Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.46 KB, 32 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác
động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện
lý thuyết cũng như thực tiễn các nướratec đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất
thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng
Trung ương (NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được
mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và
góp phần tăng trưởng kinh tế.
Chính sách về lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thúc đầy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế
lạm phát cũng như các biến số kinh tế khác. Lãi suất được sử dụng linh hoạt
sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế và ngược lại .Cùng với sự chuyển đối
sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những cải cách cơ bản trong các
hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh hưởng của lãi suất đến tăng
trưởng kinh tế nên chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tổng quan nghiên
cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về

ảnh hưởng của lãi

suất đến tăng trưởng kinh tế”.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước:
1.

Tổng quan nghiên cứu ngoài nước:

Chúng ta có thể thấy các quan điểm, công trình nghiên cứu về lãi suất
và mối quan hệ của nó trong nền kinh tế gắn với thời gian và bối cảnh kinh tế


1


nhất định nên có những điểm chưa tương đồng và chính xác. Nhưng phần
nào đã cho chúng ta cái nhìn tổng thể về lãi suất và giúp chúng ta có những
cách tiếp cận dễ dàng hơn, tìm ra khoảng trống trong những công trình
nghiên cứu đó và không ngừng cải thiện.
1.1. Nghiên cứu của Karl Marx:
-

Lý thuyết của Mác chỉ ra nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền

kinh tế hàng hoá TBCN, trong nền kinh tế XHCN.
-

Qua qúa trình nghiên cứu bản chất của CNTB Mác đã vạch ra

rằng quy luật giá trị thặng dư tức giá trị lao động không của công nhân làm
thuê tạo ra là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghia tư bản và nguồn gốc của
mọi lãi suất đều xuất phát từ giá trị thặng dư. Vì vậy sau khi phân tích côg
thức chung của tư bản và hình thái vận động đầy đủ của tư bản, Mác đã kết
luận: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao
động làm thuê bị tư bản bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”.
-

Tuy nhiên, Lý thuyết của Karl Marx vẫn còn nhiều khoảng

trống. Sang đến thời kì XHCN, ta nhận ra sự tồn tại của lãi suất và tác động
của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thoả mãn đầy đủ nhất
các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Tác dụng của lãi suất phải

bám sát các mục tiêu kinh tế để không ngừng phát triển nền kinh tế.
1.2. Nghiên cứu của M.Friedman:
Milton Friedman (1912 – 2006) là một nhà kinh tế học người Mỹ.
Năm 1976, Friedman nhận Giải Nobel Kinh tế vì những đóng góp vào lĩnh
vực phân tích tiêu dùng, lịch sử và lý thuyết tiền tệ cũng như vì công lao của

2


ông trong việc chứng minh tính phức tạp của chính sách ổn định kinh tế vĩ
mô.
Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mô rất
có ảnh hưởng – trường phái trọng tiền (monetarism). Tư tưởng chính trị của
Friedman nhấn mạnh những ưu thế của thị trường và những bất lợi khi Nhà
nước can thiệp vào nền kinh tế đã định hình quan điểm của những người theo
trường phái bảo thủ và tự do ở Mỹ. Quan điểm của ông về chính sách tiền tệ,
thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ đã có tác
động to lớn tới chính sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt thời kỳ
chính quyền Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh.
M.Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mô
rất có ảnh hưởng – trường phái trọng tiền (monetarism), cũng có quan điểm
tương tự J.M.Keynes rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên
quan điểm của Friedman khác cơ bản với Keynes ở việt xác định vai trò của
lãi suất. Nếu Keynes cho rằng cầu tiền là một hàm của lãi suất còn Friedman
dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời gian dài, ông
đi đến khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu về
tiền mà cầu tiền là biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm
tính ổn định cao của cầu tiền tệ. Quan điểm của ông về chính sách tiền tệ,
thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ đã có tác
động to lớn tới chính sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt thời kỳ

chính quyền Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh.
Có thể thấy rằng: quan điểm coi lãi suất là kết quả hoạt động của tiền
tệ đã rất thành công trong việc xác định các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến lãi
suất tín dụng. Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là suy bản chất của
lợi tức là bản chất của tiền và dừng lại ở việc nghiên cứu cụ thể.
3


1.3. Nghiên cứu của Keynes:
Lãi suất: là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ (số tiền trả cho
việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định). Không
phải cho tiết kiệm hay nhịn ăn tiêu (vì khi tích trữ tiền mặt dù rất nhiều cũng
không nhận được khoản trả công nào cả).
Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: khối lượng tiền trong tiêu
dùng (tỉ lệ nghịch) và sự ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận). Đây là điểm quan
trọng để Keynes đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước (tăng
hiệu quả giới hạn tư bản và giảm lãi suất). Sự ưa chuộng tiền mặt là khuynh
hướng có tính chất hàm số, biều diễn dưới dạng hàm số:

Thu nhập (R) cũng phụ thuộc 1 phần vào r => M1 cũng phụ thuộc r. Vì
vậy sự ưa chuộng tiền mặt là HS của lãi suất (r).
1.4. Một số nghiên cứu khác:
1.4.a.
Nghiên cứu của Adam Smith
A.Smith (1723 - 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển
của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác. Tác phẩm
nổi tiếng nhất của ông là "Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có
của các dân tộc".
Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới
quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp

4


còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này
ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này.
Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn,
nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các
quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ
ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. Trong
Lý luận về lợi nhuận, lợi tức, nhà nghiên cứu cổ điển đã đưa ra những quan
điểm sơ khai về lãi suất.
1.4.b.
Nghiên cứu của Nicolas Gregory Mankiw
Nicolas Gregory Mankiw (sinh năm 1958) là nhà kinh tế học nổi tiếng
người Mỹ, ông theo trường phái Kinh tế học Keynes mới, và được bình chọn
là một trong 20 nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới hiện nay.
Ông là tác giả của cuốn sách “Kinh tế học vĩ mô” được xuất bản vào năm
1992, và cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành giáo trình giảng dạy chính
của nhiều trường kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu của ông xoay quanh về những vấn đề của lãi suất ảnh hưởng
đến môi trường cũng như môi trường tác động ngược trở lại lãi suất.
Trong kinh tế học, thuật ngữ "chi phí thực đơn" được sử dụng để chỉ một
kiểu tác hại của lạm phát. Xuất phát từ tác hại của việc thay đổi giá này mà lý
luận như sau:

Giả dụ có một cú sốc dẫn tới mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu
khiến cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên, nghĩa là lạm phát.

Trong ngắn hạn, mức tăng giá là không lớn. Nhưng việc sửa lại (in ấn,
phân phát lại,...) các thực đơn, các báo giá để phản ánh sự tăng giá cả nhỏ nói

trên lại không nhỏ. Các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn hơn những lợi ích
mà họ thu được nếu tăng giá bán sản phẩm của mình.
Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng trong ngắn hạn sẽ không thay đổi giá
cả. Và vì vậy, họ cũng không thay đổi mức tiền công trả cho lao động và
cũng không thay đổi số lao động trong doanh nghiệp của mình.

5



Thế có nghĩa là trong ngắn hạn, thị trường hàng hóa sẽ có thể có mất
cân bằng. Tổn thất xã hội và tổn thất cá nhân (của doanh nghiệp) xảy ra, song
tổn thất cá nhân nhỏ hơn tổn thất xã hội. Đây là một loại thất bại thị trường,
và vì thế cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
1.4.c.

Nghiên cứu của Mashat, Aleem :

Năm 2003, Mashat (2003) sử dụng mô hình VECM trong giai đoạn
Q1/1980 - Q4/2002 tại Ấn Độ nhằm so sánh hiệu quả truyền dẫn giữa các
kênh lãi suất, tỷ giá và kênh tín dụng.
Từ đó nhận thức được ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, trong đó có
chính sách lãi suất tới nền kinh tế.
Năm 2010, Aleem (2010) xem xét các cơ chế truyền dẫn CSTT ở Ấn
Độ giai đoạn Q4/1996 - Q4/2007. Tác giả sử dụng mô hình VAR để kiểm
tra tác động của CSTT thông qua các kênh truyền dẫn như lãi suất, tỷ giá,
kênh tín dụng.

6



2.

Tổng quan nghiên cứu trong nước:

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn
CSTT ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR với các biến gồm: Giá dầu,
lãi suất cơ bản của Mỹ, biến trong nước gồm sản lượng công nghiệp, chỉ số
giá tiêu dùng, cầu tiền M2, lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá danh
nghĩa. Trong số 7 biến được sử dụng trong mô hình, biến đại diện cho nhóm
biến ngoại sinh là giá dầu thế giới (PC) và lãi suất cơ bản (Federal Funds
Rate) của Mỹ. Mẫu được phân thành hai mẫu nhỏ để có thể so sánh cơ chế
truyền dẫn ở hai thời kỳ. Mẫu thứ nhất được quan sát từ tháng 1/1998 đến
tháng 12/2006. Mẫu thứ hai gồm các quan sát từ tháng 1/2007 đến tháng
4/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số vấn đề còn bỏ ngỏ trong đó
có vấn đề về giá (giá cả tăng lên khi thắt chặt tiền tệ). Kênh lãi suất tạo ra
phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng
ngay tức thì trước cú sốc tỷ giá hối đoái.
Đinh Thị Thu Hồng (2013) nghiên cứu về hiệu quả của CSTT thông
qua kênh truyền dẫn lãi suất, bằng cách tiếp cận mô hình GARCH bất đối
xứng. Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu bao gồm: Việt Nam, Trung
Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông,
Thái Lan. Thời kỳ được xem xét từ 1/1997 - 12/2009. Các kết quả thực
nghiệm thu được cho thấy truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam xảy ra không hoàn
toàn, với cơ chế truyền dẫn đối xứng; tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh về mức
cân bằng dài hạn của lãi suất tiền gửi và cho vay có sự chênh lệch trong
trường hợp lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn mức cân bằng.

7



Trong tạp chí ngân hàng ngày 24/6/2010 về Chính sách lãi suất: Cơ sở
lý luận và thực tiễn, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện trưởng Viện Chiến
lược ngân hàng – NHNN đã chỉ ra rằng năm 2009, khủng hoảng kinh tế tài
chính toàn cầu đã đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước một năm đầy
khó khăn và thách thức. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, hoạt động ngân hàng năm 2009 đã đạt
được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật là việc triển khai kịp thời cơ
chế hỗ trợ lãi suất, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân
hàng thương mại (NHTM) trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối so với
năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế, những biến động và căng thẳng trên thị
trường tiền tệ vẫn còn tồn tại, ở một số thời điểm, đã có những ảnh hưởng
đến hoạt động của các doanh nghiệp và tâm lý của người dân trong nền kinh
tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với hoạt động của ngành Ngân
hàng trong năm 2010. Một trong những vấn đề của năm 2009, mặc dù đã có
những giải đáp cụ thể về chính sách điều hành, song, trong những tháng đầu
năm 2010, vẫn nổi lên những vấn đề tranh luận xoay quanh việc điều hành
chính sách lãi suất của NHNN, đặc biệt là việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động
có được thực hiện hay không đã gây ảnh hưởng không tích cực đến sự ổn
định của hệ thống ngân hàng.
Từ đó nhận thức được mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần
lớn Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) của các nước trên thế giới cũng như
NHNN Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia - thông qua việc
kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành
chính sách tiền tệ (CSTT) của NHTƯ để đạt được mục tiêu tôn chỉ đó.

8


II. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích:

1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích rút ra từ các công trình
nghiên cứu ngoài nước:
1.1.

Nghiên cứu của Karl Marx:

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, theo Mác, khi xã hội phát triển thì
tư bản tài sản tách rời tư bản chức năng, tức là quyền sở hữu tư bản tách rời
quyền sử dụng tư bản nhưng mục đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị
thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy, trong xã hội phát sinh quan hệ cho vay
và đi vay, đã là tư bản thì sau một thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử
dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nó kèm theo một giá
trị tăng thêm gọi là lợi tức.
Về thực chất lợi tức chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư
bản đi vay phải cho nhà tư bản vay. Trên thực tế nó là một bộ phận của lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho
các nhà tư bản cho vay. Do đó nó là biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ
nghĩa được mở rộng trong lĩnh vực phân phối và giới hạn tối đa của lợi tức là
lợi nhuận bình quân, còn giới hạn tối thiểu thì không có nhưng luôn lớn hơn
không.
Vì vậy sau khi phân tích côg thức chung của tư bản và hình thái vận
động đầy đủ của tư bản Mác đã kết luận:”Lãi suất là phần giá trị thặng dư
được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản bị tư bản – chủ
ngân hàng chiếm đoạt”.
Sang đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, các nhà kinh tế học Mác xít
nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với tín dụng, sự tồn tại của lãi suất
9


và tác động của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thoả mãn

đầy đủ nhất các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Lãi suất
không chỉ là động lực của tín dụng mà tác dụng của nó đối với nkt phải bám
sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm trù tư bản và chế độ
người bóc lột người song điều đó không có nghĩa là ta không thể xác định
bản chất của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong xã hội chủ nghĩa là “giá cả
của vốn cho vay mà nhà nước sử dụng với tư cách là công cụ điều hoà hoạt
động hạch toán kinh tế ”
Qua những lãi suất luận trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ
rõ nguồn gốc và bản chất lãi suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể
hiện được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. ngày nay
trước sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, cùng với chính sách làm giàu chính
đáng , chính sách thu hút đầu tư lâu dài… đã không phù hợp với các chính
sách trước đây vì nó tôn trọng quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa
nhận thu nhập từ tư bản. Các chính sách về lãi suất cần dựa vào mục tiêu
kinh tế của nền kinh tế.

10


1.5. Nghiên cứu của M.Friedman:
Trường phái trọng tiền mà Friedman xây dựng lấy đối tượng nghiên
cứu là nền kinh tế thị trường TBCN. Ông đã áp dụng phương pháp kinh tế vĩ
mô, coi trọng vai trò kinh tế của nhà nước và các công cụ để nhà nước điều
tiết nề kinh tế thị trường. Ông chủ trương làm tăng mức cung tiền tệ hàng
năm theo một tỷ lệ nhất định, tạo sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng sản
lượng của nền kinh tế TBCN.
Friedman khẳng định trường phái trọng tiền chỉ tác dụng khi có khoản
thu nhập không chắc chắn bởi vì khi đó xuất hiện tâm lý dự trữ đề phòng làm
cho tiết kiệm tăng lên, còn khi có khoản thu nhập chắc chắn, ổn định thì mức
tăng tiêu dùng cao hơn mức tăng thu nhập, tiết kiệm chỉ là số dư ra của tiêu

dùng và phụ thuộc vào các khoản thu nhập tức thời.
Friedman cho rằng chính sách tài chính chỉ liên quan tới phân phối thu
nhập quốc dân cho quốc phòng và tiêu dùng công cộng, còn các biến số kinh
tế vĩ mô phụ thuộc vào mức cung tiền tệ. Mức cung tiền tệ là nhân tố có tính
quyết định đến sản lượng quốc dân. Cầu về tiền có tính ổn định cao, chỉ có
mức cung tiền mới có tính không ổn định.
Theo lý thuyết trọng tiền hiện đại cho rằng lạm phát là căn bệnh nan
giải của xã hội chứ không phải là thất nghiệp, thất nghiệp chỉ là hiện tượng
bình thường diễn ra trong xã hội. Vì thế phải kiểm soát lạm phát.
Trường phái trọng tiền ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh,
đề nghị phải dựa vào thị trường, nhà nước không nên can thiệp nhiều vào nền
kinh tế mà chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh mức cung tiền tệ.
Khung phân tích:
11


Trường phái trọng tiền là một trường phái tư tưởng kinh tế nhấn mạnh
vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát lượng tiền trong lưu thông. Đó là
quan điểm trong kinh tế tiền tệ mà sự thay đổi trong cung tiền có ảnh hưởng
lớn đến sản lượng quốc gia trong ngắn hạn và mức giá đối với thời kỳ dài
hơn, mục tiêu của chính sách tiền tệ được đáp ứng tốt nhất bằng mục tiêu tốc
độ tăng trưởng cung tiền.

Friedman và Anna Schwartz đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng, Lịch
sử tiền tệ của Hoa Kỳ, 1867-1960, và lập luận "lạm phát luôn luôn và ở khắp
mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ." Mặc dù ông phản đối sự tồn tại của Dự
trữ Liên bang, Friedman vẫn ủng hộ sự tồn tại của nó, một chính sách ngân
hàng trung ương nhằm giữ cung và cầu tiền ở trạng thái cân bằng, được đo
bằng tốc độ tăng trưởng trong sản xuất và nhu cầu.Quan điểm về chủ nghĩa
trọng tiền của Friedman một phần mang tính kinh tế và một phần mang tính

chính trị. Việc tăng đều đặn lượng cung tiền, ông lập luận, sẽ dẫn đến một
nền kinh tế ổn định tương đối. Qui tắc đơn giản nhất là cung tiền tệ tăng theo
một tỉ suất cố định nhằm theo các chu kì kinh tế nhưng nhất là không có
những biến thiên tăng trưởng không kiểm soát được. Qui tắc này cho phép
12


tính đến sự tăng trưởng của sản xuất, cũng như sự sụt giảm của vận tốc lưu
thông của tiền tệ. Tỉ suất tăng trưởng của cung tiền tệ cần được chọn là, một
cách xấp xỉ, tỉ suất tăng trưởng của giá cả trong dài hạn.
Lãi suất các quỹ liên bang có hiệu lực ở Mỹ được thể hiện biểu đồ trong
hơn nửa thế kỷ
Ông chưa bao giờ tuyên bố rằng làm theo nguyên tắc của ông sẽ loại bỏ
tất cả các cuộc suy thoái, nhưng ông đã lập luận rằng sự lên xuống trong lộ
trình tăng trưởng của nền kinh tế sẽ nhỏ và có thể vượt qua – do vậy mới có
sự quả quyết rằng Đại Suy thoái đã không xảy ra nếu CDTLB tuân theo các
quy tắc của chính sách trọng tiền. Và đi cùng với niềm tin có dè dặt vào khả
năng ổn định của nền kinh tế khi tuân theo các quy luật trọng tiền, là sự
khinh thường thiếu dè dặt mà Friedman dành cho khả năng của các quan
chức CDTLB nếu được giao phó việc cân nhắc hành động. Chứng cớ đầu
tiên cho sự không đáng tin cậy vào Cục dự trữ Liên bang là sự khởi đầu của
cuộc Đại Suy thoái, nhưng Friedman có thể chỉ ra nhiều ví dụ khác về các
chính sách sai đường. “Quy luật tiền tệ”, ông đã viết vào năm 1972, “sẽ bảo
vệ chính sách tiền tệ khỏi sự chuyên quyền của một nhóm ít người không bị
cử tri kiểm soát và khỏi những áp lực ngắn hạn của chính trị đảng phái”.
Từ đó ta thấy được những khoảng trống trong nghiên cứu của M.Friedman

13



Thứ nhất, khi Mỹ và Anh thử đưa học thuyết trọng tiền vào thực tế cuối
năm 1970, cả hai đều đã thu được những kết quả tệ hại: ở mỗi nước việc tăng
đều đặn lượng cung tiền đều không thể ngăn ngừa tình trạng suy thoái khốc
liệt. Cục dự trữ Liên bang (CDTLB) chính thức đề ra những mục tiêu tiền tệ
kiểu Friedman vào năm 1979, nhưng thực tế đã từ bỏ chúng vào năm 1982
khi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 2 con số. Việc từ bỏ này được thực hiện chính
thức vào năm 1984, và suốt từ đó CDTLB đã tiến hành chính những biện
pháp tinh chỉnh tùy nghi mà Friedman đã chỉ trích. Chẳng hạn, CDTLB phản
ứng với tình trạng suy thoái năm 2001 bằng cách cắt giảm lãi suất và cho
phép lượng cung tiền tăng với những tỉ lệ mà đôi lúc vượt quá 10% mỗi năm.
Một khi CDTLB tin rằng sự phục hồi đã vững chắc, nó đảo ngược quá trình
này, tăng lãi suất và cho phép mức tăng lượng cung tiền trở về số không.
Thứ hai, từ đầu những năm 1980, sự thành công tương đối của CDTLB
và các cơ quan tương đương của những nước khác đã làm xói mòn hình ảnh
mà Friedman muốn dùng để miêu tả các quan chức Ngân hàng Trung ương
như người vụng về không thể cải tạo được. Lạm phát duy trì ở mức thấp, suy
thoái – ngoại trừ Nhật Bản, sẽ được bàn thêm ở dưới – tương đối ngắn và
không có ảnh hưởng sâu rộng. Và tất cả điều này đã xảy ra bất chấp sự thay
đổi thất thường của lượng cung tiền mà những nhà kinh tế trọng tiền đã sợ,
và dẫn họ - trong đó có cả Friedman - đến dự báo về những thảm họa không
xảy ra. Khi David Warsh của tờ The Boston Globe chỉ ra năm 1992,
“Friedman đã làm cùn ngọn giáo của mình khi dự báo lạm phát vào những
năm 1980 thường xuyên sai nặng”.
Trong cuốn Lịch sử Tiền tệ của Hoa Kỳ (1963), Friedman và Anna
Jacobson Schwartz đã đưa ra một lập luận nổi tiếng cho rằng chính thất bại
của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong việc mở rộng lượng tiền cơ sở
14


(monetary base) nhằm đảm bảo nền kinh tế quốc gia tăng trưởng ổn định là

nguyên nhân duy nhất dẫn đến cuộc Đại Khủng hoảng. Họ tiếp tục lập luận,
nếu như lượng tiền (money stock) không sụt giảm, thì cuộc Đại Khủng hoảng
có lẽ sẽ không xảy ra.
Lời giải thích này cũng có lý trong chừng mực nhất định, nhưng nó cũng
dựa trên một giả định quan trọng. Phương thuốc của Friedman và Schwartz
có thể sẽ hiệu quả chỉ khi lãi suất và cái mà các nhà kinh tế học gọi là “tốc độ
quay vòng của đồng tiền” (“velocity of money”) – tốc độ mà tại đó đồng tiền
thay đổi chủ sở hữu – hầu như độc lập với nhau.
Tuy nhiên, có vẻ như sụt giảm lãi suất do các biện pháp can thiệp cần thiết để
mở rộng lượng cung tiền quốc gia đã ghìm tốc độ quay vòng của đồng tiền,
và chính điều này đã hủy hoại phương thuốc đề xuất. Trong trường hợp đó,
để kết thúc cuộc Đại Khủng hoảng, chúng ta cũng cần phải triển khai các
chính sách tài khóa mở rộng và chính sách hỗ trợ thị trường tín dụng như
John Maynard Keynes và Hyman Minsky lần lượt đề xuất.

15


1.6. Nghiên cứu của Keynes:
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes được biết đến trong cuốn sách
Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học
Glassgow ấn hành năm 1936. Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của
cả một ngành kinh tế học và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi
nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX. Công trình này có tính chất phê
phán những quan điểm kinh tế trước đó, đặc biệt là quan điểm cho rằng "bản
thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó". Keynes đã đưa ra những nhân tố xác
định mức sản lượng và việc làm trong một quốc gia. Cuốn sách này của
Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế, nhưng nó đã góp phần
cung cấp một nền tảng lý thuyết cho các động thái mang tính chính sách của
chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong những năm 30 của thế kỷ trước.
Hình 1. Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế

P

AS- LR
AS-PL

A

Y Y*
Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức
sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường
phái cổ điển và tân cổ điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một
sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ
cho mọi người.

16


Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng
có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền
kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và, cân bằng của nền kinh tế
không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng
thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà
dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.
Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo * Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế
Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có
thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập

tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa
thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì
họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm
nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào.
Theo J.M.Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng
lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự
gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách
đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có
khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối
cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên
nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp,
ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và
theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia
tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng
cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó
làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự
gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng
thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu
nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình này được tính toán như sau:
K=dR/dI
17


Trong đó: dR là gia tăng thu nhập
dI là gia tăng đầu tư
K là số nhân
vì dI=Ds nên K=dR/dI=dR/dS=dR/(dR-dC)=1/(1-dC/dR)
(dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm)
Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới

hạn của tư bản, tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn
đầu tư, sẽ giảm sút. Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư
bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hoá
cung ra thị trường. Điều đó làm giảm giá hàng hoá và kéo theo làm giảm thu
nhập tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ làm giá cung của tài sản tư
bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu nhập tương lai
giảm xuống.
Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến
khích đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư,
chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường.
Như vậy, đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu
nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hướng tiêu dùng giới
hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng
nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng
tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hưởng đến quy mô
sản xuất và đến tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu
dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lượng
đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của
tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư
bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó
tác động đến đầu tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì
trệ.

18


1.7. Một số nghiên cứu khác
1.4.a.

Nghiên cứu của Adam Smith:


Trong Lý luận về lợi nhuận, lợi tức:
- Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu
trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.
- Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ
lợi nhuận. Lợi túc của tư bản cho vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận
thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định.
- Ông cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: tiền công, quy
mô tư bản, lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh, sự can thiệp của nhà nước...
- Ông cũng là người chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, và
cho rằng tư bản đầu tư ngày càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.
Hạn chế lớn nhất của a.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể
hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư
bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã
hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ
đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư
thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức
là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến
tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.
1.4.d.

Nghiên cứu của Nicolas Gregory Mankiw:

Khung phân tích:
Chiến tranh và lãi suất ở Vương quốc Anh, 1730-1920:
Các cuộc chiến tranh là trấn thương cho cả nền kinh tế. Một biến ngoại
sinh thay đổi đáng kể trong thời chiến là mức độ mua của chính phủ. Vương
quốc Anh từ 1730 đến 1919 mua hàng của chính phủ tăng đột ngột và đột
ngột trong tám cuộc chiến của giai đoạn này.
19




Sự gia tăng trong thời chiến của chính phủ trong việc mua chính phủ
và sự gia tăng vay mượn của chính phủ để tài trợ cho các cuộc chiến tranh đã
làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, giảm nguồn cung cho vay và tăng
lãi suất.

(Chi tiêu quân sự tính theo phần trăm GDP của Vương quốc Anh từ 1730 đến 1910)

Lạm phát và lãi suất danh nghĩa:

(Sự thay đổi theo thời gian của lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ)

20


Có thể thấy rằng hiệu ứng Fisher đã thực hiện tốt công việc giải thích
sự biến động của lãi suất danh nghĩa trong quá khứ. Khi lạm phát cao, lãi
suất danh nghĩa thường cao và khi lạm phát thấp, lãi suất danh nghĩa cũng
thường thấp.
Hỗ trợ tương tự cho hiệu ứng Fisher đến từ việc kiểm tra sự khác biệt
giữa các quốc gia.

(Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia và lãi suất danh nghĩa có liên quan)

Các quốc gia có lạm phát cao thường có lãi suất danh nghĩa cao và các
quốc gia có lạm phát thấp thường có lãi suất danh nghĩa thấp.
Mối liên hệ giữa lạm phát và lãi suất được biết đến với các công ty đầu
tư ở Phố Wall. Bởi vì giá trái phiếu di chuyển ngược với lãi suất, người ta có

thể làm giàu bằng cách dự đoán chính xác hướng mà lãi suất sẽ di chuyển.
Nhiều công ty ở Phố Wall thuê người theo dõi Fed để theo dõi chính sách
tiền tệ và tin tức về lạm phát để dự đoán những thay đổi của lãi suất.
Khoảng trống trong nghiên cứu:
Theo kinh nghiệm gần đây, lạm phát đã rất dai dẳngkhi nó cao một
năm, nó cũng có xu hướng cao trong năm tới. Do đó, khi mọi người quan sát
thấy lạm phát cao, việc họ kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai là điều hợp
lý. Ngược lại, trong thế kỷ XIX, khi tiêu chuẩn vàng có hiệu lực, lạm phát có
rất ít sự tồn tại. Lạm phát cao trong một năm cũng có khả năng được theo dõi
21


vào năm tới bởi lạm phát thấp cũng như lạm phát cao. Do đó, lạm phát cao
không ngụ ý lạm phát kỳ vọng cao và không dẫn đến lãi suất danh nghĩa cao.
Mặc dù người vay và người cho vay không thể dự đoán lạm phát trong
tương lai một cách chắc chắn, họ có một số kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát sẽ là
gì. Gọi π là biểu thị lạm phát thực tế trong tương lai và Eπ kỳ vọng về lạm
phát trong tương lai. Lãi suất thực tế trước đây là i-Eπ, và lãi suất thực tế cũ
là i -π. Hai tỷ lệ lãi suất thực tế khác nhau khi lạm phát thực tế π khác với
lạm phát dự kiến Eπ.

1.4.e.
Nghiên cứu của Masht, Aleem:
Mashat (2003) sử dụng mô hình VECM trong giai đoạn Q1/1980 Q4/2002 tại Ấn Độ nhằm so sánh hiệu quả truyền dẫn giữa các kênh lãi suất,
tỷ giá và kênh tín dụng. Kết quả cho thấy kênh lãi suất và tỷ giá hối đoái là
quan trọng trong việc truyền dẫn cú sốc CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô
chính. Kênh cho vay của ngân hàng không phải là kênh quan trọng do sự
hiện diện của cho vay trực tiếp thuộc lĩnh vực ưu tiên. Cũng tại Ấn Độ,
Mohanty (2012) sử dụng mô hình cấu trúc vectơ tự hồi quy (SVAR) theo quý
giai đoạn từ Q1/1996 - Q4/2011, cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy chính

sách tăng lãi suất có tác động nghịch biến đến tăng trưởng sản lượng với độ
trễ là 2 quý và tác động làm giảm lạm phát với độ trễ là 3 quý. Tác động tổng
thể vẫn còn tồn tại suốt 8 - 10 quý. Những kết quả này được tìm thấy trở nên
vững hơn thông qua các đo lường khác nhau của sản lượng, lạm phát và
thanh khoản. Hơn nữa, mối quan hệ nhân quả một chiều đáng kể đã được tìm
thấy từ chính sách lãi suất đến lạm phát, sản lượng và các đo lường khác
nhau của thanh khoản ngoại trừ biến cung tiền (M3), nhấn mạnh tầm quan
trọng của lãi suất như một công cụ CSTT.
Aleem chỉ ra các kết quả của mô hình VAR cho thấy một cú sốc CSTT bất
ngờ có tác dụng tạm thời lên lãi suất qua đêm. Giá cả và GDP giảm sau một
cú sốc lãi suất qua đêm tích cực. Hơn nữa, lãi suất cho vay ban đầu tăng để
đáp ứng việc thắt chặt tiền tệ. Kênh tín dụng hay các ngân hàng đóng một vai
trò quan trọng trong việc truyền dẫn những cú sốc CSTT đối với lĩnh vực sản
xuất .
22


3.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích rút ra từ các công trình

nghiên cứu trong nước:
Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Kim Thanh về Chính sách lãi
suất: Cơ sở lý luận và thực tiễn (Số 8/2010) chỉ ra rằng NHTƯ các nước
thường kiểm soát kỳ vọng lạm phát thông qua xu hướng của lãi suất thực.
Thông thường, NHTƯ sẽ bắt đầu tăng tỷ lệ lãi suất dần dần khi lạm phát tiến
gần tới lãi suất tiền gửi danh nghĩa. Điều này phát đi một tín hiệu là NHTƯ
sẽ có khuynh hướng duy trì chính sách lãi suất thực dương. Dấu hiệu này
cũng sẽ làm suy yếu các kỳ vọng của thị trường về lãi suất thực âm và tăng
giá của tài sản. Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa

trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu , và đó cũng là điểm mấu chốt để
sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong cấu phần của tổng cầu có
hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và
đầu tư. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả
của việc vay mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn. Đối với đầu tư,
chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở
nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tư,
tuy nhiên, mức độ đầu tư giảm còn phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đầu tư
23


Tiểu luận “Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu về ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế”
so với lãi suất. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu
dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể
hiện bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
(xem Biểu đồ 1: Ảnh hưởng lãi suất đến tổng cầu).

Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa
chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu
hiệu. Cơ chế truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát thường được mô tả như
sau: (xem Biểu đồ 2).
suất
Biểu 2: Từ lãiLãi
suất
đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
thị
trường
Giá bất
Cầu nội

động
Lãi suất
địa
sản
Tổng
chính
cầu 3
thức (*)
Kỳ vọng
thị
trường
Tỷ giá

Sản
lượng
Áp lực
lạm
phát
nội địa
Giá
nhập

Lạm
24
phát


Tiểu luận “Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu về ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế”


Cầu ròng
bên
ngoài

Một vấn đề được quan tâm trong lý thuyết kinh tế khi phân tích các tác
động chính sách, đó là độ trễ thời gian tác động của thay đổi chính sách gắn
với các yếu tố tiền tệ (lãi suất, cung tiền, tỷ giá...) tới các yếu tố vĩ mô như
đầu tư, lạm phát. Bởi các quyết sách chỉ có hiệu quả cao nếu xác định được
độ trễ này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không đơn giản, vì cùng một chính
sách nhưng độ trễ tác động là rất khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của
nền kinh tế. Có rất nhiều sự thay đổi và không chắc chắn xung quanh độ trễ
thời gian trên. Cụ thể, tác động chính sách sẽ phụ thuộc nhiều nhân tố khác
nhau, như chu kỳ kinh doanh, lòng tin của người tiêu dùng và phản ứng của
họ như thế nào đối với sự thay đổi chính sách, giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh, các sự kiện trong nền kinh tế thế giới và kỳ vọng về lạm phát trong
tương lai. Chẳng hạn, về nguyên lý chung thì lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư,
giảm lạm phát, nhưng lãi suất cũng làm tăng giá thành sản phẩm qua đó tác
động làm tăng giá. Vì sự tác động mang tính hai mặt như vậy, đòi hỏi phải
xác định độ trễ tác động này để có những quyết định sử dụng công cụ lãi suất
theo hướng tăng hay giảm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Đối với các nền kinh tế thị trường chưa phát triển như Việt Nam, nhiều
quan hệ kinh tế chưa thực sự mang tính thị trường thì việc vận dụng các nền
25


×