Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại phường Thanh Trì – quận Hoàng Mai – Hà Nội giai đoạn năm 2016-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.34 KB, 19 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
GCN

Chữ viết đầy đủ
Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

TNMT

Tài nguyên Môi trường

CT

Chỉ thị

CP

Chính phủ

CV

Công Văn



Nghị định



Quyết định



TCĐC

Tổng Cục Địa Chính

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng chính phủ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐND


Hội đồng nhân dân

UBMTTQ

Uỷ ban mặt trận tổ quốc

ĐKĐĐ

Đăng kí đất đai


PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi sinh
sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa,
trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét văn hóa riêng
của từng quốc gia, từng dân tộc. Qua quá trình sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất,
con người đã tạo ra lương thực, thực phẩm, trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ
đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có. Vấn
đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày càng trở lên quan trọng. Vì vậy công tác quản lý
đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý chặt chẽ những biến
động cả về chủ sử dụng và bản thân đất đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai từ Nhà nước đã ban hành một loạt các văn
bản pháp luật về đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định : “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ”

Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai trong đó trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây thực
chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ,
chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm
chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua
việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là
cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả và khoa học.


Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
cùng với sự nhận thức ở trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất tại phường Thanh Trì – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội giai đoạn năm
2016 - 2017”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền trên đất.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Đề xuất phương pháp giải quyết khó khăn trong công tác cấp GCN trên địa bàn
phường Thanh Trì.
3. Yêu cầu
- Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách cấp GCN.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phảu có độ tin cậy, chính xác,
phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn phường .
- Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học để phân tích, đánh giá được các số liệu

đã thu thập dược một cách chính xác, trung thực và khách quan.
- Tiếp thu được toàn bộ công việc, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tiếp cận với thực tế công việc để học hỏi và rèn luyện.
- Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương
liên quan đến công tác cấp GCN


PHẦN II
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. LÝ LUẬN CHUNG
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là giấy chứng nhận do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để đảm bảo họ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân cũng là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước nhằm tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế xã hội, đồng nghĩa
với việc tăng cường thiết chế nhà nước trong quản lý đất đai.
Có thể nói quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai luôn là vấn đề quan tâm của
bất cứ một Nhà nước nào.
Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận rằng toàn bộ đất
đai trong phạm vi cả nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà
nước giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Đối với nước ta sau
ngày đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 cả nước cùng bắt tay vào xây dựng
CNXH. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, Hiến pháp cùng với văn bản pháp luật về
đất đai đã được ra đời cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Hiến pháp năm 1980 là hiến phấp đầu tiên ra đời sau ngày đất nước độc lập đã
quy định hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai, đó là hình thức sở hữu toàn dân.
Điều 19 của Hiến pháp đã quy định: “Đất đai, rừng núi sông hồ, hầm mỏ tài
nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa cùng các tài sản khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Để quản lý đất đai được thống nhất trong cả nước và đúng pháp luật. Khi chưa có

luật đất đai, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ quản lý đất đai.
Ngày 10/11/1980, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 229/TTG với nội
dung đo đạc, phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.


Từ đó có thể thấy rằng, cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp
GCNQSDĐ đựơc thể hiện thông qua những quy định trong hệ thống các văn bản pháp
luật về đất đai của nhà nước ta kể từ năm 1980.
Sau luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về giao đất,
cấp đất, cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. và
công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ là nội dung quan trọng
nhất trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Trên cơ sở đăng ký, cấp
GCNQSDĐ để từng bước thiết lập và hoàn chình hệ thống tài liệu, hồ sơ về đất đai.
Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành các văn bản sau:
Quyết định số 201/QĐ - ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất
hướng dẫn thi hành quyết định về cấp GCNQSDĐ.
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trong cả nước nhằm đáp
ứng cho yêu cầu phát triển KT – XH. Từ sau luật đất đai năm 1993, Chính phủ và
Tổng cục địa chính đã ban hành các văn bản luật sau:
Công văn số 1427/CV - ĐK ngày 13/10/1995 của Tổng cục địa chính hướng dẫn
xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp GCNQSDĐ
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và QSD Đ ở tại đô thị,
ngành địa chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được giao nhiệm vụ chủ trì phối
hợp với các ban, ngành có kiên quan và chính quyền các cấp triển khai thực hiện NĐ
60/CP trên địa bàn thành phố.
Và gần đây nhất Luật đất đai 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu
lực ngày 01/7/2004. Đây là văn bản có tính hiệu lực cao nhất ở nước ta hiện nay. Sau
luật đất đai 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 181 về hướng dẫn thi hành luật đất
đai.
Theo luật đất đai và những hướng dẫn thi hành luật đất đai thủ tục cấp

GCNQSDĐ (sổ đỏ) sẽ đơn giản hơn, rõ ràng hơn, thời gian ngắn hơn, gắn liền với
trách nhiệm của từng cơ quan thực hiện các thủ tục. Nghị định hướng dẫn thi hành luật


đất đai giao cho UBND cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm đất không có tranh
chấp nên người dân không phải tự làm. Trong trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ, cán bộ Nhà
nước không có quyền bắt dân phải đi làm bất cứ việc gì, ngoài việc dân phải đi nộp hồ
sơ. Các cơ quan nhà nước tự liên hệ với nhau để phục vụ dân trong việc cấp sổ đỏ.
Trong điều kiện không đủ điều kiện hoặc đủ điều kiện để cấp sổ đỏ thì phải có nghĩa
vụ thông báo cho dân biết.
Bộ Tài Chính cùng với bộ Tài Nguyên – Môi Trường sẽ xem xét cơ chế ghi nợ
các nghĩa vụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ
dân, khi số tiền sử dụng đất và các khoản thuế phải nộp vượt quá khả năng của hộ khi
làm sổ đỏ. Nghĩa vụ tài chính khi làm sổ đỏ gồm một hoặc một số loại: tiền sử dụng
đất, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, và có sự khác nhau trong từng
trường hợp đất cấp mới , đất hợp thức hoá, đất nhận chuyển nhượng, đất chuyển mục
đích sử dụng.
Như vậy cùng với quyết tâm xoá bỏ thủ tục rườm rà, việc xem xét đến cơ chế ghi
nợ nghĩa vụ tài chính là một bước tiến và nỗ lực khá lớn nhằm tách bạch giữa vấn đề
cấp sổ đỏ và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho dân.
Vai trò:
Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai,
cũng là cở sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ.
Giấy CNQSDĐ có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ
thể, như các quyết định về đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự
về đất đai.
Giấy CNQSDĐ không những buộc người dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài
chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi GCNQSDĐ còn
giúp xử lý vi phạm về đất đai.
Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh

thổ, kiểm soát được việc mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài
chính lớn hơn nữa.


GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển kinh tế
xã hội. giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất
của mình.
Ý nghĩa:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa thiết thực trong quản lý đất
đai của nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức và công dân.
Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp và thỏa thuận trên giao dịch dân sự về đất đai,
tạo tiền đề hình thành thị trường bất động sản công khai, lành mạnh tránh thao túng
hay đầu cơ trái phép bất động sản.
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai và giấy chứng nhận sử dụng đất
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm vi
lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộ đất đai,
thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầu của quản lý.
Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau: tên
chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích
sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong
quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý.
Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể, diện
tích, loại đất.
Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện tới từng thửa đất. Thửa đất chính là
đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý
của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần
hình thành và mở rộng thị trường bất động sản
Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách

tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này
hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó khăn do thiếu
thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn


chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự kết
hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của thị
trường này.
Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm
vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực
tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở quan
trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN đúng
thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác điều tra
đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thế,
kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức
cấp GCN.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông qua
việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất,
mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp
GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không
rõ ràng.
Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chính phủ
hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định quyên họp
pháp của người sử dụng đát khi đăng ký.
Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng và định giá
đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đát trước và sau khi đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở xác định trách nhiệm
của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ.

Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định đúng
đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh được tình
trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.


Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà
nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội
dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai
II. GIỚI THIỆU VỀ UBND PHƯỜNG THANH TRÌ, QUẬN HOÀNG
MAI
Phường Thanh Trì nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
có diện tích 385.25 ha. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm(sông Hồng là ranh giới); Tây
giáp quận Hai Bà Trưng; Nam giáp các phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam; Bắc giáp quận
Long Biên(sông Hồng là ranh giới). Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các
nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường phường Thanh Trì có nhiều tiềm năng cho
phát triển các ngành kinh tế - xã hội.
Địa hình phường Thanh Trì có một phần đất vùng bãi ven sông, có nguồn tài
nguyên đất đai khá phong phú nên khá thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao. Làng Thanh Trì xưa có nghề làm bánh cuốn nổi tiếng hiện còn
nhiều người làm và mở rộng thêm kinh doanh buôn bán.
. III. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Hệ thống văn bản
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật đất đai 2013;
Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Thành ủy Hà Nội. Thực hiện
Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định
một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng

đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa
bàn thành phố Hà Nội;
Thực hiện chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2016 của UBND TPHN về công tác
cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận
Hoàng Mai


Thực hiện Công văn số 700/UBND-TNMT ngày 31/3/2017 về việc chuyển mục
đích sử dụng đất từ đất vườn, ao liền kề với đất ở; đất vườn, ao liền kề với đất ở; đất
vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư; đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu
dân cư sang đất ở;
Thực hiện Công văn số 3380/UBND-TNMT ngày 22/11/2017 về việc báo cáo kết
quả giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Quận.
2. Hiện trạng công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Đảng ủy- HĐND- UBND phường Thanh Trì luôn coi trọng công tác đăng ký
đất đai và cấp GCNQSDĐ xác định công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất lần đầu là
một nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2017.
- Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Thành ủy Hà Nội, Đảng
Ủy phường Thanh Trì đã ban hành Nghị Quyết số 61-NQ/ĐU về việc “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, đăng ký đất đai trên địa bàn phường” đồng thời
tổ chức quán triệt Nghị Quyết 09-CT/TU của Thành ủy Hà Nội và Nghị quyết số 61NQ/ĐU của Đảng ủy phường đến từng chi bộ cơ sở để chỉ đạo thực hiện.
- Kế hoạch đăng kí đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Quận
tháng 5/2016 UBND phường đã xây dựng Kế hoạch 100/KH-UBND ngày 10/8/2016
về việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa
bàn phường năm 2016. Tổ chức triển khai kế hoạch đến các khu dân cư, tổ dân phố,
các khu tập thể để tuyên truyền cho nhân dân biết và thực hiện. Tính từ ngày
05/9/2016 đến ngày 07/11/2016 UBND phường đã ban hành 06 thông báo về việc
đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ lần đầu trên hệ thống loa truyền thanh , niêm yết

công khai tại các khu dân cư, tổ dân phố và gửi đến tận tay các hộ gia đình để thực
hiện.
- Ngày 15/02/2017 UBND phường tiếp tục xây dựng Kế hoạch số 32/KH-UBND
về việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, trên địa bàn
phường năm 2017 đồng thời ban hành 02 thông báo số 27 ngày 23/02/2017; thông báo
số 53 ngày 31/3/2017 về công tác đăng kí đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tổ chức triển khai đến từng khu dân cư, tổ dân phố, các khu tập thể để nhân dân


biết và thực hiện. Qua công tác rà soát, thống kê trên địa bàn phường Thanh Trì có
tổng số : 950 hồ sơ. Trong đó:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25 hồ sơ
Hồ sơ đăng ký đất đai 925 hồ sơ, trong đó 850 đã tổng hợp báo cáo UBND quận
Hoàng Mai và trình VP đăng ký đất đai HN – CN quận Hoàng Mai trước ngày
21/4/2017 và 75 hồ sơ phát sinh trình VP đăng ký đất đai trước ngày 30/6/2017.
Trong đó đã loại ra 70 hồ sơ đã được cấp GCN của 1 phần thửa đất.
* Đối với công tác đăng ký đất đai
Ngày 20/3/2017 UBND phường nộp 25 hồ sơ theo Công văn 91/UBND-ĐC
Ngày 20/3/2017 UBND phường nộp 47 hồ sơ theo Công văn 92/UBND-ĐC
Ngày 24/3/2017 UBND phường nộp 23 hồ sơ theo Công văn 100/UBND-ĐC
Ngày 30/3/2017 UBND phường nộp 114 hồ sơ theo Công văn 112/UBND-ĐC
Ngày 04/4/2017 UBND phường nộp 91 hồ sơ theo Công văn 118/UBND-ĐC
Ngày 10/4/2017 UBND phường nộp 89 hồ sơ theo Công văn 122/UBND-ĐC
Ngày 14/4/2017 UBND phường nộp 191 hồ sơ theo Công văn 127/UBND-ĐC
Ngày 18/4/2017 UBND phường nộp 50 hồ sơ theo Công văn 137/UBND-ĐC
Ngày 21/4/2017 UBND phường nộp 150 hồ sơ theo Công văn 140/UBND-ĐC
Ngày 24/5/2017 UBND phường nộp 59 hồ sơ theo Công văn 174/UBND-ĐC
Ngày 15/6/2017 UBND phường nộp 10 hồ sơ theo Công văn 198/UBND-ĐC
Ngày 30/6/2017 UBND phường nộp 06 hồ sơ theo Công văn 220/UBND-ĐC
Đến ngày 21/4/2017 UBND phường đã hoàn thành chỉ tiêu về đăng kí đất đai.

Sau khi hoàn thành chỉ tiêu UBND phường tiếp tục thông báo trên hệ thống loa truyền
thanh của phường, các khu dân cư, tổ dân phố để tiếp tục thực hiện các trường hợp
phát sinh trong dân sau ngày 21/4/2017 đã có 75 hồ sơ phát sinh do công dân nộp (các
trường hợp này là các trường hợp trong thời điểm thông báo không có nhà vì nhiều lý
do và các thửa đất không có chủ ở địa phương), UBND phường đã khẩn trương hoàn
thiện và nộp hồ sơ của 75 trường hợp đã phát sinh về văn phòng đăng kí đất nhà Hà


Nội Chi nhánh Hoàng Mai trước ngày 30/6/2017 để thực hiện thủ tục cấp giấy đăng kí
cho các hộ dân.
UBND phường đã nhận được 750 giấy chứng nhận đăng kí đất đai và trả cho
dân được 720 giấy đăng kí, còn lại 30 trường hợp đã gửi giấy mời nhưng vẫn chưa đến
nhận. Còn lại 105 giấy chứng nhận đăng kí đất đai văn phòng đăng kí đất nhà Hà Nội
Chi nhánh Hoàng Mai chưa chuyển về phường.
* Đối với công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu:
Qua công tác rà soát năm 2016 trên địa bàn phường Thanh Trì không có hồ sơ
nào đủ điều kiện cấp GCNQSD đất lần đầu. Tuy nhiên phòng Tài nguyên và Môi
trường quận đã áp dụng chỉ tiêu đối với phường Thanh Trì đến hết ngày 30/6/2017
phải hoàn thành 21 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất ở lần đầu
- Đến ngày 30 /6/2017 UBND phường đã hoàn thiện 22 hồ sơ xin cấp giấy Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường cấp
giấy cho các hộ dân theo qui định của pháp luật
- Đến ngày 30/8/2017, UBND phường đã trình phòng TNMT Quận 25 hồ sơ
cấp GCNQSD đất
Nguyên nhân của việc phát sinh 25 hồ sơ trên là do trước đây các hồ sơ này
chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất đến thời điểm năm 2016 lại đủ điều kiện cấp
giấy bởi những lý do sau:
+ 16 hồ sơ tại tập thể khoáng sản quý hiếm tại tổ 28 phường Thanh Trì trước
đây đang thực hiện việc thanh tra về đất đai chưa có kết luận cho nên chưa đủ điều
kiện cấp Giấy chững nhận quyền sử dụng đất. Năm 2016 có kết luận của Thanh tra đủ

kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân thì UBND phường
tiến hành hoàn thiện hồ sơ trình UBND Quận xét cấp cho các hộ.
+ 9 hồ sơ trước đây có các nguyên nhân : tranh chấp, chưa đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đã giải quyết xong đủ điều kiện cấp giấy,
chưa đủ điều kiện do tại Quyết định 37/2015/QĐ-UBND nay đủ điều kiện theo Quyết
định 12/2017/QĐ-UBND.
- Đến ngày 30/6/2016 UBND Quận đã cấp được 01GCNQSDĐ


- Đến hết ngày 31/8/2017 đã cấp được 04 GCNQSDĐ
Còn tồn 21 trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ
Nguyên nhân của tồn tại
- Khách quan:
- 16 hồ sơ thuộc khu tập thể Khoáng sản quý hiếm, UBND phường đã trình
UBND quận tuy nhiên hiện nay phòng TNMT Quận yêu cầu các hộ liên hệ viện QH để
xin chỉ giới QH và khôi phục mốc giới trước đây UBND Thành phố giao đất, đến nay
các hộ vẫn đang tiến hành công tác xin chỉ giới khi nào các hộ xin xong chỉ giới đường
đỏ và khôi phục các mốc sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục cấp GCNQSD đất cho các hộ.
- 05 trường hợp còn lại UBND phường đã trình phòng TNMT Quận, phòng
TNMT Quận đang thụ lý đến nay chưa có kết quả.
- Chủ quan:
Công chức địa chính luân chuyển về Phường từ tháng 12/2016 nên chưa cập nhật
đầy đủ hồ sơ địa chính và nắm rõ địa bàn Phường để quản lý.
Phương hướng giải pháp
- Để thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lần đầu cho các hộ dân, UBND phường xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của
các cấp về công tác quản lý đất đai, cấp QCN QSDĐ đến từng người dân để nắm rõ
thực hiện
- Thực hiện việc tô màu các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trên bản đồ

dể phát hiện các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ để thông báo cho
chủ sử dụng thực hiện việc kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
- Rà soát, phân loại các hồ sơ đã được cấp giấy đăng ký đối với quyết định số
12/2017/QĐ-UNND nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng
nhận
+ Rà soát, thống kê các thửa đất nông nghiệp xen kẹt trong các khu dân cư phù
hợp với quy hoạch đất ở hướng dẫn các bộ dân, hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định.
+ Rà soát các thửa đất lớn đã được cấp Giấy chứng nhận và chưa tách ra thành
nhiều thửa để phát hiện những thửa chưa được cấp giấy chứng nhận, hướng dẫn nhân
dân thực hiện việc để nghị cấp giấy chứng nhận theo qui định



PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét
Công tác cấp GCN là việc làm quan trọng, là chủ trương đúng đắn của Đảng –
Nhà nước và đã được các cấp chính quyền địa phương triển khai rộng khắp bước đầu
giúp ổn định trật tự trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng đất đai và nhà ở, góp
phần ổn định xã hội.
Đối với Nhà nước việc kê khai đăng ký nhà ở đất ở giúp các cơ quan quản lý
của Nhà nước bước đầu thiết lập được hồ sơ nhà đất làm cơ sở để quản lý chặt chẽ nhà
ở và đất ở, chống lấn chiếm vi phạm, giải quyết tranh chấp, quản lý được sự chuyển
dịch nhà đất tại đô thị. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Nhà nước thu đủ các khoản
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng nhà đất cho ngân sách ( thuế nhà đất, tiền sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất…).Với chử sử dụng
nhà đất, GCN bảo hộ quyền lợi hợp pháp của họ đối với tài sản là nhà, đất.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực
hiện, đề tài đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Phân tích rõ thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở trên địa phường Thanh Trì với những bước thủ tục tiến hành,
những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục hiện nay.
- Từ thực trạng công tác cấp GCN đề tài đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm khắc phục những hạn chế của công tác cấp giấy tại các cơ sở nghiên cứu nhằm
đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trên địa bàn phường Thanh Trì nói riêng và trên toàn
Thành phố nói chung.
2. Kiến nghị
Tuy đề tài chỉ là một mảng, một phần của dự án quy hoạch và quản lý sử dụng
đất. Nhưng kết quả nghiên cứu là căn cứ phù hợp để nghiên cứu sự phát triển kinh tế
xã hội và xây dựng phương án quy hoạch và quản lý sử dụng đất của phường Thanh
Trì
Trên cơ sở đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn phường Thanh Trì tôi xin có một số kiến nghị sau:


- Đề nghị UBND quận Hoàng Mai sớm có kết luận Thanh tra việc quản lý sử
dụng đất tại khu tập thể Sứ Thương Binh để UBND phường tổ chức hướng dẫn nhân
dân trong khu tập thể thực hiện việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định.
- Đối với các trường hợp không đủ điều kiện đăng ký đất đai ( các trường hợp
này đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng trong quá trình sử dụng đã lấn chiếm thêm
diện tích xung quanh liền kề với diện tích đã được cấp giấy này đề nghị kê khai diện
tích lấn chiếm ). Đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường , Văn phòng đăng kí
ĐKĐN có văn bản hướng dẫn phường thực hiện.
- Đề nghị UBND Quận có văn bản đôn đốc các công ty Đóng Tàu, Nội thương,
Mỏ địa chất , Trường Tân Trào và HTX Sứ Thương Binh tiến hành bàn giao diện tích
đất và nhà cho sở XD để tiến hành cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân theo quy định.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đất đai năm 1993 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 1993
2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 – Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia – năm 1998
3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001 – Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia – năm 2001
4. Luật Đất đai năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2003
5. Nghị định 181/2004/NĐ – CP – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2004
6. Nghị định 17/2006/NĐ – CP – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2006
7. Thông tư 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 – Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia – năm 2007
8. Thông tư 08/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 – Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia – năm 2007
9. Nghị định số 84/2007NĐ – CP ngày 25/05/2007 – Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia – năm 2007
10.

UBND phường Thanh Trì – Báo cáo kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2017

11. Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai 2013;


12.

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013;
13.


Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND

Thành phố thông qua danh mục các dự án thu hồi đất năm 2016; dự án chuyển mục
đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2016 thuộc thẩm quyền quyết
định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội;
14.

Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;


được thành lập và đi vào hoạt động từ



×