cho nhân dân các dân tộc được hưởng lợi từ các chương trình quốc gia về
y tế, văn hóa, nước sạch, vệ sinh môi trường, các công trình thủy lợi. Các đoàn
KTQP thực sự là chỗ dựa tin cậy cho nhân dân yên tâm làm ăn sinh sống trên
vành đai biên giới; lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước
được củng cố, “thế trận lòng dân” nơi biên cương của Tổ quốc được tăng
cường... đã tạo nền tảng cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với an
ninh nhân dân, biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.
Nguyễn Doãn Não (2011), “Khu KTQP Binh đoàn 16 kết hợp phát triển
kinh tế với bố trí lại dân cư, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trên đia bàn”, Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 11 [92]. Trong bài viết tác giả Nguyễn Doãn Não
đã khẳng đinh kết quả nổi bật của Binh đoàn 16 trong việc kết hợp phát triển


20
kinh tế với bố trí lại dân cư, tạo thế trận quốc phòng toàn dân. Bằng nhiều hình
thức sáng tạo, linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ với đảng ủy và chính quyền đia
phương nên hoạt động xây dựng và phát triển Khu KTQP Binh đoàn 16 nhất là
công tác ổn đinh dân cư đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, góp
phần củng cố tiềm lực QPAN đia bàn. Theo tác giả: tổ chức khai hoang, bố trí
đất sản xuất; giải quyết nguồn vốn; xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển dich vụ
khuyến nông, khuyến lâm là những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
công tác di dân đinh canh, đinh cư trong thời gian tới của đoàn KTQP.
Nguyễn Huy Tiến (2013), “Quân đội triển khai hiệu quả dự án nhân rộng
mô hình giảm nghèo tại các khu KTQP”, Tạp chí Kinh tế quốc phòng, số 1 [121].
Trong bài viết tác giả đã cho thấy dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các
khu KTQP đã tạo nên sự thay đổi tích cực đời sống KTXH của đồng bào vùng dự
án, thông qua những hoạt động thiết thực của các đoàn KTQP. Trên cơ sở đó, tác

giả đã khái quát những vấn đề có tính kinh nghiệm trong thực hiện dự án nhân
rộng mô hình giảm nghèo các khu KTQP trong những năm tới.
Nguyễn Huy Hiệu (2016), “Xây dựng khu KTQP, tăng cường QPAN
bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo tổ quốc”, Tạp chí Kinh tế Quốc phòng, số 4 [69]. Tác giả đã khẳng đinh vi trí, vai trò, tầm quan trọng
đặc biệt của các khu KTQP trong thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, hình thành thế bố trí chiến lược mới trên các đia bàn trọng
yếu...trong đó công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính tri, tổ
chức xây dựng kinh tế, ổn đinh dân cư dọc tuyến biên giới đã đạt được những
kết quả quan trọng bước đầu.
Để nâng cao hiệu quả kết hợp giữa phát triển KTXH với củng cố
QPAN trên tuyến biên giới, trong xây dựng các khu KTQP cần khảo sát đầy
đủ các yếu tố về điều kiện đia hình, khí hậu, thổ nhưỡng, dân cư, văn hóa, xã
hội, thực trạng kinh tế, truyền thống lich sử, yêu cầu QPAN cả trước mắt và
lâu dài để lập quy hoạch. Cần phải tiếp tục xác đinh mục tiêu, lựa chọn vi trí,


21
xác đinh quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, nội dung xây dựng trong từng
thời kỳ để huy động nguồn lực cả về lực lượng, đất đai, nguồn vốn.
Phạm văn Thùy (2016), “Trao đổi một số vấn đề về nâng cao hiệu quả
phát triển KTXH ở các khu KTQP”, Tạp chí Kinh tế - Quốc phòng, số 5
[119]. Trong bài viết tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả phát triển KTXH
của các khu KTQP hiện nay cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản
sau: xác đinh đúng mục tiêu và các chiến lược phát triển KTXH trên các đia
bàn trọng điểm; làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng xây dựng nguồn nhân lực;
phối hợp chặt chẽ với đia phương trong vấn đề đất đai, nguồn lực vốn, bố trí
dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện tốt các chính sách dân tộc; xây
dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các khu KTQP; tăng
cường củng cố QPAN và TTATXH trên các đia bàn chiến lược.
Võ Hồng Thắng (2017), “Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao hiệu quả

hoạt động của các khu kinh tế - quốc phòng”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
số 8 [118]. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra bức tranh toàn cảnh hoạt động xây
dựng và phát triển của 28 khu KTQP hiện nay (hết năm 2016, có 23 khu
KTQP đang thực hiện chuyển tiếp; 05 khu KTQP bắt đầu triển khai từ năm
2017) trên các đia bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, vùng kinh tế đặc
biệt khó khăn. Để đạt được kết quả trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp trong đó cần phát huy hơn nữa vai trò chức năng của các
đoàn KTQP như: chấn chỉnh tổ chức biên chế các đoàn KTQP phù hợp với
chức năng, yêu cầu nhiệm vụ, theo hướng giảm khâu trung gian, giảm tối
đa biên chế cơ quan để tăng cường quân số cho các đơn vi, đội sản xuất;
xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chuyên môn kỹ
thuật các cấp ở đoàn KTQP; đào tạo, tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu
số ở đia phương, trí thức trẻ tình nguyện; thực hiện đồng bộ việc xây dựng cơ
sở hạ tầng kết hợp với bố trí lại dân cư, phù hợp với phong tục, tập quán, văn
hóa của từng dân tộc; đồng thời, tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện bền vững, nhất là


22
giải quyết tốt vấn đề đất ở, đất sản xuất, phương thức xóa đói giảm nghèo,
giúp đồng bào ổn đinh cuộc sống, yên tâm đinh canh, đinh cư lâu dài trên
đia bàn chiến lược, biên giới, vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc; tổ chức lại mô
hình sản xuất tại các khu KTQP theo hướng: tập trung ưu tiên phát triển kinh
tế hộ gia đình; đẩy mạnh hình thức dich vụ hai đầu (cung cấp giống, vật tư
nông nghiệp, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật,…) giúp nhân
dân phát triển kinh tế, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo; nghiên cứu xây dựng
các mô hình hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, gắn với tăng cường quốc
phòng, an ninh trong vùng dự án; tổ chức lại hoạt động của các xí nghiệp sản
xuất - xây dựng - dich vụ.
Đặng Anh Dũng (2017), “Hiệu quả hoạt động kết hợp kinh tế với quốc
phòng của Binh đoàn 15 trên đia bàn chiến lược Tây Nguyên”, Tạp chí Quốc

phòng toàn dân số 8 [39]. Tác giả đã khái quát những kết quả quan trọng mà
Binh đoàn 15 đã đạt được trong những năm qua với các nội dung cơ bản: khơi
dậy tiềm năng kinh tế của vùng đất hoang hóa sau chiến tranh; tham gia xây
dựng hệ thống chính tri cơ sở; góp phần phát triển văn hóa, xã hội đia bàn đóng
quân; tăng cường củng cố QPAN đia bàn, đã khẳng đinh hiệu quả của một đơn
vi KTQP trên đia bàn chiến lược Tây Nguyên.
Hoàng Văn Sỹ (2019), “Binh đoàn 15 chủ động cơ cấu lại, nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 9 [110].
Trong bài viết tác giả đã đề cập đến quá trình triển khai đề án cơ cấu lại, nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của
Binh đoàn, thời gian tới. Theo nội dung của Đề án, Binh đoàn sẽ tổ chức triển
khai thu gọn lại các đơn vi đầu mối trực thuộc để tổ chức thành đoàn kinh tế quốc phòng, hoạt động trên đia bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Về phương án
xử lý tài chính, gắn với cơ cấu lại đất đai, đối với diện tích vườn cây trong nội
đia là các vi trí có giá tri về kinh tế, nhưng giá tri về quân sự, quốc phòng ít
hơn thì thực hiện chuyển nhượng để tạo nguồn thanh toán các khoản phải trả


23
và giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Đối với diện tích thuộc
các xã biên giới, thực hiện chuyển sang đoàn KTQP để giao lại cho nhân dân
và các hộ gia đình là người lao động của Binh đoàn tiếp tục tổ chức sản xuất,
phát triển kinh tế, bảo đảm việc làm và thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống, giữ vững ổn đinh chính tri trên đia bàn biên giới. Đồng thời, chuyển
giao cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thủy lợi, bệnh xá, trường học, một số
cơ sở chế biến…). Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đia phương, các
lực lượng trong việc chuyển mục đích sử dụng, chuyển giao, bàn giao; trọng
tâm là công tác giải quyết lấn chiếm, chống lấn chiếm đất quốc phòng. Quá
trình thực hiện phải thực thận trọng, tuân thủ quy đinh của pháp luật, lấy
tuyên truyền, vận động là chính, đảm bảo thu hồi đất và quản lý, sử dụng
đúng mục đích, tạo sự đồng thuận của nhân dân, không để các thế lực phản

động, cơ hội, chống đối chính tri lợi dụng kích động.
1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án
Một là, các công trình nghiên cứu đã phân tích làm rõ vấn đề kết hợp
phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, sự cần thiết của việc phát triển
KTXH trên các đia bàn chiến lược.
Mặc dù chưa đưa ra quan niệm, nội dung cụ thể về phát triển KTXH,
song nhiều công trình đã đề cập đến quan niệm, nội dung và phương thức kết
hợp giữa phát triển KTXH với củng cố quốc phòng trên các đia bàn chiến
lược. Về quan niệm, kết hợp kinh tế với quốc phòng trên các đia bàn chiến
lược, là sự gắn kết hai nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng trong một thể
thống nhất nhằm mục đích phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh ngay
trong cùng một quá trình, là toàn bộ sự kết hợp của các yếu tố cả về tự
nhiên, lich sử xã hội cũng như chính tri, kinh tế với quốc phòng có liên quan
đến sự ổn đinh trên các đia bàn chiến lược.


24
Nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng được các công trình đề cập chủ yếu
trên bình diện tổng thể nền kinh tế và trên các đia bàn chiến lược khác nhau.
Trên bình diện nền kinh tế, hướng phân tích tập trung vào vấn đề phát triển
các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dich vụ theo hướng lưỡng dụng.
Trên các đia bàn chiến lược, sự kết hợp được phản ánh trên một số nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, kết hợp kinh tế với quốc phòng phải phù hợp với đặc điểm, điều
kiện của từng đia bàn. Theo đó, việc kết hợp ở các đia bàn này cần căn cứ vào
yêu cầu QPAN để xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH
phù hợp nhằm tăng cường QPAN nhưng không coi nhẹ phát triển KTXH. Trong

đó việc kết hợp giữa các ngành nghề phải bảo đảm tính lưỡng dụng cao, để vừa
tham gia xóa đói giảm nghèo vừa tăng cường cơ sở vật chất xây dựng lực lượng,
thế trận QPAN và phát triển công nghiệp quốc phòng ở đia bàn chiến lược.
Thứ hai, kết hợp kinh tế với quốc phòng phải hướng vào mục tiêu cụ
thể mang tính cấp thiết và mục tiêu tổng quát mang tầm chiến lược, cơ bản
lâu dài của các đia bàn chiến lược.
Thứ ba, sự kết hợp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước, trong đó phải dành sự ưu tiên và có chính sách phù hợp với tính
chất đặc thù của đia bàn chiến lược, thậm chí phải có nghi quyết chuyên đề về
phát triển KTXH và củng cố QPAN ở các đia bàn quan trọng này.
Hai là, các công trình nghiên cứu đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn
vai trò của Quân đội, đoàn KTQP đối với nhiệm vụ phát triển KTXH.
Các công trình nghiên cứu khẳng đinh vấn đề Quân đội tham gia hoạt
động sản xuất, xây dựng kinh tế đã được đảng ta nhận thức từ rất sớm và xác
đinh, lao động sản xuất là chức năng, nhiệm vụ của Quân đội. Đoàn KTQP là
một trong những đơn vi quân đội đóng quân trên tuyến biên giới. Đây là lực
lượng quân đội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện dự
án xây dựng các khu KTQP trên các đia bàn đặc biệt khó khăn: miền núi,


25
vùng sâu, vùng xa... nhằm thực hiện mục tiêu: Phát triển KTXH vùng dự án
góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, kết hợp bảo đảm QPAN ở đia bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo
trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch của sản xuất và mục tiêu lâu dài
của QPAN, hình thành các cụm làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới, biển,
đảo trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn
đinh tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Việc thực hành tiết kiệm trong mọi
hoạt động của Quân đội cũng góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế

quốc dân. Mặt khác, Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một giải
pháp có hiệu quả, không những góp phần làm ra của cải vật chất cho xã hội, mà
còn góp phần giữ gìn và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao sức
mạnh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; tạo nguồn thu bổ sung cho ngân sách quốc
phòng, giải quyết một phần nhu cầu của Quân đội, cải thiện đời sống bộ đội;
Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã thực sự trở thành một nguồn
nội lực của đất nước để giải quyết những vấn đề khó khăn về KTXH, góp phần
vào việc điều chỉnh thế bố trí chiến lược bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tiềm lực
và thế trận QPAN trên các đia bàn chiến lược biên giới, vùng sâu, vùng xa và
trên các hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.
Ba là, các công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng các đơn vi
quân đội, đoàn KTQP thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH.
Các công trình đã đi sâu phân tích thực trạng các đơn vi quân đội, đoàn
KTQP thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH và củng cố quốc phòng trên đia
bàn chiến lược với các nội dung chủ yếu sau: xóa đói, giảm nghèo, xây dựng
kết cấu hạ tầng KTXH; xây dựng cơ sở chính tri - xã hội; ổn đinh dân cư; giữ
gìn ANCT đia bàn...
Nhìn chung các công trình đều thống nhất đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển KTXH theo đúng chủ trương của Đảng về kết hợp phát


26
triển KTXH với củng cố QPAN. Trên từng lĩnh vực cụ thể các công trình đã
phân tích những hạn chế bất cập, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của thành
tựu, hạn chế như: các vấn đề về cơ chế, chính sách; về quy hoạch, kế hoạch,
chiến lược thiếu đồng bộ; về tổ chức biên chế các đoàn KTQP cũng như công
tác phát triển nguồn nhân lực tại chỗ...tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá trên
từng lĩnh vực cụ thể so với chức năng nhiệm vụ của đoàn KTQP, mà chưa có
công trình nào nghiên cứu đánh giá tổng thể toàn diện về thực trạng vai trò
của đoàn KTQP trong phát triển KTXH.

Bốn là, các công trình nghiên cứu đã phân tích các giải pháp phát huy
vai trò của các đơn vi quân đội, đoàn KTQP trong phát triển KTXH.
Ở những hướng tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau, các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến những giải pháp cơ bản nhằm phát huy
vai trò của Quân đội, đoàn KTQP trên những đia bàn xác đinh, nhất là trong
xây dựng và phát triển các khu KTQP. Các giải pháp thường tập trung vào các
vấn đề: nâng cao nhận thức; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu
KTQP; công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ...những kết quả nghiên cứu
về vai trò của Quân đội, đoàn KTQP trong xây dựng và phát triển các khu
KTQP sẽ được kế thừa trong luận án ở phần xác đinh quan điểm và đề xuất
các giải pháp phát huy vai trò của các đoàn KTQP trong phát triển KTXH trên
các đia bàn chiến lược ở nước ta hiện nay.
Từ nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận án cho thấy: các
công trình nghiên cứu về đoàn KTQP phát triển KTXH trên các đia bàn chiến
lược chưa nhiều, nội dung nghiên cứu chưa sâu và chưa toàn diện. Các nghiên
cứu đó chủ yếu hướng vào những nội dung cụ thể của 1 trong 2 lĩnh vực cơ bản
(kinh tế và xã hội) như: xây dựng cơ sở chính tri xã hội; xây dựng kết cấu hạ
tầng KTXH; ổn đinh dân cư; tham gia giữ gìn ANCT và trên những đia bàn cụ
thể (Tây Bắc, Tây nguyên, Binh đoàn 15, 16, Quân khu 3...) mà chưa phân tích


×