Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận Quản lý Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 23 trang )

Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

LỜI MỞ ĐẦU
Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và
xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Quá trình phát triển và hiện đại hóa các thành phố trên thế giới đã làm biến mất
nhiều di sản. Đây không chỉ là điều đáng tiếc đối với các thành phố, quốc gia có di sản
mà còn là sự tiếc nuối của toàn nhân loại. Quản lí di sản tổng thể trong phát triển đô thị
sẽ nâng cao đời sống đô thị cho các khu vực có giá trị lịch sử nhờ những đóng góp vào
nền kinh tế địa phương và bảo vệ những khu vực đó chứ không chỉ đưa chúng trở thành
những bảo tàng mở.
Những di sản bao gồm các ngôi nhà, di tích, khu phố, quần thể các công trình
xây dựng hay cảnh quan có giá trị nổi bật toàn cầu phản ánh quá trình phát triển của
một cộng đồng. Những di tích còn lại của quá khứ mang đến những câu chuyện lịch sử
sinh động, phong phú với giá trị giáo dục cao đối với người dân và những du khách, để
hiểu và trân trọng hơn sự phát triển và thay đổi trong cộng đồng.
Bài tiểu luận cuối khóa này sẽ giúp em nhận thức được khái quát tình hình thực
trạng về các di tích cũng như trong công tác quản lí Di sản văn hóa tại địa phương, về
những nỗ lực bảo tồn di sản đô thị, góp phần phát triển một nền kinh tế lành mạnh,
nâng cao niềm tự hào cộng đồng và bảo vệ các di sản về tương lai của các thế hệ sau
này.
Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em
kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn
thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em xin chân thành cảm ơn!
Qua bài tiểu luận này, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy, các cô


trong trường Cán Bộ thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nhiều điều kiện cho em học tập tốt,
cũng như lời tri ân đến các thầy, các cô đã dìu dắt em trong suốt những tháng học tập tại
trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Những khái niệm liên quan về công tác quản lý di sản văn hóa:
1.1.1 Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa
bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng,
giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện ... Cả hai khía
cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa:
Theo công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ngày 16/11/1972
những loại hình sau đây sẽ được coi như “là di sản văn hoá”:
Di tích kiến trúc: các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa
kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bi ký, các hang động
cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa
học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;
Nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà do
tính chất kiến trúc, tính chất đông nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan, xét theo
quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;

Các di chỉ: các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người
và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo quan điểm
lịch sử, thẩm mỹ dân tộc học hoặc nhân học là có giá trj nổi tiến toàn cầu.
1.1.3 Luật Di sản văn hóa:
Ngày 14/06/2001 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X đã thảo luận và thông qua
Luật di sản văn hóa. Đây là một công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của
con người trong lĩnh vực di sản văn hoá. Luật Di sản văn hoá gồm 7 chương, 79 điều.
Chương I qui định các điều khoản chung, chương VI qui định về khen thưởng và xử lý
vi phạm, chương VII qui định về các điều khoản thi hành, còn lại 4 chương của Luật là
những quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh
vực di sản văn hoá.
Về cơ bản, Luật Di sản văn hoá là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh việc
đổi mới các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam, thiết
thực góp phần triển khai thắng lợi những đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản
Trang 2


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Việt Nam về đổi mới đất nước nói chung, cùng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng. Những căn cứ pháp lý để xây dựng
luật và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc soạn thảo Dự án Luật là: Hiến pháp
1992, các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá, đặc biệt là Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá VIII).
Dự án Luật Di sản văn hoá được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của
Pháp lệnh năm 1984: "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng
cảnh" và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh là di sản văn hoá phi vật thể để phục
vụ và đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước. Bảo vệ di sản văn hoá trên cơ sở thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy di sản văn hoá dân tộc hướng cả vào di sản văn hoá vật thể và phi vật thể;
kiểm kê, sưu tầm vốn văn hoá truyền thống (bao gồm văn hoá bác học và văn hoá dân
gian) của người Việt và các đân tộc thiểu số; bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và các
danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống, trọng đãi những nghệ nhân
bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống...
Bảo vệ di sản văn hoá là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước được thể chế hoá và cụ thể hoá trong Luật sẽ góp phần thúc
đẩy quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Chính
sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà
nước, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin để thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ di sản văn hoá.
Đồng thời, Luật Di sản văn hoá còn góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho
việc đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng giao lưu
văn hoá với các nước trên thế giới.
Trước đây, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh chỉ bao gồm các di tích lịch sử, văn
hoá và thắng cảnh. Xuất phát từ nội dung của khái niệm văn hoá và di sản văn hoá theo
nghĩa rộng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật lần này bao gồm các di sản văn hoá vật
thể và các di sản văn hoá phi vật thể. Nội dung của Luật đưa thêm những quy định về
quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xây
dựng các bộ sưu tập và tổ chức quản lý các bảo tàng ở Việt Nam.
Theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, và đây cũng là một trong
những vấn đề mà Bộ Chính trị ( khoá VIII) đã đề nghị cần xác định rõ trong Luật, về
quyền sở hữu đối với di sản văn hoá, xuất phát từ nhận thức cho rằng di sản văn hoá là
một trong những tài sản đặc biệt, đồng thời, căn cứ vào những đặc thù của loại tài sản
này, những quy định của Luật Dân sự về 7 hình thức sở hữu phổ biến đã được vận dụng
để xác định những hình thức sở hữu cơ bản về di sản văn hoá là: sở hữu toàn dân, sở
hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác.Chính vì
vậy,vấn đề về sở hữu đối với di sản văn hoá của Luật này có nội dung như sau: "Nhà
nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các

hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức
Trang 3


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật. ( Điều 5 Luật Di sản văn
hoá).
Bên cạnh những quy định cụ thể nhằm đề cao trách nhiệm của nhà nước, Luật
còn xác định cụ thể sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương; quyền và
nghĩa vụ của công dân được xác định theo hướng tôn trọng sở hữu tư nhân, tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi công dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị các di
sản văn hoá.
Ngoài những quy định cụ thể về việc xếp hạng di tích, sưu tầm các di sản văn
hoá phi vật thể, thăm dò khai quật khảo cổ học, Luật cũng đồng thời quy định cụ thể về
công tác thanh tra, kiểm tra cùng mức độ khen thưởng , xử phạt trong lĩnh vực bảo tồn
các di sản văn hoá.
Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các hoạt động bảo
vệ và phát huy di sản văn hoá đã và đang thu hút được sự ủng hộ và tham gia tự nguyện
của các tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cho đến nay, nhân dân ở các
địa phương đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho việc tu bổ các di tích. Mặt khác, thông
qua các hoạt động hợp tác quốc tế dưới mọi hình thức, cùng với việc tranh thủ kinh
nghiệm quốc tế về khoa học- công nghệ tiên tiến, chúng ta còn nhận được sự ủng hộ về
tài chính và thiết bị kỹ thuật. Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay, Luật Di sản văn hoá cũng đồng thời có những quy định cụ thể , tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị các
di sản văn hoá, như việc cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài, việc nghiên
cứu, sưu tầm các di sản văn hoá của người nước ngoài ở Việt Nam và đặc biệt là việc

hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Trong khía cạnh hành chính công, việc quản lí di sản phụ thuộc vào vai trò lãnh
đạo tốt. Hơn thế nữa, việc hiểu biết đủ về những cơ chế đang được vận hành có tác
dụng như những động lực cũng như ngăn ngừa là hết sức cần thiết để có thể thành công.
Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản là một cơ sở cốt lõi trong việc quản lí các di
sản. Để những điều luật này trở nên có hiệu quả và được thi hành một cách nghiêm
nghặt, việc bảo tồn di sản phải thiết lập sự ưu tiên về kinh tế và xã hội.
Luật Di sản (Điều 54, 55, 56) bao gồm những nội dung chính về việc quản lí
Nhà nước về di sản văn hóa. Những trách nhiệm cụ thể của các ban ngành phụ thuộc
vào mức độ quan trọng được phân công đối với mỗi khía cạnh của di sản vật thể và phi
vật thể:
- Trình bày rõ ràng và hướng dẫn thực hiện đầy đủ những chiến lược, kế hoạch
và những chính sách về việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa.
-

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về di sản văn hóa.

- Tổ chức và đưa ra chỉ dẫn cho các hoạt động bảo tồn và phát huy những giá
trị di sản văn hóa; Phổ biến các điều luật và quy định về di sản văn hóa.
Trang 4


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

- Tổ chức và quản lí việc nghiên cứu khoa học và những hoạt động đào tạo về
di sản văn hóa.
-


Huy động và tận dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy các di sản văn

hóa.
- Khen thưởng những người có đóng góp đối với sự nghiệp bảo tồn và phát
huy di sản.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản
văn hóa.
- Giám sát các hoạt động liên quan đến di sản và truy tố những hành vi vi
phạm pháp luật về di sản văn hóa.

1.2 Đặc điểm, vai trò, nguyên tắc trong công tác quản lý di sản văn hóa:
1.2.1 Đặc điểm, vai trò của việc quản lý và bảo tồn di sản:
Quản lý Nhà nước (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn
hóa; Các Bộ có liên quan):


- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Xếp hạng di tích quốc gia;
- Phê duyệt, thẩm định dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo
thẩm quyền;
- Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, hoạt
động nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật;
tổ chức thanh tra kiểm tra các hoạt động có liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa
Quản lý địa phương (UBND tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường
quản lý về mặt hành chính; các Sở, Phòng nghiệp vụ))



- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phát huy giá trị di sản
văn hoá ở địa phương;
- Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong
phạm vi địa phương
- Quyết định xếp hạng và huỷ bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh
- Phê duyệt các dự án đầu tư bảo tồn, trùng tu di tích
Trang 5


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản
- Đối với cấp huyện, xã, ban quản lý di tích: đề nghị cơ quan có thẩm quyền
xếp hạng di tích, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo vệ, tu bổ và phát huy giá
trị di tích trong địa phương. Ngăn chặn và xử lý các vi phạm di tích.
Các cơ quan chuyên môn (Viện Bảo tồn di tích, Các trường đại học,
Viện nghiên cứu...)


- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu ứng dụng về di sản và kỹ thuật, công nghệ bảo tồn, trùng tu di tích;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, lập dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích
- Tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành cơ chế,
chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch.
- Đào tạo nhân lực, phổ biến kiến thức, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công
nghệ bảo tồn trùng tu di tích.
1.2.2 Nguyên tắc của công ước du lịch văn hóa:
Nguyên tắc 1: Vì du lịch nội địa và quốc tế là một trong những phương tiện tốt

nhất để trao đổi văn hoá nên việc bảo vệ cần phải tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có
trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng chủ nhà và các khách tham quan tham
gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hoá của cộng đồng đó.
Nguyên tắc 2: Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động
và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho
hôm nay vì các thế hệ mai sau.
Nguyên tắc 3: Lên kế hoach Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản phải bảo
đảm cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú.
Nguyên tắc 4: Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia
vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch.
Nguyên tắc 5: Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
Nguyên tắc 6: Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc
trưng của di sản thiên nhiên và văn hoá.
1.3 Một số văn bản pháp lý:

-

Luật Di sản văn hóa do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001.

-

Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá .
Trang 6


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa


-

Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/20001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

-

Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 6/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

-

Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ngày 16/11/1972.

-

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 17/10/2003.

Trang 7


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT
LƯỢNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA TẠI
THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Đặc điểm, tình hình về công tác quản lý di sản văn hóa tại thành phố Hồ
Chí Minh:
Đến nay, toàn thành phố có 124 công trình, địa điểm được xếp hạng trong đó có
54 di tích quốc gia, 1 di tích quốc gia đặc biệt (Dinh Độc Lập) và 70 di tích cấp thành
phố. Một số công trình di tích được tu bổ đến nay đã cơ bản hoàn thành như lăng Võ
Tánh, lăng Lê Văn Duyệt và còn 9 công trình tu bổ khác do quận huyện thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra việc thi hành những quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ di
tích cũng như liên hệ chặt chẽ với đơn vị, địa phương để giải quyết kịp thời các vướng
mắc, tồn tại có liên quan đến công tác quản lý di tích trên địa bàn thành phô, góp phần
đưa hệ thống di tích trên địa bàn thành phố không ngừng được phát huy giá trị và thu
hút khách tham quan.
Về khối bảo tàng trong năm qua cũng có nhiều tiến triển rõ rệt. Các bảo tàng đã
tổ chức và phối hợp với các địa phương ban tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm
chuyên đề có ý nghĩa giáo dục, thu hút đông đảo khách tham quan. Trong năm 2009,
các bảo tàng thực hiện 130 cuộc trưng bày triễn lãm, trong đó có 87 cuộc trưng bày,
triển lãm lưu động (tăng 16% so với năm 2008). Song song đó, các bảo tàng đã có
nhiều cố gắng trong công tác nghiên cứu sưu tầm, tổng số hiện vật, tài liệu, hình ảnh
các bảo tàng tiếp nhận trong năm 2009 là 6.951 hiện vật, tài liệu. Trong đó, đáng chú ý
là sưu tầm được 3.112 hiện vật gốc.
Đã hoàn thành cơ bản dự án mở rộng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, 02 phòng
trưng bày mẫu của dự án “Văn hóa Óc Eo” và “Văn hóa Chămpa” tại Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam để đưa vào phục vụ công tác chuyên môn và khách tham quan. Bên cạnh đó,
các dự án mở rộng của các bảo tàng thuộc Sở còn lại đang được khẩn trương triển khai
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa công tác bảo tàng hiện nay. Trong cả năm 2009, có
2.101.535 lượt khách tham quan bảo tàng, trong đó khách nước ngoài là 519.630 lượt
giảm 3% so với năm 2008 do ảnh hưởng tình hình kinh tế suy thoái và dịch cúm H1N1.
Công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể cũng đã được quan tâm hơn: Sở đã tổ
chức nói chuyện chuyên đề về Luật Di sản Văn hóa sửa đổi và công tác quản lý di sản
văn hóa phi vật thể cho đội ngũ cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa 24

quận, huyện do Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trình bày. Tổ chức lớp tập huấn (5
ngày) về quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa, cách thức lập và xét duyệt hồ sơ di
tích cho cán bộ quản lý di tích thuộc phòng văn hóa thông tin và trung tâm văn hóa 24
quận, huyện và đại diện ban quản lý, ban quý tế, ban trị sự 124 di tích trên địa bàn
thành phố. Phối hợp với trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh triển khai
công tác điều tra văn hóa phi vật thể theo chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Trang 8


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Ngoài ra, Sở tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý di sản văn hóa ở quận,
huyện và các bảo tàng đi học tập kinh nghiệm quản lý ở các đơn vị bạn và đề xuất Ủy
ban nhân dân thành phố xem xét, có chính sách hỗ trợ cho các Nghệ nhân dân gian
nhằm động viên và tạo điều kiện cho các nghệ nhân trong việc truyền dạy, bảo tồn các
loại hình nghệ thuật truyền thống.
Đặc biệt, nét mới trong năm 2009 là tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố
ra quyết định thành lập Hội Cổ vật thành phố ngày 09/09/2009. Và trong năm 2010, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố cũng đã thành lập Hội Di sản vào tháng 10 năm
2010.

2.2 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý Di sản Văn hóa tại thành
phố Hồ Chí Minh:
Với mục tiêu làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, Sở
đã phối hợp với các đơn bị quận, huyện trong việc hướng dẫn hoạt động, quản lý các di
tích trên địa bàn thành phố theo Luật Di sản Văn hóa và lập hồ sơ xếp hạng di tích. Qua
đó công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đã
có những chuyển biến khởi sắc, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước nên không phát

sinh tình trường hợp xâm hại khu vực bảo vệ các di tích đã được xếp hạng. Đến nay,
toàn thành phố đã có 124 công trình, địa điểm cần tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, lập hồ
sơ đề nghị sếp hạng di tích, tất cả các di tích kiến trúc nghệ thuật đã xếp hạng không bị
phá vỡ do quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Các di tích bị xuống cấp
(lăng Võ Tánh, lăng Lê Văn Duyệt, đình Nam Chơn, địa đạo Phú Thọ Hòa, đình An
Phú, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn…) đã được đề xuất các dự án tu bổ, tôn tạo;
trong đó, có 4 công trình đã hoàn thành gồm di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Nam
Chơn, lăng Võ Tánh, lăng Lê Văn Duyệt.
Các đơn vị sự nghiệp bảo tàng đã có nhiều sáng tạo trong hoạt động trưng bày,
phố hợp với công tác xã hội hóa tăng cường đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng bảo
quản hiện vật, tạo mối quan hệ khắng khít giữa các tổ chức, bảo tàng trong và ngoài
nước. Công tác sưu tầm ngày càng đi vào chiều sâu. Công tác bảo quản và phục chế
hiện vật ngày càng được quan tâm, chuyên môn hóa, từng bước nâng cao hiệu quả và
đã đi vào nề nếp. Số lượt khách tham quan bảo tàng từ năm 2006 đến 2008 phát triển
tốt. Riêng cuối năm 2008 và năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và dịch cúm
H1N1 nên số lượng khách tham quan bảo tàng (nhất là khách nước ngoài) không như
năm trước. Trong cả năm 2009, có 2.101.535 lượt khách tham quan bảo tàng(giảm 3%
so với năm 2008), trong đó khách nước ngoài là 519.630 lượt (chỉ đạt 87% so với năm
2008).

2.3 Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân rút ra được trong công tác
quản lý di sản văn hóa:
2.3.1 Thuận lợi:
Trang 9


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa


Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quá trình hình thành và phát triển hơn 300
năm, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố là bức tranh mang đậm dấu ấn
về bằng chứng vật chất và tinh thần phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa của thành
phố trong quá trình khai phá, xây dựng, đấu tranh của nhiều thế hệ cư dân ở vùng đất
này trong diễn trình lịch sử. Các di sản kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh là những
công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đó là những dấu ấn của quá
trình hình thành và phát triển đô thị của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố
Hồ Chí Minh đang trong quá trình chỉnh trang đô thị để thành phố trở nên văn minh,
hiện đại.
Công tác điều tra phân loại di tích nhằm qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di
tích trên địa bàn thành phố, trong đó có những di tích lịch sử ở thành phố, đến nay cơ
bản hoàn thành để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch Tổng thể bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
Nhiều địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử khá tiêu biểu ở thành phố, nhưng không
còn giữ được nguyên trạng hoặc khó khăn trong việc phục hồi và lập hồ sơ xếp hạng di
tích, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành dựng bia hoặc tượng đài. Các địa phương như
phường, xã được phong tặng danh hiệu anh hùng cũng chọn những nơi diễn ra sự kiện
lịch sử tiêu biểu để dựng bia lịch sử nhằm ghi dấu di sản cách mạng. Đến nay toàn
thành phố đã có gần 100 bia lịch sử đã được dựng.
Hoạt động tu bổ, tôn tạo, phục dựng các di tích lịch sử cách mạng là việc làm hết
sức có ý nghĩa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa và các
cấp, ngành ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm và ưu tiên tu bổ trong suốt quá trình từ
trước đến nay. Chẳng hạn như: nơi đồng chí Nguyễn Tất Thành ở trước khi ra đi tìm
đường cứu nước - số 5 Châu Văn Liêm phường 14 quận 5; Khu Trại giam bệnh viện
Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú hy sinh - số 190 Bến Hàm Tử, phường 19, quận 5;
Địa đạo Phú Thọ Hòa quận Tân Phú; Địa đạo Củ Chi huyện Củ Chi; Bót Dây Thép
quận 9; Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ Quốc đoàn - phường 9 quận 10; Hầm bí mật in
tài liệu Ban Tuyên huấn Hoa Vận thời kỳ chống Mỹ cứu nước - phường 1, quận 6…
Như chúng ta biết, di tích lịch sử cách mạng của cả nước nói chung và di tích
lịch sử cách mạng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản vô giá của quốc gia,

dân tộc, bởi những di tích lịch sử cách mạng được hình thành trong quá trình đấu tranh
cách mạng đầy gian khổ, hy sinh của đồng bào đồng chí, và các tầng lớp nhân dân yêu
nước. Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong
việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi
trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy. Mặt
khác các di tích lịch sử cách mạng với tư cách là những tư liệu sống minh chứng cho
tính chính nghĩa, vì mục đích cao cả của con người Việt Nam trong đấu tranh cách
mạng nhằm thức tỉnh lương tri của những người yêu hòa bình và tiến bộ trên thế giới
đồng cảm một cách sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta thời kỳ đã qua và
công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sau chiến tranh.
Trang 10


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Một trong những thành tựu nổi bật của các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hoá trong những năm qua là việc thực hiện có hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục và thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy
di sản văn hoá trong cả nước. Việc phối hợp với cơ quan báo chí phát thanh, truyền hình
ở Trung ương và địa phương nhằm tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích lịch sử
và văn hoá được đẩy mạnh. Việc giáo dục truyền thống cách mạng trên cơ sở các tài
liệu, di vật lịch sử được đổi mới, đã và đang có những đóng góp không thể phủ nhận
vào công tác tư tưởng của các Đảng bộ cơ sở. Mười năm qua, chỉ riêng di tích và chi
nhánh của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón và phục vụ được 35 triệu lượt khách tham
quan trong và ngoài nước.
Các di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến dưới dạng các tư liệu, hiện vật được bảo
quản và trưng bày tại một số bảo tàng ở thành phố, ở di tích phục vụ đông đảo khách
tham quan trong nước và nước ngoài đã phát huy tác dụng tốt và trở thành minh chứng

lịch sử cho muôn thuở.
2.3.2 Khó khăn:
Di sản ở các khu vực đô thị đang chịu sức ép lớn từ sự phát triển, vừa xuống cấp
vừa bị xâm hại, và có nguy cơ biến mất. Trong khi đó, không phải di sản nào cũng được
công nhận giá trị xác đáng. Những thách thức đối với di sản đô thị ở Việt Nam được xác
định như sau:
Tỉ lệ đô thị hóa ước tính là 30% và sự tăng trưởng dân số đang đặt nhiều áp lực
hơn nữa lên những thành phố di sản như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
Huế, nơi những công trình xây dựng đang mọc lên như nấm, nơi các ngôi nhà cũ kĩ
đang dần bị phá bỏ, nơi ồn ào từng giờ tiếng còi ô tô xe máy, lấn át đi quang cảnh sống
của các khu dân cư và những con đường lá phủ đầy. Những khách sạn được xây dựng,
những ngôi nhà được cải tạo mới trong thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống
cũng như nhu cầu ngày càng tăng cao của du lịch đang phá hủy dần những nét đặc
trưng của thành phố. Bên cạnh đó những nhận thức hạn chế về đóng góp cộng đồng và
giáo dục chưa đầy đủ về bảo tồn di sản cũng là một thách thức lớn.
Bảo tồn di sản đô thị không phải là giữ nguyên các công trình và ngừng các hoạt
động của khu vực dân cư để biến thành bảo tàng, mà ngược lại có thể là một động thái
đa mục tiêu như nỗ lực tôn tạo, tái sử dụng và phát triển đồng thời bảo tồn những giá trị
văn hóa của di sản, đảm bảo khu vực di sản hòa hợp với nhu cầu của dân cư và các hoạt
động kinh tế. Bảo tồn di sản được coi là hiệu quả khi đề cập đến thực tế phát triển kinh
tế của khu vực và có khả năng cải thiện tình hình xã hội và kinh tế khu vực, nâng cao
niềm tự hào và sự hài lòng của người dân. Tương tự, di sản văn hóa phi vật thể có thể
vừa được bảo tồn và phát huy nếu được tạo điều kiện phát triển cần thiết. Di sản văn
hóa không chỉ mang lại lợi ích cho khách du lịch, cho những người cao tuổi trân trọng
giá trị lịch sử mà còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa trong tương lai. Cũng chính bởi
vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ về di sản văn hóa, qua đó nhận thức về việc bảo tồn là một
Trang 11


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011


Tiểu luận cuối khóa

trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà quy hoạch và quản lí đô thị để đẩy mạnh hơn
nữa cơ sở xã hội của thành phố.
TP.HCM hiện nay đang trong thời kỳ đô thị hóa, kéo theo đó là các di tích văn
hóa đang bị bỏ lại sau lưng sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Nhiều di tích tại
TP.HCM có nguy cơ biến mất, hay bị lãng quên cùng trào lưu “bê tông hóa”.
Đình An Phú (Q.2) được xây dựng vào khoảng năm 1818, đình thờ thần Hoàng
Bửu Cảnh, hiện còn bảo tồn nhiều nét cổ kính, thể hiện tín ngưỡng dân gian của làng
An Phú xưa. Nơi này còn là cơ sở cách mạng suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp
và Mỹ. Vì nằm trong khu vực Dự án 131ha An Phú - An Khánh, nên các công trình,
đường, chung cư được nâng lên. Đình bị lọt thỏm so với cao trình mặt đường các dự án.
Vào mùa mưa, đình ngập gần 1m; các trụ đỡ ngả nghiêng bởi trước kia khi đình chưa
được công nhận là di tích cấp TP thì người dân sửa tạm bợ nay cũng “quá hạn sử dụng”.
Còn mái đình thì hàng ngói xiên xẹo, cột và các bờ tường bị nứt không còn gắn kết với
nền móng. Vào bên trong mọi thứ đều được kê cao cách nền nhà gần 1 mét để chống
ngập, dấu mực nước dâng lên hơn nửa mét so với nền đình còn in đậm vào bờ tường.
Nếu không có biện pháp khắc phục đình sẽ có nguy cơ biến mất trong nay mai.
Ngôi chùa nhiều tuổi nhất thành phố hiện nay là chùa Giác Viên, nằm trên đường
Lạc Long Quân (P.3, Q.11) được xây dựng từ năm 1850 được Nhà nước công nhận là di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (năm 1993). Chùa có 153 pho tượng, chủ yếu là
tượng gỗ được tạc từ thế kỷ thứ 19 và gần 60 bao lam lớn nhỏ chạm khắc, vừa mang giá
trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo vừa ẩn chứa những giá trị văn hóa dân gian. Thế nhưng
tất cả những di tích đó đang có nguy cơ sụp đổ, đang dần hoang phế, bị xâm hại nghiêm
trọng, nhiều đối tượng ngoại đạo đang trú ngụ, vụ lợi khiến chùa trở nên bát nháo. Hiện
toàn bộ khu nhà trù của chùa Giác Viên đang chìm chân trong nước, cột nhà bị đổ đang
phải chống tạm. Phần mái có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Sau những trận mưa lớn,
nước có thể ngập lên tới chánh điện.
Cũng trong tình trạng trên, nhà của cụ Vương Hồng Sển tọa lạc tại số 9/1

Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh nay xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ phần kèo
nối với các cột cái chống đỡ mái ngói đã bị mối ăn ruỗng hết bên trong. Cây đòn dông
của ngôi nhà đã gãy đổ hoàn toàn. Một số chân cột cái có dấu hiệu bị mối ăn từ bên
trong, có nguy cơ bị sụp đổ. Mặc dù ngôi nhà này nay đã thuộc về sở hữu của Nhà
nước, đang được Sở VH-TT và DL lập dự án trùng tu, nhưng nếu việc chuẩn bị trùng tu
này còn kéo dài thì nguy cơ sụp đổ là không tránh khỏi.
Chùa Phụng Sơn đường 3 Tháng 2 Quận 11 được xây dựng từ đầu thế kỷ 19.
Phần mái bên phải chánh điện bị dột nước, nhà chùa phải dùng thau hứng nước mỗi khi
trời mưa. Toàn bộ phần rui mè chống đỡ mái ngói đã mục nát. Nguy hiểm hơn là phần
mái khu nhà Đông lang, một số cây kèo đang oằn xuống, rất đáng lo cho các vị chư
tăng đang sinh hoạt tại đó...

Trang 12


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Những nhà cổ ở TP.HCM có giá trị kiến trúc và văn hóa cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20, với kết cấu đa phần bằng gỗ quý, ngói, gạch vữa, có bài trí thờ cúng, không gian
sinh hoạt, sân vườn. Căn cứ theo tiêu chí nhà cổ thì tất cả đều đạt giá trị để công nhận di
tích cấp thành phố. So với nhà cổ ở Bắc Ninh, Đồng Nai, nhà vườn ở Huế, miền Trung,
thì nhà cổ ở TP.HCM mang dáng dấp phương Nam với kiến trúc không rườm rà, thanh
thoát nhẹ nhàng, nhưng vẫn thể hiện đường nét kiến trúc truyền thống tinh xảo. Việc bài
trí thờ cúng, không gian sinh hoạt rộng rãi, khuôn viên sân vườn khoáng đãng nhưng lại
thật ấm cúng. Tuy nhiên năm tháng qua đi, các nhà cổ đang đứng trước nguy cơ biến
mất...
Với số lượng các di tích ở TPHCM hiện nay, nếu chúng ta biết phát huy đầy đủ
giá trị các di tích thì chẳng những giúp cho thế hệ trẻ hôm nay biết về lịch sử Việt, văn

hóa Việt mà còn góp phần tạo ra những sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu của du
khách nước ngoài. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy, ngoài một số di tích phát huy
được hiệu quả thì chúng ta đang lãng phí, chưa khai thác, phát huy hết giá trị của khá
nhiều di tích.
Khi các bảo tàng ra đời đều được xác định có hai chức năng là nghiên cứu và
giáo dục khoa học, sau đó được bổ sung thêm chức năng phục vụ nhu cầu giải trí và
thưởng thức của công chúng để mở rộng phạm vi hoạt động của bảo tàng. Nhưng điều
quan trọng nhất của bảo tàng vẫn phải là giáo dục, phải làm một cách không chính thức
tạo ra cơ hội cho công chúng được học tập suốt đời. Tuy nhiên, hầu hết các bảo tàng ở
Việt Nam thực hiện chức năng này đều rất khó khăn. Một số các bảo tàng khác cũng có
chức năng này nhưng chỉ là theo các chương trình kỉ niệm, sự kiện chứ không phải giáo
dục xuất phát từ chức năng, sưu tập của bảo tàng mà đưa ra, đặc biệt lại không gắn kết
được mạng quan hệ với các trường học để dùng bảo tàng như một địa chỉ cho công tác
giáo dục.
Một thách thức nữa với các bảo tàng chính là mới chỉ thiên về quá khứ. Bảo tàng
đâu chỉ có quá khứ, bảo tàng ngày nay phải là thiết chế tạo ra các sợi dây, các mạch gắn
kết quá khứ với hiện tại. Chúng ta có sưu tập, nói câu chuyện của quá khứ đấy nhưng
chúng ta phải giải quyết dược vấn đề mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt các vấn đề nóng,
trọng tâm của xã hội như đói nghèo, môi trường, tệ nạn xã hội…. Phải làm thế nào để
dù đó là bảo tàng cổ vật hay bảo tàng địa phương cũng phải gắn được những câu
chuyện ấy. Quốc tế họ đã làm rất tốt, sáng tạo nhưng ở ta mới chỉ đang chập chững,
thậm chí khiên cưỡng và vụng về.
Thêm nữa, các dịch vụ ở bảo tàng của ta hiện nay rất yếu. Không thể tìm ra nổi
một sản phẩm lưu niệm để mang về khi đi thăm bảo tàng bởi nó không có đặc trưng.
Các shop của bảo tàng hiện nay đang bán hàng chợ, bảo tàng nào cũng giống nhau. Các
bảo tàng chưa biết phát huy thế mạnh văn hóa để từ đó tạo ra những sản phẩn lưu niệm
đặc trưng. Ngoài ra, các dịch vụ khác lại được vận dụng, thậm chí vận dụng một cách
sai lệch như kinh doanh đám cưới, hoặc làm những dịch vụ không để phục vụ công
chúng trực tiếp của bảo tàng. Cuối cùng là cơ sở hoạt động của bảo tàng hiện rất yếu.
Bãi gửi xe không có, rồi đường đi lối lại không có chỉ dẫn rành mạch, khoa học, khách

Trang 13


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

tham quan bảo tàng như vào lò nung,… Các thông tin cụ thể về hiện vật trưng bày cũng
thiếu hoặc không viết chuyên nghiệp khiến du khách không thích thú…
2.3.3 Nguyên nhân:
Những năm gần đây, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc giữ gìn, chống
xuống cấp các di tích. Nhờ vậy, diện mạo một số di tích có phần khởi sắc hơn, mang lại
hiệu quả văn hóa - xã hội - du lịch như: địa đạo Củ Chi, Hội trường Thống Nhất (quận
1), chùa Giác Lâm (Tân Bình); lễ hội Nghinh Ông tại khu vực Lăng Ông Thủy Tướng
(Cần Giờ); lễ Kỳ yên tại đình Phú Nhuận, Chí Hòa (quận 10)…
Tuy nhiên, vẫn còn hàng chục di tích cấp quốc gia, cấp thành phố cần trùng tu tôn tạo, đặc biệt đối với các di tích bị lấn chiếm, xây dựng trái phép và di tích đã được
khai thác nhưng môi trường xã hội vẫn lộn xộn… Thực tế cho thấy, từ năm 2000 đến
nay, TP.HCM chỉ “rót” ngân sách để thực hiện tu sửa các di tích như: Ngã Ba Giòng
(Hóc Môn), địa đạo Bến Dược (Củ Chi), căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ) và khu di tích dân
công hỏa tuyến Vĩnh Lộc (Bình Chánh), khu tưởng niệm các Vua Hùng - công viên lịch
sử – văn hóa dân tộc (Q.9). Còn các dự án được khoanh vùng để trùng tu - tôn tạo như:
chùa Phụng Sơn (đường 3/2, Q.11) với kinh phí hơn 100 tỷ đồng; chùa Giác Viên
(Q.11), lăng Ông Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh)… đã có kế hoạch từ năm 2002 nhưng đến
nay vẫn còn vướng khâu giải tỏa hoặc chưa giải ngân được… Trước thực trạng chung
này, một số ban quản lý các di tích như: Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Lê Châu
(Q.5); tịnh xá Ngọc Phương (Gò Vấp), lăng Ông Bà Chiểu (Bình Thạnh) đã tự tìm
nguồn kinh phí để đền bù, hỗ trợ giải tỏa các hộ dân trong khu vực di tích hay trùng tu
di tích. Mô hình xã hội hóa này cũng được các ban, ngành chức năng TP khuyến khích
đối với Ban quản lý, Ban quản trị các di tích còn lại.
Ngoài ra, một số di tích bị xâm hại do công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình

trạng “bỏ thì thương, vương thì tội!”. Nhiều di tích lịch sử-văn hóa cách mạng còn thiếu
hẳn những công trình tôn tạo mang tính mỹ thuật như: tượng đài, phù điêu, văn bia... cụ
thể như di tích dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc (Bình Chánh) đã được đầu tư xây dựng
hoành tráng, nhưng lại quá chú trọng xây mới đã vô tình làm “bê tông hóa” di tích, một
số khác đầu tư nhỏ giọt nên nội dung nghèo nàn… Một vấn đề bất cập khác trong công
tác trùng tu - tôn tạo chính là khi thực hiện không giữ đúng nguyên bản mà đã làm “mới
hóa, trẻ hóa” các di tích. Do thiếu sự quản lý, chỉ đạo chặt chẽ và ít được các nhà
chuyên môn tư vấn nên một số di tích thuộc sở hữu tư nhân được trùng tu theo kiểu
“mạnh ai nấy làm”, vô tình phá vỡ những gì vốn có và cần gìn giữ…
Giữa năm 2004, UBND TP.HCM ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện dự án tu bổ, phục hồi di tích nhưng đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến.
Nhiều dự án trùng tu - tôn tạo kinh phí lên tới hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ
đồng mỗi khu, nhưng cũng chưa đâu vào đâu! Phần lớn vẫn còn “treo” vì nhiều nguyên
nhân khác nhau.

Trang 14


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Trong số đó có di tích cấp quốc gia như: chùa Phụng Sơn (đường 3/2, Q.11) còn
132 hộ dân nằm trong khu vực II (10.725m2) chưa được giải tỏa, kinh phí đền bù 110 tỷ
đồng; Lò gốm cổ Hưng Lợi (P.16, Q.8) có diện tích khu vực II là 40.000m2 cũng vướng
phải hộ dân lấn chiếm và được cho ở từ trước ngày giải phóng; chùa Giác Viên (P.3,
Q.11) đang được điều chỉnh mở rộng khu vực bảo vệ nhưng tình hình còn nhiều phức
tạp… Đặc biệt hơn là DT cấp quốc gia Trụ sở phái đoàn liên lạc của Bộ Tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam cạnh Phân ban Quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến tại Sài
Gòn (1955 - 1958), số 87A Trần Kế Xương (P.7, Q.Phú Nhuận, diện tích khu vực I, II là

7.485m2) đã bị đơn vị quản lý DT này cho một công ty sử dụng làm trụ sở.
Trong nhiều di tích tại TP.HCM, đình An Phú (Q.2) là rơi vào tình trạng “bi đát”
nhất bởi do nhiều năm sử dụng đến nay đã quá “date” đình có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc
nào, nền đình thấp do nhiều công trình xây dựng nâng nền làm nước chảy lênh láng
trong điện thờ. Trước tình hình đó vào tháng 11-2008, UBND quận 2 đã có báo cáo
khẩn (số 345/BC-UBND) về tình trạng của đình gửi TP. Tuy nhiên tình hình cũng chưa
có biến chuyển là bao. Mới đây nhất theo Quyết định 541/QĐ-UBND, tháng 1-2009 thì
quận được phép sửa chữa chống ngập với kinh phí 258 triệu đồng. Nhưng khi khảo sát
để viết bài này chúng tôi vẫn chưa thấy nhúc nhích gì.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý Nhà nước
về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, phải tạo được hành lang pháp lý trong sử dụng,
quản lý; kịp thời giải tỏa tình trạng lấn chiếm nhằm lập lại trật tự kỷ cương tại những di
tích bị xâm hại. Cho mọi người ý thức và hiểu được giá trị của di tích, cũng như tầm
quan trọng và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước. Nếu không
làm thay đổi nhận thức xã hội về giá trị và tài sản văn hóa, thì chủ trương chính sách có
phù hợp đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Trong khi đó không ít nơi có điều kiện
nhưng ít “mặn mà” với di tích vì cho rằng đã là di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng
thì Nhà nước phải có trách nhiệm bảo tồn. Và vì nhiều lý do khác những giá trị văn hóa
mà di tích mang lại có nguy cơ biến mất.
Thành phố đang tích cực tiến tới công nhận nhà cổ là di tích để bảo tồn, nhưng
điều vướng mắc ở đây là nhà đều thuộc sở hữu tư nhân nên phải dựa trên tinh thần tự
nguyện. Nhà nước có trách nhiệm bảo quản, bảo tồn, gìn giữ, trợ cấp kinh phí tu bổ,
cùng chủ nhà khai thác tham quan phục vụ du lịch. Xét trên bình diện tổng thể, ở Bình
Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình có vị trí các nhà cổ thường đơn độc, không gắn kết
với công trình kiến trúc khác. Nhưng riêng ở quận 9 những ngôi nhà cổ thường ở gần
các công trình tín ngưỡng tôn giáo trong quang cảnh vùng sông nước, có điều kiện phát
huy di tích tốt. Đáng tiếc khu vực nhà cổ rất giá trị này cứ để ngủ yên từ nhiều chục
năm qua, không cơ quan văn hóa, du lịch nào nghiên cứu để đánh thức, phát huy. Theo
các cán bộ nghiên cứu về nhà cổ, trước thực trạng nhà cổ ở TP Hồ Chí Minh đang
xuống cấp nghiêm trọng hoặc biến mất dần, cơ quan chức năng nên tiến hành các bước

đột phá ngay, gồm: Bước 1, hoàn thành quy chế quản lý nhà cổ trên cơ sở Luật Di sản
văn hóa để có cơ chế quản lý, tôn tạo, phát huy. Giải thích để chủ các căn nhà cổ nhận
thức được vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc và tự nguyện bảo vệ tài sản nhà cổ
Trang 15


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

dưới sự trợ giúp của nhà nước. Đã có khoảng 1/3 số lượng nhà cổ ở thành phố xuống
cấp có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Bước 2, xét duyệt công nhận để được theo dõi, lập dự
án, thực thi tu bổ (sửa chữa nhỏ, nâng cấp…). Với một thành phố công nghiệp phát
triển thì chi phí ước tính 1 tỉ đồng cho việc trùng tu, bảo quản 1 ngôi nhà cổ là hợp lý.
Trước mắt, thành phố chỉ cần chi 12 tỉ đồng để có được 12 căn nhà cổ khá mẫu mực trở
thành những điểm văn hóa tiêu biểu lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật, truyền
thống, tín ngưỡng dân gian… là một cái giá chấp nhận được trong thời buổi làm ăn kinh
tế phát đạt như ngày nay. Ngoài giá trị lớn nhất là giá trị kiến trúc truyền thống, đằng
sau các công trình nhà cổ còn một giá trị tinh thần, lối sống, phong tục tập quán, bài trí
thờ cúng tổ tiên... rất giá trị. Để biến mất dần các ngôi nhà cổ có nghĩa là để tổn thất lớn
đến những dáng nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của vùng đất phương Nam.
Cái khó là đối với những công trình, di tích thuộc sở hữu tư nhân, ví dụ như nhà
cổ, từ đường… , khi Sở đề nghị lập hồ sơ xếp hạng di tích thì chủ nhân những công
trình này nói rằng nếu xếp hạng thì làm sao họ xây hay bán đi. Đơn cử như trường hợp
nhà của cố học giả Vương Hồng Sển, mặc dù trước khi qua đời, cụ Sển đã hiến tặng cho
Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn bị con cháu cụ tranh chấp và không
cho Sở sửa chữa nâng cấp cũng như lập dự án giữ gìn. Sở đã nhiều lần đến thẩm định
và thuyết phục nhưng họ cương quyết không cho vào. Hiện tại, luật vẫn chưa có quy
định rõ ràng ranh giới tài sản được hiến tặng, nên Sở không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi
công trình này.

Hiện nay thành phố đã giao cho cơ sở làm chủ đầu tư tôn tạo các công trình di
tích tại địa phương theo sự giám sát của Trung tâm bảo tồn di tích. Sở còn đang có dự
án khắc phục những ảnh hưởng của di tích dưới tác động môi trường, ví dụ như đình An
Phú ở quận 2, mưa xuống là ngập, mặt khác, cây đa kề bên cạnh sẽ rất nguy hiểm khi
trời giông. Chùa Giác Viên, ngôi chùa 300 năm ở quận 11 đang có nguy cơ xuống cấp
nghiêm trọng, hiện tại Sở đang xem xét kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa
công trình này vào mục tiêu quốc gia để nâng cấp sửa chữa. Vừa rồi Sở trực tiếp đi
khảo sát cây mai trong khuôn viên ngôi chùa này, cây đang bị mối ăn và nghiêng hẳn
vào trong chùa. Chúng tôi đã yêu cầu địa phương khắc phục và địa phương cũng đã rốt
ráo thực hiện.
Những gì có thể làm được theo thẩm quyền và khả năng của Sở nhằm giữ gìn,
bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa, đều được thực hiện bằng tất cả trách nhiệm
và tâm huyết của mình.

2.4 Những biện pháp và kiến nghị:
2.4.1 Phương hướng, giải pháp cải thiện tình hình:


Hướng đến một chính sách phát triển bền vững:

Mục tiêu chính sách môi trường: Bằng việc bảo tồn và tôn tạo kết cấu gốc của
các khu dân cư cổ, quản lí di sản đô thị đúng cách sẽ giúp thành phố duy trì yếu tố con
người hợp lí trong trung tâm thành phố, do đó ngăn ngừa sự phát triển mất cân đối và
Trang 16


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa


những phát triển mở rộng tiêu cực bắt nguồn từ việc quy hoạch yếu kém những phát
triển mới (tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, quản lí hệ thống thoát nước yếu
kém).
Mục tiêu chính sách xã hội: Việc bảo tồn các di sản đô thị phi vật thể nhằm
mục đích bảo tồn và lưu giữ truyền thống văn hóa địa phương, lối sống, sinh kế bao
gồm thương mại và thủ công. Quản lí hợp lí di sản văn hóa vật thể như các ngôi nhà cổ,
chùa chiền… sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động thương mại và các hoạt động truyền
thống khác được giữ gìn và phát triển, đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng cố kết.
Người ta sẽ không thể nào tưởng tượng được một thành phố Bắc Kinh không có
Tử Cấm Thành, thành phố Amsterdam vắng bóng những con kênh, Paris không có tháp
Eiffel, Hội An không có những d.y phố cổ hay Cố đô Huế không có Thành Cổ.
Singapore đi đánh mất rất nhiều những công trình di sản, đồng nghĩa với việc mất đi
những giá trị và gốc truyền thống mà ngày nay Singapore đang cố gắng khôi phục.
Thành phố Rio cũng không thể thiếu lễ hội Carnival, New Orlean với lễ hội Mardi Gras
và Đà Lạt với lễ hội Hoa. Đó là những di sản phi vật thể tiêu biểu , làm nên những nét
và giá trị đặc trưng của thành phố.
Mục tiêu chính sách kinh tế: Quản lí tốt di sản đô thị sẽ tạo ra nhiều việc làm ở
địa phương và mang đến một sức sống mới cho kinh tế khu vực trung tâm thành phố.
Các loại hình kinh doanh, dù là cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách du lịch, hay
tận dụng vị trí trung tâm tấp nập sẽ mang đến lợi nhuận và sự thịnh vượng cho một khu
vực có khả năng tài trợ hoặc chi trả cho việc bảo tồn di sản. Malacca ở Malaysia tiếp
đón hơn 5,5 triệu khách du lịch mỗi năm, trong khi đó người hàng xóm Palembang ở
Indonesia, cũng là một thành phố sở hữu đáng kể những di sản văn hóa, nhưng do thiếu
quan tâm và tôn tạo đúng mức, hầu như không thu hút được khách du lịch. Phố cổ Hội
An với công tác bảo tồn tốt, mỗi năm thu hút được gần 2 triệu khách du lịch trong và
ngoài nước. Mỗi khách du lịch nước ngoài tiêu dùng trung bình 76,4 đô la Mỹ trong
một ngày tại Hội An.
Trong dài hạn, những giá trị xã hội, văn hóa, và môi trường của các công trình di
sản quan trọng hơn rất nhiều so với những giá trị kinh tế. Nhưng trong ngắn hạn, đối
với những người quyết định tương lai của những công trình di sản như các quan chức,

chủ sở hữu, ngân hàng hoặc nhà đầu tư bất động sản và những đối tượng khác thì giá trị
kinh tế là rất quan trọng. Do đó, việc tuyên truyền và giáo dục về bảo tồn di sản cần
phải được hướng đến những đối tượng này.


Quảng bá và nhận thức về di sản:

 Quảng bá: những tài liệu về một nỗ lực bảo tồn sẽ khiến cho việc quảng bá về khu di
sản trở nên dễ dàng hơn. Khi một dự án bảo tồn di sản được hoàn thành, nó sẽ nâng cao
nhận thức về những nỗ lực bảo tồn và đưa khách du lịch đến với khu di tích. Những
người dân sống trong khu di tích thường không ý thức đầy đủ được rằng môi trường
sống xung quanh họ đều có nguồn gốc lịch sử lâu đời hay có tiềm năng thu hút khách
Trang 17


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

du lịch. Những tài liệu thực tiễn và việc tuyên truyền đem lại những lợi ích như: họ có
niềm tự hào và quyền sở hữu trong một cộng đồng, tập hợp những điều kiện thuận lợi
cho các nỗ lực bảo tồn và đặt nền tảng cho vấn đề thúc đẩy du lịch.
 Bảng chỉ dẫn: Sau khi đọc biển chỉ dẫn, khách tham quan sẽ dành nhiều thời gian hơn
cho việc khám phá một khu di tích hay quan sát biểu hiện của một nền văn hóa truyền
thống. Những bảng chỉ dẫn này có thể được đặt rên đường phố, dựa trên những bờ
tường hay tại những điểm nghỉ chân. Các băng rôn cũng có thể được dùng để cng cấp
những thông tin cho du khách.
 Bản đồ và sách hướng dẫn du lịch: Bản đồ và sách hướng dẫn du lịch đưa ra cho
khách du lịch nhiều thông tin và giúp họ lên kế hoạch cho các hoạt động tham quan của
m.nh. Loại bản đồ có nhiều đoạn cung cấp thông tin về các yếu tố của di sản có vai trò

kết nối sự hiểu biết về không gian của người đọc về một địa điểm nào đó với ý nghĩa
văn hóa của chúng. Các sách hướng dẫn được xuất bản để chia sẻ thông tin và lịch sử
của một địa điểm. Những nội dung trên còn bao gồm cả những nỗ lực bảo tồn và sự ghi
nhận đối với các nguồn tài trợ.
 Quảng bá bằng phương tiện truyền thông: Việc nâng cao . thức về di sản làm tăng sự
ủng hộ cho việc bảo tồn. Bằng việc sử dụng tạp chí và các kênh tin tức, truyền hình địa
phương, các câu chuyện về công cuộc bảo tồn và các di sản sẽ nâng cao niềm tự hào
trong cộng đồng và thu hút khách du lịch địa phương. Việc quảng bá thông qua các
phương tiện truyền thông còn có một vài hình thức ít trực tiếp hơn. Do các khu di tích
thường có một giá trị thẩm mỹ riêng biệt, chúng thường được các ngành công nghiệp
sáng tạo và có tính thẩm mỹ đưa vào sử dụng (như ngành công nghiệp sản xuất phim,
các nhiếp ảnh gia sử dụng làm ngoại cảnh cho album ảnh cưới...) Giải thưởng là một
cách khác để khuyến khích các phương tiện truyền thông tham gia trong việc nhìn nhận
chất lượng của công việc bảo tồn.
 Giáo dục cộng đồng:Việc cộng đồng tiếp cận giáo dục di sản cũng được đưa vào xem
xét. Một cách khác là khuyến khích sự tham gia của các trường học địa phương. Các nỗ
lực bảo tồn di sản là cơ hội tốt cho trẻ em, để giúp chúng bắt đầu có ý thức về di sản và
hiểu biết về lịch sử của thành phố và các vùng xung quanh. Khi các dự án hoàn thành,
các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là những người đóng góp cho sự thành công của
dự án được mời tới để chúc mừng những cố gắng của họ. Những dịp này c.n là cơ hội
để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng và cương vị quản lí của một di sản.
 Tu bổ di tích:
Việc lựa chọn cách tiếp cận đối với một di tích cụ thể phụ thuộc vào lợi ích của
những người có liên quan. Nếu một cách tiếp cận tích cực được lựa chọn th. việc cải tạo
sẽ củng cố thêm giá trị của khu di tích lịch sử đó. Ở những di tích lịch sử thuộc sở hữu
công cộng hoặc được tài trợ, có một số vấn đề chung có thể tránh được và một vài chiến
lược có thể được áp dụng như sau:
Trang 18



Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

• Kiểm soát chi phí: KHÔNG NÊN
1. Không chi trả quá nhiều cho việc kiếm lợi nhuận
2. Không tiêu quá nhiều cho việc xây dựng lại; dự tính trước người mua, người
thuê và không nâng cấp quá mức.
3. Không giao việc quản lí tài chính cho kiến trúc sư, đồng thời cũng không giao
quyền thẩm định thiết kế cho những người nắm giữ tài chính.
• Chiến lược về di sản: NÊN
1. Nên tiến hành những hoạt động khảo sát đánh giá chi tiết về di tích
2. Nên có những cuộc trao đổi trước với những nhà soạn thảo luật và những quan
chức nhà nước
3. Chỉ nên thuê những kiến trúc sư có kinh nghiệm về tu sửa và nâng cấp (Ba
mục cuối này cũng áp dụng cho những di sản thuộc sở hữu cá nhân)
4. Nên tạo ra những thay đổi hai chiều nhiều nhất có thể
5. Nên chuẩn bị cho việc tái sử dụng một cách phù hợp và có kế hoạch cho việc
sử dụng chúng
6. Nên kêu gọi nhiều nguồn tài trợ
Khi áp dụng những nguyên tắc của việc tái sử dụng một cách phù hợp, h.y để
những công trình đó nói cho bạn biết nên tu sửa như thế nào bằng những phân tích
chính xác về thiết kế và các tiềm năng sử dụng của nó. Đối với các di tích thuộc sở hữu
tư nhân, nguồn tài trợ và cách tiếp cận phức tạp hơn rất nhiều. Việc đó đòi hỏi một cách
tiếp cận linh hoạt và sáng tạo đối với việc quản lí di sản gắn liền với lợi ích của những
bên liên quan. Khi chọn lựa cách tiếp cận cho một khu di tích nhất định và phác thảo
những chi tiết của thiết kế, những chuyên gia về di sản nên tư vấn cho những chủ sở
hữu và nhà xây dựng. Các quy định về thiết kế nên được thể hiện r. ràng cho những nhà
xây dựng v. sau đó họ phải trình bày những vấn đề này trong bản Đánh giá tác động đối
với di sản. Khi những quy định về bảo tồn không được hiểu đầy đủ, có thể sẽ bàn bạc

thêm về các chi tiết thiết kế với chủ sở hữu di sản.


Phương pháp tiếp cận đối với bảo tồn Di sản kiến trúc:

Đối với di sản vật thể (ở đây là các công trình xây dựng), quản lí di sản bao gồm
ít nhất 7 bước tiếp cận khác nhau, từ thụ động đến chủ động như bảng tóm tắt dưới đây:
Bảo tồn – thụ động
Giữ gìn

Duy trì

Bảo tồn

Chủ động
Trùng tu

Tôn tạo

Cải tạo mới Tái phát triển
Trang 19


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Những cách tiếp cận thụ động hay gọi là phương pháp bảo tồn đối với quản lí
công tr.nh di sản bao gồm giữ gìn, duy trì, bảo tồn và trùng tu. Những phương pháp tiếp
cận này nhằm chỉ để tạo nên những thay đổi rất nhỏ đối với các tài sản hoặc khu vực

lịch sử:
• Giữ gìn: hành động nhằm giữ lại tài sản hoặc khu vực lịch sử không bị xâm hại
hoặc hư hỏng, phá dỡ.
• Duy trì: giữ lại một tài sản hoặc khu vực lịch sử
• Bảo tồn: Những nỗ lực nhằm tìm hiểu và nắm rõ được giá trị lịch sử và ý nghĩa
của di sản, đảm bảo giữ gìn các vật liệu gốc, cải tạo và nâng cấp cần thiết
• Trùng tu: nỗ lực để khôi phục một công trình lịch sử hoặc các khu vực phụ cận
về trạng thái nguyên gốc. Cách tiếp cận với các công trình di sản chủ động hơn bao
gồm tôn tạo, cải tạo mới và tái phát triển. Những cách tiếp cận này nhằm nâng cấp và
thay thế tình trạng của di sản:
• Tôn tạo: đưa những công tr.nh lịch sử và những khu vực phụ cận trở lại với đời
sống và các hoạt động bằng cách nâng cấp tình trạng của di sản.
• Cải tạo mới: xây dựng lại một khu vực lớn của thành phố được tiến hành bởi cơ
quan nhà nước.
• Tái phát triển: khôi phục lại những khu vực đã bị đổ nát, suy thoái
Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận quản lí di sản đô thị phù hợp – hoặc kết hợp
những phương pháp tiếp cận như mô tả trên đây phụ thuộc vào nhu cầu địa phương và
quan trọng hơn hết là sự ủng hộ và hỗ trợ của các bên liên quan chính, bao gồm cơ quan
chính quyền, người dân địa phương, doanh nghiệp địa phương và những cơ quan chính
phủ cấp nhà nước có liên quan khác.
2.4.2 Một số kiến nghị:
Về công tác bảo tồn, kinh nghiệm cho thấy công tác nghiên cứu khoa học, thẩm
định các giá trị di tích lịch sử về kiến trúc, khảo cổ, mỹ học, nhân văn... phải đi trước
một bước, thực hiện có chất lượng không chỉ bằng nghiên cứu khoa học mà bằng cả
việc làm thực tế. Chính công tác này đã mang lại hiệu quả cao cho việc hoạch định các
chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa.
Về cơ cấu đầu tư phải đảm bảo sự cân đối trên 3 lĩnh vực: Văn hóa vật thể, văn
hóa phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên và môi trường đô thị. Đó cũng là tiền đề để công
cuộc tôn tạo, phát huy di sản văn hóa vật thể được thực hiện có bài bản, đảm bảo cho
công tác xây dựng và quản lý đô thị đi dần vào nề nếp.


Trang 20


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

Xã hội hóa công cuộc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở quy họach, kế hoạch
theo quy định của Nhà nước nhằm tạo điều kiện và môi trường cho các tổ chức xã hội,
tổ chức quốc tế và cộng đồng cùng tham gia vào công cuộc bảo vệ di sản văn hóa.
Sự lãnh đạo và giúp đỡ toàn diện của Chính phủ, của các Bộ, ngành Trung ương,
của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và sự phối hợp đồng bộ giữa các
cấp, các ngành là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, tu bổ,
tôn tạo các di sản văn hóa.
Giải quyết hợp lý và hài hòa mối quan hệ giữa quy hoạch bảo tồn, phục hồi cái
cũ và xây dựng cái mới. Giải pháp này đã tạo được sự đồng tình trong nhân dân và cần
có chính sách hợp lý để phát triển trong thời gian tới.

TỔNG KẾT
Khai thác và phát huy giá trị Di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là giải
pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống động, hòa vào cuộc sống của xã
hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, đồng
thời góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích.
Bảo tồn tổng thể và toàn vẹn Di sản văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh là bảo tồn
một bộ phận quan trọng của tài sản văn hóa của dân tộc, đồng thời góp phần gìn giữ và
làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại. Vì vậy công cuộc bảo tồn và phát huy
giá trị Di tích thành phố Hồ Chí Minh phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn phải tuân thủ một cách tự giác các công
ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa nhân loại mà Chính phủ ta đã công nhận.

Với việc quan tâm đúng đắn đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị và nhận
thức được mối quan hệ tổng hòa giữa di sản vật chất và di sản tinh thần cùng với cảnh
quan thiên nhiên và môi trường sinh thái như hiện nay trong sự phát triển kinh tế - xã
hội và đặc biệt là nâng cao giá trị du lịch văn hóa một tầm cao mới, Di sản văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ tiếp tục có được một sức sống mới, một sự phát
triển bền vững, có một sự cuốn hút và quan tâm đặc biệt của cộng đồng địa phương và
quốc tế.
Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa luôn có mối liên hệ
hữu cơ và trở thành nhiêm vụ quan trọng của các cấp các ngành tại thành phố Hồ Chí
Minh, trong quá trình vừa qua đã đạt được những kết quả và thành tích khích lệ, sẽ tiếp
tục được bảo vệ và phát huy giá trị trong giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng
cho các thế hệ kế tiếp. Di tích lịch sử - văn hóa của cả nước nói chung và ở thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng là những di sản vô giá được hình thành trong quá trình lịch sử.
Các di tích lịch sử, văn hóa vừa chứa đựng giá trị vật thể và phi vật thể, phản ảnh bản
sắc, tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam. Bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực góp phần cho sự
Trang 21


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

phát triển bền vững, đã được khẳng định trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ V Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu vừa là động lực thức đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội”.
Khóa học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí Nhà nước lần này đối với em là thành
công, em đã học hỏi được rất nhiều điều có ích cho nghiệp vụ, cho kinh nghiệm của bản
thân em sau này. Quan trọng hơn nó đã giúp em thực hành, áp dụng các kiến thức em đã
được các thầy, các cô truyền thụ trong trường. Giúp em tự tin hơn khi xử lý và giải

quyết các tình huống xảy ra. Những điều em học được ở đây không chỉ là những kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ mà còn là phong cách sống và phương pháp làm việc của tất
cả các thầy, các cô ở nơi đây. Em xin chân thành cám ơn trường và đặc biệt là các thầy
cô đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em có được trong khóa học quan trọng này,
cũng như đã truyền thụ các kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành cho chúng em, những
điều các cô dạy cho chúng em đã tạo có cho em một tảng vững chắc, điều đó đã tạo
điều kiện thuận lợi rất nhiều cho chúng em khi làm việc. Một lần nữa em xin gởi lời tri
ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã giúp đỡ và từng bước dẫn dắt em trong suốt quá trình học
tập.

Trang 22


Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 2011

Tiểu luận cuối khóa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Luật Di sản văn hóa do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001.

-

Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá .

-

Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/20001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa

Thông tin ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

-

Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 6/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

-

Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ngày 16/11/1972.

-

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 17/10/2003.

-

Tài liệu hướng dẫn cho những nhà Hoạch định về di sản – Khoa quốc tế trường
đại học Hà Nội.

-

Sách “Quản lý Nhà nước – Nhà nước và pháp luật”.

-

Sách “Quản lý Nhà nước – Hành chính Nhà nước và Công nghệ hành chính”.

-


Sách “Quản lý nhà nước – Đối vơi Ngành, Lĩnh vực”.

-

Các website:
 Tổng cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.gov.vn/
 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh:
www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/
 SGGP Online: www.sggp.org.vn/
 Tuổi trẻ Online: www.tuoitre.com.vn/
 Viện bảo tồn di tích: />Trang 23



×