Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC TỪ XA
Đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CHÍNH TẢ
Ở TIỂU HỌC – PHẦN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT LỚP 5
Người thực hiện: ĐOÀN THỊ TÂM
Số báo danh: 93
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS LÊ PHƯƠNG NGA
ĐỒNG NAI 2010
LỜI CẢM ƠN !
Kính thưa các thầy cô!
Tôi không biết dùng lời lẽ nào để bày tỏ sự biết ơn và lòng kính trọng đối
với quí thầy và quí cô trong khoa giáo dục tiểu học Trường đại học Sư phạm
Hà Nội. Qúy thầy quý cô đã không quản khó khăn, vượt đường xa để đem đến
cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quí báu, trang bị cho chúng tôi những
kinh nghiệm bổ ích cho công tác giảng dạy sau này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học sư Phạm Hà
Nội. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quí thầy cô đã tham gia
giảng dạy lớp Cử nhân Tiểu học, đặc biệt là cô GS.TS Lê Phương Nga, giảng
viên Khoa giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đã trực tiếp
giảng dạy, quan tâm tâm, giúp đỡ chúng tôi trong học tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, hiện tượng viết sai chính tả rất phổ biến trong cả nước, đặc biệt
nhất là các tỉnh phía Nam. Bình Dương hiện tượng viết sai chính tả cũng diễn ra
ở các trường phổ thông nhưng nghiêm trọng nhất là học sinh tiểu học.
Chính tả hiểu theo nghiã gốc là “phép viết đúng hoặc lối viết hợp với
chuẩn” cụ thể chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất theo các
từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước


ngoài, nói cách khác chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ; Mục
đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho
người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Chính tả
trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy
tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân. Do đó nó có một vị trí rất
quan trọng. Nó không chỉ quan trọng đối với mỗi cá nhân mà còn quan trong với
cả toàn xã hội với cả một cộng đồng. Việc viết đúng chính tả và thực hành tốt
các kĩ năng viết chữ không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp mà còn thể hiện năng
lực tư duy và trình độ văn hóa của mỗi người. Có lẽ ai đó đều biết rằng việc viết
sai chính tả dù chỉ rất nhỏ nhưng không chỉ ảnh hưởng đến thể hiện ngoại giao
mà còn có thể ảnh hưởng tới rất nhiều mặt khác cho xã hội và đất nước…
Chính tả là phân môn khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp.
Hơn nữa việc dạy chính tả không chỉ liên quan đến các kĩ năng giao tiếp mà ở
một khía cạnh nào đó là vấn đề văn hóa. “Luyện nét chữ - rèn nét người” là vì
vậy.
Thật sự phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả,
phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết trong hoạt động giao tiếp.
Nếu như phân môn Tập viết dạy học sinh biết viết chữ thì chính tả dạy cho các
em cách tổ hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm chất liệu hiện thực hóa
ngôn ngữ.
Nếu như trong chúng ta không biết chữ hoặc không viết đúng chuẩn, con
người tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy.Vì thế
dạy chính tả cho học sinh tiểu học còn giúp cho các em hình thành được năng
lực tư duy. Qua đó có thể cho mọi người thấy rằng Chính tả là môn học có tính
công cụ, có vị trí vô cùng quan trọng trong học tập của học sinh. Chính tả cũng
là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa nói chung.
Phân môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và
thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng
Tiếng Việt văn hóa,Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn chính tả không thể
thiếu trong cơ cấu chương trình môn tiếng việt nói riêng, các môn học ở trường

phổ thông nói chung.
Ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai
đọan tiểu học là giai đọan then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả
cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học chính tả được bố trí thành
một phân môn độc lập thuộc môn tiếng việt có tiết dạy riêng. Trong khi đó ở
trung học cơ sở và phổ thông trung học chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các
tiết thực hành ở phân môn tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một mặt
phân môn độc lập ở tiểu học.
Giống như các phân môn khác trong tiếng việt tính chất nổi bật của phân
môn chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành kĩ năng kĩ xảo
chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành luyện tập. Do đó trong phân môn
này các quy tắc chính tả, các đơn vị mang tính chất lí thuyết không được bố trí
trong tiết dạy riêng mà dạy lồng vào hệ thống bài tập chính tả, nội dung cấu trúc
của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học ( phần chính tả) thể
hiện rất rõ tính chất thực hành nói trên.
Phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững
các qui tắc chính tả và hình thành năng lực thói quen viết đúng chính tả, phân
môn chính tả còn rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận óc
thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng việt và chữ viết của tiếng
việt.
Ngoài ra, các loại chính tả như: chính tả nhớ viết, chính tả tập chép trong
đó, chính tả nghe viết không kém phần quan trọng vì nó kiểm tra năng lực cũng
như hình thành kĩ năng nghe vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức chữ viết của các
từ và cụm từ rồi biết phân tích, so sánh của học sinh với những trường hợp dễ
lẫn do ảnh hưởng cái têu cực của cách phát âm, để từ đó xác định được cách
viết đúng.
Chính tả nghe viết thực chất là chính tả so sánh nhưng đã thay cách gọi
bởi vì so sánh được hiểu là một thao tác hơn là một dạng thức trình bày. Trên
thực tế phần so sánh nhấn mạnh và tập trung nhiều hơn vào các bài tập những
trường hợp chính tả dễ lẫn lộn, nhấn mạnh vào biện pháp so sánh, đối chiếu và

gây ở học sinh một ý thức thường trực và sự phân biệt trong chính tả. Hơn nữa
muốn viết đúng được chính tả thì việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu
nội dung của từ, cụm từ, câu, văn bản.
Vì vậy, môn chính tả nghe viết (so sánh) thực sự là một gánh nặng cho
những người thầy giáo trực tiếp đứng lớp ở tiểu học cần phải gánh lấy.
Đứng trước thực tế đó, là giáo viên dạy lớp 5 tiểu học tôi cần phải chọn đề
tài này để nghiên cứu nhằm giúp tôi sau này có một hướng đi, có một phương
pháp, có một hình thức phù hợp phong phú để giảng dạy tốt hơn.
II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1/ Mục đích:
Trong đề tài khi tiến hành một số nguyên tắc và phương pháp dạy chính tả
Nghe viết (so sánh) tôi đã chú ý các khâu dưới đây:
a/Khâu luyện đọc tiếng khó:
Đây là khâu quan trọng của tiết chính tả nghe viết (so sánh), trước hết
giáo viên cho học sinh đọc đúng âm chữ cần viết
Ví dụ: Thú dữ - giữ trẻ
Để giành tiền – giành độc lập
Trong bài chính tả nghe viết, giáo viên đọc toàn bài nhưng sau đó cần
nhấn mạnh các câu có chữ cần so sánh dễ lẫn lộn (khác với các loại bài chính tả
nghe đọc, các câu có vị trí ngang nhau)
- Cho học sinh phân biệt nghĩa các chữ cần viết:
Ví dụ:
+ Dữ (chó dữ, thú dữ, dữ dội) dữ có nét nghĩa hung bạo
+ Giữ (giữ gìn, giữ trẻ, giữ nhà) giữ có nét nghĩa là chăm sóc, bảo vệ
Để học sinh phân biệt rõ nghĩa của từ, giáo viên có thể cho đặt câu có từ
đó
Ví dụ: Trong rừng có nhiều thú dữ
Nhân dân ta quyết tâm giữ vững nền độc lập vừa mới giành được.
b.Khâu luyện viết chữ khó:
Giáo viên cho các em viết các chữ cần so sánh, khâu này có thể có nhiều

cách: đọc cả bài cho học sinh nghe, sau đó chỉ viết câu có chứa đựng chữ khó,
cũng có thể không viết toàn câu mà lấy ra những từ cần so sánh để viết
Ví dụ:
Giáo viên đọc “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” cho học sinh
nghe nhưng khi viết, học sinh chỉ viết từ “giữ lấy nước”
c/Khâu chữa bài, chấm bài:
Cũng tiến hành như các bài chính tả bình thường (học sinh tự chữa, đổi
bài cho các bạn kiểm tra lại), giáo viên chấm một số bài.
d.Khâu làm bài luyện tập:
Đây là những bài tập làm thêm để củng cố kiến thức, giáo viên có thể cho
các em làm ở lớp và ở nhà. Nếu làm ở nhà giáo viên sẽ chấm trong bước kiểm
tra bài cũ của tiết sau.
2/NHIỆM VỤ:
Như tất cả mỗi người giáo viên chúng ta đều biết rằng phân môn chính tả
ở trường tiểu học được hình thành, tồn tại và phát triển mãi với mục đích là giúp
cho học sinh nắm vững quy tắc chính tả. Hình thành và phát triển ở học sinh các
tri thức kĩ năng năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp
trong các môi trường xung quanh cuộc sống. Thông qua đó còn góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy, khả năng phân tích, so sánh các thông tin văn bản và
thói quen viết đúng chính tả.
-Qua đó củng cố và hoàn thiện các tri thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và
chữ viết tiếng Việt, trang bị cho học sinh công cụ để học tập và giao tiếp xã hội.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen cẩn thận, sạch sẽ,
kiên trì, từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Phân
môn Chính tả nhờ vậy mà rèn cho học sinh óc thẩm mĩ, sự quan sát tinh tế và
hướng đến cái đẹp.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chính tả nghe viết (so sánh) là phân tích, so sánh các hiện tựơng nói và
viết để chọn hình thức viết phù hợp với quy tắc chính tả.Có thể cho học sinh viết

một văn bản có chứa hiện tượng cần so sánh hoặc chỉ viết những cặp yếu tố
được so sánh ( giáo viên đọc cho học sinh nghe, tự so sánh và chọn cách viết).
- Chính tả nghe viết (so sánh) chủ yếu nhằm vào dạng thức viết các âm
tiết hay từ đồng âm hoặc các biến thể ngữ âm. Trong một số phương ngữ sự lựa
chọn được chấp nhận ở các trường hợp này là cách viết chuẩn thống nhất theo
hướng khu biệt nghĩa.
- Trong quá trình dạy chính tả nghe viết ( so sánh) (và các kiểu bài chính
tả nói chúng) ta có thể cố gắng phát âm chúng làm mẫu, khi phân tích các biến
thể ngữ âm trong các phương ngữ vào cách viết, không có nghĩa là cưỡng bức
học sinh thay đổi phát âm phương ngữ để khắc phục lỗi chính tả hoặc bảo lưu
những đặc trưng ngữ âm. Riêng biệt, với cách viết thể hiện các đặc trưng đó như
một thứ chính tả khu vực ( nghiên cứu phương pháp dạy học của GS.TS Lê
Phương Nga và Nguyễn Trí); tài liệu tham khảo và phương pháp dạy học tiếng
việt ở tiểu học I Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh khoa Giáo
Dục tiểu học; Nghiên cứu bài giảng trên lớp GS.TS Lê Phương Nga; từ điển
chính tả - từ điển tiếng việt, dạy học chính tả ở tiểu học – Hoàng Văn Thung và
Đỗ Xuân Thảo. Sách Tiếng việt. lớp5/1, sách giáo viên lớp 5/1 của tiểu học.
2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua những năm công tác đứng trước bục giảng tôi nhận thấy giữa lí
thuyết nhà trường và thực tế giảng dạy, để đạt được kết quả cao cần đặt ra yêu
cầu tìm hiểu và nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm nhất là môn chính tả nghe viết
(so sánh).
* Trường tiểu học Phú Hòa I nằm trên địa bàn phường Phú Hòa thị xã
Thủ Dầu I, tỉnh Bình Dương, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của tỉnh. Có
nhiều phụ huynh là cán bộ công chức, tiểu thương và một số thành phần khác.
Các em học sinh rất ngoan, chăm chỉ có có gắng phấn đấu, lễ phép, kính trọng
thấy cô, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp nội quy của nhà trường. Còn
đối với giáo viên sọan giảng đầy đủ, đến lớp đúng giờ thường xuyên nghiên cứu
thêm tài liệu, và học hỏi thêm kinh nghiệm giảng của các thầy cô đi trước. Hơn
nữa chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi với nhau để cải tiến phương pháp

giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em.
Bên cạnh những thuận lợi thì trường còn có một số khó khăn:
- Thiết bị dùng cho việc dạy và học còn thiếu.
- Trang bị kĩ thuật chưa hiện đại.
- Diện tích sân chơi chưa phù hợp.
- Địa bàn trường thuộc khu dân cư đông đúc nên hàng năm số dân tham gia
tạm trú ngày càng đông, thuyên chuyển liên tục nên khó khăn cho việc quản
lý và giảng dạy. Nhìn chung các em đến trường “ trăm sự nhờ giáo viên”
nên việc học và viết chính tả của các em còn sai lỗi rất nhiều mà ở tiểu học
việc dạy đọc thông viết thạo là một trong những mục tiêu quan trọng trong
quá trình học môn tiếng việt. Nhưng bản thân các em lại xem nhẹ môn học
này.
Cứ vào đầu mỗi năm học thực tế các bài chính tả của các em viết sai rất
nhiều lỗi. Cụ thể như năm 2009 phần lớn các em đạt điểm 1, điểm 2, điểm 3,
thậm chí có em không đạt điểm nào.
Theo thống kê kiểm tra chất lượng đầu năm về môn chính tả so sánh, lớp
tôi đạt kết quả như sau:
Điểm
Sĩ số
9 – 10 8 - 7 6 – 5 4 – 3 2 – 1 0
36
2 4 11 9 7 3
Trước thực trạng học sinh đầu năm học như vậy là vấn đề nan giải buộc
tôi phải giải quyết. Để bắt tay vào việc không phải là đơn giản vì trong giao tiếp
các em thường sử dụng theo tiếng địa phương.
Từ đó tôi suy nghĩ, đi vào tìm hiểu và biết nguyên nhân dẫn đến các em
sai nhiều lỗi chính tả là do:
Các em phát âm sai.
+ Soi đọc là xoi viết là xoi.
+ Tre đọc che là nên viết là che.

+ Chính đọc là chánh nên viết là chánh
- Không phân biệt được nghĩa của từ ví dụ.
Ví dụ: Tiếng “giục” không hiểu nghĩa là giục, thúc giục phải viết âm đầu
là “gi” nên viết dục theo nghĩa thể dục.
“Xe đỗ” không hiểu nghĩa là xe dừng lại, phải viết dấu ngã nên viết theo
nghĩa đổ “đổ rác” là dấu hỏi. Vẽ tranh viết là vẻ tranh vv… Một số lỗi thường
mắc là:
+ Chưa nắm vững một số phần hoặc âm đầu nên viết đảo âm trong vần
hoặc thiếu âm trong vần. Ví dụ:
Khỏe viết là khẻo
Qủa xoài viết là quả xài
Nghe viết thành nghe
Tỏa hương viết là tỏ hương
Chuối viết là chúi
+ Do phát âm sai theo hướng địa phương
Ví dụ:
Con trâu đọc là con châu nên viết là con châu
Trắc trở đọc là chắc chở nên viết là chắc chở.
Rượu đọc là diệu nên viết là diệu.
+ Riêng đối với những em có quê là miền Bắc thường phát âm sai, âm n dọc là
l và ngược lại.
Ví dụ:
Nô nức đọc là lô lức nên viết là lô lức.
Không nên đọc là không lên nên viết là không không lên.
Đi làm đọc là đi nàm nên viết là đi nàm.
Lề giấy đọc là nề giấy nên viết là nề giấy.
+/ Bên cạnh đó còn có một số vùng khác các em còn đọc sai thanh, thanh
hỏi thì các em đọc thành thanh ngã và ngược lại.
Ví dụ:
Mì quảng thì đọc là mì quãng nên viết là mì quãng.

Chở thì đọc là chỡ nên viết là chỡ…
Do thói quen không cẩn thận khi viết các em viết thừa nét hoặc thiếu nét
Ví dụ:
Ngay ngắn viết là ngay ngắm
Chúm chím viết chún chím
Niềm vui viết là niền vui.
Từng chùm viết là từng chùn.
Khi tìm và biết được nguyên nhân đã là khó khăn nhưng làm thế nào để
khắc phục những nguyên nhân trên, đối với bản thân tôi càng khó khăn hơn
nhiều. Tôi đã trao đổi và đưa ra một số nguyên nhân nhờ những giáo viên dạy
lâu năm, có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn khắc phục, đồng thời tự nghiên cứu
và tìm ra nhiều biện pháp khắc phục áp dụng cho từng đối tượng học sinh sai lỗi
chính tả. Ngay từ đầu năm học, tôi đã áp dụng phương pháp này và tôi đã thu
được kết quả tốt nhờ vào sự kiên trì nhẫn nại và lòng yêu trẻ của mình.
B. PHÂN NỘI DUNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
1. RÈN PHÁT ÂM ĐÚNG
Khâu này người giáo viên không những đọc tốt phát âm đúng, chuẩn mà
còn kết hợp giọng đọc với sự thể hiện trên gương mặt. Giáo viên phải kiểm tra
phần phát âm, nghe từng đối tượng học sinh phát âm ghi vào sổ:
………………. (tr, r, s)
………………… (gi, d,v)
……………….. (kh, th, ch)
………………… (l, n) là các em chuyển từ miền Bắc mới vào.
Trong các giờ tập đọc, tôi thường xuyên gọi các em đọc và sửa sai những
từ mà các em thường phát âm không đúng. Những tháng đầu năm học, mỗi ngày
tôi và các em vào lớp sớm 15 phút rèn phát âm cho các em thật chuẩn, kèm cặp
uốn nắn những em phát âm sai. Cô giáo học sinh phối hợp, các em đọc, cô nghe,
cô đọc các em viết.
Ví dụ:

- Học sinh đọc cái giỏ - cô đọc ngọn gió, các em viết bảng con ngọn gió.
- Học sinh đọc khe khẽ - cô đọc khúc khích các em viết bảng con khúc
khích.
Nếu học sinh đọc sai cô giáo gọi các em phát âm lại và tự sửa. Ngoài ra,
tôi còn chọn một số đoạn văn có những âm vần, các em hay sai nằm trong
những bài tập đọc đã học chừa chỗ trống, những âm vần hay sai để các em điền
trên bảng lớp dưới hình thức thi đua và trên vở (về nhà).
Ví dụ:
Trong bài Việt Nam “Non cao …ó …ựng …ông đầy nắng chang ….
...um ...uê ...oài biếc cam ...àng”
Tôi luôn theo dõi và động viên các em dù tiến bộ rất ít. Nếu em nào nghe
đúng, đọc đúng và điền đúng tôi đều khen ngợi động viên.Từ đó các em tỏ ra
thích học môn chính tả hơn và có những bước tiến bộ theo từmg ngày về cách
phát âm. Không những các em được rèn luyện ở lớp, tôi còn trao đổi phối hợp
với phụ huynh học sinh để nắm tình hình học tập của các em về môn này và
hướng dẫn cách thực hiện ở nhà tương tự như hình thức ở lớp.
Những bài các em học ở nhà được tôi kiểm tra vào đầu buổi học và ghi
điểm động viên, tạo cho các em nhiều hứng thú trong học tập. Từ tuần thứ 2 trở
đi, các em quen dần và viết đúng hơn.
II. GIÚP CÁC EM PHÂN BIỆT VÀ HIỂU NGHĨA CỦA TỪ
Muốn cung cấp nghĩa của từ cho học sinh thì vốn hiểu của giáo viên về từ
ngữ cần phải phong phú. Tôi thường xuyên tìm hiểu thêm từ điển tiếng Việt để
trang bị cho mình thêm những vốn hiểu biết về từ.
Qua những bài chính tả nghe viết (so sánh) tôi chọn những từ ngữ thích
hợp cho từng đối tượng học sinh hay nhầm lẫn và viết sai trên lớp để đi sâu
hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từ và viết đúng chính tả, bằng các hình thức
khác nhau.
Ở lớp tôi chủ nhiệm, các em hay sai những từ có âm s/x, ch/tr, gi/r/d, l/n
c/k, ng/ngh, c/t… Ngoài những phương pháp chung của phương pháp chính tả
nghe viết tôi còn sử dụng một số phương pháp riêng để nâng cao chất lượng học

tập cho từng đối tượng học sinh trên. Trước khi học bài chính tả nghe viết (so
sánh), tôi cho các em chép bài chính tả vào vở bài tập ở nhà và gạch dưới những
chữ có âm mà mình hay lẫn lộn và viết lại mỗi chữ một dòng. Đối với những bài
chính tả chọn ngoài tôi cũng cho các em viết vào vở rèn chữ chính tả nhưng

×