Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp bảo vệ môi trường Khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.75 KB, 10 trang )

CHệễNG 5

GIAI PHAP BAO VE MOI TRệễỉNG
KHU CONG NGHIEP


Khu coâng nghieäp Amata, Ñoàng Nai
Nguoàn: TCMT, 2009


CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP
Từ hiện trạng môi trường KCN, những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác quản lý môi
trường KCN, chương 5 tập trung vào việc đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết các vấn
đề còn tồn tại, bao gồm:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các KCN, từ việc phân cấp và phân công
trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vò
có liên quan;
Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật
về bảo vệ môi trường KCN;
Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các KCN, chú trọng xây dựng và
hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo
môi trường;
Thực hiện quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và BVMT và một
số giải pháp khuyến khích bảo vệ môi trường tại các KCN.
Nhằm triển khai các giải pháp nêu trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý môi
trường từ cấp trung ương đến đòa phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự đồng
thuận của chính các KCN và doanh nghiệp trong KCN.


5.1. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản
lý môi trường các KCN là một công việc rất quan
trọng. Căn cứ trên các yêu cầu và điều kiện thực
tế hiện nay, dưới đây là một số biện pháp chính.
5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ
ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập
trung
Ban quản lý các KCN cần được UBND các
cấp (tỉnh, huyện), Bộ TN&MT và các Bộ, ngành
khác uỷ quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ,
có quyền và chòu trách nhiệm trong việc thực
hiện quản lý môi trường bên trong KCN và triển
khai các quy đònh bảo vệ môi trường liên quan.

Việc uỷ quyền đầy đủ này trước hết thể hiện
ở mặt tổ chức. BQL các KCN cần được tăng
cường tổ chức chuyên trách về bảo vệ môi
trường theo Nghò đònh số 81/2007/NĐ-CP bằng
việc thành lập Phòng Quản lý môi trường thuộc
BQL nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu
quả quản lý nhà nước về môi trường KCN của
BQL các KCN và tạo cơ chế “một cửa” giúp các
doanh nghiệp đầu tư trong KCN thuận lợi hơn
trong việc thực hiện các quy đònh pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Thứ hai, BQL các KCN cần được giao đầy đủ
thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo
vệ môi trường bên trong KCN với vai trò là đơn

vò chủ trì thực hiện:
- Thẩm đònh và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác
nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM

79


Chương 5

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và
các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư
vào KCN;

- Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN
trong phạm vi quyền hạn;

- Kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công
trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự
án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào KCN
trước khi đi vào hoạt động chính thức;

- Thẩm đònh, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường
của các KCN;


- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi
trường của các chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ
sở sản xuất kinh doanh trong KCN theo cam
kết của báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo
vệ môi trường;

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng cần phối hợp
và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ
do BQL các KCN là chủ trì thực hiện.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường KCN đối
với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong KCN;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp trong KCN;
- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến
nghò về môi trường giữa các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trong KCN.
Sở TN&MT, cần thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về môi trường tại đòa phương, chòu
trách nhiệm:

- Phối hợp và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các
nhiệm vụ do BQL các KCN là chủ trì thực
hiện.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu

hạ tầng kỹ thuật KCN chòu trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của
KCN; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ
môi trường KCN, vận hành và đảm bảo hoạt
động của hệ thống xử lý chất thải KCN, tham gia
ứng phó các sự cố môi trường trong KCN...
Triển khai mô hình kinh doanh dòch vụ môi
trường với sự tham gia của các doanh nghiệp
bằng hình thức hợp đồng cung cấp dòch vụ và
nghóa vụ các bên và được rằng buộc bởi những
cơ chế và chế tài cụ thể.
5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo
vệ môi trường KCN
Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện tại
các bộ phận chuyên môn về môi trường của Sở
TN&MT và BQL các KCN. Việc tăng cường này

Thanh tra, kiểm tra đònh kỳ và đột xuất
Nguồn: TCMT, 2009

80

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM


GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng
cường số lượng của đội ngũ cán bộ.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm đònh

thành lập KCN, đặc biệt thẩm đònh các yếu tố
môi trường, cũng như chất lượng công tác thanh
tra, giám sát, đảm bảo thi hành các quy đònh về
bảo vệ môi trường tại các KCN.
5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vò có
liên quan
Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và
đòa phương (giữa Bộ TN&MT, Sở TN&MT và BQL
các KCN) trong việc triển khai các hoạt động bảo
vệ môi trường KCN.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhòp nhàng
giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
gồm: Sở TN&MT, Cảnh sát môi trường, UBND
quận, huyện (có KCN) với BQL các KCN trong
kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp trong KCN;
5.2. RÀ SOÁT, BỔ SUNG CÁC VĂN BẢN VỀ THỂ CHẾ,
CHÍNH SÁCH VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
5.2.1. Rà soát, bổ sung các văn bản, chính
sách, luật pháp về bảo vệ môi trường khu
công nghiệp
Rà soát, điều chỉnh lại các văn bản đã ban
hành liên quan đến việc phân cấp quản lý môi
trường KCN nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo
hướng phân cấp và phân công trách nhiệm rõ
ràng, cụ thể đối với các đơn vò trong hệ thống
quản lý môi trường các KCN. Trong đó đặc biệt
chú ý đến việc:


Chương 5

BQL các KCN của cấp tỉnh; Sở TN&MT thực
hiện tốt chức năng của đơn vò quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, không can thiệp
sâu vào hoạt động bên trong của KCN; Phân
đònh trách nhiệm quản lý nhà nước cụ thể giữa
BQL các KCN và Sở TN&MT;
- Các văn bản cần phân đònh rõ trách nhiệm
của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết
cấu hạ tầng kỹ thuật KCN với các doanh
nghiệp đầu tư trong KCN.
Phát triển các chính sách, văn bản cho phép và
khuyến khích việc xây dựng Quy đònh quản lý môi
trường nội bộ KCN
Việc ban hành Quy chế quản lý môi trường nội
bộ KCN là đặc biệt cần thiết. Quy đònh này sẽ tạo
cơ chế hoạt động riêng theo đặc thù của từng
KCN và xác đònh rõ trách nhiệm và quyền lợi của
các bên tham gia trong KCN. Trong đó, nhiều cơ
chế, ưu đãi và lợi ích của từng KCN sẽ được quy
đònh. Mỗi KCN có thể có những cơ chế riêng,
mang tính nội bộ như thỏa thuận giá xử lý nước
thải (một giá, nhiều giá), nhưng không được trái
các quy đònh pháp luật hiện hành.
Tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho công tác
bảo vệ môi trường KCN
- Xây dựng các chế tài có tính bắt buộc cao đối
các chủ đầu tư trong việc xây dựng các công

trình xử lý chất thải tập trung trong KCN;

- Kiến nghò rà soát, sửa đổi những quy đònh liên
quan trong Luật bảo vệ môi trường về tổ chức
thanh tra môi trường trong các KCN, về phân
cấp quản lý môi trường các KCN, cũng như
một số vấn đề khác có liên quan;
- Các văn bản cần đẩy mạnh việc phân cấp,
giao quyền và trách nhiệm trực tiếp cho các

Hội thảo chuyên đề về môi trường KCN
Nguồn: TCMT, 2009

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM

81


Chương 5

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản liên quan
đến các hướng dẫn kỹ thuật trong hoạt động
bảo vệ môi trường KCN (hướng dẫn xử lý, vận
hành trạm xử lý nước thải tập trung, chế độ tự
quan trắc, báo cáo, các QCVN có liên
quan...);
- Sở TN&MT, BQL các KCN, Sở Công an của
các tỉnh, thành phố sớm ban hành quy chế

phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra việc tuân thủ quy đònh pháp luật về bảo vệ
môi trường KCN;
- Xây dựng các quy đònh cụ thể về an toàn lao
động và bảo vệ môi trường đối với KCN.
5.2.2. Tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ
môi trường khu công nghiệp
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám
sát chất lượng môi trường KCN
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát chất lượng môi trường KCN cần triển khai
đồng bộ các giải pháp:

- BQL các KCN cần tăng cường chất lượng
thẩm đònh báo cáo đánh giá tác động môi
trường, bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi
trường, cũng như tăng cường công tác kiểm
tra sau thẩm đònh báo cáo đánh giá tác động
môi trường, sau khi xác nhận bản cam kết đạt
tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư
trong KCN;
- BQL các KCN chủ trì và phối hợp chặt chẽ với
Sở TN&MT, Sở Công an (Phòng Cảnh sát môi
trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong KCN;
- Cương quyết đình chỉ hoạt động nếu doanh
nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài; truy tố
trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây hậu

quả nghiêm trọng;
- Tăng cường hoạt động giám sát nguồn thải
của các KCN; tăng cường hệ thống các trạm
quan trắc liên tục, tự động tại các nguồn thải.
Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường KCN
Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh
tế trong quản lý môi trường KCN nhằm nâng cao
hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi
phí thấp nhất. Điều này rất quan trọng đối với
Việt Nam trong điều kiện còn thiếu hụt ngân sách
cho công tác bảo vệ môi trường.
Cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh, hướng
dẫn cụ thể đối với các quy đònh trong việc thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn
để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các công cụ
kinh tế còn thiếu như phí bảo vệ môi trường đối
với khí thải, giấy phép ô nhiễm, hệ thống ký quỹ
và hoàn trả...

Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Amata
nguồn: TCMT, 2009

82

Quán triệt và triển khai hiệu quả Nghò đònh số
117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM



GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Chương 5

phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lónh vực bảo
vệ môi trường, đặc biệt trong việc áp dụng các
mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

5.3. ĐẨY MẠNH VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CHÍNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Tạo các nguồn vay ưu đãi (quỹ vay, đối tượng
vay, các hình thức ưu đãi, các cơ chế đặc biệt)
cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trong
KCN.

Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ
thuật KCN cần xây dựng và hoàn thiện các hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Đảm bảo đến
31/12/2010, tất cảc các KCN đang hoạt động
đều phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung
(theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT). Các hạng
mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều
kiện thực tế; xây dựng, lắp đặt đúng thiết kế; duy
trì hoạt động ổn đònh và hiệu quả trong suốt quá
trình hoạt động của KCN.


Ban hành khung giá dòch vụ môi trường làm
cơ sở để áp dụng triển khai thống nhất trên cả
nước, tránh hình thức nâng giá, ép giá doanh
nghiệp và ngược lại.
Đòa phương ban hành các cơ chế phạt đối với
hình thức vi phạm của doanh nghiệp và thưởng
đối với các sáng kiến tuân thủ các quy đònh bảo
vệ môi trường phù hợp với các quy đònh hiện
hành.
Tăng cường công cụ thông tin trong bảo vệ môi
trường KCN
Khẩn trương tổ chức thực hiện việc công bố
thông tin và dân chủ cơ sở liên quan đến bảo vệ
môi trường KCN theo các nội dung được quy đònh
tại Điều 103, Điều 104 và Điều 105 Luật bảo vệ
môi trường.
Tăng cường công tác thông tin; đảm bảo
thông tin, số liệu về môi trường KCN đầy đủ và
cập nhật thường xuyên.
Công khai công tác bảo vệ môi trường của
các KCN, các doanh nghiệp trong KCN, cũng
như các doanh nghiệp không nằm trong KCN
trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo,
đài, trang tin điâện tử), nhằm tạo sức ép đối với
các doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi
trường và động viên, khuyến khích những doanh
nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên
truyền phổ biến luật và quy chuẩn về môi trường,
xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi

trường các KCN.

5.3.1. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý
chất thải tập trung của khu công nghiệp

Thường xuyên giám sát hoạt động của các
công trình kể trên thông qua lượng điện tiêu thụ
(lắp đặt đồng hồ điện có kẹp chì riêng), sổ nhật
ký vận hành, hóa đơn, phiếu xuất nhập hóa chất
phục vụ hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp
đặt thiết bò giám sát tự động lưu lượng nước thải
và một số thông số ô nhiễm chính.
Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ
thuật KCN cần xây dựng các khu vực lưu giữ tạm
thời chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong
KCN theo quy đònh.
5.3.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải
Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước
thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của
hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải
vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Trường hợp KCN chưa có hệ thống xử lý nước
thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài.
Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải
có hệ thống xử lý khí thải đạt QCVN trước khi xả
thải.
KCN phải bố trí đòa điểm lưu giữ tạm thời và
trung chuyển chất thải rắn của KCN.


MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM

83


Chương 5

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Tất cả các doanh nghiệp có phát sinh chất
thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vò
có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý
đúng cách.
5.3.3. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan
trắc và báo cáo môi trường

động và liên tục về các cơ quan quản lý môi
trường quốc gia và đòa phương.
5.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các
mô hình quản lý và công nghệ thân thiện môi
trường

Chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN
thực hiện nghiêm túc việc tự quan trắc theo đúng
cam kết và tuân thủ chế độ báo cáo thường xuyên
cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy đònh.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn
thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi

trường đối với chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và chủ các
dự án đầu tư trong KCN.

Yêu cầu bắt buộc các trạm xử lý nước thải tập
trung của các KCN phải lắp đặt hệ thống quan
trắc tự động giám sát chất lượng nước thải trước
khi thải ra môi trường. Số liệu được truyền tự

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ
tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường của KCN và
doanh nghiệp trong KCN, các mô hình quản lý và
công nghệ thân thiện với môi trường.

Khung 5.1. Công tác bảo vệ môi trường của Công ty Ajinomoto Việt Nam,
KCN Biên Hoà 1, Đồng Nai

Công ty Ajinomoto Việt Nam là một doanh nghiệp có loại hình sản xuất thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường.
Đến nay, Công ty đã có chính sách môi trường khá bài bản, với đònh hướng đạt được sự hài hoà giữa các
hoạt động của công ty với bảo vệ môi trường. Công ty đã xây dựng Nhà máy xử lý nước thải riêng của doanh
nghiệp, tiến hành quan trắc tự động liên tục chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó,
Công ty đã đặt ra các chỉ tiêu và mục tiêu môi trường cho giai đoạn 2008 - 2010 như sau:
MỤC TIÊU
KHÔNG CÓ TAI NẠN
Không có bất kỳ sự
cố môi trường nào

CHỈ TIÊU

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Không có sự cố nào xảy ra trong phạm
vi nhà máy

0

0

0

Không có sự cố nào xảy ra ảnh hưởng
tới bên ngoài phạm vi nh à máy

0

0

0

BOD của nước thải sau xử lý < 10 ppm

< 11 ppm

< 10 ppm

< 10 ppm


< 2.65

< 2.52

< 2.40

> 97%
< 99%
< 1080
mg/nm 3

> 97%
< 99%
< 1080
mg/nm 3

> 98%
< 99%
< 500
mg/nm 3

10% hoặc
hơn

10% hoặc
hơn

10% hoặc
hơn


KHÔNG PHÁT THẢI
Giảm thiểu nước thải

Giảm thiểu chất thải
Giảm lượng ô nhiễm
không khí
Giảm tổng lượng
nước thải đổ r a sông

Giảm 5% lượng nước thải phát sinh so
với năm trước
Tái sử dụng 98% rác thải
Tái sử dụng 99% chất thải sản xuất
Giảm hàm lượng SO 2 trong khói lò hơi
đạt TCVN
Giảm 30% lượng nước sông để làm mát
trên sản phẩm đến năm 2010 so với
2005

Nguồn: Công ty Ajinomoto Việt Nam, 2009

84

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM


GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

5.4. QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI QUY

HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trước hết cần phải bổ sung công tác xây dựng
và thẩm đònh đánh giá môi trường chiến lược đối
với quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến
năm 2015 và đònh hướng đến năm 2020 (theo
quy đònh tại Nghò đònh số 140/2006/NĐ-CP ngày
22/11/2006 của Chính phủ quy đònh việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm đònh, phê
duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát
triển). Quy hoạch phát triển KCN cần gắn với
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ môi trường. Cần xem xét mối quan hệ, tác
động qua lại giữa Quy hoạch phát triển KCN tại
mỗi vùng kinh tế với Quy hoạch phát triển của
các ngành KT-XH khác trong vùng. Quy hoạch
phát triển KCN mỗi vùng phải phù hợp với điều
kiện tài nguyên, đặc điểm KT-XH, xu hướng phát
triển KHCN, triển vọng thò trường thế giới trong
bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh ngày
càng gay gắt.
Chính phủ và chính quyền các đòa phương cần
cân nhắc trong phê duyệt quy hoạch phát triển
KCN, có những điều chỉnh phù hợp đối với những
quy hoạch đã được phê duyệt.
Việc xây dựng các KCN cần phải đồng bộ với
việc xây dựng các khu thương mại, khu đô thò,
đào tạo nghề, dòch vụ theo mô hình tổ hợp liên

hoàn trong đó phát triển KCN là trọng tâm, còn
các khu vệ tinh khác về thương mại, dòch vụ, khu
đô thò mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác
nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền

Chương 5

vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các KCN
tại đòa phương.
Cần khẩn trương nghiên cứu việc chuyển đổi
các KCN hiện nay thành các KCN thân thiện môi
trường, tiến tới xây dưng các KCN sinh thái. Mô
hình KCN sinh thái, không chỉ đáp ứng hạ tầng kỹ
thuật thiết yếu, giảm thiểu nguồn thải, sử dụng
hợp lý tài nguyên và năng lượng, mà chú trọng
hơn công tác bảo vệ môi trường sinh thái, ưu tiên
quy hoạch đất cho các hoạt động nghiên cứu và
phát triển, thu hút các ngành công nghệ cao và
các hoạt động dòch vụ.
5.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH
Quản lý bảo vệ môi trường các KCN cần gắn
với đònh hướng phát triển bền vững, chú trọng
phát triển nhanh nền kinh tế và giải quyết thoả
đáng các vấn đề xã hội của đòa phương.
Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn,
công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công
nghệ xử lý chất thải tại các KCN.
Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hoá nguồn
đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường KCN: vay
vốn ưu đãi nhà nước cho việc xây cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đối với những KCN vừa và nhỏ, đổi mới
công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ sản
xuất sạch hơn, hỗ trợ quan trắc giám sát chất
lượng môi trường...
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào
công tác bảo vệ môi trường các KCN; khuyến
khích xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường;
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng
đồng, công bố và phổ biến thông tin cho cộng
đồng khu vực xung quanh KCN.

MÔ I TRƯỜ N G KHU CÔ N G NGHIỆ P VIỆ T NAM

85


Nguoàn: AÛnh tö lieäu



×